Luận án Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 - Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI 6

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6

1.2. Khái quát những vấn đề mà luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của

các công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề đặt ra

luận án cần phải giải quyết 25

Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ 1997 ĐẾN NĂM 2000 28

2.1. Những yếu tố tác động tới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

trong phát triển kinh tế nông nghiệp 28

2.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên 42

2.3. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp 49

Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 76

3.1. Chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp của

Đảng bộ tỉnh Hưng Yên 76

3.2. Chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp 92

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 113

4.1. Một số nhận xét 113

4.2. Một số kinh nghiệm 129

KẾT LUẬN 145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 147

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148

PHỤ LỤC 165

pdf176 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 - Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chưa có các cơ sở chế biến, sản phẩm hàng hóa sản xuất ra đều do tư thương thao túng thị trường dẫn đến tình trạng ép cấp, ép giá làm thiệt thòi cho người sản xuất. Với những nguyên nhân trên đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hưng Yên tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và có hiệu quả hơn, nhằm sớm khắc phục những tồn tại, phát huy những thành tựu để đưa kinh tế Hưng Yên hướng tới sự phát triển bền vững. Tiểu kết chương 2 Trong những năm 1997 - 2000, xuất phát từ thực tiễn địa phương, bám sát đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nói chung, KTNN nói riêng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên đã, tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu: trồng trọt, chăn nuôi; cải tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ 75 thuật; xây dựng các vùng sản xuất tập trung; tăng cường công tác quản lý nhà nước, đổi mới chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bằng việc ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định nhằm lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh thực hiện. Nhiều nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế nông nghiệp được nhân dân hưởng ứng sâu rộng và thực hiện có hiệu quả với những cách làm sáng tạo, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền. Điều đó phản ánh sự quán triệt, vận dụng linh hoạt của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp ở một tỉnh đồng bằng. Tuy nhiên, KTNN tỉnh Hưng Yên vẫn còn có một số hạn chế, khuyết điểm, nhất là trong khâu tổ chức thực hiện; chưa tận dụng, khai thác triệt để hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, mặt nước; chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên còn hạn chế. Đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền, cơ quan chuyên môn các cấp và người nông dân tỉnh Hưng Yên phải nhận thức đầy đủ về những hạn chế, khuyết điểm đó, kịp thời điều chỉnh, bổ sung chủ trương, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của Tỉnh trong những năm tiếp theo, nhằm xây dựng Hưng Yên thành Tỉnh nông thôn mới, có cơ cấu KTNN, công nghiệp phù hợp theo hướng hiện đại. 76 Chương 3 ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 3.1. CHỦ TRƯƠNG ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN 3.1.1. Chủ trương của Đảng và những yêu cầu đối với nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp * Chủ trương của Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp (2001- 2010) Bước sang thế kỷ XXI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (04/2001) nhấn mạnh “đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút lao động ở nông thôn” [51, tr.171]. Đại hội đề ra phương hướng: Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Đưa nông nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích, giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn... Đại hội IX xác định rõ con đường CNH, HĐH của đất nước là con đường đi tắt, đón đầu rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa tập trung phát triển mạnh công nghiệp, vừa đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng điện khí hóa nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ. 77 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) ngày 18/3/2002 ra Nghị quyết 15-NQ/TW về “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010”. Nghị quyết đã nêu những nội dung tổng quát, quan điểm, mục tiêu phát triển, những chủ trương và giải pháp lớn nhằm đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; khẳng định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết xác định 5 quan điểm chỉ đạo: Một là, khẳng định tầm quan trọng hàng đầu và ý nghĩa của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hai là, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Ba là, dựa vào nội lực là chính, tranh thủ tối đa ngoại lực, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, kinh tế hộ, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn. Bốn là, kết hợp chặt chẽ vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn; giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống. Năm là, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tiềm lực, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân [10, tr.94-95]. Những quan điểm của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) là sự kế thừa, phát triển những quan điểm đã được xác định trong Nghị quyết của các đại hội, các hội nghị Trung ương và của Bộ Chính trị trước đó. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã được phản 78 ánh toàn diện, tập trung trên cả ba mặt chủ yếu: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kết cấu hạ tầng KT-XH. Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) ngày 05- 8-2008, Đảng ra Nghị quyết số 26-NQ/TW “Về nông nghiệp, nông dân và nông thôn”. Nghị quyết xác định mục tiêu trước mắt đến năm 2010 là: tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn, nhất là các vùng có nhiều khó khăn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao khoa học- công nghệ tiên tiến, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; tăng cường công tác xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là các huyện còn trên 50% hộ nghèo, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, giữa vững ổn định chính trị- xã hội ở nông thôn; triển khai một bước chương trình xây dựng nông thôn mới; giảm tỷ lệ hộ nghèo mới chuẩn Từ quan điểm đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông- lâm- thủy sản được đề ra tại Đại hội VIII, đến quan điểm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, tiếp tục phát triển và đưa nông, lâm, ngư nghiệp lên một trình độ mới được đề ra tại Đại hội IX và đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông nghiệp và nông dân tại Đại hội X cho thấy xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu phát triển đất nước, nhận thức của Đảng và Chính phủ Việt Nam là ngày càng quan tâm, chú ý tới phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Các chủ trương, nghị quyết của Đảng đã góp phần giải quyết những vướng mắc của không ít cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn; khẳng định đường lối phát triển KTNN của Đảng là phù hợp với quy luật khách quan từ sản xuất nhỏ 79 lên sản xuất lớn. Góp phần quan trọng đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn; phát huy được thế mạnh của KTNN. * Những yêu cầu mới trong công tác lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên Bước vào thời kỳ mới, kinh tế nông nghiệp Hưng Yên đã được tiếp thu những thành tựu quan trọng trong những năm đầu của quá trình đổi mới, đây là tiền đề và điều kiện quan trọng để Đảng bộ tỉnh Hưng Yên tiếp tục đề ra những chủ trương, các biện pháp phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững. Tuy nhiên, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ này đặt ra những yêu cầu mới, có phần khó khăn, phức tạp hơn, trong đó có một số thách thức lớn, đó là: Một là, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Hưng Yên diễn ra chậm, việc triển khai chủ trương của Đảng về nông nghiệp vào thực tiễn còn nhiều lúng túng, hiệu quả thấp; trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, chủ yếu là sản xuất thủ công phân tán, manh mún, chưa tập trung thành vùng chuyên canh hàng hóa lớn nên năng suất, chất lượng thấp, sức cạnh tranh kém. Trong khi, sản xuất theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp chiếm tỷ trọng rất ít, chưa tương xứng với lợi thế tiềm năng của tỉnh và yêu cầu của CNH, HĐH. Hai là, sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn nuôi chưa đảm bảo sạch, an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng, vấn đề ô nhiễm môi trường, phát triển nông nghiệp thiếu bền vững; việc sử dụng đất nông nghiệp ở Hưng Yên bị tác động mạnh mẽ bởi quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Các khu công nghiệp, khu dân cư mới đang lấn dần diện tích đất nông nghiệp. Chính sách giải tỏa, giá đền bù đất đai chưa hợp lý, việc thu hồi đất, giao đất tràn lan vừa gây lãng phí tài nguyên đất nông nghiệp vừa gây khó khăn trong lao động, việc làm. 80 Ba là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chậm, quy mô sản xuất nhỏ do đất đai manh mún chưa có tích tụ ruộng đất, chi phí sản xuất cao, sản xuất chưa gắn kết với chế biến và tiêu thụ, chuyển dịch chưa đều khắp các vùng, các địa phương. Một số vùng ven đô, việc chuyển đổi cơ cấu giữa các ngành và vùng nông nghiệp diễn ra nhanh hơn, sôi động hơn, trong khi những vùng sâu, vùng xa do cơ sở hạ tầng lạc hậu, dân trí thấp thì sự chuyển dịch lại rất khó khăn. Bốn là, các công trình thủy lợi nhiều nơi xuống cấp yếu kém, lạc hậu, cơ giới hóa chưa phát triển rộng khắp, người nông dân lao động nặng nhọc, thủ công còn phổ biến. Các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản mặc dù bước đầu được trang bị công nghệ hiện đại nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Năm là, quan hệ sản xuất trong nông thôn còn nhiều bất cập chưa thúc đẩy trình độ sản xuất phát triển, kinh tế hộ là lực lượng chủ yếu lại phân tán, ít khả năng đầu tư sản xuất quy mô lớn, các chủ trang trại chưa mạnh dạn đầu tư phát triển dài hạn. Việc chuyển đổi HTX nhiều địa phương còn hình thức, hoạt động kém hiệu quả, nông trường và các DNNN chưa phát huy vai trò chủ đạo trong kinh tế nông nghiệp. Sáu là, cơ cấu chuyên ngành được đào tạo, bồi dưỡng ở nông thôn mất cân đối, số lao động được đào tạo chuyên về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản thiếu. Nông dân cần cù sáng tạo nhưng chưa được đào tạo nên bộc lộ nhiều hạn chế: chưa có kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, kinh nghiệm quản lý yếu kém Trước những khó khăn thách thức đó, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh nỗ lực lớn, tạo những bứt phá mới trong tư duy kinh tế, kịp thời có những chủ trương sát đúng và chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. 81 3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên Thực hiện Nghị quyết số 15 tại Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV, Tỉnh ủy Hưng Yên ra Nghị quyết số 06- NQ/TU của Tỉnh ủy về Đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2005 với mục tiêu: phát huy sức mạnh tổng hợp, tranh thủ thời cơ, khắc phục những yếu kém, tiếp tục đổi mới, phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Nghị quyết đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2005, cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong toàn tỉnh Hưng Yên đạt tỷ trọng 34% GDP của tỉnh, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt từ 4- 4,5%/năm, giá trị thu được trên một ha canh tác đạt 37 triệu đồng/năm, cơ cấu sản phẩm lương thực- rau quả, cây công nghiệp- chăn nuôi đạt: 35% - 29%- 36%, nâng diện tích cây vụ động lên 45% diện tích canh tác, cung cấp 70% giống lúa tiến bộ cho nông dân, năng suất đạt 12,5 tấn/ha/năm, lương thực bình quân đầu người giữ ổn định 500kg/năm, giảm hộ nghèo xuống còn 3% [150, tr.83]. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV, lần thứ XVI và một loạt Nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của Ban Chấp hành Tỉnh uỷ, ý kiến của Thường trực, Thường vụ Tỉnh uỷ về kinh tế nông nghiệp, đã xuyên suốt mấy chủ trương lớn sau: 3.1.2.1. Tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp toàn diện lên một trình độ mới Chủ trương “Tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp toàn diện lên một trình độ mới” lần đầu tiên được nêu ra tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XV nhiệm kỳ 2001 - 2005, ngày càng được làm sáng rõ 82 về nội hàm trong những nghị quyết sau đó. Nội dung cốt lõi của chủ trương này là áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đưa những giống cây trồng vật nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất trên những vùng chuyên canh lớn nhằm tạo ra giá trị kinh tế cao, tăng giá trị thu được trên một 1 ha canh tác; phát triển nông nghiệp toàn diện gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, cây ăn quả và cây đặc sản. Khâu giống vẫn được xác định là một khâu đột phá. Ngày 15-02-2011, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ra Thông báo kết luận về khoa học công nghệ - môi trường, nhấn mạnh: Về giống lúa, tiếp tục bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh những giống mới, ưu thế về năng suất, sản lượng. Về cây ăn quả, bình chọn được những giống đầu dòng, nhất là nhãn đặc sản. Về giống vật nuôi, thực hiện tốt chương trình “Nạc hóa” đàn lợn, đảm bảo 80% đàn lợn được sinh sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, đàn lợn ngoại và 3,4 máu ngoại chiếm 45%, quy hoạch vùng nuôi lợn chất lượng cao để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thịt cấp đông, “Sin hóa” 100% đàn bò, phát triển đàn gia cầm đạt quy mô 7,5 triệu con, khai thác triệt để tiềm năng mặt nước, diện tích ao hồ, sông để nuôi trồng thủy sản [151, tr.408]. Áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học, công nghệ mới phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thực hiện tốt chương trình về giống, xây dựng hệ thống sản xuất giống cây trồng theo phương pháp khoa học, đảm bảo chất lượng và có nhãn mác. Khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất, bảo quản giống, cung ứng kịp thời 70% số lượng giống lúa tiến bộ cho nông dân, trước hết là giống lúa, ngô, cây ăn quả và một số cây công nghiệp chủ lực. Ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, góp phần bảo vệ môi trường, áp dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác, thu hoạch, bảo quản chế biến sau thu hoạch giảm tổn thất trong sản xuất, tăng giá trị nông sản hàng hóa. 83 3.1.2.2. Hoàn thiện quy hoạch nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra vùng chuyên canh lớn; đẩy nhanh dồn điền đổi thửa tạo cơ sở để phát triển nông nghiệp hàng hoá Tỉnh uỷ chủ trương đẩy nhanh tốc độ dồn điền đổi thửa, tạo thuận lợi cho đầu tư, sử dụng máy móc, áp dụng khoa học công nghệ mới, tạo ra hàng hoá nông sản quy mô lớn. Nghị quyết số 06- NQ/TU của Tỉnh ủy đưa ra các giải pháp, trong đó giải pháp thứ 2, 6 và thứ 7 là: Tùy theo vùng đất, trước mắt những nơi ruộng trũng, ruộng trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp, lựa chọn để mỗi năm chuyển đổi khoảng 1.000 ha sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị và hiệu quả kinh tế cao như: Nhãn, vải, hoặc nuôi thủy sản; triệt để khai thác vùng đất bãi để trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, nhanh chóng lựa chọn, gieo cấy những giống lúa chất lượng cao để cung cấp cho các đô thị, khu công nghiệp và xuất khẩu, mở rộng diện tích nhãn vải đã được chọn lọc lên 1 vạn ha vào năm 2005. Khẩn trương quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch nông thôn. Xây dựng quy trình và triển khai nhanh dồn thừa đổi ruộng, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất và phát triển kinh tế trang trại, nâng cao năng suất lao động, tăng nhanh giá trị trên một ha canh tác. Hoàn chỉnh thủy lợi theo quy hoạch giai đoạn 2001- 2010, đẩy nhanh chương trình kiên cố hóa kênh mương nội đồng, xây dựng mới và nâng cấp trạm bơm tiêu, tưới theo qui hoạch. Tạo mọi điều kiện để phát huy khả năng của các trạm cơ khí nông nghiệp và đầu tư của nông dân để cơ giới hóa trên 90% khâu làm đất, tưới tiêu chủ động cho 90% diện tích gieo trồng, đáp ứng 85% nhu cầu vận chuyển ở nông thôn bằng cơ giới, 100% diện tích lúa, cây 84 màu được phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chủ động cung cấp nguồn điện cho phát triển nông nghiệp [151, tr.87]. Ngày 21-03-2001, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ra Thống báo ý kiến về bổ sung quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Hưng Yên đến năm 2010, chủ trương khảo sát lại toàn bộ hệ thống thuỷ lợi; quy hoạch thuỷ lợi đồng bộ với quy hoạch giao thông, quy hoạch điện, quy hoạch đề, kè, cống; xây dựng quy hoạch phù hợp với từng vùng. Để khai thác thế lợi của từng vùng, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 16- NQ/TU Về khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Hưng Yên đến năm 2005. Nghị quyết xác định mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tích cực chuyển đổi cơ cấu xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phù hợp, được ứng dụng các thành tựu, tri thức khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để tạo ra năng suất chất lượng cao, an toàn cho nhu cầu tiêu dùng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, phấn đấu đến năm 2005 đạt một số mục tiêu chủ yếu sau: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân từ 4 - 4,5% năm, giá trị kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng 34% trong tổng GDP của tỉnh, cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, cây lương thực 35%, rau quả cây công nghiệp 29%, chăn nuôi 36%, diện tích cây vụ đông đạt 45% diện tích canh tác, giá trị thu được trên 1ha canh tác đạt 37 triệu đồng, tiêu thụ được 80% tổng sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp và giá trị xuất khẩu chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, nâng giá trị hàng nông sản tiêu thụ qua chế biến từ 30-40% [152, tr.52]. Để thực hiện mục tiêu đề ra, Nghị quyết Ban Thường vụ đã đưa ra một số chủ trương quan trọng: Nhanh chóng xây dựng những vùng chuyên canh sản xuất nông sản nguyên liệu lớn với chất lượng cao đảm bảo vệ sinh 85 an toàn thực phẩm, đạt giá trị cao trên mỗi đơn vị diện tích. Lựa chọn được những cây trồng, sản phẩm có ưu thế của từng vùng, từng địa phương, tổ chức sản xuất hàng hóa theo quy hoạch của vùng gắn với thị trường. Nhanh chóng chuyển số diện tích trồng lúa và cây lương thực kém hiệu quả trên các vùng trũng, vùng cao khô hạn thiếu nước sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh, cây công nghiệp có giá trị cao hơn. Tập trung khai thác vùng đất bãi phù sa để trồng cây công nghiệp thích hợp gắn với thị trường như: Đậu tương, lạc, đay, dâu tằm, cây tinh dầu, dược liệu, mở rộng diện tích trồng nhãn, vải, cam đường canh lên một vạn ha với các giống đã được bình tuyển, chọn lọc. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để tăng diện tích và đảm bảo thời vụ gieo trồng cây vụ đông đạt 45% diện tích canh tác với các cây rau màu, củ quả có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống lúa, nâng cao chất lượng lúa hàng hóa, bố trí sản xuất hợp lý để có diện tích lúa đặc sản chất lượng cao từ 30-40% diện tích ở những nơi có điều kiện và tập quán, kinh nghiệm sản xuất. Diện tích còn lại tập trung làm lúa cao sản, áp dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh để đạt năng suất lúa 12,5 tấn/ha cả năm vào năm 2005 [152, tr.54]. Với vùng kinh tế ven đô thị, các khu công nghiệp, thuận tiện giao thông, tỉnh chủ trương chuyển đổi sản xuất gắn với mở rộng diện tích chuyên canh trồng các cây rau, củ, quả, thực phẩm, hoa cây cảnh để cung cấp cho công nghiệp chế biến và thị trường Hà Nội. Đẩy mạnh việc dồn thửa đổi ruộng, khắc phục tình trạng ruộng đất, manh mún, tạo thuận lợi cho đầu tư thâm canh và chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế trang trại. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu từng đàn gia súc, gia cầm, theo hướng tăng số lượng những con vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện tốt chương trình “Nạc hóa” đàn lợn và “Sind hóa” đàn bò, phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô hộ để đạt số lượng 420 con vào năm 2005, phát triển đàn gia cầm 86 với các giống chất lượng cao đạt 7,5 triệu con, khai thác tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản với các giống năng suất chất lượng cao gắn với thị trường [152, tr.55]. Để sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp trong toàn tỉnh, Tỉnh ủy ra Quyết định số 2623/QĐ-UB phê duyệt Qui hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 nhằm đạt tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 đạt 4,5%-5%/năm, giai đoạn 2005-2010 đạt 4%- 4,5%/năm. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế năm 2005 đạt 32%, năm 2010 đạt 24%. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất canh tác năm 2005 đạt 37.000.000 đồng, năm 2010 đạt 42.000.000 đồng. Chuyển đổi 5.000 ha đất lúa sản xuất bấp bênh, kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây hàng năm khác và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tỉnh uỷ cũng quán triệt quan điểm: Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn liền với việc ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi các tiến bộ khoa học mới, đảm bảo cho kinh tế nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững. Phải phù hợp với mục tiêu chương trình kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Việc lựa chọn cơ cấu kinh tế phải bám sát nhu cầu thị trường, có khả năng tiêu thụ được nông sản hàng hóa; giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ, ưu tiên cho sản xuất nông sản hàng hóa xuất khẩu [155]. Qui mô phát triển các nhóm nông sản chủ lực đến năm 2010: Cây lương thực: Giữ ổn định mức bình quân lương thực khoảng 500kg/người/năm nhằm đảm bảo an linh lương thực trên địa bàn và hàng năm có khoảng 200.000 tấn thóc hàng hóa chất lượng cao. Đưa diện tích lúa chất lượng cao lên 40% và lúa cao sản còn 60% trong cơ cấu gieo trồng [155]. Nhóm cây rau thực phẩm: Diện tích gieo trồng đạt 18.000 ha (2010), đẩy mạnh phát triển rau chất lượng cao gắn với việc hình thành vùng nguyên 87 liệu cho chế biến, xuất khẩu và phục vụ các khu công nghiệp, đô thị, chú trọng phát triển vùng rau chuyên canh ở địa bàn ven đô, khu nông nghiệp công nghệ cao [155]. Nhóm cây công nghiệp: Ổn định qui mô gieo trồng khoảng 12.000 ha, tập trung phát triển trên các vùng bãi ven sông Hồng, sông Luộc và một phần trên đất vụ đông, gắn phát triển cây công nghiệp với chế biến và xuất khẩu [155]. Các nhóm cây hàng năm: Cây dược liệu- tinh dầu phát triển 3.000 ha, tập trung chủ yếu trên các địa bàn truyền thống ở Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm, Văn Giang, hoa- cây cảnh: Bố trí 1.500 ha, tập trung chủ yếu ở Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm, Mỹ Hào, Kim Động và thị xã Hưng Yên, sản phẩm phát triển với cơ cấu đa dạng nhằm đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của các khu đô thị và hướng tới xuất khẩu [155]. Cây ăn quả lâu năm: Phát triển 10.000 ha với cơ cấu khoảng 65% là nhãn, ngoài ra các sản phẩm vải, cam Đường canh... chiếm khoảng 30%, còn lại là các sản phẩm khác, vùng nhãn tập trung chủ yếu ven sông Hồng, Sông Luộc, vùng vải tập trung ở Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi cam, quýt, táo... tập trung ở Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm, Yên Mỹ [155]. Nhóm các sản phẩm chăn nuôi: Đàn lợn qui mô 700.000 con, phát triển mạnh theo hướng nạc, sản lượng thịt thành phẩm xuất khẩu dự kiến đạt 10.000 tấn, đàn gia súc chuyển mạnh đàn bò heo hướng thịt với qui mô 43.000 con và kết hợp phát triển đàn bò sữa 2.000 con, gia cầm 10 triệu con trong đó gà 80%. Đa dạng hóa cơ cấu giống và phương thức chăn nuôi, diện tích nuôi thủy sản 4.500 ha, trong đó 3.000 ha nuôi cao sản, chất lượng cao, chú trọng các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao như cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh [155]. Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản với các sản phẩm chủ lực như: rau quả, thịt 88 gia súc- gia cầm, lương thực, tinh dầu... Hình thành các khu công nghiệp chế biến nông sản ở T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dang_bo_tinh_hung_yen_lanh_dao_phat_trien_kinh_te_no.pdf
Tài liệu liên quan