Luận án Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kỹ thuật kế toán quản trị trong các doanh nghiệp miền Bắc Việt Nam - Thái Anh Tuấn

LỜI CAM ĐOAN. i

MỤC LỤC . ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . v

DANH MỤC BẢNG BIỂU . vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ. viii

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 5

1.1. Các nghiên cứu về tình trạng áp dụng kỹ thuật kế toán quản trị trong

các DN . 7

1.2. Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng áp dụng

kỹ thuật kế toán quản trị. 19

1.3. Kết luận về các công trình nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu . 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 31

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ. 32

2.1. Quá trình phát triển của kế toán quản trị. 32

2.2. Các kỹ thuật kế toán quản trị . 34

2.2.1. Định nghĩa . 34

2.2.2. Các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định . 36

2.2.3. Các kỹ thuật hạch toán chi phí . 39

2.2.4. Hệ thống thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động . 42

2.2.5. Các loại dự toán . 45

2.2.6. Các kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược . 48

2.3. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu kế toán quản trị . 52

2.3.1. Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) . 52

2.3.2. Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory) . 54

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 56

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 57

3.1. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu . 57iii

3.2. Phương pháp và quy trình nghiên cứu . 60

3.3. Lựa chọn các biến trong mô hình nghiên cứu . 62

3.3.1. Lựa chọn các biến độc lập . 63

3.3.2. Thang đo các biến độc lập . 65

3.3.3. Lựa chọn các biến phụ thuộc . 67

3.4. Xây dựng bảng hỏi . 69

3.5. Chọn mẫu và cỡ mẫu . 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 71

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN . 72

4.1. Đặc điểm của các DN Việt Nam và mô tả mẫu nghiên cứu . 72

4.1.1. Một số đặc điểm của các DN Việt Nam và các DN Miền Bắc Việt Nam . 72

4.1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu . 76

4.2. Tình trạng áp dụng một số kỹ thuật kế toán quản trị trong các DN miền

Bắc Việt Nam . 77

4.2.1. Tình trạng áp dụng một số kỹ thuật hạch toán chi phí . 77

4.2.2. Tình trạng áp dụng các loại dự toán . 79

4.2.3. Mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động. 81

4.2.4. Sử dụng các kỹ thuật phân tích thông tin để ra quyết định . 86

4.2.5. Tình trạng áp dụng các kỹ thuật KTQTCL . 89

4.3. Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kỹ thuật KTQT trong các DN

miền Bắc Việt nam . 90

4.4. Kiểm định tương quan giữa các nhân tố với các kỹ thuật KTQT . 93

4.4.1. Kiểm định độ tin cậy . 93

4.4.2. Phân tích nhân tố. 94

4.4.3. Kiểm định tương quan giữa các nhân tố với các kỹ thuật KTQT . 96

4.4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính . 101

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4. 119

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 120

5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu . 120

5.1.1. Tình trạng áp dụng các kỹ thuật KTQT trong các DN miền Bắc Việt Nam . 120

5.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kỹ thuật KTQT trong các doanh

nghiệp miền Bắc Việt Nam . 127iv

5.2. Một số khuyến nghị và giải pháp góp phần tăng cường áp dụng các kỹ

thuật KTQT trong các DN Việt Nam . 135

5.2.1. Các khuyến nghị. 135

5.2.2. Một số giải pháp góp phần tăng cường áp dụng các kỹ thuật KTQT trong

các DN Việt Nam . 136

5.2.3. Điều kiện thực hiện . 138

5.3. Các hạn chế và khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo . 139

5.3.1. Các hạn chế của nghiên cứu. 139

5.3.2. Gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo . 140

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5. 141

KẾT LUẬN . 142

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ . 143

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 144

Phụ lục 1. Phiếu xin ý kiến chuyên gia. 162

Phụ lục 2. Phiếu khảo sát. 165

Phụ lục 3. Kết quả phân tích độ tin cậy . 169

Phụ lục 4. Kết quả phân tích nhân tố . 172

Phụ lục 5. Kiểm định độ tin cậy của các biến phân quyền: . 177

Phụ lục 6. Các biểu đồ phân bố p

pdf191 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kỹ thuật kế toán quản trị trong các doanh nghiệp miền Bắc Việt Nam - Thái Anh Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CVP D Ra quyết định 11 Phân tích chênh lệch dự toán D Ra quyết định 12 Chi phí chuẩn và phân tích chênh lệch P Đánh giá 13 Các thước đo tài chính P Đánh giá 14 Các thước đo phi tài chính P Đánh giá 15 Dự báo dài hạn S Chiến lược 16 Dự toán vốn (Payback, ROI) S Chiến lược 17 Dự toán vốn (NPV, IRR) S Chiến lược 18 Chi phí theo chuỗi giá trị S Chiến lược 19 Bảng điểm cân bằng S Chiến lược 20 Hạch toán chi phí theo vòng đời S Chiến lược Ghi chú: B (Budgeting); C (Costing); D (Decision); P (Performance); S (Strategy). Bảng 3.2. Các kỹ thuật không được lựa chọn TT Phương pháp/kỹ thuật Lý do 1 Dự toán cho kiểm soát chi phí Không phải là 1 kỹ thuật riêng 2 Dự toán linh hoạt Đã thể hiện qua các dự toán 3 Dự toán theo hoạt động Chưa được giới thiệu ở Việt Nam 4 Giá thành theo chi phí đầy đủ Tất cả các DN đều buộc phải sử dụng 5 Kế toán trách nhiệm Các DN chưa hiểu rõ phương pháp này 6 Lợi nhuận kiểm soát được Chưa được giới thiệu ở Việt Nam 7 Giá trị kinh tế gia tăng hoặc thu nhập còn lại Chưa được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam 8 Tính toán chi phí sử dụng vốn Không phải là kỹ thuật KTQT 9 Định giá chuyển giao nội bộ Quy mô nhỏ, ít áp dụng 10 JIT Không phải là kỹ thuật KTQT 11 TQM Không phải là kỹ thuật KTQT 12 ABM Không phải là kỹ thuật KTQT 69 3.4. Xây dựng bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế dựa trên các câu hỏi khảo sát đã được một số tác giả sử dụng trước đây như: Chenhall và Langfield-Smith, 1998; Wijewardena, 1999; Joshi, 2001; Hyvonen, 2005; Ahmad, 2012; Yalcin, 2012. Đây là cách được nhiều nghiên cứu thực hiện (Yalcin, 2012; Ahmad, 2012). Quy trình xây dựng bảng hỏi được thực hiện như sau: Lựa chọn các câu hỏi phù hợp với các biến trong mô hình nghiên cứu. Dịch các câu hỏi từ tiếng Anh sang tiếng Việt để xây dựng bảng hỏi tiếng Việt. Chỉnh sửa các câu hỏi trong bảng hỏi tiếng việt để phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ và ngữ cảnh Việt Nam. Nội dung bảng hỏi gồm các phần sau: Phần giới thiệu: Trình bày mục đích, ý nghĩa nghiên cứu, mời tham gia khảo sát và cam kết về mục đích sử dụng và bảo mật thông tin đối với người trả lời. Phần 1. Thông tin chung về DN và người trả lời. Các câu hỏi về DN bao gồm các thông tin phục vụ cho phân loại và đánh giá quy mô DN thông qua số lượng lao động sử dụng, lĩnh vực hoạt động (sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ, đa ngành). Các DN hoạt động từ 2 lĩnh vực trở lên được phân loại là DN đa ngành. Phần 2: Khảo sát tình trạng áp dụng KTQT trong DN Phần này bao gồm các câu hỏi được thiết kế phục vụ cho việc đánh giá tình trạng của việc áp dụng KTQT trong các DN để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất. Người trả lời căn cứ vào tình hình thực tế của công ty để trả lời tương ứng với mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với câu hỏi. Phần 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kỹ thuật KTQT trong DN Phần này gồm các câu hỏi thu thập thông tin để đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đến tình trạng áp dụng các kỹ thuật KTQT. Các biến độc lập được lựa chọn dựa trên các mô hình nghiên cứu trước đây gồm: Áp lực cạnh tranh, mức độ phân quyền, tình trạng áp dụng CNTT trong DN, mức độ quan tâm của NQT đến KTQT và trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán. Bảng hỏi sẽ được khảo sát thử nghiệm tại 50 DN để hiệu chỉnh câu hỏi và nội dung sau đó sẽ gửi đi khảo sát chính thức thông qua bưu điện, thư điện tử, email gửi link để các DN trả lời trực tuyến trên website https://docs.google.com/forms. 70 3.5. Chọn mẫu và cỡ mẫu Xác định cỡ mẫu là một trong những nội dung quan trọng của nghiên cứu định lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Có nhiều cách để xác định cỡ mẫu. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), quy mô mẫu nghiên cứu khi phân tích hồi quy đa biến (MLR) phụ thuộc vào các yếu tố như mức ý nghĩa, độ mạnh của phép kiểm định, số lượng biến độc lập. Hair et al., (2014) cho rằng, quy mô mẫu tối thiểu để áp dụng các công cụ thống kê phải là 30 quan sát. Theo Nguyễn Văn Thắng (2015) quy mô mẫu tương đối phù hợp cho phân tích thống kê phải hơn 100 quan sát (Thắng, 2015a). Công thức kinh nghiệm dùng để tính cỡ mẫu cho phân tích MLR là n ≥ 50 + 8p, trong đó p là số lượng biến độc lập. Nghiên cứu này sử dụng 5 biến độc lập, do vậy nếu tính theo công thức này, quy mô mẫu tối thiểu phải đạt 90 quan sát. Theo Nguyễn Văn Thắng (Thắng), nếu quy mô của tổng thể lớn và không biết chính xác thì cỡ mẫu được xác định theo công thức: n = z2( p*(1- p) e2 Trong đó: n = là cỡ mẫu z = giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1,96) p = là ước tính tỷ lệ % của tổng thể (thường được ước tính là 50% là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể). e = sai số cho phép (+-3%, +-4%,+-5%...). Nếu độ tin cậy là 95% thì quy mô mẫu nghiên cứu tính được theo công thức trên là 384 quan sát với tổng thể trên 10 triệu (Thắng, 2015b). Theo cách tính trên, nghiên cứu này sẽ phải sử dụng 384 quan sát. 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong chương 3, tác giả đã giới thiệu về phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu của mình, cụ thể: - Tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết và tham khảo các nghiên cứu đã được thực hiện để xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính được sử dụng để lựa chọn các biến trong mô hình nghiên cứu và thang đo. Nghiên cứu định lượng gồm 2 phần: nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Mục đích của nghiên cứu định lượng sơ bộ là nhằm tìm ra những điểm chưa phù hợp của câu hỏi khảo sát và đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức được thực hiện để thu thập dữ liệu phục vụ cho phân tích định lượng. Bảng hỏi sau khi được điều chỉnh sẽ được gửi đến cho các DN trong mẫu khảo sát để thu thập dữ liệu. Các dữ liệu sau khi thu được sẽ được làm sạch để sử dụng cho phân tích nhân tố, phân tích tương quan và kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 22. - Quy trình nghiên cứu gồm 2 bước là nghiên cứu sơ bộ để hiệu chỉnh bảng hỏi và thang đo, nghiên cứu chính thức để thu thập dữ liệu phục vụ cho phân tích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Tham khảo các nghiên cứu đã được thực hiện, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, sử dụng các thang đo của các công trình nghiên cứu trước đó để thiết kế phiếu khảo sát. Các biến trong mô hình nghiên cứu được lựa chọn trên cơ sở phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia. Cỡ mẫu được tính toán dựa trên kinh nghiệm và phương pháp tính của các chuyên gia. Phiếu khảo sát được gửi cho các DN để thu thập dữ liệu. Số lượng mẫu tối thiểu cần thu thập cho nghiên cứu này là 384 phiếu. 72 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của các DN Việt Nam và mô tả mẫu nghiên cứu 4.1.1. Một số đặc điểm của các DN Việt Nam và các DN Miền Bắc Việt Nam Theo số liệu thống kê, đến thời điểm 31/12/2016 cả nước có hơn 505 ngàn DN đang hoạt động. Trong đó DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn (96,7%, tương đương với hơn 488 ngàn DN). Các DN nhà nước chỉ chiếm tỷ lệ 0,5% (2662 DN). Phần còn lại 2,8% là các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Sơ đồ 4.1. Cơ cấu các DN trong nền kinh tế Trong số các DN đang hoạt động tại Việt Nam, tổng số các DN thuộc khu vực Miền Bắc Việt Nam đang hoạt động là 236.580 DN, chiếm 46,7% tổng số DN cả nước (Niên giám thống kê, 2017). Tại thời điểm thống kê (tháng 12/2016), các DN Miền Bắc Việt Nam đang sử dụng gần 7 triệu lao động, chiếm 49,3% tổng số hơn 14 triệu lao động đang làm việc trong các DN cả nước (Niên giám thống kê, 2017). 0,5% 96,7% 2,8% Cơ cấu các DN trong nền kinh tế DN nhà nước DN NQD DN có vốn ĐTNN 73 Về lĩnh vực hoạt động: Các DNVN hoạt động chủ yếu trong các ngành dịch vụ,thương mại (39,53%). Đứng thứ hai là các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xây dựng chiếm 27,85%. Đứng thứ 3 là các DN vận tải, kho bãi (chiếm 6,13%). Các DN còn lại hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau với tỷ lệ không quá 3% số DN cả nước. Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu các DN theo lĩnh vực kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh Số DN Tỷ lệ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 4.447 0,88% Khai khoáng 2.702 0,53% Chế biến, chế tạo 75.351 14,92% Sản xuất điện, nước, khí ga, điều hòa không khí 1.311 0,26% Cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải 1.703 0,34% Xây dựng 65.306 12,93% Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy 199.643 39,53% Vận tải, kho bãi 30.969 6,13% Dịch vụ lưu trú và ăn uống 18.717 3,71% Thông tin và truyền thông 11.155 2,21% Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 2.450 0,49% Bất động sản 11.591 2,29% Dịch vụ tư vấn luật, kế toán, kiểm toán 45.431 9,00% Khác 34.283 6,79% Tổng cộng 505.059 100,00% Nguồn: Niên giám thống kê 2017 Về vốn kinh doanh: Theo số liệu niên giám thống kê, tổng số vốn của các DN miền Bắc Việt nam là hơn 10 triệu tỷ đồng, chiếm 39,6% tổng số vốn của các DN cả nước (hơn 26 tiệu tỷ đồng), doanh thu thuần của các DN đạt hơn 17 triệu tỷ đồng, trong đó các DN ngoài quốc doanh đạt doanh thu gần 10 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ các DN có lãi trong năm 2016 là 47,3% với hiệu suất sinh lời trên vốn là 2,7% hệ số quay vòng vốn đạt 0,69 lần thấp hơn hệ số 0,7 của năm 2015 (Niên giám thống kê, 2017). 74 Bảng 4.2. Quy mô DN theo số lao động Quy mô DN theo số lao động (người) Tổng cộng Dưới 10 Từ 10-199 Từ 200-300 300-1000 trên 1000 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Cả nước 354.413 70,1% 141.021 27,9% 3.281 0,6% 4.737 0,9% 1.907 0,4% 505.359 Đồng bằng sông Hồng 103.677 65,4% 51.626 32,6% 1.086 0,7% 1.594 1,0% 522 0,3% 158.505 Trung du và MNPB 10.632 54,2% 8.405 42,9% 230 1,2% 268 1,4% 79 0,4% 19.614 Bắc Trung Bộ 37.912 64,9% 19.494 33,3% 384 0,7% 542 0,9% 127 0,2% 58.459 Cộng 152.221 64,3% 79.525 33,6% 1.700 0,7% 2.404 1,0% 728 0,3% 236.578 Tỷ lệ 43,0% 56,4% 51,8% 50,7% 38,2% 46,8% Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê 2017 75 Số liệu của bảng này cho thấy hơn 70% các DN trong cả nước có quy mô nhỏ sử dụng dưới 10 lao động. Các DN miền Bắc Việt nam chiếm 64,3% là các DN quy mô nhỏ sử dụng dưới 10 lao động chiếm 43% số lượng các DN cùng quy mô trong cả nước và phân bố khá đều trong các khu vực. Các DN sử dụng từ 10 đến dưới 200 lao động chiếm 27,9% số DN trong cả nước. Các DN miền Bắc Việt nam trong nhóm này chiếm 56,4% các DN cùng nhóm trong cả nước và chiếm 33,6% tổng số các DN miền Bắc Việt nam. Tổng số các DN sử dụng trên 200 người trong cả nước chỉ chiếm 2% tổng số các DN cả nước. Các DN miền Bắc Việt nam có quy mô trên 200 lao động cũng chỉ chiếm 2% trong tổng số các DN trong khu vực và chiếm 48,7% số các DN cùng quy mô trong cả nước. Như vậy, có thể kết luận theo tiêu chí phân loại DN tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ, đa số các DN Việt Nam nói chung và các DN miền Bắc Việt nam nói riêng là các DN có quy mô vừa và nhỏ (sử dụng dưới 200 lao động). Số DN sử dụng từ 200 lao động trở lên chỉ chiếm 2% tổng số DN trong khu vực. Hiệu quả kinh doanh: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các DN trên cả nước khá thấp so với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các DN trong một số ngành như nông nghiệp và các dịch vụ liên quan, khai khoáng và sản xuất đồ uống. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các DN này đạt cao nhất trong năm 2010 là 24,48% và giảm dần trong các năm sau. Bảng 4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của DN (%) 2010 2013 2014 2015 2016 Cả nước 4,53 3,91 4,04 3,63 3,99 Đồng bằng sông Hồng 3,86 4,53 4,04 3,15 3,2 Trung du và MNPB 0,74 0,96 3,01 3,93 5,54 Bắc Trung Bộ 2,32 1,24 1,36 2,2 2,2 Nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp 21,89 9,31 5,93 7,06 4,03 Khai khoáng 24,48 19,01 26,1 7,34 7,41 Sản xuất đồ uống 14,36 13,25 13,48 14,63 17,37 Nguồn: Niên giám thống kê 2017 Trình độ công nghệ: Đối với các DN chế biến, chế tạo việc phân loại theo trình độ công nghệ cho thấy các DN sản xuất có công nghệ thấp vẫn chiếm tỷ trọng 76 lớn trên 50%. Các DN sử dụng công nghệ cao chỉ chiếm hơn 10%. Sự thay đổi công nghệ của các DN theo thời gian trong giai đoạn thống kê không đáng kể. Số lượng các DN sử dụng công nghệ trung bình và thấp tăng nhanh hơn so với số lượng các DN sử dụng công nghệ cao. Bảng 4.4. Cơ cấu các DN chế biến, chế tạo phân loại các DN theo trình độ công nghệ (%) Nhóm ngành 2010 2013 2014 2015 2016 Công nghệ cao 11,40 11,72 12,37 12,68 12,72 Công nghệ trung bình 29,95 30,92 30,32 30,52 31,70 Công nghệ thấp 58,65 57,36 57,31 56,80 55,58 Cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Niên giám thống kê 2017 4.1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu Số phiếu khảo sát nhận được 483, sau khi làm sạch, loại bỏ các phiếu trả lời trùng, các phiếu bỏ trống quá nhiều câu hỏi không sử dụng được và các phiếu trả lời không phù hợp, có nhiều mâu thuẫn, v.v còn lại 437 phiếu được mã hóa và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 22. Kết quả phân tích thu được như sau: Bảng 4.5. Đặc điểm các DN trả lời khảo sát Các đặc điểm Số lượng Tỷ lệ Lĩnh vực kinh doanh Dịch vụ 26 5,9 Đa ngành 60 13,7 Sản xuất 76 17,4 Thương mại 97 22,2 Xây dựng 178 40,7 Tổng 437 100,0 Số lao động Dưới 100 người 252 57,7 Từ 100 đến 300 người 90 20,6 Từ 301 đến 500 người 39 8,9 Từ 501 đến 1000 người 28 6,4 Trên 1000 người 28 6,4 Tổng 437 100,0 77 Lĩnh vực kinh doanh: Các DN trả lời khảo sát được chia thành 5 lĩnh vực kinh doanh: sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và đa ngành. Trong đó, các DN đa ngành là những DN có hoạt động chính từ 2 ngành nghề trở lên như sản xuất và xây dựng, thương mại và dịch vụ hoặc xây dựng và thương mại, v.v Bảng 4.5 cho thấy trong số các DN trả lời khảo sát, DN xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất (40%), tiếp theo là DN thương mại (22,2%) và thấp nhất là các DN dịch vụ (26 DN, chiếm 5,9%). Quy mô DN: Luận án sử dụng tiêu chí số lao động để phân loại quy mô DN, đây là cách phân loại được một số tác giả như (Szychta 2002), (Halbouni, 2014) sử dụng. Theo cách phân loại này, các DN có quy mô nhỏ dưới 100 người chiếm tỷ lệ cao nhất (57,7%), tiếp đến là các DN có số lượng lao động từ trên 100 người đến 300 người (20,6%). Các DN có từ 501 đến 1.000 người và trên 1.000 người chiếm tỷ lệ như nhau (6,4%). Địa phương đóng trụ sở của DN: Các DN trả lời khảo sát nằm rải rác tại các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc Việt nam, đông nhất là Hà Nội, chiếm 69,6%, ít nhất là các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai và Lạng Sơn, mỗi tỉnh chỉ có 1 DN trả lời khảo sát. 4.2. Tình trạng áp dụng một số kỹ thuật kế toán quản trị trong các DN miền Bắc Việt Nam Các kỹ thuật KTQT được khảo sát là những kỹ thuật đã được giảng dạy trong các trường đại học ở Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy tình trạng áp dụng một số kỹ thuật KTQT trong các DNBVN như sau: 4.2.1. Tình trạng áp dụng một số kỹ thuật hạch toán chi phí Tình trạng áp dụng các kỹ thuật hạch toán chi phí của các DN thuộc các lĩnh vực khác nhau có sự khác nhau đáng kể, biểu hiện cụ thể ở bảng 4.6 Bảng 4.6. Tình hình áp dụng thường xuyên một số phương pháp hạch toán chi phí theo lĩnh vực hoạt động Lĩnh vực Tính giá thành theo CPBĐ Chi phí mục tiêu ABC Số DN % Số DN % Số DN % Xây dựng 38 21,3 44 24,7 16 9,0 Sản xuất 26 34,2 13 17,1 4 5,3 Thương mại 15 15,5 15 15,5 1 1,0 Dịch vụ 11 42,3 7 26,9 4 15,4 Đa ngành 24 40,0 6 10,0 2 3,3 Chung 114 26,1 85 19,5 27 6,2 78 Phương pháp hạch toán giá thành theo chi phí biến đổi trong các DN được khảo sát nhìn chung đều rất thấp. Tính chung các DN khảo sát, tỷ lệ này đạt 26,1%. Nhóm các DN có tỷ lệ áp dụng cao là các DN dịch vụ (42,3%) và các DN đa ngành (40,0%), thấp hơn là các DN sản xuất (34,2%). Các DN xây dựng và thương mại có tỷ lệ khá thấp (21,3 và 15,5%). So với kết quả của một số nghiên cứu trước đó, tỷ lệ các DNBVN áp dụng phương pháp tính giá thành theo chi phí biến đổi tương đối thấp 26,1% so với 70% các DN Trung Quốc (Firth, 1996) hoặc 52% trong các DN Malaysia (Ahmad, 2012) và 50% các DN ở Ấn Độ và Thái Lan (Joshi, 2001; PhadoongSitthi, 2003). Đối với phương pháp hạch toán chi phí theo mục tiêu, các DN dịch vụ và xây dựng có tỷ lệ áp dụng trên trung bình (lần lượt là 26,9 và 24,7%). Các DN còn lại đều có tỷ lệ áp dụng thấp hơn mức bình quân chung là 19,5%. So với một số nước, tỷ lệ áp dụng phương pháp hạch toán chi phí theo mục tiêu ở các DNBVN là rất thấp. Tại Nhật Bản, tỷ lệ các DN áp dụng phương pháp hạch toán chi phí theo mục tiêu trong nghiên cứu của Larino (1995) là 88%, tỷ lệ này trong nghiên cứu của Joshi tại Ấn Độ là 32% (Joshi, 2001). Kỹ thuật chi phí mục tiêu được các DN Úc sử dụng đạt tỷ lệ 38% trong nghiên cứu của Chenhall và Langfield-Smith (1998). Tỷ lệ này ở Ý và Anh lần lượt là 15% (Cinquini et al., 1999), 25% (Abdel-Kader, 2006). Hạch toán chi phí theo hoạt động (ABC) là phương pháp hạch toán chi phí tương đối mới ở Việt Nam, thêm vào đó việc áp dụng phương pháp này tương đối khó và tốn kém, do vậy các DNBVN áp dụng phương pháp này theo tỷ lệ thấp là điều dễ hiểu. Tỷ lệ áp dụng chung của các DN là 6,2%. Theo lĩnh vực kinh doanh, các DN thương mại có tỷ lệ áp dụng thấp nhất (1,0%) tiếp theo là các DN đa ngành (3,3%). Các DN dịch vụ vẫn có tỷ lệ áp dụng cao hơn (15,4%). Tuy nhiên, có thể người trả lời khảo sát cho rằng các DN dịch vụ thường có nhiều hoạt động khác nhau nên chi phí kinh doanh được hạch toán theo từng hoạt động thay vì hiểu đúng là chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các đối tượng hạch toán chi phí theo các hoạt động làm phát sinh chi phí sản xuất chung. So với tỷ lệ áp dụng phương pháp hạch toán chi phí theo hoạt động trong một số nghiên cứu trước có thể thấy tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ 6,0% áp dụng trong các DN Phần Lan trong nghiên cứu của Lukka và Granlund (1996) và tỷ lệ 14% trong các DN Bỉ (Bruggeman et al., 1996). Các nước có tỷ lệ áp dụng phương pháp này từ 20% trở lên bao gồm Ấn độ 20% (Joshi, 2001), Thụy điển 25% (Ask et al., 1996). Các nước áp dụng phương pháp này ở tỷ lệ cao trên 50% gồm Mỹ 54% (Krumwiede, 1998) và Úc 56% (Chenhall và Smith, 1998). Tại Úc, kết quả 79 nghiên cứu cũng rất khác nhau. Trong khi kết quả nghiên cứu của Chenhall và Smith (1998) thu được tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC là 56% thì trước đó 1 năm, nghiên cứu của Nguyen và Brooks (1997) tỷ lệ áp dụng trong các DN Úc chỉ là 12,5% trong số 120 DN trả lời (trích qua Joshi, 2001). Tình trạng áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí cũng có sự khác nhau giữa các nhóm DN, cụ thể ở bảng 4.7 (với điểm 5 là cao nhất). Bảng 4.7. Mức độ áp dụng một số phương pháp hạch toán chi phí theo lĩnh vực hoạt động Tính giá thành theo CPBĐ Chi phí mục tiêu ABC Xây dựng 2,6975 3,2933 1,3596 Sản xuất 2,9444 2,7500 1,2105 Thương mại 2,0753 2,3676 1,0412 Dịch vụ 3,0385 2,9000 1,6154 Đa ngành 2,7333 2,3091 1,1333 Chung 2,6189 2,7256 1,2471 Bảng trên cho thấy cả 3 phương pháp hạch toán chi phí đều được các DNBVN áp dụng ở mức thấp hơn trung bình. Tình trạng áp dụng tính giá thành theo chi phí biến đổi trong các DN đều thấp. Mức bình quân chung của các DN được khảo sát là 2,61. Cao nhất là các DN dịch vụ với mức trung bình là 3,03; các nhóm còn lại đều thấp hơn 3,0. Đối với phương pháp hạch toán chi phí theo mục tiêu, ngoài các DN xây dựng có mức độ hạch toán ở mức cao nhất (3,29) so với mức trung bình chung là 2,73 các DN còn lại đều có tình trạng áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí ở mức thấp hơn trung bình. Đặc biệt, tình trạng áp dụng phương pháp hạch toán chi phí theo hoạt động trong các DN chỉ cao hơn 1,0 (không áp dụng) không đáng kể. 4.2.2. Tình trạng áp dụng các loại dự toán Kết quả khảo sát việc sử dụng dự toán phục vụ cho kiểm soát và đánh giá hoạt động của các DNBVN thu được kết quả như sau: 80 Bảng 4.8. Tình hình áp dụng các loại dự toán của các DN Lĩnh vực hoạt động Dự toán Tiêu thụ Sản xuất Mua Tiền BCTC Số DN % Số DN % Số DN % Số DN % Số DN % Xây dựng 94 52,8 178 100,0 116 65,2 102 57,3 82 46,1 Sản xuất 34 44,7 39 51,3 40 52,6 39 51,3 33 43,4 Thương mại 44 45,4 6 6,2 45 46,4 47 48,5 37 38,1 Dịch vụ 10 38,5 4 15,4 12 46,2 17 65,4 11 42,3 Đa ngành 32 53,3 25 41,7 35 58,3 25 41,7 19 31,7 Chung 214 49,0 252 57,7 248 56,8 230 52,6 182 41,6 Bảng trên cho thấy, tính trên tổng số DN trả lời, tỷ lệ các DN xây dựng có tỷ lệ áp dụng các loại dự toán cao hơn hẳn so với các DN hoạt động trong các lĩnh vực khác. Cụ thể, 100% DN xây dựng áp dụng các loại dự toán sản xuất, 65,2% DN áp dụng dự toán mua; 52,8% DN xây dựng áp dụng các loại tiêu thụ, 57,3% DN áp dụng dự toán tiền và 46,1% DN áp dụng BCTC. Các DN sản xuất có tỷ lệ áp dụng các loại dự toán cao thứ hai sau các DN xây dựng. Tỷ lệ áp dụng các loại dự toán của các DN sản xuất đạt từ 43,4 đến 51,3%. Trong đó tỷ lệ áp dụng dự toán sản xuất và dự toán tiền đạt tỷ lệ cao nhất là 51,3%. Các DN thương mại có tỷ lệ áp dụng các loại dự toán đều dưới 50%. Các DN dịch vụ có tỷ lệ áp dụng dự toán tiền cao nhất đạt 65,4%. Các loại dự toán còn lại đều có tỷ lệ đạt thấp dưới 50%, thấp hơn so với tỷ lệ trung bình chung của các DN trả lời khảo sát. Tương tự, như các DN dịch vụ, các DN đa ngành ngoài hai loại dự toán có tỷ lệ áp dụng cao hơn bình quân chung là dự toán dự toán tiêu thụ và dự toán mua, các dự toán còn lại đều thấp hơn tỷ lệ bình quân chung. So với kết quả nghiên cứu trước đây, tỷ lệ các DN sử dụng dự toán phục vụ cho kiểm soát và đánh giá hoạt động trong các DNBVN tương đối cao. Chẳng hạn, trong nghiên cứu của Ahmad (2012), tỷ lệ áp dụng dự toán của các DN Malaysia chỉ vào khoảng 70%. Trong đó dự toán tiêu thụ được sử dụng với tỷ lệ cao nhất là 73%, dự toán mua hàng được áp dụng với tỷ lệ 71%. 81 Bảng 4.9. Mức độ sử dụng các loại dự toán theo lĩnh vực hoạt động Lĩnh vực hoạt động Loại dự toán Xây dựng Sản xuất Thương mại Dịch vụ Đa ngành Chung Tiêu thụ 3,3879 3,2308 2,9551 2,9600 3,0667 3,1931 Sản xuất 4,3708 3,4833 1,2468 1,5909 2,7500 3,2317 Mua hàng 3,7500 3,4462 3,0225 3,2800 3,2667 3,4361 Tiền 3,6087 3,4219 3,0889 3,6400 3,1000 3,3875 BCTC 3,3540 3,1970 2,7778 3,2500 2,9333 3,1297 Bảng 4.9 tổng hợp mức độ sử dụng dự toán theo thang điểm trung bình (sử dụng thang điểm từ 1 đến 5 với 5 là cao nhất). Số liệu trong bảng cho thấy các DN xây dựng và sản xuất có mức độ lập các loại dự toán cao hơn (thường xuyên hơn) so với mức bình quân chung và so với các DN thuộc các lĩnh vực khác. Tuy nhiên mức độ cũng chỉ ở mức trên trung bình (xung quanh 4 điểm). Các DN sản xuất áp dụng dự toán ở mức độ thấp hơn (từ 3,2 đến dưới 3,5 điểm). Các DN thương mại lập dự toán ở mức độ khá thấp (dưới 3 điểm) so với bình quân chung. 4.2.3. Mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động được nghiên cứu gồm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính. Các chỉ tiêu tài chính gồm: lợi nhuận ròng, lợi tức đầu tư (ROI), tỷ lệ lợi nhuận thực tế so với dự toán, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, dòng tiền và doanh thu trên một lao động. Đây là những chỉ tiêu đã được các tác giả như Drury và Tayles (1993); Chenhall and Langfield-Smith (1998); Joshi (2001); Gomes et al. Carlos, Mahmoud et al. (2004); Abdel-Kader và Luther Abdel-Kader (2006); AbdelMaksoud et al. (2008) và Ahmad Ahmad (2012) sử dụng. Kết quả nghiên cứu thu được tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động của các DN theo từng lĩnh vực hoạt động được trình bày trong bảng 4.10. Số liệu của bảng 4.10 cho thấy, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận ròng được áp dụng 100% trong các DN, tỷ lệ bình quân chung các chỉ tiêu còn lại đạt từ 40 đến 50%. Chỉ tiêu doanh thu trên một lao động có tỷ lệ sử dụng thấp nhất là 16,9%. Ngoài chỉ tiêu doanh thu trên một lao động có tỷ lệ áp dụng thấp trong tất cả các DN, các DN dịch vụ có tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động cao nhất. Tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động trong các DN dịch vụ đều cao hơn bình quân chung với tỷ lệ từ 50% trở lên. 82 Bảng 4.10. Tỷ lệ sử dụng các chỉ tiêu tài chính trong đánh giá hoạt động Lĩnh vực hoạt động Chỉ tiêu Xây dựng Sản suất Thương mại Dịch vụ Đa ngành Chung Số DN % Số DN % Số DN % Số DN % Số DN % Số DN % Lợi nhuận ròng 178 100,0 76 100,0 97 100,0 26 100,0 60 100,0 437 100,0 Lợi tức đầu tư (ROI) 87 48,9 32 42,1 31 32,0 14 53,8 26 43,3 190 43,5 Tỷ lệ lợi nhuận thực tế so với dự toán 84 47,2 32 42,1 32 33,0 14 53,8 21 35,0 183 41,9 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 97 54,5 32 42,1 48 49,5 14 53,8 32 53,3 229 52,4 Dòng tiền 80 44,9 38 50,0 38 39,2 13 50,0 27 45,0 192 43,9 Doanh thu trên một lao động 31 17,4 19 25,0 7 7,2 5 19,2 12 20,0 74 16,9 Đứng thứ hai trong việc áp dụng các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_anh_huong_cua_cac_nhan_to_den_viec_ap_dung_ky_thuat.pdf
Tài liệu liên quan