Khóa luận Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn 2006-2010

MỤCLỤC

DANHMỤC CÁC BIỂUĐỒ. v

DANHMỤC CÁC HÌNH. v

DANHMỤC CÁC BẢNG. vi

Chương 1. MỞĐẦU. 1

1.1. Lý do chọn đềtài. 1

1.2. Mụctiêu . 1

1.3. Phạmvinghiên cứu. 1

1.4. Phương pháp vànộidung nghiên cứu. 1

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu. 1

1.4.2. Nộidung nghiên cứu. 2

Chương 2. CƠSỞLÝTHUYẾT. 3

2.1. Kháiniệmchiến lượcvàquản trịchiến lược. 3

2.2. Quátrình xây dựng chiến lược. 3

2.3. Giaiđoạn hình thành chiến lược:Phân tích cácảnh hưởng củamôitrường đến

hoạtđộng củadoanh nghiệp đểxácđịnh cơhộivàđedọa;nhận diện những điểm

mạnh vàđiểmyếu:. 4

2.3.1. Môitrường nộibộ:tìmnhững điểmmạnh vàđiểmyếu củacông ty. 4

2.3.2. Môitrường tácnghiệp:. 5

2.3.3. Phân tích môitrường vĩmô tìmnhững cơhộivàđedọacủadoanh nghiệp. 5

2.4. Giaiđoạn nhập vào:gồmcácmatrận tómtắtnhững thông tin cơbản. 6

2.4.1. Matrận đánh giánộibộ ( IFE). 6

2.4.2. Matrận đánh giácácyếu tố bên ngoài(EFE). 7

2.4.3. Matrận hình ảnh cạnh tranh. 7

2.5. Giaiđoạn kếthợp gồm:. 8

2.5.1. Matrận SWOT(S:strengths:điểmmạnh, W:weaknesses:điểmyếu, O:

opportunities:cơhội, T:threatens:đedọa). 8

2.5.2. Matrận chiến lượcchính. 9

2.6. Giaiđoạn quyếtđịnh gồmcáccông cụ lựachọn chiến lược. 9

2.7. Giaiđoạn thựcthichiến lược. 10

2.8. Đánh giáchiến lược. 10

Chương 3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY AFIEX VÀ XÍ NGHIỆP XUẤT

KHẨULƯƠNGTHỰC AFIEX. 11

3.1. Quátrình hình thành vàpháttriển củaxínghiệp xuấtkhẩu lương thựcAFIEX.11

3.2. Cácthông tin chung . 11

3.3. Giớithiệu vềhoạtđộng vàkếtquảhoạtđộng thờigian quacủađơn vịchủ quản

xínghiệp xuấtkhẩu lương thựcAFIEX. 12

3.3.1. Giớithiệu vềhoạtđộng củacông ty AFIEX. 12

3.3.2. Kếtquảhoạtđộng thờigian quacủacông ty AFIEX.12

3.4 . Giớithiệu xínghiệp xuấtkhẩu lương thựcAFIEX. 13

Chương 4. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP XUẤT

KHẨULƯƠNGTHỰC AFIEX. 15

4.1. Phân tích cácyếu tố nộibộ. 15

4.1.1. Quản trị. 15

Kếhoạch . 15

4.1.2. Nhân sự. 16

Nhận xét:Số nhân viên chưaquađào tạo cao chiếmgần 50% tổng số nhân viên

củaxínghiệp, đây làlựclượng sản xuấttrựctiếp trong nhàmáy củaxínghiệp.

Nhân viên có trình độ đạihọcvàcao đẳng chủ yếu làcán bộ quản lý vànhân viên

văn phòng. Vớiđộingũ nhân sự hiện nay chỉđáp ứng đượcnhu cầu hoạtđộng hiện

nay. 17

So vớicáccông ty trong ngành thìsố lượng nhân viên trong xínghiệp củacông ty

thấp hơn số lượng nhân viên củacáccông ty kháchoạtđộng trong lĩnh vựckinh

doanh gạo. Trình độ nhân viên củacông ty cũng thấp hơn so vớicáccông ty khác.

Công ty AFIEXkhông có chính sách thu hútnhân tàinhư công ty ANGIMEXvà

Du Lịch An Giang. Do đó nhân sự củacông ty yếu hơn cáccông ty trong ngành. 17

4.1.3. Marketing.17

4.1.3.1. Sản phẩm. 18

4.1.3.2. Giácả. 18

4.1.3.3. Phân phối. 18

4.1.3.4. Chiêu thị. 19

4.1.4. Tàichính - kếtoán. 20

ĐVT. 20

4.1.5. Sản xuất– tácnghiệp - quản trịchấtlượng. 21

4.1.6. Nghiên cứu vàpháttriển.21

4.1.7. Hệthống thông tin. 21

4.2. Phân tích ảnh hưởng củamôitrường tácnghiệp đến hoạtđộng củacông ty

AFIEX . 22

4.2.1. Khách hàng. 22

4.2.2. Đốithủ cạnh tranh hiện tại. 23

Cácđơn vịtrong hiệp hộilương thựcViệtNam . 26

4.2.3. Đốithủ cạnh tranh tiềmẩn:Đốithủ cạnh tranh tiềmẩn sẽxuấthiện có thể

do:. 31

4.2.4. Cácmặthàng thay thế. 32

4.2.5. Nhàcung cấp. 32

4.3. Phân tích ảnh hưởng củamôitrường vĩmô. 33

4.3.1. Ảnh hưởng kinh tế. 33

4.3.2. Ảnh hưởng xãhộivàvăn hóa. 35

4.3.3. Ảnh hưởng nhân khẩu.35

4.3.4. Ảnh hưởng địalý vàđiều kiện tự nhiên. 36

4.3.5. Ảnh hưởng củathểchế( luậtpháp, chính phủ, chính trịvàhiệp hội).36

4.3.6. Ảnh hưởng củakhoahọc- công nghệ. 37

Chương 5. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO XÍ NGHIỆP XUẤT

KHẨULƯƠNGTHỰC CỦACÔNGTYAFIEXGIAI ĐOẠN2006 – 2010. 39

  . 39

5.1. Xây dựng cácmụctiêu chiến lược. 39

5.1.1 Căn cứ xây dựng mụctiêu. 39

5.1.2 Mụctiêu củaAFIEXđến năm2010. 40

5.2. Xây dựng cácphương án chiến lược. 40

5.2.1 Matrận SWOT. 40

5.2.2. Matrận chiến lượcchính. 42

5.2.3. Phân tích matrận SWOT. 43

5.3. Lựachọn chiến lược. 45

Chương 6. CÁC GIẢI PHÁPCỤTHỂĐỂTHỰC HIỆNCÁC CHIẾNLƯỢC. 51

iv

6.1. Giảipháp vềquản trị. 51

6.2. Giảipháp vềmarketing.51

6.2.1. Giảipháp vềsản phẩm.51

6.2.2. Giảipháp vềgiá. 52

6.2.3. Giảipháp vềphân phối. 52

6.2.4. Giảipháp vềchiêu thị. 53

6.3. Giảipháp vềsản xuất– tácnghiệp – quản lý chấtlượng. 54

6.3.1. Giảipháp vềnguyên liệu. 54

6.3.2. Giảipháp vềsản xuất– thiếtbị. 55

6.3.3. Giảipháp vềquản lý chấtlượng. 55

6.4. Giảipháp vềnghiên cứu pháttriển. 55

6.5. Giảipháp vềtàichính - kếtoán. 55

6.6. Giảipháp vềnhân sự. 56

6.7. Giảipháp vềhệthống thông tin.56

Chương 7. KẾTLUẬN- KIẾNNGHỊ. 57

  . 57

7.1. Kếtluận.57

7.2. Kiến nghị. 57

PHỤLỤC. 59

TÀI LIỆUTHAMKHẢO. 62

pdf74 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành là khá tốt. Các tỷ số doanh lợi: do đặc điểm của ngành các công ty hầu như dựa nhiều vào nguồn vốn tài trợ nên nhìn chung các tỷ số doanh lợi là khá cao và tăng dần qua các năm cho thấy các công ty đang hoạt động khá phát triển. Tỷ số doanh lợi của AFIEX tăng nhanh hơn các công ty trong ngành. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty ta thấy rằng công ty có khả năng huy động vốn thấp hơn các công ty khác trong cùng ngành, trong đó công ty Du Lịch An Giang là có khả năng huy động vốn tốt nhất thông qua các cổ đông. Nhưng công ty AFIEX có các tỷ số hoạt động và doanh lợi hiệu quả hơn các công ty trong ngành. 4.1.5. Sản xuất – tác nghiệp - quản trị chất lượng Quy trình sản xuất của xí nghiệp khá hoàn chỉnh; lúa được xay xát, lau bóng và đóng gói theo quy cách. Tuy nhiên công ty không tham gia vào quá trình trồng lúa nguyên liệu và thu mua lúa qua trung gian. Lựa chọn công nghệ: Quy trình dây chuyền thiết bị lau bóng gạo, công suất chế biến 250.000 tấn/năm. Hoạch định công suất: dựa trên dự báo thường xuyên về tổng nhu cầu sản phẩm của thị trường. Bố trí mặt bằng: mặt bằng được bố trí hợp lý dựa vào quy trình chế biến gạo. Quản lý nguyên liệu: Các nhà kho được bố trí gần các nguồn nguyên liệu, hầu hết đều đặt ở vị trí thuận lợi về giao thông dễ dàng vận chuyển nguyên vật liệu đến kho chế biến. Tuy nhiên do mua của nhiều nhà trung gian khác nhau nên nguyên liệu lúa không đồng đều và khó kiểm soát. Quản trị chất lượng: Xí nghiệp đang áp dụng việc điều hành sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 để có thể được tổ chức này cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO. 4.1.6. Nghiên cứu và phát triển Công tác nghiên cứu và phát triển của công ty tập trung nhiều vào sản phẩm chế biến thủy sản và thức ăn chăn nuôi, đối với gạo thì đi sâu vào lãnh vực bảo quản và công nghệ, thiết bị chế biến, chưa nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Đến nay chưa có sản phẩm mới nào được nghiên cứu và công ty chưa nghiên cứu nhu cầu của khách hàng ở từng vùng để sản xuất ra sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên đây cũng là điểm yếu chung của các công ty trong ngành. 4.1.7. Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin luôn được cập nhật hóa thường xuyên, mỗi đơn vị trực thuộc đều thành lập bộ phận hoặc cử nhân viên chuyên trách thực hiện công việc này. Khi đưa ra các quyết định quan trọng ban giám đốc đều tham khảo thông tin được cung cấp. Hệ thống thông tin của AFIEX so với các công ty khác mạnh hơn do công ty có các hoạt động nghiệp vụ của văn phòng công ty luôn cập nhật thông tin về thị trường, khách GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM Trang 21 Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn 2006-2010 hàng, đối thủ cạnh tranh để tham mưu cho lãnh đạo trong điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh. Qua phân tích tình hình nội bộ của công ty tác giả tổng hợp các điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong bảng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ như sau: Bảng 4.5 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ( IFE ) của công ty AFIEX STT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Có khả năng huy động vốn tốt 0,11 3 0,33 2 Thị trường nội địa tiềm năng nhưng lượng bán của công ty còn ít 0,09 2 0,18 3 Hoạt động marketing yếu 0,10 1 0,10 4 Trình độ nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập 0,08 2 0,16 5 Công ty có khả năng cạnh tranh về giá cao 0,08 3 0,24 6 Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới kém 0,05 2 0,10 7 Công suất chế biến lớn 0,07 4 0,28 8 Hệ thống kho chứa lớn 0,04 4 0,16 9 Bị động về nguyên liệu 0,08 2 0,16 10 Hệ thống thông tin khá tốt 0,07 4 0,28 11 Hệ thống quản lý tốt 0,08 3 0,24 12 Khách hàng xuất khẩu chiếm ưu thế 0,07 2 0,14 13 Thương hiệu còn yếu 0,08 2 0,16 Tổng cộng 1 2,53 Nhận xét: Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,53 cho thấy môi trường nội bộ của công ty ở mức trung bình với những điểm mạnh quan trọng như có khả năng huy động vốn tốt, công suất chế biến lớn và hệ thống kho chứa nhiều, giá của sản phẩm có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra để tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường công ty cần khắc phục những điểm yếu là khâu tiếp thị, bị động về nguồn nguyên liệu. Sau khi công ty được cổ phần các hoạt động marketing sẽ được công ty quan tâm nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh. 4.2. Phân tích ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp đến hoạt động của công ty AFIEX 4.2.1. Khách hàng  Thị trường xuất khẩu: thị trường chính của công ty ở Châu Á, Châu Phi, Châu Âu (xem biểu đồ 4.1 và biểu đồ 4.2, trang 18) GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM Trang 22 Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn 2006-2010  Thị trường Châu Á: Bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó thị trường Ấn Độ không còn nhập khẩu gạo của công ty sau năm 2001. Thị trường Philippines sau khi ngừng nhập khẩu gạo của công ty trong vài năm thì đến năm 2004 đã nhập khẩu trở lại và hiện đang là thị trường chính của công ty. Thị trường Ấn Độ hiện nay không còn nhập khẩu do những vụ mùa bội thu của Ấn Độ đã giúp nước này trở thành nước xuất khẩu gạo mạnh của thế giới. Vụ mùa bội thu tại các quốc gia nhập khẩu chính nhất là Indonesia, Bangladesh, Philippines và Malaysia là nguyên nhân chính của việc giảm nhập khẩu ở Châu Á. Dự báo Philippines là nhà nhập khẩu trong tương lai gần do sản lượng trong nước có tăng cao nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Việc công ty AFIEX ký kết được hợp đồng xuất khẩu sang Philippines là một điều kiện thuận lợi để khai thác thị trường nước này. Vì đây là một nước đông dân xếp hàng thứ 10 thế giới vào năm 2005 với dân số là 86,241,697.  Thị trường Châu Âu: Bao gồm Ba Lan, Nga, Ukraine. Đây là những thị trường khó tính đa số khách hàng của thị trường này không còn nữa. Vì họ mua với số lượng nhỏ và không đều đặn.  Thị trường Châu Phi: Đây cũng là một thị trường lớn của công ty, vì đa số gạo xuất khẩu của công ty giá trung bình nên thị trường này dễ dàng chấp nhận. Những khách hàng này họ có những điểm chung: Gạo cùng loại thường không có khác biệt nhiều về chất lượng nên giá mua được họ căn cứ theo giá thị trường. Họ thường hay ép giá các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để được mức giá thấp do đa số các doanh nghiệp đều phụ thuộc vào hợp đồng để vay vốn. Những khách hàng hiện nay của công ty thường mua với số lượng lớn, sẽ ảnh hưởng lớn đến công ty khi sản lượng mua của họ thấp lại. Qua phân tích ta thấy thị trường trọng tâm của công ty là thị trường Philippines và Châu Phi. Bên cạnh đó thì thị trường trước đây của công ty đã mất họ cũng có nhiều tiềm năng như thị trường Châu Đại Dương và thị trường Châu Âu, công ty nên xem xét và thâm nhập trở lại những thị trường này.  Thị trường nội địa Khách hàng chính của công ty là một số siêu thị lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, và một số ít doanh nghiệp nhỏ mua lại để xuất khẩu. Thị trường nội địa mua với số lượng ít, nhưng hiện nay sản lượng của nó đang tăng dần hàng năm. Thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng nhưng công ty ít đầu tư vào nó vì các sản phẩm của công ty sẽ khó cạnh tranh hơn các doanh nghiệp tư nhân, và chi phí để quảng cáo cho thị trường này lớn trong khi AFIEX là một doanh nghiệp Nhà Nước. 4.2.2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại  Xác định phạm vi ngành Ngành được xác định bao gồm các công ty sản xuất kinh doanh và xuất khẩu gạo, không bao gồm các công ty chế phẩm từ gạo. Theo thống kê của hiệp hội lương thực Việt Nam thì hiện nay có trên 98 doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gạo trong nước.  Tình hình phát triển ngành gạo GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM Trang 23 Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn 2006-2010 Gạo là lương thực chủ yếu ở Châu Á và được gần một nửa dân số thế giới dùng phổ biến. Châu Á là nơi trồng lúa nhiều nhất trên thế giới và gạo là một thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Theo kết quả hiệp hội lương thực Việt Nam thì trong năm 2005 cả nước đã xuất khẩu khoảng 5,204 triệu tấn tăng khoảng 28,13% so với cùng kỳ năm trước. Đây là năm thứ tư liên tiếp giảm lượng cung cấp gạo toàn cầu, dự đoán những năm tiếp theo nhu cầu gạo của toàn cầu vẫn tăng trong khi lượng cung giảm do hạn chế lượng gạo xuất khẩu của các quốc gia, vì thế giá gạo xuất khẩu sẽ tăng trong những năm tới. Hình 4-3: Sản lượng và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam4 Qua hình ta thấy sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng hàng năm và năm 2005 đã đạt kỷ lục 5,204 triệu tấn sau 17 năm kể từ khi Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo. Qua biểu đồ ta thấy giá gạo xuất khẩu đang có xu hướng tăng, nên kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng dần hàng năm. Thị trường trong nước cũng có nhiều tiềm năng nhưng còn chưa khai thác hết. Dân ở các thành phố lớn hiện nay họ hay mua những sản phẩm thiết yếu ở các siêu thị lớn nên gạo chất lượng cao được đóng gói sẽ được người dân chấp nhận nhiều hơn khi thu nhập của họ càng tăng. Vì vậy gạo cao cấp được đóng túi với số lượng nhỏ dự kiến sẽ được người tiêu dùng chấp nhận nhiều hơn trong những năm tới.  Một số đối thủ cạnh tranh ngoài nước: Thái Lan: Thái Lan hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, và giá gạo xuất khẩu của Thái Lan luôn ở mức cao, hiện nay Thái Lan chiếm khoảng 26% - 27% tổng số xuất khẩu thế giới. Tổng diện tích 514.000 km2, trong đó 38% đất nông nghiệp và 20% là rừng, có khí hậu cận nhiệt đới là điều kiện thuận lợi cho phát triển cây lúa. Hơn 20% tổng sản lượng gạo của Thái Lan là gạo jasmine chủ yếu được trồng ở vùng Đông Bắc. Với những vùng trồng lúa được quy hoạch cụ thể và công nghệ chế biến gạo hiện đại đã giúp cho Thái Lan giữ vững vị trí trên thị trường gạo chất lượng cao. 4 Nguồn: GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM Trang 24 Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn 2006-2010 Sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan dự kiến sẽ tăng trong những năm tiếp theo do nguồn cung hạn chế ở cả Việt Nam và Ấn Độ . Gạo xuất khẩu của Thái Lan chủ yếu là gạo hạt dài bao gồm gạo đồ, 100% tấm và gạo jasmine. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan là Mỹ, Hongkong, Singapore, Senegal và Trung Quốc. Thái Lan cạnh tranh với Việt Nam trong thị trường gạo hạt dài chất lượng trung bình, chủ yếu ở Đông Nam Á, Trung Đông và một phần Sub-Sahara Châu Phi.  Mỹ: Bên cạnh nền công nghiệp phát triển của Mỹ, nền nông nghiệp cũng phát triển nhất là lĩnh vực xuất khẩu gạo. Xuất khẩu năm 2005 của Mỹ đạt kỷ lục lên đến 3,8 triệu tấn do bán số lượng lớn cho Iraq. Giá xuất khẩu gạo của Mỹ không chênh lệch lớn với các nhà cạnh tranh ở Châu Á cho cùng loại gạo nên dự đoán xuất khẩu gạo của Mỹ sẽ tăng trong những năm tiếp theo. Gạo hạt dài ở Miền Nam gần như chiếm 75% đến 80% xuất khẩu của Mỹ, Mỹ cũng xuất khẩu loại gạo hạt ngắn và trung bình. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Mỹ là những thị trường khó tính và sử dụng gạo chất lượng cao như: Mexico, Trung Mỹ, Caribbean, EU-25, Tây Phi, Ảrập Saudi, Canada, Braxin, Nhật Bản , Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, một số nước ở Châu Đại Dương…  Ấn Độ: Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùng đồng bằng Ấn Hằng được bao bọc bởi ba hệ thống sông rất thuận lợi cho phát triển cây lúa, nên Ấn Độ có nguồn nguyên liệu dồi dào. Ấn Độ xuất khẩu gạo basmati giá cao cho các nước có thu nhập cao, gạo đồ chất lượng cao cho các nước có thu nhập trung bình, và gạo hạt dài không thơm cho các nước đang phát triển. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Ấn Độ là Trung Đông, EU-25, Mỹ, Sub-Sahara Châu phi, Nam Á, Nigeria.  Pakistan: Pakistan là quốc gia Châu Á duy nhất mà gạo không phải là lương thực thiết yếu, cho phép Pakistan xuất khẩu hơn 40% sản lượng hàng năm. Gạo basmati chiếm khoảng 1/3 sản lượng xuất khẩu gạo của Pakistan. Giá gạo basmati của Pakistan có giá thấp hơn gạo basmati của Ấn Độ. Thị trường xuất khẩu dẫn đầu của Pakistan là Đông Phi, Afghanistan, Bangladesh, Indonesia, Trung Đông, EU-25. Pakistan là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam, Trung Quốc, Nam Á chủ yếu ở thị trường Đông Phi với gạo trung bình và gạo hạt dài chất lượng thấp. Tóm lại qua phân tích một số nước xuất khẩu mạnh trên thế giới ta nhận thấy hiện nay gạo xuất khẩu của các nước đã dần chuyển sang kinh doanh gạo chất lượng cao. Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường thế giới của Việt Nam là những doanh nghiệp đến từ Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ và Pakistan. Các doanh nghiệp Việt Nam để đứng vững trên thị trường thế giới cần phải phát triển theo quy luật chung của nó là phải chú trọng đến chất lượng gạo nhiều hơn.  Một số đối thủ trong nước: GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM Trang 25 Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn 2006-2010 Theo số liệu thống kê của hiệp hội lương thực Việt Nam trong nước có 98 đơn vị tham gia xuất khẩu trực tiếp, trong đó trong hiệp hội là 43 đơn vị, hầu hết các đơn vị ngoài hiệp hội xuất khẩu số lượng nhỏ từ 1000 tấn trở xuống. Có 14 doanh nghiệp đã có sản lượng xuất khẩu dẫn đầu cả nước trên 100.000 tấn/ năm như sau: Bảng 4.6: Kết quả xuất khẩu gạo năm 20055 Đơn vị tính: tấn STT ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG Tỷ trọng (%) Các đơn vị trong hiệp hội lương thực Việt Nam 5.122.829,09 98,42 1 Lương thực Miền Nam 1.567.677,30 30,12 2 Lương thực Miền Bắc 682.809,00 13,12 3 LTTP Vĩnh Long 403.428,68 7,75 4 XNK An Giang 297.429,92 5,71 5 CP TNTH & CBLT Thốt Nốt 274.703,96 5,28 6 LT Tiền Giang 222.105,73 4,27 7 LT Long An 175.000,72 3,36 8 XNK NSTP An Giang 174.998,35 3,36 9 XNK LT-VTNN Đồng Tháp 167.692,55 3,22 10 TM Kiên Giang 163.762,89 3,15 11 Nông lâm sản Kiên Giang 134.114,78 2,58 12 XNK Kiên Giang 132.191,44 2,54 13 TN XNK TH Đồng Tháp 121.816,70 2,34 14 Du Lịch An Giang 120.059,12 2,31 29 đơn vị khác trong hiệp hội 485.037,95 9,32 Các doanh nghiệp ngoài hiệp hội 82.129,83 1,58 5.204.958,92 100,00 Qua bảng kết quả xuất khẩu gạo năm 2005 ta có thể nhận thấy hai công ty lớn đang dẫn đầu ngành là Tổng công ty lương thực Miền Nam và Tổng công ty lương thực Miền Bắc. Hai công ty hiện đang nắm giữ khoảng hơn 45% sản lượng xuất khẩu gạo cả nước, và hai công ty sẽ hợp lại thành một trong tương lai. Việc sáp nhập hai công ty thành tổng công ty sẽ giúp cho tổng công ty lương thực có thể quyết định được giá gạo xuất khẩu trên thị trường, tránh trường hợp khách hàng mua nhiều giá.  Đối thủ cạnh tranh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước, nơi đây có rất nhiều công ty xuất khẩu gạo khá mạnh, tuy nhiên do giới hạn về thời gian và khả năng nên chỉ phân tích công ty lương thực Tiền Giang. Do đây là một công ty mạnh có kết quả xuất khẩu gạo ở vị trí thứ 6 trong các công ty xuất khẩu gạo ở Việt Nam và tác giả có thể thu thập tương đối đầy đủ thông tin về công ty. Công ty lương thực Tiền Giang (TIGIFOOD): 5 Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam. 2006. Báo cáo hoạt động hiệp hội năm 2005 và phương hướng hoạt động 2006. GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM Trang 26 Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn 2006-2010 TIGIFOOD là một doanh nghiệp Nhà Nước xuất khẩu trong năm 2005 chiếm 4,27% tổng sản lượng xuất khẩu cả nước. Thị trường chính của công ty ở Nhật, Hồng Kông, Châu Âu. TIGIFOOD có 5 xí nghiệp xay xát và chế biến gạo, có xí nghiệp sản xuất bao bì riêng với khả năng sản xuất 15.000.000 chiếc bao PP và 150 tấn bao PE, có cửa hàng máy móc thiết bị vật tư với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đội ngũ kỹ thuật thành thạo, nhà xưởng thiết kế đúng tiêu chuẩn, luôn đảm bảo thực hiện sản xuất, chế biến, bảo quản theo đúng yêu cầu của khách hàng. Đây là một công ty mạnh về thương hiệu gạo trong nước như: gạo Hoa Lan Vàng, Hoa Mai Vàng, chín rồng vàng, Tài Nguyên, Hương Việt, Nàng Thơm Chợ Đào…. Tiếp thị của công ty khá mạnh, bao bì, mẫu mã đẹp. Các sản phẩm của công ty được đưa vào trang web của công ty: Hình 4-4: Gạo Phong Lan Vàng của Tigifood. Các đối thủ trong tỉnh An Giang: An Giang là tỉnh có sản lượng lúa dẫn đầu khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, năm 2005 sản lượng xuất khẩu gạo đã vượt qua mặt hàng thủy sản, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 165 triệu USD, chiếm 50% tổng kim ngạch toàn tỉnh. Trong tỉnh có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo thành công, nhưng thành công nhất là ba doanh nghiệp: ANGIMEX, AFIEX và Du Lịch An Giang. Biểu đồ 4.3: Thị phần xuất khẩu gạo của các công ty trong tỉnh An Giang năm 2004 An Giang Tourimex 15% Angimex 60% Afiex 23%Khác 2% GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM Trang 27 Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn 2006-2010 Biểu đồ 4.4: Thị phần xuất khẩu gạo của các công ty trong tỉnh An Giang năm 2005 An Giang Tourimex 14% Angimex 50% Afiex 28% Khác 8% Qua các biểu đồ thị phần xuất khẩu gạo của các công ty trong tỉnh An Giang năm 2004, 2005; ta thấy thị phần trong năm 2004 của công ty ANGIMEX là 60% sang năm 2005 là 50% có sự giảm thị phần trong kinh doanh của ANGIMEX, tuy nhiên công ty vẫn là công ty dẫn đầu về kinh doanh gạo ở An Giang. Trong năm công ty AFIEX đã tăng thị phần của mình lên khoảng 5% so với năm 2004. Công ty cổ phần Du Lịch An Giang vấn chiếm thị phần tương đương nhau trong hai năm là 15%. Tuy miếng bánh thị phần của công ty ANGIMEX có giảm xuống nhưng sản lượng của công ty vẫn tăng do ngành đang tăng trưởng mạnh. Công ty xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX): Công ty ANGIMEX là một doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong đó thì xuất khẩu gạo chiếm 90% doanh thu của công ty. Một số thị trường chính của công ty là Châu Phi, Nga, Philippines, Malaysia, Nhật, Iran, Senegal, Mô- dăm-bic… Trong đó Châu Phi (153.000 tấn chiếm 53%) là thị trường chủ lực của ANGIMEX trong năm 2005 với các khách hàng tập đoàn được duy trì và mở rộng. Thị trường lớn thứ 2 là thị trường Châu Á (119.500 tấn chiếm 40%). Đây là công ty dẫn đầu ngành tỉnh hiện nay trong lĩnh vực xuất khẩu gạo. Điểm nổi bật trong năm nay của công ty ANGIMEX là công ty đã thâm nhập được thị trường Iran và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Phi. Mục tiêu của công ty là: tiêu thụ khoảng 300.000 tấn gạo trong năm 2006; đầu tư công nghệ đóng gói nhỏ gạo 5 kg, và cung cấp những sản phẩm chất lượng cao với giá cả phù hợp, từng bước hoàn thiện cung cấp gạo cao cấp cho thị trường siêu thị trong và ngoài nước. Điểm mạnh - Công ty có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất chế biến gạo xuất khẩu. - Có mối quan hệ thương mại và tạo được uy tín với các khách hàng nhập khẩu nên tạo được kênh phân phối mạnh. - Được sự hỗ trợ tích cực của các quỹ hỗ trợ, các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. - Đội ngũ quản lý nhạy bén, khéo léo, quyết đoán. - Công tác đào tạo nhân viên luôn được chú trọng. Công ty đã cử nhân viên tham dự các lớp đào tạo như kiến thức về cổ phần, kế toán trưởng, quản trị tài chính, thiết lập kiểm soát nội bộ, anh văn, tin học… để chuẩn bị cho việc cổ phần hóa công ty và hội nhập kinh tế toàn cầu. GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM Trang 28 Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn 2006-2010 - Công ty đã đầu tư sửa chữa và đổi mới công nghệ thiết bị mới cho các xí nghiệp như: dây chuyền lau bóng, cân điện tử đầu vào, băng tải nhập liệu hạt rời,…từng bước lao động thủ công được thay thế bằng cơ giới hóa, tự động hóa, nâng cao nâng suất của công ty. - Hệ thống kho chứa của công ty lớn nhất so với các công ty cùng ngành trong tỉnh là 65.000 tấn. - Công ty có hoạt động xã hội khá nổi bật như tham gia các quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, tài trợ học bổng cho sinh viên Đại học An Giang… Điểm yếu - Tuy sản lượng xuất khẩu hàng năm của công ty đều tăng nhưng “miếng bánh” thị phần của công ty đang giảm dần. - Công tác Marketing của công ty còn yếu, thương hiệu gạo chưa được công ty đẩy mạnh trong quá trình kinh doanh. Giá bán sản phẩm cao hơn so với các công ty khác trong ngành. - Phần lớn vốn hoạt động của công ty là vốn được huy động từ nhiều nguồn. - Công suất chế biến đạt 150.000 tấn/năm thấp hơn so với sản lượng xuất khẩu gạo hàng năm của công ty khoảng từ 200 – 300 ngàn tấn, do đó không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của công ty. - ANGIMEX ít am hiểu về thị trường và khách hàng nội địa, công ty có kênh phân phối nội địa yếu. Về thị trường xuất khẩu chủ yếu xuất qua các nhà trung gian không phân phối trực tiếp nên không hiểu về khách hàng xuất khẩu. - Cũng như các công ty trong ngành ANGIMEX có khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới kém. - Kênh phấn phối thị trường nội địa kém. Công ty cổ phần Du Lịch An Giang: Công ty cổ phần Du Lịch An Giang được biết đến như là một công ty kinh doanh du lịch, bên cạnh mảng du lịch thì mảng thương mại của công ty cũng khá lớn chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu gạo. Những hoạt động chủ yếu của công ty đa phần dành cho mảng du lịch. Điểm mạnh: - Công ty đã trở thành công ty cổ phần nên hoạt động có phần ít phụ thuộc vào Nhà nước, công ty có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước, ngân hàng ngoại thương, cổ đông. Do công ty làm ăn hiệu quả nên hàng năm đều được ngân hàng ngoại thương cho vay, và giá cổ phiếu trên thị trường luôn tăng. - Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, sáng tạo và có trình độ chuyên môn. - Công ty chủ động được về nguyên liệu, khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi. - Am hiểu về thị trường và khách hàng. - Công tác tổ chức mới hoạt động khá hiệu quả. GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM Trang 29 Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn 2006-2010 - Quản lý sản xuất khá tốt, trang thiết bị hiện đại. Điểm yếu - Cũng như các công ty khác trong ngành công ty cổ phần Du Lịch An Giang có công tác marketing cho gạo còn yếu. Thương hiệu gạo của công ty chưa được người tiêu dùng biết đến. Trang web hoạt động chưa hiệu quả. - Không đủ nguyên liệu vào mùa cao điểm, khâu quản lý chất lượng nguyên liệu còn chưa tốt. - Kênh phân phối xuất khẩu chủ yếu qua các nhà trung gian, kênh phân phối nội địa hầu như không có. - Nghiên cứu và phát triển chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có bộ phận chuyên về nghiên cứu phát triển. - Chưa có bộ phận riêng biệt để thu thập thông tin về nội bộ, khách hàng, đối thủ. Để có cái nhìn tổng quan hơn về vị thế cạnh tranh của các công ty trong ngành, ta đánh giá các yếu tố thành công và thất bại của các công ty qua ma trận hình ảnh cạnh tranh sau: Bảng 4.7 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty AFIEX6 S T T Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng AFIEX ANGIMEX DU LỊCH AN GIANG H ạn g Điểm quan trọng H ạn g Điểm quan trọng H ạn g Điểm quan trọng 1 Khả năng tài chính 0,07 3 0,21 3 0,21 4 0,28 2 Thị phần 0,06 3 0,18 4 0,24 2 0,12 3 Thương hiệu uy tín thị trường nội địa 0,09 1 0,09 2 0,18 1 0,09 4 Thương hiệu uy tín thị trường xuất khẩu 0,12 3 0,36 4 0,48 2 0,24 5 Khả năng cạnh tranh về giá 0,03 3 0,09 2 0,06 2 0,06 6 Khả năng cạnh tranh về chất lượng 0,03 2 0,06 3 0,09 2 0,06 7 Chủ động được nguồn nguyên liệu 0,11 3 0,33 3 0,33 3 0,33 8 Khả năng lãnh đạo của đội ngũ quản lý 0,11 3 0,33 3 0,33 4 0,44 9 Am hiểu thị trường và khách hàng 0,10 2 0,20 3 0,30 2 0,20 10 Khả năng tiếp thị 0,12 2 0,24 2 0,24 2 0,24 11 Kênh phân phối thị trường nội địa 0,05 2 0,10 1 0,05 1 0,05 12 Kênh phân phối thị trường xuất khẩu 0,06 3 0,18 3 0,18 2 0,12 13 Hệ thống thông tin 0,05 3 0,15 3 0,15 2 0,10 6 Công ty TIGIFOOD không đưa vào bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh vì thông tin về công ty chủ yếu được lấy trên trang web của công ty nên không có những điểm yếu của công ty, do đó không thể so sánh với các công ty khác. GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM Trang 30 Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn 2006-2010 Tổng cộng 1 2,52 2,84 2,33 Nhận xét: Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy công ty ANGIMEX là công ty đang dẫn đầu ngành trong tỉnh. Tiếp theo là công ty AFIEX, do công ty cổ phần Du Lịch An Giang chú trọng mảng du lịch hơn nên mảng kinh doanh gạo còn theo sau các công ty trong ngành. Khi xây dựng các chiến lược công ty AFIEX cần phát huy những điểm mạnh để có thể thành công hơn trong ngành. 4.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ xuất hiện có thể do:  Hàng rào xâm nhập của ngành: tương đối thấp, vì: - Dễ dàng tiếp cận các nhà cung cấp nguyên liệu một cách thuận lợi, nhất là tỉnh An Giang là trọng điểm về lúa. - Yêu cầu về vốn đầu tư tuy cao nhưng có thể huy động dễ dàng từ sự góp v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXây dựng chiến lược phát triển cho Xí nghiệp Xuất khẩu Lương thực - Cty AFIEX giai đoạn 2006-2010.pdf
Tài liệu liên quan