Luận án Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8

1.1. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc có liên quan đến đề tài luận án 8

1.2. Các công trình nƣớc ngoài có liên quan luận án 26

1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công

bố có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án sẽ tập

trung nghiên cứu 32

Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI TỔ

CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC

VIỆT NAM CẤP TỈNH HIỆN NAY 35

2.1. Khái quát về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam cấp tỉnh và cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp

tỉnh hiện nay 35

2.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam cấp tỉnh - Khái niệm, nội dung và vai trò 62

Chƣơng 3: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC, HOẠT

ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CẤP

TỈNH - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 80

3.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam cấp tỉnh 80

3.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam cấp tỉnh - Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm 97

Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI

MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ỦY BAN MẶT TRẬN

TỔ QUỐC VIỆT NAM CẤP TỈNHĐẾN NĂM 2030 1324.1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng đổi mới tổ

chức và hoạt động của cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam cấp tỉnh 132

4.2. Giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan Ủy

ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh 141

KẾT LUẬN 178

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 182

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 183

PHỤ LỤC 197

pdf267 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãnh đạo cấp ban của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh có phần hạn chế dẫn tới việc phối hợp giữa các ban chuyên môn với nhau chƣa nhịp nhàng, trơn tru. 3.2.3. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và kinh nghiệm 3.2.3.1. Nguyên nhân của ưu điểm * Nguyên nhân khách quan Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam có đƣờng lối đúng đắn về công tác mặt trận nói chung và về tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên trách về công tác mặt trận nói riêng. Những năm gần đây, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã ban hành Quy định 282-QĐ/TW ngày 01/4/2015 và Quy định 212- QĐ/TW ngày 30/21/2019 quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách tham mƣu, giúp việc UBMTTQ và các đoàn 121 thể CT-XH cấp tỉnh, cấp huyện. Đó là căn cứ để thống nhất mô hình tổ chức bộ máy cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Hai là, việc thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh trong bối cảnh cả HTCT thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của HTCT tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Việc kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế diễn một cách đồng bộ đối với hệ thống cơ quan hành chính, trong đó có cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Do đó, không tạo tâm lý hoang mang, xáo trộn đối với đội ngũ cán bộ, công chức và ngƣời lao động trong các cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Ba là, những thành công ban đầu của công cuộc đổi mới đất nƣớc, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đặt ra những yếu tố khách quan đòi hỏi cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh cần phải đổi mới tổ chức và hoạt động để thích ứng điều kiện cách mạng mới. Bốn là, quá trình đổi mới tổ chức hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ƣơng UBMTTQ Việt Nam, của cơ quan Trung ƣơng UBMTTQ Việt Nam, Ban Thƣờng vụ các Tỉnh uỷ, Thành uỷ và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Năm là, Đảng và Nhà nƣớc bƣớc đầu đã có sự quan tâm tới chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức công tác trong khối cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức CT-XH. Qua đó, đã phần nào động viên đƣợc sự gắn bó công tác và phát huy tinh thần trách nhiệm với chức trách và nhiệm vụ đƣợc giao của đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống các cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. * Nguyên nhân chủ quan Một là, sau khi Ban Bí thƣ ban hành Quy định số 212-QĐ/TW, Đảng đoàn UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh và Ban Thƣờng trực UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh đã khẩn trƣơng xây dựng và trình Đề án để Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ, 122 Thành uỷ xem xét, ban hành quyết định tổ chức bộ máy, khung biên chế và quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Hai là, Đảng đoàn UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh và Ban Thƣờng trực UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh đã bám sát chủ trƣơng của Đảng, điều kiện thực tiễn của từng cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh để xây dựng Đề án vị trí việc làm đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức theo quy định. Do vậy, việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy và hoạt động của các phòng, ban sau sắp xếp vận hành tƣơng đối ổn định, không làm gián đoạn việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Ba là, các cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh đã phát huy những kinh nghiệm quý từ việc đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động của cơ quan từ khi thực hiện Quy định 282-QĐ/TW ngày 01/4/2015 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng nên thời gian thực hiện nhanh, tổ chức bộ máy sau sắp xếp vận hành thuận lợi và đội ngũ cán bộ, công chức sớm thích nghi. Bốn là, đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh ngày càng đƣợc đồng bộ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác và tinh thần làm việc trách nhiệm, chuyên nghiệp đã giúp cho quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh nhiều thuận lợi và đạt kết quả cao. Đội ngũ cán bộ, công chức và ngƣời lao động đã phát huy tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, tận tuỵ với công việc, có đổi mới và sáng tạo trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh trong quá trình đổi mới. Năm là, tập thể lãnh đạo các cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh đã quan tâm tới việc phát huy hiệu quả nguồn tài chính để trang bị phòng làm việc và cơ sở vật chất tiện nghi phục vụ cho hoạt động công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Nhất là trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ, việc trang bị cơ sở vật chất, nâng cấp hạ tầng cơ sở, kỹ thuật, tập huấn nghiệp vụ giúp cho đội ngũ cán bộ cơ quan UBMTTQ Việt Nam cáp tỉnh sớm tiếp cận với chuyển 123 đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. 3.2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm * Nguyên nhân khách quan Một là, sự thiếu ổn định về nhân sự ngƣời đứng đầu cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh dẫn đến thiếu liền mạch trong hoạt động lãnh đạo quản lý, tổ chức bộ máy và hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Hơn nữa, việc giới thiệu nhân sự để UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh hiệp thƣơng giữ chức danh Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh hay Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh phần nhiều là phát triển từ các cơ quan khác nên ít tạo lên động lực cống hiến và sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ của một số cán bộ, công chức giữ chức vụ trƣởng, phó các ban chuyên môn của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Do đó, ảnh hƣởng phần nào đến chất lƣợng hoạt động đổi mới hoạt động của các ban chuyên môn nói riêng và cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh nói chung. Hai là, sự tác động sâu sắc những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng tới tâm tƣ, tình cảm của đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận. Vấn đề thu nhập đặt lên vai của ngƣời chủ gia đình nên ngoài công việc chính là công chức nhà nƣớc, họ tranh thủ làm ngoài để kiếm thêm thu nhập nuôi sống gia đình; quan tâm tới cái lợi trƣớc mắt có thu nhập tăng thêm... nên sự tâm huyết, cống hiến cho công việc cũng hạn chế đi nhiều. Bên cạnh đó, vị thế của cán bộ mặt trận chƣa đƣợc đánh giá đúng với vị trí và vai trò trong sự nghiệp mới, nên có một bộ phận công chức chƣa yên tâm công tác, còn tƣ tƣởng thay đổi cơ quan và môi trƣờng công tác. Ba là, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức tuy đã có điều chỉnh song còn chƣa phù hợp. Chƣa có cơ chế để phát huy sự say mê, tâm huyết của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Chƣa kể đến điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, thiếu thốn... dẫn đến việc áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong cập nhật dữ liệu, chạy số liệu và xử lý số liệu thời buổi công nghệ 4.0 gặp nhiều khó khăn. Điều đó dẫn tới chất lƣợng và hiệu quả công việc nhiều hạn chế. 124 Bốn là, thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức thành viên và đầu mối cấp dƣới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong hoạt động phối hợp còn nặng về hành chính hoá, thiếu năng động, sáng tạo và nhanh nhạy của các cơ quan, tổ chức có liên quan tới hoạt động thông tin, chế độ báo cáo cho cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh để tổng hợp. Nhiều nơi, nhiều tổ chức còn ngại tiếp cận với những cái mới, những thay đổi, chỉ muốn ổn định và duy trì nếp cũ. Khi tham gia với MTTQ Việt Nam cấp tỉnh chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ. Năm là, việc giao một số chức năng, nhiệm vụ cho MTTQ Việt Nam nói chung và cho UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh nói riêng là mới và khó. Do đó, với tƣ cách là cơ quan tham mƣu, giúp việc và thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ công tác mặt trận của cơ quan UBMTTQ Việt Nam gặp không ít khó khăn về nhân lực, vật lực và kinh nghiệm hoạt động. Bên cạnh đó, việc thực hiện hƣớng dẫn của Trung ƣơng UBMTTQ Việt Nam chƣa kịp thời và thiếu sâu sát dẫn tới quá trình đổi mới hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh gặp nhiều khó khăn. * Nguyên nhân chủ quan Một là, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh ở một số nơi, một số đơn vị còn hạn chế; nhất là năng lực chuyên môn, kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng, nghiệp vụ và sự kiên trì, quyết tâm cao còn thiếu Hai là, trong hoạt động thực hiện chức trách nhiệm vụ đƣợc giao, đội ngũ cán bộ, công chức còn thiếu sự linh động, sáng tạo; chậm đổi mới tƣ duy thực hiện nhiệm vụ; ngại với việc đổi mới; thƣờng làm theo chủ nghĩa kinh nghiệm; thậm chí an phận thủ thƣờng... Ba là, nhiều cán bộ, công chức không đƣợc đào tạo đúng chuyên môn, thiếu nghiệp vụ về công tác mặt trận và phông kiến thức cần có để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao. Một phần do việc tuyển dụng mới hoặc tiếp nhận công chức về công tác tại cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh chƣa đƣợc qua các môi trƣờng đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về các mặt công tác của Mặt trận nên thiếu kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên quan 125 tới công tác mặt trận. Bên cạnh đó, cán bộ trẻ đƣợc tuyển dụng hoặc nhận công tác về cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, nhất là các lĩnh vực khá phức tạp nhƣ dân tộc, tôn giáo, dân chủ, pháp luật... Cuối cùng, nếu công chức có đƣợc qua bồi dƣỡng nghiệp vụ thì những kiến thức và kỹ năng của đợt tập huấn chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu ngày càng cao và chuyên nghiệp của công tác mặt trận. Điều đó ảnh hƣởng sâu sắc tới chất lƣợng đổi mới hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Bốn là, việc lãnh đạo cơ quan ở một số tỉnh, thành phố chƣa quan tâm tới công tác xây dựng chiến lƣợc (hoặc kế hoạch dài hạn) về đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh nên thiếu đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo tiêu chuẩn và điều kiện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác mặt trận thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Hơn nữa, sự thay đổi nhân sự lãnh đạo cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh làm thiếu đi tính liên tục trong hoạt động lãnh đạo, điều hành đối với đổi mới hoạt động của cơ quan nói chung và của các ban chuyên môn nói riêng. Năm là, lãnh đạo cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh đã quan tâm tới việc đổi mới hoạt động của cơ quan nói chung và của các ban chuyên môn và bộ phận văn phòng nói riêng. Tuy nhiên, có lúc, có nơi chƣa sâu sát, thiếu quyết liệt và thiếu hoạt động sơ kết, tổng kết việc đổi mới hoạt động của cơ quan để rút kinh nghiệm. Trong hoạt động lãnh đạo và quản lý, lãnh đạo cơ quan chƣa tạo ra những áp lực vừa đủ để bắt buộc đội ngũ cán bộ, công chức phải bứt phá khỏi thói quen trì trệ, an phận, lƣời tƣ duy, ngại vận động, dè dặt trong đề xuất những cái mới... nên việc đổi mới hoạt động chƣa đi vào chiều sâu và nền nếp. Bên cạnh đó, còn thiếu sự quan tâm, động viên, khích lệ với những công chức có sự tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm và có những tƣ duy, đề xuất sáng tạo. Việc sơ kết, tổng kết những điển hình tiên tiến trong đổi mới hoạt động của cơ quan UBMTTQ còn khá hình thức, hành chính hoá trong việc báo cáo bằng văn bản và hội nghị; chƣa tổ chức hình thức "Hội thảo đầu bờ" - tại những nơi thực sự điển hình, tiên tiến để trực tiếp nghe, quan sát, trao đổi 126 với những đơn vị và con ngƣời trực tiếp sáng tạo và thực hiện có hiệu quả những mô hình mới, cách làm hay, thiết thực và hiệu quả. Cuối cùng là thiếu "sân chơi" cho sự tâm huyết, sáng tạo của những ngƣời làm công tác mặt trận chuyên sâu về các lĩnh vực mình công tác để đƣợc cùng nhau chia sẻ, học hỏi và truyền cho nhau những kinh nghiệm quý báu, giúp nhau cùng tiến bộ. Sáu là, sự thiếu ổn định về tổ chức bộ máy cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh là một trong những nguyên nhân dẫn tới kém hiệu quả trong đổi mới hoạt động của cơ quan. Trong khoảng thời gian 10 năm (từ 2011 đến 2021) tổ chức bộ máy của cơ quan UBMTTQ Việt Nam có ít nhất 3 lần điều chỉnh theo Quyết định 282-QĐ/TW của Ban Bí thƣ, Nghị quyết trung số 18- NQ/TW của Hội Nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá XII và Quyết định 212-QĐ/TW của Ban Bí thƣ. Vị trí, việc làm của đội ngũ cán bộ, công chức đã sắp xếp, song chƣa định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chức danh, tiêu chuẩn cho từng cán bộ công chức. Do đó, xảy ra tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ, công chức. 3.2.3.3. Kinh nghiệm Một là, trong quá thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cần chú trọng việc quán triệt các quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong HTCT, sự cần thiết và tầm quan trọng việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Đồng thời, bám sát văn bản chỉ đạo của Trung ƣơng UBMTTQ Việt Nam và sự lãnh đạo của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ và sự phối hợp, tham gia tích cực của các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Sự quan tâm, lãnh đạo của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Phải đảm bảo và tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, sự phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện của các cấp chính quyền, các cơ quan, ban, ngành theo chƣơng trình, quy chế phối hợp thống nhất hành động là điều kiện quan trọng để thực hiện Quyết định 212-QĐ/TW của Ban Bí thƣ và Kết luận 62- 127 KL/TW của Bộ Chính trị một cách đồng bộ, hiệu quả đáp ứng yêu cầu công tác mặt trận trong thời kỳ mới xây dựng và phát triển đất nƣớc. Hai là, trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh từ lãnh đạo quản lý đến công chức cần có quyết tâm chính trị cao và vừa làm vừa tổng kết thực. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh liên quan nhiều đến yếu tố con ngƣời - chủ thể và đối tƣợng tác động của hoạt động đổi mới. Do đó, rất cần sự quyết tâm chính trị cao của ngƣời đứng đầu cơ quan, sự lãnh đạo sát sao của Đảng đoàn UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh, của cấp uỷ và đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan. Có quyết tâm chính trị cao, không ngại khó, không ngại khổ, không ngại va chạm và sự thống nhất trong nhận thức sẽ là điều kiện tốt để thống nhất hành động thực hiện mục tiêu đổi mới tổ chức - tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đổi mới hoạt động - hƣớng tới chất lƣợng tốt hơn, hiệu quả cao hơn phù hợp với số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ trong điều kiện yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ. Đồng thời trong quá trình đổi mới có những điểm mới chƣa có trong tiền lệ, đòi hỏi vừa làm, vừa tổng kết thực tiễn để kịp thời điều chỉnh phù hợp điều kiện thực tiễn. Đổi mới để tốt hơn, hiệu quả hơn chứ không để đổi mới ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của cơ quan ngày càng đi xuống. Ba là, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh phải đảm bảo tính kế thừa, ổn định và không làm gián đoạn hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Việc đổi mới, tinh giảm tổ chức, biên chế là liên quan tới quyền lợi và địa vị xã hội của mỗi con ngƣời. Do đó, quá trình đổi mới cần có lộ trình, cần làm tốt công tác tƣ tƣởng nhƣng cũng cần quyết liệt. Bên cạnh đó, đổi mới hoạt động liên quan tới việc phát huy tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ công chức, do đó cần có sự chia sẻ, cảm thông, động viên, khích lệ để đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng cống hiến và thực hiện tốt quá trình đổi mới hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân mình góp phần chung 128 vào tổng thể đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Trong quá trình đổi mới, mọi hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh nói chung và hoạt động tham mƣu giúp việc cho cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh của các ban chuyên môn nói riêng vẫn thông suốt, không bị gián đoạn. Bốn là, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh và sự quan tâm của Thƣờng trực HĐND, lãnh đạo UBND cấp tỉnh; các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam cấp tỉnh và các cá nhân tiêu biểu. Thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh cần xuất phát từ việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức để sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi, chấp nhận cái mới có thể sẽ nhiều khó khăn và thách thức, tích cực say mê sáng tạo và cống hiến trong thực thi công vụ sẽ làm cho quá trình từ đổi mới tổ chức đến đổi mới hoạt động thật sự chất lƣợng, hiệu lực, hiệu quả. Đặc biệt là trong quá trình đổi mới hoạt động rất cần phát huy sự sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm và sự đồng thuận của đội ngũ cán bộ, công chức - là chiếc cầu nối với các tổ chức, cá nhân và nhân dân với UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Đi đôi với nó là phát huy tốt sự ủng hộ của chính quyền (Thƣờng trực HĐND và lãnh đạo UBND) tạo cơ chế, chính sách để cơ quan UBMTTQ Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động tham mƣu, giúp việc cho UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh và thực hiện hoạt động nhiệm vụ công tác mặt trận. Tiếp đó là sự phối hợp với tinh thần trách nhiệm cao của các tổ chức thành viên của Mặt trận, các Hội đồng tƣ vấn và các cá nhân tiêu biểu trong việc hiệp thƣơng thống nhất hành động, trong việc tham mƣu giúp Ban Thƣờng trực UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh và trong việc thực hiện chƣơng trình, đề án của UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Mỗi một tổ chức và cá nhân phát huy hết tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện và sự cống hiến đã và đang giúp cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh ngày một hoàn thiện và đi vào hoạt động một cách nền nếp, hiệu quả. Năm là, định kỳ sơ kết, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến để 129 cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Trên cơ sở quy định chung của Trung ƣơng UBMTTQ Việt Nam thông qua Quyết định số 282- QĐ/TW và Quyết định số 212-QĐ/TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng, Đảng đoàn UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh và Ban Thƣờng trực UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh trình Đề án để Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ xem xét, quyết định tổ chức bộ máy, khung biên chế và quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Song song với đổi mới tổ chức là đổi mới hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Do vậy, các Đảng đoàn UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh và Ban Thƣờng trực chủ động sớm lãnh đạo hoạt động sơ kết và tổng kết sau 3 năm, 5 năm thực hiện đổi mới tổ chức và đổi mới hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Trên cơ sở đó, Trung ƣơng UBMTTQ Việt Nam sớm tổng kết các mô hình để sớm định hƣớng cho các tỉnh, thành phố; nhất là các điển hình về đổi mới hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. 130 Tiểu kết Chƣơng 3 Những năm qua, các cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh đã nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của Trung ƣơng UBMTTQ Việt Nam và Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ trong việc việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Đi đôi với sắp xếp lại tổ chức bộ máy cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ và Thƣờng trực UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh đã quan tâm chỉ đạo và thực hiện việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Qua thời gian thực hiện, các cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ nhƣ tổ chức bộ máy đã đƣợc tinh giản, gọn về cơ cấu, giảm số lƣợng biên chế cán bộ công chức; quy định rõ hơn về chức năng nhiệm vụ của từng ban, phòng thuộc cơ quan; xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ công đảm bảo chất lƣợng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của công tác mặt trận; hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam ngày càng thiết thực, hiệu quả đảm bảo tốt việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh. Bên cạnh đó, hoạt động đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh ngày càng thiết thực, chất lƣợng và hiệu quả giúp cho UBMTTQ Việt Nam nói chung và UBMTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố nói riêng tiếp tục khẳng định đƣợc vị thế của một tổ chức CT-XH đặc thù ở Việt Nam mà không có một tổ chức nào có thể thay thế đƣợc. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh cũng còn không ít hạ chế, yếu kém nhƣ việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh ở một số nơi còn chậm; việc sắp xếp lại các phòng, ban và bố trí đội ngũ cán bộ, công chức ở một số tỉnh, thành phố chƣa phù hợp với Quy định 212-QĐ/TW của Ban Bí thƣ và các quy định của Đảng trong công tác cán bộ; bộ quy chế điều chỉnh toàn bộ tổ chức và hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam chƣa đồng bộ; chất lƣợng hoạt động tham mƣu, hoạt động giúp việc, hoạt động xây dựng nội bộ của cơ quan UBMTTQ Việt Nam 131 cấp tỉnh một còn bộc lộ nhiều hạn chế, chƣa xứng tầm với chức năng và nhiệm vụ của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh giai đoạn hiện nay Những hạn chế trên có cả những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan; nhƣng về cơ bản vẫn là nguyên nhân chủ quan. Do đó, cần phải dự báo đƣợc tình hình, trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo để đề xuất đƣợc những giải pháp để tiếp tục nâng cao việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh giai đoạn hiện nay. 132 Chƣơng 4 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CẤP TỈNHĐẾN NĂM 2030 4.1. DỰ BÁO NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CẤP TỈNH 4.1.1. Dự báo những thuận lợi và khó khăn trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh 4.1.1.1. Những nhân tố thuận lợi * Trong nước Một là, có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, có bản lĩnh chính trị vững vàng và dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo; đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về công tác mặt trận là đúng đắn; các nghị quyết của Đảng tiếp tục kế thừa tƣ tƣởng Hồ Chí Minh coi trọng công tác mặt trận. Bên cạnh đó, nƣớc ta có HTCT ổn định là tiền đề để phát triển tất cả các lĩnh vực của đời sống, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc và việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH. Hai là, kế thừa và phát huy truyền thống, kinh nghiệm của MTTQ Việt Nam trong quá khứ và hiện tại. Trải qua quá trình hình thành và phát triển của Mặt trận Dân tộc thống nhất nay là MTTQ Việt Nam, suốt chiều dài lịch sử đồng hành cùng dân tộc, có cả thành công và có cả chƣa thành công, song những thành công là cơ bản và chủ yếu để MTTQ Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc góp phần vào sự thành công chung của công cuộc giành chính quyền về tay nhân dân, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nƣớc, từng bƣớc thành công trong công cuộc đổi mới để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng CNXH. Sự trải nghiệm đó sẽ giúp cho MTTQ Việt Nam các cấp nói chung, cơ quan UBMTTQ Việt Nam cấp tỉnh nói riêng tranh thủ phát huy 133 những kinh nghiệm đã rút ra trong thực tiễn để tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong điều kiện mới. Ba là, Việt Nam vừa phát huy các truyền thống tốt đẹp, sức mạnh nội sinh vừa tranh thủ các thời cơ, cơ hội để phát triển đất nƣớc. Việt Nam là một dân tộc anh hùng, có ý chí vƣơn lên mãnh liệt; nhân dân ta có lòng yêu nƣớc nồng nàn, có truyền thống đoàn kết và nhân ái, cần cù lao động và sáng tạo, luôn ủng hộ và tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng; chúng ta đã từng bƣớc xây dựng đƣợc những cơ sở vật chất - kỹ thuật rất quan trọng; cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là một thời cơ để phát triển. Bốn là, Công tác mặt trận nói chung và hệ thống tổ chức của cơ quan UBMTTQ Việt Nam các cấp nói chung luôn đƣợc sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền các cấp. Do đó, đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan UBMTTQ Việt Nam nói riêng đã, đang và tiếp tục đƣợc chuẩn hoá chức danh nghề nghiệp, chuyên môn hoá trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và với một tâm thế tự tin, vững vàng để thích ứng với đòi hỏi ngày càng cao của công tác mặt trận. Năm là, MTTQ Việt Nam đƣợc đại đa số các tầng lớp nhân dân tin yêu và ủng hộ. Do đó, mọi hoạt động của MTTQ Việt Nam dù khó khăn nhƣ thế nào trong quá khứ và hiện tại đều hoàn thành sứ mệnh của mình. MTTQ Việt Nam các cấp với sự đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_doi_moi_to_chuc_va_hoat_dong_cua_co_quan_uy_ban_mat.pdf
  • pdfCong van gui CNTT. 17.8.2022.pdf
  • pdfThong tin - TRan Duc Tuan.pdf
  • pdfTom tat LA tieng Viet.pdf
  • pdfTom tat LA. tieng Anh.pdf
Tài liệu liên quan