Luận án Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sang các nước Asean trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế Asean (aec)

LỜI CẢM ƠN.i

LỜI CAM ĐOAN .ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .vii

DANH MỤC CÁC BẢNG.viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .ix

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1.Tính cấp thiết của đề tài .1

2.Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .3

2.1.Mục tiêu nghiên cứu .3

2.2.Câu hỏi nghiên cứu .3

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

3.1.Đối tượng nghiên cứu.3

3.2.Phạm vi nghiên cứu.3

4. Phương pháp nghiên cứu .4

4.1.Phương pháp tiếp cận.4

4.2.Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu.4

4.3.Khung phân tích .5

4.4.Phương pháp ước lượng mô hình dữ liệu mảng .5

4.5. Phương pháp xử lý dữ liệu.6

5.Những đóng góp mới của luận án .6

5.1.Về mặt lý luận .6

5.2.Về mặt thực tiễn.7

6.Kết cấu của luận án .7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN.9

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu.9

1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước

đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi.9

pdf186 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sang các nước Asean trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế Asean (aec), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 2 70,545,000 4,64 Thông tin và truyền thông 26 877,266,795 57,69 Vận tải kho bãi 10 7,880,000 0,52 Xây dựng 49 17,749,258 1,17 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 3 2,020,000 0,13 Tổng 247 1,520,653,463 100 (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT, 2019)  Giai đoạn2: 1999-2005 Đến giai đoạn 2, các lĩnh vực đầu tư được mở rộng, đa dạng hơn (10 lĩnh vực, tăng 4 lĩnh vực so với gian đoạn trước), xu hướng đầu tư vào lĩnh vực Khai khoáng; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa 77 không khí; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng nhanh. Lĩnh vực khai khoáng trong giai đoạn này chiếm 79,76% tổng số vốn đầu tư sang ASEAN (1,63 tỷ USD). Các dự án điển hình đó là, dự án Công ty TNHH Hoá chất và Muối mỏ Việt–Lào với mục tiêu thăm dò muối mỏ tại Bản Nomg Lom, huyện Nong Bok, tỉnh Khăm Muộn, Lào của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, số vốn đầu tư 522,4 triệu USD. Dự án Hợp đồng thăm dò, khai thác lô PM 304-Malaysia tại Malaysia của Công ty TNHH MTV-Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí, số vốn đầu tư lên tới 804,2 triệu USD. Điểm nổi bật trong giai đoạn này, năm 2005, trong lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đó là dự án duy nhất của Cty TNHH Điện Xekaman 3 tại Lào của Công ty Cổ Phần Điện Việt–Lào, số vốn đăng ký 273 triệu USD đây là dự án đầu tiên làm tiền đề cho các dự án thủy điện sau này. Các lĩnh vực Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng nhanh với số vốn đăng ký đầu tư chiếm 13,34%. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tỷ trọng trong vốn đầu tư giảm nhưng số dự án tăng từ 1 lên 29 dự án và tăng vốn đầu tư từ 0,3 triệu USD lên 20 triệu USD) (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019).  Giai đoạn 3: 2006-2015 Giai đoạn tiếp theo, đây là giai đoạn bùng nổ về số dự án, tổng số dự án lũy kế đạt 465 dự án, tăng 393 dự án so với giai đoạn trước. Về lĩnh vực đầu tư, đã mở rộng đầu tư sang 18 lĩnh vực, tăng 8 lĩnh vực đầu tư so với gia đoạn trước đó. Các lĩnh vực đầu tư mới đó là: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (1 dự án duy nhất đó là Đặc khu kinh tế Long Thành-Viên Chăn tại Lào của Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành, vốn đăng ký đầu tư 1 triệu USD; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (18 dự án; 617,7 triệu USD); Hoạt động kinh doanh bất động sản (12 dự án; 369,9 triệu USD); Vận tải kho bãi (18 dự án; 52,6 triệu USD); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (3 dự án; 13,9 triệu USD); và Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (2 dự án; 7,9 triệu USD) (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019). Trong đó, đáng chú ý nhất là lĩnh vực tài chính, ngân hàng & bảo hiểm và thông tin &truyền thông. Tuy là ngành nghề ĐTRNN có điều kiện nhưng do được “cởi trói” về chính sách nên trong giai đoạn này, số lượng dự 78 án trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng & bảo hiểm tăng nhanh, lên đến 18 dự án tại Lào và Campuchia, phần nào hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang 2 nước này trong việc giải tỏa vướng mắc về vốn đầu tư. Các dự án trong lĩnh vực thông tin và truyền thông với sự góp mặt của các đại gia Việt Nam trong ngành thông tin và truyền thông như Viettel, Vinafone, Mobifone, FPTđã góp phần tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc của các dự án trong ngành trong một thời gian ngắn (chiếm 3,22% tổng số vốn đăng ký đầu tư giai đoạn này). Đây là các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thông tin, nâng cao mức sống và dân chí cho người dân địa phương. Tiếp đến là lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng có sự tăng trưởng mạnh, 12 dự án với số vốn đăng ký 369,9 triệu USD chiếm 4,83% tổng số vốn đăng ký đầu tư. Đây là ngành nghề không khuyến khích ĐTRNN bởi phần lớn dự án trong lĩnh vực này là do cá nhân đăng ký thực hiện, tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như thất thoát nguồn lực đất nước.  Giai đoạn 4: 2016-2019 Trong gần 5 năm của giai đoạn này, lĩnh vực đầu tư vẫn được duy trì 18 lĩnh vực so với giai đoạn trước đó. Giai đoạn này khá ngắn cùng với các điểm nhấn về mặt chính sách như Luật Đầu tư 2015 và Nghị định 83/2015/NĐ-CP ra đời, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào ngày 31/12/2015, do đó quản lý hoạt động ĐTRNN chặt chẽ hơn, minh bạch hơn. Số dự án đầu tư sang ASEAN giai đoạn này là 247 dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư 1,55 tỷ USD. Lĩnh vực Thông tin và truyền thông vươn lên đứng đầu với số vốn đăng ký 876,7 triệu USD, chiếm 57,69%; Lĩnh vực Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đứng ở vị trí thứ hai với 167,7 triệu USD, chiếm 11,03%; Lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ ba với 134 triệu USD, chiếm 8,88%; Lĩnh vực khai khoáng chỉ chiếm 3,29%, với 50 triệu USD (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019). Như vậy, từ số liệu của Bảng 3.5 ta nhận thấy, các doanh nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là nhiều nhất với 107 dự án và 3,02 tỷ USD, chiếm 26,93% tổng số vốn đăng ký đầu tư. Thứ hai là lĩnh vực khai khoáng (90 dự án và 2,4 tỷ USD, chiếm 21,45% tổng số vốn đăng ký đầu tư). 79 Bảng 3.5.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 1991-2019 Stt Lĩnh vực đầu tư Số dự án Vốn đăng ký đầu tư (USD) Tỷ trọng (%) Quy mô vốn bình quân mỗi dự án (USD/dự án) 1 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 153 166.699.319 1,48 1.089.538 2 Công nghiệp chế biến, chế tạo 111 325.833.137 2,90 2.935.434 3 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 4 8.471.000 0,08 2.117.750 4 Dịch vụ khác 22 38.613.791 0,34 1.755.172 5 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 13 105.680.467 0,94 8.129.267 6 Giáo dục và đào tạo 4 1.981.700 0,02 495.425 7 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 54 227.331.790 2,03 4.209.848 8 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 23 7.652.045 0,07 332.698 9 Hoạt động kinh doanh bất động sản 14 375.728.138 3,35 26.837.724 10 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 23 785.474.488 7,00 34.151.065 11 Khai khoáng 90 2.407.473.035 21.45 26.749.700 12 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 2 1.000.082.000 8,91 500.041.000 13 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 107 3.022.670.450 26,93 28.249.257 14 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 9 1.486.547.587 13,24 165.171.954 15 Thông tin và truyền thông 48 1.123.833.889 10,01 23.413.206 16 Vận tải kho bãi 31 61.308.000 0,55 1.977.677 17 Xây dựng 77 64.661.679 0,58 839.762 18 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 6 15.990.415 0,14 2.665.069 Tổng 791 11.226.032.930 100 14.192.203 (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT, 2019) 80 Thứ ba là lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (9 dự án và 1,48 tỷ USD, chiếm 13,2% tổng số vốn đăng ký đầu tư). Thứ tư là lĩnh vực thông tin và truyền thông (48 dự án và 1,12 tỷ USD, chiếm 10,01% tổng số vốn đăng ký đầu tư). Thứ năm là lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí (2 dự án và 1 tỷ USD, chiếm 8,91% tổng số vốn đăng ký đầu tư) (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019). Đây là những lĩnh vực đầu tư mà Việt Nam có thế mạnh, tuy nhiên, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư sang nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; kinh doanh bất động sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; Giáo dục và đào tạo Ngoài ra, hoạt động ĐTTT sang ASEAN cũng mở rộng ra đối với một số lĩnh vực như viễn thông, ngân hàng, bất động sản, sản xuất, chế tạođem lại giá trị gia tăng cao hơn. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư theo lợi thế, ví dụ như Viettel, dựa trên lợi thế về công nghệ viễn thông, đã thực hiện đầu tư các mạng viễn thông và tạo ra các thương hiệu riêng được định vị trên thị trường các nước ASEAN như: Metfone tại Campuchia, Unitel tại Lào, Mytel ở Myanmar. Viettel đã tận dụng được các lợi thế về sở hữu công nghệ, về lợi thế nội vi hóa của doanh nghiệp và tận dụng những lợi thế về chính sách kinh tế tại các nước ASEAN để phát triển và tạo ra sự thành công như hiện nay. Khi AEC được thành lập, nhiều lĩnh vực dịch vụ được mở cửa, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển hướng sang các lĩnh vực dịch vụ, thiên về thế mạnh của các doanh nghiệp hơn như các doanh nghiệp về vận tải và kho bãi, thông tin, xây dựng, du lịch, bán buôn bán lẻ với các doanh nghiệp điển hình như Vietcombank, TCTCP Bưu chính Viettel, Công ty TNHH Nhà thép Trí Việt, Công ty TNHH Giao nhận Viet Trans Link, CTCP Xây dựng Kiến trúc AA 3.1.4. Theo hình thức đầu tư và theo sở hữu của công ty mẹ ở Việt Nam  Theo hình thức đầu tư 81 Các hình thức đầu tư trong các dự án đầu tư của Việt Nam khá đa dạng, bao gồm cả việc thành lập một tổ chức kinh tế (như công ty 100% vốn của Việt Nam, công ty liên doanh, với các hình thức kinh doanh như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần); đầu tư theo hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác (BCC); đầu tư theo hình thức xây dựng kinh doanh chuyển giao; đầu tư theo hình thức hợp doanh; đầu tư theo hình thức mua lại; hoặc đầu tư theo hình thức mua cổ phần trên thị trường tài chính của nước tiếp nhận đầu tư. Bảng 3.6.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo hình thức đầu tư giai đoạn 1991-2019 Hình thức đầu tư Số dự án Tỷ lệ % về số dự án Số vốn đăng ký đầu tư (USD) Tỷ lệ % về số vốn đăng ký đầu tư 100% vốn Việt Nam 584 73,90 8.116.291.904 72.299 Liên doanh 1 23,20 150.000 17.509 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) ở nước ngoài 13 1,64 1.113.676.819 9.920 Mua cổ phần 184 0,63 1.965.556.707 0.171 Mua lại 5 0,50 19.147.500 0.100 Hợp danh 4 0,13 11.210.000 0.001 Tổng 791 100 11.226.032.930 100 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT, 2019 Như vậy, có thể thấy hình thức đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN khá đang dạng, trong đó, hình thức lập tổ chức kinh tế mới vẫn chiếm đa số chiếm 97% số dự án và chiếm 89% số vốn đăng ký đầu tư. Các dự án đầu tư theo hình thức BCC chủ yếu là trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí.  Theo hình thức sở hữu của công ty mẹ ở Việt Nam Tính đến hết năm 2019, các nhà đầu tư Việt Nam sang ASEAN là nhà đầu tư cá nhân chiếm 0,33% số vốn đăng ký đầu tư, các doanh nghiệp tư nhân chiếm 52.73% , các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước chiếm 46,88% và doanh nghiệp 82 có yếu tố nước ngoài chiếm 0,06% (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019). Điều này cho thấy, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng quan tâm hơn đến hoạt động ĐTTT sang ASEAN. Về tổng giá trị vốn đầu tư, khối doanh nghiệp tư nhân (trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI, nhiều doanh nghiệp Việt Nam lớn như Viettel, FPT, Hoàng Anh Gia Lai, Vinamilk) nắm ưu thế với hơn 80% giá trị vốn đầu tư. Các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu đầu tư trong các lĩnh vực đòi hỏi nhiều vốn lớn như khai khoáng, thủy điện, thăm dò dầu khíTuy nhiên, phần lớn các dự án trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí chỉ có thời gian ngắn, đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) ở nước ngoài; do vậy tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp này chỉ chiếm khoảng 9,9% tổng giá trị vốn đăng ký đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN. Các nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm khoảng 0,33% tổng giá trị vốn đăng ký đầu tư của Việt Nam sang ASEAN. Đây là một con số nhỏ, xong cũng cho thấy nhu cầu đầu tư sang ASEAN của các tầng lớp dân cư Việt Nam. Bảng 3.7. Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo hình thức sở hữu công ty mẹ ở Việt Nam giai đoạn 1991-2019 Hình thức đầu tư Số vốn đăng ký đầu tư (USD) Tỷ lệ % Cá nhân 37.446.157 0,33 Doanh nghiệp tư nhân 5.920.034.786 52,73 Doanh nghiệp có vốn nhà nước 5.262.348.928 46,88 Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài 6.203.060 0,06 Tổng 11.226.032.930 100 (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu về các dự án đầu tư của Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT, 2019) Xu hướng này đặt ra yêu cầu cho các cơ quan quản lý nhà nước cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ để khối đầu tư tư nhân có thể tiếp cận được với các gói trợ giúp của nhà nước để tận dụng được các cơ hội đầu tư trên thị trường ASEAN. 83 3.2.Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN 3.2.1. Kết quả đạt được ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong khuôn khổ AEC đã đạt được một số mục đích như sau: Thứ nhất, các dự án ĐTTT sang ASEAN đã mang lại doanh thu ngoại tệ cho đất nước đem lại lợi ích kinh tế xã hội, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tính hết hết năm 2019, tổng số tiền đã chuyển về nước của các dự án đã báo cáo là 793 triệu USD, bằng 20,03% tổng vốn đầu tư đã thực hiện (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019). Phần lớn các dự án ĐTTT sang ASEAN quy mô lớn mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và hiện đang trong giai đoạn triển khai thực hiện, chưa có doanh thu, chưa phát sinh lợi nhuận. Một số dự án mới đi vào hoạt động, doanh thu còn thấp, chưa phát sinh nhiều lợi nhuận nên hoạt động chuyển tiền về nước chưa đáng kể. Tuy nhiên, các dự án đầu tư nêu trên thuộc những lĩnh vực Việt Nam đang cần khai thác như khoáng sản; các dự án điện; dịch vụ viễn thông; hàng không; ngân hàngCác dự án đầu tư trong lĩnh vực này đã và đang chiếm lĩnh đáng kể và phát triển nhanh tại thị trường một số địa bàn đầu tư trọng điểm; khi đi vào hoạt động hiệu quả sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Sau khi AEC có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến các thị trường trong khối ASEAN, giá trị đầu tư vào các dự án tại các quốc gia ASEAN đã tăng lên với thời hạn đầu tư dài hơn. Thứ hai, các dự án ĐTTT sang ASEAN giúp Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Giai đoạn 2006-2019 đã có sự gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng dự án và quy mô vốn (chiếm 89,92% số dự án đầu tư và 81,78% tổng số vốn đăng ký ĐTTT của Việt Nam sang ASEAN) và tập trung phần lớn vào các địa bàn Lào, Campuchia, Myanmarlà những địa bàn phù hợp với định hướng chiến lược ĐTRNN của Việt Nam và cũng tập trung phần lớn vào những ngành, lĩnh vực phù hợp với chiến lược phát triển của Việt Nam như dầu khí; thủy điện, trồng cây công nghiệp, sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam tại nước ngoài...(Cục ĐTNN-Bộ 84 KH&ĐT, 2019). Ngoài ra, hoạt động ĐTRNN đã được mở rộng ra cả quốc gia thuộc ASEAN, trong đó có một số địa bàn mới có nhiều hoạt động đầu tư như Indonesia, Brunei, Phillipines. Hoạt động ĐTRNN đã tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Việt Nam cũng đã ký kết 63 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, trong đó có Hiệp định thương mại song phương Việt Nam–Hoa Kỳ (BTA), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản...Thông qua tiếng nói và sự ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngoài, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện. Việt Nam đang là một trong những nước đứng đầu về đầu tư tại thị trường Lào và Campuchia. Đây là địa bàn chiến lược cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng. Việc tăng cường các hoạt động đầu tư vào hai địa bàn này sẽ thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế, đầu tư, thương mại giữa Việt Nam với Lào và Campuchia; đồng thời củng cố mối quan hệ truyền thống ngày càng bền chặt, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng của quốc gia. Thứ ba, hoạt động đầu tư trực tiếp sang ASEAN ngày càng đa dạng hơn. Sau khi AEC được thành lập, số dự án đầu tư đã phát triển một cách đa dạng, trong đó: + Đa dạng về thị trường (cả 9 nước tại ASEAN)–các nước có nền công nghiệp phát triển lẫn nước đang phát triển. + Đa dạng về ngành đầu tư: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ + Đa dạng về quy mô đầu tư: có nhiều dự án chỉ vài trăm ngàn USD, có những dự án vài trăm triệu USD (có dự án trên 1 tỷ USD–đã được cấp giấy phép). + Đa dạng về hình thức đầu tư: 100% vốn liên doanh; hợp đồng hợp tác kinh doanh; hợp đồng phân chia sản phẩm (dầu khí); chuyển nhượng quyền thương hiệu 85 + Đa dạng về các thành phần kinh tế tham gia đầu tư ra nước ngoài: doanh nghiệp Nhà nước; doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (Vietsovpetro); cá nhân + Đa dạng về loại hình doanh nghiệp tham gia đầu tư: Tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp có quy mô vừa, doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Thứ tư, hoạt động ĐTTT sang ASEAN giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi phân phối lao động toàn cầu. Các hoạt động này cũng đã hình thành một đội ngũ doanh nhân Việt Nam có năng lực đàm phán trong đấu thầu quốc tế, trong liên doanh với nước ngoài để tổ chức thực hiện các dự án hợp tác đầu tư ở nước ngoài và đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội cho nước sở tại, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương làm việc cho dự án Hoạt động ĐTTT sang đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động nước sở tại và lao động Việt Nam. Trong thời gian tới, khi các dự án đầu tư quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là các dự án thủy điện, trồng cây cao su đi vào hoạt động... thì nhu cầu về lao động là người Việt Nam làm việc cho các dự án nêu trên là rất lớn, chắc chắn số lao động Việt Nam làm việc cho các dự án của các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài sẽ tăng cao. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam, cùng với đó là các chính sách hỗ trợ an sinh của các doanh nghiệp Việt Nam tại nước sở tại đã góp phần tạo công ăn việc làm cho đông đảo người dân của Lào và Campuchia; góp phần ổn định cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo cho người dân một số khu vực vùng nông thôn của Lào và Campuchia, Myanmar... Thứ năm, các dự án ĐTTT sang ASEAN đã góp phần tạo ra các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế đi tiên phong trong hoạt động đầu tư sang ASEAN, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực, toàn cầu và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được lợi thế so sánh của một số nước để sản xuất và kinh doanh, mở rộng thị trường sản xuất đang từng bước tạo 86 dựng được thương hiệu, khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Hơn nữa việc thực hiện hoạt động ĐTTT sang ASEAN cũng giúp Việt Nam có thêm nhiều bạn bè trên thế giới, mở rộng mối quan hệ kinh tế-xã hội với các nước trên thế giới. Có thể thấy, các dự án đưa vào khai thác và hoạt động tại nước ngoài đã có vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí thế giới. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã có thêm hàng trăm ngàn ha nguyên liệu cho ngành công nghiệp cao su tại thị trường Lào và Campuchia. Còn Viettel hiện đã trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại thị trường Lào, Campuchia, Myanmar. Ngoài ra, ĐTTT của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây, cụ thể là Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư nhiều dự án quy mô lớn tại Lào và Campuchia, Myamar; một số nhà đầu tư khác của Việt Nam tranh thủ thị trường bất động sản thế giới sụt giảm mạnh để đầu tư mua lại một số cửa hàng kinh doanh, cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại quy mô vừa và nhỏ tại Myanmar, Làođể mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ra bên ngoài. Các dự án đầu tư của tư nhân đã bắt đầu phát huy hiệu quả, tuy nhiên phần lớn các dự án đầu tư quy mô lớn, mục tiêu đầu tư mang tính dài hạn nên trong ngắn hạn chưa thể hiện được các con số về doanh thu và lợi nhuận chuyển về nước. Thứ sáu, hoạt động ĐTTT sang ASEAN đã và đang giúp cho Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tránh những hàng rào bảo hộ thương mại của nước tiếp nhận đầu tư, tận đụng được các cơ hội về thị trường để tìm kiếm chênh lệch lợi nhuận. Hoạt động ĐTTT sang ASEAN trước 2015 tập trung nhiều ở Lào và Campuchia do đây là các quốc gia có điều kiện vị trí lân cận, có quan hệ ngoại giao tốt với Việt Nam và giữa Việt Nam và các nước này có nhiều quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Trong giai đoạn 2015-2019, Việt Nam cũng thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đầu tư sang các địa bàn này, thể hiện thông qua nhiều chương trình, hội nghị xúc tiến đầu tư, hoạt động của các hiệp hội nhà đầu tư, quan hệ hợp tác giữa các bộ ngành địa phương Việt Nam và bộ ngành địa phương của Lào và Campuchia, thông qua việc nghiên cứu, xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư. Hai quốc gia 87 này, đặc biệt là Lào có quan hệ khá đặc thù là chính quyền trung ương có sự hợp tác với bộ, ngành Việt Nam trong công tác quản lý các dự án đầu tư của Việt Nam tại thị trường này, điều này có mặt thuận lợi cho hỗ trợ hoạt động đầu tư của Việt Nam tại Lào nhưng cũng gây ra những bất cập vì mục tiêu quản lý và hệ thống pháp luật của hai nước là khác nhau và các dự án đầu tư không đạt kết quả mong đợi dễ gây ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, dòng vốn ĐTTT sang ASEAN có xu hướng dịch chuyển khỏi hai thị trường này, số lượng vốn đầu tư sang Campuchia đang sụt giảm mạnh, số lượng dự án đầu tư sang Lào cũng tương tự. Thay vào đó, nhiều nhà đầu tư tăng đầu tư vào các thị trường Myanmar, Singapore, Malaysia Hiện tại, Việt Nam có 157 dự án ĐTTT sang ASEAN trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; 107 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy hải sản; 110 dự án đầu tư trong lĩnh vực chế biến, chế tạo; 13 dự án trong lĩnh vực lưu trú, ăn uống; 31 dự án đầu tư trong lĩnh vực kho bãi, 14 dự án đầu tư trong lĩnh vực bất động sảnCác dự án nêu trên có quy mô đầu tư không lớn, nhưng được phân bổ trên khắp ASEAN và có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy các hoạt động sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam tại thị trường các nước sở tại. Vinamilk đã xây dựng các nhà náy sản xuất, chế biến sữa tại Lào, Campuchia...; Tổng công ty Lương thực Việt Nam đã có cơ sở phân phối hàng hóa Việt Nam tại Singapore; đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lương thực tại Campuchia để xuất khẩu sang thị trường Châu Âu với thương hiệu Việt Nam; một số công ty thủy hải sản của Việt Nam đã có các cơ sở phân phối mặt hàng thủy, hải sản và nông nghiệp tại Singapore; Tổng Công ty Lương thực Miền Nam có dự án Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Camphuchia-Việt Nam (CAVIFOODS) tại CampuchiaVới thị trường bão hòa ở trong nước, việc mở rộng đầu tư sang các nước trong khu vực ASEAN đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng lợi nhuận khi mở rộng được thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, do hầu hết các nước trong ASEAN đã đạt được thỏa thuận về khuyến khích đầu tư cũng như tránh đánh thuế hai lần, nên nhiều doanh nghiệp đã và đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư sang các nước có thuế thu nhập doanh nghiệp thấp như Singapore, Campuchia, Thái Lan. 88 Hơn nữa, hoạt động ĐTTT sang ASEAN thời gian qua còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và tránh đựơc hàng rào bảo hộ thương mại của nước tiếp nhận đầu tư. Việc thực hiện hoạt động ĐTTT sang ASEAN đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể giảm được đáng kể những chi phí vận chuyển, bảo quản, bảo hiểm bên cạnh đó doanh nghiệp còn có thể tận dụng được những ưu đãi của nước tiếp nhận đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ bảy, hoạt động ĐTTT sang ASEAN còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ cao. Khi thực hiện hoạt động ĐTTT vào các nước tiên tiến có trình độ khoa họccông nghệ phát triển cao như Singapore, Thái Lan, Brunei, Malaysiacác doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với những thực tế ứng dụng của các thành tựu này. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng có thể triển khai những tiến bộ khoa học công nghệ mà trong nước không có cơ hội áp dụng sang các nước mới, thị trường mới để tạo ra một thị trường có sức cạnh tranh cao hơn. Các quốc gia phát triển luôn có những cơ chế về quản lý tài chính, quản lý nhân sự, phương pháp tiếp cận với công nghệ một cách hiệu quả, trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Đầu tư vào những nước này Việt Nam có thêm cơ hội mở rộng thị trường, tiếp thị xuất khẩu, cũng như học hỏi được những kinh nghiệm quản lýHơn nữa khi thực hiện hoạt động ĐTTT sang ASEAN các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm những hiểu biết mới về thị trường, thay đổi tầm nhìn, học hỏi được những kinh nghiệm và tiến bộ trong phong cách làm việc cũng như cách thức quản lý của các n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dau_tu_truc_tiep_ra_nuoc_ngoai_cua_cac_doanh_nghiep.pdf
Tài liệu liên quan