Luận án Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ XX

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỞ ĐẦU .1

1. Lí do chọn đề tài .1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

2.1. Đối tượng nghiên cứu.2

2.2. Phạm vi nghiên cứu .2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.3

3.1. Mục đích nghiên cứu .3

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.3

4. Phương pháp nghiên cứu.3

5. Đóng góp mới của luận án.5

6. Cấu trúc của luận án.5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ

NGHIÊN CỨU .6

1.1. Cơ sở lí thuyết của đề tài .6

1.1.1. Một số vấn đề lí thuyết về tôn giáo và mối liên hệ giữa tôn giáo với thơ ca.6

1.1.2. Một số vấn đề lí thuyết về cảm hứng sáng tạo trong văn học và cảm hứng tôn

giáo trong thơ .13

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.18

1.2.1. Những nghiên cứu chung về cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ XX

.18

1.2.2. Những nghiên cứu về cảm hứng tôn giáo trong thơ các tác giả tiêu biểu thế

kỷ XX.22

Tiểu kết chương 1.35

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ TIẾP NỐI VÀ CÁC CHẶNG ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG CỦA

CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ VIỆT NAM THẾ KỶ XX.36

2.1. Cơ sở lịch sử - xã hội, văn hóa - văn học của cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt

Nam thế kỷ XX .36

2.1.1. Nhận thức về tôn giáo của người Việt Nam .36iv

2.1.2. Sự tiếp nối truyền thống văn học dân tộc.38

2.1.3. Tiền đề lịch sử - xã hội làm nảy nở cảm hứng tôn giáo ở các nhà thơ Việt Nam

thế kỷ XX .42

2.1.4. Sự tiếp thu ảnh hưởng tôn giáo ở các nhà thơ .46

2.2. Các chặng đường vận động của cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ

XX .55

2.2.1. Cảm hứng Phật giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ XX .56

2.2.2. Cảm hứng Ki tô giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ XX .60

2.2.3. Một số cảm hứng tôn giáo khác trong thơ Việt Nam thế kỷ XX .67

Tiểu kết chương 2.66

pdf171 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đẽ, thơm tho: Hào quang vây riết điềm chiêm bao/ Chúa hiện ra trong điệu nhạc nào/ Đầy rẫy no nê nguồn sáng láng/ Rất nên trăng ngọc với sao vàng (Xuân như ý - Hàn Mặc Tử), Dõi tìm theo dấu hừng đông/ Kìa ai giặt áo ven sông nở vàng/ Vàng trôi vàng rủ nhau sang/ Ngước lên sáng rực trường giang một màu (Thiếu phụ hoa vàng - Trăng Thập Tự)... Cũng như cõi Phật, để mỹ hóa vẻ đẹp của cõi Thiên đường, các nhà thơ thường tìm về với các hình ảnh của thiên nhiên để xây dựng một thế giới Thiên đường huyền diệu đầy âm thanh, ánh sáng, màu sắc và cả sự vận động đầy sức sống. Tuy nhiên, nếu cõi lí tưởng của Phật giáo thiên về trạng thái an tĩnh, miên viễn thì cõi Thiên đường của Ki tô giáo thường rực rỡ, sáng lòa, uyên nguyên, đầy hào quang. Thậm chí, để gia tăng màu sắc lí tưởng của cõi Thiên đường, các nhà thơ thường đặt nó trong tương quan đối lập. Nếu trần gian là cõi tạm thì Thiên đường là cõi vĩnh hằng, nếu địa ngục là cõi tối mà con người phải trả giá cho những hậu quả mình gây ra thì Thiên đường là cõi sáng của chân lí hạnh phúc: Lìa hẳn thế tình! Lìa bóng tối/ Đường về rực rỡ ánh siêu nhiên (Mở hội tao đàn - Võ Long Tê) Mức độ đối lập nhiều khi được đẩy lên đến mức gay gắt, quyết liệt, tạo ra những phân cực mạnh mẽ trong thơ của các nhà thơ hiện đại, nhất là thời Thơ mới - hệ hình thơ lãng mạn chủ nghĩa, ưu tiên tiếng nói của cảm xúc chủ quan của cái tôi trong cảm hứng phủ định mạnh mẽ thực tại. Chế Lan Viên, dù không theo đạo nhưng khá am hiểu Kinh thánh đạo Thiên Chúa. Những ảnh hưởng của các tư tưởng triết lí Thiên Chúa giáo có lẽ đã chi phối sâu sắc đến quan điểm sáng tác của ông, là điểm tựa để ông xây dựng nên một thế giới nghệ thuật độc đáo và kỳ lạ trong giai đoạn đầu của con đường thơ. Trong Điêu tàn, Chế Lan Viên đã khắc họa rõ nét hình ảnh của một cõi âm, cõi đổ nát, đau thương của dân tộc Chàm trong nỗi khắc khoải nhớ thương: Nhắm mắt lại cho cả bầu bóng tối/ Mênh mang bên bát ngát tựa đêm sầu/ Cho hồn phách say sưa trong giả dối/ Về cõi âm chờ đợi những bao lâu (Tạo lập); Ôi bát ngát mênh mông như âm giới/ Đây cõi ta rộng rãi đến vô biên (Cõi ta). Thế giới thơ của Chế Lan Viên ngập ngụa trong cõi địa ngục, của rùng rợn, của yêu ma với những sọ dừa, xương khô, yêu tinh, hồn tàn, đốm lửa, ma trơi, đầu lâu, bãi tha ma Một thế giới u linh của những quỷ dữ ma hời, những tiếng khóc than của muôn vạn cô hồn: Vào nơi đây, thế giới vạn cô hồn/ Hơi 76 người chết tỏa đầy trong gió hớt (Xương khô); Đây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn/ Muôn ma hời sờ soạng dắt nhau đi (Trên đường về); Và xương khô, và sọ dừa, và thịt nát/ Và hơi âm rờn rợn của yêu tinh (Mồ không). Tác giả muốn giải thoát ở chốn linh thủy, hư vô, giải thoát khỏi sự tù túng hiện tại, vượt ra sự gò bó của không gian, của cõi đời, cõi người: Hỡi tạo hóa! Trả tôi về Chiêm quốc/ Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian (Những sợi tơ lòng). Thế nhưng tìm đến tận cùng bóng tối và cái chết, đau đớn và khoái trá ngụp lặn trong đó, rồi chính hồn thơ ông cũng mau chóng từ bỏ cái thế giới siêu hình rùng rợn để trở về với đời, hưởng niềm hân hoan trong ánh sáng Phục sinh của cõi Thiên đường: Pháo đã nổi đưa xuân về vang động/ Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong/ Lòng hỡi lòng! Kìa xuân trời bát ngát/ Muôn sắc màu rạng rỡ dưới hương đưa (Xuân về). Quả thật, bên cạnh thế giới tràn ngập bóng tối của sự hủy diệt, hoang tàn, thì Điêu tàn còn nhuốm đầy ánh sáng của một thế giới khác. Thế giới ấy gần như đối lập hoàn toàn với bóng đêm lạnh lẽo của âm giới: Cả vũ trụ biến dần ra ánh sáng/ Nước sông Linh hòa lẫn nắng trời tươi/ Nắng trời tươi tưng bừng bay tản mạn/ Gợi lòng ta bao dấu vết xa xôi (Nắng mai). Nguồn sáng rực rỡ, chói lọi của ánh trăng trong, của nắng trời tươi, của nước sông Linh tràn ngập khắp không gian, thắp sáng cả vũ trụ, sưởi ấm muôn loài, muôn người. Có khi đó còn là ánh sáng của những đền đài, điện các huy hoàng, lộng lẫy được thức gợi từ trong quá vãng vàng son của đất nước Chiêm thành xa xôi: Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắng/ Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh (Trên đường về). Ánh sáng mang nghĩa biểu trưng, gợi mở hình dung về một thế giới đẹp đẽ, đầy tin yêu và khát vọng của cái tôi cô đơn thời đại tư sản. Thứ ánh sáng ấy thật gần gũi với ánh sáng Khải huyền trong thánh kinh. Và thế giới ấy đã mang hình hài của cõi Thiên đường trong ước vọng của thi nhân. Tương quan đối lập này có lẽ được đẩy đến mức độ cao hơn cả là ở thơ Hàn Mặc Tử - một trường hợp thơ hết sức đặc biệt. Những trải nghiệm đau đớn bản thể đã khiến Hàn Mặc Tử, rất tự nhiên, tìm thấy niềm cộng cảm ở đức tin Thiên Chúa giáo. Trải qua những đau đớn của thể xác, những giày vò tinh thần, nỗi cô đơn và mặc cảm chia lìa của cái tôi cá nhân thời đại tư sản, nhà thơ cảm nghiệm sâu sắc nỗi đau mà Chúa gánh vác vì nhân loại. Đồng thời, ông cũng không nguôi niềm hy vọng về một đấng tối cao có thể cứu rỗi linh hồn, giải thoát nỗi đau thương nhân thế. Hai trạng thái cảm xúc này đã đi vào thơ Hàn Mặc Tử như những đối cực của một tâm hồn bi kịch: vừa đau khổ vừa khắc khoải tin mong, vừa tuyệt vọng vừa hy vọng, vừa 77 bế tắc vừa mong được giải thoát. Tương ứng với hai dòng tâm thức đó, Hàn Mặc Tử đã vẽ nên trong thơ hai thế giới: cõi trần thế đau thương và cõi Thiên đường huyền diệu. Mỗi tập thơ Gái quê, Đau thương, Xuân như ý, Thượng thanh khí đều thể hiện rõ mạch vận động của cảm xúc, sự dịch chuyển của không gian: từ thế giới của trái tim tuổi trẻ tràn đầy khát khao tình ái, thanh xuân đến thế giới của đau thương, ưu tư u ám. Nếu ở Gái quê là cõi thơ mang âm hưởng mơ màng, lãng mạn và còn trong trẻo thì từ Đau thương trở đi, thơ Hàn Mặc Tử tràn ngập tiếng rên la, thống thiết, đớn đau, oán hờn và hoảng loạn: Trời hỡi! nhờ ai cho khỏi đói!/ Gió trăng có sẵn làm sao ăn?/ Làm sao giết được người trong mộng/ Để trả thù duyên kiếp phụ phàng? (Lang thang). Đó còn là thế giới của nỗi cô đơn cùng cực, tuyệt vọng, thậm chí bế tắc khi đối diện với sự bủa vây của cái chết: Ta gào thét một hơi cho rợn ốc/ Cả Thiên đường, trần gian và địa ngục/ Hồn là ai? Là ai? Tôi không hay/ Dẫn hồn đi ròng rã một đêm ròng/ Hồn mệt lả mà tôi thì chết giấc Anh muốn phứt hang chữ/ Anh cắn vỡ lời thơ/ Anh cắn cắn cắn cắn/ Hơi thở đứt làm tư (Anh điên). Có thể nói, đau thương chính là phương tiện mà Chúa dùng để cứu thế loài người. Đức Chúa trời đã gánh chịu mọi đau đớn, phải chịu đóng đinh trên cây thập tự để cứu rỗi, để thấu mọi nỗi đau của con người. Là một tín đồ ngoan đạo, Hàn Mặc Tử tìm được sự an ủi từ tấm gương chịu đựng đau khổ của Chúa, càng đau khổ bao nhiêu ông càng trông cậy vào sự an ủi của Chúa bấy nhiêu. Thi nhân nương cầu ở Chúa một sự cứu rỗi, giải thoát. Vì thế, bên cạnh những vần thơ đau thương, thơ Hàn Mặc Tử còn hướng đến sự siêu thoát, đến với cõi Thiên đường huyền diệu. Chỉ ở đó, Hàn Mặc Tử mới đến gần hơn với đức tin, nỗi đau mới dịu nhẹ, vơi bớt. Trong hình dung của nhà thơ, Thiên đường là thế giới của những gì thiêng liêng nhất, thơm tho nhất, cao sáng nhất, thanh khiết nhất mà nhà thơ khao khát hướng đến mỗi khi cầu nguyện. Cõi Thiên đường chính là thế giới huyền diệu, siêu linh mà cái tôi thi nhân vượt thoát để vươn đến: Ta sống mãi với trăng sao gấm vóc/ Trong nắng thơm, trong tiếng nhạc thần bay/... Ta sống mãi với muôn muôn xuân đầm ấm/ Trong mây kinh và trong gió nguyện cầu Hồn ta đây bất diệt với Hà Sa (Trường thọ), Ở phương Nam mầu nhiệm biết ngần mô!/ Vì muôn kinh dồn dập cõi thơm tho/ Thêm nghĩa lý sáng trưng như thất bảo (Đêm xuân cầu nguyện). Cõi Thiên đường trong thơ Hàn Mặc Tử được miêu tả huy hoàng, trang trọng, lung linh, huyền ảo. Tất cả những gì đẹp nhất, lung linh hơn cả ánh sáng trăng, thơm tho tươi sáng và cả lòng thương yêu Chúa trời, Đức Mẹ đồng trinh đều hội tụ ở cõi Thiên đường: Ôi! Thánh tai, thánh tai và thánh tai/ Cả trời bỗng 78 nổi lên muôn điệu nhạc/ Rất trọng vọng, rất thơ tho, man mác/ Rất phương phi, trên hết cả anh hoa (Ra đời). Nhà thơ đã xây nên một thế giới huyền diệu, vĩnh hằng, tìm cho mình cõi Thiên đường, mong mỏi sự cứu vớt ở Chúa trời trong thơ đạo. Trên hành trình khắc khoải kiếm tìm đức tin, nhà thơ đã thực hiện cuộc vượt thoát đến thế giới không đau thương, không bi lụy, thế giới của Thiên đường linh thiêng. Cho nên, khi cái tôi thi nhân càng quằn quại, vật lộn, giằng xé dữ dội bởi nỗi đau cuộc đời bao nhiêu thì hình ảnh về Thiên đường càng hiện diện rõ ràng và mãnh liệt bấy nhiêu: Hào quang vây riết điềm chiêm bao/ Chúa hiện ra trong điệu nhạc nào/ Đầy rẫy no nê nguồn sáng láng/ Rất nên trăng ngọc với sao vàng (Xuân như ý). Với tư tưởng Chúa là đấng sáng thế, Thiên đường, theo đó, trước hết cũng do Chúa gây dựng nên như Chúa đã tạo dựng nên và ban ơn cuộc sống cho con người nơi trần gian. Nhưng nếu trần thế là nơi Chúa tạo dựng để thử thách đức tin của con người thì cõi Thiên đường là thế giới đẹp đẽ Chúa tạo ra như một phần thưởng xứng đáng dành cho những người kiên vững lòng tin nơi Chúa. Thiên đường được tả trong sách Khải huyền là nơi mà trời đất mới thay thế cho trời đất cũ, nơi Chúa sẽ ở cùng, sẽ lau nước mắt cho con người. Sẽ không còn tang tóc, kêu than. Thiên đường chính là nơi phục sinh vinh quang của Thiên Chúa; nơi mà gia đình của Thiên Chúa Ba ngôi quy tụ lại; nơi ấy mọi người từ mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh, mọi sắc tộc mọi màu da tiếng nói đều sum họp trong hạnh phúc vĩnh cửu. Đạo Thiên Chúa, với tinh thần cứu rỗi, hướng con người làm theo điều răn của Đức Chúa để có thể lên cõi Thiên đường. Với tinh thần ấy, cõi Thiên đường trở thành thế giới lí tưởng trong khát vọng hướng đến của con người, trở thành chân lí của Đức tin. Thiên đường, vì thế, trong cảm quan của các nhà thơ, vừa gần gũi, vừa hư ảo, siêu hình. Không gian rực rỡ, lung linh trong Điêu tàn suy cho cùng là thế giới của ước vọng được vẽ nên trong hoài niệm của nhà thơ về một dân tộc Chàm huy hoàng trong quá khứ. Ánh sáng được vẽ nên trong không gian ấy là ánh sáng của cõi mộng: Cả trời đất đêm nay tràn ánh sáng/ Bên Chiêm nương ta say uống nguồn mơ/ Miệng đầy trăng khôn cất một lời thơ/ Mắt đầy ánh sao sa không thể nhắm (Ánh sáng). Chỉ có thể hòa nhập vào thế giới ấy, linh hồn thi nhân mới có thể được giải thoát khỏi mọi ẩn ức, bi thương, khổ não. Cõi Thiên đường là một thế giới siêu phóng, vừa xa xôi, hư ảo, vượt quá tầm với, vừa gần gũi trong mong mỏi mãnh liệt của thi nhân. Tính chất siêu hình càng đậm nét trong thơ Hàn Mặc Tử: Mới hay cõi siêu hình cao tột bực/ Giữa hư vô xây dựng bởi trăng sao (Siêu thoát). Thiên đường huyền diệu trong thơ Hàn Mặc Tử là cõi trời đầy hương hoa cách biệt, thơm 79 tho và đầy ánh sáng, được dệt nên bằng nguồn đạo mà ngày xưa thánh khí, bằng khí hậu lọc bao nguồn ánh sáng, bằng ánh hào quang chan chói ngất lưu li, bằng cả thương thanh khí tiết ra nguồn tinh khí. Tất cả được xây cất bằng trí tưởng tượng phóng túng, bằng sự nhiệm màu của cảm xúc tôn giáo, bằng cả chất liệu của tượng trưng, ước lệ, siêu thực. Ở đây, trong cảm quan của Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên cũng như các nhà thơ mới khác đã diễn ra cuộc gặp gỡ thú vị giữa tôn giáo và các lí thuyết tượng trưng, siêu thực của phương Tây. Phương thức sáng tạo đề cao vô thức, trực giác, ám thị, biểu tượng của thơ tượng trưng, thơ siêu thực là một công cụ hữu hiệu giúp các nhà thơ đào sâu vào cõi tâm linh huyền bí của tôn giáo, khai thác những khuất khúc tế vi của tâm hồn con người, từ đó dựng xây nên một thế giới siêu hình, bí ẩn và hết sức hấp dẫn. Mặt khác, trong từ trường của chủ nghĩa lãng mạn, việc các cá nhân thơ mới tìm đến muôn nẻo thoát ly, trong đó có thoát ly vào cõi siêu hình của tôn giáo như một phương thức cứu rỗi linh hồn, giải thoát họ khỏi thực tại tù túng cũng là điều dễ hiểu. Nhìn từ góc độ này, có thể thấy, việc đắm chìm vào thế giới siêu linh, hư ảo của tôn giáo là một biểu tỏ của khát vọng được hạnh phúc, được tự do, được tin yêu. Thiên đường, vì thế, tuy hư ảo nhưng cũng hết sức gần gũi vì nó biểu trưng cho những khát vọng rất đời, rất người của các nhà thơ. 3.1.2.2. Cảm hứng về đức tin Đức tin Thiên Chúa giáo được hiểu là sự nương cậy hoàn toàn của một người vào tình yêu và quyền năng của Đức Chúa trời, đồng thời dâng hiến trọn vẹn tấm lòng, cuộc đời của mình cho Chúa (người có ơn thiên triệu). Các tín đồ Thiên Chúa giáo quan niệm: với tâm tình phó thác và yêu mến, đức tin cho người ta thấy những điều mà người ta không thấy, hiểu những điều mà người khác không hiểu, biết những điều mà người khác không biết, kinh nghiệm những điều mà người khác không hề kinh nghiệm, làm những điều mà người khác không thể làm và sống theo cách mà người khác không thể sống Sống bằng đức tin, con người không chỉ có cái biết của lý trí, mà còn là cái biết của con tim, cái biết của một tình yêu khao khát tìm về với Đấng toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ. Đó cũng chính là cách con người trang bị điều kiện cần thiết để vươn tới một nhân cách thánh toàn. Các nhà thơ là tín đồ Ki tô giáo như Bàng Bá Lân, Hồ Dzếnh, Lê Quốc Hán, Nguyễn Hoàng Đức, sớm hạnh ngộ niềm tin Thiên Chúa. Họ tìm đến thơ ca để giãi bày những cảm nghiệm đức tin. Vấn đề đức tin trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ. Cảm hứng ấy thức dậy thật mãnh liệt trong niềm ngưỡng mộ, tôn sùng Đức 80 Mẹ, Đức Chúa trời. Thi sĩ ca tụng Đức Mẹ bằng tất cả sự mến yêu, thành kính: Thi sĩ khóc vì Mẹ tuyệt xinh/ Hương hao sắc gấm đẹp huyền linh (Mẹ đẹp vô ngần - Hồ Dzếnh). Bàng Bá Lân, một nhà thơ nổi danh thời tiền chiến, đến phút chót đã đi vào thơ ca Công giáo. Nhưng có những lúc nhà thơ không khỏi hoài nghi, thậm chí thiếu niềm tin: Tôi không phải một tín đồ Công giáo/ Thiếu niềm tin, không quỳ lạy cầu kinh (Đêm giáng sinh - Bàng Bá Lân). Nhưng rồi, cùng với quá trình cảm đạo, nhà thơ nhận ra rằng cuộc đời nếu không có niềm tin thiêng liêng thì sẽ trở nên vô nghĩa, bơ vơ, lạc loài: Thiếu niềm tin, ta cảm thấy bơ vơ (Cảm hóa - Bàng Bá Lân). Dường như, sức mạnh vô hình của đức tin Thiên Chúa đã giúp nhà thơ nhận ra sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời. Khi đã tin kính Chúa, tin kính Đức Mẹ, nhà thơ cầu xin: Xin Đức Mẹ ban phép thần mầu nhiệm/ Quê hương con sớm được hưởng thanh bình/ Dân tộc được hiên ngang không hổ thẹn/ Là con Người, con Thượng đế uy linh (Nguyện cầu - Bàng Bá Lân), nhà thơ rất tin tưởng vào quyền năng của Chúa và Đức Mẹ: Từng nghe nói Mẹ ban nhiều phép lạ/ Chữa lành cho bao kẻ tật nguyền/ Cứu khổ bao nhiêu người khốn khó/ Con đến nay cầu xin được ơn Trên. (Nguyện cầu - Bàng Bá Lân). Không chỉ xin ơn cho bản thân, nhà thơ còn xin ơn cho bao kẻ tật nguyền, cho kiếp người khốn khó, cho quê hương và đất nước. Từ nguyện cầu cá nhân đến xin ơn cho nhân loại, cho cộng đồng dân tộc, chính đức tin Thiên Chúa đã khai sáng cho con đường hướng thiện của nhà thơ. Các nhà thơ đã ca ngợi đức tin trong tinh thần hàm ơn. Đức tin Thiên Chúa như một nguồn ân sủng nhiệm màu, có quyền lực siêu nhiên, luôn cúi xuống những linh hồn đau khổ, yêu thương và cứu rỗi. Tuyên xưng đức tin mạnh mẽ nhất trong thơ phải kể đến Hàn Mặc Tử. Tâm hồn Hàn Mặc Tử thấm nhuần niềm tin sâu sắc, được nuôi dưỡng bằng kinh nguyện, bằng đời sống nội tâm phong phú thánh thiện, đã khám phá được những chiều kích mới lạ vượt qua những niềm đau bất hạnh mà thi nhân đã trải qua. Đọc các tác phẩm của thi nhân đặc biệt là thi phẩm bất hủ Ave Maria, chúng ta như đi đến bến bờ huyền nhiệm trong thế giới vô hình của niềm tin tôn giáo mà thi nhân là người dẫn lối: Tôi cảm động rưng rưng hai hàng lệ/ Dòng thao thao bất tuyệt của nguồn thơ (Ave Maria - Hàn Mặc Tử). Với Hàn Mặc Tử: làm thơ tức là sống đạo. Đạo cũng là cứu cánh, giúp hồn thơ thi nhân thăng hoa, nới rộng không cùng biên giới sáng tạo nghệ thuật. Tin vào sự cứu rỗi, sự giải thoát nhiệm màu đã trở thành mơ ước trong thơ Hàn Mặc Tử để có những vần thơ sáng láng, tuyệt vời. Những vần thơ của Hàn Mặc Tử thấm đẫm chất đạo với tất cả sự thanh khiết, thiêng liêng. Thơ là nghệ thuật thanh cao đi vào chủ 81 nghĩa siêu linh, là cõi xuất thế, bến trăng sao an toàn cho người thơ ẩn náu khi sống trong tuyệt vọng cô đơn. Từ điểm này, Thanh Lãng đã có một phát hiện rất tinh: “Hàn Mặc Tử là một người Công giáo nhưng đức tin của ông chỉ là một đức tin thi sĩ, nó thành thực nhưng mơ hồ, nhất là lãng mạn. Cũng như đối với các thi sĩ lãng mạn Pháp, tôn giáo của Hàn Mặc Tử chỉ là một cái gì đó làm cho người đọc cảm thấy êm dịu, thái bình thơ mộng, nhất là cảm thấy được giải thoát” [146, 190]. Đặc điểm này làm nên nét độc đáo của đức tin trong thơ Hàn Mặc Tử. Các tác giả Nguyễn Toàn Thắng, Phạm Xuân Sanh cũng cho rằng Hàn Mặc Tử đã “vi phạm” vào đức tin của tín hữu Ki tô, như việc ông quỳ trước Thánh nữ Maria mà khiến độc giả cảm thấy như nhà thơ đang quỳ trước nàng thơ, chính vì thế mà ông cũng biết thái độ phạm thượng của mình. Ông sám hối thật chân thành trong bài thơ Đêm xuân cầu nguyện: Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi/ Của bàn tay thi sĩ kẻ lên trăng/ Trong bao đêm xao xuyến vũng sông Hằng. Rõ ràng, đức tin Hàn Mặc Tử không hẳn là sự ngoan đạo của con chiên Nguyễn Trọng Trí mà đức tin đó “tan loãng” (chữ của Phạm Đán Bình), làm cho đức tin về đạo cụ thể ấy thành cảm nhận về thế giới thiêng liêng trong tâm thức. Đạo Chúa trở thành cảm nghiệm đức tin và là nguồn cảm hứng mãnh liệt trong thơ ông. Đạo trong thơ Hàn Mặc Tử không còn nguyên nghĩa mà đó là đạo của niềm tin sống động, của những gì cao đẹp. Thế giới đẹp đẽ thiêng liêng đó tan hòa trong mộng tưởng, trong sự sáng tạo của nhà thơ, để đạo không chỉ là cụ thể mà hòa nhập trong sự nâng cánh của thi ca: Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu/ Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu/ Trên Triều Thiên ngời chói vạn hào quang (Ave Maria). Đức tin trong thơ người theo đó cũng vượt thoát khỏi nét nghĩa của một đức tin tôn giáo cụ thể để vươn tới một đức tin thơ tinh khôi, thanh cao, nhuốm màu siêu thực: Đức tin thơm hơn ngọc (Điềm lạ). Trong thơ Hàn Mặc Tử chúng ta thấy có một niềm tin mạnh mẽ về thế giới khác hiện thực, đó là một thế giới đẹp đẽ, đầy ánh sáng, lấp lánh hào quang mà đôi cánh thi nhân phải trải rộng, phải không ngừng vươn đến, đây chính là cõi Thiên đường. Đồng thời, thơ không chỉ cứu rỗi linh hồn của Hàn Mặc Tử, làm đầy đức tin của thi sĩ bạc mệnh mà còn nuôi dưỡng tâm hồn của thi nhân. Hàn Mặc Tử sống nhờ vào thơ, trải hết mọi buồn thương, u uất, đau đớn vào thơ: Thơ là Đạo, Đạo là thơ (Đặng Tiến). Thơ đã trở thành một thứ Đạo, một lý tưởng: Ta chắp tay lạy quỳ hoan hảo/ Ngửa trông cao cầu nguyện trắng không gian/ Để vừa dâng vừa hiệp bốn mùa xuân/ Nở một lượt giàu sang hơn Thượng Đế (Đêm xuân cầu nguyện). Tứ thơ ngang tàng, theo cảm xúc thăng hoa xuất thần, nhưng sau đó như một sự sám hối, một sự tôn kính trong việc cầu nguyện: 82 Tôi van lơn, thánh nguyện Chúa Giê su/ Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn phối/ Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi (Đêm xuân cầu nguyện). Từ những cảm nghiệm sâu sắc về tôn giáo, Hàn Mặc Tử trở thành người tuyên xưng đức tin mạnh mẽ nhất trong thơ ca và là người hơi mạch sáng tạo thơ ca từ cảm hứng Ki tô giáo, mở lối đi cho các thi sĩ về sau. Những khám phá sâu xa về đức tin đã làm cho thế giới thơ của thi nhân trong trẻo, sáng láng và độc đáo lạ thường. Nói cách khác, ở Hàn Mặc Tử, đức tin Ki tô ăn sâu vào tiềm thức, chi phối đến hoạt động sáng tạo của nhà thơ một cách không tự giác. Nếu quan sát toàn bộ hành trình sáng tác của Hà Mặc Tử sẽ thấy, đức tin không chỉ hiển hiện lồ lộ qua những câu từ trực tiếp ngợi ca Thánh Chúa hay van lơn sự cứu rỗi. Sâu xa hơn, đức tin Ki tô đã chi phối đến cả đường “kiến trúc” của thơ ông. Về điểm này, Đặng Tiến đã có nhận định rất xác đáng: “Kiến trúc toàn bộ thơ Hàn Mặc Tử đều vang dội lời truyền giảng của Phúc Âm”. Nhà nghiên cứu đã phân tích lộ trình thơ của Hàn Mặc Tử và nhận thấy: Gái quê là thế giới đợi chờ; Đau thương là con người chịu đựng và con người sáng tạo, mơ ước; đến Xuân như ý là thế giới khải huyền [203]. Qua đó, có thể thấy, “đường đời” của cái tôi trữ tình trong thơ Hàn Mặc Tử - sự hóa thân của chính tác giả - là minh chứng cho sự chứng ngộ của đức tin Thiên Chúa; toàn tập thi phẩm Hàn Mặc Tử là một tiếng vọng của Thánh Tự. Phần lớn, các nhà thơ Công giáo trước 1945 là những trí thức Tây học trẻ tuổi, mang trong mình ý thức mạnh mẽ về cái tôi cá nhân với mong muốn, hoài bão lớn. Nhưng trong bối cảnh “cầm tù” của xã hội thực dân, ước mơ không thành, họ rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Trong hoàn cảnh đó, đức tin tôn giáo, như một cứu cánh dẫn lối cho con người. Thiên đường như một miền hứa cho tự do của bản thể; niềm tin vỗ về, cứu rỗi cho tinh thần khổ đau. Đức tin tôn giáo trong thơ, vì thế, gắn liền với nhu cầu giải thoát cho số phận cá nhân. Đặc biệt, cùng với hệ tư tưởng tư sản, nền văn minh mà thực dân mang tới, sự gia nhập của Thiên Chúa giáo như một luồng gió mới mang văn hóa phương Tây thổi vào nếp sống cổ truyền của đất nước Á Đông bấy lâu ngủ yên trong những chế ước và quy phạm. Ngọn gió mát lành ấy tưới tắm cả về tinh thần, tư tưởng, về văn hóa và văn học dân tộc, trong đó có thơ ca. Vì thế, sự ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo, đức tin tôn giáo, trong một chừng mực nào đó, đã trở thành động lực thôi thúc các nhà thơ tiến xa hơn trên con đường sáng tạo nghệ thuật, khơi dậy những tìm tòi mới mẻ cho hình thức thi ca, góp phần cho công cuộc hiện đại hóa thơ Việt đầu thế kỷ XX. Sự chuyển biến rõ rệt trong bước đường thơ của Hàn Mặc Tử từ Đường thi truyền thống sang các thể loại hiện 83 đại, rõ ràng, trong sự khai sáng của tư tưởng văn hóa Phương Tây ít nhiều có tinh thần Thiên Chúa, sự hạnh ngộ đức tin. Trong cái nhìn, cách cảm của các thi sĩ, đức tin đã vượt khỏi phạm vi cách hiểu thông thường của giáo lí Thiên Chúa. Đức tin đó là chân lí của cái đẹp thiêng liêng và vĩnh viễn, là ngọn nguồn thơ ca , niềm an ủi duy nhất mà nhà thơ khao khát kiếm tìm. Đức tin Thiên Chúa trong thơ, vì thế, vừa gần gũi, hiện diện, vừa bí ẩn, nhiệm màu. Cái nhìn về các cõi trong cảm hứng của tôn giáo tạo đã tạo nên kiểu không gian nghệ thuật đặc biệt, đó là không gian tâm tưởng, phi thực. Từ cõi âm rùng rợn, cõi nhân gian hư không tạm bợ, đến chốn bồng lai tiên cảnh hay Thiên đường sáng láng. Chế Lan Viên tìm về quá vãng của đất nước Chiêm Thành. Ở Hàn Mặc Tử, không gian tâm tưởng là không gian mang đậm yếu tố tượng trưng, vô thức. Bích Khê đưa độc giả vào một Thiên đường biểu trưng, xây dựng không gian mộng tưởng, hư vô, v.v... Chính quan niệm về các cõi của tôn giáo, dưới sự dẫn dắt của cảm hứng tôn giáo đầy nhiệt thành, đã nới rộng mọi chiều kích của không gian nghệ thuật cho thơ Việt hiện đại. Đức tin tôn giáo trong cảm thức Phật giáo và Ki tô giáo hiện lên với đa dạng màu vẻ, song điểm chung thống nhất là các nhà thơ đều hướng tới đức tin như một cái đích hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp. Cùng với quan niệm về các cõi, quan niệm về đức tin trong thơ mang cảm hứng tôn giáo cũng thay đổi qua các thời kỳ. Giai đoạn 1930 - 1945, trong từ trường của thơ ca lãng mạn, đức tin được nhìn nhận như một cứu cánh nâng đỡ tâm hồn của cái tôi cô đơn thời đại tư sản hóa. Giai đoạn 1954 - 1975, trong thơ ca miền Nam với thơ Bùi Giáng, ca từ của Trịnh Công Sơn, v.v đức tin có sức mạnh xoa dịu những đổ vỡ, mất mát về tinh thần của con người. Đến thơ đương đại, đức tin nhiều khi trở thành điểm tựa tinh thần cho con người trước những tổn thương trong thế cuộc nhân sinh thời hiện đại. Và điều quan trọng là, cùng với những trải nghiệm văn hóa tôn giáo và kinh nghiệm sáng tác của cá nhân, đức tin - với phẩm tính thiêng liêng, nhiệm màu - đã khơi gợi trí tưởng tượng sáng tạo và thôi thúc trực giác của người nghệ sĩ. Cảm xúc, ý tưởng thơ, theo đó, lóe sáng trên dòng tâm tư bất định và hiện diện hình hài từ lối viết tự động của người làm thơ. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể nói đến tín lí trong một tác phẩm khi toàn bộ tác phẩm đó tiềm ẩn đức tin trong cơ cấu. Nói khác đi, một người theo đạo chưa hẳn là kẻ đọc kinh vanh vách, mà là người đem trọn cuộc đời mình đáp lại lời gọi của ơn trên, như trường hợp Hàn Mặc Tử - người đã đem cả sự nghiệp thi ca của mình âm vọng lại tiếng gọi của Thượng Đế. 84 3.2. Cảm hứng tôn giáo trong thơ Việt Nam thế kỷ XX về đạo và đời, mối quan hệ giữa đạo và đời 3.2.1. Cảm hứng Phật giáo về đạo và đời, mối quan hệ giữa đạo và đời Một trong những tư tưởng của Phật giáo ảnh hưởng đến tâm thức nhân loại là thuyết “tứ diệu đế”. Nhân sinh quan Phật giáo thể hiện rõ trong triết lý Tứ diệu đế với “khổ”, “tập”, “diệt”, “đạo”. Trước tiên, Phật giáo khẳng định về sự khổ của nhân sinh, rồi giảng nguyên nhân của khổ, khẳng định cần phải diệt khổ để được an vui và cuối cùng là chỉ cho con đường diệt khổ. Cuộc đời con người, suy cho cùng đều không thoát khỏi vòng vây của những khổ lụy ở đời. Sự sống là k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cam_hung_ton_giao_trong_tho_viet_nam_the_ky_xx.pdf
  • pdf2a. Tóm tắt Luận án (tiếng Việt).pdf
  • pdf2b. Tóm tắt luận án (Tiếng Anh).pdf
  • pdf3a. Trích yếu Luận án (tiếng Việt)..pdf
  • pdf3b. Trích yếu luận án (Tiếng Anh).pdf
  • pdf4a. Thông tin điểm mới của Luận án (tiếng Việt).pdf
  • doc4b. Thông tin điểm mới của Luận án (tiếng Việt).doc
  • pdf4c. Thông tin điểm mới luận án (Tiếng Anh).pdf
  • pdfCV đăng LA_Nguyễn Thị Kim Hồng.pdf
Tài liệu liên quan