Luận án Công tác xã hội đối với học sinh bị bạo lực học đường ở các trường Trung học Cơ sở tại Thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC

XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH BỊ BẠO LỰC HỌC ĐưỜNG .15

1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài về công tác xã hội đối với học sinh bị bạo

lực học đường.15

1.1.1. Các nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường ở trên thế giới .15

1.1.2. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng và hậu quả của bạo lực học

đường ở trên thế giới.18

1.1.3. Các nghiên cứu về hoạt động công tác xã hội với học sinh bị bạo

lực học đường ở trên thế giới .23

1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam về công tác xã hội đối với học sinh bị

bạo lực học đường .29

1.2.1. Các nghiên cứu về thực trạng học sinh bị bạo lực học đường tại

Việt Nam .29

1.2.2. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng và hậu quả của bạo lực học

đường tại Việt Nam.31

1.2.3. Các nghiên cứu về công tác xã hội trong đối với học sinh liên quan

đến bạo lực học đường tại Việt Nam.35

1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và một số bài học kinh nghiệm cho

luận án .41

Tiểu kết chương 1.43

Chương 2: LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH BỊ

BẠO LỰC HỌC ĐưỜNG Ở CÁC TRưỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ .44

2.1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan .44

2.1.1. Khái niệm bạo lực và bạo lực học đường.44

2.1.2. Học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học cơ sở bị bạo lực học

đường.49

2.2. Công tác xã hội đối với học sinh bị bạo lực học đường .57ii

2.2.1. Khái niệm công tác xã hội đối với học sinh bị bạo lực học đường.57

2.2.2. Các hoạt động của công tác xã hội đối với học sinh bị bạo lực học

đường.58

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với học sinh

bị bạo lực học đường tại trường học .64

2.3.1. Yếu tố thuộc về nhân viên công tác xã hội trường học.64

2.3.2. Yếu tố thuộc về nhà trường .65

2.3.3. Yếu tố thuộc về học sinh bị bạo lực học đường .66

2.3.4. Yếu tố thuộc về cha mẹ học sinh.66

2.3.5. Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách, pháp lý liên quan đến hoạt động

công tác xã hội, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.67

2.4. Các lý thuyết vận dụng trong thực hành công tác xã hội với học sinh

bị bạo lực học đường.68

2.4.1. Thuyết hệ thống sinh thái .68

2.4.2. Thuyết nhận thức – hành vi.70

Kết luận chương 2 .72

 

pdf233 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công tác xã hội đối với học sinh bị bạo lực học đường ở các trường Trung học Cơ sở tại Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n g đ ú n g v ớ i em C ó k h i đ ú n g v ớ i em , có k h i k h ô n g đ ú n g v ớ i em H ầ u n h ƣ đ ú n g v ớ i em H o à n t o à n đ ú n g v ớ i em Ứng phó bằng suy nghĩ tiêu cực 1.1. Cam chịu 1.Em thấy có nhiều HS cũng bị đối xử như em nên em cứ kệ để cho họ muốn làm gì thì làm 10.56 21.83 36.62 25.35 5.63 2.94 1.149 2. Em nghĩ rằng có nói ra cũng chẳng ai có thể giúp em được nên em đánh chịu để cho người khác đối xử tệ bạc với mình 0.70 22.77 57.51 17.61 1.41 2.96 0.84 1.2. Suy diễn vấn đề 3. Em là người kém cỏi vô dụng, không đủ sức mạnh để tự bảo vệ mình 9.86 27.70 38.50 20.42 3.52 2.80 1.08 4. Chắc chắn có ai đó chơi xấu em, làm cho em bị đối xử tệ bạc 1.17 26.76 52.11 17.84 2.11 2.92 0.89 5. Em nghĩ rằng nếu mọi người biết việc em bị học sinh khác bạo lực sẽ trách mắng, phạt em. 3.05 25.12 50.23 18.54 3.05 2.93 0.95 Ứng phó bằng suy nghĩ tích cực 1.3. Tự an ủi bản thân 6. Em coi đây là một thử thách trong cuộc sống, em sẽ mạnh mẽ và trưởng thành hơn khi vượt qua nó. 1.17 19.25 47.65 26.76 5.16 3.16 0.83 7. Em nghĩ có lẽ họ đang hiểu lầm em, họ sẽ đến xin lỗi em sau khi họ biết họ đã sai. 0.23 6.81 50.94 36.15 5.87 3.41 0.73 8. Em nghĩ rằng qua sự việc lần này em sẽ biết cách ứng phó phù hợp hơn sau khi gặp phải những tình huống tương tự 0.23 11.94 45.43 35.83 6.56 3.37 0.79 1.4. Định hƣớng giải quyết vấn đề 9. Em nghĩ đến những giải pháp có thể giúp em giải quyết vấn đề em đang gặp phải 0.23 9.62 47.42 37.09 5.63 3.38 0.74 10. Em lựa chọn một số giải pháp để giải quyết vấn đề em đang gặp phải 2.11 24.18 46.01 24.18 3.52 3.03 0.84 93 Qua bảng kết quả trên cho thấy, học sinh đã có suy nghĩ tích cực nhiều hơn là suy nghĩ tiêu cực (ĐTB = 3.27 so với 2.91). Một số biểu hiện suy nghĩ tích cực như các em biết cách ―tự an ủi bản thân‖ khi 42,39% học sinh cho rằng ―mình sẽ có các ứng phó phù hợp hơn nếu lần sau bị BLHĐ‖; 42,02% học sinh nghĩ “có lẽ họ đang hiểu lầm em, họ sẽ đến xin lỗi em sau khi họ biết họ đã sai‖. Các em còn ―nghĩ đến những giải pháp có thể giúp em giải quyết vấn đề em đang gặp phải‖ Những suy nghĩ tích cực này giúp học sinh đưa ra được những hành động tích cực để giúp bản thân thoát khỏi các tình huống bạo lực. Thảo luận nhóm học sinh tại trường THCS LQĐ đã liệt kê những cách ứng phó tích cực khi bị bạo lực học đường như ―suy nghĩ tích cực khi em bị bạn bè trêu chọc hoặc chế giếu, đánh‖. ―Chúng em nghĩ rằng bạn ấy chưa hiểu mình, bạn ấy chưa hiểu những hành động của bạn ấy với mình là bạo lực, em sẽ lờ đi trước những lời nói của bạn ấy, hoặc em sẽ chơi với bạn khác nếu bạn ấy cứ trêu em hoặc không cho em chơi cùng nhóm, em nghĩ mình sẽ nói chuyện với bạn ấy vào một lúc nào đó phù hợp, hoặc nghĩ rằng phải kể cho người thân của mình ” (Thảo luận nhóm HS) Tuy nhiên, vẫn còn có khá nhiều học sinh đã có những suy nghĩ như ―cam chịu‖ hoặc ―suy diễn vấn đề‖ trước các hành vi BLHĐ, cụ thể có 30.98% học sinh nghĩ rằng: nói ra cũng chẳng ai có thể giúp em được, tự đổ lỗi cho bản thân, cho rằng mình là người kém cỏi vô dụng, không đủ sức mạnh để tự bảo vệ mình‖, hoặc đổ lỗi cho người khác ―mình bị bạn bè chơi xấu, làm cho mình bị đối xử tệ bạc‖. Với những dấu hiệu suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến học sinh không tìm ra giải pháp để có thể chấm dứt bạo lực với bản thân và dễ dẫn đến những cảm xúc và hành động tiêu cực. * Ứng phó bằng cảm xúc của học sinh trung học cơ sở khi bị bạo lực học đường Kết quả ở bảng dưới đây cho thấy nhiều học sinh đã biết kiểm soát và cân bằng cảm xúc, nhưng một số học sinh khác lại thể hiện những cảm xúc tiêu cực. Biểu hiện cách ứng phó bằng cảm xúc của học sinh bị BLHĐ thể hiện ở bảng dưới đây: 94 Bảng 3.10. Biểu hiện ứng phó cảm xúc của học sinh THCS khi bị BLHĐ Cách học sinh bị BLHĐ ứng phó (N= 417) Tỷ lệ đồng ý Đ T B Đ ộ l ệc h c h u ẩ n T h ứ b ậ c H o à n t o à n k h ô n g đ ú n g v ớ i em H ầ u n h ƣ k h ô n g đ ú n g v ớ i em C ó k h i đ ú n g v ớ i em , có k h i k h ô n g đ ú n g v ớ i em H ầ u n h ƣ đ ú n g v ớ i em H o à n t o à n đ ú n g v ớ i em Ứng phó bằng cảm xúc tiêu cực 2.1. Thể hiện cảm xúc 11. Em lo lắng, sợ hãi mỗi khi bạn bè đối xử bạo lưc với em 2.82 21.36 45.31 26.06 4.46 3.09 0.87 12. Em cáu giận với những học sinh đã có hành vi không tốt với em 1.17 15.02 43.90 32.63 7.28 3.30 0.85 13. Em chán nản, buồn bã không muốn làm gì 1.64 19.48 46.01 27.93 4.93 3.15 0.84 14. Em lo lắng vì sợ mọi người phát hiện ra em bị học sinh khác đối xử không tốt với mình. 1.17 18.08 48.36 28.87 3.52 3.15 0.78 15. Em tức giận vô cớ với những người khác xung quanh (bạn bè, người thân, giáo viên ) 1.64 17.37 45.77 30.99 4.23 3.19 0.82 2.2. Kìm nén cảm xúc 16. Em che giấu cảm xúc lo lắng, sợ hãi, bất an hoặc tức giận với bạn bè, người thân, giáo viên vì không muốn mọi người biết mình bị bạo lực 6.34 27.93 38.50 22.54 4.69 2.91 0.97 17. Em cố gẳng tỏ ra vui vẻ với mọi người xung quanh để che giấu cảm xúc bất an của mình 3.52 20.42 43.66 27.23 5.16 3.10 0.90 Ứng phó bằng cảm xúc tích cực 2.3. Cân bằng cảm xúc 18. Em cố gắng điều chỉnh nhịp thởi, thả lỏng cơ thể, uống nước lấy lại sự bình tĩnh và cân bằng cảm xúc 1.17 13.62 42.02 32.39 10.80 3.38 0.89 19. Em làm những việc mà em yêu thích như: viết nhật ký, nghe nhạc, đọc truyện chơi thể thao 2.58 6.10 51.88 33.80 5.63 3.34 0.71 20. Em cố gắng bình tĩnh và nghĩ đến những chuyện khác vui hơn, hoặc chơi với những người bạn khác 0.94 10.80 46.95 32.63 8.69 3.37 0.82 Kết quả khảo sát cho thấy, học sinh đã có cách ứng phó bằng cảm xúc tích cực nhiều hơn là cảm xúc tiêu cực (ĐTB là 3.37 so với 2.84). Những biểu hiện của 95 ứng phó bằng cảm xúc tích cực của học sinh được thể hiện các em biết kiểm soát và cân bằng tốt cảm xúc của mình qua ―điều chỉnh nhịp thởi, thả lỏng cơ thể, uống nước lấy lại sự bình tĩnh‖, ―cố gắng bình tĩnh và nghĩ đến những chuyện khác vui hơn, hoặc chơi với những người bạn khác‖ Có thể nói rằng đó là những cách ứng phó rất hữu ích để học sinh kiểm soát được những tức giận, sợ hãi trước các hành vi BLHĐ xảy ra. Em HS cho biết ―em bình tĩnh để không đánh lại hoặc trêu chọc lại bạn, em lờ đi và chơi với bạn khác, em đi ra chỗ khác để không phải nghe những lời bạn chế giễu ” (PVS nam, 14 tuổi) Tuy nhiên, bên cạnh những học sinh biết giữ bình tĩnh, kiểm soát và cân bằng cảm xúc tốt thì một số học sinh là không kiểm soát được cảm xúc, thể hiện những cảm xúc một cách tiêu cực hoặc kìm nén không thể hiện ra, cụ thể là có 39,91% học sinh đã thể hiện “cáu giận‖ với những học sinh gây ra BLHĐ, 35,22% học sinh tỏ ra ―tức giận vô cớ‖ với những người khác xung quanh (bạn bè, người thân, giáo viên ), 32,86% học sinh ―chán nản, buồn bã không muốn làm gì‖, 32,38% học sinh biểu hiện ―lo lắng‖ và 30,52% học sinh thể hiện ―lo lắng, sợ hãi‖. Đây là những biểu hiện cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng đến trạng thái sức khỏe tinh thần và mối quan hệ xã hội của học sinh. Ngoài ra, có một số bạn đã chọn cách ―kìm nén‖ cảm xúc bản thân như 32,39% học sinh cho biết ―cố gẳng tỏ ra vui vẻ với mọi người xung quanh để che giấu cảm xúc bất an của mình‖ hoặc 27,23% học sinh lựa chọn ―che giấu cảm xúc lo lắng, sợ hãi, bất an hoặc tức giận với bạn bè, người thân, giáo viên vì không muốn mọi người biết mình bị bạo lực‖. Những biểu hiện cảm xúc trên không giúp học sinh thoát khỏi bạo lực mà còn có thể khiến bạo lực tiếp diễn bởi các em đã che giấu hoặc không thể hiện được những cảm xúc tích cực. * Ứng phó bằng hành động của học sinh trung học cơ sở khi bị bạo lực học đường Từ nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc học sinh sẽ thể hiện bằng hành động, ứng phó bằng hành động của học sinh sẽ thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của học sinh trong đó. Tìm hiểu hành động của 417 học sinh đã từng bị BLHĐ, kết quả thu được ở bảng dưới đây: 96 Bảng 3.11. Biểu hiện cụ thể của ứng phó bằng h nh động của học sinh THCS khi bị BLHĐ Cách học sinh bị BLHĐ ứng phó (N= 417) Tỷ lệ đồng ý Đ T B Đ ộ l ệc h c h u ẩ n T h ứ b ậ c H o à n t o à n k h ô n g đ ú n g v ớ i em H ầ u n h ƣ k h ô n g đ ú n g v ớ i em C ó k h i đ ú n g v ớ i em , có k h i k h ô n g đ ú n g v ớ i em H ầ u n h ƣ đ ú n g v ớ i em H o à n t o à n đ ú n g v ớ i em Ứng phó bằng hành động tiêu cực 3.1. Trốn tránh 21. Em trốn tránh gặp mặt, tiếp xúc với những bạn đã ứng xử không tốt với em 6.57 31.69 42.25 16.20 3.29 2.78 0.91 22. Em che giấu thầy cô, cha mẹ những vết bầm tím, chầy xước, những tài sản đồ dùng học tập của em bị mất, bị hỏng do những học sinh khác gây ra. 4.93 25.59 45.54 21.13 2.82 2.91 0.88 23. Em né tránh hoặc chuyển sang chủ đề khác khi có ai đó hỏi em những chuyện em đang gặp phải 0.94 18.59 56.47 21.18 2.82 3.06 0.74 3.2. Trả đũa, tự làm hại 24. Em tìm các biện pháp, lên kế hoạch để trả đũa người đối xử tệ với em 6.57 26.29 41.55 20.42 5.16 2.91 0.97 25. Em tạo ra bè cánh và gia nhập vào các hội để chiến đấu lại với kẻ đối xử với em 7.75 29.34 35.45 21.83 5.63 2.88 1.02 26. Em phục tùng mọi yêu cầu của bạn bè để họ không đối xử tệ bạc với em 9.15 53.05 30.99 6.34 0.47 2.36 0.75 27. Em tự làm tổn thương bản thân như: nhịn ăn, đập đầu vào tường, tự làm đau mình sau khi bị bạn bè làm tổn thương 5.63 55.16 34.98 4.23 0.00 2.37 0.67 28. Em sử dụng các chất kích thích, chơi game bạo lực, cố gắng chiến thắng để có cảm giác trả thù kẻ đã đối xử tệ bạc với em 8.69 51.64 34.27 5.40 0.00 2.36 0.72 Ứng phó bằng hành động tích cực 3.3. Đƣơng đầu và tìm kiếm sự hỗ trợ 29. Em chủ động nói chuyện với người thực hiện hành vi không tốt với mình 10.56 32.39 36.62 17.61 2.82 2.70 0.98 30. Em chia sẻ câu chuyện của mình trên mạng xã hội để tìm cách giải quyết 8.45 56.81 31.46 3.29 0.00 2.29 0.66 31. Em nói chuyện với bạn bè thân và đề nghị sự giúp đỡ của bạn 0.94 11.74 42.49 35.45 9.39 3.41 0.85 32. Em nói chuyện với bố mẹ và những người thân trong gia đình để tìm cách giải quyết vấn đề 4.23 21.83 38.03 28.64 7.28 3.13 0.98 33. Em nói chuyện với thầy cô giáo, BGH để được giúp đỡ 3.99 17.37 37.56 31.46 9.62 3.25 0.98 97 34. Em tìm gặp nhà tư vấn tâm lý, nhân viên CTXH tại trường để được giúp đỡ 4.46 24.88 39.67 24.65 6.34 3.03 0.96 35. Em tham gia các CLB, nhóm của nhà trường về phòng ngừa và ứng phó với BLHĐ 8.92 49.30 31.22 10.09 0.47 2.44 0.82 36. Em đăng ký tham gia CLB văn nghê, võ thuật tại trường 6.10 22.54 41.55 24.65 5.16 3.00 0.96 3.4. Hành động giải quyết 37. Em lên kế hoạch thực hiện các giải pháp mà em đã lựa chọn nhằm giải quyết vấn đề của bản thân 7.98 42.25 37.79 11.03 0.94 2.55 0.82 38. Em hành động để thực hiện kế hoạch đã đề ra nhằm giải quyết vấn đề của bản thân 66.67 25.12 7.98 0.23 0.00 1.42 0.64 39. Em cố gắng, nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn để thực hiện đến cùng kế hoạch đã đề ra nhằm giải quyết được vấn đề em đang gặp phải 7.98 35.92 44.84 11.03 0.23 2.60 0.79 40. Em rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân sau sự việc lần này 2.82 31.46 46.48 15.96 3.29 2.85 0.84 Qua bảng kết quả trên cho thấy, học sinh sử dụng các hành động tích cực nhiều hơn hành động tiêu cực (3.13 so với 2.70). Đây cũng là chỉ báo thể hiện học sinh đã biết cách thực hiện những hành động để giúp bản thân thoát khỏi các hành vi BLHĐ và không tham gia vào BLHĐ. Những biểu hiện ứng phó tích cực bằng hành động mà học sinh thực hiện: Học sinh biết đương đầu với các hành vi BLHĐ và biết cách tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ từ bạn bè, thầy cô giáo, ban giám hiệu, từ người thân trong gia đình, và đặc biệt từ cán bộ tâm lý, nhân viên CTXH trường học. Đây là những cách ứng phó tích cực thể hiện học sinh đã có phần nào kĩ năng tìm kiếm và khai thác những nguồn lực hỗ trợ khi bị BLHĐ. Ngoài ra, học sinh cũng biết cách đương đầu với những người gây BL như chủ động nói chuyện với người gây ra bạo lực. Bên cạnh những học sinh đã biết đương đầu và tìm kiếm nguồn lực trợ giúp, thì vẫn còn những học sinh khác lại trốn tránh không dám đương đầu, như: che giấu với thầy cô, cha mẹ về những dấu hiệu mình bị BLHĐ, trốn tránh gặp mặt hoặc tiếp xúc‖ những người gây ra BL. Một số học sinh đã giải quyết bằng bạo lực như trả đũa người gây bạo lực, thậm chí tiêu cực hơn học sinh đã tự xâm hại làm đau bản thân, sử dụng các chất kích thích, chơi game bạo lực‖ để có cảm giác chiến thắng và trả thù kẻ đã đối xử tệ bạc với em. Những hành động trên là rất nguy hại, có thể khiến các em là những người gây ra BL với chính bản thân mình và người khác. 98 Thảo luận nhóm học sinh cho biết: “Những biểu hiện cảm xúc bị bạo lực: tức giận, ấm ức, đôi khi hơi buồn, chán; hành động: trả thù, đánh lại, trêu chọc lại, không thèm chơi cùng với những người đó”. Học sinh cũng giải thích rằng: ―Không thích mách thầy cô giáo hoặc nói chuyện với bố mẹ”, “thích thì đánh lại hoặc trêu chọc lại”. Các em giải thích có cảm xúc và hành động như trên vì ―Nói với thầy cô, bố mẹ có khi lại bị đánh, trêu thêm”, “đó là chuyện nhỏ mình có thể tự giải quyết, không liên quan đến người khác”. Nhiều học sinh cho biết đã lựa chọn cách “im lặng, không nói với ai cả” khi bị bạn đánh hoặc bạn chế giễu, trêu chọc” (Thảo luận nhóm HS THCS NTT). Đó là những phản ứng tiêu cực của học sinh trước hành vi bạo lực đối với bản thân. Do vậy những đối tượng học sinh này cần phải nâng cao nhận thức và có ứng phó tích cực trước các hành vi bạo lực học đường. Như vậy khi bị bạo lực học đường nhiều học sinh vẫn còn có những ứng phó tiêu cực khiến các em tiếp tục rơi vào vòng tròn bạo lực, hoặc để lại những hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, việc tìm hiểu nhu cầu của học sinh khi bị bạo lực học đường là điều cần thiết để có thể hiểu những suy nghĩ, cảm xúc của các em và có những hỗ trợ kịp thời và phù hợp. 3.2.2.2. Nhu cầu được trợ giúp của học sinh bị bạo lực học đường với các hoạt động công tác xã hội tại các trường trung học cơ sở Nghiên cứu đã khảo sát ý kiến của 417 học sinh cho biết đã từng bị bạo lực về những nhu cầu của các em cần được trợ giúp. Có 11 nhu cầu cụ thể được chia thành 4 nhóm, bao gồm nhu cầu được hỗ trợ khẩn cấp, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm hiểu những mong muốn của học sinh về các hình thức và phương pháp hỗ trợ với 5 mức độ từ ―hoàn toàn không cần thiết‖ đến ―hoàn toàn cần thiết‖. Kết quả cho thấy, những nhu cầu của học sinh bị BLHĐ với hoạt động hỗ trợ của công tác xã hội như sau: * Nội dung nhu cầu được can thiệp hỗ trợ của học sinh bị bạo lực học đường với hoạt động công tác xã hội Tìm hiểu những nhu cầu của học sinh cần được trợ giúp khi bị bạo lực học đường, học sinh đã cho biết về nhu cầu của các em ở bảng dưới đây: 99 Bảng 3.12. Nội dung nhu c u c n được trợ giúp của học sinh bị bạo lực học đường Nhu cầu Nội dung nhu cầu ĐTB ĐLC Hỗ trợ khẩn cấp Được đảm bảo an toàn và chấm dứt hành vi bạo lực 4.18 1.076 Trấn an tinh thần 4.11 0.98 Hỗ trợ tâm lý Giải tỏa những cảm xúc của bản thân (lo lắng, sợ hãi, tức giận ) 4.37 0.667 Kiểm soát cảm xúc để cân bằng cảm xúc 4.10 1.007 Nhận ra đƣợc giá trị bản thân, tự tin về bản thân mình 4.41 0.842 Hòa nhập với bạn bè và mọi người xung quanh, giải quyết được những khó khăn của bản thân 4.21 0.598 Hỗ trợ giáo dục Có kiến thức chung về bạo lực học đƣờng (hành vi, nguyên nhân, hậu quả của BLHĐ) 4.33 0.685 Giáo dục các giá trị sống để phòng ngừa và ứng phó với BLHĐ (yêu thương, hòa bình, tôn trọng ) 4.30 0.776 Giáo dục các kĩ năng sống cơ bản để ứng phó khi bị BLHĐ (kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng tìm kiếm sự trợ giúp, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn ) 4.36 0.64 Chăm sóc sức khỏe Được thăm khám và hỗ trợ khi có những vết thương về thể chất 3.88 0.546 TBT 4.23 0.567 Đánh giá của học sinh bị bạo lực học đường về các nội dung hỗ trợ là rất cần thiết (ĐTB = 4.23). Trong đó, học sinh có nhu cầu hỗ trợ về tâm lý sau khi bị bạo lực là cao nhất để học sinh có thể giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực và có cái nhìn tích cực về bản thân, tự tin về mình. Nếu được hỗ trợ những mong muốn đó sẽ có thể giúp học sinh có ứng phó tích cực với BLHĐ. Tiếp đến là học sinh mong muốn được hỗ trợ về hỗ trợ giáo dục, trong đó muốn được cung cấp những kiến thức về BLHĐ và đặc biệt là học các kĩ năng ứng phó tích cực với bạo lực. Có lẽ đây là một trong những thiếu hụt của học sinh khiến học sinh chưa xử lý khi bị bạo lực. Về nhu cầu hỗ trợ sức khỏe, theo ý kiến của học sinh thì nhu cầu này cũng khá cần thiết, tuy nhiên mức độ học sinh lựa chọn lại thấp hơn so với các nhu cầu khác. HS nam khi bị bạo lực học đường, học sinh cho biết có những mong muốn như sau: ―Em muốn được động viên và ai đó đòi lại công bằng vì em cảm thấy tức giận. Nên nếu ai đó hỗ trợ em thì em muốn được chỉ ra những cách để có thể vượt qua những khó chịu đó” (PVS nam, 13 tuổi). Qua tìm hiểu những khó khăn và nhu cầu của học sinh bị BLHĐ, cô N.T.H cán bộ tư vấn tâm lý trường N.T.T đã từng hỗ trợ những học sinh bị BLHĐ cho biết “Các em học sinh đến với phòng đều có những cảm xúc khá tiêu cực do vậy điều đầu tiên là các em muốn được xả những cảm xúc đó, tôi đã 100 có các liệu pháp giải độc cảm xúc, quét cảm xúc để các em nói ra được những sự ấm ức và tức giận của mình. Nên có lẽ tôi thấy nhu cầu đầu tiên của các em là được tham vấn tâm lý, giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Các em muốn được có người lắng nghe, chia sẻ. Một điều nữa tôi thấy rằng các em còn thiếu kiến thức và kĩ năng về BLHĐ, cách phòng tránh, xử lý các tình huống. Do vậy, các em rất cần được giáo dục nâng cao kiến thức và kĩ năng để phòng tránh bạo lực” (PVS nữ, 30 tuổi) Từ những ý kiến của học sinh trên đây sẽ là gợi ý trong quá trình can thiệp hỗ trợ học sinh, nghiên cứu sẽ đưa ra một số hoạt động hỗ trợ học sinh, tuy nhiên nó cũng cần phù hợp với từng đối tượng học sinh bị bạo lực để đảm bảo tính cá biệt hóa trong hỗ trợ. * Hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động công tác xã hội trong can thiệp hỗ trợ cho học sinh bị bạo lực học đường Tìm hiểu về nhu cầu của 417 học sinh bị bạo lực học đường về phương pháp trong can thiệp hỗ trợ học sinh khi bị bạo lực học đường. Qua kết quả cho thấy, các ý kiến của học sinh đều rất có mong muốn được tham gia những hoạt động hỗ trợ từ phòng ngừa đến phương pháp công tác xã hội nhóm qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm và phương pháp làm việc với từng cá nhân học sinh bị bạo lực học đường. Trong đó, phương pháp được lựa chọn nhiều hơn là tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống để học sinh có kĩ năng ứng phó với bạo lực học đường (ĐTB = 4.06) và hình thức hỗ trợ từng cá nhân học sinh theo quy trình CTXH cá nhân (ĐTB = 4.08). Bảng 3.13. Nhu c u về hình thức v người thực hiện hỗ trợ giúp học sinh bị bạo lực học đường A Hình thức, phƣơng pháp hoạt động ĐTB ĐLC 1. Truyền thông nâng cao nhận thức cho học sinh về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực học đường cho học sinh 3.69 0.999 2. Tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống để phòng tránh và ứng phó với bạo lực học đường cho học sinh bị BLHĐ 4.06 0.546 3. Thành lập các câu lạc bộ, nhóm để học sinh bị bạo lực học đường được tham gia chia sẻ và học cách ứng phó với bạo lực học đường theo quy trình CTXH nhóm. 3.89 0.839 4. Hỗ trợ cho từng cá nhân học sinh bị bạo lực học đƣờng theo quy trình phƣơng pháp CTXH cá nhân 4.08 0.640 B Ngƣời thực hiện hoạt động hỗ trợ 1. Thầy cô giáo trong trường 3.54 0.703 2. Ngƣời trợ giúp khác (cán bộ tƣ vấn tâm lý, nhân viên công tác xã hội trƣờng học) 3.76 0.847 101 Về người thực hiện hỗ trợ học sinh bị BLHĐ, theo ý kiến của học sinh thì nhu cầu hỗ trợ của học sinh là từ phía người trợ giúp như cán bộ tư vấn tâm lý, nhân viên công tác xã hội trường học hơn là từ phía thầy cô giáo. Tìm hiểu vấn đề này, HS cho biết: “Thầy cô giáo là người hỗ trợ chúng em cũng tốt ạ, thầy cô biết chúng em rồi, nhưng đôi khi em thấy cô hay áp đặt hoặc chưa cần biết lý do, nguyên nhân đã đổ lỗi cho bọn em. Nên nếu có một người khác hỗ trợ chúng em, giúp đỡ để đòi lại công bằng cho chúng em thì tốt hơn ạ. Em cũng muốn các cô có thể lắng nghe và giúp chúng em làm thế nào để bạn khác không tẩy chay hoặc bắt nạt em” (PVS nam, 13 tuổi) Như vậy, thông qua đánh giá nhu cầu về nội dung hỗ trợ, hình thức và phương pháp thực hiện hoạt động hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường sẽ là gợi ý, cơ sở để luận án tiến hành xây dựng hoạt động thử nghiệm ở chương tiếp theo. 3.3. Thực trạng các hoạt động của công tác xã hội đối với học sinh bị bạo lực học đƣờng ở các trƣờng trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội Tìm hiểu thực trạng công tác xã hội trong can thiệp với học sinh bị bạo lực học đường ở các trường THCS tại Hà nội, ngoài việc dựa trên ý kiến khảo sát học sinh và phỏng vấn sâu cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ tư vấn tâm lý về các hoạt động phòng ngừa và can thiệp trợ giúp cho học sinh tại trường học, thì nghiên cứu còn dựa trên một số báo cáo thực tiễn của các tổ chức, Sở Giáo dục và đào tạo về việc triển khai các hoạt động có tính chất công tác xã hội với học sinh liên quan đến bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội. Thực tế cho thấy, một số trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai các quy đinh của Nghị định 80/2017/NĐ-CP về Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường hay Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT 28/12/2017 ―Chương trình hành động Phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021‖, nhờ đó các hoạt động như: tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng, chống bạo lực học đường; giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường; rèn luyện kỹ năng sống cho người học; thiết lập kênh tiếp thông tin về bạo lực học đường Đồng 102 thời các tổ chức trong và ngoài nước cũng đã triển khai các dự án liên quan đến xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện và bình đẳng tại các trường THCS ở Hà Nội và mang lại những hiệu quả nhất định, ví dụ như: Từ năm 2013 đến năm 2016, tổ chức Plan International Việt Nam đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xây dựng dự án mô hình thí điểm Trường học An toàn, Thân thiện và Bình đẳng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em gái vị thành niên được bảo vệ an toàn khỏi các hình thức bạo lực trên cơ sở giới tại trường học, bao gồm các hành vi bạo lực tình dục, thân thể hoặc tinh thần xảy ra đối với học sinh trong và xung quanh trường học [55], và hiện nay dự án tiếp tục được triển khai tại các trường THCS ở Ba Vì, Đông Anh, Hà Đông. Năm 2019, Dự án "Phòng ngừa bạo lực học đường xây dựng môi trường an toàn cho trẻ" được tổ chức Good Neighbors International tại Việt Nam triển khai thí điểm tại 9 trường Trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội. Với quan điểm tiếp cận: Phát huy giá trị tốt đẹp về tình bạn, tình yêu thương giữa người với người để đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường (BLHĐ). Với thông điệp là ―Be Friend‖, dự án ―Phòng ngừa Bạo lực học đường – Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ‖ mong muốn chính các em học sinh sẽ đóng vai trò nòng cốt, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ xây dựng nên những ngôi trường an toàn - nơi kết nối tình bạn và đẩy lùi mọi hành vi bạo lực [56]. Những hoạt động này đã phần nào góp phần nào giảm thiểu và hỗ trợ học sinh khi bị bạo lực học đường. Tuy nhiên, so với 583 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội thì số lượng các trường được nhận sự hỗ trợ của các dự án còn rất ít. Do vậy, tìm hiểu về thực trạng các hoạt động phòng ngừa và trợ giúp học sinh bị bạo lực học đường tại một số trường luận án nghiên cứu khi chưa hoặc không có sự tham gia của các dự án, kết quả như sau: 3.3.1. Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa cho học sinh bị bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội Tìm hiểu thực trạng các hoạt động phòng ngừa cho học sinh bị bạo lực học đường tại các trường nghiên cứu theo 5 mức độ từ ―không thực hiện‖ đến ―rất thường xuyên thực hiện‖, kết quả cho thấy đánh giá của học sinh về hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường THCS như sau: 103 Biểu đồ 3.7. Các hoạt động CTXH trong phòng ngừa tổng quát BLHĐ tại các trường THCS Theo đánh giá của học sinh mức độ thực hiện các hoạt động phòng ngừa là khá thường xuyên (ĐTB chung = 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cong_tac_xa_hoi_doi_voi_hoc_sinh_bi_bao_luc_hoc_duon.pdf
  • pdfQD_NguyenThiMaiHuong.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenThiMaiHuong.pdf
  • pdfTT Eng NguyenThiMaiHuong.pdf
  • jpgTT Huong.jpg
  • jpgTT Huong2.jpg
  • pdfTT NguyenThiMaiHuong.pdf
Tài liệu liên quan