Luận án Công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở nước cộng hòa Bolivar Venezuela từ năm 1999 đến năm 2013 - Đặng Công Thành

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10

1.1. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 13

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG LÀM RÕ 26

CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ NHÂN TỐ

TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP

DÂN TỘC Ở VENEZUELA TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013 28

2.1. QUAN NIỆM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC 28

2.2. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP

DÂN TỘC Ở VENEZUELA 35

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÔNG

CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở VENEZUELA

TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013 68

3.1. NỘI DUNG BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở VENEZUELA 68

3.2. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH

BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ KẾT QUẢ 83

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ

ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VENEZUELA TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM

2013 VÀ KINH NGHIỆM 119

4.1. ĐÁNH GIÁ CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở

VENEZUELA 119

4.2. KINH NGHIỆM 146

KẾT LUẬN 157

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

CÔNG BỐ 159

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160

PHỤ LỤC 173

pdf184 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở nước cộng hòa Bolivar Venezuela từ năm 1999 đến năm 2013 - Đặng Công Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lá phiếu quyết định của mình. Lá phiếu của họ không chỉ quyết định vận mệnh chính 84 trị của một vị tổng thống, mà còn quyết định đường lối phát triển của một đất nước trong tương lai. Ngày 15/08/2004, cuộc trưng cầu dân ý tại Venezuela đã được tiến hành với kết quả cuối cùng là sự ủng hộ của người dân đối với đương kim Tổng thống, nhưng ngọn lửa vẫn còn âm ỉ khi phe đối lập yêu cầu kiểm lại phiếu và không chấp nhận kết quả bầu cử. Trước tình hình đó, tổng thống Chavez kêu gọi những người đối lập ôn hòa tham gia đối thoại thẳng thắn với Chính phủ vì một sự ổn định là rất cần thiết cho Venezuela lúc này và nó chỉ có được khi có sự hòa giải giữa phe đối lập và Tổng thống. Thắng lợi của cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý lần này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ đối với cách mạng Venezuela mà còn đối với cả phong trào cánh tả Mỹ Latinh. Thắng lợi của Tổng thống Chavez là một bước tiến nhảy vọt về chất trong quá trình phát triển của Venezuela vì nhân dân. Trong cuộc đảo chính năm 2003, nhân dân Venezuela đã vùng dậy đấu tranh một cách tự phát để đưa ông Chavez trở lại cầm quyền. Nhưng có thể nói rằng, nhờ tác động của các chương trình xã hội của Chính phủ nên trong cuộc trưng cầu dân ý lần này, nhân dân đã tham gia một cách tự giác trong việc ủng hộ ông Chavez. Vị thế của cuộc cách mạng Bolivar đã lớn mạnh hơn nhiều ở chính trường trong nước, điều này còn quan trọng hơn nhiều thắng lợi của cá nhân Tổng thống Chavez vì nó đã khẳng định xu hướng và con đường cách mạng của Venezuela. Thắng lợi lần này giúp tổng thống Chavez có thêm thẩm quyền và thời gian để đẩy mạnh các chương trình cải cách các lĩnh vực của đất nước trong khuôn khổ của cuộc cách mạng Bolivar. Ở vị thế vững chắc và hợp pháp hơn, tổng thống Chavez và Chính phủ Venezuela có thể xúc tiến mạnh mẽ những kế hoạch liên kết Mỹ Latinh và Caribbean. Thắng lợi này cũng là nguồn cổ vũ, động viên cho cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trong khu vực vì ĐLDT thực sự, chống lại chủ nghĩa tự do mới. Sự ủng hộ của nhân dân đối với Chính quyền Tổng thống Chavez càng được khẳng định khi ngày 31/10/2004, cử tri Venezuela đã đi bỏ phiếu bầu 22 thống đốc bang, nghị sĩ các bang và thị trưởng các thành phố. Kết quả là Phong trào Nền cộng hòa thứ năm và các đảng trong liên minh cầm quyền đã dành thắng lợi tại 20 bang, 85 kể cả ở thủ đô trong khi phe đối lập chỉ giành thắng lợi tại 2 bang. Cùng với thắng lợi trong việc trưng cầu dân ý, chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử địa phương cho thấy Chính quyền Tổng thống Chavez ngày càng lớn mạnh và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân bất chấp sự chống phá quyết liệt của phe đối lập được các thế lực cực hữu khu vực ủng hộ và giúp đỡ. Ngày 27/09/2010, Ủy ban bầu cử quốc gia Venezuela đã công bố kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra một ngày trước đó. Kết quả cho thấy, PSUV đã thắng lợi khi đã giành được 95 ghế trên tổng số 165 ghế của cơ quan lập pháp. Liên minh đối lập Tập hợp Đoàn kết dân chủ (MUD) về thứ hai với 59 ghế nghị sỹ, Đảng Tổ quốc cho mọi người giành được 2 ghế, và 2 ghế giành cho các đại diện cộng đồng thổ dân [117]. Chiến thắng của PSUV khẳng định những gì Tổng thống Chavez làm đã chiếm được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, thế mạnh lớn nhất của PSUV là thành quả xã hội trong nhiều năm, đã cải thiện một phần điều kiện vật chất, tinh thần của người lao động, làm họ cảm thấy được làm người, được quan tâm, giúp đỡ, được sở hữu ruộng đất, vay vốn làm ăn, biết đọc, biết viết, biết thế nào là chăm sóc y tế. Xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”: Từ năm 2005, sau 6 năm cầm quyền đầy sóng gió, Tổng thống Chavez đã kết luận và công khai tuyên bố, khẳng định mục tiêu của cuộc Cách mạng Bolivar ở Venezuela là đưa đất nước đi lên “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” và tuyên bố tính chất XHCN của cuộc Cách mạng Bolivar với mô hình CNXH Venezuela là hướng tới một xã hội bình đẳng, công bằng, một xã hội hoà bình, hoà bình với chính mình và hoà bình với các dân tộc trên trái đất, một xã hội, nơi mọi người đều được quan tâm, không còn đói nghèo, mọi người đều được sống một cách xứng đáng. Nội dung cơ bản và phương thức xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” như sau: Về nền tảng tư tưởng: “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” là sự kết hợp giữa tư tưởng tiến bộ của Bolivar (với 7 nội dung chính: ĐLDT, quyền tự chủ của nhân dân, công bằng xã hội, giáo dục cho toàn dân, chống tham nhũng, chống chủ nghĩa quân phiệt, và liên kết Mỹ Latinh) [xem phụ lục 1]. Chủ nghĩa Mác (chủ yếu là 86 thông qua việc học tập kinh nghiệm của các nước XHCN đang trong thời kỳ cải cách, đổi mới, đặc biệt là về biện pháp, nhưng không sao chép, giáo điều đối với lý luận của mô hình). Tư tưởng nhân đạo thiên chúa giáo (là những tư tưởng về giải phóng người nghèo, xây dựng xã hội bình đẳng, bác ái), trên cơ sở những đặc điểm riêng của Venezuela và Mỹ Latinh. Về chính trị: Chính quyền mới được chuyển giao quyền lực hoàn toàn thông qua bầu cử dân chủ; nhà nước tư sản dần bị gỡ bỏ quyền lực bằng các biện pháp hiến định; Xây dựng và phát triển nền dân chủ tham gia; Liên minh, thống nhất giữa cánh tả với ĐCS cùng những phong trào, tổ chức chính trị - xã hội tiến bộ; Chủ trương phân phối công bằng của cải xã hội, giải quyết vấn đề bất bình đẳng và phân hóa xã hội. Về kinh tế: Xác lập mô hình kinh tế mới được hoạch định trên cơ sở chú trọng sự phát triển nền kinh tế đa dạng và bền vững, có hiệu quả, có khả năng đảm bảo việc tạo ra nguồn của cải vật chất cũng như việc phân phối công bằng cho toàn dân, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội. Thực hiện đa dạng các loại hình sở hữu, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và đồng thời là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nhấn mạnh việc giành lại chủ quyền quốc gia - dân tộc đối với tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước can thiệp mạnh vào cơ chế kinh tế thị trường; Tiến hành quốc hữu hóa những ngành kinh tế quan trọng, chú trọng vấn đề sở hữu và cải cách ruộng đất; Thực hiện chính sách độc lập với các tổ chức tài chính thế giới do Mỹ thao túng. Về văn hóa, xã hội: Chủ trương phân phối công bằng của cải xã hội để từng bước hạn chế, loại bỏ được vấn đề bất bình đẳng, sự phân hóa xã hội và phân biệt giai cấp sâu sắc trước đây, vấn đề nghèo đói, thất nghiệp, nhà ở, nhà nước chú trọng đầu tư cho giáo dục để mọi người đều được đến trường, được hưởng các dịch vụ y tế, xã hội, bảo hiểm xã hội và dịch vụ công cộng. Cộng đồng người nghèo, người thất nghiệp được cảm thấy làm người, được cống hiến và được cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Về đối ngoại: Tăng cường liên kết và phát triển với lực lượng cánh tả, XHCN và những phong trào tiến bộ trên khắp thế giới, lấy hợp tác, hỗ trợ thay thế 87 cho cạnh tranh. Lấy hội nhập, tương trợ thay cho chèn ép, bóc lột và cùng đấu tranh cho một thế giới đa cực, dân chủ, bình đẳng, cùng phát triển...; Thúc đẩy khối đoàn kết Mỹ Latinh và thắt chặt quan hệ với các nước trong khu vực; Thoát khỏi ảnh hưởng, chi phối bởi các cường quốc, các tổ chức quốc tế lớn và khẳng định vị thế, vai trò độc lập, tích cực của mình trong khu vực và trên thế giới. Tuy khởi xướng và triển khai từ năm 2005, nhưng mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” tại Venezuela đã đạt được những thành quả đáng kể. Về chính trị, đã thực hiện hoàn tất việc tạo dựng mọi cấp chính quyền bằng hình thức bầu cử dân chủ và phổ thông. Loại bỏ một phần hoặc hoàn toàn những thiết chế, biểu hiện phi dân chủ trong mô hình chính quyền cũ. Từng bước xây dựng và áp dụng được nền dân chủ tham gia. Đẩy mạnh hình thức dân chủ rất quan trọng là việc trưng cầu ý dân đối với sự lãnh đạo của các cá nhân và thiết chế cao cấp. Thống nhất được về cơ bản các lực lượng cánh tả, XHCN và tiến bộ trong một tổ chức, liên minh cầm quyền là PSUV. Về kinh tế, bước đầu đã xác lập được mô hình kinh tế XHCN và đa dạng hóa các loại hình sở hữu. Thực hiện khá hiệu quả việc can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường. Thực hiện quốc hữu hóa triệt để những ngành, những tập đoàn kinh tế quan trọng. Bước đầu đã chuyển giao được ruộng đất từ giới địa chủ sang cho nông dân nghèo sở hữu và canh tác. Mở rộng thị trường xuất khẩu dầu mỏ. Trả hết được các khoản nợ tài chính cơ bản của quốc gia. Về xã hội, đã từng bước hạn chế, loại bỏ được sự phân hóa xã hội, phân hóa giàu nghèo và phân biệt giai cấp sâu sắc trước đây. Nhà nước đãchú trọng đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng y tế, bảo hiểm xã hội và dịch vụ công cộng. Cộng đồng người nghèo, người thất nghiệp đã được nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn phần. Về đối ngoại, tăng cường và mở rộng liên kết với các lực lượng cánh tả, phong trào tiến bộ trên thế giới. Thiết lập quan hệ chặt chẽ với các nước trong khu vực Mỹ Latinh và các nước XHCN. Duy trì được quan hệ ổn định với các cường quốc, dần thoát khỏi sự chi phối của Mỹ và các tổ chức quốc tế lớn do Mỹ thao túng. Khẳng định được vai trò, vị thế của Venezuela trong khu vực và trên thế giới - cao hơn nhiều so với trước năm 1998. Xây dựng nền dân chủ và cải cách Hiến pháp: Trong cuốn sách El Libro Anzul, Tổng thống Chavez đề cập: Đó chính là nền dân chủ đích thực mà các thiết 88 chế và các phương thức điều hành đang làm thay đổi những giá trị bị mai một và tình trạng lạc hậu mà những chính phủ dân túy trước kia đã đem lại dân chủ tới Mỹ Latinh. Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân là khẩu hiệu hoàn hảo để vạch ra tiến trình dân chủ hướng tới xã hội với bao mục tiêu đặt ra trong tương lai. Dự án Quốc gia Simon Bolivar cần phải phá vỡ những giới hạn của dân chủ đại diện để tiến lên chinh phục những giá trị đích thực của nền dân chủ có sự tham gia của quần chúng trong giai đoạn đầu phát triển [15]. Theo Điều 2 Hiến pháp Venezuela chỉ rõ: Venezuela tạo thành một Nhà nước dân chủ và xã hội trên cơ sở Luật và Tư pháp, coi các quyền sống, quyền tự do, công bằng, bình đẳng, đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm xã hội, trên hết là nhân quyền, đạo đức và đa nguyên chính trị như các giá trị cao của pháp luật và hành động pháp luật [158]. Trên thực tế, ở Venezuela vẫn song song tồn tại hai loại hình dân chủ, dân chủ đại diện và dân chủ tham gia. Dân chủ đại diện vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng, trong khi dân chủ tham gia ngày càng được thúc đẩy và có vị trí trong đời sống xã hội đất nước. Dân chủ tham gia bổ sung cho dân chủ đại diện và làm cho hoạt động của dân chủ đại diện có hiệu quả hơn thông qua một loạt các thể chế mới cho phép người dân có thể tham gia vào các quyết định quan trọng của đất nước, đồng thời có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền. Nhiều hình thức dân chủ tham gia đã được áp dụng và bước đầu đem lại kết quả tích cực. Các hình thức trưng cầu dân ý về việc phế truất mang tính bắt buộc đối với các chức vụ chủ chốt của quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp vào giữa nhiệm kỳ là một ví dụ điển hình về chế độ dân chủ tham gia ở Venezuela. Luật pháp Venezuela quy định, sau một nửa nhiệm kỳ, các lực lượng chính trị có thể yêu cầu tiến hành trưng cầu dân ý phế truất bất cứ chức vụ chủ chốt nào của nhà nước nếu thu nhập đủ số chữ ký cử tri cần thiết theo luật định. Một hình thức dân chủ tham gia khác nữa được Hiến pháp quy định là các công dân, thông qua sáng kiến của mình, có thể tổ chức lấy chữ ký cử tri về một dự luật do họ soạn thảo, trình Quốc hội xem xét thông qua, Quốc hội có trách nhiệm bắt buộc phải 89 xem xét, bỏ phiếu về các dự luật này. Nói cách khác, các đề xuất của lập pháp không còn là quyền của riêng Quốc hội mà thuộc về nhân dân, thông qua tổ chức của mình, có thể thúc đẩy các luật mà họ coi là cần thiết cho đất nước và cho lợi ích của họ. Để phát huy quyền dân chủ tham gia và có thể trực tiếp nghe ý kiến phản hồi của nhân dân đối với các chính sách, Chính phủ đã lập kênh đối thoại trực tiếp giữa nhân dân với Tổng thống thông qua Chương trình “Alo Presidente”. Đây là chương trình truyền hình phát mỗi tuần một lần, Tổng thống đối thoại trực tiếp với nhân dân; trả lời tất cả những thắc mắc, giải đáp mọi kiến nghị của nhân dân, tiếp nhận những đề nghị của nhân dân và cũng là diễn đàn để Chính phủ bày tỏ chính kiến, quan điểm chính trị, tư tưởng và chỉ đạo các chương trình đang tiến hành. Về chính sách nhân dân, Venezuela chủ trương song song với hệ thống chính quyền hiện tại, tức là hệ thống hành chính từ Chính phủ đến chính quyền các bang, các thành phố, quận huyện, xây dựng một hệ thống chính quyền nhân dân tương ứng. Mục tiêu của hệ thống chính quyền nhân dân là thiết lập một hệ thống quản lý đảm bảo để nhân dân thực sự là chủ nhân của đất nước, thực sự được tham gia vào việc quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội; trực tiếp quyết định hướng đi, tương lai phát triển của địa phương mình. Về vấn đề cải cách Hiến pháp năm 1999, để có cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT và thực hiện mục tiêu xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”, Chính quyền Tổng thống Chavez đã đi tiếp một bước quan trọng: Ngày 15/08/2007, Tổng thống Chavez đã đề xuất một tu chính án đối với 33 điều khoản (trong tổng số 69 Tu chính án) trong 350 điều khoản của Hiến pháp. Các thay đổi theo đề xuất bao gồm: - Xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ tổng thống, cho phép tổng thống tái đắc cử vô hạn định nhưng không cho phép đối với các chức vụ chính trị khác. - Tăng thời gian trong một nhiệm kỳ tổng thống từ 6 lên 7 năm. - Tổ chức lại các quận hành chính của quốc gia và cho phép tổng thống lựa chọn các lãnh đạo tỉnh và thành phố. - Cho phép tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp vô hạn. - Cấm sở hữu bất động sản đất đai lớn nhưng lại "cho nhà nước quyền tạm chiếm tài sản sung công trước khi một phiên tòa đưa ra phán quyết". 90 - Cấm nước ngoài cung cấp ngân quỹ cho các hiệp hội chính trị. - Chấm dứt quyền tự trị của ngân hàng trung ương, giao quyền kiểm soát cho tổng thống, và giao cho tổng thống quản lý dự trữ ngoại hối. - Giảm giờ làm việc tối đa mỗi tuần từ 44 xuống 36 tiếng và giảm ngày làm việc mỗi ngày từ 8 tiếng xuống 6 tiếng. - Hạ tuổi bầu cử từ 18 xuống 16. - Mở rộng an sinh xã hội cho công nhân trong nền kinh tế không chính thức [140]. Với kết quả trưng cầu dân ý là 49% ủng hộ đề xuất cải cách Hiến pháp, có nghĩa là đề xuất cải cách Hiến pháp của Tổng thống Chavez đã không được thông qua. Theo Hiến pháp Venezuela 1999, Tổng thống Chavez sẽ không được tiếp tục tham gia ứng cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2012. Tuy nhiên, ở những năm tiếp theo, tận dụng vào những thời cơ, điều kiện khách quan và chủ quan, Chính quyền Tổng thổng Chavez đã tiếp tục tổ chức trưng cầu dân ý về cải cách Hiến pháp. Với kết quả chung cuộc, phần thắng lợi đã thuộc về Tổng thống Chavez và những người ủng hộ phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cánh tả ở Venezuela. Như vậy, cuộc mở đường lần thứ hai để cho ông Chavez tiếp tục ra tranh cử Tổng thống và sửa đổi Hiến pháp đã thắng lợi. Xây dựng Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela (PSUV): Một vấn đề được Tổng thống Chavez đặc biệt quan tâm đó là xây dựng một chính đảng cách mạng có đủ sức tiếp tục lãnh đạo công cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT. Việc thành lập một chính đảng cách mạng cũng sẽ giúp loại bỏ những bất đồng, mâu thuẫn nội bộ để hợp nhất các lực lượng thành một khối thống nhất dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Chavez nhằm hoàn thành mục tiêu cuộc Cách mạng Boliviar. Quá trình thành lập PSUV được triển khai khá kỹ lưỡng. Từ tháng 03 đến tháng 06/2007, Ủy ban Xúc tiến thành lập Đảng đi đến các cơ sở như khu dân cư, nhà máy, nông thôn, trường học, công sở, lập danh sách những người sẵn sàng gia nhập Đảng và tổ chức họ thành các nhóm XHCN. Tháng 07/2007, các nhóm này đã tổ chức hội nghị bầu đại biểu đi dự Đại hội thành lập Đảng. Trải qua 06 hội nghị với hơn 2 tháng, sự thành lập PSUV đã phản ánh tính chất phức tạp và tính chiến đấu của các cuộc thảo luận. Đồng thời, cũng báo hiệu đặc điểm mới trong sinh hoạt của 91 đảng, hệ thống chính trị nói chung trong thế giới hiện đại. PSUV đã xác định là một chính đảng XHCN, theo chủ nghĩa Bolivar, chống CNTB, chống CNĐQ, vì lợi ích của giai cấp lao động và dân tộc. Đảng cũng khẳng định bản chất nhân văn, quốc tế chủ nghĩa, thống nhất, rèn luyện theo đạo đức cách mạng, phê bình và tự phê bình, áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ. Dự thảo Cương lĩnh cũng công khai tuyên bố đấu tranh xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất (TLSX) và thẳng thắn phê phán tính không hiệu quả của cơ quan quyền lực công, chủ nghĩa quan liêu, sự tham gia hạn chế của nhân dân vào quản lý xã hội và giám sát Chính phủ, tệ nạn tham nhũng, sự xa cách giữa nhân dân với chính quyền sẽ đe dọa vận mệnh của sự nghiệp cách mạng. Đại hội và Dự thảo Cương lĩnh cũng xác định nền tảng tư tưởng và kim chỉ Nam cho hoạt động của PSUV là tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin và Simon Bolivar [110]. Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela được thành lập tháng 03/2008, chủ yếu dựa trên cơ sở Đảng Phong trào Nền cộng hòa thứ năm. Tuy Đảng Phong trào Nền cộng hòa thứ năm tuyên bố tự giải tán nhưng trên thực tế cơ cấu tổ chức của Đảng vẫn giữ nguyên, đặc biệt là các tổ chức cơ sở. Đại hội thành lập PSUV khai mạc ngày 12/01/2008 với sự tham gia của 1681 đại biểu, thông qua 6 phiên họp. Phiên thứ nhất thảo luận về dự thảo Tuyên bố Nguyên tắc của Đảng; Phiên thứ hai thảo luận dự thảo Cương lĩnh của Đảng; Phiên thứ ba thảo luận và ra Tuyên bố Bolivar; Phiên thứ tư bầu 07 Ủy ban theo dõi các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội quốc gia; Phiên thứ năm bầu Chủ tịch Đảng và quyết định Đại hội toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng; Phiên thứ sáu thảo luận về dự thảo Điều lệ Đảng, Đại hội bế mạc ngày 09/03/2008 với việc bầu 15 ủy viên chính thức và 15 ủy viên dự khuyết Ban Lãnh đạo Đảng. Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela là một đảng dân chủ, lãnh đạo Đảng do đảng viên bầu trực tiếp. Nền tảng tư tưởng của Đảng là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Boliviar, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng nhân đạo Thiên chúa giáo, yếu tố thổ dân trên cơ sở đặc điểm riêng của Venezuela và Mỹ Latinh. Do vậy, có thể nói Đảng XHCN Thống nhất là một đảng cách mạng, có tính đại diện cho lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động và toàn dân tộc Venezuela; đảng viên của Đảng 92 thuộc mọi tầng lớp xã hội. Đảng XHCN Thống nhất sẽ không chỉ là bộ máy vận động tranh cử như Đảng Phong trào Nền cộng hòa thứ năm trước đây, mà nó còn đảm nhiệm chức năng lãnh đạo toàn diện xã hội về chính trị, tư tưởng, tổ chức, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Sự thành lập một đảng cánh tả lấy tôn chỉ XHCN làm tên của mình, coi ĐCS như một thành tố hữu cơ của tổ chức và xây dựng Cương lĩnh mới trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác... đã tạo cơ sở chính trị, xã hội cho quá trình hiện thực hóa “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” tại Venezuela. Như nhận định của một đại biểu tham gia Đại hội PSUV, sự kiện đó đã làm hồi sinh hy vọng về CNXH trong khu vực Mỹ Latinh chất chứa đầy tiềm năng cách mạng và đấu tranh chống đế quốc [110]. Các đảng viên của PSUV cần thực hiện đầy đủ các nguyên tắc về hoạt động và cơ cấu tổ chức một cách thường xuyên, tuân theo khẩu hiệu: Xã hội Tổ quốc hay là chết... chúng ta sẽ chiến thắng. Theo đó, đảng viên của PSUV cần có những phẩm chất sau: tinh thần Bolivar, XHCN và chủ nghĩa Mác, nhân văn, yêu nước, đoàn kết, chống TBCN, chống đế quốc, đạo đức và đạo đức cách mạng, bảo vệ Mẹ trái đất, cam kết lợi ích của giai cấp công nhân (GCCN) và nhân dân, chống tham nhũng, bình đẳng và bình đẳng giới, bảo vệ quyền của người khuyết tật, bảo vệ nền dân chủ, là đội tiên phong chính trị của quá trình cách mạng, sáng tạo, bảo vệ và phát huy sức mạnh quần chúng nhân dân, giữ vững nội bộ, bình đẳng trong tổ chức, phê bình và tự phê bình, tôn trọng các nguyên tắc tập trung dân chủ và sự lãnh đạo tập thể, thực thi dân chủ trong nội bộ đảng, bảo đảm kỷ luật [161]. Cương lĩnh của Đảng chỉ rõ: Đảng là công cụ để hoạch định mục tiêu, hình thức và phương pháp tiến hành cách mạng, thể hiện thông qua các khẩu hiệu đấu tranh trong suốt quá trình quá độ lên “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”. Các khẩu hiệu này cần phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mỗi thời kỳ, không chỉ có một Cương lĩnh duy nhất và một khẩu hiệu chung cho suốt thời kỳ quá độ, áp dụng cho mọi chỗ, mọi nơi và bất cứ hoàn cảnh nào. Để thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, PSUV nhấn mạnh cần phải trao chính quyền cho người lao động, tức là phải xây dựng một chính quyền nhân dân, trong đó người lao động, công nhân, nông dân, trí thức là những người trực tiếp 93 tham gia điều hành đất nước, nhân dân có quyền tham gia vào những quyết định liên quan tới lợi ích quốc gia, thông qua các cơ chế dân chủ tham gia như được đề xuất trưng cầu dân ý phế truất đối với các quan chức chính phủ, quyền đề xuất luật và dự luật, buộc Quốc hội phải thảo luận và bỏ phiếu. Cương lĩnh đưa ra mô hình kinh tế kế hoạch hóa dân chủ, với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người dân. Đây là một vấn đề còn gây nhiều tranh luận vì nội dung của mô hình này chưa cụ thể, thậm chí không ít đảng viên lo ngại rằng nếu không cẩn thận sẽ rơi vào tình trạng của các nước XHCN ở Đông Âu trước đây. PSUV chủ trương xây dựng một mô hình phát triển bền vững, phát triển đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Đảng nhấn mạnh cần xây dựng kế hoạch sản xuất để vừa đảm bảo phát triển, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng, đồng thời vừa đáp ứng được những đòi hỏi về môi trường sinh thái. Để bảo vệ cách mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia, trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, Đảng chủ trương phát triển một học thuyết quân sự mới dựa trên học thuyết chiến tranh nhân dân, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của khối liên minh giữa quân đội và các lực lượng dân sự có vũ trang. Quân đội ngoài nhiệm vụ quốc phòng, có trách nhiệm tham gia phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương mình đóng quân. Nhân dân ngoài nghĩa vụ công dân trong xây dựng và phát triển đất nước, trong những trường hợp cần thiết, có thể được huy động tham gia, phối hợp với quân đội trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng. Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của khối liên kết khu vực và sự ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp cách mạng Venezuela và cho rằng các mục tiêu của cách mạng chỉ có thể đạt được một khi các dân tộc Mỹ Latinh đoàn kết nhau lại trong cuộc đấu tranh giải phóng xã hội. Chỉ có khối đoàn kết mới có thể giúp nhân dân các nước Mỹ Latinh tìm ra được một giải pháp khả thi, thay thế cho mô hình tự do mới đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela tuy đã được thành lập nhưng rõ ràng vẫn còn nhiều việc phải làm: từ việc hoàn thiện Cương lĩnh, đường lối, mục tiêu chiến lược đến những vấn đề công tác tổ chức của Đảng. Điều này cho thấy để có một chính đảng cách mạng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức 94 tiếp tục sự nghiệp cách mạng, lực lượng cánh tả Venezuela nói riêng và ở Mỹ Latinh nói chung cần tăng cường khối đoàn kết, đồng thời thống nhất với nhau về quan điểm, nguyên tắc tổ chức xây dựng một chính đảng thật sự cách mạng chân chính. 3.2.2. Nội dung triển khai trên lĩnh vực kinh tế Là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn trên thế giới, nhưng việc khai thác này chủ yếu do các công ty nước ngoài thực hiện. Ngày 15/04/2006 Quốc hội Venezuela đã thông qua dự luật về thuế tài nguyên, theo đó các công ty dầu mỏ nước ngoài hoạt động tại Venezuela phải chịu mức thuế mới là 33,3% so với 16,6% trước đây. Ngày 15/04/2008, Venezuela tăng mức thuế thu nhập đối với các dự án khai thác dầu mở tại lưu vực sông Orinoco từ 34% lên 50%. Hai mức thuế mới bổ sung cho ngân sách Nhà nước thêm 9 tỷ USD/năm [125, tr.49]. Đây là một bước đột phá mạnh mẽ trong chiến lược dầu mỏ của Venezuela do Tổng thống Hugo Chavez đứng đầu nhằm cân bằng các lợi nhuận mà các công ty dầu mỏ tư nhân và nước ngoài đã thu được trong thời gian trước đó. Mức thuế mới mà Quốc hội Venezuela thông qua chủ yếu ảnh hưởng lớn tới các công ty nước ngoài khai thác dầu thô nặng trên lưu vực sông Orinoco như Exxon Mobil Corp, Chevron, ConocoPhilips, Total SA Các công ty tư nhân ở Venezuela hoạt động trong những dự án chung với chính phủ, đã đóng mức thuế 33,3% từ trước nên họ không phải đóng thêm thuế. Cộng vào đó là kế hoạch chấm dứt việc quản lý của nước ngoài đối với các xí nghiệp khai thác dầu ở khu vực sông Orinoco, nơi các hãng độc quyền Chevron và Texas của Mỹ, Total của Pháp, BP của Anh sẽ mất quyền sở hữu. Venezuela đã giành lại quyền điều hành và sở hữu bốn nhà máy lọc dầu ở khu Orinoco. Đây là một bước quan trọng trong k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cong_cuoc_dau_tranh_bao_ve_doc_lap_dan_toc_o_nuoc_co.pdf
Tài liệu liên quan