Luận án Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn

MỤC LỤC

 Trang

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về TDTT 5

1.2. Vai trò của hoạt động TDTT đối với sức khỏe của con người. 8

1.3. Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 9

1.3.1. Khái niệm về Giáo dục thể chất. 9

1.3.2. Khái niệm về giải pháp. 10

1.3.3. Khái niệm hiệu quả: 11

1.3.4. Khái niệm hoạt động TDTT ngoại khóa: 13

1.4. Giáo dục Thể chất trong các trường đại học. 15

1.4.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục thể chất cho sinh viên trong trường đại học 15

1.4.2. Giờ học thể dục thể thao chính khóa (nội khóa) trong trường đại học. 18

1.4.3. Hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa. 19

1.5. Cơ sở lý luận của giáo dục thể chất cho sinh viên đại học 28

1.5.1. Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên lứa tuổi 18 - 22 28

1.5.2. Cơ sở lý luận để phát triển tố chất thể lực cho sinh viên lứa tuổi 18 - 22. 35

1.6. Khái quát về trường Đại học Sài Gòn và Khoa Giáo dục quốc phòng an ninh & Giáo dục Thể chất bộ môn Giáo dục thể chất. 37

1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan. 41

1.7.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan về Thể dục thể thao ngoại khóa trong trường học trên thế giới. 41

1.7.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan về Thể dục thể thao ngoại khóa trong trường học ở nước ta. 42

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 47

2.1. Đối tượng nghiên cứu 47

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 47

2.1.2. Khách thể nghiên cứu 47

2.2. Phương pháp nghiên cứu 47

2.2.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu 47

2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học 48

2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm 49

2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT 50

2.2.5. Phương pháp thực nghiệm xã hội học 52

2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 52

2.2.7. Phương pháp toán học thống kê 53

2.3. Tổ chức nghiên cứu: 56

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 58

3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Sài Gòn. 58

3.1.1. Xác định các tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Sài Gòn. 58

3.1.2. Sự quan tâm của nhà trường đối với hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa 62

3.1.3. Chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy thể dục thể thao ngoại khóa 62

3.1.4. Chất lượng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa 63

3.1.5. Kinh phí dành cho hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa 64

3.1.6. Nội dung chương trình các môn thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên 65

3.1.7. Các môn thể dục thể thao ngoại khóa phù hợp tổ chức cho sinh của trường tập luyện 66

3.1.8. Chất lượng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên. 66

3.1.9. Thực trạng tham gia hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên 67

doc203 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh viên Trường Đại học Sài Gòn Nghiên cứu tiến hành lấy số liệu đánh giá thể lực của SV năm thứ 2 với số lượng mẫu ngẫu nhiên 500 SV (250 SV nam và 250 SV nữ). Sau khi kiểm tra thể lực, nghiên cứu so sánh kết quả với Quyết định số 53/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về đánh giá xếp loại thể lực HS, SV. Việc đánh giá xếp loại thể lực SV dựa trên 04 nội dung cụ thể là: Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây), Bật xa tại chỗ (cm), chạy 30m XPC (giây), Chạy tùy sức 5 phút (m). Sinh viên được xếp loại thể lực theo 3 mức: Tốt, Đạt, Chưa đạt. Bảng 3.5: Kết quả Đánh giá, phân loại thể lực SV lứa tuổi 19 theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT [25] Giới tính Xếp loại Tố chất thể lực chung Lực bóp tay thuận (kg) Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) Bật xa tại chỗ (cm) Chạy 30m XPC (giây) Chạy con thoi 4 x 10m (giây) Chạy tùy sức 5 phút (m) Nam Tốt > 47.5 > 22 > 225 < 4,70 < 11,75 > 1060 Đạt ≥ 41.4 ≥ 17 ≥ 207 ≤ 5.70 ≤ 12.40 ≥ 950 Chưa đạt <41.4 <17 <207 >5.70 >12.40 <950 Nữ Tốt > 31.6 > 19 > 169 < 5.70 < 12.00 > 940 Đạt ≥ 26.7 ≥ 16 ≥ 153 ≤ 6.70 ≤ 13.00 ≥ 870 Chưa đạt < 26.7 < 16 < 153 > 6.70 > 13.00 < 870 Thực trạng thể lực chung của SV nam Kết quả kiểm tra tố chất thể lực chung của SV nam được trình bày chi tiết tại bảng 3.6 dưới đây. Trong đó: - Test nằm ngửa gập bụng (lần/30giây): SV nam có thành tích nằm ngửa gập bụng là 16.2 ±3.15 lần. Hệ số biến thiên Cv là 19.5% >10%, như vậy thành tích gập bụng của SV nam chưa có sự đồng đều. - Test bật xa tại chỗ (cm): SV nam thành tích bật xa tại chỗ là 213.7 ±19.36 cm. Hệ số biến thiên Cv là 9.1% <10%, như vậy thành tích Bật xa tại chỗ của SV nam có sự đồng đều. - Test chạy 30m XPC (giây): SV nam có thành tích chạy 30m XPC trung bình là 5.0 ±0.45 giây. Hệ số biến thiên Cv là 9.1% <10%, như vậy thành tích chạy 30m XPC của SV nam có sự đồng đều. - Test chạy tùy sức 5 phút (m): SV nam có thành tích chạy tùy sức 5 phút là 909.1 ±95.28m. Hệ số biến thiên Cv là 10.6% > 10%, như vậy thành tích chạy tùy sức 5 phút (m) SV nam chưa có sự đồng đều. Bảng 3.6: Kết quả thống kê thực trạng thể lực của nam SV nam (n= 250) STT NỘI DUNG SD Cv% 1 Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây) 16.2 3.15 19.5 2 Bật xa tại chỗ (cm) 213.7 19.36 9.1 3 Chạy 30m XPC (s) 5.0 0.45 9.1 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 909.1 95.28 10.6 Đánh giá, xếp loại thể lực của SV nam theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Kết quả tổng hợp cho thấy, tỷ lệ SV nam đạt xếp loại “Tốt”chiếm 17.3%, xếp loại “Đạt” chiếm 43.3%. Tỷ lệ SV nam xếp loại “Không đạt” vẫn còn khá nhiều chiếm tỷ lệ 39.4%. Số lượng cụ thể ở từng test được thể hiện dưới bảng 3.7. Bảng 3.7. Kết quả đánh giá, xếp loại thể lực của SV nam theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Xếp loại Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) Bật xa tại chỗ (cm) Chạy 30m XPC (giây) Chạy tùy sức 5 phút (m) Tổng cộng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tốt 3.6 9 28.8 72 30.0 75 6.8 17 173 Đạt 36.0 90 40.8 102 61.2 153 35.2 88 433 Không đạt 60.4 151 30.4 76 8.8 22 58.0 145 394 Tổng cộng 100 500 100 500 100 500 100 500 - Test nằm ngửa gập bụng (lần): qua kiểm tra cho thấy chỉ có 9 SV đạt loại tốt chiếm tỷ lệ 3.6%, 90 SV xếp loại đạt chiếm tỷ lệ 36.0% và có đến 151 SV xếp loại không đạt chiếm tỷ lệ 60.4%. - Test bật xa tại chỗ (cm): kết quả phân tích cho thấy có 72 SV đạt loại tốt chiếm tỷ lệ 28.8%, 102 SV xếp loại đạt chiếm tỷ lệ 40.8%. Ở test này chỉ có 76 SV xếp loại không đạt chiếm tỷ lệ 30.4%. - Test chạy 30m (giây): có 75 SV đạt loại tốt chiếm tỷ lệ 30%, 153 SV xếp loại đạt chiếm tỷ lệ 61.2%. Ở test này chỉ có 22 SV xếp loại không đạt chiếm tỷ lệ 8.8%. - Test chạy tùy sức 5 phút (m): chỉ có 17 SV xếp loại tốt chiếm tỷ lệ 6.8%, 88 SV xếp loại đạt chiếm tỷ lệ 35.2%. Trong nội dung này có đến 145 SV xếp loại không đạt chiếm tỷ lệ 58%. Như vậy, thực trạng ban đầu về thể lực của SV nam được đánh giá qua các test Nằm ngửa gập bụng, bật xa tại chỗ, chạy 30m XPC, chạy tùy sức 5 phút. Trong đó chỉ có test bật xa tại chỗ và chạy 30m XPC là ở mức Đạt so với tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, SV theo quyết định 53/2008 của GD&ĐT. Thực trạng thể lực chung của SV nữ Qua kết quả kiểm tra tố chất thể lực chung của SV nữ tại bảng 3.8 cho thấy: - Test nằm ngửa gập bụng (lần/30giây): SV nữ có thành tích nằm ngửa gập bụng là 13.7 ±3.52 lần. Hệ số biến thiên Cv là 25.8% >10%, như vậy thành tích gập bụng của SV nữ chưa có sự đồng đều. - Test bật xa tại chỗ (cm): SV nữ có thành tích bật xa tại chỗ là 155.1 ±17.58 cm. Hệ số biến thiên Cv là 11.3% >10%, như vậy thành tích bật xa tại chỗ của SV nữ chưa có sự đồng đều. - Test chạy 30m XPC (giây): SV nữ có thành tích chạy 30m XPC trung bình là 6.0 ±0.57 giây. Hệ số biến thiên Cv là 9.6% <10%, như vậy thành tích chạy 30m XPC của SV nữ có sự đồng đều. - Test chạy tùy sức 5 phút (m): SV nữ có thành tích chạy tùy sức 5 phút là 683.5 ±96.58m. Hệ số biến thiên Cv là 14.1% > 10%, như vậy thành tích chạy tùy sức 5 phút (m) SV nữ chưa có sự đồng đều. Bảng 3.8: Kết quả thống kê thực trạng thể lực của SV nữ (n= 250) STT NỘI DUNG SD Cv% 1 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) 13.7 3.52 25.8 2 Bật xa tại chỗ (cm) 155.1 17.58 11.3 3 Chạy 30m XPC (s) 6.0 0.57 9.6 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 683.5 96.58 14.1 Đánh giá, xếp loại thể lực của SV nữ theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Kết quả tổng hợp cho thấy, tỷ lệ SV nữ xếp loại “Tốt” chỉ chiếm 14.6%, xếp loại “Đạt” chiếm 35.4%, còn lại có đến 50% SV nữ xếp loại “Không đạt”. Số lượng cụ thể ở từng test được thể hiện dưới bảng 3.9 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá, xếp loại thể lực của SV nữ theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Xếp loại Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) Bật xa tại chỗ (cm) Chạy 30m XPC (giây) Chạy tùy sức 5 phút (m) Tổng cộng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tốt 6.4 16 14.4 36 34.4 86 3.2 8 146 Đạt 26.8 67 54.8 137 51.6 129 8.4 21 354 Không đạt 66.8 167 30.8 77 14.0 35 88.4 221 500 Tổng cộng 100 500 100 500 100 500 100 500 - Test nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây): qua kiểm tra cho thấy chỉ có 16 SV đạt loại tốt chiếm tỷ lệ 6.4 %, 67 SV xếp loại đạt chiếm tỷ lệ 26.8% và có đến 167 SV xếp loại không đạt chiếm tỷ lệ 66.8%. - Test bật xa tại chỗ (cm): kết quả phân tích cho thấy có 36 SV đạt loại tốt chiếm tỷ lệ 14.4%, 137 SV xếp loại đạt chiếm tỷ lệ 54.8%. Ở test này chỉ có 77 SV xếp loại không đạt chiếm tỷ lệ 30.8%. - Test chạy 30m (giây): có 86 SV đạt loại tốt chiếm tỷ lệ 34.4%, 129 SV xếp loại đạt chiếm tỷ lệ 51.6%. Ở test này chỉ có 35 SV xếp loại không đạt chiếm tỷ lệ 14%. - Test chạy tùy sức 5 phút (m): chỉ có 8 SV xếp loại tốt chiếm tỷ lệ 3.2%, 21 SV xếp loại đạt chiếm tỷ lệ 8.4%. Trong nội dung này có đến 221 SV xếp loại không đạt chiếm tỷ lệ 88.4%. Như vậy, thực trạng ban đầu về thể lực của SV nữ được đánh giá qua các test Nằm ngửa gập bụng, bật xa tại chỗ, chạy 30m XPC, chạy tùy sức 5 phút. Trong đó chỉ có test bật xa tại chỗ và chạy 30m XPC là ở mức Đạt so với tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, SV theo quyết định 53/2008 của GD&ĐT. Tiểu kết mục tiêu 1 Qua kết quả đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của SV trường Đại học Sài Gòn nghiên cứu rút ra được một số kết luận như sau: - Hoạt động TDTT ngoại khóa của SV được các cấp CBQL, GV quan tâm và rất quan tâm đến hoạt động TDTT ngoại khóa của SV. Đây là cơ sở để các hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường được phát triển đáp ứng nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của nhà trường. - Số lượng đội ngũ đội ngũ GV TDTT ngoại khóa tại trường là “tương đối đầy đủ”. Về chất lượng đội ngũ GV vẫn “Chưa đảm bảo chất lượng giảng dạy”. - Cơ sở vật chất phục vụ cho TDTT ngoại khóa của SV qua đánh giá là “tương đối đầy đủ”. Tuy nhiên đánh giá chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất chỉ ở mức “Trung bình “ và “Chưa tốt”. - Vẫn còn có 32.5% CBQL, GV cho rằng nội dung chương trình “Chưa đáp ứng yêu cầu” của Nhà trường. - Qua khảo sát chất lượng hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV tại trường cho thấy có đến 57.5% CBQL, GV đánh giá chất lượng hoạt động TDTT ngoại khóa của SV ở mức “Chưa tốt”. - Có đến 13 môn thể thao ngoại khóa được SV tham gia tập luyện. Trong đó, 5 môn thể thao được SV tập luyện nhiều nhất bao gồm: “Cầu lông” (chiếm 17.8% ), “Bóng bàn” (chiếm 16.4 %), “Bóng đá” (chiếm 15.8 %), “Bóng chuyền” (chiếm 15.4%) và xếp vị trí thứ 5 là môn “Bóng rổ” (chiếm 8.8 %). - Chỉ có 14.6 % SV tham gia khảo sát tập luyện thể thao ngoại khóa từ 3 buổi/tuần trở lên. Ngược lại, có đến 85.4% SV tập luyện dưới 3 buổi/tuần. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng 58.2% SV tập luyện vào “Buổi tối (sau giờ học)”, 30 % SV tập luyện vào “Buổi chiều”, 11.8% SV tập luyện vào “Buổi sáng”. - Thực trạng tập luyện của SV: có đến 53.8% SV tham gia theo hình thức “Tự tập”, 19.4% SV “Tập với người hướng dẫn”, 12.6 % SV “Tập với CLB” và chỉ có 11.8% SV tập với “Tập vói nhóm, lớp”. - Về thời lượng cho mỗi lần tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa, SV chủ yếu là “<60 phút” (chiếm 53.8%). Về địa điểm tập luyện thể thao ngoại khóa của SV tập trung chủ yếu là ở các nơi khác ngoài trường (58.8%). Ngược lại, số SV tập luyện ở sân KTX chỉ có 26.2%, và số tập luyện trong sân trường thì còn ít hơn nữa, chỉ có 15%. - Có đến 16 môn thể thao ngoại khóa được SV quan tâm và có nhu cầu tham gia tập luyện. Trong đó, các môn được SV lựa chọn nhiều nhất bao gồm: “Bóng chuyền” (chiếm 22.7 %), “Cầu lông” (chiếm 11.1 %), “Bóng đá” (chiếm 8.5%) “Bóng bàn” (chiếm 7.1%) , “Đá cầu” (chiếm 7.1%). Có đến 53.6% SV có nhu cầu lựa chọn hình thức “Tập với CLB”, 27.2% SV chọn “Tập luyện với người hướng dẫn”, 13.2% SV chọn “Tập với nhóm, lớp” và chỉ có 5.4% SV chọn hình thức “Tự tập”. - Qua kết quả thống kê cho thấy có đến 37% SV cho rằng “Không hứng thú,9.6% SV cho rằng “Rất không hứng thú” với việc tập luyện TDTT ngoại khóa. Bên cạnh đó, có đến 46.8 % SV “Không hài lòng”, 4.4% SV “Rất không hài lòng” về hoạt động TDTT ngoại khóa được tổ chức giảng dạy và tập luyện. - Kết quả tổng hợp cho thấy, tỷ lệ SV nam đạt xếp loại “Tốt” chiếm 17.3%, xếp loại “Đạt” chiếm 43.3%. Tỷ lệ SV nam xếp loại “Không đạt” vẫn còn khá nhiều chiếm tỷ lệ 39.4%. Qua 04 test ((Nằm ngửa gập bụng, bật xa tại chỗ, chạy 30m XPC, chạy tùy sức 5 phút) kiểm tra thực trạng ban đầu về thể lực của SV nam chỉ có test Bật xa tại chỗ và chạy 30m XPC là ở mức Đạt so với tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, SV theo quyết định 53/2008 của GD&ĐT. - Thể lực chung của SV nữ trường Đại học Sài Gòn qua kiểm tra cho thấy, tỷ lệ SV nữ xếp loại “Tốt”chỉ chiếm 14.6%, xếp loại “Đạt” chiếm 35.4%, còn lại có đến 50% SV nữ xếp loại “Không đạt”. Qua 04 test (Nằm ngửa gập bụng, bật xa tại chỗ, chạy 30m XPC, chạy tùy sức 5 phút) kiểm tra thực trạng ban đầu về thể lực của SV nữ chỉ có test bật xa tại chỗ và chạy 30m XPC là ở mức Đạt so với tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, SV theo quyết định 53/2008 của GD&ĐT. - Qua kết quả đánh giá xếp loại thể lực chung của SV trường Đại học Sài Gòn cho thấy thực trạng thể lực chung của SV trong trường là chưa tốt. So sánh theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT thì xếp loại tốt còn rất ít, phần lớn là loại đạt và chưa đạt. Như vậy, nhà trường cần kịp thời có giải pháp thích hợp để khắc phục thực trạng trên cũng như khơi gợi hứng thú trong giờ học GDTC, hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV. Qua những phân tích ở trên đã giúp đánh giá được tương đối toàn diện thực trạng tập luyện hoạt động TDTT ngoại khóa của SV. Đây chính là các cơ sở thực tế quan trọng để góp phần làm cơ sở cho việc thay đổi các hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV mang lại hiệu quả tích cực hơn. Trong đó, việc tìm ra các giải pháp cải thiện các yếu tố liên quan, phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan hiện có tại trường, đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu và sở thích của SV, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển thể chất, tinh thần của SV là việc cần thiết được thực hiện. 3.2. Xây dựng các giải pháp tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn 3.2.1. Căn cứ xây dựng các giải pháp tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn 3.2.1.1. Căn cứ pháp lý Cơ sở pháp lý để xây dựng các giải pháp dựa trên quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và công tác GDTC, hoạt động TDTT nói riêng được quán triệt trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết đã được ban hành, quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học Sài Gòn, Chiến lược phát triển trường Đại học Sài Gòn đến năm 2025 và tầm nhìn 2035. Cụ thể bao gồm các nội dung như sau: - Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/11/2005, Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. - Nghị quyết số 08 – NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 1/12/2011 về tăng cường lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020. Theo đó, Giáo dục thể chất nội khóa là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho mọi người thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện, đáp ứng NC phát triển tinh thần và thể chất cho học sinh, sinh viên. Không những thế, GDTC và thể thao trường học phải là nền tảng để phát triển thể thao thành tích cao. - Quyết định số 711/QĐ- TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. - Nghị quyết số 29-NQ/TW ban hành ngày 04/11/2013, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. - Nghị quyết số 44/NQ-CP ban hành ngày 09/06/2014 của Chính Phủ về việc ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. - Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. - Quyết định 1076/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2016 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 Thủ tướng Chính phủ ban hành. - Đánh giá về những tồn tại và hướng khắc phục đối với hoạt động TDTT ngoại khóa được chỉ rõ tại “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020” - Trách nhiệm của ngành TDTT, ngành GD&ĐT đối với việc nâng cao chất lượng giờ học thể dục chính khóa; tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa được chỉ rõ tại “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030” - Mục tiêu của chương trình GDTC do Bộ GD&ĐT ban hành tại Thông tư 25/2015 - Trách nhiệm của ngành giáo dục đối với công tác GDTC nội và ngoại khóa trong trường học được chỉ rõ tại “Đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”. - Quyết định số 2198/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt phát triển TDTT đến năm 2020. Trong Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 dành một phần quan trọng cho GDTC và HĐTT trường học. Chiến lược đã đề cập đến những tồn tại của công tác TDTT trường học: “Công tác GDTC trong nhà trường và các HĐTT ngoại khóa của HSSV chưa được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho HS, là một trong số các nguyên nhân khiến cho thể lực và tầm vóc người Việt Nam thua kém rõ rệt so với một số nước trong khu vực Chương trình chính khóa cũng như nội dung hoạt động ngoại khóa còn nghèo nàn, chưa hợp lý, không hấp dẫn HS tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa”. - Chiến lược phát triển Trường Đại học Sài Gòn đến năm 2025 tầm nhìn 2035. Những căn cứ pháp lý nêu trên đã chỉ rõ: Tính liên kết giữa chương trình GDTC nội khóa đối với hoạt động TDTT ngoại khóa trong các nhà trường; vai trò định hướng, trách nhiệm tạo lập thói quen rèn luyện thân thể cho SV của TDTT ngoại khóa. Điều đó đồng thời là định hướng và nội dung cơ bản của giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV trường Đại học Sài Gòn. 3.2.1.2. Căn cứ thực tiễn - Trên cơ sở thực trạng công tác GDTC, TDTT ngoại khóa của các trường ĐH, CĐ của ngành giáo dục nói chung, cũng như kế thừa kinh nghiệm về các giải pháp nâng cao chất lượng thể chất của SV thông qua các hoạt động GDTC, TDTT ngoại khóa trong các trường ĐH, CĐ của các tác giả, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực thể thao trường học. - Đặc điểm, tính chất của học chế tín chỉ: tính đồng bộ, liên tục, liên thông giữa giờ học trên lớp với giờ tự học; lấy tự học và phát triển năng lực tự học của sinh viên làm phương tiện để thực hiện mục tiêu đào tạo. - Nhu cầu đổi mới, kiện toàn bộ máy tổ chức và quản lý hoạt động thể thao ngoại khóa theo hướng tăng cường hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo tính cân đối giữa phát triển phong trào TDTT bề nổi với hoạt động tự học, tự rèn luyện thân thể của sinh viên. Trách nhiệm định hướng, dẫn dắt và hình thành thói quen tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa cho sinh viên của GDTC nội khóa. - Xuất phát từ thực trạng công tác hực trạng công tác GDTC và hoạt động TDTT ngoại khóa của SV trường Đại học Sài Gòn như: Chương trình đào tạo GDTC nội khóa và ngoại khóa; Qui trình tổ chức đào tạo; Công tác kiểm tra đánh giá và đảm bảo chất lượng; Công tác tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa; Hệ thống các giải pháp đã và đang được sử dụng; Đánh giá của SV; Thực trạng nhu cầu của SV khi tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa; Đánh giá hiện trạng tác động của công tác TDTT ngoại khóa đối với sự phát triển thể chất của SV, - Trên cơ sở các vấn đề pháp lý và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu từng bước lựa chọn các giải pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho SV trường Đại học Sài Gòn. 3.2.1.3. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp Khi triển khai xây dựng các giải pháp tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV, cần quan tâm đến một số yêu cầu mang tính nguyên tắc, tính khoa học, trong đó có các nguyên tắc về quản lý TDTT cũng như nguyên tắc về GDTC. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành lựa chọn các giải pháp dựa trên các nguyên tắc cơ bản như sau: - Giải pháp có tính thực tiễn: Nghĩa là giải pháp đưa ra mang tính thực dụng, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và quay trở về phục vụ hoạt động nghiên cứu của đề tài và quá trình ứng dụng vào hoạt động TDTT ngoại khóa của SV. - Giải pháp có tính hợp lý: các giải pháp được lựa chọn trong quá trình triển khai phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của SV sẽ thúc đẩy sự tích cực của SV trong các hoạt động TDTT ngoại khóa. - Giải pháp có tính toàn diện, nghĩa là các giải pháp đề ra phải giải quyết đòng thời tất cả những mặt còn hạn chế của công tác GDTC, TDTT ngoại khóa hiện hành nhằm mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn vận dụng. - Giải pháp có tính khoa học, nghĩa là các giải pháp đưa ra để ứng dụng vào thực tiễn hoạt động TDTT ngoại khóa sẽ tác động tới nhận thức của con người, tuân theo các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, toàn diện và hợp lý; tuân theo nguyên tắc kết hợp TDTT với lao động và quốc phòng và nguyên tắc giữ gìn và nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, các giải pháp được xây dựng còn mang tính đa dạng, đồng bộ. Trong quá trình xây dựng các giải pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa, các nhà nghiên cứu cần quan tâm đến tính khoa học, toàn diện và hợp lý dựa trên trình độ, đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu sở thích của cá nhân để xác định các môn thể thao cần tập luyện mới có hiệu quả trong hoạt động TDTT ngoại khóa. Hoặc có thể khẳng định trong quá trình đưa ra các giải pháp vào thực tiễn hoạt động TDTT ngoại khóa cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các giải pháp, vì thực tế cho thấy không thể thực hiện một giải pháp vào đó một cách đầy đủ nếu loại trừ một giải pháp khác. 3.2.1.4. Phân tích SWOT về thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Sài Gòn Công cụ phân tích SWOT là công cụ rất phổ biến được sử dụng trong việc lập kế hoạch chiến lược và giải quyết các vấn đề của tổ chức. Mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định được các điểm mạnh và điểm yếu của một tổ chức và các cơ hội cũng như thách thức của tổ chức đó trong môi trường/ lĩnh vực hoạt động. Qua việc xác định các vấn đề đó, các nhà quản lý sẽ đưa ra được các yếu tố chiến lược để phát triển hơn nữa các điểm mạnh, loại bỏ hay giảm thiểu các điểm yếu, khai thác các cơ hội có được và phản ứng tích cực với các thách thức. Cho đến nay, công cụ SWOT đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng công cụ phân tích SWOT để đưa ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV tại trường Đại học Sài Gòn. Qua kết quả phân tích SWOT, các thông tin thu được sẽ góp phần hỗ trợ cho việc xây dựng các giải pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho SV trường Đại học Sài Gòn. Qua phân tích kết quả thu được bao gồm các nội dung như sau: Điểm mạnh (S) - S1: Trường là một trong những cơ sở đào tạo uy tín, đã khẳng định được thương hiệu sau hơn 44 năm hình thành và phát triển với quy mô đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực - S2: Bộ môn GDTC có đội ngũ cán bộ, GV trẻ, đầy nhiệt huyết, không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đào tạo SV trong giai đoạn hiện nay. - S3: Trường có số lượng đội ngũ GV GDTC đảm bảo cho việc triển khai các hoạt động TDTT ngoại khóa. - S4: Trường nhiều mối quan hệ, liên kết với các trường, các cơ sở, tổ chức có liên quan đến chuyên ngành trong và ngoài nước, nhiều chương trình hợp tác đã được ký kết. - S5: Hoạt động TDTT ngoại khóa luôn được sự quan tâm, ủng hộ của BGH nhà trường và các đơn vị liên quan Điểm yếu (W) - W1: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, sân bãi còn thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng để đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo và nhu cầu của SV rong hoạt động TDTT ngoại khóa. - W2: Một số nội dung trong chương trình các môn TDTT ngoại khóa “Chưa đáp ứng và Đáp ứng một phần” của Nhà trường. - W3: Phần lớn SV có xu hướng không hứng thú với việc tập luyện TDTT ngoại khóa tại Nhà trường (có đến 37% SV cho rằng “Không hứng thú, 9.6% SV cho rằng “Rất không hứng thú” với việc tập luyện TDTT ngoại khóa). - W4: Đội ngũ GV của Bộ môn đa phần còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa đảm bảo chất lượng trong công tác giảng dạy. - W5: Chất lượng các giờ học GDTC, hoạt động TDTT ngoại khóa còn “Chưa tốt”, chưa có nhiều tác dụng rèn luyện thể chất cho SV. - W6: SV chưa dành thời gian nhiều cho hoạt động TDTT ngoại khóa, có đến 85.4% SV tập luyện dưới 3 buổi/tuần và chủ yếu là “<60 phút” (chiếm 53.8%). - W7: Hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV chưa được quan tâm: có đến 53.8% SV tham gia theo hình thức “Tự tập”. Cơ hội (O) - O1: Lãnh đạo trường Đại học Sài Gòn luôn quan tâm đến sự phát triển của công tác GDTC, hoạt động TDTT cho SV trong nhà trường. - O2: Số lượng các môn TDTT ngoại khóa được SV quan tâm tập luyện rất đa dạng và phong phú (có đến 16 môn thể thao SV đang và có nhu cầu tham gia tập luyện). - O3: Yêu cầu của xã hội về chất lượng đào tạo cũng như yêu cầu thể chất với công việc luôn được công khai, đây là cơ hội để Bộ môn khẳng định vị thế và phát triển. - O4: SV có nhu cầu đa dạng về hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa (53.6% SV có nhu cầu lựa chọn hình thức “Tập với CLB”, 27.2% SV chọn “Tập luyện với người hướng dẫn”, 13.2% SV chọn “Tập với nhóm, lớp” và chỉ có 5.4% SV chọn hình thức “Tự tập”.) Thách thức (T) - T1: Nhận thức của một bộ phận SV chưa cao đối với việc học tập GDTC cũng như tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa nói chung. - T2: Các loại hình giải trí mới ngày càng nhiều khiến cho SV không dành nhiều thời gian cho các hoạt động TDTT ngoại khóa. - T3: Yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo, đòi hỏi nâng cao số lượng, chất lượng cán bộ, GV có trình độ chuyên môn cao từ Tiến sỹ trở lên là một thách thức đối với Bộ môn. - T4: Đòi hỏi ngày càng cao của SV về TDTT ngoại khóa: có đến 46.8 % SV “Không hài lòng”, 4.4% SV “Rất không hài lòng” về hoạt động TDTT ngoại khóa được tổ chức giảng dạy và tập luyện. - T5: Yêu cầu cao về sự phong phú của các môn học, các môn TDTT về cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, sân bãi đáp ứng cho NC học tập và rèn luyện của SV. T6: Yêu cầu về phát triển toàn diện cho SV trong công tác đào tạo của Nhà trường đáp ứng theo xu thế xã hội. 3.2.1.5. Thiết kế ma trận SWOT để xây dựng giải pháp tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn. Trong nghiên cứu này, ma trận SWOT được thiết kế với các nội dung được trình bày chi tiết theo sơ đồ 3.1 dưới đây. Những điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) là yếu tố bên trong nội tại từ kết quả đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của SV. Những cơ hội (O) và thá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_the.doc
  • pdfToàn văn LATS của NCS Phạm Thanh Vũ.pdf
  • docTom tat LATS của NCS Pham Thanh Vu.doc
  • docTrang thong tin LATS của NCS Pham Thanh Vu.doc
Tài liệu liên quan