Luận án Nghiên cứu gốc ghép có khả năng chịu úng của dưa lê (cucumis melo L.) canh tác trên nền đất lúa

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ . i

LỜI CAM ĐOAN . ii

TÓM TẮT . iii

ABSTRACT . iv

MỤC LỤC . v

DANH MỤC BẢNG . viii

DANH MỤC HÌNH . xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . xiii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN . 1

1.2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN . 2

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 2

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN . 2

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU . 2

1.6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 3

1.7. GIỚI HẠN CỦA LUẬN ÁN . 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 5

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY DƯA LÊ .

2.1.1. Đặc điểm thực vật của cây dưa lê .

2.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh . 6

2.1.3. Các thời điểm sinh trưởng . 7

2.2. CÁC LOẠI GỐC GHÉP HỌ BẦU BÍ . 7

2.2.1. Bình bát dây . 7

2.2.2. Mướp hương . 8

2.2.3. Khổ qua . 8

2.2.4. Bầu . 9

2.2.5. Bí đao . 9

2.2.6. Bí đỏ . 10

2.2.7. Dưa hoàng kim . 10

2.2.8. Dưa gang . 10

2.3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GHÉP CÂY . 11

2.3.1. Khái niệm ghép cây . 11

2.3.2. Cơ sở khoa học của ghép cây . 12

2.3.3. Tính tương thích của cây ghép . 13

2.3.4. Ưu và nhược điểm của cây ghép . 16

2.3.5. Kỹ thuật ghép . 19

2.3.6. Yếu tố gốc ghép và chồi ghép . 23

vi

2.3.7. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng tiếp hợp của cây

ghép . 25

2.4. SỰ THÍCH NGHI CỦA CÂY TRỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN NGẬP ÚNG

 . 27

2.4.1. Ảnh hưởng của ngập úng đến cây trồng . 27

2.4.2. Sự thích nghi về hình thái . 27

2.4.3. Sự thích nghi về biến dưỡng . 29

2.5. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY DƯA GHÉP . 30

2.5.1. Các nghiên cứu về cây dưa ghép trên thế giới . 30

2.5.2. Các nghiên cứu về cây dưa ghép ở Việt Nam . 30

2.6. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY TRỒNG CHỊU NGẬP

ÚNG . 31

 

pdf211 trang | Chia sẻ: minhanh6 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu gốc ghép có khả năng chịu úng của dưa lê (cucumis melo L.) canh tác trên nền đất lúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển không tương đồng. Ngọn ghép phát triển nhanh, trong khi gốc ghép lại phát triển chậm, không tương thích. Khả năng tương thích của cây ghép sẽ ảnh hưởng đến quá trình dẫn dinh dưỡng từ gốc ghép đến ngọn ghép để nuôi cây, khả năng tương thích kém sẽ làm cho cây sinh trưởng yếu và kết quả năng suất trái sẽ thấp. Tỷ số DL/MH 0,74 (nhỏ nhất) là hoàn toàn phù hợp với sự sinh trưởng về chiều cao thân chính và số lá trên thân chính đều thấp nhất. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến các chỉ tiêu kích thước, khối lượng trái và năng suất đều thấp. 4.2.3.4. Kích thước trái Kết quả Bảng 4.19 cho thấy kích thước trái dưa lê ghép trên các loại gốc ghép bầu bí dưa có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các NT. Chiều cao trái đạt cao nhất là DL/DG (15,9 cm), khác biệt không ý nghĩa với DL/DL, DL/BB và DL/BĐC (14,9-15,2 cm), nhưng khác biệt có ý nghĩa với ĐC 14,3 cm; DL/BĐ 13,3 cm và thấp nhất là DL/MH (9,80 cm). Chu vi hoành trái thì DL/BĐC và DL/DG đạt lần lượt là 44,4 cm và 44,1 cm; khác biệt không ý nghĩa với DL/BB và DL/DL (43,4-43,5 cm), nhưng có khác biệt với ĐC (40,7 cm), DL/BĐ (40,8 cm) và DL/MH có chu vi hoành trái đạt thấp nhất 31,2 cm. 74 Kích thước trái là một trong những giá trị quan trọng về chỉ tiêu thành phần năng suất của cây dưa lê ghép, kích thước trái to là yếu tố góp phần giúp cho năng suất trái đạt cao hơn. Kết quả trên cho thấy việc sử dụng gốc ghép phù hợp như gốc BĐC và DG đã góp phần giúp gia tăng kích thước trái dưa lê ghép, trong khi đó DL/MH lại cho kích thước trái nhỏ hơn so với cây ĐC không ghép. Để kích thước trái đạt to, các thông số nông học của cây như chiều dài thân chính, số lá, kích thước lá đóng vai trò không nhỏ. Nhờ gốc ghép khỏe mạnh, thích hợp đã giúp cho cây ghép tăng trưởng, phát triển khỏe, do đó cây ghép có khả năng nuôi trái đạt lớn hơn so với cây ĐC không ghép. Bảng 4.19. Kích thước và khối lượng trái dưa lê ghép điều kiện nhà màng, tháng 7-10/2018 Nghiệm thức Chiều cao trái (cm) Chu vi hoành trái (cm) Khối lượng trái (kg/trái) ĐC 14,3bc 40,7b 1,08b DL/DL 14,9ab 43,5ab 1,28ab DL/BB 15,1ab 43,4ab 1,27ab DL/BĐ 13,3c 40,8b 1,10b DL/BĐC 15,2ab 44,4a 1,33a DL/DG 15,9a 44,1a 1,29ab DL/MH 9,80d 31,2c 0,60c Mức ý nghĩa ** ** ** CV (%) 5,79 4,94 11,8 Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê, **: Khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%. 4.2.3.5. Khối lượng trái Khối lượng trái dưa lê ghép có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các NT (Bảng 4.19). Cây DL/BĐC có khối lượng trái đạt cao nhất (1,33 kg/trái), khác biệt không ý nghĩa với DL/DL, DL/BB, DL/DG (1,27-1,29 kg/trái) và khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại (0,60-1,10 kg/trái), cây ĐC có khối lượng trái 1,08 kg; DL/BĐ là 1,10 kg/trái; thấp nhất là DL/MH chỉ có 0,60 kg. Chỉ tiêu khối lượng trái dưa lê ghép có cùng xu hướng với chỉ tiêu kích thước trái và có thể phù hợp với chỉ tiêu năng suất trái. Cây dưa lê ghép trên các gốc ghép thích hợp như BĐC, BB và DG có khối lượng trái lớn nhất (1,27-1,33 kg/trái) là vì chiều cao cây, số lá/cây, tỷ số ĐKG/ĐKN đạt cao. Trong khi đó, cây không ghép ĐC và cây ghép trên các gốc ghép BĐ và MH có các thông số nông học đạt thấp, điều này có thể dẫn đến năng suất trái có cùng xu hướng là đạt thấp. 4.4.1.6. Năng suất a. Năng suất tổng Năng suất tổng của các NT dưa lê ghép khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 4.20). DL/BĐC, DL/BB và DL/DG có năng suất tổngdao động 28,3-29,4 tấn/ha, khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê với DL/DL (25,4 tấn/ha) và DL/BĐ (24,7 tấn/ha), nhưng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê so 75 với ĐC (21,5 tấn/ha) và DL/MH (12,0 tấn/ha). Đặc biệt là DL/MH có năng suất rất thấp, chỉ có 12,0 tấn/ha. Đối với cây dưa lê thì mỗi cây chỉ để một trái, do đó năng suất trái được quyết định bởi các yếu tố cấu thành nên năng suất như chiều cao trái, chu vi hoành và khối lượng trái. Cây DL/BĐC, DL/BB và DL/DG đều cho các giá trị cấu thành năng suất đạt cao như kích thước trái lớn, khối lượng trái cao hơn so với các NT khác, từ đó dẫn đến năng suất trái đạt cao hơn so với ĐC. Mặt khác, do DL/BĐC, DL/BB và DL/DG có khả năng hình thành nhiều rễ bất định ở phần thân (thí nghiệm 1 khả năng chịu úng của cây họ bầu bí và thí nghiệm 4 khả năng chịu úng của cây DL ghép) đã góp phần làm gia tăng sinh trưởng thân lá của cây ghép. Thêm vào đó, thí nghiệm thực hiện vào tháng 7-10 (vụ Thu Đông) tuy được trồng trong nhà màng, nhưng trên nền đất thoát nước kém, thường xuyên bị úng, đặc biệt là giai đoạn mang trái. b. Năng suất thương phẩm Kết quả ở Bảng 4.20 năng suất thương phẩm của cây DL ghép trên các gốc ghép bầu bí có khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê của các nghiệm thức. DL/BĐC đạt cao nhất 27,1 tấn/ha, khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê so với DL/DG và DL/BB (25,6-25,9 tấn/ha), nhưng khác biệt ý nghĩa với các NT còn lại (8,04-22,6 tấn/ha), ĐC không ghép NSTP chỉ có 19,1 tấn/ha, và thấp nhất vẫn là DL/MH (chỉ đạt 8,04 tấn/ha). c. Năng suất thương phẩm so với ĐC Khi so sánh NSTP của dưa lê ghép trên các gốc bầu bí cho thấy cây dưa lê ghép lên các gốc ghép khác đều làm gia tăng NSTP cao hơn so với ĐC, ngoại trừ DL/MH. Mức gia tăng này có sự khác biệt lớn giữa các NT, nổi trội nhất là DL/BĐC, có NSTP cao hơn ĐC là 42,0%, kế đến là DL/DG (35,7%), DL/BB (34,0%), còn DL/BĐ thì sự gia tăng không đáng kể, chỉ là 3,25%, trong khi đó DL/MH cho năng suất thấp hơn cả ĐC đến 57,9%. d. Tỷ lệ (%) năng suất thương phẩm/năng suất tổng Kết quả Bảng 4.20 cho thấy tỷ lệ NSTP/NST có khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. DL/BĐC có tỷ lệ NSTP/NST đạt 91,5%, khác biệt không ý nghĩa với DL/DG, DL/BB, DL/DL và ĐC (89,0-91,5%), khác biệt có ý nghĩa với DL/BĐ và DL/MH với tỷ lệ lần lượt là 81,1% và 67,8%. Giá trị tỷ lệ NSTP/NST có ý nghĩa lớn trong sản xuất, khi giá trị này đạt cao sẽ góp phần giúp gia tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng dưa. Nhìn chung, chỉ trừ DL/MH, còn lại các NT khác đều có tỷ lệ NSTP/NST đạt cao, đặc biệt cây DL/BĐC có giá trị tỷ lệ NSTP/NST đạt cao nhất 92,2%, kế đến là DL/DG 91,5%, còn DL/MH có tỷ lệ NSTP/NST là thấp nhất (67,8%). 76 Bảng 4.20. Năng suất trái dưa lê ghép trồng trong điều kiện nhà màng, tháng 7-10/2018 Nghiệm thức Năng suất tổng (tấn/ha) Năng suất thương phẩm (tấn/ha) NSTP cao hơn ĐC (%) Tỷ lệ (%) NSTP/NST ĐC 21,5b 19,1c - 89,0ab DL/DL 25,4ab 22,6bc 18,5 89,0ab DL/BB 28,5a 25,6ab 34,0 89,0ab DL/BĐ 24,7ab 19,7c 3,25 81,1b DL/BĐC 29,4a 27,1a 42,0 92,2a DL/DG 28,3a 25,9ab 35,7 91,5ab DL/MH 12,0c 8,04d -57,9 67,8c Mức ý nghĩa ** ** - ** CV (%) 12,8 11,1 - 7,69 Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê, **: Khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%. 4.2.3.6. Độ dày thịt trái và độ brix trái Độ dày thịt trái dưa lê có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%, trong đó DL/BĐC có độ dày thịt 35,9 mm, khác biệt không ý nghĩa với DL/DL, DL/BB, DL/BĐ và DL/DG (32,6-35,3 mm), khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê với ĐC (30,7 mm) và thấp nhất là DL/MH độ dày thịt trái chỉ đạt 21,2 mm (Bảng 4.21). Độ brix trái dưa lê có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 4.21), DL/BĐC và DL/DG có độ brix trái 12,4-12,6%, khác biệt không ý nghĩa với DL/DL; DL/BB; DL/BĐ (lần lượt là 10,8; 11,8 và 11,9%) và có khác biệt ý nghĩa với DL/MH 11,2%; ĐC là 10,8%. Bảng 4.21. Độ dày thịt và độ brix trái dưa lê ghép điều kiện nhà màng, tháng 7-10/2018 Nghiệm thức Độ dày thịt trái (mm) Độ Brix (%) ĐC 30,7b 10,8c DL/DL 32,6ab 11,9ab DL/BB 35,2a 11,8ab DL/BĐ 35,3a 11,9ab DL/BĐC 35,9a 12,6a DL/DG 33,3ab 12,4a DL/MH 21,2c 11,2bc Mức ý nghĩa ** ** CV (%) 8,47 4,73 Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê, **: Khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%. Dưa lê là loại trái cây cao cấp trong họ bầu bí, vì vậy độ brix là một thông số có ý nghĩa rất quan trọng đối với trái dưa lê, quyết định đến giá trị thương mại của trái. Tùy theo loại gốc ghép có những tác động khác nhau đến phẩm chất trái. Đã có những báo 77 cáo khác nhau về việc tác động của gốc ghép đến phẩm chất trái dưa ghép (Flores et al., 2008). Nhìn chung, ngoại trừ gốc MH, còn lại những NT dưa lê ghép khác đều cho độ brix thịt trái đạt cao hơn so với ĐC không ghép, đặc biệt là DL/BĐC và DL/DG cho brix thịt trái đạt cao nhất. Tóm lại, DL/BĐC, DL/DG, DL/BB cho năng suất tổng đạt cao nhất (28,3-29,4 tấn/ha), NSTP đạt lần lượt là 27,1; 25,9 và 25,6 tấn/ha. NSTP đạt cao hơn so với ĐC 34,0-42,0% và chất lượng trái cũng đạt cao hơn so với ĐC. Cây DL/ MH và DL/BĐ thể hiện sự tương thích kém, cây sinh trưởng kém hơn so với cây ĐC không ghép và cho năng suất thấp. Năng suất DL/MH thấp hơn 57,9% so với ĐC, còn DL/BĐ có năng suất tương đương với ĐC không ghép. 4.2.4. Sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng dưa lê ghép trồng trong điều kiện nhà lưới (tháng 2-5/2019) 4.2.4.1. Chiều dài thân chính Chiều dài thân chính của cây dưa lê ghép trên các loại gốc ghép khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 4.22), DL/DG luôn cao nhất qua các thời điểm khảo sát (73,5 cm ở 35 NSKGh đến 256 cm ở 60 NSKGh) ngoại trừ thời điểm lúc trồng. Chiều dài thân chính của DL/DG, DL/DHK và DL/DL cao tương đương nhau (60 NSKGh), còn DL/BĐC có chiều dài thân chính ở mức trung bình và DL/BB luôn thấp nhất. Sự gia tăng chiều dài thân chính tại thời điểm tuyển trái đến thu hoạch rất ít là do trong quá trình canh tác đã bấm bỏ đọt sau khi tuyển trái để tập trung dinh dưỡng nuôi trái (đây là đặc điểm kỹ thuật riêng của cây dưa lê). Các gốc ghép khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây từ khi trồng cho đến thu hoạch, chiều dài thân chính dài hay ngắn có thể ảnh hưởng đến năng suất trái sau này. Bảng 4.22. Chiều dài thân chính cây dưa lê ghép điều kiện nhà màng, tháng 2-5/2019 Nghiệm thức Chiều dài thân chính (cm) Lúc trồng (15 NSKGh) Ra hoa cái (35 NSKGh) Tuyển trái (45 NSKGh) Thu hoạch (60 NSKGh) ĐC 6,08d 63,4b 232ab 243b DL/DL 10,7a 67,5b 235a 253a DL/BB 7,34c 57,3c 215c 215d DL/BĐC 6,94c 54,6c 226b 231c DL/DG 7,42c 73,5a 237a 256a DL/DHK 9,28b 67,6b 236a 254a Mức ý nghĩa * * * * CV (%) 12,4 35,9 31,7 24,1 Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê, *: Khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%. 4.2.4.2. Số lá trên thân chính Tương tự như chiều dài thân chính thì số lá trên thân chính khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 4.23). Cây DL/DG luôn cho nhiều lá nhất qua 3 lần khảo 78 sát 11,1 lá (35 NSKGh lúc ra hoa cái) đến 25,2 lá (lúc thu hoạch) và khác biệt không ý nghĩa so với ĐC (11,4 lá ở lúc ra hoa cái). Số lá trên thân chính của DL/BB luôn thấp nhất và DL/BĐC đạt số lá ở mức trung bình. Như vậy, số lá trên thân chính nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch, số lá càng nhiều thì giúp cây tăng khả năng quang hợp, giúp cây sinh trưởng tốt. Bảng 4.23. Số lá trên thân chính cây dưa lê ghép trồng trong điều kiện nhà màng, tháng 2- 5/2019 Nghiệm thức Số lá trên thân chính (lá) Ra hoa cái (35 NSKGh) Tuyển trái (45 NSKGh) Thu hoạch (60 NSKGh) ĐC 11,4a 23,9b 24,3b DL/DL 9,88c 23,6bc 24,4b DL/BB 10,3bc 23,2c 23,6c DL/BĐC 9,90c 23,4bc 23,8bc DL/DG 11,1a 24,9a 25,2a DL/DHK 10,7ab 23,8bc 24,3b Mức ý nghĩa * * * CV (%) 14,8 8,93 13,4 Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê, *: Khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%. 4.2.4.3. Kích thước lá Kết quả Bảng 4.24 kích thước lá dưa lê ghép có khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. DL/DG đạt cao nhất, chiều dài và chiều rộng lá đạt lần lượt là 20,0 và 29,0 cm, khác biệt không ý nghĩa với DL/DHK (19,7 và 28,6 cm), nhưng khác biệt có ý nghĩa với các NT còn lại. Có cùng xu hướng với số lá, kích thước lá có ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, cây có kích thước lá lớn sẽ có khả năng quang hợp tốt và là tiền đề góp phần tăng năng suất cho cây. Bảng 4.24. Kích thước lá của cây dưa lê ghép điều kiện nhà màng, tháng 2-5/2019 Nghiệm thức Chiều dài lá (cm) Rộng lá (cm) ĐC 18,5c 25,3b DL/DL 17,9c 26,0b DL/BB 18,3c 25,8b DL/BĐC 18,9bc 26,9b DL/DG 20,0a 29,0a DL/DHK 19,7ab 28,6a Mức ý nghĩa * * CV (%) 13,8 20,3 Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê, *: Khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% 4.2.4.4. Kích thước trái Kết quả Bảng 4.25 cho thấy kích thước trái dưa lê ghép gốc bầu bí có khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Chiều cao trái DL/DG có chiều cao trái đạt 17,1 cm và 79 khác biệt không ý nghĩa thống kê với DL/DHK (16,3 cm) và DL/BĐC (16,1 cm). Về chu vi trái có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê, DL/BĐC (47,4 cm), ĐC (47,5 cm) và DL/BB (47,3 cm) là lớn nhất và nhỏ nhất là DL/DL (45,6 cm). Như vậy các loại gốc ghép đã tác động đến sự gia tăng kích thước trái dưa lê, và kích thước trái là một trong những thông số thành phần năng suất trái, trái có kích thước to, khối lượng nặng sẽ góp phần tác động tích cực đến năng suất trái giai đoạn thu hoạch. Bảng 4.25. Kích thước trái, khối lượng trái và sinh khối cây dưa lê ghép điều kiện nhà màng, tháng 2-5/2019 Nghiệm thức Chiều cao trái (cm) Chu vi trái (cm) Khối lượng trái (kg/trái) Sinh khối (kg/cây) ĐC 15,4b 47,5a 1,22c 2,20b DL/DL 15,9b 45,6b 1,27bc 2,19b DL/BB 15,8b 47,3a 1,35abc 2,20b DL/BĐC 16,1ab 47,5a 1,39ab 2,52a DL/DG 17,1a 46,7ab 1,45a 2,46a DL/DHK 16,3ab 46,2ab 1,47a 2,38a Mức ý nghĩa * * * * CV (%) 15,8 12,2 7,17 6,22 Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê, *: Khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%. Hình 4.7. Chiều cao trái của các nghiệm thức thí nghiệm, (a) DL/BB, (b) DL/DL, (c) ĐC, (d) DL/DG, (e) DL/DHK và (f) DL/BĐC 4.2.4.5. Khối lượng trái Khối lượng trái dưa lê ghép có khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức gốc ghép (Bảng 4.25). Khối lượng trái đạt lớn và tương đương nhau là DL/DG và DL/DHK (1,45-1,47 kg/trái), khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê so với DL/BB và DL/BĐC (1,35-1,39 kg/trái) và nhỏ nhất là ĐC 1,22 kg/trái. 80 Kết quả này phù hợp với thông số kích thước trái, cây DL/BĐC, DL/DG và DL/DHK có chu vi và chiều cao trái cao nên khối lượng trái lớn, ĐC có khối lượng trái nhỏ do chiều cao trái thấp. Như vậy, gốc ghép có ảnh hưởng đến độ cao của trái và có thể ảnh hưởng đến năng suất, do khối lượng trái quyết định chính đến năng suất trái vì đối với cây dưa lê, mỗi cây chỉ để một trái. 4.2.4.6. Sinh khối cây Về sinh khối của dưa lê ghép khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các gốc ghép và có cùng khuynh hướng với khối lượng trái (Bảng 4.25). DL/BĐC có sinh khối cây cao nhất (2,52 kg/cây) tương đương với DL/DHK và DL/DG (2,38-2,46 kg/cây) và khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê với các NT còn lại. Kết quả sinh khối của các cây dưa lê ghép khác nhau phù hợp với sinh trưởng thân, lá của cây, khối lượng trái lớn hay nhỏ phụ thuộc vào sinh trưởng của cây phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Ba và ctv. (2009) cây sinh trưởng mạnh mẽ sẽ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nuôi trái. 4.2.4.7. Năng suất Kết quả Bảng 4.26 cho thấy năng suất tổng và năng suất thương phẩm của các nghiệm thức dưa lê ghép có khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Trong đó, năng suất của tất cả các NT ghép đều đạt cao (24,2-26,8 tấn/ha) và khác biệt có ý nghĩa với ĐC không ghép (21,3 tấn/ha). Năng suất tổng cao nhất ở DL/DG đạt 26,8 tấn/ha, khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với DL/BĐC (26,1 tấn/ha). Năng suất tổng của DL/DG cao nhất, giá trị này cũng phù hợp với các thông số thành phần năng suất như khối lượng trái, sinh khối, kích thước trái và các chỉ tiêu nông học của cây (chiều dài thân chính, số lá trên thân chính, khối lượng lá, kích thước lá). Năng suất thương phẩm đạt cao nhất ở DL/BĐC (25,8 tấn/ha tương đương 33,2% so với ĐC không ghép), khác biệt không ý nghĩa thống kê với DL/BB (24,5 tấn/ha), khác biệt với tất cả các nghiệm thức còn lại và ĐC thấp nhất (19,4 tấn/ha). Kết quả NSTP của DL/BĐC cao nhất (trong khi năng suất tổng cao nhất ở DL/DG) là do các chỉ tiêu thành phần năng suất như khối lượng trái, sinh khối và kích thước trái, chiều dài lá đều cao tương đương DL/DG, mặt dù các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều dài thân chính, số lá trên thân chính và chiều rộng lá thấp hơn có ý nghĩa qua phân tích thống kê. NSTP ở DL/DHK thấp hơn DL/BĐC nhưng cũng cao hơn ĐC và năng suất tổng của DL/DHK khác biệt không ý nghĩa thống kê so với DL/BĐC nhưng cao hơn ĐC không ghép. Kết quả trên cho thấy các gốc ghép khác nhau có tác động lên năng suất của cây dưa lê ghép. Tất cả các gốc ghép được sử dụng trong thí nghiệm đều có hiệu quả giúp gia tăng năng suất tổng và NSTP của cây ghép từ 16,9-33,2% so với ĐC không ghép, đặc biệt là DL/BĐC đạt NSTP cao vượt trội, đạt hơn 33,2% so với ĐC. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Chung and Lee (2007) năng suất của cây ghép có thể tăng lên 25-55% so với cây dưa lê không ghép. 81 Khi so sánh NSTP của cây dưa lê ghép cho thấy các NT ghép dưa lê trên các gốc ghép đều cho tỷ lệ NSTP cao hơn so với ĐC từ 16,9-33,2%. Tỷ lệ NSTP/NST khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các NT, biến thiên trong ngưỡng 89,4-98,9%. Bảng 4.26. Năng suất trái dưa lê ghép điều kiện nhà màng, tháng 2-5/2019 Nghiệm thức Năng suất tổng (tấn/ha) NSTP (tấn/ha) NSTP cao hơn ĐC (%) Tỷ lệ (%) NSTP/NST ĐC 21,3c 19,4c - 91,0 DL/DL 24,2b 22,6b 16,9 93,6 DL/BB 25,4ab 24,5ab 26,3 96,4 DL/BĐC 26,1ab 25,8a 33,2 98,9 DL/DG 26,8a 23,9b 23,7 89,4 DL/DHK 24,8ab 23,8b 23,5 96,2 Mức ý nghĩa * * - ns CV (%) 27,3 24,1 - 44,7 Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê, *: Khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, ns: Khác biệt không ý nghĩa. 4.2.4.8. Chỉ tiêu chất lượng trái a. Màu sắc vỏ trái Kết quả Bảng 4.27 màu sắc vỏ trái khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức dưa lê ghép. Trong đó, DL/BĐC có trị số ΔE (màu sắc vỏ trái) đạt 75,1; khác biệt với DL/DHK (72,3), khác biệt không ý nghĩa thống kê so với ĐC không ghép và các nghiệm thức còn lại. Điều này cho thấy là DL/BĐC cho NSTP cao mà không ảnh hưởng đến màu sắc vỏ trái và đây là yếu tố quan trọng quyết định sự hấp dẫn người tiêu dùng. Bảng 4.27. Các chỉ tiêu chất lượng trái dưa lê ghép điều kiện nhà màng, tháng 2-5/2019 Nghiệm thức Màu sắc vỏ trái (∆E) Độ dày thịt trái (cm) Độ cứng trái (kgf/cm2) Hàm lượng vitamin C (mg/100g) Độ brix (%) ĐC 74,5ab 3,06 0,42 8,57 13,2c DL/DL 74,1abc 3,13 0,45 9,37 13,5bc DL/BB 73,0bc 3,02 0,45 8,62 13,6bc DL/BĐC 75,1a 3,23 0,47 9,08 14,7a DL/DG 73,9abc 3,04 0,42 9,24 13,6bc DL/DHK 72,3c 3,13 0,46 9,34 14,2ab Mức ý nghĩa * ns ns ns * CV (%) 14,0 11,8 8,22 23,5 16,1 Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê, *: Khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, ns: Khác biệt không ý nghĩa. b. Độ dày thịt trái và độ cứng trái dưa lê ghép Độ dày thịt trái và độ cứng trái dưa lê khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các NT, độ dày thịt trái dao động 3,02-3,23 cm và độ cứng trái biến thiên trong khoảng 0,42-0,47 kgf/cm2. Trái dưa lê ghép không bị ảnh hưởng đến chất lượng so với 82 trái không ghép, kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Ba và Võ Thị Bích Thủy (2016) cho rằng độ dày thịt trái và độ cứng trái dưa lê như nhau ở biện pháp ghép và không ghép. Như vậy cây dưa lê ghép gốc bầu bí cho độ dày thịt và độ cứng trái ổn định và dưa lê thuộc loại trái cứng nên bảo quản lâu và vận chuyển dễ dàng. c. Hàm lượng Vitamin C Hàm lượng vitamin C của cây dưa lê ghép gốc bầu bí khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 4.31), dao động 8,57-9,37 mg/100g. Như vậy, trái dưa lê ghép đảm bảo lượng vitamin C tương đương với trái không ghép. d. Độ brix thịt trái Về độ brix thịt trái cho thấy DL/BĐC cao nhất (14,7%) khác biệt không ý nghĩa thống kê với DL/DHK (14,2%) và khác biệt có ý nghĩa với ĐC không ghép (13,2%) (Bảng 4.27). Sử dụng gốc ghép BĐC làm tăng độ ngọt của trái, từ đó tăng chất lượng trái. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Ba và Võ Thị Bích Thủy (2016) khi ghép DL/BBD, trái ngọt hơn so với cây không ghép. Gốc ghép dưa hoàng kim (DL/DHK) cho năng suất tổng và độ brix khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê so với DL/BĐC nhưng cao hơn có ý nghĩa so với ĐC không ghép, NSTP cũng cao hơn ĐC mà dưa lê là trái cây cao cấp, yêu cầu cao về chất lượng, đặc biệt độ brix thịt trái. Do vậy, cần quan tâm đến cây DL/DHK tiếp tục nghiên cứu cải thiện NSTP để có thể ứng dụng vào sản xuất. Tóm lại, DL/BĐC cho NSTP đạt cao nhất (25,8 tấn/ha), năng suất tổng đạt (26,1 tấn/ha), khối lượng trái (1,39 kg), số lá (23,8 lá) và hàm lượng vitamin C (9,08 mg/100g) khác biệt không ý nghĩa thống kê so với DL/BB. Về sinh trưởng thì cây DL/DG cho sinh trưởng về chiều dài dây chính (256 cm ở 60 NSKGh) là cao nhất và khác biệt không ý nghĩa thống kê so với DL/HK và DL/DL. Về độ brix đạt cao nhất DL/BĐC (14,7%) đã làm tăng chất lượng trái. 4.3. KHẢ NĂNG CHỊU ÚNG CỦA CÂY DƯA LÊ GHÉP TRÊN CÁC LOẠI GỐC GHÉP HỌ BẦU BÍ 4.3.1. Khả năng chịu úng của cây dưa lê ghép trên các loại gốc ghép họ bầu bí giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng 4.3.1.1. Tỷ lệ sống Kết quả Bảng 4.28 cho thấy tỷ lệ sống cây dưa lê ghép có tương tác giữa hai nhân tố cây dưa lê ghép và việc xử lý úng, ở từng nhân tố cũng có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn theo dõi. Thời điểm 4NSKN, tỷ lệ sống của tất cả các cây dưa lê ghép đạt tương đương nhau (95-100%), khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê so với ĐC không ghép (25%). Đến 6 NSKN, cây DL/BBD, DL/BĐC và DL/MH có tỷ lệ sống 95-100%, kế đến là DL/BB và DL/DG (lần lượt là 75,0 và 77,5%), 83 cây ĐC lúc này đã chết hoàn toàn. Đến thời điểm 10 NSKN, cây DL/MH có tỷ lệ sống đạt cao nhất 95%, khác biệt với tất cả các NT còn lại. Về nhân tố xử lý úng, NT không úng cây sống 100%, còn các NT xử lý úng thì tỷ lệ sống của cây giảm dần qua các thời điểm theo dõi, 4 NSKN là 86,7%, đến 6 NSKN là 73,8% và 8 NSKN tỷ lệ sống của cây lúc này giảm rất nhanh, chỉ còn 43,3%. Về nhân tố gốc ghép, thời điểm 8 NSKN, DL/MH có tỷ lệ sống đạt cao nhất 97,5%, kế đến là DL/BBD và DL/BĐC (82,5-87,5%), DL/BB là 62,5% và thấp nhất là NT ĐC, DL/DG là 50%. Bảng 4.28. Tỷ lệ sống của cây dưa lê ghép dưới ảnh hưởng của việc xử lý úng, tháng 3-5/2018 Xử lý úng (A) Cây dưa lê ghép (B) Tỷ lệ sống (%) qua các giai đoạn xử lý úng 4 ngày 6 ngày 8 ngày Không úng Trung bình A 100A 100A 100A Úng ĐC 25,0b 0c 0d DL/BB 95,0a 75,0b 25,0c DL/BBD 100a 95,0a 65,0b DL/BĐC 100a 100a 75,0b DL/DG 100a 77,5b 0d DL/MH 100a 95,0a 95,0a Trung bình A 86,7B 73,8B 43,3B Trung bình B ĐC 62,5B 50,0C 50,0D DL/BB 97,5A 87,5B 62,5C DL/BBD 100A 97,5A 82,5B DL/BĐC 100A 100A 87,5B DL/DG 100A 88,8B 50,0D DL/MH 100A 97,5A 97,5A F (A) ** ** ** F (B) ** ** ** F (AxB) ** ** ** CV (%) 4,88 6,55 10,5 Ghi chú: Trong cùng một cột, hàng những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cùng xu hướng với thí nghiệm 1 khi khảo sát khả năng chịu úng của các loại cây sử dụng để làm gốc ghép cho dưa lê thì MH cũng có khả năng chịu úng rất tốt, còn BĐC và DG có khả năng chịu úng thấp hơn. Như vậy, có thể thấy cây gốc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_goc_ghep_co_kha_nang_chiu_ung_cua_dua_le.pdf
  • pdfQĐCT_Lê Thị Bảo Châu.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN - tiếng Anh.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN - tiếng Việt.pdf
  • docxTrang thong tin luan an tieng Anh.docx
  • docxTrang thong tin luan an tieng Viet.docx