Luận án Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀLÝ LUẬN VỀHIỆU LỰC HỢP ĐỒNG. 8

1.1. Khái niệm, bản chất của hợp đồng . 8

1.2. Khái niệm hiệu lực hợp đồng, hiệu lực tương đối của hợp đồng . 16

1.3. Cơchếpháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng . 29

Chương 2. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG. 39

2.1. Các điều kiện bắt buộc đểhợp đồng có hiệu lực . 39

2.2. Hình thức hợp đồng – điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật

có qui định . 49

2.3. Một sốbất cập trong các qui định pháp luật hiện hành vềhình thức hợp đồng và định

hướng hoàn thiện . 66

Chương 3. THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG. 85

3.1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: khái niệm và qui định chung . 85

3.2. Một sốbất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng các qui định vềthời điểm có hiệu

lực của hợp đồng . 95

3.3. Kiến nghịhoàn thiện các qui định pháp luật vềthời điểm có hiệu lực của hợp đồng. 116

Chương 4. HIỆU LỰC RÀNG BUỘC CỦA HỢP ĐỒNG. 125

4.1. Hiệu lực ràng buộc của hợp đồng: khái niệm và các qui định . 125

4.2. Một sốbất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng các qui định vềhiệu lực ràng

buộc của hợp đồng. 134

4.3. Kiến nghịhoàn thiện pháp luật vềhiệu lực ràng buộc của hợp đồng . 142

Chương 5. HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI. 154

5.1. Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi: khái niệm và nội dung cơbản . 155

5.2. Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (hardship clause) trong pháp

luật các nước và trong tập quán thương mại quốc tế. 161

5.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam về điều khoản sửa đổi hợp đồng

khi hoàn cảnh thay đổi. 171

5.4. Kiến nghịxây dựng và hoàn thiện các qui định của pháp luật hiện hành vềsửa đổi

hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. 186

KẾT LUẬN. 198

NHỮNG CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤLỤC

pdf255 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3018 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặt ra mới chỉ thực hiện được một phần”, nhưng cấp giám đốc thẩm lại cho rằng, do “ông Y đã nhận nhà đất, đã làm lại toàn bộ và thực hiện việc chăm sóc vợ chồng cụ T trên một thời gian dài…” “nên cần chấp nhận cho ông Y được sở hữu, sử dụng ½ nhà đất của cụ T và xem xét việc thanh toán nghĩa vụ, thanh toán chênh lệch tài sản thỏa đáng”. Như vậy, cả ba cấp tòa vẫn chưa có sự thống nhất với nhau về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng này. 2. Theo cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm nhận định vụ việc theo hướng bên được tặng cho đã hoàn thành phần lớn công việc, nên công nhận hợp đồng tặng cho là có hiệu lực, nhưng phần nghĩa vụ còn lại chưa thực hiện xong thì thay thế bằng một nghĩa vụ khác là buộc người có nghĩa vụ phải trả một khoản tiền để nguyên đơn thực hiện thay nghĩa vụ nuôi dưỡng. Trái lại, cấp giám đốc thẩm cho rằng “nguyên đơn xin hủy hợp đồng là có căn cứ” vì những điều kiện đặt ra “mới được bị đơn thực hiện một phần”, có nghĩa theo cấp đốc thẩm, công việc phải được thực hiện hoàn tất thì hợp đồng mới có hiệu lực. Nhưng cấp giám đốc thẩm cũng thừa nhận là bên được tặng cho đã thực hiện phần lớn nghĩa vụ, nên vẫn công nhận hợp đồng có hiệu lực một phần. Bởi vì nội dung của các qui định liên quan chưa bao quát hết các trường hợp thực tế, nên việc áp dụng pháp luật của tòa án cần phải linh hoạt để phù hợp với yêu cầu của thực tế và nguyên tắc công bằng. Cách giải quyết của tòa các cấp về vụ án này tuy có thể xem là khá công bằng và có tình, nhưng lại không hoàn toàn đúng luật. Đáng lý phải cho phép bên tặng cho hủy hợp đồng và đòi lại tài sản tặng cho mới đúng. Qua thực tiễn giải quyết vụ này, nếu thừa nhận tính công bằng của hoạt động thực tiễn xét xử, thì cũng có nghĩa là thừa nhận qui định của pháp luật về vấn đề liên quan là còn nhiều bất cập và chưa bao quát hết thực tiễn phổ biến của đời sống. Từ đó, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung qui định của pháp luật hiện hành về nội dung này. 116 3.3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG 3.3.1. Sửa đổi, bổ sung toàn diện Điều 404 Bộ luật Dân sự 2005 Như đã phân tích, nội dung Điều 404 là chưa chặt chẽ do qui định này chỉ dựa trên hình thức giao kết mà không dựa trên phương thức giao kết và hình thức trả lời chấp nhận. Bố cục các khoản trong điều luật này cũng chưa lô gích, vì việc qui định không theo trình tự đi từ nguyên tắc chung đến các trường hợp cụ thể. Các tình huống dự liệu trong điều luật là chưa đầy đủ, và có phần chưa phù hợp với thực tế đời sống. Từ thực trạng đó, tác giả kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 404 như sau: 3.3.1.1. Cần xác định đúng nguyên tắc chung của thời điểm giao kết hợp đồng, và thiết kế nội dung này thành khoản 1 Điều 404 BLDS 2005 Khoản 1 Điều 404 BLDS 2005 hiện hành qui định về trường hợp giao kết với người vắng mặt. Để đảm bảo tính lô gích nội tại của Điều 404, trước hết, cần sửa đổi kết cấu điều luật theo hướng: nguyên tắc chung mang tính phổ biến được qui định trước, các trường hợp cụ thể, ngoại lệ được qui định sau. Lẽ tất nhiên, trường hợp giao kết trực tiếp, bằng lời là trường hợp phổ biến nhất của thực tiễn đời sống, cần được xem là nguyên tắc chung, thì được qui định trước. Các trường hợp giao kết gián tiếp, hoặc việc trả lời giao kết bằng văn bản, bằng hành vi… là những trường hợp ngoại lệ, ít phổ biến hơn được qui định sau. Cụ thể, khoản 1 Điều 404 được qui định như sau: “1. Hợp đồng được giao kết tại thời điểm các bên đã thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phải được giao kết theo hình thức, thủ tục xác định thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm hoàn tất hình thức, thủ tục đó.” Như vậy, nội dung khoản 1 này đã định ra nguyên tắc chung của thời điểm giao kết hợp đồng là hợp đồng được giao kết khi các bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng. Bên cạnh đó, qui định này cũng được trình bày theo hướng mở, làm cơ sở để thiết kế những khoản tiếp theo của điều luật trong việc điều chỉnh những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: khi các bên đã thỏa thuận xong nội dung hợp đồng, nhưng lại thỏa thuận riêng điều khoản giao kết hợp đồng phụ thuộc vào một thủ tục nhất định, như hợp đồng phải được lập bằng văn bản, hoặc phải được sự phê chuẩn của người có thẩm quyền của bên tham gia đàm phán, hoặc hợp đồng được giao kết bằng thủ tục công 117 chứng, chứng thực, thì hợp đồng chỉ được giao kết khi văn bản đó đã được lập đúng thể thức, hoặc đã được phê chuẩn bởi người có thẩm quyền xác định. 3.3.1.2. Sửa đổi, bổ sung qui định về thời điểm giao kết hợp đồng khi hợp đồng được giao kết gián tiếp hoặc khi các bên dành thời gian chờ bên được đề nghị trả lời Qui định thời điểm giao kết hợp đồng gián tiếp qua các phương tiện thông tin, liên lạc được đưa lên khoản 1 Điều 404, như qui định hiện hành là chưa lô gích. Nội dung của qui định này cũng chưa chặt chẽ. Để khắc phục những bất cập này, cần sửa đổi theo hướng xác định rõ, đây là ngoại lệ của qui định về thời điểm giao kết hợp đồng, và cần bổ sung thêm trường hợp các bên giao kết trực tiếp nhưng lại “dành thời hạn để chờ bên được đề nghị trả lời”, đồng thời thiết kế qui định này thành khoản 2 của Điều 404. Về giải pháp, việc giao kết hợp đồng bằng phương thức gián tiếp thường được pháp luật các nước xây dựng trên các học thuyết khác nhau, như thuyết “tống phát”, “tiếp nhận”, “thông đạt” [168, tr.99-100]. Tác giả kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 404 theo hướng vẫn xác định thời điểm giao kết hợp đồng trong trường hợp này vẫn dựa trên nguyên tắc “tiếp nhận”, tức là xác định thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận. Cụ thể: “2. Khi hợp đồng được giao kết gián tiếp thông qua thư tín hoặc các phương tiện thông tin, liên lạc khác, hoặc tuy được giao kết trực tiếp nhưng một hoặc các bên dành một thời hạn để chờ bên được đề nghị trả lời, thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.” Qui định như vậy tuy có khác với quan điểm của Nhật và một số nước theo hệ thống Thông luật (Common Law), do các nước này theo nguyên tắc “tống phát” (hay ‘bày tỏ’) - tức “Postal rule” (hay ‘Mailbox rule’): hợp đồng được giao kết lúc thư trả lời được gửi đi, nhưng quan điểm này lại phù hợp với quan điểm của nhiều quốc gia khác theo hệ thống Châu Âu lục địa, Luật Hợp đồng Trung Quốc, và các tập quán thương mại quốc tế [147, Điều 16; 37, Điều 18; 25, Điều 2.1.6. (2); 343, Điều 2: 205 (1)]. Giải pháp này cũng phù hợp với bản chất của hợp đồng, vì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng chỉ được xác lập khi có sự ưng thuận, tức phải có sự tuyên bố ý chí và có sự gặp gỡ ý chí giữa các bên. Hơn nữa, theo nguyên tắc công bằng, bên được đề nghị là bên “lựa chọn phương thức truyền đạt thông tin và biết rõ phương thức mình chọn có thể có những rủi ro hoặc chậm trễ”, và cũng là bên “có khả năng hơn trong việc thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm chấp nhận đến nơi nhận” 118 [25, tr.94], nên bên được đề nghị phải là bên phải chịu rủi ro về việc truyền đạt thông tin. Do đó, nếu việc chuyển thư trả lời chấp nhận không đến được với bên đề nghị thì việc trả lời đó coi như chưa có hiệu lực. 3.3.1.3. Sửa đổi, bổ sung qui định về thời điểm giao kết hợp đồng khi các bên giao kết hợp đồng bằng văn bản, hoặc khi bên được đề nghị trả lời bằng văn bản Việc giao kết hợp đồng bằng văn bản trên thực tế là rất phong phú. Thực tiễn pháp lý ở Việt Nam cũng từng có quan niệm cho rằng, văn bản không có nghĩa chỉ là văn bản truyền thống, mà còn bao gồm cả những “tài liệu giao dịch: công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng”, [214, Đoạn 1 Điều 11] thậm chí khái niệm văn bản ngày nay còn bao gồm cả các văn kiện dưới dạng “điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật” [154, Khoản 15 Điều 3]. Bởi vậy, Điều khoản này cần phân hóa cụ thể, theo hướng xác định các trường hợp giao kết bằng văn bản khác nhau thì thời điểm giao kết hợp đồng có thể không giống nhau, chứ không nên chỉ dự liệu bằng cách “bên sau cùng ký vào văn bản”, như khoản 4 Điều 404 BLDS hiện hành. Thiết nghĩ, qui định này nên dự liệu thời điểm giao kết cả trong các trường hợp giao kết gián tiếp, trên cùng một văn bản; giao kết bằng nhiều văn bản có nội dung giống nhau được mỗi bên lập ra để giao cho bên kia; và trường hợp chỉ có bên được đề nghị trả lời chấp nhận bằng hình thức văn bản dựa trên đề nghị của bên kia (không phân biệt đề nghị có được làm bằng văn bản hay không). Mặt khác, để tránh sự tranh cãi không cần thiết, qui định này cũng cần giải thích về văn bản có chữ ký hợp lệ của các bên là đủ, mà không cần phải được đóng dấu, hoặc bất kỳ một thủ tục nào khác, trừ trường hợp có bằng chứng rõ ràng ngược lại, theo qui định của pháp luật hoặc thỏa thuận của các bên. Ngoài ra, các hình thức trả lời bằng thông điệp dữ liệu sẽ được qui định trong luật chuyên ngành. Tất cả các nội dung này được thiết kế thành khoản 3 Điều 404, cụ thể như sau: “3. Trong trường hợp việc giao kết hợp đồng được các bên xác lập trực tiếp, trên cùng một văn bản, thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản; nếu hợp đồng được lập thành nhiều văn bản có nội dung giống nhau, thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm mỗi bên đã ký vào văn bản của bên kia. Văn bản được lập chỉ cần các bên hoặc người đại diện hợp pháp của các bên ký tên và ghi rõ họ tên là đủ mà không cần phải có thêm thủ tục nào khác, kể cả việc phải đóng dấu của các bên, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định điều này. 119 Nếu các bên giao kết hợp đồng bằng văn bản được gửi qua bưu điện, hoặc phương tiện thông tin, liên lạc khác, hoặc nếu chỉ có trả lời chấp nhận là được làm bằng văn bản, thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm bên đề nghị nhận được văn bản trả lời chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác. Thời điểm nhận được thông điệp dữ liệu được áp dụng theo qui định của Luật Giao dịch điện tử.” 3.3.1.4. Bổ sung qui định thời điểm giao kết hợp đồng khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết bằng hành vi cụ thể Luật hiện hành không dự liệu trường hợp giao kết hợp đồng và trả lời chấp nhận giao kết bằng hành vi cụ thể, mặc dù đây là hình thức giao dịch khá phổ biến trong đời sống. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng nhiều giải pháp khác nhau, với những hệ quả pháp lý khác nhau, và cần phải được cân nhắc thận trọng. Thiết nghĩ, việc trả lời chấp nhận giao kết bằng hành vi có ba khả năng: bên được đề nghị trả lời ngay bằng hành vi cụ thể; bên được đề nghị trả lời sau một thời gian xác định và có thông báo về việc thực hiện hành vi cụ thể; bên được đề nghị trả lời sau một thời hạn xác định nhưng không thông báo. Về nguyên tắc, việc giao kết là sự gặp gỡ ý chí giữa các bên, nên khi các bên không trao đổi bằng lời nói hay văn bản, mà được thực hiện bằng hành vi cụ thể, thì sự chấp nhận đó phải được thông tin cho bên đề nghị biết, trừ trường hợp bên kia có thể biết được điều này do tập quán thương mại, hoặc do thói quen giao dịch giữa các bên. Việc xác định thời điểm giao kết cũng có hai giải pháp có thể lựa chọn: khi bên được đề nghị đã thực hiện hoàn thành hành vi, hoặc khi bắt đầu thực hiện hành vi. Thiết nghĩ, cần phân biệt các trường hợp khác nhau như sau: (i) Trả lời ngay: nếu việc trả lời được thực hiện ngay, bằng hành vi cụ thể thì thời điểm giao kết là thời điểm bắt đầu hành vi cụ thể. Ví dụ: khách hàng vào quán gọi thức ăn, tuy không trả lời nhưng chủ quán vẫn vào quán chuẩn bị thức ăn để mang ra cho khách đúng như yêu cầu; hoặc khách hàng lên xe taxi và thông báo địa chỉ để tài xế điều khiển xe đến vị trí xác định…, thì thời điểm giao kết là thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi cụ thể đó: chủ quán cho chuẩn bị món ăn, hoặc tài xế cho xe khởi hành. Nhưng cũng không ít các trường hợp mà do qui ước, hoặc do có thỏa thuận trước, bên được đề nghị phải thực hiện xong những hành vi cụ thể thì hợp đồng mới được giao kết. Ví dụ: bên được hứa thưởng phải đạt được kết quả và bàn giao kết quả đó cho bên 120 hứa thưởng, thì sẽ được trả thưởng: “Trong trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi công việc hoàn thành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng” [15, khoản 1 Điều 592]. Bởi vậy, trong trường hợp này cần phải qui định theo hướng: nguyên tắc chung là giao kết tại thời điểm bắt đầu thực hiện công việc, trừ những ngoại lệ do pháp luật qui định, hoặc các bên có thỏa thuận khác. (ii) Trả lời sau một thời hạn: Trong hoàn cảnh bình thường thì hợp đồng giao kết tại thời điểm bên được đề nghị đã bắt đầu thực hiện công việc và bên đề nghị đã nhận được thông báo về thời điểm bắt đầu công việc. Nhưng nếu bên thực hiện công việc không chịu thông báo về việc bắt đầu thực hiện công việc, thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm công việc được thực hiện hoàn thành. (iii) Nếu do ấn định trước trong đề nghị, hoặc do thói quen được xác lập giữa các bên, hoặc do tập quán mà việc chấp nhận bằng hành vi cụ thể không cần phải thông báo, thì hợp đồng giao kết lúc bắt đầu công việc. Như vậy, nội dung này được thiết kế thành ba đoạn khác nhau của khoản 4 Điều 404, cụ thể như sau: “4. Trong trường hợp bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng bằng một hành vi cụ thể, thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm bên được đề nghị bắt đầu thực hiện hành vi đó, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác. Nếu hợp đồng được giao kết gián tiếp, hoặc tuy giao kết trực tiếp mà một hoặc các bên dành một thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời, thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm bên đề nghị nhận được thông báo của bên được đề nghị về việc bắt đầu thực hiện hành vi cụ thể đó. Nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận bằng việc thực hiện một công việc cụ thể nhưng không thông báo về việc này cho bên đề nghị biết, thì hợp đồng giao kết vào thời điểm hoàn thành công việc. Nhưng nếu theo đề nghị giao kết hợp đồng, hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên, hoặc theo tập quán, bên được đề nghị có thể chấp nhận đề nghị bằng một hành vi cụ thể mà không cần phải thông báo cho bên đề nghị, thì hợp đồng được giao kết khi bên được đề nghị bắt đầu thực hiện hành vi này.” 3.3.1.5. Bổ sung qui định về thời điểm giao kết hợp đồng bằng sự im lặng Im lặng tự nó không phải là sự trả lời chấp nhận. Nhưng có thể do các bên thỏa thuận trước (qui ước trước), do pháp luật qui định, hoặc do thói quen giữa các bên đã được xác lập với nhau, thì im lặng cũng được xem như trả lời chấp nhận, với điều 121 kiện: (i) các bên có thỏa thuận ấn định thời hạn trả lời, (ii) hết thời hạn ấn định mà bên được đề nghị đã không trả lời, và cũng không hành động gì (không phản đối), thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm đó. Trong qui định này, không nên đưa tập quán vào làm căn cứ để xác định im lặng là giao kết hợp đồng, vì xác định tập quán trong trường hợp này khá phức tạp. Hơn nữa, đã có qui định chung về việc áp dụng tập quán trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự tại Điều 3 BLDS 2005. Để tránh sự lạm dụng của các thương gia, hạn chế việc xâm phạm tới quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ quyền tự do kết ước, qui định này cần được loại trừ áp dụng đối với việc đề nghị giao kết hợp đồng bằng cách gửi thông tin quảng cáo hàng hóa và chào mời mua sản phẩm, hoặc bằng việc gửi hàng hóa trực tiếp đến người tiêu dùng. Mặt khác, thông tin quảng cáo cũng không được xem là một đề nghị giao kết hợp đồng, vì nội dung, tính chất của nó không đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý cần thiết. Nhưng để tránh những tranh cãi hoặc sai lầm trong áp dụng pháp luật, trường hợp này cần được loại trừ một cách minh thị. Theo đó, khoản 2 Điều 404 BLDS 2005 được sửa đổi, bổ sung và thiết kế thành khoản 5 Điều 404 (mới) như sau: “5. Theo thỏa thuận, hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên, hoặc pháp luật có qui định im lặng là sự trả lời, và đề nghị giao kết hợp đồng có ấn định thời hạn trả lời, thì hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng. Qui định này không áp dụng đối với việc doanh nghiệp bán hàng có gửi các thông tin quảng cáo hoặc gửi hàng hóa đến địa chỉ giao dịch của người tiêu dùng.” 3.3.2. Sửa đổi, bổ sung qui định tại Điều 405 Bộ luật Dân sự 2005 về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng Cần bổ sung qui định về thời điểm có hợp đồng lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận. Nguyên tắc tự do hợp đồng cho phép các bên tự do thỏa thuận nội dung của hợp đồng, nhưng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội [15, Điều 128 và khoản 1 Điều 389]. Điều 405 BLDS 2005 cũng qui định các bên có quyền thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tuy vậy, việc thỏa thuận này cụ thể như thế nào thì lại có nhiều ý kiến tranh cãi. Thực tiễn xét xử về vấn đề này cũng chưa có sự nhất quán. Để có sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng qui định này, thiết nghĩ cần làm rõ các vấn đề: các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm do pháp luật qui định hay không, và nếu có thì 122 giới hạn này là tới đâu (?). Theo tác giả, nên qui định các bên có quyền thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo nguyên tắc tự do hợp đồng, nhưng cần phân biệt sự khác nhau giữa các trường hợp sau: - Thứ nhất, thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng muộn hơn thời điểm giao kết, hoặc muộn hơn thời điểm có hiệu lực do pháp luật qui định: trường hợp này về nguyên tắc là được, vì pháp luật không cấm. Thực tiễn pháp lý cho thấy, các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lùi về sau thời điểm hợp đồng được giao kết hoặc sau thời điểm có hiệu do pháp luật qui định với loại hợp đồng đó. Thời điểm này có thể được cách xác định bằng một mốc thời gian, hoặc bằng một sự kiện pháp lý có thể xảy ra trong tương lai, hoặc bằng một điều kiện nhất định, trừ trường hợp vi phạm điều cấm của pháp luật. - Thứ hai, thỏa thuận lùi thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về trước, sớm hơn thời điểm giao kết. Ví dụ: hợp đồng được giao kết thực tế vào ngày 10/10/2008, nhưng các bên thỏa thuận trong hợp đồng ngày 10/10/2007 là ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng. Trường hợp này là không thể chấp nhận vì ba lý do sau: (i) Điều này mâu thuẫn với bản chất pháp lý của hợp đồng vì hợp đồng chỉ được xác lập khi các bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng, và vì quan hệ hợp đồng giữa các bên chỉ tồn tại khi hợp đồng đã được giao kết; (ii) Việc cho phép các bên tham gia thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lùi lại trước thời điểm giao kết hợp đồng có thể phát sinh nhiều hậu quả pháp lý phức tạp, như tạo kẻ hở cho các bên “lẩn tránh” pháp luật (trốn thuế, hợp thức hóa tài sản có nguồn gốc phạm pháp, hợp pháp hóa chứng từ, hóa đơn, rút ngắn thời hiệu khởi kiện, lẩn tránh áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành…), xâm phạm tới quyền lợi hợp pháp của người thứ ba (gây thiệt hại cho người thứ ba ngay tình), trục lợi bất chính từ hợp đồng (ví dụ: trục lợi từ bảo hiểm); (iii) Thực tiễn pháp luật của các nước theo hệ thống Anh - Mỹ cũng không chấp nhận các hợp đồng có các nghĩa vụ đối ứng thuộc về quá khứ, mà thực chất là sự thỏa thuận giao kết hợp đồng nhằm tái xác nhận công việc đã xảy ra trước đó. Ví dụ: A đã rửa xe cho B. Sau đó, B đưa ra cam kết nếu A rửa xe cho B thì B sẽ trả cho A 10 USD. Trường hợp này, B không phải trả cho A 10 USD như đã hứa vì trên thực tế, A đã rửa xe cho B trước khi B hứa trả tiền. Đây là nghĩa vụ đối ứng đã qua (past consideration) nên không có hiệu lực ràng buộc đối với các bên [324, tr.46; 301, tr.8]. Đây là một kinh nghiệm rất đáng quan tâm khi xem xét sửa đổi các qui định liên quan nói trên. 123 Cần phân biệt thỏa thuận dời ngày có hiệu lực của hợp đồng về trước với việc ghi lùi ngày ký hợp đồng. Ví dụ: A cho B thuê nhà với thời hạn 1 năm. Hợp đồng được thỏa thuận bằng miệng. A đã giao nhà cho B sử dụng ngày 01/01/2008. Để hợp thức hóa giấy tờ và làm thủ tục nộp thuế, nên đến ngày 30/10/2008, các bên đã làm hợp đồng thuê nhà bằng văn bản, và ghi lùi ngày ký hợp đồng về trước đúng thời điểm giao nhà trên thực tế. Trong trường hợp này, nếu các bên không có tranh chấp và không xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người thứ ba, thì hợp đồng có thể được chấp nhận, và pháp luật cũng không cần phải điều chỉnh. Nhưng nếu việc ghi lùi ngày ký hợp đồng sớm hơn về trước ngày thực tế ký hợp đồng nhằm lập hợp đồng giả tạo, nhằm “lẩn tránh” pháp luật, hoặc vi phạm điều cấm của pháp luật mà các bên có tranh chấp, thì hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu theo qui định chung. - Thứ ba, việc thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm do pháp luật ấn định. Đây là vấn đề pháp lý phức tạp và hiện có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng là nguyên tắc tự do hợp đồng, nhưng việc thừa nhận quyền tự do hợp đồng không có nghĩa là cho phép các bên xác lập các thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, hoặc xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, lợi ích của công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hơn nữa, đối với các cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực hợp đồng, thì việc kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng có thỏa thuận lùi ngày phát sinh hiệu lực trở về trước thời điểm công chứng, chứng thực là vượt quá khả năng nghiệp vụ, cũng như làm tăng nặng trách nhiệm nghề nghiệp của các cơ quan, tổ chức này và gây ra các hậu quả pháp lý phức tạp, khó lường. Bởi vậy, không nên cho phép thỏa thuận lùi thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về sớm hơn thời điểm mà pháp luật đã ấn định cho loại hợp đồng đó. Ví dụ: hợp đồng tặng cho nhà ở giữa cá nhân với nhau được công chứng vào ngày 10/8/2008, thì không thể thỏa thuận lùi ngày có hiệu lực là 01/01/2008 vì đây là yêu cầu pháp lý tối thiểu để hợp đồng tặng cho nhà có hiệu lực; hoặc hợp đồng cầm cố tài sản được xác lập vào ngày 01/01/2009 (ngày giao tài sản cầm cố), thì không thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực là ngày 01/10/2008. Từ nhận thức trên, tác giả kiến nghị bổ sung qui định cho phép các bên được thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và thiết kế thành khoản 2 Điều 405: “2. Các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là một thời điểm xác định, nhưng không được sớm hơn thời điểm giao kết hợp đồng theo qui định 124 tại Điều 404 của Bộ luật này. Nếu pháp luật có qui định hợp đồng có hiệu lực tại một thời điểm xác định, thì các bên không được thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sớm hơn thời điểm đó. ” Theo qui định này, các bên được thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm có hiệu lực mà pháp luật đã ấn định cho loại hợp đồng đó, nhưng không được thỏa thuận hiệu lực hồi tố của hợp đồng về sớm hơn thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do pháp luật qui định. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là vấn đề pháp lý quan trọng xác định thời điểm khởi lưu của hiệu lực hợp đồng. Điều 405 BLDS 2005 qui định nguyên tắc: hợp đồng được giao kết hợp pháp thì có hiệu lực đối với các bên từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, hoặc pháp luật có qui định khác. Ngoài ra, để xác lập căn cứ pháp lý cho việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, BLDS 2005 cũng qui định chi tiết về trình tự giao kết hợp đồng, và đặc biệt là xác định rõ thời điểm giao kết hợp đồng, dựa trên các hình thức khác nhau của hợp đồng. 2. Nhưng qua nghiên cứu cũng cho thấy, thực trạng các qui định này vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập như: việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng dựa trên yếu tố hình thức của hợp đồng là chưa khoa học, chưa chặt chẽ; nội dung điều luật chưa dự liệu hết các tình huống của thực tiễn đời sống và bố cục điều luật cũng chưa hợp lý; qui định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo thỏa thuận của các bên vẫn chưa cụ thể nên còn gây ra nhiều cách hiểu khác nhau.v.v. Thực tiễn xét xử liên quan đến việc xác định thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong một số vụ án vẫn còn lúng túng và chưa có sự nhất quán giữa các cấp tòa án. Từ đó, đòi hỏi cần phải xem xét lại một số qui định tại các Điều 404, Điều 405 BLDS 2005 về việc xác định thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. 3. Từ nhận thức đó, mục 3 trình bày ý kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung toàn diện qui định tại Điều 404 BLDS 2005, và sửa đổi, bổ sung một phần qui định tại Điều 405 BLDS 2005, với những gợi ý cụ thể về nội dung của từng điều khoản kèm theo, như: kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 404 về giao kết hợp đồng trong trường hợp bên được đề nghị im lặng (thành khoản 5 mới), bổ sung qui định về giao kết hợp đồng thông qua việc bên được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật việt nam.pdf
Tài liệu liên quan