Lịch sử - Chủ đề dạy học theo hướng phát triển năng lực: Phong trào cách mạng 1930 - 1935

Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, năng lực tự học.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tường thuật diễn biến,khai thác kênh hình; năng lực xác định và giải quyết mối quan hệ, ảnh hưởng, tác động giữa cách mạng thế giới với cách mạng VN; năng lực nhận xét, đánh giá, so sánh, rút ra bài học lịch sử; năng lực tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.

III. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Mức độ nhận biết:

1.1.Trắc nghiệm:

Câu 1: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là:

a. Mâu thuẫn giữa thực dân Pháp với giai cấp công nhân.

b. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

c. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.

d. Ý b và c đúng

 Đáp án: D

 

doc22 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử - Chủ đề dạy học theo hướng phát triển năng lực: Phong trào cách mạng 1930 - 1935, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực dân hoảng sợ. d. Vì phong trào đấu tranh ở đây có Đảng lãnh đạo. §¸p ¸n: b Câu 2: Vì sao trong phong trào cách mạng 1930-1931, Nghệ Tĩnh là nơi phong trào diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt nhất? a. Vì thiên tai khắc nghiệt, đời sống nhân dân khổ cực. b. Vì thành phố Vinh được coi là trung tâm của khu công nghiệp Miền Trung, bao quanh là vành đai nông dân rộng lớn nên dễ có sự liên kết giữa công nhân và nông dân. c. Đây là mảnh đất có truyền thống cách mạng từ lâu đời. d. Tất cả các ý trên đều đúng Đáp án: d Câu 3: Vì sao phong trào cách mạng 1930-1931 được coi là cuộc tập dượt lần thứ nhất của Đảng để chuẩn bị cho sự thành công của cách mạng tháng Tám? a. Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. b. Từ trong phong trào, khối liên minh công nông được hình thành. c. Phong trào được đánh giá cao và để lại cho Đảng ta nhiều BHKN. d. Tất cả các ý trên đều đúng. Đáp án: d Câu 4: Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy phong trào cách mạng 1930-1931 diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt và lên đến đỉnh cao là: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và kịp thời lãnh đạo cách mạng. Thực dân Pháp tăng cường khủng bố sau khởi nghĩa Yên Bái. Chủ nghĩa Mác- Lê Nin được truyền bá vào Việt Nam. Đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Đáp án: a 2.2. Tự luận Câu 1: Vì sao Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931? Đáp án: Vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng là có giành được chính quyền hay không. Ở Nghệ Tĩnh với sự tấn công mạnh mẽ của nhân dân đã làm cho chính quyền của địch ở các thôn xã bị tê liệt, trong bối cảnh đó Đảng đã kêu gọi nhân dân tự đứng lên quản lí các thôn, xã đó theo hình thức Xô Viết. Như vậy ở Nghệ- Tĩnh nhân dân đã thành lập được chính quyền, mặc dù đó chỉ là chính quyền sơ khai, tồn tại được 4-5 tháng. Sau khi ra đời chính quyền Xô Viết đã ban hành nhiều chính sách tiến bộ đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động... Câu 2: Vì sao trong Phong trào CM 1930-1931, Nghệ Tĩnh là nơi phong trào diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt nhất? Nghệ- Tĩnh là mảnh đất có truyền thống cách mạng từ lâu đời, nơi đây đã sản sinh ra nhiều người con ưu tú như Mai Thúc Loan, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, chủ tịch HCM... Vinh được coi là trung tâm của khu công nghiệp miền trung, nơi đây công nhân số lượng đông, sống tập trung, bao quanh là một vành đai nông dân rộng lớn -> Dễ có sự liên kết giữa công nhân và nông dân. Nghệ- Tĩnh là vùng đất thiên tai khắc nghiệt, thêm vào sự thống trị của thực dân- phong kiến làm cho đời sống nhân dân Nghệ- Tĩnh khổ cực hơn -> Mâu thuẫn XH gay gắt hơn -> Tinh thần đấu tranh quyết liệt hơn. Nơi đây có sự lãnh đạo trực tiếp Đảng thông qua xứ ủy Trung kỳ đặt tại Vinh. Câu 3: Vì sao nói: Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền của dân, do dân và vì dân? Chính quyền Xô Viết là kết quả của cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân. Quần chúng nhân dân đã tấn công vào các huyện lị, đốt nhà lao, phá huyện đường, vây đồn lính khố xanh làm cho chính quyền của địch ở các thôn xã bị tê liệt, tan rã... Trong hoàn cảnh đó Đảng đã lãnh đạo nhân dân tự đứng lên quản lí các thôn xã theo hình thức Xô Viết. Chính quyền Xô Viết đã ban hành nhiều chính sách về kinh tế, chính trị, văn hóa- giáo dục đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động. 3. Mức độ vận dụng thấp: 3.1. Trắc nghiệm: Câu 1: Sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ- Tĩnh với phong trào đấu tranh cả nước trong năm 1930 là? a. Những cuộc biểu tình của nông dân chỉ đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống. b. Nông dân đấu tranh chưa có khẩu hiệu cụ thể. c. Nông dân đấu tranh bằng lực lượng chính trị. d. Những cuộc đấu tranh của nông dân có vũ trang tự vệ. Đáp án: d Câu 2: Điểm giống nhau của Luận Cương chính trị và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là? a. Đều khẳng định công- nông là lực lượng của cách mạng. b. Đều xác định cách mạng Việt nam có mối liên hệ mật thiết với cách mạng thế giới. c. Đều xác định kẻ thù chính là đế quốc và phong kiến. d. Tất cả các ý trên đều đúng. Đáp án: d Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản giữa Luận Cương chính trị với Cương Lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là? a. Luận Cương xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa nhưng nặng về đấu tranh giai cấp. b. Luận Cương không xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nhưng lại nặng về đấu tranh dân tộc. c. Luận Cương không xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa , nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất. d. Luận Cương xác định nhiệm vụ đấu tranh dân tộc là hàng đầu, nhưng không đề ra được sách lược liên minh giai cấp, đoàn kết dân tộc. Đáp án: c 3.2. Tự luận: Câu 1: So sánh điểm giống nhau và khác nhau của Luận Cương chính trị do Trần Phú soạn thảo và Cương Lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đáp án: - Giống nhau: Cơ bản giống nhau: + Về đường lối chiến lược CM: Đều trải qua 2 giai đoạn: TSDQCM va CM XHCN. + Về nhiệm vụ CM: Đều đánh đổ ĐQ và PK. + Về lực lượng CM: Đều xác định công, nông là lực lượng chính của CM. + Về lãnh đạo CM: Đều xác định là giai cấp CN mà đội tiên phong là ĐCS. + Về vị trí: Đều là một bộ phận của CM thế giới. - Khác nhau: + Về nhiệm vụ CM: Cương Lĩnh chính trị : Đánh đổ đế quốc, đánh đổ phong kiến, tư sản phản CM -> Đặt mục tiêu đánh đổ Đế Quốc - kẻ thù chính của dân tộc VN lên hàng đầu. Luận Cương chính trị: Đánh đổ phong kiến, đánh đổ đế quốc -> Chưa thấy được mâu thuẫn cơ bản trong XH Đông Dương lúc này là giữa toàn thể ND ĐD với thực dân Pháp nên chưa Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp. + Về lực lực lượng cách mạng: Cương Lĩnh chính trị: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản và trí thức -> Thấy được sự phân hóa giai cấp trong xã hội và khả năng cách mạng của các giai cấp-> Tập hợp đông đảo lực quần chúng nhân dân đứng về phía cách mạng. Hoạt động Nội dung Hình thức tổ chức PP/KT, tài liệu Thời lượng Mục tiêu Khởi động Giới thiệu khái quát về bài học -Trên lớp - Hoạt động cá nhân - Băng đĩa - Cho HS nghe 1 ca khúc liên quan đến bài học để từ đó hs trình bày những hiểu biết về nội dung bài học 3 phút Gây sự chú ý và hứng thú học tập cho HS trước khi tiếp cận kiến thức mới. Hình thành kiến thức mới I. Việt Nam trong những năm 1929-1933. - Trên lớp - Hoạt động nhóm -Tư liệu viết trong sgk, tranh ảnh, các gói câu hỏi. - Tổ chức trò chơi "Phản ứng nhanh" . 15 phút -Hiểu được tình hình kinh tế, chính trị và xã hội nước ta trong những năm 1929-1933, từ đó rút ra được nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931. II. Phong trào cách mạng 1939-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ- Tĩnh. Phong trào cách mạng 1930-1931. -Trên lớp - Hoạt động nhóm -Tư liệu viết trong SGK; hình ảnh trong SGK và phim tư liệu. - Phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm. 20 phút - Nắm được diễn biến chính, kết quả của phong trào cách mạng 1930-1931 - Hiểu được vì sao phong trào lại phát triển mạnh mẽ nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. - Nhận xét được phong trào cách mạng 1930-1931. Hoạt động củng cố, luyện tập. Củng cố, chốt lại bài -Trên lớp - Hoạt động cả lớp, cá nhân Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm 3 phút Nắm được nội dung chính của bài Hoạt động vận dụng Liên hệ đến địa phương - Trên lớp - Cả lớp, cá nhân - Quan sát tranh ảnh -Phát vấn, đàm thoại. 2 phút - Biết được truyền thống yêu nước, đấu tranh quật khởi của cha ông trên quê hương mình. - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học sinh Hoạt động tìm tòi, sáng tạo GV yêu cầu hs về sưu tầm thêm tư liệu về Xô Viết Nghệ- Tĩnh. Cho HS về nhà tìm hiểu về những di tích LS trên quê hương NA. GV giới thiệu địa chỉ tìm tư liệu - Biết được truyền thống yêu nước, đấu tranh quật khởi của cha ông trên quê hương mình. - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học sinh Luân Cương chính trị: Công nhân, nông dân -> Chưa thấy được khả năng cách mạng to lớn của giai cấp tiểu tư sản, chưa lối kéo được một bộ phận trung, tiểu địa chủ, tư sản dân tộc -> Chưa xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc. Câu 2: Điểm khác biệt của chính quyền Xô Viết so với chính quyền cũ trước đây là gì? Đáp án: HS phân tích được các ý cơ bản: - Chính quyền cũ- Chính quyền thực dân- Phong kiến: Chính quyền này chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp thống trị -> Mang bản chất bóc lột. - Chính quyền Xô Viết: Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động ( Về chính trị, kinh tế...) -> Mang bản chất cách mạng -> Chính quyền kiểu mới. 4. Mức độ vận dụng cao: Câu 1: Anh(chị) có nhận xét gì về phong trào cách mạng 1930-1931? Đáp án: Đây là phong trào đấu tranh đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mục tiêu: Chống đế quốc và chống phong kiến. Quy mô: Rộng khắp cả nước từ Bắc đến Nam. Lực lượng: Đông đảo quần chúng nhân dân, chủ yếu là công nhân và nông dân, có sự liên minh giữa công nhân và nông dân trong chiến đấu. Hình thức: Đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang. Kết quả: Thành lập được chính quyền Xô Viết ở một số địa phương thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Câu 2: Qua phong trào cách mạng 1930-1931, Đảng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì? Đáp án: Bài học về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất. BH về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. BH về sử dụng bạo lực cách mạng. BH về xây dựng chính quyền. IV. KẾ HOẠCH DẠY HỌC Tiết 20- Bài 23: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1935- TIẾT 1 Tiết 21 - Bài 14: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1935- Tiết 2 Hoạt động Nội dung Hình thức tổ chức PP/KT, tài liệu Thời lượng Mục tiêu Khởi động Giới thiệu khái quát về tiết học 3 phút Gây sự chú ý và hứng thú học tập cho HS trước khi tiếp cận kiến thức mới Hình thành kiến thức mới II. Phong trào cách mạng 1939-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ- Tĩnh. 2. Xô Viết Nghệ- Tĩnh. - Trên lớp - Hoạt động nhóm - Hoạt động cá nhân -Phương pháp phát vấn, thảo luận nhóm Tư liệu viết; một số hình ảnh, tư liệu trình chiếu trên máy chiếu, giấy A0 13 phút -Biết được sự thành lập và những chính sách của chính quyền Xô Viết. - Đánh giá về hoạt động và chính sách của chính quyền Xô Viết. Hình thành kiến thức mới 3. Hội nghị lần thứ nhất BCH TƯ lâm thời ĐCS Việt Nam (10.1930). -Trên lớp Hoạt động cá nhân - Hoạt động nhóm. -Phương pháp phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm, lập bảng biểu so sánh Tư liệu viết và 1 số hình ảnh minh họa, bảng biểu 15 phút -Biết được hoàn cảnh triệu tập hội nghị, nội dung cơ bản của hội nghị. - So sánh được điểm giống nhau và khác nhau của Cương Lĩnh chính trị và Luận Cương chính trị. 4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931. -Trên lớp - Cả lớp, cá nhân -Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề. Tư liệu viết 7 phút -Biết được ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931. Hoạt động luyện tập. -Trên lớp - Cả lớp, cá nhân -. - Tổ chức cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm - Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm 3 phút Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài. Hoạt động tìm tòi, sáng tạo GV yêu cầu hs về sưu tầm thêm tư liệu về đồng chí Trần Phú. Ở nhà GV giới thiệu địa chỉ tìm tư liệu V. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động : -Mục đích : Gây sự chú ý và hứng thú học tập cho HS trước khi tiếp cận kiến thức mới - Hình thức học tập: Cá nhân - Cách thức thực hiện: GV cho HS nghe ca khúc về phong trào 1930-1931, sau đó yêu cầu hs trả lời 1 số câu hỏi nhận thức. Sau khi hs trả lời, gv dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: I. Việt Nam trong những năm 1929-1933 * Mục đích : Hs hiểu được tình hình kinh tế, chính trị và xã hội nước ta trong những năm 1929-1933, từ đó rút ra được nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931. * Hình thức học tập: Chơi trò chơi “ Phản ứng nhanh”/ Cá nhân * Cách thức thực hiện: Gv cho hs tìm hiểu kiến thức trong sgk, chia lớp thành 2 đội để tham gia trò chơi. Sau khi trò chơi kết thúc thì gv yêu cầu khái quát lại tình hình KT, chính trị- xã hội, rút ra nguyên nhân bùng nổ phong trào CM 1930-1931. * Dự kiến kết quả: Hs rút ra được: 1. Tình hình kinh tế. - Khủng hoảng, suy thoái. 2. Tình hình chính trị- xã hội. - Đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt (2 mâu thuẫn cơ bản: Toàn thể dân tộc VN với Pháp và giữa nông dân và địa chủ phong kiến). - Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố sau khởi nghĩa Yên Bái. -Đảng cộng sản VN ra đời đã kịp thời nắm bắt và lãnh đạo phong trào. => Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931. II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết- Nghệ Tĩnh. 1. Phong trào cách mạng 1930-1931. * Mục đích : Giúp hs nắm được diễn biến và đặc điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930-1931 * Hình thức học tập: Thảo luận nhóm / Cá nhân * Cách thức thực hiện: Gv cho hs tìm hiểu kiến thức trong sgk, xem phim tư liệu, quan sát lược đồ. Sau đó chia lớp thành các nhóm để tóm tắt những sk chính của phong trào và từ đó rút ra nhận xét về phong trào cách mạng 1930-1931 * Dự kiến kết quả: Hs nêu được: Những nét chính về diễn biến và rút ra được nhận xét: - Phong trào có Đảng lãnh đạo. - Diễn ra trên cả nước... - Mục tiêu: Chống đế quốc, phong kiến. - Lực lượng: Đông đảo, có sự liên minh giữa công nhân và nông dân. - Hình thức: Đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang. - Kết quả: Thành lập được chính quyền XV ở 1 số địa phương thuộc NA và HT. 2. Xô Viết Nghệ- Tĩnh. * Mục đích : + Biết được sự thành lập và những chính sách của chính quyền Xô Viết. + Đánh giá về hoạt động và chính sách của chính quyền Xô Viết. * Hình thức học tập: Cá nhân/Thảo luận nhóm * Cách thức thực hiện: Gv cho hs đọc thông tin trong sgk để biết được sự ra đời của chính quyền Xô Viết, sau đó chơi trò chơi lựa chọn dữ kiện đúng dán vào vào tờ giấy Ao mà GV đã chuẩn bị sẵn về chính sách của chính quyền XV về KT, chính trị, VH- XH. Cuối cùng hs nhận xét về chính sách của chính quyền * Dự kiến kết quả: HS nêu được + Sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nghệ An: Thanh Chương, Nam Đàn, Nghi Lộc...Hà Tĩnh: Hương Khê, Can Lộc, Nghi Xuân... + Chính sách của chính quyền Xô viết : - Chính trị: Quần chúng được tự do tham gia đoàn thể cách mạng, tự do hội họp... - Kinh tế: Thi hành các biện pháp như: Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò... - Văn hóa- xã hội: Mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, trật tự trị an được giữ vững... Từ đó rút ra nhận xét: Đây là chính quyền cách mạng, chính quyền kiểu mới: Của dân, do dân, vì dân 3. Hội nghị lần thứ nhất BCH TƯ lâm thời ĐCS Việt Nam (10-1930). * Mục đích : -Biết được hoàn cảnh triệu tập hội nghị, nội dung cơ bản của hội nghị. - So sánh được điểm giống nhau và khác nhau của Cương Lĩnh chính trị và Luận Cương chính trị. * Hình thức học tập: Cá nhân/Thảo luận nhóm * Cách thức thực hiện: Gv cho hs đọc thông tin trong sgk để trình bày về hoàn cảnh triệu tập hội nghị, nội dung cơ bản của hội nghị. Sau đó Gv tổ chức hoạt động nhóm để làm bài tập so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa Cương Lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc với Luận Cương chính trị của Trần Phú * Dự kiến kết quả: HS nêu được: - Hoàn cảnh: Diễn ra vào tháng 10.1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc). - Nội dung: + Đổi tên ĐCSVN thành ĐCS ĐD. + Cử ra BCH TƯ chính thức do đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư. + Thông qua Luận Cương chính trị của Đảng do Trần Phú soạn thảo. So sánh được Luận Cương chính trị và Cương Lĩnh chính trị: - Giống nhau: (Cơ bản giống nhau): + Về đường lối chiến lược CM: Đều trải qua 2 giai đoạn: TSDQCM va CM XHCN. + Về nhiệm vụ CM: Đều đánh đổ ĐQ và PK. + Về lực lượng CM: Đều xác định công, nông là lực lượng chính của CM. + Về lãnh đạo CM: Đều xác định là giai cấp CN mà đội tiên phong là ĐCS. + Về vị trí: Đều là một bộ phận của CM thế giới. - Khác nhau: + Về nhiệm vụ CM: .Cương Lĩnh chính trị : Đánh đổ đế quốc, đánh đổ phong kiến, tư sản phản CM -> Đặt mục tiêu đánh đổ Đế Quốc - kẻ thù chính của dân tộc VN lên hàng đầu. .Luận Cương chính trị: Đánh đổ phong kiến, đánh đổ đế quốc -> Chưa thấy được mâu thuẫn cơ bản trong XH Đông Dương lúc này là giữa toàn thể ND ĐD với thực dân Pháp nên chưa Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp. 4. Ý nghĩa lịch sử và BHKN của phong trào cách mạng 1930-1931. * Mục đích : Hiểu được ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931. * Hình thức học tập: Cả lớp/ cá nhân * Cách thức thực hiện: Gv cho hs đọc thông tin trong sgk để trình bày về ý nghĩa lịch sử và rút ra bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931. * Dự kiến kết quả: HS làm rõ được: - Ý nghĩa lịch sử: + Khảng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. +Khối liên minh công nông được hình thành... + Quốc tế cộng sản công nhận ĐCS ĐD là 1 phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế cộng sản. + Để lại nhiều BHKN quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công- nông... => Là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. 3. Hoạt động luyện tập: * Mục đích : Giúp hs nắm được kiến thức cơ bản của bài * Hình thức học tập: Cả lớp/ cá nhân * Cách thức thực hiện: Gv tổ chức cho hs làm bài tập trắc nghiệm 4. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, sáng tạo: * Mục đích : - Biết được truyền thống yêu nước, đấu tranh quật khởi của cha ông trên quê hương mình. - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học sinh * Hình thức học tập: Cả lớp/ cá nhân * Cách thức thực hiện: Gv HS nêu 1 số di tích LS, 1 số người lãnh đạo phong trào đấu tranh của ND NA và HT trong thời gian này, đọc 1 bài thơ hoặc hát 1 bài hát về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. GV trình chiếu một số hình ảnh minh họa. Kết thúc tiết học GV yêu cầu hs về sưu tầm thêm tư liệu về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh ở bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh hoặc trên mạng Internet, tìm hiểu thêm về Tổng bí thư Trần Phú * Dự kiến kết quả: Hs có nêu được 1 số tích lịch sử, nhân vật lịch sử, đọc được 1 vài bài thơ, bài hát VI. GIÁO ÁN MINH HỌA: Tiết 20 - Bài 14: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1935 - Tiết 1 Ngày soạn: 1.10.2017 Ngày dạy: 3.11.2017 - tại lớp 12C1 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: - Nắm được : + Tình hình kinh tế, chính trị- xã hội VN trong những năm khủng hoảng kinh tế 1929-1933. + Diễn biến chính, kết quả phong trào cách mạng 1930-1931. Hiểu được : + Vì sao bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931. + Vì sao phong trào trong cách mạng 1930-1931, Xô Viết Nghệ Tĩnh là nơi phong trào diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt nhất. Nhận xét được : Phong trào cách mạng 1930-1931. 2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào về sự nghiệp đấu tranh vẻ vang, niềm tin vào sức sống quật cường của Đảng. Niềm tự hào về tinh thần cách mạng của cha ông. Từ đó có ý thức cố gắng vươn lên trong học tập, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, ý thức giữ gìn những giá trị lịch sử, văn hóa. 3. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, so sánh, đánh giá về phong trào cách mạng 1930-1931. 4. Hình thành năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, năng lực tự học... - Năng lực chuyên biệt: Năng lực khai thác kênh hình; năng lực xác định và giải quyết mối quan hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử; năng lực nhận xét, so sánh, phân tích, liên hệ; năng lực tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC. - Tranh ảnh trong SGK, trên máy chiếu, phim tư liệu lịch sử. - Tài liệu tham khảo trong SGV.Tham khảo thêm Đại cương Lịch sử Viết Nam, Tập III III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ. Cho Hs quan sát 3 dữ kiện: Hình ảnh Nguyễn Ái Quốc, ngày 6.1.1930, hình ảnh về Hương Cảng- Trung Quốc; Từ 3 dữ kiện đó em hãy xâu chuỗi lại và cho biết những dự kiện trên nói về sự kiện lịch sử nào? Ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó? Gợi ý: Sự kiện ĐCS VN ra đời... 2. Tổ chức hoạt động học của học sinh. 2.1. Hoạt động khởi động. GV cho HS nghe ca khúc "Tiếng hò trên đất Nghệ An", sau đó yêu cầu hs trả lời: Ca khúc đó nói về sự kiện lịch sử gì? Em biết gì về sự kiện lịch sử đó? Sau khi hs trả lời, gv dẫn dắt vào bài mới. 2.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động của thầy và trò Những kiến thức cơ bản cần nắm vững Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tình hình kinh tế và chính trị- xã hội VN. - GV yêu cầu hs đọc thông tin trong SGK mục 1 và 2 trang 90,91 trong thời gian 3 phút. Sau đó GV tổ chức trò chơi phản ứng nhanh. GV chia cả lớp làm 2 đội chơi chính và giao nhiệm vụ cho mỗi đội chơi: Có 2 gói câu hỏi: 1 gói câu hỏi về kinh tế và 1 gói câu hỏi về chính trị- xã hội. GV gọi đội trưởng của mỗi đội chơi lên bốc thăm gói câu hỏi của đội mình, đội nào bốc thăm về gói kinh tế thì sẽ trả lời trước. Mỗi gói câu hỏi sẽ có 5 câu hỏi, trả lời đúng sẽ được 10 điểm, nếu trả lời sai thì không có điểm, còn nếu trả lời chưa đầy đủ thì tùy mức độ để cho điểm. - Hình thức chơi: Mỗi đội thảo luận và sẽ cử ra 3 bạn lên bảng trả lời. Thời gian của mỗi đội chơi là 3 phút. - Cuối cùng GV cho thư ký tổng hợp đội nào nhiều điểm hơn thì đội đó sẽ thắng, Gv nhận xét và trao quà cho 2 đội chơi. Nhiệm vụ 2: Sau khi kết thúc phần chơi của 2 đội, GV yêu cầu 1 HS khái quát lại tình hình KT, chính trị- xã hội, rút ra nguyên nhân bùng nổ phong trào CM 1930-1931. - GV chốt nội dung cơ bản. Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu hs đọc thông tin mục 1 trong SGK trang 91,92,93, quan sát tranh ảnh, lược đồ phong trào CM 1930-1931, sau đó chia cả lớp làm 4 nhóm chính và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: -Nhóm 1, 2: Trình bày về diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931 theo mẫu (Thời gian, sự kiện). GV yêu cầu HS trình bày trên giấy Ao. Thời gian Sự kiện Tháng 2-4/1930 Tháng 5/1930 Tháng 6,7,8/1930 Tháng 9/1930 Nhóm 3,4 : Nhận xét về phong trào CM 1930-1931. Các nhóm trình bày kết quả làm việc trên phiếu học tập. - HS 4 nhóm làm việc và cử nhóm trưởng nhóm 1 và 3 trình bày trong 3 phút, sau đó GV yêu cầu các nhóm 2, 4 nhận xét, bổ sung cho nhóm 1, 3 - GV nhận xét kết quả làm việc của 4 nhóm, trình chiếu bảng niên biểu về diễn biến chính của phong trào CM 1930-1931 đã chuẩn bị sẵn cho HS quan sát và hoàn thiện kiến thức. Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS quan sát lược đồ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh H31trong sgk , kết hợp xem 1 đoạn phim tư liệu về Xô Viết Nghệ- Tĩnh, và Hyêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Phong trào diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt nhất là ở đâu? Kết quả to lớn mà phong trào CM 1930-1931 đạt được là gì? - Tại sao phong trào lại diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh? - HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét, chốt ý. - Sau đó GV có thể phân tích thêm cho HS thấy được: Phong trào diễn ra mạnh mẽ nhất là ở NA và HT, KQ to lớn là đã thành lập được chính quyền Xô Viết ở 1 số địa phương I. Việt Nam trong những năm 1929-1933 1. Tình hình kinh tế. - Khủng hoảng, suy thoái. 2. Tình hình chính trị- xã hội. - Đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt (2 mâu thuẫn cơ bản: Toàn thể dân tộc VN với Pháp và giữa nông dân và địa chủ phong kiến). - Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố sau khởi nghĩa Yên Bái. -Đảng cộng sản VN ra đời đã kịp thời nắm bắt và lãnh đạo phong trào. => Bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931. II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết- Nghệ Tĩnh. 1. Phong trào cách mạng 1930-1931. * Diễn biến. Thời gian Sự kiện 2-4/1930 Diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân. Mục tiêu: Chống đế quốc, phong kiến. 5/1930 Trên phạm vi cả nước diễn ra nhiều cuộc đấu tranh nhân kỷ niệm ngày QTLĐ -> Bước ngoặt phong trào. 6,7,8/1930 Tiếp tục nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân trên phạm vi cả nước. Từ tháng 9/1930 Phong trào dâng cao, nhất là ở NA và HT ... -> Chính quyền Xô Viết được thành lập ở nhiều địa phương thuộc NA và HT. * Nhận xét: - Phong trào có Đảng lãnh đạo. - Diễn ra trên cả nước... - Mục tiêu: Chống đế quốc, phong kiến. - Lực lượng: Đông đảo, có sự liên minh giữa công nhân và nông dân. - Hình thức: Đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang. - Kết quả: Thành lập được chính quyền XV ở 1 số địa phương thuộc NA và HT. 2.3. Hoạt động luyện tập: Gv củng cố kiến thức bằng 1 số câu hỏi trắc nghiệm 2.4. Hoạt động vận dụng: GV yêu cầu HS nêu 1 số di tích LS về phong trào CM 1930-1931 trên quê hương NA, 1 số người lãnh đạo phong trào đấu tranh của ND NA và HT trong thời gian này, đọc 1 bài thơ hoặc hát 1 bài hát về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. GV trình chiếu một số hình ảnh minh họa 2.5: Hoạt động tìm tòi, sáng tạo: GV yêu cầu hs về sưu tầm thêm tư liệu về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh ở bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh hoặc trên mạng Internet VI.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDay hoc chuyen de Lich su lop 12_12418380.doc
Tài liệu liên quan