Luận án Nghiên cứu biến đổi miễn dịch và hiệu quả điều trị tấn công bệnh nhân viêm thận lupus có sử dụng mycophenolate mofetil

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ xii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3

 1.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ BỆNH SLE VÀ VIÊM

THẬN LUPUS 3

 1.1.1. Lịch sử về sự phát triển của bệnh lupus ban đỏ

hệ thống 3

 1.1.2. Chẩn đoán bệnh SLE và viêm thận lupus 4

 1.1.3. Dịch tễ học và tiên lượng viêm thận lupus 9

 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh viêm thận lupus 10

 1.1.5. Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và tổn thương mô bệnh học viêm thận lupus 21

 1.2. ĐIỀU TRỊ SLE VÀ VIÊM THẬN LUPUS 29

 1.2.1. Điều trị SLE 29

 1.2.2. Điều trị viêm thận lupus 34

 1.3. NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM THẬN LUPUS TẠI

VIỆT NAM 45

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47

 2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 47

 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 47

 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 47

 2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 47

 

docx211 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu biến đổi miễn dịch và hiệu quả điều trị tấn công bệnh nhân viêm thận lupus có sử dụng mycophenolate mofetil, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐT (n=44) Sau ĐT (n=21) P Ferritine (ng/l) 25% 254,55 85,44 0,001 Trung vị 673,75 161,3 75% 1227,25 285,3 Min 36,82 1 Max 4998 770 Do tính phân bố không chuẩn của biến ferritine nên chúng tôi tiến hành phân tích sự khác biệt trước và sau điều trị biến này bằng kiểm định Wilcoxon, kết quả chúng tôi quan sát thấy ferrtine sau 6 tháng điều trị giảm có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Bảng 3.31. Biến đổi globuline sau điều trị 3 tháng Biến số Trước ĐT (n=37) Sau ĐT (n=15) P IgG (ng/l) 25% 755,5 878 0,445 Trung vị 1108 978 75% 1375 1165 Min 517 635 Max 2696 1400 Do tính phân bố không chuẩn của biến IgG nên chúng tôi tiến hành phân tích sự khác biệt trước và sau điều trị biến này bằng kiểm định Wilcoxon, kết quả chúng tôi quan sát thấy IgG sau 3 tháng điều trị biến đổi không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Bảng 3.32. Biến đổi globuline sau điều trị 6 tháng Biến số Trước ĐT (n=37) Sau ĐT (n=15) P IgG (ng/l) 25% 755,5 926,25 0,937 Trung vị 1108 1132 75% 1375 1400,75 Min 517 786 Max 2696 2002 Do tính phân bố không chuẩn của biến IgG nên chúng tôi tiến hành phân tích sự khác biệt trước và sau điều trị biến này bằng kiểm định Wilcoxon, kết quả chúng tôi quan sát thấy IgG sau 6 tháng điều trị biến đổi không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ % kháng thể kháng nhân biến đổi sau điều trị Tỷ lệ bệnh nhân xét nghiệm kháng thể ANA dương tính giảm dần sau điều trị 3 tháng và 6 tháng lần lượt là 93,7% và 82,9%. Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ % kháng thể kháng chuỗi kép biến đổi sau điều trị Tỷ lệ bệnh nhân xét nghiệm kháng thể kháng dsDNA dương tính giảm dần sau điều trị 3 tháng và 6 tháng lần lượt là 70,7% và 25,7%. Bảng 3.33. Biến đổi kháng thể sau điều trị 3 tháng Biến số Trước ĐT (n=40) Sau ĐT (n=40) p Kháng thể ANA (OD) 25% 2,09 1,8 0,014 Trung vị 2,93 2,54 75% 5,56 2,97 Min 0,65 0,5 Max 10 10 x̅ ± SD 3,93 ±2,72 3,07 ± 2,23 Biến số Trước ĐT (n=40) Sau ĐT (n=40) p Kháng thể kháng dsDNA (UI/ml) 25% 69,91 45,45 < 0,001 Trung vị 150 81,48 75% 276,27 126 Min 11,15 10 Max 590,73 684,5 x̅ ± SD 185,46 ±149,63 97,00 ± 106,98 Do tính phân bố không chuẩn của biến kháng thể ANA và kháng thể kháng DsDNA nên chúng tôi tiến hành phân tích sự khác biệt trước và sau điều trị biến này bằng kiểm định Wilcoxon, kết quả chúng tôi quan sát thấy kháng thể ANA và kháng thể kháng DsDNA sau 3 tháng điều trị giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.34. Biến đổi kháng thể sau điều trị 6 tháng Biến số Trước ĐT (n=37) Sau ĐT (n=35) p Kháng thể ANA (OD) 25% 2,03 1,3 0,08 Trung vị 2,71 1,82 75% 3,7 2,8 Min 0,65 0,7 Max 10 9,1 x̅ ± SD 3,56 ± 2,43 2,65 ± 2,34 Biến số Trước ĐT (n=37) Sau ĐT (n=35) p Kháng thể kháng dsDNA (UI/ml) 25% 82,89 20,6 < 0,001 Trung vị 150 25,7 75% 294,95 59,42 Min 11,15 10 Max 590,73 327,24 x̅ ± SD 197,45 ± 151,29 52,60 ± 66,25 Do tính phân bố không chuẩn của biến kháng thể ANA và kháng thể kháng DsDNA nên chúng tôi tiến hành phân tích sự khác biệt trước và sau điều trị biến này bằng kiểm định Wilcoxon, kết quả chúng tôi quan sát thấy kháng thể ANA sau điều tri 6 tháng giảm không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Tuy nhiên kháng thể kháng DsDNA sau 6 tháng điều trị giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.3. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TÁN CÔNG VIÊM THẬN LUPUS CÓ SỬ DỤNG MMF VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA BIẾN ĐỔI MIỄN DỊCH VỚI ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ 3.3.1. Hiệu quả điều trị tấn công viêm thận lupus có sử dụng MMF Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng sau điều trị 3 tháng và 6 tháng Sau điều trị 3 tháng, có 42 bệnh nhân tuân thủ điều trị với tỷ lệ đáp ứng điều trị là 83,4%, trong đó đáp ứng điều trị hoàn toàn là 40,5% và đáp ứng điều trị một phần là 42,9%, còn 16,6% bệnh nhân không đáp ứng điều trị. Sau điều trị 6 tháng, có 38 bệnh nhân tuân thủ điều trị với tỷ lệ đáp ứng điều trị tăng là 89,5%, trong đó đáp ứng điều trị hoàn toàn tăng lên 57,9% và đáp ứng điều trị một phần là 31,6%, còn 10,5% bệnh nhân không đáp ứng điều trị. Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ bệnh nhân gặp các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị Tác dụng phụ hay gặp do MMF được quan sát trong nghiên cứu của chúng tôi là viêm mô tế bào và zona thần kinh cùng chiếm 4,9%, giảm bạch cầu gặp 2,4%, các tác dụng phụ khác chưa quan sát thấy trong nghiên cứu này. 3.3.2. Mối liên quan giữa biến đổi miễn dịch với mức độ đáp ứng điều trị Bảng 3.35. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 3 tháng với một số yếu tố lâm sàng Biến số Đáp ứng ĐT (%) OR (95%CI) P Thời gian chẩn đoán viêm thận lupus < 12 tháng (n=33) 84,8 1,6 (0,25 -10,04) 0,631 ≥12 tháng (n=9) 77,8 Giới Nam (n=3) 33,3 0,074 (0,006-0,968) 0,067 Nữ (n=39) 87,2 Thể lâm sàng HCTH (n=17) 70,6 0,209 (0,035-1,240) 0,099 Không HCTH (n=25) 92,0 Tình trạng tăng HA Tăng HA (n=13) 92,3 3,13 (0,337-29,086) 0,405 Không (n=29) 79,3 Thời gian chẩn đoán viêm thận lupus trước và sau 12 tháng không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 3 tháng, với p > 0,05. Tình trạng giới của bệnh nhân nghiên cứu không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 3 tháng, với p > 0,05. Thể lâm sàng viêm thận lupus có hội chứng thận hư và không có hội chứng thận hư không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 3 tháng, với p > 0,05. Tình trạng tăng HA không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 3 tháng, với p > 0,05. Bảng 3.36. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 6 tháng với một số yếu tố lâm sàng Biến số Đáp ứng ĐT (%) OR (95%CI) P Thời gian chẩn đoán viêm thận lupus < 12 tháng (n=31) 90,3 1,556 (0,137-17,649) 1 ≥12 tháng (n=7) 85,7 Giới Nam (n=4) 50,0 0,063 (0,006-0,707) 0,047 Nữ (n=34) 94,1 Thể lâm sàng HCTH (n=14) 85,7 0,545 (0,068- 4,376) 0,616 Không HCTH (n=24) 91,7 Tình trạng tăng HA Tăng HA (n=10) 100 1,167 (1,003-1,357) 0,556 Không (n=28) 85,7 Thời gian chẩn đoán viêm thận lupus trước và sau 12 tháng không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 6 tháng, với p > 0,05. Tình trạng giới nam của nhóm bệnh nhân nghiên cứu đáp ứng điều trị sau 6 tháng kém hơn giới nữ, với p < 0,05. Thể lâm sàng viêm thận lupus có hội chứng thận hư và không có hội chứng thận hư không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 6 tháng, với p > 0,05. Tình trạng tăng HA không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 6 tháng, với p > 0,05. Bảng 3.37. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 3 tháng với chỉ số hoạt động của bệnh SLEDAI Biến số Đáp ứng ĐT (%) OR (95%CI) P Chỉ số SLEIDAI (điểm) <10 (n=2) 50,0 0,182 (0,010-3,321) 0,316 ≥10 (n=39) 84,6 Bệnh nhân có chỉ số hoạt động SLEDAI cao hay thấp không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 3 tháng với p > 0,05. Bảng 3.38. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 6 tháng với chỉ số hoạt động của bệnh SLEDAI Biến số Đáp ứng ĐT (%) OR (95%CI) P Chỉ số SLEIDAI (điểm) <10 (n=2) 50,0 0,091 (0,004-1,850) 0,202 ≥10 (n=36) 91,7 Bệnh nhân có chỉ số hoạt động SLEDAI cao hay thấp không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 6 tháng với p > 0,05. Bảng 3.39. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 3 tháng với hemoglobine Biến số Đáp ứng ĐT (%) OR (95%CI) P Hemoglobine (g/l) <120 (n=31) 87,1 1,929 (0,291-12,766) 0,602 >120 (n=9) 77,8 Bệnh nhân thiếu máu không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 3 tháng với p > 0,05. Bảng 3.40. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 6 tháng với hemoglobine Biến số Đáp ứng ĐT (%) OR (95%CI) P Hemoglobine (g/l) <120 (n=29) 93,1 1,929 (0,152-24,462) 0,530 >120 (n=8) 87,5 Bệnh nhân thiếu máu không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 6 tháng với p > 0,05. Bảng 3.41. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 3 tháng với mức lọc cầu thận Biến số Đáp ứng ĐT (%) OR (95%CI) P MLCT <60ml/phút (n=12) 100 0,793 (0,659-0,955) 0,156 ≥60ml/phút (n=29) 79,3 MLCT không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 3 tháng với p> 0,05. Bảng 3.42. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 6 tháng với mức lọc cầu thận Biến số Đáp ứng ĐT (%) OR (95%CI) P MLCT <60ml/phút (n=9) 100 0,862 (0,745-0,997) 0,554 ≥60ml/phút (n=29) 86,2 MLCT không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 6 tháng với p> 0,05. Bảng 3.43. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 3 tháng với một số yếu tố sinh hoá máu Biến số Đáp ứng ĐT (%) OR (95%CI) P Cholesterol (mmol/l) ≥5,2 (n=23) 82,6 0,528 (0,051-5,427) 1,0 < 5,2 (n=10) 90,0 Albumin (g/l) ≤30 (n=24) 87,5 1,750 (0,304-10,075) 0,658 >30 (n=15) 80,0 C3 (g/l) < 0,9 (n=35) 85,7 6 (0,681-52,900) 0,141 ≥ 0,9 (n=4) 50 C4 (g/l) < 0,1 (n=28) 85,7 2,250 (0,412-12,284) 0,379 ≥ 0,1 (n=11) 72,7 Ferritine (ng/l) ≥ 400 (n=23) 91,3 1,167 (0,093-14,562) 1,0 < 400 (n=10) 90,0 Cholesterol máu không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 3 tháng với p > 0,05. Albumin không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 3 tháng với p > 0,05. Bổ thể C3 và C4 không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 3 tháng với p > 0,05. Ferritine không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 3 tháng với p > 0,05. Bảng 3.44. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 6 tháng với một số yếu tố sinh hoá máu Biến số Đáp ứng ĐT (%) OR (95%CI) P Cholesterol (mmol/l) ≥5,2 (n=20) 95 5,429 (0,423-69,670) 0,220 < 5,2 (n=9) 77,8 Albumin (g/l) ≤30 (n=22) 90,9 1,667 (0,207-13,428) 0,634 >30 (n=14) 85,7 C3 (g/l) < 0,9 (n=31) 90,3 3,111 (0,241-40,135) 0,399 ≥ 0,9 (n=4) 75,0 C4 (g/l) < 0,1 (n=26) 92,3 3,429 (0,406-28,942) 0,268 ≥ 0,1 (n=9) 77,8 Ferritin (ng/l) ≥ 400 (n=20) 90 0,900 (0,778-1,042) 1 < 400 (n=9) 100 Cholesterol máu không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 6 tháng với p > 0,05. Albumin không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 6 tháng với p > 0,05. Bổ thể C3 và C4 không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 6 tháng với p > 0,05. Ferritine không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 6 tháng với p > 0,05. Bảng 3.45. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 3 tháng với một số kháng thể Biến số Đáp ứng ĐT (%) OR (95%CI) P Kháng thể kháng DsDNA dương tính (n=31) 83,9 1,486 (0,236-9,355) 0,645 âm tính (n=9) 77,8 Kháng thể Sm dương tính (n=5) 100 0,667 (0,447-0,995) 0,261 âm tính (n=12) 66,7 KTKD dương tính (n=8) 87,5 1,167 (0,089-15,321) 1,0 âm tính (n=14) 85,7 Kháng thể kháng DsDNA, kháng thể Sm và KTKĐ không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 3 tháng với p > 0,05. Bảng 3.46. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 6 tháng với một số kháng thể Biến số Đáp ứng ĐT (%) OR (95%CI) P Kháng thể kháng DsDNA dương tính (n=30) 93,3 5,600 (0,634-49,477) 0,155 âm tính (n=7) 71,4 Kháng thể Sm dương tính (n=4) 100 0,833 (0,647-1,073) 1 âm tính (n=12) 83,3 KTKD dương tính (n=8) 87,5 0,636 (0,034-11,909) 1 âm tính (n=12) 91,7 Kháng thể kháng DsDNA, kháng thể Sm và KTKĐ không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 6 tháng với p > 0,05. Bảng 3.47. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 3 tháng với nước tiểu 24 giờ Biến số Đáp ứng ĐT (%) OR (95%CI) P Protein niệu 24 giờ (g/24 giờ) ≥ 3,5 (n=15) 93,3 4,000 (0,433-36,917) 0,390 < 3,5 (n=27) 77,8 Protein niệu 24 giờ không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 3 tháng với p > 0,05. Bảng 3.48. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 6 tháng với nước tiểu 24 giờ Biến số Đáp ứng ĐT (%) OR (95%CI) P Protein niệu 24 giờ (g/24 giờ) ≥ 3,5 (n=13) 92,3 1,636 (0,153-17,504) 1 < 3,5 (n=25) 88 Protein niệu 24 giờ không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 6 tháng với p > 0,05. Bảng 3.49. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 3 tháng với thể viêm thận lupus, sinh thiết thân Biến số Đáp ứng ĐT (%) OR (95%CI) P Thể viêm cầu thận lupus nhóm III, IV (n=21) 85,7 0,857 (0,720-1,021) 1 nhóm V, VI (n=4) 100 Sinh thiết thận Có (n=26) 84,6 0,364 (0,026-5,026) 0,446 Không (n=3) 66,7 Thể viêm thận lupus không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 3 tháng với p > 0,05. Không có sự tương quan giữa nhóm bệnh nhân được sinh thiết và không được sinh thiết với đáp ứng điều trị sau 3 tháng với p > 0,05. Bảng 3.50. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 6 tháng với viêm thận lupus tăng sinh, sinh thiết thân Biến số Đáp ứng ĐT (%) OR (95%CI) P Viêm cầu thận lupus tăng sinh nhóm III, IV (n=16) 87,5 0,875 (0,727-1,053) 1 nhóm V, VI (n=4) 100 Sinh thiết thận Có (n=21) 90,5 0,211 (0,013-3,490) 0,343 Không (n=3) 66,7 Thể viêm thận không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 6 tháng với p > 0,05. Không có sự tương quan giữa nhóm bệnh nhân được sinh thiết và không được sinh thiết với đáp ứng điều trị sau 6 tháng với p > 0,05. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 4.1.1. Tuổi và giới Đặc điểm về tuổi Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 56 đối tượng bệnh nhân được chẩn đoán viêm thận lupus tại Trung tâm Dị ứng – MDLS Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5 năm 2015 tới tháng 6 năm 2018. Trong đó có 42 bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị sau 12 tuần chiếm 75% và 38 bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị sau 24 tuần chiếm 67,86%. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 15 tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 69 tuổi, tuổi trung bình là 30,21 ± 10,68 (tuổi), nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi dưới 40 tuổi với tỷ lệ 89,2%. Sự khởi phát của bệnh SLE bị ảnh hưởng bởi tuổi theo nhiều cách khác nhau, điều này đã có nhiều y văn lý giải. Nhóm tuổi hay gặp nhất của bệnh nhân SLE chính là nhóm tuổi sinh đẻ, hiện tượng này được giải thích do nhiều yếu tố, tuy nhiên yếu tố có vai trò mạnh mẽ hơn cả chính là sự thay đổi hormone estrogen và prolactin trong giai đoạn dậy thì và sinh đẻ gây khởi phát bệnh, trong đó androgens lại có tác dụng bảo vệ [68]. Sự thay đổi của nhóm hormone này đã được chứng minh có vai trò khởi phát cũng như gây ra đợt cấp của bệnh nhân SLE không chỉ liên quan tới sự thay đổi hormone một cách tự nhiên khi tới tuổi dậy thì hay sinh đẻ, mà ngay cả với những bệnh nhân phải điều trị liệu pháp hormone cũng làm tăng nguy cơ khởi phát và đợt cấp SLE. Một số tác giả tại Việt nam đã công bố lứa tuổi hay gặp nhất ở bệnh nhân viêm thận lupus tương đồng với kết quả của chúng tôi, như tác giả Phạm Huy Thông và cộng sự [69] nghiên cứu trên 30 bệnh nhân viêm thận lupus cho thấy bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm 89,9%. Hoàng Trâm Anh và cộng sự [70] nghiên cứu đặc điểm tổn thương thận ở 438 bệnh nhân SLE cho thấy bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm 96,6%. So sánh với các nghiên cứu tại nước ngoài chúng tôi thấy, nhóm tác giả Nasri. H. và cộng sự [71] nghiên cứu tại Pakistan ở 84 bệnh nhân viêm thận lupus từ năm 2008 tới năm 2014 cho kết quả tuổi trung bình là 32,7 ± 12 (tuổi). Tác giả Baqui. M.N. và cộng sự [72] nghiên cứu trên 34 bệnh nhân viêm thận lupus tại Bangladesh cho kết quả tuổi trung bình là 26 ± 11,97 (tuổi), một số nghiên cứu tại khu vực Châu Á như nhóm tác giả Shayakul. C. và cộng sự [73] nghiên cứu 569 bệnh nhân viêm thận lupus tại Thái Lan từ năm 1984 đến năm 1991 cho kết quả tuổi trung bình là 28 ± 10 tuổi. Tại Trung Quốc, nhóm tác giả Li. Q. và cộng sự [74] nghiên cứu trên 276 bệnh nhân viêm thận lupus có lắng đọng phức hợp miễn dịch trên sinh thiết thận cho kết quả tuổi trung bình là 32,06 ± 10,94 (tuổi) cao hơn tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi khá khiêm tốn so với nghiên cứu của nhóm tác giả Qiuyn. L. và cộng sự. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi và các nhóm tác giả đều nằm trong nhóm tuổi sinh đẻ như Rivera. F. và cộng sự [67] (26,3 ± 10,3 (tuổi)), tác giả Okpechi. I. G. và cộng sự [37] (31± 11,6 (tuổi)), tác giả Ahmed. N. và cộng sự [75] (31 ± 10,9 (tuổi)). Đặc điểm về giới Tỷ lệ nam: nữ trong nghiên cứu của chúng tôi là 1: 10,2. Điều gì lý giải sự khác biệt lớn về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ, nhiều nhà khoa học đã tìm kiếm bằng chứng để giải thích cho điều này. Một cơ sở dữ liệu đáng tin cậy cho tới thời điểm hiện tại gợi ý rằng yếu tố quan trọng đóng góp vào tỷ lệ bệnh tự miễn nói chung, và bệnh SLE nói riêng là giới [68]. Giới và đặc biệt là hormone giới tính giữ vai trò quan trọng cho việc hình thành và phát triển các hệ thống cơ quan trong suốt cuộc đời. Sự ảnh hưởng của hormone giới tính tới hệ miễn dịch là rất sâu sắc và lâu dài do chúng kiểm soát sự tăng trưởng và biệt hoá nhiều tế bào có thẩm quyền miễn dịch và nếu sự kiểm soát này có sai sót dù là mức độ phân tử cũng đủ gây ra tình trạng bệnh lý [68]. Ngoài vai trò của hormone giới tính lý giải sự khác biệt về tỷ lệ mắc giữ hai giới ở bệnh nhân SLE thì còn một giả thuyết khác có được sự đồng thuận mạnh mẽ là vai trò của nhiễm sắc thể giới tính. Nhiễm sắc thể giới tính X có vai trò quan trọng ở bệnh nhân SLE do đáp ứng miễn dịch với DNA có mối liên quan tới nhiễm sắc thể giới tính X. Những nghiên cứu gần đây trên đối tượng bệnh nhân đột biến gen, hội chứng Klinefelter (XXY) có nguy cơ mắc SLE cao hơn hội chứng Turner ( 45 XO), nghiên cứu này cho thấy nguy cơ mắc SLE ở hai nhóm đối tượng này có thể do số lượng nhiễm sắc thể giới tính X quyết định, sự kích hoạt bất thường của gen trên nhiễm sắc thể giới tính X đã được chứng minh là CD 40L hoặc tổ hợp gen Xq28. Thêm một điều trong nghiên cứu này đề cập tới là những người mang hai nhiễm sắc thể giới tính X sẽ tăng nguy cơ bộc lộ tổ hợp gen gây bệnh SLE hơn những người chỉ có một nhiễm sắc thể giới tính X [68]. Chính điều này đã lý giải tại sao bệnh nhân nữ lại có tỷ lệ mắc SLE cao hơn bệnh nhân nam. Tỷ lệ nam: nữ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có sự tương đồng với các nghiên cứu trước đó tại Việt nam. Tác giả Đỗ Thị Liệu và cộng sự [76] nghiên cứu trên 125 bệnh nhân viêm thận lupus từ năm 1991 đến năm 2000 cho thấy tỷ lệ nam: nữ là 1:12,6 tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy bệnh nhân viêm thận lupus gặp chủ yếu ở nữ tương tự với các nghiên cứu tại nước ngoài như, nhóm tác giả Nasri. H. và cộng sự [71] nghiên cứu tại Pakistan ở 84 bệnh nhân viêm thận lupus từ năm 2008 tới năm 2014 cho kết quả tỷ lệ nam: nữ là 1:4,6. Tỷ lệ bệnh nhân viêm thận lupus là nam trong nghiên cứu này khá cao so với nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác trên thế giới, tuy nhiên số lượng bệnh nhân viêm thận lupus là nữ vẫn chiếm ưu thế. Tác giả Baqui. M.N. và cộng sự [72] nghiên cứu trên 34 bệnh nhân viêm thận tại Bangladesh cho kết quả tỷ lệ nam: nữ là 1: 10,3. Một số nghiên cứu tại khu vực Châu Á như nhóm tác giả Shayakul. C. và cộng sự [73] nghiên cứu 569 bệnh nhân viêm thận lupus tại Thái Lan cho kết quả tỷ lệ nam: nữ bệnh nhân viêm thận lupus là 1: 9,5. Một số nghiên cứu khác cũng có cùng kết quả tương đương [77], [78], [79]. 4.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu Đặc điểm về tiền sử chẩn đoán viêm thận lupus Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian bệnh nhân trung bình được chẩn đoán lupus và viêm thận lupus tại thời điểm nghiên cứu lần lượt là 33,0 ± 43,5 (tháng) và 12,0 ± 20,4 (tháng), phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán sớm, với 75% bệnh nhân đã được chẩn đoán trước 1 năm. Việc chẩn đoán sớm và được điều trị sớm đóng vai trò quyết định về kết quả điều trị tổn thương viêm thận lupus, điều này được lý giải trong cơ chế bệnh sinh của viêm thận lupus, khi tổn thương viêm không được kiểm soát bằng thuốc, sẽ được các tế bào chống viêm huy động tới để giải quyết tình trạng viêm, nếu không được kiểm soát bằng thuốc ức chế miễn dịch thì quá trình này sẽ tái đi, tái lại nhiều lần và hình thành các ổ xơ hoá tại cầu thận, hậu quả là gây ra bệnh thận giai đoạn cuối. Do đó đã có nhiều chuyên gia khuyến cáo nên chẩn đoán tình trạng viêm thận lupus sớm và điều trị tích cực nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Nhiều tác giả tại Việt nam nghiên cứu về viêm thận lupus tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm kiếm được nghiên cứu nào báo cáo về tiền sử chẩn đoán SLE và viêm thận lupus tại thời điểm nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí y khoa. Tác giả nước ngoài cũng đề cập tới vấn đề này như nhóm tác giả Kim. H. R. và cộng sự [80] nghiên cứu hiệu quả của MMF ở 51 bệnh nhân viêm thận lupus tại Hàn Quốc được đăng tải năm 2004 cho thấy tiền sử bệnh nhân được chẩn đoán viêm thận trước khi được chỉ định MMF là 63,6 ± 52,8 (tháng), báo cáo của nhóm tác giả này cho thấy thời gian chỉ định MMF ở bệnh nhân viêm thận lupus tại Hàn Quốc khá muộn so với nghiên cứu của chúng tôi, điều này có thể được giải thích do thời điểm nghiên cứu của nhóm tác giả các đây 14 năm nên tại thời điểm đó bằng chứng hỗ trợ việc chỉ định MMF còn hạn chế, tại thời điểm hiện tại nghiên cứu của chúng tôi được sự hỗ trợ mạnh bởi các hướng dẫn điều trị trong nước và quốc tế cho việc chỉ định MMF điều trị viêm thận lupus, nên việc chỉ định sớm hơn. Một số đặc điểm lâm sàng và mức độ hoạt động của bệnh Thể lâm sàng tổn thương thận: Tổn thương thận lupus có nhiều thể lâm sàng khác nhau trên hình ảnh mô bệnh học sinh thiết thận như tổn thương viêm thận tối thiểu, viêm thận tiến triển cục bộ hoặc lan toả, viêm thận màng, xơ hoá hoàn toàn cầu thận [42]. Do đó mà có các biểu hiện lâm sàng cũng khác nhau như viêm thận lupus thể câm, viêm thận lupus đơn thuần, viêm thận lupus tiến triển nhanh, viêm thận lupus có hội chứng thận hư [81]. Trong nghiên cứu của chúng tôi quan sát thấy có 32,1% bệnh nhân viêm thận lupus có hội chứng thận hư. Trần Văn Vũ và cộng sự [82] nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, sinh hoá và miễn dịch trong viêm thận lupus báo cáo gặp 19,07% bệnh nhân có hội chứng thận hư. Chúng tôi chưa lý giải được lý do tỷ lệ gặp hội chứng thận hư của nhóm tác giả Trần Văn Vũ và cộng sự thấp hơn nhóm nghiên cứu của chúng tôi (19,07% và 32,1%) mặc dù tỷ lệ bệnh nhân phù, giảm albumin máu 3,5g/24 giờ đều cao. Nhóm tác giả Shayakul. C. và cộng sự [73] nghiên cứu 569 bệnh nhân viêm thận lupus tại Thái Lan cho thấy tỷ lệ bệnh nhân viêm thận lupus có hội chứng thận hư chiếm tỷ lệ 43,6%. Tác giả Li. Q. và cộng sự [74] nghiên cứu trên 276 bệnh nhân viêm thận lupus có lắng đọng phức hợp miễn dịch trên tiêu bản sinh thiết thận tại Trung Quốc cho kết quả 58,8% bệnh nhân có hội chứng thận hư. Chúng tôi thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ bệnh nhân viêm thận lupus bị hội chứng thận hư thấp hơn các nghiên cứu khác có thể do đa số bệnh nhân của chúng tôi được chẩn đoán sớm. Phù và tăng huyết áp: Một trong số những đặc điểm lâm sàng điển hình trong các tổn thương thận là phù và tăng huyết áp, nghiên cứu của chúng tôi quan sát thấy có 41,1% bệnh nhân có biểu hiện phù và 35,7% bệnh nhân có biểu hiện tăng huyết áp, chúng ta có thể thấy bệnh nhân có biểu hiện phù và tăng huyết áp gặp gần một nửa số bệnh nhân nghiên cứu, tuy nhiên vẫn cỏ tỷ lệ cao bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng này, điều này phù hợp với sự ghi nhận của y văn về biểu hiện lâm sàng của viêm thận lupus rất đa dạng và thay đổi từ không có biểu hiện lâm sàng cho tới biểu hiện lâm sàng nặng, tuỳ theo mức độ tổn thương, cũng như thời gian bị tổn thương khác nhau mà có biểu hiện lâm sàng khác nhau. Tăng huyết áp thường gặp ở những bệnh nhân viêm thận tăng sinh lan toả hơn nhóm bệnh nhân viêm thận tăng sinh cục bộ hoặc viêm thận màng, tăng huyết áp vừa là biểu hiện lâm sàng của tổn thương cầu thận vừa là yếu tố làm tăng thêm tình trạng nặng của bệnh, do đó chúng ta cần kiểm soát tốt tình trạng tăng huyết áp ở bệnh nhân viêm thận lupus để giảm thiểu nguy cơ tổn thương cầu thận. Tác giả Trần Văn Vũ và cộng sự [82] nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, sinh hoá và miễn dịch trong viêm thận lupus gặp 82,94% bệnh nhân có biểu hiện phù và 31,76% bệnh nhân có biểu hiện tăng huyết áp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với tác giả Trần Văn Vũ về triệu chứng tăng huyết áp (35,7% và 31,76%), tuy nhiên có tỷ lệ bênh nhân phù của chúng tôi thấp hơn (41,1% và 82,94%). Chúng tôi đã tìm hiểu và xét tới nhiều khía cạnh để đánh giá sự khác biệt này và có thể nghiêng về giả thiết rằng tác giả Trần Văn Vũ nghiên cứu bệnh nhân viêm thận lupus tại khoa thận bệnh viện Chợ Rẫy với 72,25% bệnh nhân vào viện do phù, còn đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đa dạng hơn vì nghiên cứu tại Trung tâm Dị ứng MDLS nơi tất cả các bệnh nhân SLE được điều trị, do đó có những bệnh nhân viêm thận lupus được phát hiện sớm hơn ngay cả khi chưa có triệu chứng phù. Tác giả Baqui. M.N. và cộng sự [72] nghiên cứu trên 34 bệnh nhân viêm thận tại Bangladesh cho kết quả phù và tăng huyết áp gặp lần lượt là 82,4% và 23,5%, đối tượng nghiên cứu của nhóm tác giả này khá tương đồng với đối tượng nghiên cứu của tác giả Trần Văn Vũ và cộng sự là những bệnh nhân viêm thận lupus được sinh thiết thận với biểu hiện lâm sàng chính là phù, đó là lý do tại sao tỷ lệ phù được báo cáo gặp tỷ lệ cao ở nhóm tác g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_bien_doi_mien_dich_va_hieu_qua_dieu_tri_t.docx
Tài liệu liên quan