Kitô học theo sách khải huyền

Người là vị Thẩn Phán, cầm liềm sắc bén trong tay, để gặt mùa màng trái đất (14,14-16), vua Chúa trần gian sợ cơn thịnh nộ của Người. Người là Lời của Thiên Chúa, Người chiến binh nghiêm khắc trung thành và chân thật, Người phán xét công minh, người được tháp tùng bởi cả một đoàn những người trung thành theo Người, Người bảo đảm với họ rằng Người đã thắng thế gian (1,11-16)

Người là Thẩm Phán cứu độ, Người mời gọi tất cả hãy đón nhận ân sủng của Người. Hạnh phúc biết bao cho những ai đón nhận nguồn mạch sự sống này :những ai đã giặt áo mình trong máu Con Chiên (Kh 7,14 ; 22,14).

Ngày xưa, khi sắp ký kết giao ước với dân riêng, Giavê đã đòi buộc dân phải thanh tẩy, giặt quần áo (Xh 19,10). Cũng vậy, bây giờ những ai muốn trở thành dân được cứu độ của Thiên Chúa, họ phải giặt áo tội lỗi của mình trong máu Ðức Kitô, "Ðấng đã lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta" (Kh 1,5), chỉ những ai giặt áo mình mới "được quyền hưởng dùng cây Sự Sống qua cửa mà vào thành" (Kh 22,14).

 

docx61 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2446 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kitô học theo sách khải huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hết. Ðức Kitô nắm giữ chìa khóa Tử thần và Âm phủ, tức là Người có thừa quyền năng cứu loài người khỏi chết, sự chết đã giam giữ con người trong sự tuyệt vọng không lối thoát, từ nay nó sẽ không còn đe dọa được những ai chọn Ðức Kitô, Người có chìa khóa Tử thần và Âm phủ. Ðấng Hằng Sống là Con Người ngự đến trong đám mây cũng là vị Ngôn Sứ mặc khải mầu nhiệm Thiên Chúa cho con người.  3.3- Ðức Giêsu vị Ngôn sứ tuyệt hảo Trong các sách Tin Mừng, chúng ta thấy Ðức Giêsu không nhận mình là ngôn sứ, nhưng dân chúng nhận thấy Ðức Giêsu đúng là vị ngôn sứ. Nhiều người chỉ coi Ðức Giêsu như là một trong bao các ngôn sứ khác (Mc 6,15), có người đồng hóa Người với ngôn sứ Êlia, một ngôn sứ làm phép lạ (Lc 9,8),  còn trong trình thuật Lc 7,16 thì Người là  "một Ngôn sứ vĩ đại xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người", trong trình thuật khác nữa thì "Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như trong lời nói trước mặt Thiên Chúa cũng như trước mặt toàn dân" (Lc 24,19).      Trước mặt quần chúng, Ðức Giêsu xuất hiện như là một vị Ngôn sứ, ngôn sứ là người rao giảng lời Chúa, làm phép lạ, loan báo thời cánh chung, nhưng Người không nhận mình là vị Ngôn sứ. Tuy nhiên, không thiếu những lần Người đã ví mình như là vị Ngôn sứ, chẳng hạn khi bị người đồng hương ở Nazareth chấp vấn thế giá, Người đã chưng dẫn châm ngôn : "Người ngôn sứ bị khinh rẻ hơn cả tại quê hương, thân thuộc và gia đình" (Mc 6,4 ; Mt 13,54 ; Lc 4,24), lần khác Người nói : "Tôi phải tiếp tục con đường, vì không thể nào một ngôn sứ lại chết ngoài thành Jêrusalem được" (Lc 13,33), lần khác nữa Người ví mình như ngôn sứ Giôna : đang khi dân Ninivê sám hối sau khi nghe lời giảng của ông Giôna, thì người đương thời với Ðức Giêsu lại bịt tai trước lời giảng của một Ðấng còn hơn Giôna nữa (Mt 12,39.41 ; 16,4 ; Lc 11,29-30).  Như vậy các sách Tin Mừng trình bày Ðức Giêsu như một vị Ngôn sứ đúng nghĩa, vì Người có vai trò công bố Lời Chúa, loan báo nước Thiên Chúa và sẵn sàng chấp nhận những rủi ro của sứ mạng, vừa nêu bật rằng Người trổi vượt hơn các ngôn sứ. Ðặc biệt, Ðức Giêsu còn là vị Ngôn sứ thấu hiểu chương trình của Thiên Chúa. Vai trò ngôn sứ của Ðức Giêsu  còn được đề cao tới mức tột đỉnh nơi sách Khải huyền, nơi mà Người được gọi là "Lời của Thiên Chúa", Người truyền lại ý định của Thiên Chúa cho nhân loại (Kh 1,1), Người còn là Lời hằng hữu, Lời ban sự sống : "Ai thắng ta sẽ ban cho ." (Kh 2,7.11.17.26-29 ; 3,5.12.21) Cũng như các ngôn sứ thời Cựu Ước, Ðức Kitô mặc khải cho thế giới biết ý định của Thiên Chúa. Ngay từ câu đầu tiên của lời tựa sách Khải huyền, Thánh nhân đã làm nổi bật vai trò ngôn sứ của Ðức Kitô mà Thánh Nhân chỉ là một ngôn sứ thừa hành : Mặc khải của Ðức Giêsu Kitô, mặc khải mà Thiên Chúa đã ban cho Người, để Người tỏ cho các tôi tớ Người biết những việc sắp phải xảy đến. Người đã sai thiên thần của Người đến báo cho Ông Gioan là tôi tớ của Người biết mặc khải đó. Ông Gioan đã làm chứng về lời của Thiên Chúa và lời  chứng của Ðức Kitô về những gì ông đã thấy. Phúc thay người đọc, phúc thay những ai nghe những sấm ngôn đó và tuân giữ các điều chép trong đó, vì thời giờ đã gần đến ! (Kh 1,1-3). Sách Khải huyền diễn tả ngôn sứ không chỉ có nghĩa là chuyển đạt  lời Chúa, mà còn là "Chứng Nhân Trung Thành" của Lời Thiên Chúa, làm chứng cho chân lý của Người cho đến chết (Kh 1,4-6). Với sứ mệnh là vị ngôn sứ trung thành của Thiên Chúa, Ðức Kitô đã ngỏ với các Giáo Hội những lời khuyến khích cổ vũ nếu họ sống phù hợp với ý định của Thiên Chúa, ngược lại Người cũng không ngại cảnh tỉnh gắt gao về cuộc sống trục trặc của họ. Người thẳng thắn đe dọa Giáo Hội Ê-phê-sô có nguy cơ mất đi thế mạnh là lòng tin tưởngvào danh Người và sẽ bị tiêu diệt : "vậy hãy nhớ lại xem ngươi đã từ đâu rơi xuống, hãy hối cải và làm những việc ngươi đã làm thuở ban đầu. Bằng không, Ta đến với ngươi, và Ta sẽ đem cây đèn của ngươi ra khỏi chỗ của nó, nếu ngươi không hối cải" (Kh 2,5). Nếu các Kitô hữu ở Pe-ga-mô không hối cải, bỏ bè Ni-cô-la, Người sẽ đến "giao chiến bằng thanh kiếm miệng Người" (Kh 2,16). Hội Thánh Thi-a-ti-ra sẽ hiểu biết rằng  "Ðấng dò thấu lòng dạ, và sẽ tùy theo việc các ngươi làm mà thưởng phạt mỗi người"  (Kh 2,23). "Còn các ngươi, những người  ở Thi-a-ti-ra, những kẻ không theo đạo lý ấy, không biết đến cái mà chúng gọi là các bí mật thâm sâu của Satan, thì Ta bảo các ngươi : Ta không bắt các ngươi phải mang gánh nặng nào khác" (Kh 2,24). Sau cùng là vị Ngôn sứ tuyệt hảo của Thiên Chúa, Ðức Kitô đã khẳng định cho chúng ta thấy những lời mặc khải của Người là : Ðây là những lời đáng tin cậy và chân thật ; Ai thêm thắt điều gì vào đó, thì Thiên Chúa sẽ thêm cho người ấy những tai ương mô tả trong sách này ! Ai mà bớt điều gì trong các lời của sách sấm ngôn này, thì Thiên Chúa sẽ bớt phần người ấy được hưởng nơi Cây Sự Sống và Thành Thánh, là cây và thành mô tả trong sách này ! (Kh 22,6.18-19). Người Ngôn Sứ loan báo ý định của Thiên Chúa cho con người, răn đe sửa dạy dân chúng  chính là Ðấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và con người. 3.4- Ðức Kitô- Ðấng Trung gian duy nhất Ðức Kitô Chiên Con còn có một vai trò nữa, đó là Ðấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Vai trò trung gian của Người bao quát cả việc sáng tạo : "là khởi nguyên mọi loài Thiên Chúa tạo dựng, là Alpha và Omêga, là Ðầu và Sau hết, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian" (Kh 3,14 ; 15,13 ; 22,13), Người làm cho nhân loại trở thành Dân tư tế của Thiên Chúa (Kh 1,6). Trong Kinh thánh, trung gian điển hình của mặc khải là một ngôn sứ ; các ngôn sứ thường nói : "Chúa phán ." và sau khi nói lên lời sấm thì mới được thưa "Amen", nghĩa là "đúng vậy", "tôi nhận thế" (Gr 11,1-5 ; Ðnl 27,15-26). Còn nơi sách Khải huyền thì Ðức Giêsu báo cho thánh Gioan ý định của Thiên Chúa và gửi cho bảy giáo đoàn, từ "Amen" được nhắc đến nhiều lần trong sách Khải huyền ; như thế là để nói rằng : "lời nói là sự thật". Ðặc biệt sách Khải huyền gọi Ðức Kitô là "Ðấng Amen, Lời của Thiên Chúa" (Kh 3,14 ;19,13) tựa như  Ga 1,1 gọi là Lời, vì không chỉ đơn thuần những lời Người nói ra không thôi, mà trọn cả con người của Người chính là mặc khải. Ðức Kitô là Ðấng mà Thánh Gioan đã thấu thị. "Kìa, Người ngự đến giữa đám mây. Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người" (Kh 1,7) và Người sẽ phán xét trong thời cánh chung : Tôi thấy : kìa một đám mây trắng, và có Ðấng ngự trên mây, giống như một Con Người, đầu đội triều thiên vàng và tay cầm liềm sắc bén. Một thiên thần khác từ Ðền Thờ đi ra, lớn tiếng thưa với Ðấng ngự trên mây: Xin tra liềm của Người mà gặt, vì đã đến giờ gặt : mùa màng trên đất đã chín rồi ! Ðấng ngự trên mây quăng liềm của mình xuống đất và đất bị gặt (Kh 14,14-16). Người là vị Thẩm Phán công minh và Chân Thật : "bấy giờ tôi thấy trời rộng mở :  kìa một con ngựa trắng, và Người cỡi ngựa mang tên là Trung Thành và Chân Thật, Người theo công lý mà xét xử và giao chiến" (Kh 19,11), chính Người dùng trượng sắt chăn dắt chúng, chính Người đạp trong bồn đạp nho chứa thứ rượu là cơn lôi đình thịnh nộ của Thiên Chúa toàn năng (Kh 19,15). Người là Ðấng Trung gian duy nhất đã đến từ Thiên Chúa và đã trở về cùng Thiên Chúa, hiện giờ Người đang ngự bên Chúa Cha (Kh 3,21). Ðấng Trung gian còn là Thủ  Lãnh các Thiên Thần, Người cùng với các thiên thần đến thế gian để thực thi ý định của Thiên Chúa (Kh 14,14-20). Ðức Kitô là Ðấng Trung gian duy nhất vì Người là Con Thiên Chúa, là Thủ Lãnh của Israel mới, Người muốn ở lại với nhân loại (Kh 21,3) chia sẻ thân phận của họ, hiện Người đang hoạt động giữa nhân loại để thực hiện ý định của Chúa Cha. 3.5 - Ðức Kitô Vinh hiển là Vua và là Chúa tể Ðức Kitô Phục sinh vinh hiển, Người đã được biến đổi cách sâu xa, Người cũng được Chúa Cha ban quyền thống trị trên tất cả hoàn vũ. Người là Vua muôn dân, Chúa các chúa, Người là Chủ tể muôn loài thọ tạo. 3.5.1/ Ðức Kitô là Vua Phần lớn những tước hiệu mà Thánh Gioan nhận biết nơi Ðức Kitô, giữa những tước hiệu đó, không khó khăn gì để nhận ra quyền làm vua của Ðức Kitô, Ðức Kitô được tôn phong là "Chúa các chúa, Vua các vua" (Kh 17,14 ; 19,16), và "Vương quyền trên thế gian này đã thuộc về Chúa chúng ta và Ðức Kitô của Người, Người sẽ hiển trị đến muôn thuở muôn đời" (Kh 11,15). Trong Cựu Ước, các ngôn sứ đã loan báo vương quyền của Ðấng Messia (2Sm 7,14 ; Is 9,6 ; Ðn 7,14 ; Tv 2 ; 110). Khi nhìn lịch sử dưới khía cạnh "quyền bính" thì Israel thường qui chiếu về vua Ða-vít, Vị thánh vương đã hoàn tất những lời Thiên Chúa hứa với cha ông. Trong các thánh vịnh ca tụng vương triều, mô tả các lễ đăng quang của nhiều vị vua kế nghiệp Ða-vít, niềm hy vọng hướng về dòng dõi vua Ða-vít (Tv 2 ; 110). Vào cuối thế kỷ VIII, Isaia đã chống lại những toan tính của vua Achaz, đòi hỏi lòng "tin tưởng" vô điều kiện vào Thiên Chúa : "này đây một phụ nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, Người sẽ được gọi là Emmanuel"(Is 7,14). Người sẽ là một vị vua lý tưởng khai trương một thời đại mới. Thiên Chúa dùng một người nữ có quan hệ với dòng dõi Ða-vít, trong Isaia 9,1. 5-6 cũng có một cái nhìn tương tự  : "một trẻ đã sinh cho ta, một con trai được ban xuống cho ta ; vai người đỡ lấy quyền bính và thiên hạ hô tước hiệu người là : Cố vấn kỳ diệu, Thần anh dũng, Cha đời đời, Vua bình an". Trong Tân Ước, sứ thần Gáp-ri-en thưa với Ðức Maria : "Người sẽ được gọi là Con Ðấng tối cao, triều đại của Người sẽ vô cùng tận" (Lc 1,32-33). Trước tổng trấn Philatô, Ðức Kitô nhìn nhận mình là Vua (Ga 18,37), vương quyền của Người bao trùm trời đất (Mt 28,18). Trong sách Khải huyền, Thánh Gioan đã gọi Ðức Kitô là "Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian" (Kh 1,5), "Vua các vua, Chúa các chúa" (Kh 17,14 ; 19,18). Tước hiệu "Chúa các chúa, Vua các Vua" vốn là danh xưng nơi các vua Babilon và các Pharaon Ai Cập, tước hiệu này được truyền thống Cựu Ước dành cho Giavê Thiên Chúa : "Vì Ðức Chúa Thiên Chúa của anh em, là Thần các thần, là Chúa các chúa, là Thiên Chúa vĩ đại, dũng mãnh, khả úy" (Ðnl 10,17 ; 1Mcb 10,89 ; 11,58 ; Tv 89,28). Tước hiệu thần linh này cũng được áp dụng rải rác trong Tân Ước. Ðức Kitô là Vua các vua, Chúa các chúa (1 Tm 6,5) vì Người phải giữ vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người (1 Cr 15,25). Quả thật, Ðức Kitô là Con Chiên đã chiến thắng Con Thú, thế lực và quyền bính Satan, Người xứng đáng được mang tước hiệu này, chỉ có Ðức Kitô mới là Chúa tể phải tôn thờ, còn các bậc vua chúa trần gian chỉ là con người không xứng đáng được mang tước hiệu này. Trong cuộc chiến cánh chung thứ nhất, Ðức Kitô mang một danh hiệu viết trên áo choàng và trên vế : "Vua các vua, Chúa các chúa" (Kh 19,16), Danh hiệu viết trên áo choàng công bố rằng Người là Vua trên các vua và Chúa trên các chúa ; tước hiệu viết trên vế cũng công bố rằng Người có quyền tối thượng trên tất cả các bậc vua chúa trần gian, nên chỉ một mình Người được khắc ghi danh hiệu này thôi. "Ðầu Người đội nhiều vương miện" (Kh 19,12) ám chỉ tất cả các quyền hành trên vũ trụ đều tập trung nơi Người, vì Người là "Vua các vua, Chúa các Chúa". Quả thật, Ðức Kitô Phục Sinh vinh hiển, Người được tôn vinh và được tặng ban quyền thống trị, vinh quang và vương quyền. Người là vua các dân (Kh 15,3), "Chúa các chúa,Vua các vua" (Kh 17,14 ; 19,16). Chỉ có Ðức Kitô mới là Ðấng phải tôn thờ, vì Người là Ðấng Toàn năng, là Chủ tể muôn loài, Người là Chúa duy nhất chân thật và chỉ một mình Người được cả vũ trụ tôn thờ : Ðức Giê-su Kitô là Chúa (Pl 2,11) 3.5.2/ Ðức Kitô Vinh hiển là Chúa tể cầm cương lịch sử thế giới Ðức Kitô là Vua, Người thực hiện vương quyền trên vũ trụ, Người có quyền như Chúa Cha và Chúa Thánh Thần nên Người là Vua trời đất vạn vật. Như đã nói, " Người Con" được sinh ra từ cung lòng người Phụ Nữ (Kh 12,5) chính là Ðấng Thiên Sai, Ðấng sẽ dùng trượng sắt chăn dắt muôn dân : "Con sẽ dùng trượng sắt đập chúng tan tành, nghiền nát chúng như đồ sành đồ gốm" (Tv 2,9). Chính Người là Thủ lãnh cánh chung có sứ mệnh phá tan các thần của con mãng xà đang khống chế thế giới. "Người được đưa lên ngai của Người" đánh dấu sự toàn thắng của Người, vương quyền phổ quát của Người được khai mở và ác thần bị tiêu diệt. Trong cuộc tôn vinh, Ðức Giêsu đã được biến đổi sâu xa: "Thần khí nói với các Hội Thánh: Ai thắng Ta sẽ ban cho Man-na được dấu kỹ ; Ta cũng sẽ ban cho nó một viên sỏi trắng, trên sỏi đó có khắc một tên mới ; chẳng ai biết được tên ấy, ngoài kẻ lãnh nhận". Trong sách Khải huyền không có quan niệm giống như quan niệm của thánh   Phao-lô về một cuộc giao hoà và thâu tóm vạn vật về một mối trong Ðấng  Phục Sinh. Song quyền Chúa tể của Ðức Giêsu nơi sách Khải huyền lại được giầu thêm một dữ kiện: cuộc phục sinh đặt vào tay Ðấng Cứu Thế quyền điều khiển lịch sử thế giới. Quan phòng của Thiên Chúa nay trở thành quan phòng của Ðức Kitô, mọi biến cố đều được  Ðức Kitô Cứu Chúa của tín hữu, chăm nom điều động. Trong thị kiến mở đầu (Kh 1,9-20), Thánh Gioan thấy Ðức Giêsu ở giữa bảy trụ đèn vàng, tác giả nhận ra nét mặt của Ðức Kitô "ai giống như  Con Người" (Kh 1,13) trong hào quang nhân tính được thần hoá: " Ta đã chết và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời" (Kh 1,18). Ánh sáng vừa chói lọi lại vừa êm dịu của thần tính toả trên mặt Người: "mắt Người sáng rực như lửa, tiếng Người oai hùng như tiếng thác đổ. Chân Ngài như đồng đỏ" gợi ý quyền năng vững bền của Ðức Kitô. "Một thanh kiếm từ miệng phóng ra" ám chỉ lời linh nghiệm sắc bén. Các trụ đèn vàng tiêu biểu cho bảy Hội Thánh tức là tất cả Hội Thánh Kitô giáo, bảy đèn sáng cầm trong tay phải là bảy thiên thần, đại biểu bí nhiệm của Hội Thánh.  "Người nắm giữ chìa khoá tử thần và âm phủ" tức là Người có quyền trên mọi sự kể cả sự chết. Ðiều này đã được Isaia nói đến : "Chìa khóa nhà Ða-vít, Ta sẽ đặt trên vai nó. Nó mở ra thì không ai đóng được, nó đóng lại thì không ai mở được."(Is 22,22) và thánh Matthêu nói : "Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời : dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy ; dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy" (Mt 16,19). Trong sách Khải huyền cũng được nhắc đi nhắc lại cụm từ "nắm giữ chìa khóa tử thần và âm phủ" trong các đoạn Kh 1,18 ; 3,7 ; 20,1 là khẳng định rằng Người có quyền và làm chủ trên mọi sự. Trong chương 5 thánh Gioan còn mô tả, toàn thể triều đình thiên giới ngóng đợi vị thừa hành các mệnh lệnh của Thiên Chúa trên thế giới. Chính lúc đó  Ðức Kitô xuất hiện, Ðấng đã sống lại từ cõi chết. Người vừa là Chiên Con vừa là Sư tử, vừa là Tế vật, vừa là Người hùng chiến thắng. Người mang bảy sừng và bảy mắt (Kh 5,6) là bảy Thần khí Thiên Chúa, trọn vẹn sự sáng suốt và quyền lực của Thần khí, Thiên Chúa trao cho Người trọn vận mệnh  lịch sử mới của thế giới và truyền Người đem đi thi hành. Phần cuối sách Khải huyền (Kh 19,15), cho ta thấy Ðức Kitô cũng dùng trượng sắt để cai trị muôn nước. "Từ miệng Người phóng ra một thanh gươm sắc bén để chém muôn nước" gợi nhắc lại lời ngôn sứ Isaia và Tv 2 : "Lời Người nói là cây roi đánh vào xứ sở, hơi miệng thở ra giết chết kẻ gian tà" (Is 11,4). Cũng chính là Người chứ không ai khác mà sách Khải huyền mô tả : "Từ miệng Người phóng ra một thanh gươm sắc bén để chém muôn nước. Chính Người sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt chúng. Người đạp trong bồn đạp nho chứa thứ rượu là cơn lôi đình thịnh nộ của Thiên Chúa Toàn Năng" (Kh 19,15). Ý định của Thiên Chúa sẽ chỉ huy tất cả các biến cố và biến chúng thành toàn thắng cho tín hữu cho đến lúc hoàn toàn đánh gục Satan. Ðược Chiên Con điều khiển lịch sử, Ðức Kitô sẽ đưa đẩy cách vững chắc kẻ này xuống vũng lửa diêm sinh, kẻ khác lên Giê-ru-sa-lem  thiên giới. Người cũng hứa ban uy quyền vàvinh quang của Người cho ai tuân giữ lời Người. Người là Ðấng thống trị muôn dân, Người đã lãnh nhận quyền ấy nơi chúa Cha, và nay Người muốn chia sẻ vương quyền ấy cho chúng ta. Ai thuộc về Người sẽ được quyền thống trị với Người, được thông chia sự vinh hiển của Người (Cv 2,36 ; Ep 2,6 ; Pl 3,21) người ấy sẽ được Người ban cho Sao Mai (Kh 2,28 ; 22,6) là chính Người. Ai trung thành với Ðức Kitô chẳng những sẽ lãnh nhận "trượng sắt và sao mai" nhờ sự chia sẻ vinh quang của Ðức Kitô, mà còn được diễm phúc ở với Người trong vinh quang của Người. Người Kitô hữu được Ðức Kitô cứu thoát, được chia sẻ vinh quang và được ở với Người trong vinh quang của Người, họ không ngừng ngợi khen chúc tụng Ðức Kitô là Chúa. Ðức Giêsu là "Chúa" được coi như là đặc trưng của đức tin Kitô giáo, bắt nguồn từ biến cố Phục sinh (Rm 10,9), các tín hữu tiên khởi tuyên xưng Ðức Kitô là "Chúa" trong khung cảnh của các buổi cử hành phụng vụ (Kh 22,20 ; 1Cr 16,20). Họ chờ mong Người đến tựa như cô dâu chờ đợi chàng rể, "Thần khí và Tân nương nói : Maranatha : lạy Chúa xin mau đến !" (Kh 22,17.20). Tước hiệu "Chúa" tự nó diễn tả vương quyền của Người (Kh 11,15 ; 17,14 ; 19,16), vương quyền ấy của Ðức Kitô không những được thể hiện trên loài người, trên kẻ sống và kẻ chết mà cả quyền lực Âm phủ. Sách Khải huyền hai lần nhắc tới địa vị "Ðức Chúa" của Ðức Kitô (Kh 11,8 ; 22,20)  nếu chúng ta nhìn vào vai trò của Ðức Kitô trong toàn bộ sách Khải huyền, chúng ta cũng sẽ phải nói rằng Ðức Giêsu Kitô chính là Thiên Chúa. Sách Khải huyền là sách mặc khải về Chúa Kitô, Kitô học chiếm vị trí trung tâm nơi sách này. Ðức Kitô đã nhận mặc khải từ nơi Chúa Cha và đã thông truyền lại cho các ngôn sứ của Người, Người là vị Chứng Nhân trung thành đã mang lại lời chứng cho chân lý của Người trên Thập giá, Người là Chúa Phục sinh, là Vua các vua, là Thủ Lãnh vương đế trần gian. Nhưng phần Người, Người là Ðấng yêu mến nhân loại, đã cứu họ bằng máu và làm cho họ thành một dân tư tế trung thành. Người sẽ đến như vị Thẩm phán vào ngày cánhchung, với Hội Thánh Người ở ngay giữa họ và điều khiển công việc của Hội Thánh. Bằng cái chết và Phục sinh của Người, Người làm chủ sự chết và Âm phủ, Người là Ðầu và là Cuối. Tuy nhiên Người vẫn là Ðức Giêsu Kitô của Tin mừng. Trong bảy lá thư gửi bảy Hội Thánh, chúng ta thấy Chúa Giêsu rất quan tâm đến những Hội Thánh, Người đến với họ để khiển trách, an ủi và khích lệ.Người cảnh cáo Hội Thánh Ê-phê-sô có thể mất lòng tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa. Nếu Hội Thánh Péc-ga-mo không hối cải, Người sẽ trừng phạt họ với lưỡi gươm sắc bén từ miệng Người. Hội Thánh Thi-a-ti-ra biết rằng Người là Ðấng tìm kiếm công bình và thương xót, phần thưởng của Người là sự công chính. Với Hội Thánh Xác-đi, Người sẽ đến như một kẻ trộm vào giờ mà chúng không ngờ. Với Hội Thánh Phi-la-de-phi-a, Người bộc lộ cho thấy Người yêu thương Hội Thánh nhỏ bé này. Người sẽ giữ đàn chiên này an toàn khỏi nỗi khổ đau kinh khủng đó và sẽ ban thưởng cho họ bằng sự Phục sinh của Người.Với Hội Thánh Lao-đi-ki-a, Người sẽ nôn mửa những người thiếu nhiệt thành.Qua sự quan tâm của Người với bảy Hội Thánh, Người khiển trách và trừng phạt là bằng chứng tình yêu của Người, Người muốn họ thuộc về Người. Quả thật, Người sẽ đến với từng người và tìm cách cư ngụ nơi họ, ai nghe và mở cửa cho Người, Người sẽ vào và dùng bữa với người ấy, và người ấy dùng bữa với Người (Kh 3,20). Là Chúa, nhưng Người đã đến thế gian, được sinh ra, chịu chết và Phục sinh, được siêu thăng để kéo muôn người lên với Người, Người đã thắng Satan. Ðó cũng là lý do Sư Tử chi tộc Giu-đa, Chồi non Ða-vít có quyền nhận và mở cuốn sách niêm ấn. Trên tất cả, Sư Tử chi tộc Giu-đa, Chồi non Ða-vít là một Con Chiên, Con Chiên là Ðấng đầy quyền năng và Thần Khí, được cả triều thần Thiên quốc thờ lạy vì đã quy tụ mọi dân tộc về cho Thiên Chúa và làm cho họ thành một vương quốc tư  tế (Kh 5,8-14). Ðức Kitô Phục sinh vinh hiển là Con Người Thiên Sai, là Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử, là Thủ Lãnh, là Chúa tể, là Vua các vua, Chúa các chúa, Người còn là Ðấng được Thiên Chúa chọn làm Thẩm Phán trong ngày cánh chung. 3.6 - Ðức Kitô là Thẩm Phán cánh chung Ðức Giêsu xuất hiện lần đầu trong thân phận làm Người với vẻ bên ngoài xóa mình và khiêm tốn. Ngược lại, trong cuộc quang lâm vào ngày cánh chungNgười sẽ xuất hiện oai nghi lẫm liệt. Sách Khải huyền đã quy chiếu vào các bản văn Cựu Ước Ðaniel 7,13 và Giacaria 12,10 để họa lên khuôn mặt Ðức Kitô vị Thẩm Phán vào ngày Người ngự đến huy hoàng. "Có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến", đó là lời ngôn sứ loan báo cuộc xuất hiện quang vinh của Ðức Kitô để "phán xét", "bấy giờ, dấu hiệu của Con Người sẽ xuất hiện trên trời ; bấy giờ mọi chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực và sẽ thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến" (Kh 1,7). "Chúng sẽ ngước nhìn lên Ta. Chúng sẽ khóc than Ðấng chúng đã đâm thâu, như người ta khóc than đứa con một. Chúng sẽ thương tiếc, như người ta thương tiếc đứa con đầu lòng" (Dcr 12,10). Từ đó Thánh Gioan đưa vào sách Khải huyền để cho muôn dân nhận biết rằng khi vị Thẩm Phán xuất hiện, Người sẽ tỏ hiện cho "mọi dân trên mặt đất", tỏ hiện ngay cả cho những kẻ mà sự thù địch của họ, sự khước từ của họ khiến cho họ bị kể vào số những người đã "vây quanh" cái chết của Người, tất cả phải than khóc, khi đó tất cả sẽ thấy rằng việc đóng đinh Ðức Kitô là một tội ác, đồng thời là một biến cố cứu độ. "Ðấng ngự giữa đám mây" chính là Ðấng đã chịu đóng đinh và nay Người Phục sinh vinh hiển và được Chúa Cha ban cho vương quyền (triều thiên vàng) trên vũ trụ, Người là Ðấng Thẩm Phán tối cao (liềm sắc bén), "bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến" (Mc 13,26 ; Kh 14,14). Trong ngày đó Người đến cùng với các thiên thần của Người để phán xét muôn dân và "Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều ác, mà tống ra khỏi nước của Người, rồi quăng chúng  vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời trong nước của Cha họ"(Mt 13,41-43 ; Kh 14,14-20). Như vậy Ðức Giêsu Kitô là vị Thẩm Phán tối cao trong ngày cánh chung. Trong cuộc chiến cánh chung thứ nhất (Kh 19,11-21), Ðức Kitô Phục sinh xuất hiện dưới hình dạng Ngôi Lời hiệp sĩ có tên là : "Trung Tín và Chân Thật", đích thân Người thống lãnh đạo binh thiên quốc trong trận chiến chống lại Con Thú, chống lại các ngôn sứ giả của nó và các vua chúa trần gian. Người xuất hiện và hủy diệt chúng bằng gươm của Lời Người. Ðó là Ðấng thiên Sai, con Vua Ða-vít : "Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài,  cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói, nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở, hơi miệng thở ra giết chết kẻ gian tà."  (Is 11,3-4) Ðức Kitô Phục sinh đóng vai trò vị Thẩm Phán, Người thực thi vương quyền của Người với cây trượng sắt (Kh 12,5 ; 19,15) còn các thù địch đời đời phải ở trong "bồn đạp nho chứa thứ rượu là cơn thịnh nộ của Thiên Chúa Toàn Năng". Ðây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi Người tùy theo việc mình làm. Ta là Alpha và Omêga, là Ðầu và là Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng. Phúc thay những kẻ giặt sạch áo mình, để được quyền hưởng dùng cây Sự Sống và qua cửa mà vào thành ! những quân chó má, làm phù phép, gian dâm, sát nhân, thờ ngẫu tượng, cùng với mọi kẻ thích điều gian dối và ăn gian nói dối, hãy xéo ra ngoài (Kh 22,12-15) Trong ngày đó, vị Thẩm Phán xuất hiện mang theo phần thưởng và thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm (Kh 2,23), chính là sự sống đời đời (Rm 5,21), đó là ân sủng cứu độ của Người : Người là Thiên Chúa cứu độ. "Ta là Alpha và Omêga, là Ðầu và là Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng". Chính Người là Thiên Chúa nên "Lời Người phán quyết đều chân thật và công minh" (Kh 16,7 ; 19,2 ; 20,12-13), nên Người thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ. Người là vị Thẩn Phán, cầm liềm sắc bén trong tay, để gặt mùa màng trái đất (14,14-16), vua Chúa trần gian sợ cơn thịnh nộ của Người. Người là Lời của Thiên Chúa, Người chiến binh nghiêm khắc trung thành và chân thật, Người phán xét công minh, người được tháp tùng bởi cả một đoàn những người trung thành theo Người, Người bảo đảm với họ rằng Người đã thắng thế gian (1,11-16) Người là Thẩm Phán cứu độ, Người mời gọi tất cả hãy đón nhận ân sủng của Người. Hạnh phúc biết bao cho những ai đón nhận nguồn mạch sự sống này :những ai đã giặt áo mình trong máu Con Chiên (Kh 7,14 ; 22,14).  Ngày xưa, khi sắp ký kết giao ước với dân riêng, Giavê đã đòi buộc dân phải thanh tẩy, giặt quần áo (Xh 19,10). Cũng vậy, bây giờ những ai muốn trở thành dân được cứu độ của Thiên Chúa, họ phải giặt áo tội lỗi của mình trong máu Ðức Kitô, "Ðấng đã lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta" (Kh 1,5), chỉ những ai giặt áo mình mới "được quyền hưởng dùng cây Sự Sống qua cửa mà vào thành" (Kh 22,14). Ngoài sự xét đoán, kỷ nguyên mới của triều đại Thiên Chúa là niềm vui của tiệc cưới Con Chiên. Con Chiên là đèn soi chiếu, Người là nguồn nước trường sinh và là cây Sự Sống cho những ai khát và nương nhờ. Ai trung thành  với Người, Người bảo đến ba lần rằng Người sẽ đến sớm (Kh 22,7.12.20), Người đến mang theo phần thưởng với Người : chính Người là "Sao Mai rực sáng" sẽ ban cho ai vâng nghe lời Người. Trên thiên giới, Người ngự trị cùng ngai với Thiên Chúa, Người trao ban ân sủng và bình an với Chúa Cha, đón nhận sự tôn thờ của thụ tạo. Quả thực, vị Thẩm Phán cánh chung là chính Ðức Kitô , V

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKitô học theo sách khải huyền.docx
Tài liệu liên quan