Luận án Mạng lưới chợ ở nam trung bộ thời Nguyễn (giai đoạn 1802 - 1884)

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

MỤC LỤC.i

DANH MỤC BẢNG .iii

MỞ ĐẦU.01

1. Tính cấp thiết của đề tài .01

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.03

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.04

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.06

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.11

6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án.12

7. Kết cấu của luận án .12

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .13

1.1. Các nghiên cứu liên quan đến chợ .13

1.1.1. Nghiên cứu của các học giả trong nước .13

1.1.2. Nghiên cứu của học giả nước ngoài .23

1.2. Các nghiên cứu về chợ .27

1.2.1. Các nghiên cứu về chợ trên cả nước .27

1.2.2. Các nghiên cứu về chợ ở Nam Trung Bộ.30

1.3. Những nội dung luận án kế thừa .31

1.4. Những nội dung luận án cần giải quyết .32

Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG LƯỚI CHỢ

Ở NAM TRUNG BỘ .35

2.1. Những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển mạng lưới chợ .35

2.1.1. Điều kiện tự nhiên .35

2.1.2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội và truyền thống của cộng đồng

cư dân .38

2.1.3. Chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn .46

2.1.4. Sự hình thành và phát triển của các đô thị, thị tứ .49

2.1.5. Mạng lưới giao thông thủy, bộ .51

pdf195 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mạng lưới chợ ở nam trung bộ thời Nguyễn (giai đoạn 1802 - 1884), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữ vai trò đầu mối trao đổi mua bán giữa miền ngược và miền xuôi. Đây chính là các chợ đóng vai trò kết nối thương mại nội vùng và liên vùng, vừa là những chợ chính, nhưng cũng là những chợ vệ tinh bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động thương mại ở các phố cảng. 77 Chương 3: HOẠT ĐỘNG TRAO ĐỔI, BUÔN BÁN Ở CHỢ NAM TRUNG BỘ 3.1. Nguồn hàng hóa cung ứng cho các chợ Trong thế kỉ XIX, Nam Trung Bộ được xem là vùng đất giàu có về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là sản vật của núi rừng và biển cả. Các nguồn hàng nông, lâm, thổ, hải sản và các sản phẩm thủ công đều phong phú, đa dạng. Nguồn hàng đó không chỉ đáp ứng nhu cầu tại chỗ của cư dân mà còn đáp ứng nhu cầu trao đổi, buôn bán giữa các địa phương trong vùng và với bên ngoài thông qua các chợ, thị tứ, phố cảng, đô thị. Đồng thời, nó cũng mang lại sự phồn thịnh cho các tỉnh Nam Trung Bộ và cũng chính là cơ sở để phát triển nội, ngoại thương dưới triều Nguyễn. 3.1.1. Các mặt hàng nông sản Địa hình lãnh thổ các tỉnh Nam Trung Bộ thường bị chia cắt bởi các đèo, dốc và núi ven biển; các vùng đồng bằng nhỏ hẹp nằm ở châu thổ của các con sông ngắn, có độ dốc cao bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển, cùng với khí hậu nóng ẩm đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Dù vậy, các đồng bằng châu thổ sông Côn hay các vùng đồng bằng ở Phú Yên, Khánh Hòa vẫn được ghi nhận là các đồng bằng trù phú, sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định. Lúa được xem là cây trồng quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Nam Trung Bộ. Sách Đại Nam nhất thống chí liệt kê nhiều loại nông sản nổi tiếng ở Nam Trung Bộ thế kỉ XIX, trong đó có lúa với hai loại nếp và tẻ. Dưới triều Nguyễn, Tổng đốc Bình - Phú là Vũ Xuân Cẩn đánh giá cao tài nguyên đất đai và nông nghiệp trồng lúa ở Bình Định. Theo ông: “Đất đai ở Bình Định màu mỡ không kém gì các tỉnh Nam Kì, lại có đê bối giữ nước, có thể không bị hạn hán. Nông dân một năm được hai vụ gặt rất được lời” [85, tr. 474]. Lúa cũng là một trong những sản vật địa phương ở tỉnh Khánh Hòa được sách Đại Nam nhất thống chí liệt kê trong phần thổ sản. Ở Bình Thuận, không có những đồng bằng màu mỡ nhưng cho đến những năm cuối thế kỉ XIX, việc trồng lúa cũng được tiến hành ở khắp nơi trong tỉnh: các ruộng lúa đã được cày xới và gieo hạt một phần đối với các ruộng không cấy. Với các ruộng khác đã sẵn sàng việc cấy mạ mới. Những trận mưa lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp. Việc trồng và thu hoạch lúa tiếp tục là nguồn lương thực chính của người Việt Nam [133]. 78 Lúa, gạo là một trong những nông sản nổi tiếng của vùng và đã sớm trở thành hàng hóa, được đem trao đổi, buôn bán trên thị trường. Đây không chỉ là mặt hàng có nguồn gốc từ địa phương mà còn xuất phát từ các tỉnh Nam Kì mang tới. Dụ của vua Minh Mệnh với bộ Hộ năm 1830 cho biết: “Các hạt Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận, đất cấy lúa không bằng Gia Định, nhân dân ăn nhờ vào gạo miền Nam. Tự trước đến nay cứ đến lúc giáp hạt hoặc lúc lụt hạn tầm thường, thuyền Nam tiện gió thì bọn nhà giàu đánh cao giá để được lợi nhiều nên giá gạo ngày càng cao. Nếu không chuyên chở chỗ có đến chỗ không, thì nông dân Gia Định đã bị cái nạn thóc rẻ mà nhà giàu các nơi lại được đầu cơ kiếm lợi, nhân dân lại càng thiếu hụt. Tự nay phàm hạt nào bị gạo đắt, như gặp mùa xuân, mùa hạ thuyền Nam tiện gió thì tư ngay cho thành Gia Định thông sức cho các nhà buôn trong hạt, sắm cho nhiều thuyền chở gạo đến bán, để chỗ thiếu gạo khỏi phải đói kém mà lợi cho sự sinh lí của nhà buôn” [83, tr. 24]. Như vậy, Dụ của vua Minh Mệnh không chỉ thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến đời sống nhân dân mà còn cho thấy vai trò điều tiết của nhà nước đối với lúa gạo - nguồn lương thực chính của nhân dân. Do đó, lúa gạo sản xuất ở Gia Định cũng được đem trao đổi, mua bán ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Lúa gạo không chỉ được trao đổi, buôn bán ở các chợ lớn mà còn được trao đổi, buôn bán ở các chợ đầu nguồn. Mặt hàng này được các thương nhân miền xuôi chở lên trao đổi với các dân tộc thiểu số vùng thượng nguồn để đổi lấy các mặt hàng lâm, thổ sản. Vì vậy, ca dao miền Trung có câu: “Củi không giá là củi Lê Ban1/Củi đổi lấy hàng gạo muối treo cây” [32, tr. 454]. Ngoài lúa gạo, ở các tỉnh Nam Trung Bộ cũng là nơi có nhiều nông sản nổi tiếng khác như: đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu vàng...), dưa, khoai lang, rau, dứa, chuối, cau... Cuối thế kỉ XIX (năm 1897), đây vẫn là những nông sản nổi tiếng của vùng được trao đổi, buôn bán trong các chợ và xuất đi các địa phương khác. Hoạt động trồng lúa diễn ra ở nhiều nơi. Khoai lang được bán nhiều ở chợ. Ngô cho thu hoạch tốt. Lạc chưa thu hoạch. Cau cho thu hoạch tốt.Tại Phan Rang xuất đi các tỉnh Trung Kỳ các mặt hàng như cá khô, gạo (với tổng trị giá là 3.069 quan), ngô, rau, thuốc lá, cau, gai, mây [132]. Hay như ở Bình Định, ngoài lúa là cây trồng 1 Lê Ban là người sáng lập ra chùa Dũng Tuyền, sau đổi thành Linh Phong thiền tự (1733). Chùa Linh Phong còn được gọi là chùa Ông Núi, nay thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. 79 chính ra còn có lạc và đậu đỗ là những sản phẩm quan trọng của Bình Định để làm ra bột. Năm 1887, các mặt hàng này cũng được xuất đến Sài Gòn 42.316kg với giá trị khoảng 1.360 quan và xuất khẩu 2.796kg ra nước ngoài [130]. Trong các loại nông sản ở Nam Trung Bộ, xoài (xoài tượng, xoài cơm) được trồng ở nhiều địa phương (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,), và có lệ dâng vua. Ví như năm 1812, quy định Bình Định hàng năm tiến 1000 quả xoài lớn (xoài tượng) để cúng tết Đoan Dương và các ngày kị [81, tr. 837]. Theo lệ cũ, dưới thời Minh Mệnh, năm 1834, các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên đều hái tiến xoài tượng là của thổ ngơi của các địa phương. Bên cạnh đó, Nam Trung Bộ còn là vùng đất nuôi sống và phát triển nhiều cây công nghiệp như: dừa, trà, dâu nuôi tằm, mía.... Đây không chỉ là nguồn hàng được buôn bán ở chợ mà còn là nguyên liệu cho các ngành thủ công nghiệp truyền thống ở địa phương. Nhìn chung, Nam Trung Bộ là vùng đất trù phú về nông nghiệp. Những sản phẩm nông nghiệp được đem ra trao đổi, buôn bán ở các chợ đã phần nào đáp ứng được nhu cầu lương thực cơ bản cho cư dân, bổ sung nguồn nguyên liệu cho các ngành nghề thủ công; đồng thời, tạo cơ sở nền tảng cho hoạt động nội, ngoại thương ngày càng mở rộng. 3.1.2. Các mặt hàng thủ công nghiệp Một trong những mặt hàng tạo nên luồng thương mại mạnh mẽ ở Nam Trung Bộ trong thế kỉ XIX là sản phẩm của các nghề thủ công. Nghề dệt vải lụa, nhiễu... nổi tiếng ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Đại Nam nhất thống chí cho biết: vải, lụa, lĩnh, là, sô, sa, sản xuất ở hai huyện Bình Sơn và Mộ Đức (Quảng Ngãi); ở huyện Diên Phước, Duy Xuyên, Hà Đông (Quảng Nam); ở Tuy Viễn, Bồng Sơn và các huyện khác của tỉnh Bình Định. Ở dinh Bình Khang (Khánh Hòa) có nghề dệt trừu nam (một thứ hàng tơ dày), dệt cói, được quy định nộp thuế hàng năm. Ngay từ năm 1794, ty biệt nạp trừu nam đã được đặt ở Bình Khang, mỗi người mỗi năm phải nộp thuế thân 1 quan 1 tiền, 1 tấm trừu khổ 7 tấc dài 30 thước. Ở Bình Định và Phú Yên cũng có nghề dệt trừu nam, thảm cói và chiếu trơn. Đặc biệt, ở Phú Yên có nghề dệt chiếu cù du nổi tiếng. Chiếu sản xuất ở huyện Đồng Xuân và phủ Tuy Hòa. Trong đó, nghề dệt chiếu ở Trường Thịnh (nay thuộc Đông Hòa, Phú Yên) xuất hiện sớm nhất. Ngay từ đầu thời Gia Long (năm 1807), người dân Phú Yên đã phải nộp thảm vuông cù du 80 mỗi người 4 đôi (dân tráng). Chiếu cù du không chỉ đặc biệt ở nguyên liệu dệt (sợi lác, sợi thưng) mà còn có hình dáng, kích thước (vuông), chất lượng (bền, chắc) nổi tiếng khắp cả nước. Chiếu cù du dày, chắc một cách đặc biệt khác hẳn chiếu thường nên mới phân chia: đội cù du dệt thảm cói, đội quan tịch dệt chiếu. Chính vì chiếu cù du có độ bền chắc nên một thời nổi tiếng khắp vùng với câu ca: “Lụa nào tốt bằng lụa Ngân Sơn/Cù du chiếu tốt tiếng đồn gần xa”. Đội dệt chiếu là tập hợp rất nhiều hộ dệt chiếu trong làng. Ở đó có sự phân công lao động khá chặt chẽ. Người thợ cả đảm nhiệm phần dệt chiếu, còn thợ phụ (kể cả trẻ em) cắt lác, chẻ lác... những công việc nhẹ nhàng không đòi hỏi kỹ thuật cao. Vào triều Nguyễn (giai đoạn 1802 - 1884), hộ dệt chiếu cù du tỉnh Phú Yên có 112 người [120, tr. 129]. Ngoài ra, trong thế kỉ XIX, ở Nam Trung Bộ còn có nhiều ngành nghề thủ công như làm nón, rèn, đúc, đóng thuyền, các nghề chế tác vật liệu xây dựng (làm đá ong, nấu vôi), nghề đan.... Sách Đại Nam nhất thống chí, phần “Thổ sản” cũng đã ghi lại nhiều sản phẩm của các nghề thủ công truyền thống ở các tỉnh Nam Trung Bộ như: nón, chiếu, rượu, bún song thằn, bột đậu.... (Bình Định); lụa, lĩnh (Khánh Hòa); nước mắm (Bình Thuận). Đặc biệt, Bình Định và Phú Yên là vùng đất nổi tiếng với cây dừa và sản phẩm từ dừa. Dừa không chỉ dùng để chế biến thức ăn (kẹo dừa, bánh tráng dừa) mà còn dùng để sản xuất ra các sản phẩm thủ công như: dầu dừa, dây dừa, gáo dừa, võng dừa, thảm dừa. Nhiều làng nghề thủ công ra đời, có trình độ chuyên môn hóa cao. Ví như, ở Bình Định có nhiều làng nghề chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định như làng nón Phú Gia, Kiều An (xã Cát Tường, huyện Phù Cát), các làng Bỉnh Đức (xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn), Tân Đức, Tân Nghi (thuộc xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn), Gò Găng, Châu Thành, Phú Thành, (thuộc phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn); nghề làm muối ở thôn Hưng Thạnh (Quy Nhơn), muối Đề Gi (Phù Cát); nghề rèn ở Tây Phương Danh (phường Đập Đá, thị xã An Nhơn); nghề làm bún song thằn ở An Thái (xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn),. Ở Phú Yên, nghề muối Tuyết Diêm (thuộc xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu) là một loại muối được đánh giá là ngon nhất ở khu vực miền Trung và nổi tiếng. Nghề đóng tàu thuyền Đông Tác (nay thuộc phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa) chuyên đóng tàu thuyền đi biển. Nghề chằm nón nổi tiếng ở Phú Diễn. Trước thế kỉ XIX, làng Phú Diễn chỉ có vài ba gia 81 đình làm nghề chằm nón, đến thời Nguyễn đa số các gia đình trong làng đều làm nghề chằm nón; từ nghề phụ, chằm nón đã trở thành một nghề chuyên nghiệp của làng Phú Diễn. Nghề dệt lụa Ngân Sơn cũng đã có trình độ chuyên môn hóa cao. Dưới triều Nguyễn, làng Ngân Sơn còn có tên gọi là Phường Lụa, nguyên là xã Bạc Má, tổng Hạ, huyện Đồng Xuân, nay thuộc thị trấn Chí Thạnh, Tuy An. Ngân Sơn có dòng sông Cái chảy qua đem phù sa bồi đắp, nên rất thích hợp trồng hoa màu, cây công nghiệp, đặc biệt là cây dâu. Vì vậy, ngoài trồng trọt và chăn nuôi, không nghề nào hiệu quả hơn trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Sản phẩm lụa Ngân Sơn đã được lưu hành khắp cả nước và người ta gắn địa phương này với tên sản phẩm là Phường Lụa và chiếc cầu bắc qua sông Cái mang tên cầu Phường Lụa. Nghề dệt chiếu Cù Du cũng là nghề thủ công truyền thống và nổi tiếng ở Phú yên. Từ trước thế kỉ XIX, nhiều làng dệt chiếu ở Phú Yên đã rất nổi tiếng với sản phẩm của mình. Trong thế kỉ XIX, nghề dệt chiếu ở Phú Yên tiếp tục phát triển và được ghi trong Đại Nam nhất thống chí, mục sản vật có chiếu cù du; trong Đại Nam thực lục có nói đến việc dân Phú Yên mỗi năm phải nộp thảm vuông cù du. Phú Yên cũng có nhiều làng gốm, nhưng gốm Quảng Đức nổi tiếng hơn cả. Thôn Quảng Đức còn gọi là xóm Gõ thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An. Quảng Đức nằm bên dòng sông Cái (sông Ngân Sơn), vừa gần đường thiên lí lại vừa ở gần trung tâm tỉnh lỵ lúc bấy giờ (Long Uyên), nơi đây còn có bến Hàng Giao ăn thông ra biển qua cửa Tiên Châu. Đặc biệt, nghề dệt lụa và nghề làm đường ở các tỉnh Nam Trung Bộ đã có sự chuyên môn hóa cao. Ví như nghề dệt, có sự phân công lao động rõ ràng: có hộ gia đình chuyên dệt lụa, hộ chuyên dệt lãnh, hộ chuyên dệt gấm, hộ chuyên nhuộm. Sản phẩm làm ra với nhiều màu sắc, họa tiết trang trí khác nhau: lụa màu xanh, tím, hồng tươi và có thể dệt lụa trơn hay cải hoa. Tùy mỗi loại mà dệt trên các khung cửi khác nhau. Muốn dệt được lụa hoa cần phải có 2 người phối hợp: một người dệt, một người kéo hoa. Hầu hết ở các tỉnh Nam Trung Bộ đều phát triển nghề dệt lụa, trong đó sản phẩm của nghề dệt lụa Ngân Sơn (Phú Yên) đã lưu hành khắp nơi trong cả nước. Các thương nhân Bình Định rất ưa thích lụa Ngân Sơn, họ mua sỉ từng gón (bó 10 tấm) và xuất cảng bằng ghe với số lượng lớn về Nha Trang, vào Sài Gòn và sang cả Hồng Kông. Theo tài liệu của các công sứ hai tỉnh Phú Yên và Bình 82 Định thì ở đây trước kia sản xuất nhiều tơ, đông đảo nhà buôn Hoa Kiều đi vào từng làng mua tơ bán vào Sài Gòn và sản xuất sang Hồng Kông [120, tr. 125]. Nghề làm đường cũng có trình độ chuyên môn hóa cao và nổi tiếng không chỉ ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi mà nghề làm đường ở Phú Yên cũng rất nổi tiếng. Sản xuất đường theo đơn vị gia đình nhưng nó mang tính chất làng xã rõ rệt về số lượng thành viên và quan hệ hợp tác. Mỗi gia đình đều có lò làm đường riêng. Sản xuất đường cần phải qua nhiều khâu và phải có sự hợp tác của nhiều người: chủ sở mía, thợ nấu đường, thợ chuyên đốt lửa, thợ chuyên hốt bã, phơi bã, chặt vác mía vào lò.... Tất cả đều dưới quyền chỉ huy của thợ cả (thợ chính)- người thợ nấu đường. Sự phân công lao động trong các lò đường khá chặt chẽ, mỗi người đảm nhận một công việc nhưng cũng chỉ là sự phân công hợp tác có tính chất bình đẳng chứ không phải là sự phân công hợp tác giữa người thợ thủ công bị chi phối, khống chế bởi một chủ tư bản duy nhất. Sản phẩm đường có nhiều loại (đường đen, đường muỗng, đường khối, đường tán....) và được đem trao đổi buôn bán khắp các chợ ở cả vùng đồng bằng cho đến trung du, miền núi. Như vậy, cùng với sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp ở các tỉnh Nam Trung Bộ cũng có bước phát triển và ngày càng chuyên môn hóa. Thủ công nghiệp vùng Nam Trung Bộ thời Nguyễn (giai đoạn 1802-1884) vẫn giữ được vai trò cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu đời sống trong bối cảnh ngoại thương có nhiều biểu hiện sa sút. Đây là tiền đề quan trọng và là tiền đề bên trong, là yếu tố nội sinh để hình thành và phát triển mở rộng mạng lưới chợ ở các tỉnh Nam Trung Bộ, thúc đẩy sự phát triển của các tụ điểm sản xuất và buôn bán được gọi là thị tứ và ở cấp độ cao hơn là các đô thị/phố cảng. Vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ có độ mặn nước biển lớn, rất thích hợp cho nghề làm muối. Hầu hết các tỉnh Nam Trung Bộ đều phát triển nghề làm muối. Muối là sản phẩm quan trọng được trao đổi với cư dân các vùng núi cao và với nước ngoài. Ví như, muối sản xuất ở Quy Nhơn thường được xuất đi theo đường bộ đến cho người miền thượng với mục đích trao đổi hàng hóa. Muối ở Quy Nhơn, cũng được xuất theo đường biển sang Hồng Kông, Manila,. [131]. Việc sản xuất muối không chỉ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của cư dân địa phương, cho vùng núi mà còn góp phần giải quyết nguồn cá dư thừa sau mỗi chuyến đánh bắt. Bởi lẽ, 83 Nam Trung Bộ là vùng đất có bờ biển dài, nhiều tôm cá. Sau khi đánh bắt được, người dân thường đem hải sản đến tiêu thụ là các chợ làng, chợ phiên. Đối với ngư dân chuyên đánh bắt cá trên biển thì việc tiêu thụ diễn ra nhanh chóng qua các mối hàng đã thoả thuận. Những người buôn cá thường mua cá ngay tại bến thuyền khi ngư dân vừa đánh bắt từ biển trở về. Cá được thu mua sau đó đem vào trong đất liền rồi nhanh chóng chuyển đến các chợ để bán. Tuy nhiên, do trình độ và kĩ thuật đánh bắt của ngư dân còn thấp kém, việc bảo quản cá gặp nhiều khó khăn nên cá tươi khó được mang đi xa để tiêu thụ. Mặt khác, sự phát triển của nghề làm muối còn tạo điều kiện cho nghề làm nước mắm phát triển. Ở Bình Định có nhiều làng nghề làm nước mắm, tiêu biểu nhất là mắm Gò Bồi và Đề Gi. Ngoài nước mắm ở Bình Định ra, nước mắm còn là một trong những sản phẩm nổi tiếng ở Bình Thuận. Nước mắm sản xuất ở cửa biển Phan Rang và Phan Rí ngon hơn so với các vùng khác. Đối với các loại hải sản chế biến như nước mắm, các loại mắm, món mặn, món khô, việc tiêu thụ có nhiều thuận lợi hơn, do có thể vận chuyển đi xa và để dài ngày. Đối với các sản phẩm này ngư dân có thể đưa tới vùng cao, vùng xa hay các tỉnh lân cận. Nước mắm được ngư dân đựng trong những chiếc thùng nhỏ gánh lên các phiên chợ vùng trung du hay đi bán trong các làng quê. Một chuyến đi bán nước mắm có thể kéo dài vài ngày. Khi nước mắm được bán xong thì thương nhân đưa về các thứ đổi được như dầu rái, mật ong, lương thực Các món cá khô, cá trụng cũng được đưa đi tiêu thụ xa, lên tận vùng núi, vùng cao. Sản phẩm của các nghề thủ công không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng mà còn đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa của cư dân. Các sản phẩm thủ công được trao đổi, buôn bán tại các chợ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân địa phương. Ví như sản phẩm của nghề làm nón, nghề dệt, nghề làm mắm, muối, đều là những mặt hàng được trao đổi, buôn bán ở khắp các chợ. Ca dao, hò, vè vùng Nam Trung Bộ ghi nhận: “Chợ Gò Găng năm buổi một phiên/Bán toàn nón lá rẻ tiền mà xinh” [32, tr. 505, 527]. Hay “Lụa Phú Phong nên duyên nên nợ/Nón Gò Găng khắp chợ mến thương...”; “Anh về dưới vạn Gò Bồi/Bán mắm, bán cá lần hồi cưới em”...” [14, tr. 23, 24]; Nước mắm ngon chợ Khoan Hậu, chợ Gành Bà/Chợ Tiên Châu, chợ Giã cùng là Phú Sơn/Ăn đường đen, đường cát thì thời Thái Long/Mua muối đi chợ Lệ Uyên/Tuyết Diêm, Đông Trạch trắng tinh hằng hà [32, tr. 748]. 84 3.1.3. Các mặt hàng lâm, thổ, hải sản Nam Trung Bộ còn là vùng đất có nguồn rừng và lâm sản phong phú, nhất là các loại gỗ quý như: gỗ sao, gỗ lim, gỗ sơn, gỗ mun, gỗ trắc mật (gỗ hoa lệ),... đặc biệt là gỗ trầm hương, kì nam hương. Đây là nguồn lâm sản quý hiếm, không những là nguồn sản vật tiến cống cho triều đình mà còn có giá trị trên thị trường. Trước đây, giáo sĩ phương Tây là A. de Rhodes đánh giá rất cao giá trị của trầm hương: “Ở khắp thế giới chỉ có Đàng Trong là có thứ cây danh tiếng gọi là trầm hương, gỗ rất thơm, dùng làm thuốc.... Ở xứ này, giá trầm hương như giá vàng” [50, tr. 349]. Ngoài ra, các cánh rừng ở Nam Trung Bộ còn có nguồn lâm, thổ sản khác như dầu rái, cây lụi (lui), cây xà (xà chày), kiền kiền, sáp ong, vỏ gai, sa nhân, lông trĩ, trầu nguồn, quế, tê giác, voi, gấu, hổ, ngựa,. Các sản phẩm khai thác từ núi rừng Nam Trung Bộ không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trao đổi tại các chợ, giao dịch trường mà nhiều sản vật địa phương nổi tiếng được đem tiến. Ví như, cam khổ trà được xem là sản vật địa phương nổi tiếng của Bình Định. Đây là loại trà quý, là sản vật tiến các vua Nguyễn. Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết: Cam khổ trà (trà đắng) sản xuất ở vùng núi La Hà, huyện Phù Mỹ, có lệ tiến vua. Loại trà này mọc tự nhiên, mới uống vào thấy đắng nhưng uống xong thấy có vị ngọt và thơm. Vì vậy, ngày nay cư dân địa phương còn truyền tụng nhau rằng: “Trà cam khổ/Vị ngọt tung hầu/Uống vào hết sầu/Hằng năm đem cống” [32, tr. 507]. Quả trà viên: Ở núi An Tượng huyện Tuy Viễn, hình dáng như quả sung, sắc xanh, vị ngọt, đời Minh Mệnh có lệ cống. Quả trà viên có mùi vị thơm mát, hạt còn dùng để ép dầu thắp. Loại quả này chỉ có ở Bình Định, cũng như bòn bon chỉ có ở Quảng Nam. Hoặc như vào thế kỉ XIX, quả thông đại hải, loại quả chỉ có ở tỉnh Bình Định, là mặt hàng xuất khẩu, được thị trường Trung Quốc ưa chuộng. Năm 1841, bộ Hộ tâu: “Tháng tư năm nay, bộ có báo cho tỉnh Bình Định mua quả thông đại hải 2.000 cân để kịp chở sang Quảng Đông nhưng quan tỉnh phúc đáp rằng vì chưa đến mùa nên cây chưa cho quả. Quan tỉnh còn cho biết thứ trái cây ấy có khi có trái, có khi 6 năm không có, mua không được nhiều, các phố không có ai trữ lại” [12, tr. 176]. Các tỉnh Nam Trung Bộ có bờ biển dài, nhiều đầm phá, cửa biển, giàu có về tài nguyên biển với các sản vật từ biển. Sách Đại Nam nhất thống chí đã liệt kê rất nhiều loại thủy hải sản nổi tiếng của vùng như: tôm, cá, rong biển, ngao, sò, rùa, ba 85 ba, đồi mồi, ốc, san hô,. Trong đó có loài cá nục, cá cơm rất ngon dùng để làm nước mắm. Trong các sản vật từ biển, tổ yến (yến sào) đã được khai thác từ các hang đá ở đảo ven biển các tỉnh từ thời các chúa Nguyễn. Dưới triều Nguyễn, nhà nước quy định cụ thể việc lãnh trưng khai thác các đảo yến để thu thuế. Đây không chỉ là một loại thực phẩm cao cấp, bổ dưỡng, được chế biến thành các món ăn dùng trong cung đình và các gia đình quyền quý mà còn là sản phẩm xuất khẩu có giá trị đối với thị trường các nước, nhất là đối với Trung Quốc. Cho đến những năm 1885, 1886, việc khai thác và xuất khẩu yến ở các tỉnh Nam Trung Bộ vẫn được triều đình Huế tiến hành. Số lượng tổ yến được xuất khẩu trong năm 1885 là 13.768gr và năm 1886 là 16.566gr. Đó là sự độc quyền của triều đình. Việc thu hoạch tổ yến từ tháng 1 đến tháng 9 hàng năm, đặc biệt là ở đảo Cù lao. Ngoài ra còn có ở từ Quảng Nam đến Khánh Hòa [131]. Sự đa dạng và phong phú của các loại hàng hóa ở Nam Trung Bộ nói chung, ở Bình Định nói riêng từ sản phẩm của đồng bằng, ven biển cho đến sản phẩm của núi rừng cũng được người Pháp thừa nhận: Bờ biển của Bình Định cung cấp được nhiều muối, tổ yến, vải lụa thô và lụa dệt, lạc, dầu lạc, dầu dừa, đậu đỗ, miến, bột gạo, sừng và da trâu bò. Các dân tộc ít người ở miền thượng cũng mang đến một số hàng hóa như ngựa, gỗ quý [134]. Dưới triều Nguyễn, nguồn hàng hóa ở các tỉnh Nam Trung Bộ không chỉ phong phú về số lượng mà còn đa dạng về chủng loại. Số lượng các sản vật, hàng hóa nổi tiếng của các tỉnh Nam Trung Bộ được tác giả thống kê từ Đại Nam nhất thống chí thông qua bảng dưới đây minh chứng cho nhận định này. Bảng 3.1: Thống kê số lượng thổ sản, hàng hóa nổi tiếng ở các tỉnh Nam Trung Bộ thế kỉ XIX Tỉnh Số lượng thổ sản, hàng hóa nổi tiếng Một số thổ sản, hàng hóa nổi tiếng Bình Định 71 Vải lụa, yến sào, mật ong, sừng tê, ngà voi, lúa, đậu, xoài, khoai lang, muối, trầu, chiếu, nón, gáo dừa, ngựa, trầm hương, kì nam, các loại cá, Phú Yên 36 Lụa, xoài, chiếu cù du, mật ong, ngà voi, trầu, sa 86 nhân, ngà voi, ngựa, các loại cá,. Khánh Hòa 36 Tổ yến, ngà voi, sừng tê, lúa, đậu, lụa, lĩnh, dầu rái, trầm hương, kì nam, gỗ, mật ong,. Bình Thuận 35 Kì nam, trầm hương, vải trắng, sáp vàng, dầu rái, các loại gỗ, mắm, sâm, các loại cá, tôm,. [Nguồn: Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tập 1, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2012] Bảng thống kê 3.1 cho thấy, các hàng hóa, lâm thổ sản ở Nam Trung Bộ khá đa dạng và phong phú. Mỗi địa phương có những mặt hàng, thổ sản đặc trưng; song nhìn chung, ở các tỉnh này đều có các mặt hàng như: muối, mắm, các loại cá, vải lụa, yến sào, lúa, đường, mật ong, gỗ. Nguồn hàng phong phú, đa dạng (bao gồm cả sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp, các nguồn lâm, thổ, hải sản,.) không chỉ đáp ứng nhu cầu tại chỗ của cư dân mà còn đáp ứng nhu cầu trao đổi, buôn bán giữa các địa phương trong vùng và với bên ngoài thông qua các chợ, phố cảng và đô thị. Trong nhiều thế kỉ, ít nhất là trong thế kỉ XIX, những nguồn hàng từ vùng thượng du (vùng núi phía Tây của các tỉnh Nam Trung Bộ) được sử dụng phổ biến trong cộng đồng cư dân vùng xuôi và ngược lại, những sản phẩm của vùng đồng bằng, ven biển không chỉ cung cấp cho cư dân tại chỗ mà còn là sản phẩm quan trọng trong việc trao đổi, buôn bán với cộng đồng cư dân miền thượng. Những mối quan hệ thương mại được thiết lập đã góp phần đảm bảo nguồn hàng cần thiết trong cuộc sống của người miền thượng. Trong đó, lương thực, muối và hải sản là những mặt hàng thiết yếu nhất. Tất cả các mặt hàng là sản phẩm của nghề nông, nghề thủ công nghiệp và khai thác lâm, thổ, hải sản đều có mặt trong cơ cấu hàng hóa ở các chợ Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất và khai thác của từng vùng mà cơ cấu mặt hàng trong chợ cũng có sự khác nhau. Ví như, các mặt hàng trao đổi buôn bán ở chợ An Khê khá đa dạng từ các loại lâm, thổ, hải sản, các sản phẩm thủ công đến các loại nông sản. Người Thượng gùi các thứ lâm sản như quế, mật ong, sáp ong, cau, trầu, củi, măng rừng; các thứ nông sản như lúa, gạo, trái cây; những đồ đan như gùi mây, phên nứa, để trao đổi, buôn bán với người Việt và thương nhân Hoa kiều. Ngoài gỗ trầm hương, ngà voi và các sản phẩm quý giá 87 khác, nhiều mặt hàng tiêu dùng thông dụng đối với người Việt như trầu, cau cũng xuất phát từ núi rừng An Khê. Trước khi khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ (1771), Nguyễn Nhạc - một thủ lĩnh Tây Sơn đã có thời gian dài buôn bán trầu, cau với người Thượng. Ở chiều ngược lại, các mặt hàng như mắm, muối, cá khô, đồ sắt, nồi đồng, hoa xuyến,.... và các đồ lặt vặt khác được thương nhân người Việt hoặc người Hoa mang đến trao đổi, buôn bán với cư dân miền núi tại chợ An Khê. Năm 1851, một thừa sai người Pháp là Dourisboure cho biết: Tại cao nguyên miền Trung, hầu như tất cả các dụng cụ bằng sắt và khí giới đều do người Sê-đăng cung cấp. Người Sê-đăng vốn biết khai thác các trầm tích sắt. Người Raglai và người Ba-na ở phía tây thì dệt vải. Người Ba-na ở phía đông có thể đã trao đổi với người Việt Nam hàng của họ để lấy muối và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_mang_luoi_cho_o_nam_trung_bo_thoi_nguyen_giai_doan_1.pdf
Tài liệu liên quan