Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng Sông Hồng

LỜI CAM KẾT . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vii

DANH MỤC BẢNG . viii

DANH MỤC HÌNH . x

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 6

1.1. Tổng quan nghiên cứu . 6

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bảo hiểm nông nghiệp như một công cụ quản

lý rủi ro hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp . 6

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham

gia bảo hiểm nông nghiệp của người dân . 10

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia

bảo hiểm nói chung và bảo hiểm cây lúa nói riêng . 13

1.1.4. Khoảng trống và những vấn đề cần nghiên cứu . 15

1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu . 16

1.2.1. Lý thuyết về ý định và hành vi mua . 16

1.2.2. Thuyết hành động hợp lý . 18

1.2.3. Thuyết hành vi có kế hoạch . 20

1.2.4. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM. 22

1.2.5. Mô hình kết hợp TPB và TAM . 23

1.2.6. Lý thuyết về mối liên hệ giữa thái độ, ý định và hành vi . 24

1.2.7. Một số mô hình khác có liên quan . 25

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 28

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 30

2.1. Quy trình nghiên cứu . 30

2.2. Thiết kế nghiên cứu . 32

2.2.1. Nghiên cứu định tính . 32

2.2.2. Nghiên cứu định lượng . 32

pdf215 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá 600 USD. Đối với những nông dân có thu nhập thấp (dưới 20.000 USD từ tất cả các nguồn trong vòng hai năm trước đó) sẽ có thể được miễn đóng góp khoản phí quản lý này. Hiện nay, tại Mỹ có tới 85% nông dân mua bảo hiểm nông nghiệp. Có nhiều nguyên nhân như: sự hỗ trợ của Chính phủ (hàng năm Mỹ tài trợ 5 tỷ USD phí bảo hiểm cho chương trình bảo hiểm nông nghiệp); nhận thức của người dân về vai trò của bảo hiểm rất cao; đồng thời, nước Mỹ có một chương trình bảo hiểm đặc biệt mà ở đó, người nông dân có thể được bồi thường với giá thành sản phẩm cao hơn trong trường hợp giá nông sản tăng vào cuối vụ mùa. Tại Mỹ, giá ngô và giá đậu nành thường tăng cao khi có hạn hán xảy ra. Do đó, sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp ở nước này khá hoàn hảo, tính đến cả yếu tố sản lượng lẫn giá thành. Tuy nhiên, đổi lại người nông dân cũng phải cam kết rằng, nếu họ không tham gia vào chương trình bảo hiểm nông 91 nghiệp quốc gia thì cũng không được tham gia vào bất kỳ chương trình phòng chống thiên tại có tính thương mại nào khác.. 3.3.1.3. Ở Ấn Độ a. Mô hình triển khai Ấn Độ thực hiện “Chương trình quốc gia về BHNN” và đến nay sản phẩm bảo hiểm này vẫn đang tiếp tục phát huy tác dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người nông dân trong quá trình tham gia sản xuất. Các sản phẩm BHNN dành cho tất cả nông dân và là bắt buộc đối với người vay vốn. Phạm vi bảo hiểm áp dụng cho cây lương thực, cây lấy dầu, cây vườn, cây thương mại hàng năm... Mức bồi thường nhiều loại từ 60-90% của sản lượng trung bình trong những năm trước và số tiền bảo hiểm - vay vốn tới 150% giá trị sản lượng. Tỷ lệ phí bảo hiểm là 1,5-3% đối với cây lương thực và cây lấy dầu, đối với cây thương mại hàng năm và cây vườn thì được áp dụng theo thực tế. Tỷ lệ bồi thường lớn hơn phí bảo hiểm (đối với cây lương thực và cây lấy dầu) và lớn hơn 150% phí bảo hiểm (đối với cây thương mại hàng năm). b. Chương trình bảo hiểm Chương trình Thí điểm bảo hiểm cây trồng theo Phương pháp tiếp cận khu vực (PCIS) 1979-1984 Năm 1979, GIC đưa ra kế hoạch Thí điểm bảo hiểm cây trồng (PCIS) dựa trên 'Phương pháp tiếp cận khu vực' để cung cấp bảo hiểm cho việc thiếu sản lượng cây trồng thấp hơn ngưỡng. Đề án bảo hiểm cho cây lương thực (lúa, kê), hạt có dầu, bông, khoai tây và đậu chickpea. PCIS đã được thực hiện ở 12 bang cho đến năm 1984. Chương trình bảo hiểm cây trồng toàn diện (Comprihensive Crop Insurance Scheme - CCIS) Khác với các chương trình trước đây là một trong hai dự án thử nghiệm hoặc thí điểm, trên một quy mô nhỏ và theo cách thức phân tán, thì chương trình Bảo hiểm cây trồng toàn diện (CCIS) được đưa ra vào năm 1985 là kế hoạch toàn quốc đầu tiên. Đề án này liên quan đến tín dụng ngắn hạn và được dựa trên phương pháp “cách tiếp cận đồng nhất”. Chương trình bảo hiểm này được kết hợp với tín dụng mùa màng ngắn hạn. Căn cứ tính phí bảo hiểm được xây dựng dựa trên cơ sở diện tích canh tác có điều kiện tương tự (nghĩa là trong trường hợp người được bảo hiểm thiếu những số liệu thống kê tin cậy về thửa ruộng của mình, hoặc có nhiều khả năng dẫn tới nguy cơ đạo đức thì nhà bảo hiểm sẽ không tính phí trên cơ sở thửa ruộng đó mà sẽ căn cứ vào các diện tích canh tác có điều kiện tương tự). Ngoài ra, CCIS còn có những đặc điểm nổi bật, như: 92 - Những nông dân vay vốn từ các tổ chức trung gian tài chính để sản xuất đều bắt buộc phải tham gia CCIS. Số tiền bảo hiểm tối đa bằng 100% giá trị khoản vay và không vượt quá 10.000 Ru-pi cho một người. - Tỷ lệ phí bảo hiểm là 2% cho ngũ cốc và kê; 1% cho cây họ đậu và cây lấy dầu. Đối với những hộ nông dân có quy mô sản xuất trung bình và nhỏ, Chính phủ trung ương và chính quyền bang sẽ đồng tài trợ cho 50% phí bảo hiểm. (Hộ nông dân có quy mô sản xuất trung bình: diện tích canh tác từ 2 hecta trở xuống; hộ nông dân sản xuất nhỏ: diện tích canh tác từ 1 hecta trở xuống). - Phí bảo hiểm và tiền bồi thường được Chính phủ trung ương và chính quyền bang chia sẻ theo tỷ lệ tương ứng là 2:1. PCIS và CCIS chỉ giới hạn bảo hiểm cho những người nông dân đã vay các khoản vay nông nghiệp từ các tổ chức tài chính. Sự khác biệt chính giữa PCIS và CCIS là PCIS đã được thực hiện tự nguyện trong khi CCIS được thực hiện bắt buộc đối với nông dân. Chương trình bảo hiểm nông nghiệp quốc gia (National Agriculture Insurance Scheme: NAIS) Đây là một chương trình bảo hiểm được cải tiến trên cơ sở của CCIS với mức độ đảm bảo lớn hơn và phạm vi bảo hiểm rộng hơn, áp dụng cho tất cả các bang trong cả nước. NAIS do bộ Nông nghiệp - đại diện là Tổng công ty bảo hiểm mùa màng Ấn Độ - trực tiếp thực hiện, áp dụng cho cả người nông dân có vay hay không vay các khoản tín dụng nông nghiệp. Đối với hộ nông dân có vay vốn của các tổ chức tín dụng thì chương trình này áp dụng bắt buộc và áp dụng tự nguyện đối với những nông dân không vay vốn. Chương trình này bảo hiểm cho các rủi ro như: cháy tự nhiên, sét, bão, lốc, tố, mưa đá, lũ, lụt, lở đất, hạn hán, sâu bệnh trên các loại cây lương thực (ngũ cốc, kê), hạt có dầu và cây trồng thương mại hàng năm. Các rủi ro sẽ được bồi thường theo các mức 90%, 80% và 60% tương ứng cho các rủi ro thấp, trung bình và cao. Số tiền bảo hiểm mà hộ nông dân tham gia bảo hiểm có thể mở rộng đến mức bằng giá trị thu hoạch. Thậm chí, nông dân có thể tham gia bảo hiểm ở mức cao hơn - tới 150% giá trị thu hoạch của vùng - với điều kiện phải đóng phí bổ sung. Đối với nông dân có vay vốn, số tiền bảo hiểm ít nhất phải bằng số tiền vay. Chương trình bảo hiểm nông nghiệp quốc gia yêu cầu chính quyền bang có nhiệm vụ cung cấp số liệu thống kê về sản lượng tính trên đơn vị diện tích trong vòng 10 năm đối với tất cả các loại cây trồng được bảo hiểm thuộc chương trình. Đồng thời tành lập Ủy ban giám sát cấp huyện do một quan chức thuộc chính quyền huyện đứng 93 đầu. Ủy ban có nhiệm vụ giám sát hoạt động của Chương trình bằng cách gửi các báo cáo về mùa màng hai lần/tháng cũng như các báo cáo định kỳ về tình hình thời tiết, tình hình cho nông dân vay vốn, tình hình trồng trọt Chương trình thí điểm bảo hiểm mùa vụ dựa trên thời tiết (WBCIS) Ngoài Công ty Bảo hiểm Nông nghiệp Ấn Độ, một số công ty tư nhân cũng đã được phép triển khai Bảo hiểm nông nghiệp. WBCIS nhằm mục đích cung cấp bảo hiểm cho người nông dân chống lại các hiện tượng thời tiết bất lợi như thiếu nước và lượng mưa dư thừa, nhiệt độ, độ ẩm cao, thấp... được xem là ảnh hưởng xấu đến sản xuất cây trồng. Nó có lợi thế để giải quyết khiếu nại trong thời gian ngắn nhất có thể. Chương trình bảo hiểm cây trồng quốc gia (NCIP) Năm 2013, Chương trình Bảo hiểm Cây trồng tiếp tục được cải tiến và cơ cấu lại với tên 'Chương trình Bảo hiểm cây trồng Quốc gia' (NCIP). Hiện nay, các chương trình CPIS, MNAIS và WBCIS đã được sáp nhập vào chương trình NCIP với nhiều cải tiến và thay đổi để thực hiện trong cả nước. Tuy nhiên, trên cơ sở các yêu cầu nhận được, một số quốc gia đã được phép thực hiện NAIS. c. Hỗ trợ của Chính phủ - Các hộ nông dân có quy mô sản xuất nhỏ và trung bình được hỗ trợ 50% phí bảo hiểm từ Chính phủ và chính quyền bang (đồng tài trợ), phần đóng góp của chính quyền bang đã ngang bằng với trợ cấp của Chính phủ (tỷ lệ 1:1). Việc hỗ trợ sẽ được hủy bỏ dần trong vòng 3 đến 5 năm, căn cứ vào kết quả tài chính của nông dân ở cuối năm thứ nhất. - Những tổn thất thấp hơn hay bằng 150% phí bảo hiểm, Tổng Công ty bảo hiểm mùa màng sẽ tiến hành bồi thường. Những tổn thất vượt quá 150% phí bảo hiểm, tổn thất sẽ do Quỹ cứu trợ nông nghiệp - do Chính phủ trung ương và chính quyền bang đồng tài trợ theo tỷ lệ 1:1 - bồi thường trong vòng 3 năm. Sau thời gian 3 năm này, Quỹ cứu trợ nông nghiệp sẽ chỉ bồi thường cho những rủi ro vượt quá 200% phí bảo hiểm. Bên cạnh hỗ trợ phí bảo hiểm cho hộ nông dân, hỗ trợ bồi thường lớn thì Chính phủ và chính quyền bang cũng đồng tài trợ (theo tỷ lệ 1:1) cũng hỗ trợ chi phí quản lý của chương trình được theo phương thức giảm dần trong thời gian 5 năm: 100% ở năm thứ nhất, 80% ở năm thứ hai, 60% ở năm thứ ba, 40% ở năm thứ tư, 20% ở năm thứ năm. Các năm sau sẽ không còn tài trợ. 3.3.1.4. Ở Trung Quốc 94 a. Mô hình triển khai Bảo hiểm nông nghiệp ở Trung Quốc lần đầu tiên được triển khai vào đầu năm 1950 nhưng đã bị dừng lại vào cuối thập niên đó. Đến những năm 1980, Công ty Bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc (PICC) ra đời, hoạt động ở cấp quốc gia ở các tỉnh nông nghiệp lớn của Trung Quốc. Ngoài ra, hai công ty bảo hiểm nông nghiệp cấp tỉnh đã được khởi xướng bởi quân đội trong thời gian này. Doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp là 863 triệu NDT năm 1992. Mặc dù vậy, tỷ lệ lỗ của bảo hiểm nông nghiệp Trung Quốc đã tăng dần một cách nhanh chóng, đến năm 1991, tỷ lệ lỗ này lên tới con số 119% (Belete, N và cộng sự, 2007). Cùng với việc hỗ trợ của Chính phủ giảm dần, hệ thống bảo hiểm nông nghiệp của Trung Quốc dần dần co lại. Vào năm 2000, nguồn thu từ bảo hiểm nông nghiệp của Trung Quốc giảm xuống còn 387 triệu NDT và tiếp tục giảm xuống ở mức 300 triệu NDT vào năm 2002. Nói cách khác, bình quân một nông dân trả phí bảo hiểm ít hơn 1 NDT. Do thua lỗ nhiều năm, các công ty bảo hiểm đã quyết định ngừng cung cấp dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp. Đến năm 2004, Trung Quốc tái thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở 9 tỉnh và thành phố, Ủy ban Điều hành Bảo hiểm Trung Quốc hình thành bốn công ty bảo hiểm nông nghiệp chuyên nghiệp: - Sunlight Mutual Agricultural Insurance Company (SAIC) ở Hắc Long Giang. SAIC là công ty bảo hiểm tương hỗ đầu tiên ở Trung Quốc chủ yếu tham gia vào việc bảo lãnh phát hành bảo hiểm đa rủi ro truyền thống và được hỗ trợ bởi chính phủ tỉnh. - Anxin Agricultural Insurance Company (trước đây là chi nhánh của PICC) là một công ty bảo hiểm khu vực bảo lãnh phát hành cả cây trồng và vật nuôi ở Thượng Hải. Anxin là hãng bảo hiểm lớn nhất của Trung Quốc về dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, và công ty nhận được sự hỗ trợ tài chính của chính quyền dưới hình thức trợ cấp phí bảo hiểm và thảm họa cho cây trồng và gia súc. - Anhua Agricultural Insurance Company ở tỉnh Cát Lâm là một công ty thương mại được thành lập bởi 7 doanh nghiệp trong nước. Năm 2005, Anhua triển khai sáu chương trình thí điểm cho ngô, thuốc lá, dâu tây, bò sữa, lợn và gia cầm. Chương trình này thu hút mức trợ cấp phí bảo hiểm rất lớn từ chính phủ. - Tập đoàn bảo hiểm Groupama của Pháp đã được cấp giấy phép bắt đầu cung cấp các sản phẩm bảo hiểm trọn gói cho nông dân ở tỉnh Tứ Xuyên năm 2005. Ngoài ra, chính quyền địa phương ở một số tỉnh làm việc chặt chẽ với PICC (công ty bảo hiểm tài sản lớn nhất Trung Quốc) và CUPIC (công ty bảo hiểm tài sản lớn thứ tư ở Trung Quốc) để phát triển và thí điểm một hàng loạt sản phẩm nông nghiệp và các chương trình và sản phẩm chăn nuôi và cá nhân mới. 95 b. Hỗ trợ của Chính phủ Chế độ bảo hiểm nông nghiệp với đặc trưng Trung Quốc đã được hình thành, được gọi là các tổ chức bảo hiểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm nông nghiệp dưới sự hỗ trợ của chính phủ. Chính phủ hỗ trợ người nông dân phí bảo hiểm cho một số loại cây trồng và sản phẩm nuôi trồng thủy sản, đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm nông nghiệp cũng nhận được hỗ trợ từ Chính phủ. Nhà nước Trung Quốc hỗ trợ khoảng 35% phí bảo hiểm cho nông dân, chính quyền cấp tỉnh trợ cấp 25%, còn chính quyền cấp huyện trợ cấp không dưới 10% mức phí bảo hiểm cho nông dân. Như vậy hộ nông dân chỉ phải trả khoảng 10-30% mức phí bảo hiểm. (Lê Mậu Dũng, 2011) Bên cạnh đó, Nhà nước còn hỗ trợ tài chính cho sản xuất nông nghiệp, coi bảo hiểm nông nghiệp là một phần của chương trình xây dựng nông thôn mới. Nhà nước cũng đã ban hành văn kiện về một số chính sách nhằm tăng thu nhập cho nông dân, trong đó nêu rõ cần tăng cường thiết lập cơ chế chính sách đối với thị trường bảo hiểm nông nghiệp, lựa chọn một số sản phẩm ở một số vùng để triển khai thí điểm. Ủy ban Bảo hiểm Trung Quốc (CIRC) đã quản lý mức phí bán bảo hiểm nông nghiệp và ban hành quy chế thực hiện bồi thường đối với các công ty bảo hiểm, giám sát chi phí hoạt động và kế toán độc lập đối với ngành bảo hiểm nông nghiệp nhằm hạn chế có hiệu quả các rủi ro trong bảo hiểm nông nghiệp và bảo vệ quyền lợi của nông dân khi tham gia bảo hiểm. Mỗi hộ nông dân mua bảo hiểm nông nghiệp sẽ nhận được tiền trợ cấp phí bảo hiểm và khi rủi ro xảy ra sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường theo các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết giữa hộ nông dân với công ty, còn các công ty bảo hiểm nông nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi cho nông dân dưới các hình thức như bảo hiểm năng suất, bảo hiểm dịch bệnh gia súc, gia cầm, bảo hiểm sản phẩm (ngô, thuốc lá, dâu tây, bò sữa, lợn, gia cầm,...) 3.3.1.5. Ở Nhật Bản a, Mô hình triển khai Nhật Bản là quốc gia điển hình trong việc xây dựng Hội tương hỗ bảo hiểm nông nghiệp. Năm 1929, Đạo luật Bảo hiểm Chăn nuôi được ban hành như một biện pháp cứu trợ thiên tai. Luật Bảo vệ Rừng Quốc gia được ban hành năm 1937 nhằm bồi thường thiệt hại do cháy rừng, các tác động về thời tiết và phun trào núi lửa. Đạo luật Bảo hiểm mùa màng đã được thành lập vào năm 1938. Luật Hiệp hội các hiệp hội nông nghiệp được ban hành vào năm 1947. Theo luật này, Chương trình bồi thường tai họa trong nông nghiệp nhằm mục tiêu cung cấp 96 sự ổn định cho các doanh nghiệp trang trại bằng cách bồi thường thiệt hại mà nông dân có thể phải gánh chịu do tai nạn bất ngờ do thời tiết, dịch bệnh và sâu bệnh. Đặc điểm nổi bật là bảo hiểm nông nghiệp ở Nhật Bản dựa trên hành động hợp tác của nông dân địa phương để thành lập quỹ dự trữ chung bằng cách tích lũy phí bảo hiểm nhằm giảm thiểu thiệt hại của người nông dân đang bị thiên tai. Tại Nhật Bản, không có công ty bảo hiểm tư nhân nào bán bảo hiểm nông nghiệp mà lĩnh vực bảo hiểm này chỉ được cung cấp qua Hệ thống xã hội toàn diện. Đây là một hệ thống bảo hiểm cho hầu hết các loại cây trồng và vật nuôi, trừ rau, hoa và gia cầm. Chương trình được triển khai theo ba cấp: cấp quốc gia, cấp tỉnh, và cấp thôn bản Hình 3.7: Mô hình tổ chức bảo hiểm nông nghiệp tại Nhật Bản Nguồn: Agricultural Insurance in Japan and Policy Implications for Vietnam AMRA được thành lập ở mỗi thôn bản và các thành viên của nó là tất cả nông dân ở địa phương. Các AMRA là hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động của chương trình ở mức thấp nhất, đặc biệt là trong việc thiết lập các hợp đồng, thu phí bảo hiểm, [Cấp quốc gia] Tài khoản Tái bảo hiểm nông nghiệp (ARSA) [Cấp tỉnh] Liên hiệp các hiệp hội cứu trợ nông nghiệp tỉnh (PFAMRA) [Cấp thôn] Hiệp hội cứu trợ nông nghiệp (AMRA) Hộ nông dân Tái bảo hiểm Tái bảo hiểm Tái bảo hiểm Tái bảo hiểm Phí bảo hiểm Bồi thường 97 ước tính thiệt hại làm cơ sở để thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân đặc biệt là liên quan đến đề phòng hạn chế tổn thất. PFAMRA được thành lập để quản lý việc thực hiện bảo hiểm mùa màng ở mỗi quận. PFAMRA nhận được phí bảo hiểm tái bảo hiểm từ AMRAs và chia sẻ một phần trách nhiệm bảo hiểm của AMRAs. PFAMRA trả tiền bảo hiểm tái bảo hiểm và chuyển một phần trách nhiệm tái bảo hiểm cho ARSA. Hơn nữa, PFAMRA cung cấp hướng dẫn về kiểm soát côn trùng, bệnh tật và đánh giá thiệt hại. ARSA nhận tái một phần trách nhiệm tái bảo hiểm của PFAMRA. ARSA trả tiền bồi thường tái bảo hiểm cho PFAMRA, khi những thiệt hại bất thường vượt quá mức nhất định. Hiện tại, chương trình này đóng một vai trò rất quan trọng như là trung tâm của các biện pháp cứu trợ của chính phủ trung ương đối với tổn thất hàng nông sản do thiên tai gây ra. Các tính năng chính của chương trình như sau: - Chính phủ Trung ương tái bảo hiểm các chương trình; - Bảo hiểm bắt buộc cho ba nhóm đối tượng: Gạo, lúa mì, lúa mạch; nuôi tằm; và bảo hiểm gia súc - Chính quyền Trung ương trợ cấp cho nông dân một phần phí bảo hiểm. - Chính phủ Trung ương trợ cấp cho các công ty bảo hiểm một phần chi phí hành chính b, Hệ thống chương trình bảo hiểm Hệ thống bảo hiểm nông nghiệp tại Nhật Bản bao gồm sáu chương trình và bao gồm hầu hết các loại cây trồng và gia súc, trừ rau, hoa và gà: - Bảo hiểm gạo, lúa mì, lúa mạch (chương trình quốc gia) - Bảo hiểm chăn nuôi (chương trình quốc gia về tai nạn và dịch bệnh) - Sản xuất trái cây và bảo hiểm cây ăn quả (chương trình không bắt buộc) - Bảo hiểm mùa màng và nghề nuôi tằm (chương trình không bắt buộc) - Bảo hiểm nhà kính (chương trình không bắt buộc) - Bảo hiểm rừng bao gồm lửa, hiểm họa thời tiết như gió, nước, tuyết, hạn hán, băng giá, sóng thủy triều và phun trào núi lửa. Chương trình lúa gạo, lúa mạch, lúa mạch, sericultural và chăn nuôi được cung cấp trên toàn quốc. Sự tham gia bắt buộc đối với các chương trình lúa gạo, lúa mì, lúa mạch vì tầm quan trọng của các ngành tương ứng đối với nông nghiệp Nhật Bản. Sự 98 tham gia bắt buộc ngăn cản sự lựa chọn bất lợi và giúp ổn định các chương trình vì rủi ro có thể lan rộng hơn. Bảo hiểm chăn nuôi bao gồm tổn thất động vật cũng như chi phí điều trị bệnh tật và thương tích (Kagoshima 1999). c, Hỗ trợ từ chính phủ Chính phủ Nhật Bản đã có một cam kết sâu sắc đối với việc phát triển bảo hiểm nông nghiệp. Chính phủ cung cấp khoảng 50% trợ cấp phí bảo hiểm. Ngoài ra, nó đóng vai trò là cơ chế tái bảo hiểm cuối cùng cho toàn bộ chương trình bảo hiểm nông nghiệp. Theo ước tính của Văn phòng Cải tiến Quản lý của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản trong giai đoạn từ 1990 đến 2005, chính phủ Nhật Bản chi tiêu trung bình 640 triệu USD mỗi năm để trợ cấp 50% chi phí phí bảo hiểm nông nghiệp lẫn nhau (EU, 2001) 3.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Từ những kinh nghiệm thực tế của các nước trên thế giới, có thể thấy mặc dù mỗi quốc gia có một cách thức triển khai khác nhau, song có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm cây lúa ở Việt Nam như sau: Thứ nhất, BHNN nói chung và Bảo hiểm cây lúa nói riêng được thiết kế là sản phẩm thương mại, phát triển bảo hiểm cây lúa dựa trên quy luật cung cầu. Trong giai đoạn đầu triển khai bảo hiểm nông nghiệp nói chung, bảo hiểm cây lúa nói riêng, bên cạnh việc thực hiện chức năng quản lý, Nhà nước còn trực tiếp đứng ra tổ chức các hoạt động bảo hiểm nông nghiệp với các cấp độ khác nhau, ví dụ: Nhà nước thành lập một tổ chức đại diện cho mình (ENESA ở Tây Ban Nha và RMA ở Mỹ) để định hướng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình triển khai BHNN. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cho thấy phát triển BHNN thông qua bộ máy hành chính của nhà nước thường có hiệu quả rất thấp. Các đơn vị cung cấp của nhà nước có rất ít động lực để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả triển khai, Bên cạnh đó, khả năng giám sát, đánh giá cũng như trách nhiệm giải trình của các cán bộ quản lý trong khu vực nhà nước thấp hơn so với khu vực tư nhân. Trên thực tế, đến cuối những năm 1980 thì hầu hết các chương trình cung cấp BHNN trực tiếp của Nhà nước tại khu vực Mỹ Latinh đã dừng hoạt động do hoạt động kém hiệu quả. Tại các nước khác như Trung Quốc, Phillipines hay Ấn Độ, các chương trình này đều được xem xét và cải tổ 99 lại theo hướng hợp tác công tư. Vì vậy, dịch vụ BHNN nói chung và bảo hiểm cây lúa nói riêng, cần được phát triển theo cơ chế thị trường, dựa trên khả năng cung cấp dịch vụ của các DNBH và khả năng tham gia bảo hiểm của người dân. Nhà nước sẽ đóng vai trò hỗ trợ theo các mức độ khác nhau để tối ưu hóa cung và cầu, khắc phục các thất bại của thị trường (thông tin bất cân xứng, lựa chọn đối nghịch). Và khi đó, để phát triển bảo hiểm cây lúa, yếu tố mấu chốt là phải kích cầu về dịch vụ này và để kích cầu thì phải kích thích ý định và thúc đẩy tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân. Mục đích chính của giai đoạn thí điểm là nhằm xây dựng các sản phẩm để triển khai về sau. Sau giai đoạn thí điểm cần thực hiện theo cơ chế thị trường, hình thành mối quan hệ cung cầu giữa người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm tự cân đối tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, Nhà nước không bù lỗ cho doanh nghiệp bảo hiểm Thứ hai, Nhà nước thường tiến hành tài trợ cho bảo hiểm nông nghiệp, nhất là trong giai đoạn đầu triển khai Mặc dù bảo hiểm nông nghiệp cần được triển khai theo quan hệ cung - cầu, song Nhà nước cần có cơ chế để khuyến khích các hộ nông dân tích cực tham gia bảo hiểm cây lúa cũng như khuyến khích các DNBH cung ứng dịch vụ ra thị trường. Cách thức tài trợ của Nhà nước đối với Bảo hiểm nông nghiệp có thể được thực hiện khá linh hoạt và phong phú: - Tài trợ phí bảo hiểm: Hình thức tài trợ này có thể tiến hành dưới dạng hỗ trợ một phần đáng kể phí bảo hiểm cho nông dân, như ở Tây Ban Nha, Mỹ, Canađa, Nhật Bản, Philippin. Hay cũng có thể dưới hình thức chỉ tài trợ phí cho những nông dân nghèo hoặc nông dân có quy mô sản xuất nhỏ, như ở Ấn Độ. Kể từ cuối những năm 2000, trợ cấp phí bảo hiểm đã trở thành sự can thiệp chính và hỗ trợ tài chính của Chính phủ (Olivier Mahul, Charles J. Stutley, 2010). Mức trợ cấp phí bảo hiểm trực tiếp dao động từ 13 - 67%, ở các quốc gia như Canada 40 - 60%, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc 50%, Tây Ban Nha 53 - 59% (Rosa S. Rolle, 2011; Mahul, et al., 2012; Mahul & Stutley, 2010). Tuy nhiên, thực tế trợ cấp chính phủ không dừng lại ở con số này, chi phí của tất cả các hình thức trợ cấp BHNN thường chiếm từ 50% đến 150% phí bảo hiểm thực tế trả cho nông dân, có thể đạt tới 200% ở một số nước có thu nhập cao như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và Ý (Olivier Mahul, Charles J. Stutley, 2010). Thực tế, Chính phủ các nước đã dành hỗ trợ cho các hoạt động để đảm bảo sự phát triển của toàn bộ thị trường như chi phí đào tạo, quản lý và vận hành, chi phí nghiên cứu thị trường, hỗ trợ thiết kế sản phẩm Việc duy trì mức hỗ trợ phí cao có ưu điểm trong 100 việc thu hút sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, nâng cao độ bao phủ của BHNN - Tài trợ chi phí quản lý: Có thể thấy, hầu hết các nước đều tài trợ một phần lớn chi phí quản lý cho các công ty bảo hiểm. Điều này xuất phát từ việc bảo hiểm nông nghiệp được tiến hành trên diện rộng, đối tượng tham gia bảo hiểm lớn, đối tượng được bảo hiểm phong phú khiến cho chi phí trả lương nhân viên, chi phí khai thác, chi phí phục vụ công tác giám định bồi thường là khá tốn kém. Cách thức tiến hành có thể là tài trợ cho cả quá trình, cũng có thể chỉ tài trợ trong một thời gian nhất định (như ở Ấn Độ). - Tài trợ tiền bồi thường trong trường hợp xảy ra tổn thất mang tính thảm họa: như Canađa, Ấn Độ, Philippin - Tài trợ cho hoạt động tái bảo hiểm: chẳng hạn ở Mỹ, các công ty bảo hiểm tư nhân sẽ được FCIC hỗ trợ các chi phí quản lý, chi phí hoạt động và đánh giá tổn thất đối với tái bảo hiểm. Thứ ba, Kết hợp BHNN cùng các công cụ tài chính quản trị rủi ro khác và Nhà nước đóng vai trò là người nhận tái bảo hiểm cuối cùng cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Chính phủ tiến hành phân lớp các rủi ro và xác định rõ những loại rủi ro nào sẽ được hỗ trợ thông qua BHNN. Với đặc thù rủi ro của BHNN rất đa dạng về loại hình và quy mô, vì thế, tùy vào mỗi loại rủi ro khác nhau cần có công cụ tài chính phù hợp khác nhau để tối ưu hóa hiệu quả chính sách cho các bên liên quan. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy một phương pháp hiệu quả về kinh tế để xây dựng các chiến lược quản trị rủi ro là phân chia rủi ro thành các mức khác nhau. Theo đó, hộ nông dân chịu trách nhiệm với những rủi ro quy mô nhỏ, thường xuyên. DNBH hoạt động hiệu quả nhất đối với các rủi ro diễn ra ở mức độ ít thường xuyên nhưng thiệt hại lớn hơn. Các rủi ro có thiệt hại nghiêm trọng thường được chuyển sang thị trường tái bảo hiểm quốc tế. Đối với các thảm họa với thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, Chính phủ có thể đóng vai trò như một nhà tái bảo hiểm cuối cùng hoặc thay thế bằng các chính sách xã hội và chính sách cứu trợ khẩn cấp. Đối với lĩnh vực này, Nhà nước có nhiều lợi thế trong việc cung cấp dịch vụ tái bảo hiểm, đặc biệt là lợi thế về giá - dịch vụ tái bảo hiểm của Nhà nước thường sẽ rẻ hơn so với các công ty tái bảo hiểm tư nhân. Sở dĩ như vậy vì Nhà nước với tư cách là một chủ thể đặc biệt trong nền kinh tế, có khả năng huy động được nguồn vốn (để bù đắp cho các rủi ro) nhiều hơn và với chi phí thấp hơn so với khu vực kinh tế tư nhân. Điển hình như Hàn Quốc hỗ trợ tái bảo hiểm cho doanh nghiệp khi 101 tỷ lệ bồi thường trên 150%; Chính phủ Bồ Đào Nha phân loại cấp độ rủi ro từ A - E, và tại mỗi cấp độ khác nhau chính phủ dừng lỗ cho các doanh nghiệp theo tỷ lệ được đề xuất; ở Tây Ban Nha việc tái bảo hiểm cho BHNN được thực hiện bởi một tổ chức do Chính phủ thành lập. Thứ tư, phải đảm bảo được quy luật số đông trong bảo hiểm nông nghiệp. Để đảm bảo được quy luật số đông - là một nguyên tắc bắt buộc trong bảo hiểm - các nước đã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_y_dinh_tham_gia.pdf
Tài liệu liên quan