Luận án Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC . iii

PHỤ LỤC .v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.vi

DANH MỤC BẢNG . viii

DANH MỤC HÌNH .xi

MỞ ĐẦU .1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .2

2.1. Mục tiêu tổng quát.2

2.2. Mục tiêu cụ thể .2

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.3

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .4

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG .4

1.1.1. Khái niệm về đất, đất đai, đất sản xuất nông nghiệp.4

1.1.2. Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững.5

1.1.3. Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.7

1.1.4. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững.13

1.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .26

1.2.1.Tình hình sử dụng đất trên thế giới .26

1.2.2. Tình hình sử dụng đất tại Việt Nam .31

1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ SẢN

XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM.34

1.3.1. Những nghiên đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bền

vững ở Việt Nam .34

1.3.2. Những nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp

bền vững trên địa bàn Hà Tĩnh .40

1.4. NHỮNG NHẬN XÉT RÚT RA TỪ NHỮNG NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VÀ

HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .43

pdf230 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình; L: thấp; VL: rất thấp) Kết quả tổng hợp tại bảng 3.11 cho thấy, tại TV2 LUT cây ăn quả vẫn chiếm ưu thế khi mang lại hiệu quả xã hội ở mức rất cao, tiếp đến vẫn là LUT cây công nghiệp lâu năm và các LUT còn lại vẫn cho hiệu quả ở mức trung bình. 84 Bảng 3.12. Hiệu quả xã hội các LUT sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 3 Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Công lao động/ha (công) Giá trị ngày công (nghìn đồng/ngày) Sự chấp nhận của người dân (%) Phân cấp LUT 1 Chuyên Lúa Trung bình 258 138,87 61,11 M Lúa xuân – lúa mùa 342 156,64 100,00 M 1 Lúa xuân 174 121,11 22,22 VL LUT 2 Chuyên màu Trung bình 448 127,22 80,63 M Đậu xuân - Đậu mùa - Ngô đông 430 116,82 77,78 M Lạc xuân - Đậu mùa - Khoai lang đông 433 175,13 90,91 H Lạc xuân - Đậu mùa - Ngô đông 464 130,82 75,00 M Lạc xuân - Ngô mùa - Rau đông 516 137,89 90,91 H Ngô xuân - Đậu mùa - Ngô đông 467 87,14 66,67 L Ngô xuân - Ngô mùa - Rau đông 502 109,72 83,33 M Rau muống 321 133,04 88,89 M LUT 3 Lúa – màu Trung bình 328 142,00 67,06 M Lúa xuân - Đậu mùa 284 163,66 78,57 M Lúa xuân – Ngô 286 127,38 58,33 L Lúa xuân - rau muống 415 134,97 64,29 M LUT 4 Chuyên cỏ Cỏ sữa 278 289,34 100,00 M LUT 5 Cây ăn quả Trung bình 507 501,05 100,00 VH Cam 546 683,73 100,00 VH Chuối 467 318,37 100,00 VH (Ghi chú: VH: rất cao; H: cao; M: trung bình; L: thấp; VL: rất thấp) - Theo số liệu tổng hợp về hiệu quả xã hội tại 3 bảng 3.10, 3.11 và 3.12 so sánh với bảng phân cấp HQXH tại bảng 2.3 trong phần phương pháp cho thấy, về khả năng thu hút lao động của các LUT thì LUT cây ăn quả cần trung bình nhiều lao động nhất với mức sử dụng lao động dao động từ 483 (TV1) – 507 công/ha (TV3), trong đó kiểu sử dụng đất trồng cam bù thu hút nhiều lao động nhất tại cả 3 TV (giá trị từ 546 – 566 công/ha); tiếp đến là LUT chuyên màu sử dụng từ 444 – 454 công/ha, trong đó kiểu sử 85 dụng đất Lạc xuân – ngô mùa – rau đông có mức sử dụng lao động nhiều nhất tại cả 3 TV. Loại sử dụng đất chuyên lúa có mức sử dụng lao động ít nhất, từ 254 - 258 công/ha. Những LUT thu hút nhiều công lao động có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những nơi nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp, trình độ lao động thấp và chỉ phù hợp với công việc làm ruộng. - Xét về giá trị ngày công của các LUT cho thấy: LUT cây ăn quả vẫn là LUT cho giá trị ngày công trung bình cao nhất, từ 501,05 – 544,63 nghìn đồng/ngày, trong đó kiểu sử dụng đất trồng cam bù cho GTNC cao nhất, từ 683,73 – 729,30 nghìn đồng/ngày; tiếp theo là LUT cây công nghiệp lâu năm cho GTNC từ 309,07 – 346,97 nghìn đồng/ngày; LUT cho GTNC thấp nhất là LUT chuyên màu với giá trị từ 124,75 – 132,96 nghìn đồng/ngày. Trong số các LUT cây hàng năm thì LUT chuyên trồng cỏ cho GTNC ở mức cao nhất, từ 289,34 – 324,96 nghìn đồng/ngày. - Xét về sự chấp nhận của người dân trong việc duy trì các LUT cho thấy: LUT cây ăn quả, cây trông nghiệp lâu năm và đất chuyên cỏ là những LUT chiếm tỷ lệ tuyệt đối số hộ được phỏng vấn muốn duy trì sản xuất, đây là những LUT có hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân ổn định kinh tế và vươn lên làm giàu trong những năm gần đây. LUT chuyên lúa có mức chấp nhận của người dân thấp nhất với tỷ lệ chấp nhận từ 61,11 – 74,69%; tuy nhiên kiểu sử dụng đất Lúa xuân – lúa mùa vẫn đạt sự chấp nhận tuyệt đối, trong khi đó kiểu sử dụng đất 1 lúa xuân tỷ lệ chấp nhận chỉ đạt từ 22,22 – 46,67% do các hộ gia đình mong muốn chuyển đổi sang canh tác các cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Phần lớn các hộ nông dân được phỏng vấn đều cho rằng canh tác cây lương thực mặc dù cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình nhưng họ vẫn chấp nhận do dễ sản xuất, chăm sóc và mức độ rủi ro thị trường thấp hơn các loại cây trồng khác. Các LUT cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm cũng cho giá trị hàng hóa cao nhưng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, cần phải có sự hiểu biết về chăm sóc, phòng bệnh cho cây trồng. Đặc biệt là cây cam cho năng suất cao, tiêu thụ tốt nhưng khả năng rủi ro lớn và đòi hỏi trình độ thâm canh cao do cây cam dễ mắc sâu bệnh và nếu không phát hiện kịp thời cây sẽ chết. Tuy nhiên vì lợi ích kinh tế mang lại trên 1ha lớn nên người dân đã phần đều muốn đầu tư duy trì 2 loại sử dụng đất này. LUT chuyên cỏ cũng đang được các hộ 86 gia đình đầu tư sản xuất do có mức đầu tư thấp nhưng cho hiệu quả sản xuất ở mức cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi vì có nhà máy sữa thu mua phục vụ chăn nuôi bò sữa. Bảng 3.13. Hiệu quả xã hội các LUT sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Công lao động/ha Giá trị ngày công (nghìn đồng/ngày) Sự chấp nhận của người dân (%) Phân cấp LUT 1 Chuyên Lúa Trung bình 256,7 143,2 65,65 M Lúa xuân – lúa mùa 340,6 148,4 100,00 M 1 Lúa xuân 172,9 138,0 31,30 L LUT 2 Chuyên màu Trung bình 448,6 128,3 75,42 M Đậu xuân - Đậu mùa - Ngô đông 430,9 123,6 67,92 M Lạc xuân - Đậu mùa - Khoai lang đông 445,4 165,1 93,27 H Lạc xuân - Đậu mùa - Ngô đông 462,0 132,6 74,74 M Lạc xuân - Ngô mùa - Rau đông 519,9 135,5 87,21 H Ngô xuân - Đậu mùa - Ngô đông 470,3 94,9 45,83 L Ngô xuân - Ngô mùa - Rau đông 505,0 112,0 83,33 M Rau muống 307,1 134,4 75,66 M LUT 3 Lúa - màu Trung bình 329,6 134,9 73,64 M Lúa xuân - Đậu mùa 284,3 155,4 83,60 M Lúa xuân - Ngô 295,8 121,9 60,66 L Lúa xuân - rau muống 408,9 127,4 76,67 L LUT 4 Chuyên cỏ Trung bình 270,0 322,1 100,00 H Chuyên cỏ 275,0 301,7 100,00 H Cỏ Mulato 265,0 342,6 100,00 H LUT 5 Cây CNLN Chè 348,7 223,5 100,00 H LUT 6 Cây ăn quả Trung bình 493,2 523,0 100,00 VH Cam 553,1 700,4 100,00 VH Chuối 433,3 345,5 100,00 VH (Ghi chú: VH: rất cao; H: cao; M: trung bình; L: thấp; VL: rất thấp) 87 c. Hiệu quả môi trường Để đánh giá hiệu quả môi trường trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn, chúng tôi đã lựa chọn 3 chỉ tiêu như đã trình bày trong phần phương pháp gồm: Nguy cơ gây ô nhiễm đất thông qua số liệu điều tra về liều lượng thuốc BVTV; khả năng duy trì chất lượng đất thông qua điều tra lượng phân bón sử dụng; và thời gian che phủ. Các chỉ tiêu này được tính toán dựa trên kết quả điều tra thực tế tại địa vùng nghiên cứu. Cụ thể về từng chỉ tiêu như sau: * Về nguy cơ gây ô nhiễm đất: Nghiên cứu đã tổng hợp hiện trạng mức độ sử dụng thuốc BVTV của các cây trồng nông nghiệp theo 3 tiểu vùng trên địa bàn nghiên cứu tại bảng 3.14. Từ kết quả so sánh giữa lượng thuốc BVTV đã sử dụng của người dân tại 3 tiểu vùng cho các cây trồng chính với mức khuyến cáo trên địa bàn huyện Hương Sơn cho thấy: - LUT chuyên cỏ tại cả 3 tiểu vùng có nguy cơ gây ô nhiễm đất ở mức rất thấp do không sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất, được đánh giá là có nguy cơ gây ô nhiễm rất thấp. - LUT chuyên lúa: trong sản xuất người dân đã sử dụng 12 loại thuốc BVTV trong đó có 9 loại thuốc trừ sâu và 3 loại thuốc trừ cỏ nhưng điều rất đáng quan tâm là có 3/12 loại thuốc đã sử dụng nhiều hơn so với tiêu chuẩn được phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn khuyến cáo sử dụng là Trebon 10EC, Bassa 50EC và Sunrice 15WDG nên có nguy cơ gây ô nhiễm và được xếp vào nguy cơ ô nhiễm cao; 9 loại thuốc sử dụng đúng khuyến cáo nên được xếp vào mức hiệu quả trung bình. Trong 3 tiểu vùng của huyện thì TV1 sử dụng hầu hết các loại thuốc BVTV có lượng cao hơn khuyến cáo; thấp nhất tại TV3 đây cũng là tiểu vùng đồng bằng của huyện, điều kiện kinh tế và trình độ thâm canh cao hơn; tuy nhiên thì TV2 lại sử dụng nhiều loại thuốc BVTV hơn 2 TV còn lại. Xếp chung về nguy cơ gây ô nhiễm cho LUT chuyên lúa ở mức trung bình. 88 Bảng 3.14. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng so với mức khuyến cáo trên địa bàn huyện Hương Sơn Cây trồng Tên thuốc Trị bệnh ĐVT Tiêu chuẩn cho phép Lượng dùng Toàn huyện TV1 TV2 TV3 Lượng dùng Phân cấp HQ chung Lúa 1. Obaone 95WG Hỗn hợp trừ sâu Kg/ha 0,2-0,3 0,20 0,20 M M 2. Ofatox 400EC Trừ sâu Lít/ha 1,0-1,5 1,30 1,05 0,86 1,07 M 3. TreBon 10EC Sâu xanh, sâu khoang, rầy xanh, rầy nâu Lít/ha 0,5-0,7 0,88 0,88 L 4. Karate 2.5EC Trừ sâu cuốn lá, bọ trĩ, rầy nâu, sâu phao, bọ xít Lít/ha 0,3-0,5 0,41 0,35 0,30 0,35 M 5. Filia 525SE Trị đạo ôn Lít/ha 0,3-0,5 0,39 0,37 0,38 M 6. Golnitor 50WDG Sâu cuốn lá, Sâu đục thân Kg/ha 0,2-0,3 0,28 0,25 0,22 0,25 M 7. Fukasu 42wp Trị đạo ôn Kg/ha 0,3-0,5 0,42 0,36 0,39 M 8. Bassa 50EC Rầy nâu, rầy xanh Lít/ha 0,8-1,1 1,18 1,12 1,06 1,12 L 9. Validacin 5L Khô vằn Kg/ha 0,7-1,0 0,80 0,75 0,72 0,76 M 10. Aloha 25WP Trừ cỏ Lít/ha 0,3-04 0,35 0,33 0,27 0,32 M 11. Sunrice 15WDG Trừ cỏ Kg/ha 0,06-0,08 0,12 0,10 0,08 0,10 L 12. ViFiSo 300EC Trừ cỏ Lít/ha 1,0-1,2 1,00 1,20 0,80 1,00 H Lạc 1. Sutin 5EC Trị sâu nhóm chích hút, đục thân và ăn lá Lít/ha 0,5-1,0 0,50 0,38 0,44 H H 2. Golnitor 50WDG Bọ trĩ, Sâu cuốn lá Kg/ha 0,2-0,3 0,18 0,22 0,20 0,20 M 3. Antaco 500EC Trừ cỏ Lít/ha 1,4-2,0 0,90 0,74 0,82 H Đậu 1. Golnitor 50WDG Bọ trĩ, Sâu cuốn lá, Sâu đục thân,Rầy nâu Kg/ha 0,2-0,3 0,20 0,12 0,14 0,15 H H 2. Karate 2.5EC Trừ sâu cuốn lá, bọ trĩ, , sâu phao, bọ xít Lít/ha 0,3-0,5 0,34 0,24 0,26 0,28 H Ngô 1. Bassa 50EC Rầy, bọ trĩ, rệp Lít/ha 0,8-1,1 1,22 1,13 1,18 1,18 L M 2. Golnitor 50WDG Bọ trĩ, Sâu cuốn lá, Sâu đục thân,Rầy nâu Kg/ha 0,2-0,3 0,45 0,41 0,35 0,40 L 3. Karate 2.5EC Trừ sâu cuốn lá, bọ trĩ, rầy nâu, sâu phao, bọ xít Lít/ha 0,3-0,5 0,46 0,32 0,38 0,39 M 4. Sofit 300EC Trừ cỏ Lít/ha 1,0-1,2 0,86 0,86 H 5. Antaco 500EC Trừ cỏ Lít/ha 1,4-2,0 1,63 1,52 1,58 M (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) 89 Bảng 3.14. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng so với mức khuyến cáo trên địa bàn huyện Hương Sơn (tiếp theo) Cây trồng Tên thuốc Trị bệnh ĐVT Tiêu chuẩn cho phép Lượng dùng Toàn huyện TV1 TV2 TV3 Lượng dùng Phân cấp HQ chung Khoai lang Không sử dụng VH VH Cỏ Không sử dụng VH VH Rau cải, rau muống 1. Oncol 20EC Sâu tơ, sâu cuốn lá Lít/ha 1,5 - 2,0 1,90 2,18 2,20 2,09 L L 2. Cymerin 10EC Sâu xanh bướm trắng Lít/ha 0,8-1,0 1,05 1,26 1,17 1,16 L 3. Actara 25WG Bọ nhảy, rệp kg/ha 0,02-0,03 0,02 0,02 M 4. Bassa 50EC Trị rầy Lít/ha 0,8-1,1 1,18 1,28 1,25 1,24 L 5. Sherpa 20EC Sâu ba ba, sâu khoang, sâu xanh Lít/ha 0,3-0,4 0,32 0,38 0,35 0,35 M Cam 1. Selecron 500EC Rệp, sâu vẽ bùa hại cây có múi (cam, quít); nhện đỏ hại cam Lít/ha 1,2-1,5 1,72 1,65 1,80 1,72 L M 2. Ortus 5SC Nhện các loại Lít/ha 0,75-1,0 0,81 0,92 0,87 M 3. Bassa 50EC Rầy, bọ trĩ, rệp Lít/ha 0,8-1,1 0,87 1,03 0,76 0,89 M 4. Aliette 800WG Lở cổ rễ, thối rễ Kg/ha 3,0-4,0 3,04 3,62 2,80 3,15 M 5. Ofatox 400EC Trừ sâu Lít/ha 1,0-1,5 1,38 1,50 1,21 1,36 M 6. Trebon 10EC Sâu cuốn lá, sâu xanh, bọ xít, rệp Lít/ha 0,7-1,0 0,90 0,83 0,78 0,84 M 7. Anvil 5SC Khô vằn, nấm, ghẻ sẹo Lít/ha 1,0-2,0 1,47 1,85 1,69 1,67 M 8. Glyxim 41 SL Trừ cỏ Lít/ha 2,5-3,0 3,00 3,18 3,40 3,19 L 9. Ridomil 68WP Thán thư, chảy mủ, loét thân Kg/ha 3,0-4,0 3,77 3,92 3,44 3,71 M Chuối Bassa 50EC Rầy, bọ trĩ, rệp Lít/ha 0,8-1,1 0,47 0,63 0,38 0,49 H H Chè Trebon 10EC Sâu cuốn lá, sâu xanh, bọ xít, rệp Lít/ha 0,7-1,0 0,80 0,86 0,83 M M (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) - LUT chuyên màu: Trong các kiểu sử dụng đất thì Lạc xuân - đậu mùa - khoai lang đông được xếp HQMT cao do có mức sử dụng thuốc BVTV thấp nhất tại cả 3 tiểu vùng, trong đó cây lạc sử dụng thuốc BVTV thấp hơn mức khuyến cáo xếp HQMT cao (H), cây ngô sử dụng đúng mức khuyến cáo xếp mức HQMT trung bình còn cây khoai lang không sử dụng thuốc BVTV nên được xếp mức HQMT rất cao (VH). Kiểu sử dụng đất Ngô xuân – ngô mùa – rau đông có HQMT thấp (L) do mức sử dụng thuốc BVTV cao 90 nhất, trong đó TV2 sử dụng với liều lượng nhiều hơn tiểu vùng 1 và 3 (đối với cây ngô: có 5 loại thuốc BVTV thường được sử dụng thì có 2 loại thuốc Bassa 50EC, Golnitor 50WDG đang sử dụng vượt mức tiêu chuẩn cho phép. Đối với rau vụ đông: trong 5 loại thuốc BVTV thì có 3/5 loại đã sử dụng nhiều hơn tiêu chuẩn cho phép gồm: Oncol 20EC trị sâu tơ, sâu cuốn lá; Cymerin 10EC trị sâu xanh cho các loại rau cải; Bassa 50EC trị các loại rầy). Do liều lượng thuốc và số lần phun nhiều, phun ngay trước khi thu hoạch nhất là đối với trồng rau cải vụ đông và chuyên rau muống nên không đảm bảo thời gian cách ly, dẫn đến dư lượng thuốc BVTV còn tồn tại trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp là tương đối lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, an toàn chất lượng nông sản và sức khoẻ của người tiêu dùng. Đây cũng là kiểu sử dụng đất duy nhất có nguy cơ cao đối với môi trường. - LUT cây công nghiệp lâu năm có HQMT trung bình (M): LUT này với cây trồng chính là chè, các hộ gia đình chỉ sử dụng 1 loại thuốc đó là Trebon 10EC, với liều lượng đúng trong khuyến cáo tại 2 tiểu vùng có chè là tiểu vùng 1 và tiểu vùng 2. - LUT cây ăn quả có HQMT trung bình (M): Trong các loại thuốc BVTV hiện đang được các hộ gia đình sử dụng thì có 2 loại có mức sử dụng nhiều hơn tiêu chuẩn cho phép đó là Selecron 500EC trị rệp, sâu vẽ bùa và các sâu hại cam khác; loại thuốc trừ cỏ Glyxim 41SL cũng có mức sử dụng cao hơn tiêu chuẩn. Trong nhóm này thì chuối là cây trồng có mức sử dụng thuốc BTTV ít nhất, người dân chỉ sử dụng 1 loại thuốc Bassa 50EC phun cho chuối với liều lượng thấp. Trong cả 3 tiểu vùng thì TV2 có mức sử dụng thuốc BVTV nhiều nhất, nhất là đối với cây cam bù. Việc sử dụng thuốc BVTV có thể gây nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng cho đất do trong một loại thuốc phòng trừ bệnh nấm, thuốc trừ cỏ, trừ rệp có chứa một một số kim loại nặng như kẽm, đồng, trong phân lân có chưa kim loại nặng như Asen, cadimi hoặc nguồn gây nhiễm kim loại nặng cũng có thể phát sinh từ nguồn nước tưới do đã bị ô nhiễm bởi chất thải, nước từ sinh khu vực nông thôn rồi lấy tưới cho cây trồng. Do vậy để xem xét thực trạng kim loại nặng có trong đất sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu đã lấy 36 mẫu đất mặt đại diện cho 6 loại sử dụng đất để phân tích đồng (Cu), kẽm (Zn), Cadimi (Cd) và Asen (As) (phụ lục 9) với mục tiêu để xem xét nguy cơ gây ô nhiễm dựa trên những số liệu định lượng thông qua phân tích và chỉ phân thành 2 cấp, cấp HQMT cao nếu giá trị của chỉ tiêu 91 thấp chỉ đạt 50% so với ngưỡng giới hạn và cấp HQMT trung bình nếu giá trị của chỉ tiêu >50 % so với ngưỡng giới hạn cho phép (phụ lục 10). Kết quả trình bày tại phụ lục 9 và tổng hợp tại phụ lục 10 cho thấy, giá trị của các kim loại nặng vẫn trong giới hạn cho phép tại QCVN03-MT:2015/BTNMT [14]. Tuy nhiên có sự khác biệt về hàm lượng giữa các kim loại nặng trong đất. Trong 4 kim loại nặng phân tích thì loại sử dụng Lúa - màu có 1 mẫu đất đạt giá trị cao nhất, xấp xỉ ngưỡng giới hạn với 14,93 mg Asen /kg đất khô, tiếp đến là đất chuyên màu với 14,75 mg/kg đất khô, các loại sử dụng đất cây ăn quả, chuyên lúa cũng cao. Loại sử dụng chuyên cỏ và cây lâu năm có giá trị Asen thấp nên nguy cơ ô nhiễm thấp nhất. Các chỉ tiêu còn lại đều không có nguy cơ gây ô nhiễm. Tuy nhiên với những giá trị mẫu cao nhất, gần bằng ngưỡng giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất cần phải được cảnh báo để ngăn chặn sự ô nhiễm kim loại nặng. * Xét về khả năng duy trì độ phì nhiêu của đất: Sử dụng phân bón là một trong những chỉ tiêu có tác động đến việc duy trì độ phì tự nhiên của đất nếu bón đủ theo khuyến cáo. Tuy nhiên nếu bón vượt mức khuyến cáo với lượng lớn có thể gây nên hiện tiện phú dưỡng nguồn nước. Kết quả tổng hợp hiện trạng sử dụng phân bón cho các cây trồng trên địa bàn huyện tại bảng 3.15. Kết quả điều tra cho thấy: Mức sử dụng phân bón tại cả 3 tiểu vùng cho các loại cây trồng tương đối đồng nhất; tỷ lệ hộ nắm được quy trình kỹ thuật và sử dụng phân bón đúng quy trình là không nhiều, phần lớn các hộ gia đình đều bón phân mất cân đối. Hầu hết lượng phân bón hữu cơ cung cấp cho cây trồng còn thiếu; các loại phân hoá học đang được người dân dùng phổ biến bao gồm các loại phân như: urê, cloruakali và phân đa yếu tố như NPK. Ngoài ra các loại phân trung và vi lượng cũng được sử dụng, thường ở dạng phân bón qua lá. Kết quả phân cấp đánh giá khả năng duy trì chất lượng đất của đất cho thấy chỉ có lúa và các loại cây có giá trị hàng hoá lớn như cam, chuối được bón phân gần đúng theo khuyến cáo, nghĩa là các mức bón phân thấp hơn hoặc cao hơn không nhiều, còn lại các cây trồng khác đều bón với mức rất thấp nên khả năng duy trì chất lượng đất thấp. Từ phân cấp cho từng cây trồng nếu tính cho kiểu sử dụng đất cho thấy, trên địa bàn Hương Sơn có 3 kiểu sử dụng đất được người dân bón đầy đủ phân bón, cao hoặc thấp 92 hơn không nhiều, xếp duy trì cao (H) gồm: Kiểu sử dụng đất trồng lúa, kiểu sử dụng đất trồng cam, kiểu sử dụng đất trồng chuối. Kiểu sử dụng đất trồng cỏ duy trì chất lượng đất trung bình và còn lại là kiểu sử dụng có mức duy trì thấp do lượng phân bón rất thấp, đặc biệt chưa chú ý bón lân và kali, chỉ bằng 1/2 lần lượng bón phân khuyến cáo. Bảng 3.15. Phân cấp khả năng duy trì độ phì dựa theo liều lượng phân bón thực tế và khuyến cáo cho các loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Hương Sơn STT Cây trồng Lượng phân bón thực tế Lượng bón phân khuyến cáo(*) Phân cấp N P2O5 K2O Phân chuồng N P2O5 K2O Phân chuồng (kg/ ha) (kg/ ha) (kg/ ha) (tấn/ ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (tấn/ha) 1 Lúa xuân 100 53 68 6,33 80 - 100 40 - 60 30 - 60 6-8 H 2 Lúa mùa 110 46 66 6,44 80 - 100 40 - 60 30 - 60 6-8 H 3 Lạc 54 29 22 5,55 20 - 30 60 - 90 30 - 60 8-10 L 4 Đậu 47 29 18 4,22 20 - 40 40 - 60 40 - 60 6-8 L 5 Khoai lang 47 24 11 6,24 40 - 60 40 - 60 60 - 90 6-8 L 6 Ngô 110 31 20 5,45 120 -150 60 - 90 60 - 90 8-10 L 7 Rau cải 107 29 13 4,68 100 -120 80 - 100 100 -120 12-15 L 8 Rau muống 123 34 12 5,18 120 -150 100 -150 30 - 40 12-15 L 9 Cỏ 228 64 47 7,24 200 -250 80 - 100 30 - 40 15 - 20 M 10 Chè 162 85 52 11,36 150-200 140-160 140-160 10-20 L 11 Cam 213 232 108 10,18 150-200 100-150 100-200 10-20 H 12 Chuối 126 89 127 10,17 100-150 60-90 100-150 10-20 H Tính chất hoá học và vật lý đất cũng là chỉ tiêu phản ánh khả năng duy trì chất lượng đất nhưng do trong một thời gian ngắn, nghiên cứu không thể theo dõi sự biến động của tính chất dưới tác động của các loại sử dụng đất hay kiểu sử dụng đất mà chỉ tổng hợp số liệu phân tích của 80 mẫu đất theo loại sử dụng đất tại phụ lục 10. Giá trị trung bình của từng chỉ tiêu hoá học của các mẫu đất theo LUT phản ánh thực trạng của tính chất hoá học đất, được phân cấp dựa theo thang phân cấp do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 2004 và được phân cấp tương ứng về HQMT, giá trị chỉ tiêu rất thấp thì tương ứng HQMT rất thấp, giá trị chỉ tiêu mức trung bình thì cấp HQMT tương ứng là M. 93 * Xét về chỉ tiêu thời gian che phủ của đất: Trong 18 kiểu sử dụng của huyện Hương Sơn thuộc 6 LUT thì có 5 kiểu sử dụng đất có tỉ lệ che phủ rất cao, HQMT rất cao gồm: kiểu sử dụng đất trồng chè, kiểu sử dụng đất trồng cam, kiểu sử dụng đất trồng chuối, kiểu sử dụng trồng cỏ. LUT chuyên màu có 3 kiểu sử dụng có tỉ lệ che phủ cao, đạt HQMT cao gồm: Lạc xuân - Đậu mùa - Khoai lang đông, Ngô xuân - Đậu mùa - Ngô đông và kiểu sử dụng đất Lạc xuân - Đậu mùa - Ngô đông. Kiểu sử dụng đất trồng 1 vụ lúa xuân có tỉ lệ thời gian che phủ thấp nhất (VL), các kiểu còn lại đều có tỉ lệ che phủ trung bình, HQMT xếp trung bình (M). Bảng 3.16. Phân cấp khả năng bảo vệ đất dựa theo tỉ lệ thời gian che phủ mặt đất trong năm của các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Thời gian che phủ (%) Phân cấp đánh giá 1. Chuyên lúa Lúa xuân – lúa mùa 58,90 M 1 Lúa xuân 28,77 VL 2. Chuyên màu Đậu xuân - Đậu mùa - Ngô đông 80,00 M Lạc xuân - Đậu mùa - Khoai lang đông 82,19 H Lạc xuân - Đậu mùa - Ngô đông 82,74 H Lạc xuân - Ngô mùa - Rau đông 79,45 M Ngô xuân - Đậu mùa - Ngô đông 80,82 H Ngô xuân - Ngô mùa - Rau đông 78,08 M Rau muống 72,60 M 3. Lúa màu Lúa xuân - Đậu mùa 56,16 M Lúa xuân – Ngô 53,42 M Lúa xuân - rau muống 73,97 M 4. Chuyên cỏ Cỏ sữa 100,00 VH Cỏ Mulato 100,00 VH 5. Cây công nghiệp lâu năm Chè 100,00 VH 6. Cây ăn quả Cam 100,00 VH Chuối 100,00 VH Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn được thể hiện tại bảng 3.17 như sau: 94 Bảng 3.17. Hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Nhóm chỉ tiêu về môi trường Phân cấp Nguy cơ gây ô nhiễm đất Khả năng duy trì chất lượng đất Thời gian che phủ (%) LUT 1 Chuyên Lúa Trung bình NC TB Cao 43,84 M 2 lúa NC TB Cao 58,90 M 1 Lúa xuân NC TB Cao 28,77 L LUT 2 Chuyên màu Trung bình NC TB Thấp 79,41 M Đậu xuân - Đậu mùa - Ngô đông NC TB Thấp 80,00 M Lạc xuân - Đậu mùa - Khoai lang đông NC Thấp Thấp 82,19 H Lạc xuân - Đậu mùa - Ngô đông NC TB Thấp 82,74 M Lạc xuân - Ngô mùa - Rau đông NC Cao Thấp 79,45 L Ngô xuân - Đậu mùa - Ngô đông NC TB Thấp 80,82 M Ngô xuân - Ngô mùa - Rau đông NC Cao Thấp 78,08 L Rau muống NC Cao Thấp 72,60 L LUT 3 Lúa - màu Trung bình NC TB Thấp 61,19 M Lúa xuân - Đậu mùa NC TB Thấp 56,16 M Lúa xuân - Ngô NC TB Thấp 53,42 M Lúa xuân - rau muống NC Cao Thấp 73,97 L LUT 4 Chuyên cỏ Trung bình Không có NC Trung bình 100,00 H Cỏ sữa Không có NC Trung bình 100,00 H Cỏ Mulato Không có NC Trung bình 100,00 H LUT 5 Cây CN lâu năm Chè NC TB Trung bình 100,00 M LUT 6 Cây ăn quả Trung bình NC TB Duy trì cao 100,00 H Cam NC TB Duy trì cao 100,00 H Chuối NC Thấp Duy trì cao 100,00 H 95 3.2.4.2. Đánh giá tính bền vững của các loại sử dụng, kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn Một nền nông nghiệp phát triển bền vững phải bảo đảm được mục đích là phải xác lập được những LUT, kiểu sử dụng đất bền vững về mặt kinh tế, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người mà không hủy diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường, bảo đảm lợi ích cho các thế hệ tương lai. Do đó, phát triển nông nghiệp bền vững cần phải gắn kết với điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, để đánh giá tính bền vững của các LUTs cũng cần dựa trên 3 tiêu chí đó là: bền vững về mặt kinh tế; bền vững về mặt xã hội; bền vững về mặt môi trường Các chỉ tiêu trong đánh giá tính bền vững đất sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn dựa trên các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường trong đánh giá hiệu quả, tuy nhiên để đánh giá tính bền vững của các LUTs thì cần phải xem xét mức độ quan trọng của các chỉ tiêu trong từng tiêu chí và giữa các tiêu chí. Vì vậy, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCE), trong đó có áp dụng phương pháp thứ bậc (AHP) để tổng hợp, tính toán trọng số của từng tiêu chí và giữa các chỉ tiêu của từng tiêu chí trong đánh giá tính bền vững của các LUTs sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn. Kết quả đánh giá từng tiêu chí như sau: a. Bền vững về mặt kinh tế Từ kết quả đánh giá, so sánh của 10 chuyên gia tư vấn giữa các chỉ tiêu trong tiêu chí bền vững về mặt kinh tế, tổng hợp tính chỉ số nhất quán trong đánh giá của từng chuyên gia, sử dụng phần mềm AHP để tính toán trọng số (Wi) cho thấy: tổng Wi bằng 1 và tỷ số nhất quán CR < 10% nên ma trận đưa ra thỏa mãn. Kết quả trình bày trong Phụ lục 14. Bước tiếp theo là tiến hành xây dựng ma trận tổng hợp để tính toán trọng số của các chỉ tiêu đưa ra bằng phần mềm AHP, kết quả đã xác định được trọng số của các chỉ tiêu Phụ lục 15. Theo đó đã xác định được trong tiêu chí bền vững về mặt kinh tế thì chỉ tiêu GTGT là quan trọng nhất, tiếp đến là GTSX và đến HSĐV, lấy giá trị trọng số của các chỉ tiêu nhân với điểm số theo phân cấp tương ứng rồi quy về thang điểm 100 để đánh giá tính bền vững về mặt kinh tế của các LUTs và các kiểu sử dụng đất tại bảng 3.18. Kết quả đánh giá tính bền vững về mặt kinh tế của các LUTs và các kiểu sử dụng 96 đất cho thấy: LUT chuyên cỏ, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có tính bền vững về mặt kinh tế ở mức rất cao; LUT Lúa - màu với 3 kiểu sử dụng đất đều có tính bền vững kinh tế ở mức trung bình; LUT chuyên màu cũng có tính bền vững về kinh tế ở mức trung bình, trong đó có 2 kiểu sử dụng đất ở mức rất cao là Lạc xuân – đậu mùa – khoai lang đông và Lạc xuân – ngô mùa – rau đông; LUT chuyên lúa tuy có tính bền vững về mặt kinh tế ở mức thấp nhưng đây lại là LUT quan trọng trong việc ổn định an ninh lương thực tại địa phương nên vẫn cần được bảo vệ và duy trì sản xuất trong tương lai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_danh_gia_tiem_nang_dat_dai_va_dinh_huong_su_dung_dat.pdf
Tài liệu liên quan