Luận án Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thực phẩm tại Công ty Thực phẩm miền Bắ

 

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 7

I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ. 7

1. Bản chất vai trò của thương mại quốc tế. 7

2. Vai trò của việc nhập khẩu hàng hoá. 8

3. Vai trò và yêu cầu của nhập khẩu thực phẩm. 9

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU. 10

1. Nghiên cứu thị trường. 10

1. 1. Nhận biết sản phẩm nhập khẩu. 10

1. 2. Nắm vững thị trường trong ngoài nước. 11

2. Hoạt động nghiệp vụ nhập khẩu. 15

2. 1. Lựa chọn phương thức giao dịch nhập khẩu. 15

2. 2. Hợp đồng nhập khẩu. 17

2. 3. Ký kết hợp đồng. 21

2. 4. Tổ chức thực hiện hợp đồng. 21

3. Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu. 24

III. CÁC HÌNH THỨC NHẬP KHẨU. 25

1. Nhập khẩu tự doanh. 25

2. Nhập khẩu uỷ thác. 25

3. Nhập khẩu liên doanh. 25

4. Nhập khẩu hàng đổi hàng. 26

5. Nhập khẩu tái xuất. 26

IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU. 26

1. Các chế độ chính sách luật pháp trong nước và quốc tế. 26

2. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu. 26

3. Sự biến động của thị trường trong và ngoài nước. 27

4. Sự phát triển của nền sản xuất trong và ngoài nước. 27

5. Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc. 27

6. Hệ thống tài chính ngân hàng. 28

7. Các yếu tố khác. 28

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 29

I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC. 29

1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty. 29

2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. 30

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty. 31

4. Đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty. 35

II. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC (1999 - 2001). 37

1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thực phẩm miền Bắc (1999 - 2001). 37

2. Tình hình hàng hoá nhập khẩu. 42

3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu. 46

4. Kết quả bán hàng nhập khẩu qua các hình thức bán. 49

5. Hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty. 50

5. 1 Lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu: 50

5. 2. Tỉ suất lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu: 51

III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC. 52

1. Một số kết quả đạt được trong hoạt động nhập khẩu. 52

2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân. 53

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 55

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 55

1. Các định hướng phát triển chung. 55

2. Chính sách cụ thể của Công ty. 56

2.1. Chính sách mặt hàng kinh doanh. 56

2.2. Chính sách phân phối. 58

2.3. Chính sách giao tiếp khuyếch trương. 59

2.4. Chính sách giá cả của Công ty. 59

2.5. Cơ sở vật chất, các trang thiết bị công nghệ. 60

2.6. Chính sách về nhân sự. 60

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC. 60

1. Nghiên cứu thị trường. 60

2. Hoàn thiện hình thức kinh doanh nhập khẩu. 62

3. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng nhập khẩu. 63

4. Đào tạo và tuyển dụng nhân lực. 64

5. Tạo vốn và sử dụng vốn. 66

6. Các biện pháp kiểm tra đánh giá hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu. 66

7. Kiến nghị đối với Nhà nước. 68

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thực phẩm tại Công ty Thực phẩm miền Bắ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y hoạt động theo luật pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật doanh nghiệp và các điều lệ quy định của Bộ Thương mại. * Chức năng của Công ty. - Trực tiếp xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu các mặt hàng: Nông, lâm, thuỷ hải sản và các mặt hàng do liên doanh, liên kết tạo ra. - Tổ chức sản xuất, chế biến các loại sản phẩm thực phẩm công nghệ như: rượu, bia, đường, sữa, bánh kẹo... nông lâm sản, rau quả. - Dịch vụ khách sạn - du lịch, kho bãi. - Kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, vật tư, nguyên vật liệu sản xuất, phân bón, phương tiện vận chuyển thực phẩm. - Bán buôn, bán lẻ trên thị trường nội địa những mặt hàng thuộc phạm vi Công ty sản xuất kinh doanh. * Nhiệm vụ của Công ty. - Chấp hành luật pháp Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản nguồn lực, thể hiện hạch toán kinh tế bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước. - Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và dịch vụ phát triển theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của Công ty. - Tổ chức thu mua, sản xuất, nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. - Mở rộng địa bàn kinh doanh mua bán trong phạm vi cả nước và nước ngoài. - Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, hướng dẫn hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế thất thoát về kinh tế. - Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. - Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Công ty. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh cuả Công ty bao gồm: * Giám đốc: là người đứng đầu Công ty do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm. Giám đốc điều hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước pháp luật, trước Bộ Thương mại, trước tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty về việc tồn tại và phát triển của Công ty. Giám đốc được tổ chức bộ máy quản lý mạng lưới kinh doanh phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Công ty và quy định phân cấp tổ chức quản lý của Bộ. Trong Ban giám đốc có ba Phó giám đốc do Giám đốc Công ty lựa chọn và đề nghị Bộ Thương mại bổ nhiệm. Một Phó giám đốc phụ trách về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, hai Phó giám đốc còn lại phụ trách về hoạt động kinh doanh nội địa của Công ty, trong đó có một Phó giám đốc thứ nhất có quyền điều hành công việc thay Giám đốc khi Giám đốc đi vắng. Các phòng ban chức năng của Công ty bao gồm: - Phòng tổ chức hành chính. - Phòng kế toán tài chính. - Phòng kinh doanh. - Phòng kế hoạch sản xuất. - Phòng xuất nhập khẩu và khách sạn du lịch. - Phòng kỹ thuật thiết bị. * Phòng tổ chức hành chính. Tham mưu cho Giám đốc về: - Tổ chức nhân sự, tổ chức bộ máy quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác quản lý cán bộ, hồ sơ cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Cân đối tiền lương, tuyển dụng lao động ngắn hạn và dài hạn, điều chỉnh lao động giữa các đơn vị; giải quyết, quyết định cho cán bộ công nhân viên thôi việc, về hưu, mất sức, kỷ luật... - Căn cứ vào chế độ chính sách của Nhà nước để giải quyết các vấn đề cụ thể và chế độ bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội và bồi dưỡng... - Xây dựng kế hoạch lao động, quỹ tiền lương hàng năm, quy chế hoá các nguyên tắc trả lương, tiền thưởng, xác định đơn giá tiền lương, các định mức lao động. - Phụ trách công tác đào tạo mới, thi nâng bậc công nhân, bồi dưỡng cán bộ quản lý, tổ chức hướng dẫn các đoàn thể tham gia các hoạt động, quản lý sinh viên thực tập. * Phòng kế toán tài chính. Tham mưu cho Giám đốc về: - Quản lý toàn bộ nguồn vốn, các tài liệu số liệu về kế toán tài chính, quyết toán, tổng kiểm kê tài sản hàng năm theo định kỳ của Nhà nước. - Báo cáo về tài chính lên cơ quan cấp trên và nộp các khoản ngân sách theo quy định của Nhà nước. - Kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Công ty qua hoạt động tài chính. - Hàng tháng hoặc hàng quý tổ chức quyết toán, khi cần thiết thì tiến hành thanh tra tài chính đối với các thành viên trong Công ty. - Làm thủ tục thanh lý và quản lý tốt tiền mặt, điều phối vốn trong Công ty. - Bảo toàn và phát triển vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn. * Phòng kinh doanh. Là phòng chịu trách nhiệm hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong nước, phòng tham mưu cho Giám đốc về: - Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty dựa trên thông tin ở phòng kế hoạch. - Mở rộng thị trường kinh doanh trong nước. - Xem xét các phương án kinh doanh có tính khả thi đối với Công ty. - Kế hoạch tiêu thụ hàng hoá sản xuất và sản phẩm nhập về. * Phòng kế hoạch sản xuất. - Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm từ số liệu báo cáo định kỳ của các bộ phận khác trong Công ty, từ tình hình thực tế của thị trường xây dựng phương hướng phát triển kế hoạch dài hạn sản xuất kinh doanh của Công ty. - Điều tiết kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý, hàng năm theo nhu cầu sản phẩm trên thị trường, điều tiết kế hoạch vận chuyển hợp lý. - Có kế hoạch cung ứng vật tư cho các đơn vị theo kế hoạch. - Có trách nhiệm về chất lượng và bảo quản vật tư trong kho, quản lý tốt các kho của Công ty. * Phòng xuất nhập khẩu và khách sạn du lịch. Là phòng nghiệp vụ chuyên môn về xuất nhập khẩu những mặt hàng trong phạm vi hoạt động của Công ty. Phòng tham mưu cho ban giám đốc vấn đề bao quát các hoạt động xuất nhập khẩu, thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu do Công ty giao theo hợp đồng với các Công ty khác trong và ngoài nước qua hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác hoặc trực tiếp. Do Công ty chưa đẩy mạnh được xuất khẩu nên hợp đồng nhập khẩu là chủ yếu của phòng xuất nhập khẩu, từ các khâu nghiên cứu các Công ty, người cung cấp hàng hoá, xem xét các thư chào hàng, lựa chọn bạn hàng, tiến hành giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng là những việc mà phòng xuất nhập khẩu của Công ty phải đảm nhiệm. Ngoài ra, Giám đốc sẽ kiểm tra quá trình thực hiện, quá trình thanh toán các hợp đồng nhập khẩu của Công ty, đánh giá xem xét cụ thể để đưa ra giá bán phù hợp. * Phòng kỹ thuật thiết bị. Tham mưu cho Giám đốc về máy móc kỹ thuật trong các dây chuyền, bộ phận sản xuất của Công ty, xác định việc khôi phục sửa chữa thay mới các thiết bị, thiết kế hình dáng mẫu mã bao gói sản phẩm. * Các đơn vị trực thuộc Công ty. - Xí nghiệp chế biến thực phẩm. - Xí nghiệp bánh kẹo Hữu Nghị. - Nhà máy bánh quy cao cấp Hà Nội. - Xí nghiệp thực phẩm Thái Bình. - Chi nhánh Hải Phòng. - Chi nhánh Việt Trì. - Khách sạn Nam Phương. - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Lạng Sơn. - Cửa hàng thực phẩm tổng hợp số 1 Hà Nội. - Cửa hàng thực phẩm tổng hợp số 2 Hà Nội. - Cửa hàng thực phẩm 203 Minh Khai Hà Nội. Mọi hoạt động trong Công ty đều có sự nhất quán từ trên xuống dưới, các bộ phận hoạt động độc lập nhưng có mối liên hệ mật thiết với các bộ phận khác tạo thành một hệ thống thống nhất. Công ty có mối quan hệ làm ăn với các bạn hàng trong và ngoài nước trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi được bạn hàng tin cậy, khách hàng tín nhiệm. Biểu 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức kinh doanh của Công ty Thực phẩm miền Bắc. Ban giám đốc Phòng kế toán tài chính Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng XNK và KSDL Phòng Kế hoạch sản xuất Phòng Kỹ thuật thiết bị XN chế biến thực phẩm Chi nhánh Việt Trì Cửa hàng 203 Minh Khai Cửa hàng số 1 + 2 + 3 XN Bánh Kẹo Chi nhánh Lạng Sơn Trung tâm bán buôn Khách sạn Nam Phương Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Hải Phòng XNCB thực phẩm Thái Bình Chi nhánh Sơn Tây Nhà máy bánh qui cao cấp Khách sạn Hà Nội (Việt Trì) 4. Đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngày nay mặt hàng thực phẩm rất phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu muôn vẻ của người tiêu dùng cả về số lượng, chất lượng, và sự tiện lợi khi sử dụng. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Công ty đã mạnh dạn tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh trên cơ sở đa dạng hoá mặt hàng. Đồng thời Công ty tiến hành thường xuyên các biện pháp kiểm dịch vệ sinh thực phẩm, kiểm tra các quy định, thời hạn sử dụng của sản phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ để đảm bảo an toàn thực phẩm cho khách hàng. * Mặt hàng kinh doanh của Công ty. - Bánh kẹo là mặt hàng truyền thống của Công ty, bánh kẹo Hữu nghị có uy tín trên thị trường về chất lượng từ lâu năm, sản phẩm của Công ty là bánh mứt kẹo Hữu Nghị, kẹo lạc, kẹo hoa quả, bánh quy cao cấp... - Công ty kinh doanh các mặt hàng thực phẩm công nghệ như: Rượu, bia, nước giải khát, sữa đường các loại... bột ngọt, các mặt hàng thực phẩm, lương thực, cao su, vật tư, nguyên vật liệu, phương tiện vận chuyển, kinh doanh kho bãi, khách sạn... Mặt hàng kinh doanh có những đặc điểm về kinh tế, kỹ thuật và nghiệp vụ sau: + Về mặt kỹ thuật: Mỗi loại hàng hoá đều có các đặc tính lý, hoá, sinh cơ học khác nhau và phục vụ cho một nhu cầu sử dụng nhất định. Công ty vừa kinh doanh vừa sản xuất nên mặt hàng của Công ty có những tiêu chuẩn đặc trưng đó là những tiêu chuẩn chung đã được quốc tế hoá; hàng nhập khẩu thì nhất thiết phải có tiêu chuẩn quốc tế, còn hàng Công ty sản xuất ra được Cục đo lường chất lượng kiểm tra các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật. + Về mặt kinh tế: Thực phẩm là loại hàng hoá không thể thiếu trong sinh hoạt của mỗi người. Đó là loại hàng hoá có tính chiến lược đối với mỗi quốc gia. Nó đóng vai trò quan trọng không nhỏ trong việc nâng cao đời sống người dân, hướng con người đến những nhu cầu có tính chất cao hơn, tốt hơn. + Về mặt nghiệp vụ: Kinh doanh hàng hoá trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh phải có kiến thức về kinh doanh, kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn. Ngoài các nghiệp vụ chung như các hàng hoá khác thì thực phẩm đòi hỏi phải có nghiệp vụ riêng. Hàng thực phẩm phải được đảm bảo về mặt chất lượng trong quá trình sản xuất, đóng gói, kiểm tra, giao nhận, vận chuyển, bảo quản. Hàng hoá khi nhập về, Công ty có thể huy động tiềm lực nội bộ vận chuyển hàng hoá về kho hoặc có thể thuê ngoài nếu khối lượng lớn. Còn sản phẩm hàng hoá sản xuất chế biến thì được bảo quản ngay tại kho của xí nghiệp. Tại các kho trạm, hàng hoá sản phẩm tuỳ theo đặc tính tính chất mà có sự bảo quản, trông coi sử dụng các thiết bị khác nhau. Rượu bia thì phải được cất giữ ở những nơi thông thoáng, bánh kẹo để nơi khô ráo, các loại khác như thực phẩm chế biến, thủy sản chế biến thì có các thiết bị đặc biệt để bảo quản nhằm đảm bảo lượng hàng hoá khi bán cho người tiêu dùng. Như vậy, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là thực phẩm, đây cũng là một lĩnh vực lớn đầy tiềm năng. Người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu cao đối với mặt hàng thuộc lĩnh vực thực phẩm do đời sống của họ ngày càng được nâng cao. Nhu cầu của họ đa dạng phong phú không chỉ quan tâm đến chất lượng hàng hoá, giá cả hàng hoá mà cả về thời gian cũng như sự tiện lợi khi sử dụng, bao bì, mẫu mã. Điều này cũng mở ra cho Công ty nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng nhiều thức thức đòi hỏi Công ty một sự nhanh nhạy, khéo léo và niềm tin vào khả năng của mình.  II. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty thực phẩm miền Bắc (1999 - 2001). 1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thực phẩm miền Bắc (1999 - 2001). Sau bốn năm sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và định hướng mục tiêu kinh doanh của Công ty, hoạt động kinh doanh sản xuất của công đã có một số thành quả đáng khích lệ nhất là ba năm gần đây 1999 - 2001. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong ba năm qua (1999 - 2001) ta có những nhận xét sau: + Kể từ khi sát nhập lại thành Công ty thực phẩm miền Bắc, doanh thu Công ty đạt mức cao nhất là 938,3 tỷ đồng (năm 2001), doanh thu năm 1999 là 670,8 tỷ đồng. Năm 2000, doanh thu của Công ty giảm xuống 634 tỷ đồng, giảm 5,49% tương ứng với mức giảm tuyệt đối là 36,8 tỷ đồng. Năm 2000, luật thuế VAT có hiệu lực, giá bán hàng tăng làm giảm một phần nhu cầu trong nước. Năm 2001, doanh thu của Công ty tăng đột biến, tăng lên 938,3 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2000, mức tăng tuyệt đối là 304,3 tỷ đồng. Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thực phẩm miền Bắc (1999 - 2001) Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tổng doanh thu Tỷ đồng 500 670,8 430 634 474 938,32 -5.49 -36,8 47 304,32 Tổng nộp NSNN Triệu đồng 23737 30215,8 11472 11988,1 15260 30208,4 -60,33 -18227,7 151,98 18220,3 Lợi nhuận Triệu đồng 648 1940 2147 199,38 1292 10,67 207 Tổng kim ngạch XK 1000 USD 2000 1092,5 2000 2780 4700 13485 154,46 -1687,5 385,07 10705 Tổng kim ngạch NK 1000 USD 6600 4934,5 2000 1430 1782 1055 -71,02 -3504,5 -26,22 -26,22 Đầu tư XDCB Triệu đồng 18978 1300 1527 -93,15 -17678 17,46 227 Tổng số lao động Người 648 840 1026 29,63 192 22,14 186 Lương bình quân một người 1000đ/tháng 555 642 873 15,68 87 35,98 231 Doanh thu năm 2001 tăng chủ yếu là do doanh thu là xuất khẩu. Doanh thu xuất khẩu năm 2001 là 202,2 tỷ đồng, tăng 418,46% so với năm 2000, mức tăng tuyệt đối là 163,2 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng trên thị trường nội địa năm 2001 là 691 tỷ, tăng 25%, tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 142 tỷ đồng. Doanh thu xuất khẩu và doanh thu bán hàng trên thị trường nội địa tăng, thể hiện những cố gắng của Công ty trong việc đẩy mạnh tiêu thụ, tìm kiếm thị trường. Bảng 2: Cơ cấu doanh thu của Công ty thực phẩm miền Bắc (tỷ đồng). Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Tổng doanh thu 670,8 634 938,3 Bán hàng trên thị trường nội địa 634,5 549 691 Doanh thu từ xuất khẩu 15,3 39 202,2 Doanh thu từ dịch vụ 7,1 9 4,1 Doanh thu từ sản xuất 13,9 37 41 + Nộp ngân sách: Những năm vừa qua, Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch nộp ngân sách. Năm 1999 nộp ngân sách của Công ty là 30215,8, đạt 127,29% so với kế hoạch. Năm 2000, tổng nộp ngân sách nhà nước của Công ty là 11988,1 triệu đồng, đạt 104,50% kế hoạch. Mức đóng góp của Công ty vào ngân sách nhà nước năm 2001 là 30. 208,4 triệu đồng, đạt 197,96% so với kế hoạch đề ra năm 2001. Chiếm tỷ trọng lớn trong mức nộp là thuế giá trị gia tăng và thuế xuất nhập khẩu. + Lợi nhuận: Tuy doanh thu hàng năm không đều, song lợi nhuận hàng năm của Công ty tăng. Năm 1999, lợi nhuận của Công ty là 648 triệu đồng. Năm 2000, lợi nhuận tăng lên 1940 triệu đồng, tăng 199% so với năm 1999, mức tăng tuyệt đối là 1292 triệu đồng. Năm 2001, lợi nhuận của Công ty là 2147 triệu đồng, tăng 10,67% so với năm 2000, tương ứng với 207 triệu đồng; Tăng 231,33% so với năm 1999, tương ứng với 1499 triệu đồng. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu rất thấp, tỷ suất của từng năm 1999, 2000, 2001 lần lượt là 0,096%; 0,3% và 0,23%. Do vậy, Công ty phải kiểm tra đánh giá lại các sản phẩm đầu vào sao cho hạ giá đầu vào mà vẫn bảo đảm quá trình sản xuất kinh doanh; giảm bớt tối thiểu các chi phí trong quá trình hoạt động, quản lý tốt sự lưu chuyển nguồn vốn trong Công ty để gia tăng lợi nhuận. + Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng đều qua các năm. Công ty tham gia xuất khẩu trong vài năm trở lại đây, song với nỗ lực tìm kiếm bạn hàng, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, Công ty đã tham gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể là năm 1999, kim ngạch xuất khẩu là 1092,5 nghìn USD, sang năm 2000, kim ngạch xuất khẩu tăng lên 2780 nghìn USD, tăng 154,46% so với năm 1999, tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 1687,5. Năm 2001, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, tổng kim ngạch xuất khẩu là 13480 nghìn USD, tăng 385, 07% so với năm 2000, tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 10705 nghìn USD. Ngược lại kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Công ty giảm. Từ 4934,5 nghìn USD năm 1999, sang năm 2000, tổng kim ngạch nhập khẩu chỉ là 1430 nghìn USD, giảm 71,02% so với năm 1999, tương ứng với 3504,5 nghìn USD. Kim ngạch nhập khẩu năm 2001 của Công ty là 1055 nghìn USD, giảm 26,22% so với năm 2000, giảm một lượng là 375 nghìn USD. + Đầu tư xây dựng cơ bản: Năm 1999 là năm mà Công ty đã bỏ ra một số tiền rất lớn, chủ yếu là đầu tư dây chuyền sản xuất bánh quy cao cấp nhập từ Đức và dây chuyền sản xuất rượu vang. Do đó đầu tư xây dựng cơ bản năm 1999 là 18,978 tỷ đồng, còn các năm 2000, 2001 đầu tư không đáng kể. Năm 2000, đầu tư xây dựng cơ bản là 1300 triệu đồng, giảm 93,15% so với năm 1999, lượng giảm tuyệt đối là 17678 triệu đồng, đầu tư xây dựng cơ bản năm 2001 là 1026 triệu đồng, tăng 22,14% so với năm 2000, tương ứng với lượng tăng là 186 triệu đồng. + Tổng số lao động trong Công ty tăng dần hàng năm chứng tỏ Công ty có xu hướng phát triển mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Số lao động năm 1999 là 648 người, sang năm 2000, số lao động trong Công ty là 840 người, tăng 29,63%, mức tăng tuyệt đối so với năm 1999 là 87 người. Năm 2001, số lao động tiếp tục tăng lên 1026 người, tăng 22,14% so với năm 2000, tương ứng với 186 người. Hiện nay Công ty vẫn tiếp tục tuyển người cho bộ phận tiếp thị sản phẩm và tuyển thêm người trong đội xe vận tải của Công ty. + Mức lương bình quân đầu người: Mặc dù số lao động trong Công ty tăng, song mức lương bình quân của Công ty không giảm. Lãnh đạo Công ty thực phẩm miền Bắc đã ý thức được rằng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên sẽ nâng cao trách nhiệm của họ đối với công việc. Mức lương bình quân ở Công ty năm 1999 là 555 nghìn đồng/người, năm 2000 tăng lên 642 nghìn đồng/người, tăng 15,68% tương ứng với 87 nghìn đồng. Năm 2001 tuy mức lương bình quân trong Công ty khá cao, đạt 873 nghìn đồng/người, tăng 35,98 % tương ứng 231 nghìn đồng so với năm 2000, tăng 57,30% tương ứng 318 nghìn đồng so với năm 1999. Điều này chứng tỏ mức sống cán bộ công nhân viên Công ty ngày càng được nâng cao. Chế độ hạch toán độc lập với từng đơn vị thành viên góp phần thủ tiêu tư tưởng ỷ lại từ thời kỳ bao cấp của một số nhân viên, gắn trách nhiệm với quyền lợi, tạo động lực cho từng cá nhân, từng đơn vị thành viên. Bảng 3: Tình hình bảo toàn và phát triển vốn qua các năm của Công ty Thực phẩm miền Bắc. Đơn vị: Triệu đồng. Năm Tổng vốn Vốn cố định Vốn lưu động Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1999 19560 3825 19,56 15735 80,44 2000 21091 4754 22,54 16337 77,76 2001 22008 4754 21,60 17254 78,40 Nhận xét: Tổng số vốn của Công ty tăng đều qua các năm, Công ty đã có nguồn vốn tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. Tỷ trọng vốn cố định các năm đều thấp hơn 25% tỷ trọng vốn lưu động của Công ty lớn hơn 75%, điều này là phù hợp, bởi vì chức năng chủ yếu của Công ty là kinh doanh. Năm 1997, do được sát nhập bởi các đơn vị làm ăn thua lỗ, để lại khoản nợ khổng lồ trên 10 tỷ đồng, đây là một trong những điều kiện khó khăn cho Công ty. Nguồn vốn chủ yếu của Công ty là vốn ngân sách do nhà nước cấp và vốn vay ngân hàng. * Kết luận chung: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong ba năm qua (1999 - 2001) có nhiều biến chuyển tốt, giải quyết dần nợ cũ của Công ty. Doanh thu và lợi nhuận đều tăng, tuy nhiên lợi nhuận còn quá thấp so với doanh thu. Công ty đã có nhiều nỗ lực mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, đóng góp vào ngân sách nhà nước của Công ty tăng lên. Tuy nhiên Công ty cần tìm thêm các bạn hàng nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài, hoàn thiện nhập khẩu nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 2. Tình hình hàng hoá nhập khẩu. Dựa vào bảng sau, có thể rút ra một số nhận xét về sự biến động của từng mặt hàng qua các năm. Đồng thời có thể nhận xét về tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của từng hàng hoá trong tổng kim ngạch nhập khẩu. a. Rượu: Mặc dù hiện nay trong nước đã có nhiều loại rượu như vang Thăng Long, vang Hữu Nghị, Nếp mới... Tuy nhiên Công ty vẫn tiến hành nhập khẩu một số loại rượu từ Pháp, Singapore, Nhật Bản. Các loại rượu mà Công ty thường nhập khẩu có thể kể đến rượu vang Bordeaux, Napoleon, Jonie Walker... khoảng 10 - 15 loại. Những loại rượu nhập khẩu này để phục vụ nhu cầu cho người nước ngoài ở Việt Nam, hoặc các nhà hàng, khách sạn, vũ trường... cũng có người mua để làm quà biếu, quà tặng... Nhìn chung tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu rượu không lớn lắm, chỉ chiếm từ 5% - 9% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Công ty. Kim ngạch nhập khẩu các loại rượu năm 1999 của Công ty là 268,3 nghìn USD. Năm 2000, tổng giá trị nhập khẩu các loại rượu là 95,9 nghìn USD, giảm 172,4 nghìn USD so với năm 1999. Năm 2001 số giảm ít hơn, chỉ là 7,3 nghìn USD giảm 7,61% so với năm 2000. Rượu được xếp vào nhóm hàng xa xỉ phẩm nên không được khuyến khích nhập, mặt khác nhập khẩu rượu sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Tổng Công ty rượu Việt Nam. Mặt hàng rượu giảm là do nhu cầu trong nước đã ngày càng giảm, mặt khác đây là mặt hàng trong nước có thể sản xuất. b. Sữa bột: Sữa bột là mặt hàng kinh doanh nhập khẩu có triển vọng của Công ty. Năm 1999, giá trị nhập khẩu chỉ mới là 26,7 nghìn USD đạt tỉ trọng 0,54%. Sang năm 2000, tuy tổng kim ngạch nhập khẩu toàn Công ty giảm song giá trị nhập khẩu mặt hàng này lại tăng lên 86,5 nghìn USD, đạt Bảng 4: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu qua các năm (1999 - 2001) STT Mặt hàng 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 Giá trị NK (1000USD) Tỷ trọng (%) Giá trị NK (1000USD) Tỷ trọng (%) Giá trị NK (1000USD) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 Rượu 268,3 5,43 95,9 6,7 88,6 8,4 -172,4 -64,26 -7,3 -7,61 2 Sữa bột 26,7 0,54 86,5 6,05 175,9 16,67 59,8 223,97 89,4 103,35 3 Đường 1210 24,52 4 Dầu ăn 534,4 10,83 70,9 14,96 36,7 3,48 -463,5 -86,73 -34,2 -48,24 5 Malt 2590,3 52,49 407,0 28,46 78,9 7,48 -2183,3 -84,29 -328,1 -80,61 6 Bột mì 304,8 6,18 769,7 53,83 674,9 63,97 464,9 152,53 -94,8 -12,32 Tổng 4934,5 100 1430,5 100 1055,0 100 -3504,5 -71,02 -375 -26,22 mức tăng là 223,97% tương ứng với khối lượng tăng tuyệt đối là 59,8 nghìn USD. Tỷ trọng nhập khẩu năm 2000 trong tổng kim ngạch có nhiều thay đổi, chiếm 6,05%. Năm 2001, mặc dù tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tiếp tục giảm song giá trị nhập khẩu mặt hàng này vẫn tăng lên 175,9, tăng 103,05% tương ứng với mức tăng là 89,4 nghìn USD. So với năm 1999 thì kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này lại tăng 558,8%, tương ứng với mức tăng là 149,2 nghìn USD. Các sản phẩm sữa bột của Công ty như sữa Snow nhập từ New Zealand, và từ ấn Độ, Nhật Bản. Hiện nay sản lượng chế biến trong nước là 80 nghìn tấn/năm bao gồm sữa đậu, sữa bột, sữa tươi, sữa chua và sữa đậu nành. Trong lúc đó, nhu cầu về sữa được ước tính là 200 nghìn tấn/năm. Trong đề án công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn soạn thảo, Việt Nam sẽ đầu tư thêm các nhà máy ở Lâm Đồng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hoá và Hà Nội, để nâng sản lượng lên 500 nghìn tấn vào năm 2010. Do đó trong thời gian tới Việt Nam vẫn phải nhập khẩu sữa phục vụ cho nhu cầu trong nước. c. Đường: Mặt hàng đường, Công ty chỉ nhập khẩu để kinh doanh từ năm 1999 trở về trước. Năm 1999 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này là 1210 nghìn USD chiếm tỉ trọng 24,52% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 1999. Sang năm 2000, sản lượng đường sản xuất trong nước tăng nhanh, nhu cầu tiêu dùng lại tăng chậm, tình hình nhập lậu sản phẩm đường qua biên giới tăng mạnh bán với giá thấp. Lượng cung lớn hơn cầu khiến cho lượng đường nhập khẩu của Công ty bị tồn đọng hơn 3000 tấn. Sang năm 2000 và 2001, Công ty thực phẩm miền Bắc đã chuyển sang xuất khẩu đường. Hiện nay đường đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty. d. Dầu ăn: Kim ngạch nhập khẩu dầu ăn hàng năm của Công ty giảm dần. Dầu ăn cũng là mặt hàng mà nước ta có thể sản xuất được. Năm 1999, kim ngạch nhập khẩu là 534,4 nghìn USD, chiếm tỉ trọng 10,83%. Năm 2000, giá trị nhập khẩu giảm đột ngột chỉ còn 70,9 nghìn USD giảm 86,73% tương ứng với lượng giảm 463,5 nghìn USD. Tuy nhiên tỉ trọng nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2000 vẫn khá lớn chiếm 14,96% do tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2000 giảm mạnh. Năm 2001 giá trị nhập khẩu giảm xuống chỉ còn 36,7 nghìn USD, giảm 48,94% mức giảm tuyệt đối là 34,2 nghìn USD. Hiện nay ở Việt Nam ngoài Công ty dầu Tường An, còn có những sản phẩm dầu Neptune, dầu Marvella... Việt Nam hiện có hơn hai nhà máy tinh luyện hiện đại, công suất 66.500 tấn/năm. Nhận định được tình hình đó, Công ty thực phẩm miền Bắc không đưa dầu ăn vào danh mục hàng hoá ưu tiên nhập khẩu. e. Malt: Malt là loại nguyên liệu dùng để sản xuất bia. Malt chủ yếu được nhập khẩu từ Đan Mạch, Pháp, Đức, Australia, Singapore. Năm 1999 kim ngạch nhập khẩu khá lớn 2590,3 nghìn USD chiếm tỉ trọng 52,49%. Tuy nhiên năm 2000 giá trị nhập khẩu mặt hàng này giảm mạnh chỉ còn 407,0 nghìn USD giảm 84,29% tương ứng với mức giảm 2183,3 nghìn USD. Năm 2001 Công ty chỉ nhập khẩu trong ba tháng đầu năm đạt giá trị 78,9 nghìn USD giảm 90,61% so với năm 2000, mức giảm tuyệt đối l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11544.DOC
Tài liệu liên quan