Luận án Hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo

MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. 4

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 5

4. Phương pháp nghiên cứu. 6

5. Đóng góp khoa học của luận án. 8

6. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu . 9

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 11

1.1. Những công trình nghiên cứu về hệ thống hóa văn bản . 11

1.1.1. Sách, giáo trình . 11

1.1.2. Tài liệu hội thảo khoa học. 15

1.1.3. Luận án. 17

1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống hóa văn bản của

ngành. 19

1.2.1. Sách, giáo trình, tài liệu, tạp chí. 19

1.2.2. Kinh nghiệm hệ thống hóa từ một số quốc gia trên thế giới . 24

1.2.3. Luận văn. 28

1.3. Những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án cần tiếp tục nghiên cứu . 29

Tiểu kết Chương 1. 31

Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC HỆ THỐNG HOÁ VĂN BẢN NGÀNH

GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO . 32

2.1. Tổng quan về hệ thống văn bản, văn bản quản lý nhà nước và văn bản

của một ngành. 32

2.1.1. Văn bản và hệ thống hóa văn bản. 32

2.1.2. Văn bản quản lý nhà nước. 34

2.1.3. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước của một ngành . 40

2.1.4. Văn bản quản lý nhà nước ngành giáo dục, đào tạo. 47

2.2. Hệ thống hóa văn bản. 49

2.2.1. Rà soát văn bản. 49

2.2.2. Khái niệm hệ thống hoá văn bản . 502.2.3. Mục đích của hệ thống hoá văn bản . 51

2.2.4. Các hình thức hệ thống hóa văn bản pháp luật . 53

2.3. Những vấn đề về hệ thống hóa văn bản của ngành. 56

2.3.1. Cơ sở pháp lý của việc hệ thống hóa văn bản của ngành. 56

2.3.2. Mục đích hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo . 58

2.3.3. Cơ sở thực tiễn của hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo . 60

2.3.4. Quy trình hệ thống hóa văn bản của ngành . 63

2.3.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả và yếu tố tác động đến công tác hệ thống

hóa văn bản của ngành giáo dục, đào tạo . 66

2.4. Kinh nghiệm của nước ngoài và giá trị tham khảo cho hệ thống hóa

văn bản ngành giáo dục, đào tạo Việt Nam. 69

Tiểu kết Chương 2. 72

Chương 3. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN NGÀNH GIÁO

DỤC, ĐÀO TẠO. 74

3.1. Tổng quan về Bộ GDĐT - Cơ quan quản lý nhà nước ngành GD,ĐT 74

3.1.1. Tóm lược lịch sử phát triển ngành giáo dục, đào tạo Việt Nam . 74

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo . 76

3.2. Thực trạng hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo. 81

3.2.1. Cơ sở pháp lý của hệ thống văn bản ngành giáo dục, đào tạo. 81

3.2.2. Thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào

tạo. 82

3.2.3. Kết quả công tác hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo từ 2008

đến nay. 107

3.2.4. Kết quả của tập hợp hóa và pháp điển hóa pháp luật của Bộ GDĐT 116

3.3. Thực trạng nguồn lực để thực hiện công tác hệ thống hóa văn bản của

ngành giáo dục, đào tạo. 119

3.3.1. Thực trạng đội ngũ nhân sự. 119

3.3.2. Thực trạng kinh phí và điều kiện vật chất. 122

3.3.3. Thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin . 124

3.4. Một số đánh giá, nhận định về công tác hệ thống hóa văn bản ngành

giáo dục, đào tạo từ 2008 đến nay. 125

3.4.1. Những ưu điểm chính . 1253.4.2. Những tồn tại, hạn chế . 127

3.4.3. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế . 129

3.4.4. Bài học kinh nghiệm. 130

Tiểu kết Chương 3. 132

Chương 4 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HỆ

THỐNG HÓA VĂN BẢN NGÀNH GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO . 134

4.1. Quan điểm về hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo . 134

4.1.1. Đặt nhiệm vụ HTHVB ngành giáo dục, đào tạo như là một nhiệm vụ

chính trị quan trọng thường xuyên của cơ quan quản lý đầu ngành. 134

4.1.2. Xác định cụ thể, thích hợp mục tiêu của HTHVB ngành giáo dục, đào

tạo. 135

4.1.3. Nghiên cứu phương pháp, nội dung, yêu cầu HTHVB có tính đặc thù

của ngành giáo dục, đào tạo. 136

4.2. Một số giải pháp để đẩy mạnh công tác hệ thống hóa văn bản ngành

giáo dục, đào tạo . 137

4.2.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục,

đào tạo. 137

4.2.2. Nghiên cứu tổ chức khoa học hệ thống văn bản quản lý nhà nước

ngành giáo dục, đào tạo . 140

4.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện công tác quản lý, hệ

thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo. 141

4.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hệ thống hóa văn bản ngành

giáo dục, đào tạo. 143

4.2.5. Xây dựng cơ chế tài chính hợp lý phục vụ công tác hệ thống hóa văn

bản ngành giáo dục, đào tạo. 145

4.2.6. Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng công tác hệ thống hóa văn

bản ngành giáo dục, đào tạo.

pdf208 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo Quyết định 5354/QĐ-BGDĐT Bộ trưởng đã giao nhiệm vụ cho tất cả các đơn vị chuyên môn đều phải thực hiện tự rà soát, HTHVB và đề xuất điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị mình để báo cáo Bộ trưởng. Vụ pháp chế có trách nhiệm đôn đốc, 84 tổng hợp các kết quả của các đơn vị đó lại thành báo cáo chung của Bộ. Bộ trưởng cũng đã yêu cầu các đơn vị trong cơ quan Bộ phải có sự hợp tác, phối hợp với nhau, nêu cao ý thức trách nhiệm để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ này. Đây chính là cơ sở, điều kiện thuận lợi không những chỉ tác động đối với công tác xây dựng, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật của ngành mà nó còn tác động tích cực, trực tiếp với công tác rà soát, HTHVB ngành giáo dục, đào tạo. Cũng tại Quyết định 5354/QĐ-BGDĐT, Chương 7 (từ điều 35 đến điều 44) đã quy định cụ thể cho công tác kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ. Đây chính là cơ sở pháp lý để các đơn vị, công chức thuộc Bộ có điều kiện, chủ động thực hiện tốt công việc được giao trong lĩnh vực công tác này. Hằng năm Bộ đã xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể để thực hiện công tác này. Đó là: Kiểm tra, rà soát văn bản của Bộ đã ban hành; Tổ chức các đoàn kiểm tra tại một số địa phương và cơ sở giáo dục đại học; Rà soát văn bản của các bộ, ngành và địa phương ban hành liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo; Tự kiểm tra và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc kiểm tra theo thẩm quyền; Rà soát, hệ thống hóa VBQPPL theo từng giai đoạn và các chuyên đề, Để công tác này mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục, đào tạo Bộ luôn xác định với phương châm: Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong quá trình xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành của hệ thống VBQPPL về giáo dục. Muốn cho công tác rà soát, HTHVB của ngành thực sự có hiệu quả, trước hết Bộ đã xác định cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, mục đích, ý nghĩa của nó. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của quy trình rà soát hệ thống hóa VBQPPL của ngành giáo dục, đào 85 tạo. Bởi làm tốt công tác này nó tác động tích cực to lớn đối với công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống VBQLNN của toàn ngành. Ngoài số văn bản theo thẩm quyền của Bộ GDĐT còn có văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành về giáo dục, đào tạo mà cũng cần phải rà soát theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP với số lượng hằng năm khá lớn (xem Phụ lục I, Bảng 2). Bên cạnh đó còn số văn bản của các bộ, ban ngành, chính quyền địa phương cấp tỉnh cũng có khá nhiều được ban hành liên quan đến lĩnh vực giáo dục, rất cần phải được kiểm tra xử lý, rà soát Để “hóa giải” được đống văn bản đồ sộ ấy, trước tiên là số văn bản đó đã được các đơn vị của Bộ tập hợp, sắp xếp rà soát theo một số đặc trưng sau đây: - Theo loại văn bản: theo đặc trưng này có một số nhóm văn bản đã hình thành, như VBQPPL gắn liền với thẩm quyền ban hành, gắn với công tác chuyên môn, công tác quản lý hành chính của Bộ; - Theo giá trị pháp lý: các văn bản còn hiệu lực; cần sửa đổi; hết hiệu lực; - Theo thời gian ban hành: chia theo năm (ở văn thư và lưu trữ Bộ quản lý văn bản); - Theo cấp ban hành: có các nhóm do trung ương, do địa phương ban hành; - Theo tên văn bản: Luật; pháp lệnh; nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng chính phủ; thông tư; quyết định của bộ, ban, ngành; văn bản của địa phương; các văn bản hướng dẫn; Đồng thời Bộ GDĐT luôn bám sát Nghị định 34/2016/NĐ-CP để thực hiện công tác kiểm tra, rà soát thường xuyên và rà soát theo chuyên đề. Làm tốt công tác này sẽ là cơ sở thuận lợi cho bước tiếp theo đó là HTHVB của ngành. 1) Công tác rà soát thường xuyên: Nhìn lại quá trình của hoạt động này, Bộ GDĐT đã thường xuyên tổ chức rà soát, HTHVB trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Hoạt động này được 86 Bộ trưởng Bộ GDĐT thể chế hóa bằng Quyết định số 4235/1997/QĐ- BGD&ĐT ngày 16 tháng 12 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành quy định về soạn thảo, ban hành VBQPPL của Bộ. Tuy nhiên, trong Quyết định này, hoạt động rà soát, hệ thống hóa VBQPPL quy định rất chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng. Ngày 18/4/2008, Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quyết định số 18/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/4/2008 ban hành Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra và xử lý VBQPPL về giáo dục, trong đó chỉ có 1 điều quy định về rà soát, hệ thống hóa VBQPPL về giáo dục. Nhằm nâng cao chất lượng rà soát, hệ thống hóa VBQPPL về giáo dục, ngày 20 tháng 01 năm 2011, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-BGDĐT ban hành Quy định về kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hoá VBQPPL về giáo dục. Thông tư này quy định khá cụ thể, rõ ràng về hoạt động rà soát, hệ thống hóa VBQPPL trong lĩnh vực giáo dục. Năm 2006, Bộ đã triển khai việc rà soát VBQPPL về giáo dục được ban hành từ 1999 đến hết năm 2005, với tổng số văn bản được rà soát là 380 văn bản. Ngày 8 tháng 8 năm 2007, Bộ GDĐT có Báo cáo số 8331/BC- BGDĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình rà soát VBQPPL trong lĩnh vực giáo dục và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ công bố những văn bản hết hiệu lực, đồng thời phân công soạn thảo các văn bản thuộc thẩm quyền cần được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Bộ GDĐT cũng đã ban hành Quyết định số 41/2007/QĐ-BGDĐT ngày 08/8/2007 về việc công bố Danh mục VBQPPL do Bộ GDĐT ban hành và liên tịch ban hành từ năm 1999 đến năm 2005 hết hiệu lực, tổng số 88 văn bản.(Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý VBQPPL của Bộ GDĐT ban hành kèm theo Công văn số 5967/BGDĐT-PC ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Bộ GDĐT). 87 Năm 2008, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT rà soát VBQPPL về giáo dục ban hành từ năm 1986 đến hết năm 2007 với tổng số văn bản được rà soát là 695 văn bản. Đã ban hành Quyết định số 2375/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 6 năm 2010 về việc công bố danh mục VBQPPL do Bộ GDĐT ban hành và liên tịch ban hành từ năm 1986 đến năm 2007 hết hiệu lực (Công bố 158 văn bản hết hiệu lực).(Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý VBQPPL của Bộ GDĐT ban hành kèm theo Công văn số 5967/BGDĐT-PC ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Bộ GDĐT). Bên cạnh đó, Bộ còn tổ chức các đợt rà soát văn bản để thực hiện các quy định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như: rà soát văn bản về giáo dục có liên quan đến bình đẳng giới, công tác dân tộc, chính sách đất đai trong giáo dục, phát triển nhân lực Thực hiện Nghị định số 16/2013/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Quyết định số 2180/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2013 Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ rà soát VBQPPL trong lĩnh vực giáo dục được ban hành từ năm 2008 đến hết năm 2012. Ngày 24 tháng 3 năm 2014, Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quyết định số 1020/QĐ-BGDĐT về việc công bố danh mục VBQPPL thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ GDĐT ban hành từ năm 2008 đến hết năm 2012 hết hiệu lực. Tổng số văn bản được công bố hết hiệu lực: 42 văn bản. Ngày 20/3/2015, Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quyết định số 825/QĐ-BGDĐT về việc công bố Danh mục VBQPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ GDĐT năm 2014. Trong đó có: 25 văn bản hết hiệu lực toàn bộ và 06 văn bản hết hiệu lực một phần. 88 Ngày 31 tháng 3 năm 2016, Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hàn Quyết định số 1020/QĐ-BGDĐT Về việc công bố Danh mục VBQPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ GDĐT năm 2015. Trong đó có: 22 văn bản hết hiệu lực toàn bộ và 20 văn bản hết hiệu lực một phần. Nhìn chung công tác rà soát văn bản QPPL thường xuyên của Bộ GDĐT đã đảm bảo theo yêu cầu đề ra và bước đầu đạt được kết quả khá tốt. Chỉ tính từ năm 2011 đến 2016 tổng số văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo được rà soát lên tới 2.388 văn bản (xem số liệu tại Phụ lục I, Bảng 3 và 4). Ngày 06/02/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa VBQPPL được ban hành. Nghị định này đã tạo ra một khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động rà soát, HTHVB QPPL. Đây là điều kiện thuận lợi cho tất cả các bộ, ban ngành, chính quyền địa phương trong cả nước nói chung và của Bộ GDĐT nói riêng để thực hiện công tác rà soát, HTHVB QPPL theo thẩm quyền của mình, nhất là chuẩn bị cho đợt rà soát, HTHVB kỳ hai 2014 - 2018 theo yêu cầu của Chính phủ. 2) Về công tác rà soát theo chuyên đề: Ngay từ năm 2005, Bộ GDĐT đã tổ chức triển khai 03 đợt rà soát VBQPPL về giáo dục, gồm: 01 đợt rà soát VBQPPL theo chuyên đề về sư phạm; 01 đợt rà soát theo chuyên đề về giáo dục đồng bằng sông hồng; 01 đợt rà soát theo chuyên đề đảm bảo phù hợp với các quy định của Hiến pháp và các chuyên đề khác, cụ thể: Để chuẩn bị Hội nghị toàn quốc các trường sư phạm, năm 2006, Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT rà soát các VBQPPL có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các trường sư phạm được ban hành từ năm 1975 đến hết ngày 10/10/2006, với 89 tổng số văn bản được rà soát là 407 văn bản. Đã ban hành Quyết định số 69/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/12/2008 về việc công bố Danh mục VBQPPL do Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ GDĐT ban hành từ năm 1975 đến năm 2006 về hoạt động của trường sư phạm hết hiệu lực, với tổng số văn bản được công bố hết hiệu lực là 165 văn bản (Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý VBQPPL của Bộ GDĐT ban hành kèm theo Công văn số 5967/BGDĐT-PC ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Bộ GDĐT). Bên cạnh đó, Bộ GDĐT đã phối hợp với một số Bộ, ngành thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa theo chuyên đề như rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy định về giáo dục dân tộc, rà soát các quy định về Công ước quốc tế, về bình đẳng giới. Bộ GDĐT đã tiến hành rà soát văn bản QPPL về giáo dục có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực theo yêu cầu của Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020”. Thực hiện Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp, Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, HTHVB QPPL; ngày 21/3/2014, Bộ GDĐT đã ban hành Quyết định số 1007/QĐ-BGDĐT ban hành kế hoạch rà soát các VBQPPL đảm bảo thi hành các quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến lĩnh vực giáo dục. Thực hiện những quy định trên, Bộ GDĐT đã tiến hành rà soát các văn bản có liên quan đến lĩnh vực giáo dục do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành và liên tịch ban hành. Tổng số văn bản được rà soát bao gồm: 683 VBQPPL do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành hoặc liên 90 tịch ban hành. Kết quả cụ thể được thể hiện trong Báo cáo số 220/BC- BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về kết quả rà soát Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học bảo đảm thi hành các quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Báo cáo số 540/BC-BGDĐT ngày 10/7/2014 của Bộ GDĐT gửi Bộ Tư pháp Báo cáo kết quả rà soát các VBQPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành và liên tịch ban hành bảo đảm thi hành các quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kết quả rà soát đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và các văn bản có liên quan cho phù hợp với quy định tại Hiến pháp 2013. Đối với việc xử lý kết quả sau rà soát: căn cứ quy định tại Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục sẽ được sửa đổi trong giai đoạn 2016-2020. Việc sửa đổi các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ GDĐT cho phù hợp với Hiến pháp 2013 sẽ được thực hiện khi sửa đổi Luật giáo dục. Các chuyên đề khác đã được Bộ GDĐT tiến hành rà soát như sau: - Rà soát, hệ thống hóa VBQPPL có liên quan đến lĩnh vực bình đẳng giới thực hiện Quyết định số 970/QĐ-BGDĐT ngày 09/3/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành giáo dục giai đoạn 2012-2015. Kết quả rà soát có 150 văn bản còn hiệu lực được ban hành từ năm 2011-2015 có liên quan đến lĩnh vực bình đẳng giới. Các văn bản đều phù hợp với quy định về bình đẳng giới tại Luật Bình đẳng giới và các văn bản có liên quan. - Rà soát, HTHVB về phòng, chống thiên tai có liên quan đến giáo dục gửi Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão và triển khai kế hoạch hành động thực 91 hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020 (Công văn số 136/PC ngày 13/02/2015). - Rà soát, lập danh mục văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ để phù hợp với Luật hộ tịch (Công văn số 2169/BGDĐT-PC ngày 11/5/2015). - Rà soát các VBQPPL về giáo dục có liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đảm bảo phù hợp Luật Đầu tư (Công văn số 3690/BGDĐT-PC ngày 28/7/2016). - Rà soát VBQPPL đảm bảo quyền được học tập đối với các đối tượng dễ bị tổn thương như: trẻ em, phụ nữ, người già, người khuyết tật, dân tộc thiểu số (Công văn số 5390/BGDĐT-PC ngày 19/10/2015). Thực hiện Luật ban hành VBQPPL và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL, năm 2016, Bộ GDĐT đã ban hành Kế hoạch số 639/KH-BGDĐT ngày 01/9/2016 của Bộ GDĐT về rà soát VBQPPL trong lĩnh vực giáo dục 06 tháng cuối năm 2016. Thực hiện Kế hoạch 639, Bộ GDĐT đã tiến hành rà soát (Tổng số văn bản được rà soát: 181 văn bản; số văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung: 21 văn bản). Trên cơ sở góp ý của các đơn vị thuộc Bộ, Vụ Pháp chế đã tổng hợp kết quả rà soát của các đơn vị và báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT; cụ thể: - Báo cáo kết quả rà soát các văn bản quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục (Công văn số 1085/PC ngày 18/10/2016 của Vụ trưởng Vụ Pháp chế). - Báo cáo kết quả rà soát các văn bản về giáo dục đại học (Công văn số 1100/PC ngày 21/10/2016 của Vụ trưởng Vụ Pháp chế). - Báo cáo kết quả rà soát văn bản QPPL liên quan đến điều lệ nhà trường (Công văn số 1105/PC ngày 24/10/2016 của Vụ trưởng Vụ Pháp chế). 92 - Báo cáo kết quả rà soát các văn bản có liên quan đến soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục (Công văn số 1058/PC ngày 13/10/2016 của Vụ trưởng Vụ Pháp chế). - Báo cáo Kết quả rà soát các luật, nghị định có liên quan đến soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GDĐT (Công văn số 951/PC ngày 14/9/2016). - Đối với nhiệm vụ rà soát VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP: Căn cứ khoản 4 Điều 154 Luật ban hành VBQPPL quy định về trường hợp VBQPPL hết hiệu lực “VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực” và điểm a khoản 2 Điều 38 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành VBQPPL quy định về việc xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực “VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực”, Vụ Pháp chế đã tiến hành rà soát các văn bản liên quan đến giáo dục được ban hành kể từ ngày 01/7/2016 để xác định hiệu lực của văn bản quy định chi tiết (Báo cáo số 153/BC-BGDĐT ngày 10/3/2017 về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL năm 2016 của Bộ GDĐT). - Rà soát các điều kiện đầu tư, thủ tục thành lập, cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục; đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể các các cơ sở giáo dục được quy định tại các VBQPPL của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ GDĐT đã được nâng lên thành Nghị định 93 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục để xác định và công bố các VBQPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần: hiện nay, Nghị định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Bộ GDĐT chủ trì soạn thảo đã trình Chính phủ xem xét ký ban hành. (Báo cáo số 153/BC-BGDĐT ngày 10/3/2017 về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL năm 2016 của Bộ GDĐT). Qua thực tế cho thấy công tác rà soát VBQPPL của Bộ GDĐT đã được triển khai đồng bộ và rộng khắp trong toàn Ngành có những kết quả đáng kể. Đây là kết quả bước đầu làm cơ sở cho bước tiếp theo là HTHVB của ngành. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế và thậm chí cả sai phạm của một số văn bản đã mắc phải. Nhưng vấn đề là làm thế nào để nhanh chóng soát xét “tìm ra” cái hạn chế đó, cái sai phạm đó của văn bản và xử lý nó theo thẩm quyền mà đã được pháp luật quy định. Cuối cùng là để có được một hệ thống văn bản hoàn thiện “đủ khỏe”, hệ thống văn bản này sẽ đóng góp tích cực cho công tác quản lý nhà nước của toàn Ngành. Đó là mục tiêu lớn nhất, có ý nghĩa thực tiễn nhất mà Bộ GDĐT đã và đang thực hiện. Nhiều văn bản QPPL ban hành trái pháp luật, đây là điều rất đáng phải bàn đối với công tác quản lý hệ thống VBQLNN của Bộ GDĐT. Bởi văn bản QPPL được khảng định là văn bản có tính pháp lý quan trọng bậc nhất, là văn bản mang tính chủ đạo. Nhưng nếu nội dung của nó lại sai trái, không rõ ràng hoặc còn trùng lặp,... trái với pháp luật mà văn bản đó lại mang tính chủ đạo và lại làm căn cứ pháp lý cho các văn bản có tính pháp lý thấp hơn nó thì chắc chắn sẽ để lại hệ quả khôn lường không những chỉ đối với ngành giáo dục, đào tạo mà còn gây hậu quả không nhỏ đến cả xã hội. Ví dụ: - Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Tại Khoản 2, 3 Điều 9, quy định không rõ ràng về khung xếp loại. 94 - Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/11/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hình thức vừa học vừa làm + Điều 2: trùng với quy định tại Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/07/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. + Điểm a Khoản 1 Điều 4: quy định về điều kiện dự thi “Đã tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp... ” là không phù hợp với thực tế và không phải người nào cũng đồng thời tốt nghiệp cả 3 trình độ trên. + Điểm a Khoản 2 Điều 4: khái niệm “đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự” và “đang trong thời kỳ thi hành án hình sự” có sự trùng lặp. - Quyết định số 58/2007/QĐ-BGDĐT ngày 12/10/2007 ban hành Quy định về hồ sơ học sinh, sinh viên và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ học sinh, sinh viên (Báo cáo số 1616/BC-BGDĐT ngày 29/02/2008): + Phần quy định về phạm vi điều chỉnh trích dẫn chưa chính xác nội dung điều chỉnh. + Khoản 8 Điều 4 quy định hồ sơ khi nhập trường của học sinh, sinh viên phải có thẻ học sinh, sinh viên, nhưng thẻ học sinh, sinh viên chỉ có được khi học sinh, sinh viên đó đã được vào học tại trường. Như vậy đã quy định những điều kiện không thể có đối với đối tượng áp dụng. - Tại Quyết định số 74/2007/QĐ-BGDĐT ngày 05/12/2007 ban hành Chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức làm công tác thiết bị dạy học ở cơ sở giáo dục phổ thông. Tại phần quy định về cấp chứng chỉ ghi: “Kết thúc khóa học những học viên đạt yêu cầu sẽ được Bộ GDĐT tạo cấp chứng chỉ”. Điều này là không phù hợp với quy định hiện hành về 95 quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ,... (Báo cáo số 1616/BC-BGDĐT ngày 29/ 02/ 2008). Bên cạnh đó có nhiều VBQPPL của HĐND và UBND các tỉnh đã ban hành liên quan đến lĩnh vực quản lý giáo dục, đào tạo có dấu hiệu trái pháp luật. Cụ thể gồm: văn bản của các tỉnh Vĩnh Phúc, Điện Biên, Ninh Bình, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Bắc Giang, Đà Nẵng, Bình Phước, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Dương, Hà Giang, Hòa Bình, Yên Bái, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Phú Thọ, Nam Định, Quảng Bình... đều có quy định nội dung chi tiền dạy thêm, học thêm ngoài các nội dung theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GDĐT về quy định dạy thêm, học thêm. Hay văn bản của các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Ninh Thuận quy định đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với người dạy thêm... cũng đều có dấu hiệu trái pháp luật. Số văn bản trên đã được đề nghị xử lý theo quy định của Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ (Thông báo số 376/KTrVB ngày 26/12/2013 của Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp). Như vậy, ta phải khảng định rằng nếu không kiểm tra, rà soát thì những loại văn bản như kiểu này vẫn đương nhiên đóng vai trò là “căn cứ pháp lý” là văn bản “mang tính chủ đạo”, Đây là một nguy hiểm cho việc quản lý văn bản QPPL của ngành giáo dục, đào tạo. Từ kết quả kiểm tra, rà soát đó, nó như “nhắc nhở” Bộ GDĐT không được coi nhẹ việc thực hiện kiểm tra, rà soát văn bản QPPL theo thẩm quyền của Bộ được quy định tại Quyết định số 5354/QĐ-BGDĐT ngày 11/11/2016, Điều 10, Khoản 3 về VBQPPL thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa của Bộ GDĐT. Rà soát, kiểm tra là để phát hiện các lỗi của văn bản, song vấn đề xử lý các văn bản có lỗi sau khi kiểm tra, rà soát mới là quan trọng. Do vậy, khi phát hiện văn bản sai trái, văn bản không còn phù hợp với thực tiễn Bộ đã kịp 96 thời xử lý, bổ sung, sửa đổi, thay thế các văn bản đó theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định. Các văn bản không thuộc thẩm quyền Bộ đã có văn bản gửi tới cơ quan có thẩm để quyền xử lý. Hằng năm Bộ đã thường xuyên đưa vào chương trình công tác soạn thảo văn bản QPPL của Bộ hoặc kiến nghị đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; chương trình xây dựng nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ để ban hành cho phù hợp với quy định của Nhà nước. Kết quả này đã đã được đề xuất xử lý một cách kịp thời, chỉ tính từ 2013 đến 2017 với số văn bản cần rà soát là 2.607 thì đã có 353 văn bản kiến nghị xử lý sau rà soát và 313 văn bản được đưa vào chương trình công tác (xem Phụ lục I, Bảng 5). Cùng với kết quả của hoạt động rà soát VBQPPL , Bộ GDĐT đã tập hợp hệ thống các VBQPPL tạo thành cơ sở dữ liệu VBQPPL phục vụ thuận lợi cho việc tra cứu văn bản trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ( Cơ sở dữ liệu này trên trang thông tin điện tử của Bộ GDĐT bước đầu đã tập hợp các VBQPPL và phân chia các VBQPPL theo các lĩnh vực nhất định trong lĩnh vực GDĐT. Từ cơ sở dữ liệu này đã giúp cho việc kiểm tra, rà soát văn bản của Bộ càng được thuận lợi và thực hiện một cách khoa học hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Tóm lại: Công tác rà soát nhóm VBQPPL cũng đã kịp thời phát hiện những văn bản chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn để bổ sung, sửa đổi, thay thế. Qua khảo sát thực tế đi đến một nhận định tổng quan là chất lượng của hệ thống văn bản ngành giáo dục, đào tạo tuy đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn cần phải tiếp tục thực hiện tổ chức một cách khoa học để có hiệu quả hơn. Điều này phải bắt đầu từ việc chú ý đến công tác soạn thảo văn bản đối với tất cả các loại, đặc biệt là VBQPPL và các quyết định hành chính quan trọng. Vì vậy thực hiện công tác rà soát VBQPPL của ngành giáo dục, đào tạo không bao giờ được phép xem thường. 97 3.2.2.3. Thực hiện kiểm tra, rà soát nhóm văn bản quản lý hành chính Theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ thì chỉ thực hiện rà soát và hệ thống hóa các văn bản QPPL. Còn nhóm VBHC và VBCN chủ yếu thực hiện kiểm tra. Song, đây là nhóm văn bản được sử dụng nhiều nhất trong công tác quản lý của ngành giáo, dục đào tạo cũng như của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. VBHC là phương tiện không thể thiếu được trong các hoạt động tác nghiệp cụ thể của các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội. Mặc dù có tầm quan trọng và giá trị pháp lý thấp hơn các VBQPPL nhưng VBHC là cơ sở thực tiễn cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh sửa đổi hoặc ban hành văn bản QPPL. Thực tế cho thấy văn bản tác nghiệp hành chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các loại văn bản cần thiết phải soạn thảo,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_he_thong_hoa_van_ban_nganh_giao_duc_dao_tao.pdf
Tài liệu liên quan