Luận án Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp giấy Việt Nam - Diệp Tố Uyên

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT V

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC BIÊU ĐỒ vin

DANH MỤC Sơ ĐỒ vin

DANH MỤC HÌNH viii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐÈ TÃI NGHIÊN cứu 1

1.1. Lý do chọn đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 3

1.4. Câu hỏi nghiên cứu 4

1.5. Thiết kế nghiên cứu 4

1.6. Đóng góp của luận án 6

1.7. Kết cấu của luận án 7

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN cứu VÀ cơ SỞ LÝ THUYẾT VÈ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 9

2.1. Tổng quan nghiên cứu 9

2.1.1. Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích HQHĐ 9

2.1.2. Các nghiên cứu đối với doanh nghiệp giấy 22

2.1.4. Kết luận tổng quan các công trình nghiên cứu 24

2.2. Cư sở lý thuyết về hệ thống chỉ tiêu phân tích HQHĐ của các doanh nghiệp

giấy Việt Nam 25

2.2.1. Quan điểm về HQHĐ 25

2.2.2. Vai trò của phân tích HQHĐ 32

2.2.3. Khung lý thuyết về hệ thống chỉ tiêu phân tích HQHĐ của các doanh nghiệp

Giấy Việt Nam 36

2.3. Khung phân tích ảnh hưởng của các yếu tố HQHĐ bộ phận đến HQHĐ tổng thể của doanh nghiệp 64

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 68

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 69

3.1. Nghiên cứu lý thuyết 69

3.2. Nghiên cứu định tính 69

3.2.1. Đặc điểm về mẫu phỏng vấn 70

3.2.2. Tài liệu hướng dẫn phỏng vấn sâu 71

3.3. Nghiên cứu định lượng 71

3.3.1. Khảo sát bảng hỏi và phân tích 71

3.3.2. Phân tích dữ liệu thứ cấp 72

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 76

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu CỦA LUẬN ÁN 77

4.1. Khái quát về doanh nghiệp giấy Việt Nam 77

4.1.1. Lịch sử phát triển của ngành giấy Việt Nam 77

4.1.2. Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của các các doanh nghiệp giấy

Việt Nam giai đoạn 2012-2017 81

4.2. Kết quả nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích HQHĐ của các doanh

nghiệp giấy Việt Nam 84

4.2.1. Các phát hiện chính từ nghiên cứu định tính 84

4.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng 93

4.3. Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng các chỉ tiêu phân tích HQHĐ 103

4.3.1. Phân tích thực trạng HQHĐ của các doanh nghiệp giấy Việt Nam giai đoạn

2012-2017 . 103

4.3.2. Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của doanh nghiệp

giấy Việt Nam 106

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 110

CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ, KHUYẾN NGHỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 111

5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu 111

5.1.1. Thảo luận về các chỉ tiêu nhóm phân tích HQHĐ cung cấp đầu vào 111

5.1.2. Thảo luận về các chỉ tiêu nhóm phân tích HQHĐ sản xuất 112

5.1.3. Thảo luận về các chỉ tiêu nhóm phân tích HQHĐ tiêu thụ 113

5.1.4. Thảo luận về các chỉ tiêu nhóm phân tích HQHĐ tổng thể 114

5.1.5. Thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của doanh nghiệp giấy .115

5.2. Một số khuyến nghị 117

5.2.1. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp giấy Việt Nam 117

5.2.2. Khuyến nghị đối với các cơ quan QLNN 130

5.2.3. Khuyến nghị đối với các Nhà đầu tư 133

5.2.4. Khuyến nghị đối với các hiệp hội ngành Giấy Việt Nam 133

5.2.5. Khuyến nghị đối với các đơn vị kiểm toán độc lập 134

5.2.6. Khuyến nghị đối với các tổ chức tín dụng 134

5.3. Hạn chế của nghiên cứu 135

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 136

KẾT LUẬN 137

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 138

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 139

PHỤ LỤC 144

 

docx186 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp giấy Việt Nam - Diệp Tố Uyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhỏ: từ 10 người trở xuống + Quy mô nhỏ: từ trên 10 người đến 200 người + Quy mô vừa: từ trên 200 người đến 300 người + Quy mô lớn: từ trên 300 người Tài liệu hướng dẫn phỏng vẩn sâu Theo Nguyễn Văn Thắng (2015), cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đi phỏng vấn sâu. Để chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn, tác giả thiết kế một số câu hỏi dành cho đối tượng phỏng vấn (Phụ lục 2). Các câu hỏi phỏng vấn là các câu hỏi mở xoay quanh nội dung là các chỉ tiêu phân tích HQHĐ. Các câu hỏi phổ biến mà tác giả đặt ra cho người trả lời đề cập đến những nội dung sau: Đặc điểm SXKD của doanh nghiệp giấy được phỏng vấn. Mức độ thường xuyên phân tích HQHĐ tại doanh nghiệp Giấy. Đánh giá tính hữu ích của thông tin phân tích đem lại đối với quá trình ra quyết định của nhà quản lý. Nhận định về sự quan trọng của các chỉ tiêu phân tích mà tác giả đưa ra. Nhận định về sự phù hợp của mô hình phát triển hệ thống chỉ tiêu, nhận định về từng chỉ tiêu có trong 4 nhóm, tại mỗi chỉ tiêu nêu rõ tại sao quan trọng/không quan trọng đối với doanh nghiệp khi phân tích? Tần suất doanh nghiệp sử dụng khi phân tích là như thế nào? Nghiên cứu định lượng Giai đoạn nghiên cứu định lượng thực hiện qua 2 bước: Khảo sát bảng hỏi và phân tích Mục đích của phương pháp nghiên cứu định lượng ở bước này là đưa ra hệ thống chỉ tiêu phân tích HQHĐ hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu phân tích thông tin của các doanh nghiệp Giấy Việt Nam. Các thang đo được lựa chọn từ kết quả nghiên cứu định tính sẽ được đưa vào phiếu khảo sát để thu thập số liệu trên quy mô rộng hơn. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2017 Việt Nam có 2.485 doanh nghiệp giấy ở các loại hình và quy mô khác nhau, tập trung rải rác hoặc tập trung theo các cụm công nghiệp, cụm làng nghề. Tác giả sẽ căn cứ vào yêu cầu về cỡ mẫu đủ tin cậy cho phân tích theo kinh nghiệm của các nghiên cứu đi trước và phù hợp với phương pháp sử dụng trong đề tài. Cụ thể, với phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu tối thiểu bằng 5 lần số biến đo lường. Kết quả nghiên cứu định tính đưa ra 38 biến đo lường, do vậy cỡ mẫu tối tiểu là 5x38 bằng 190 mẫu (Hair và cộng sự, 1998). Để đảm bảo thu tối thiểu 190 mẫu, tác giả phát ra 280 phiếu khảo sát. Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu là chọn mẫu ngẫu nhiên tại các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh và Thanh Hóa. Hình thức phát phiếu khảo sát là trực tiếp, qua email và qua điện thoại. Các biến sử dụng trong đề tài là các biến định tính được đo lường thông qua thang đo Likert (5 lựa chọn). Câu hỏi nghiên cứu: cho biết quan điểm về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu trong phân tích HQHĐ tại đon vị có 5 mức lựa chọn: 1. Không quan trọng 2. ít quan trọng 3. Bình thường 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng. Câu hỏi thực trạng tần suất sử dụng các chỉ tiêu phân tích này hiện nay tại đơn vị có 5 mức lựa chọn: 1. Không sử dụng 2. ít sử dụng (1 năm 1 lần) 3. Định kỳ (6 tháng 1 lần) 4. Thường xuyên sử dụng (hàng quý) 5. Rất thường xuyên sử dụng (hàng tháng). Số liệu khảo sát thu về sẽ được làm sạch thông tin, nhập liệu và phân tích thống kê mô tả mẫu trên phần mềm SPSS 20. Sau đó, các bước phân tích như sau: Loại bỏ các biến không đủ tin cậy bằng chỉ số Cronbach’s Alpha và chỉ số Corrected Item - Total Correlation. Theo Hair và cộng sự (1998) những biến có đủ điều kiện là có hệ Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên và theo Nunnally và Bemstein (1978) hệ số Corrected Item - Total Correlation từ 0.3 trở lên. Những thang đo không đủ tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh giá giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của thang đo. Phương pháp trích principal component kết hợp phép quay varimax. Điều kiện để phân tích EFA theo (Hair và cộng sự, 1998) là đáp ứng các yêu cầu: + Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5; + Chỉ số 0.5<KMO< 1; + Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05); + Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50% Kiểm định ANO VA để xem xét sự khác biệt về hệ thống chỉ tiêu giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau thông qua so sánh giá trị trung bình giữa các nhóm doanh nghiệp. Phân tích dữ liệu thứ cấp Bước nghiên cứu này sẽ kế thừa kết quả nghiên cứu ở bước khảo sát và phân tích dữ liệu sơ cấp. Kết quả ở bước 1 sẽ phát triển được một hệ thống chỉ tiêu phân tích HQHĐ theo quan điểm kết nối nhân quả giữa HQHĐ của từng giai đoạn cung cấp đầu vào - SXKD - tiêu thụ đầu ra với HQHĐ tổng thể và phù hợp với quan điểm của các doanh nghiệp giấy. Từ kết quả này, tác giả lựa chọn các chỉ tiêu phân tích đại diện cho các nhóm chỉ tiêu để phân tích thực nghiệm với dữ liệu thứ cấp của các doanh nghiệp giấy Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam điều tra các doanh nghiệp hàng năm, tác giả lựa chọn những thông tin liên quan đến các doanh nghiệp giấy (doanh nghiệp có mã ngành 1701,1702, 1709). Từ thông tin thứ cấp, tác giả sẽ phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh ngành giấy trong thời gian qua thông qua các chỉ tiêu phân tích đại diện cho các nhóm. Sau đó, tác giả phân tích hồi quy sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Giấy Việt Nam để hiểu rõ nhân tố nào thực sự có tác động và chiều tác động của nhân tố đó đến hiệu quả của các doanh nghiệp Giấy. Kết quả của nghiên cứu sẽ củng cố thêm quan điểm của luận án về HQHĐ và là căn cứ tin cậy để đưa ra các khuyến nghị nâng cao HQHĐ của các doanh nghiệp Giấy Việt Nam. số liệu sẽ được phân tích trên phần mềm Stata 14. Mô hình nghiên cứu Biến phụ thuộc của mô hình là: ROA Các biến độc lập bao gồm: Hệ số đổi mới TSCĐ, Năng suất lao động, Tỷ lệ doanh thu thuần so với chi phí, Quy mô, Trình độ chuyên môn, Cơ cấu vốn. Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Tác động của HQHĐ cung cấp đầu vào: Luận án đánh giá thông qua tác động của HQHĐ nâng cấp TSCĐ. Đối với các doanh nghiệp giấy, TSCĐ quyết định đến trình độ công nghệ sản xuất sản phẩm giấy, chất lượng sản phẩm giấy. Tuy nhiên, những dây chuyền thiết bị đặc trưng cho sản xuất giấy cần nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Chính vì vậy, đánh giá tác động của Hệ số đổi mới TSCĐ (Hsdoimoi) có ý nghĩa đối với các quyết định đầu tư. Hl: Hệ số đổi mới TSCĐ có tác động tích cực đến HQHĐ tổng thể Tác động của HQHĐ SXKD: Luận án lựa chọn chỉ tiêu “Năng suất lao động bình quân” để đánh giá tác động HQHĐ SXKD đến HQHĐ tổng thể. Nghiên cứu tổng quan chỉ ra rằng, năng suất lao động càng cao thì HQHĐ càng cao. H2: Năng suất lao động có tác động tích cực đến HQHĐ tổng thể Tác động của HQHĐ tiêu thụ: HQHĐ tiêu thụ biểu hiện tương quan giữa hai mặt kết quả tiêu thụ (Doanh thu thuần) và chi phí cho sản phẩm tiêu thụ (Chi phí kinh doanh). Chính vì vậy, luận án lựa chọn chỉ tiêu “Tỷ suất doanh thu thuần so với chi phí” để đại diện cho tác động của nhóm đến HQHĐ chung. H3: Tỷ suất doanh thu thuần so với chỉ phí có tác động tích cực đến HQHĐ tổng thể Tác động của yếu tố về quy mô doanh nghiệp: Thực trạng phân tích HQHĐ của doanh nghiệp giấy cho thấy, các doanh nghiệp quy mô lớn đang hoạt động hiệu quả hơn. Luận án sẽ kiểm tra lại mối liên hệ này thông qua mô hình. H4: Quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến HQHĐ tổng thể Tác động của yếu tố trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp: Luận án kiểm tra giả thuyết chủ doanh nghiệp càng có kỹ năng và kiến thức tốt thì doanh nghiệp càng hoạt động hiệu quả. H5: Trình độ chuyên môn có tác động tích cực đến HQHĐ tổng thể Tác động của yếu tố cơ cấu vốn: Luận án xem xét giả thuyết doanh nghiệp giấy đang sử dụng hiệu quả nợ vay, tỷ lệ nợ vay càng cao càng làm gia tăng HQHĐ chung. H6: Cơ cấu vốn vay có tác động tích cực đến HQHĐ tổng thể Luận án áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến HQHĐ tổng thể, cụ thể mô hình ước lượng có dạng: ROA = po + piHsdoimoi + p2Nangsuatld + P3DTCP + p4Quymo + p5Tdcm + póCocauvon + ei (1) Bảng 3.2: Giải thích các biến có trong mô hình hồi quy (1) Ký hiệu biến Tên biến Diễn giải Nghiên cứu ROA Tỷ suất sinh lời của tài sản LNST Tổng Tài sản bình quân Deitiana và Habibuw (2015) Hsdoimoi Hệ số đổi mới TSCĐ Giá tri TSCĐ đầu tư nâng cấp /đầu tư mới Giá trị Tài sản bình quân Giá trị TSCĐ đầu tư nâng cấp/đầu tư mới được tính bằng giá trị TSCĐ tăng trong năm do mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành và tăng khác Pouraghajan và cộng sự, 2012 Nangsuatld Năng suất lao động bình quân Tổng doanh thu Tổng số lao động bình quân Bosch-Badia, 2010 DTCP Tỷ suất doanh thu thuần so với chi phí Tổng doanh thu thuần Tổng chi phí kinh doanh Nguyễn Việt Hùng, 2008 Tdcm Trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp Nhận giá trị từ 1 đến 9 tương ứng với trình độ chuyên môn khác nhau, lần lượt là: Chưa qua đào tạo, Đào tạo dưới 3 tháng, Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Trình độ khác. Đoàn Ngọc Phúc (2014) Quymo Quy mô doanh nghiệp Nhận giá trị bằng 1 nếu là doanh nghiệp siêu nhỏ, bằng 2 nếu là doanh nghiệp nhỏ, bằng 3 nếu là doanh nghiệp vừa và bằng 4 nếu là doanh nghiệp lớn Deitiana và Habibuw, 2015 Cocauvon Cơ cấu vốn Nợ phải trả bình quân Tổng Tài sản bình quân Ahnajali và cộng sự, 2012 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Chương 3 của luận án làm rõ phương pháp nghiên cứu mà luận án sử dụng để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Một là, nghiên cứu định tính để phát hiện và bổ sung những khám phá mới về các chỉ tiêu phân tích HQHĐ của các doanh nghiệp giấy Việt Nam. Đặc điểm về mẫu phỏng vấn và tài liệu hướng dẫn phỏng vấn sâu được trình bày chi tiết. Hai là, nghiên cứu định lượng thông qua phân tích EFA và phân tích ANOVA để phát triển một bộ chỉ tiêu phân tích phù hợp nhất với các doanh nghiệp giấy Việt Nam, chỉ ra không có sự khác biệt về hệ thống chỉ tiêu giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Ba là, nghiên cứu định lượng thông qua ước lượng mô hình hồi quy (1) để xem xét các giả thuyết nghiên cứu đặt ra. Kết quả nghiên cứu được trình bày chi tiết trong chương 4. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN cứu CỦA LUẬN ÁN Khái quát về doanh nghiệp giấy Việt Nam Lịch sử phát triển của ngành giấy Việt Nam Ngành giấy sản xuất ra loại sản phẩm quan trọng là bột giấy, giấy các loại. Các phần dư trong lâm nghiệp, nông nghiệp hoặc nguyên liệu giấy tái chế là những đầu vào quan trọng để sản xuất ra giấy thành phẩm cho nên hoạt động của ngành giấy có liên quan chặt chẽ đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân như nông nghiệp, lâm nghiệp, hóa chất, năng lượng, điện, giao thông vận tải, công nghiệp nặng khác. Năm 1912 là dấu mốc quan trọng lịch sử phát triển ngành Giấy Việt Nam khi đưa vào hoạt động một nhà máy sản xuất bột giấy bằng phương pháp công nghiệp với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Phú Thọ. Bởi vì trước đó, sản xuất giấy tại Việt Nam hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nhỏ lẻ để đáp ứng nhu cầu về ghi chép, làm vàng mã, làm tranh dân gian... Trong thập niên 1960, có nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng như giấy Việt Trì, giấy Vạn Điểm, giấy Đồng Nai; giấy Tân Mai... nhưng công suất thấp (dưới 20.000 tấn/năm). Năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm nhưng sản lượng thực tế chỉ đạt khoảng 28.000 tấn/năm nguyên nhân do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng bột giấy và giấy. Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng đã đi vào sản xuất với sự giúp đỡ của Thụy Điển trong vòng 8 năm (1974-1982). Địa điểm kinh doanh chính của Tổng công ty đặt tại Phong Châu (Phù Ninh, Phú Thọ) với diện tích khoảng 100 ha, công suất bột giấy là 53.000 tấn và công suất giấy là 55.000 tấn trong một năm. Dây chuyền công nghệ sản xuất cơ lý và tự động hóa khép kín. Xung quanh nhà máy có vùng nguyên liệu, các hạ tầng kiến trúc, các phân xưởng phụ trợ như phân xưởng điện, phân xưởng hóa chất và thành lập trường đào tạo nghề để đào tạo đội ngũ cho hoạt động SXKD. Trong giai đoạn hơn 30 năm bắt đầu từ năm 1986 cho đến nay, ngành giấy đã có sự gia tăng rất lớn về sản lượng sản xuất từ 88.700 tấn giấy vào năm 1986 lên đến 2.075.400 tấn giấy vào năm 2010 và đạt mức 2.420.000 tấn năm 2016 (Bản đồ 4.1). Các DNSX bột giấy tại Việt Nam hiện nay đang phục vụ chủ yếu nhu cầu sản xuất giấy của chính doanh nghiệp. Hiện tại công suất bột giấy chỉ bằng 21,08% so với công suất giấy. Để đảm bảo cho sản xuất giấy nội địa, lượng bột giấy thiếu hụt được cung cấp bởi bột giấy nhập khẩu, giấy loại thu gom trong nước và nhập khẩu giấy tái chế. Ngành công nghiệp Giấy Việt Nam là ngành tiêu thụ năng lượng trọng điểm lớn, đứng thứ 4 trong các ngành tiêu thụ năng lượng trọng điểm tại Việt Nam (xi măng, sắt thép, hóa chất, giấy và bột giấy), suất tiêu hao năng lượng là 2.038 kwh/tấn, chi phí năng lượng chiếm 20-30% tổng giá thành của sản phẩm, cao hơn nhiều nước cùng khu vực (Báo cáo của Dự án Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn tại Việt Nam CPEE tại hội thảo Hội thảo tham vấn đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong ngành Giấy, 2015). Theo báo cáo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020 có tính đến năm 2025 (Bộ Công Thương, 2012), đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp giấy Việt Nam là có nhiều DNSX giấy và bột giấy công suất nhỏ. Các doanh nghiệp có công suất dưới 10.000 tấn/năm chiếm 81,79% số lượng doanh nghiệp nhưng tổng công suất chỉ chiếm 21,26% tổng công suất toàn ngành. Các doanh nghiệp có mô hình công suất này đa phần thuộc nhóm sản phẩm giấy làm bao bì và giấy vàng mã. Mặc dù đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng mô hình doanh nghiệp này thường không có hoặc có hệ thống xử lý môi trường nhưng không đạt tiêu chuẩn hệ thống kiểm soát và xử lý chất thải, vì vậy gây ra ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, số lượng các doanh nghiệp có công suất 50.000 tấn/năm trở lên chỉ chiếm tỷ lệ 3,31%, nhưng tổng công suất chiếm tới 45,5% tổng công suất toàn ngành, với công suất bình quân 94.435 tấn/năm. Loại mô hình doanh nghiệp có công suất lớn không những đem lại lợi ích rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội mà còn bảo đảm về lợi ích môi trường. Dự báo tăng trưởng bình quân giấy giai đoạn 2016-2020 đạt 11%/năm về sản xuất, tăng bình quân năm 10%/năm về nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giấy và xuất nhập khẩu sản phẩm giấy tăng trưởng ở mức ngang nhau là 6%/năm. Giai đoạn 20212025 sẽ đi vào ổn định với mức tăng bình quân của sản xuất giấy là 9%/năm, tiêu dùng giấy là 8%/năm, xuất khẩu mạnh mẽ hơn ở mức tăng bình quân 7%/năm trong khi nhập khẩu tăng chậm lại ở mức bình quân 4%/năm (Bảng 4.1). Dự báo đến năm 2025 năng lực cung cấp giấy tại Việt Nam ở mức 10.884.761 tấn/năm, nhu cầu tiêu dùng ở mức 10.357.894 tấn/năm, sản xuất giấy đạt mức công suất 8.944.714 tấn/năm (Bảng 4.2). Có thể nói rằng, doanh nghiệp Giấy Việt Nam phát triển tạo nên sự tác động cộng hưởng với các ngành công nghiệp khác bao gồm lâm nghiệp, công nghiệp hoá chất, khai thác than và sản xuất điện. Sự phát triển của ngành giấy tác động đến sự phát triển cân đối của các ngành công nghiệp khác, lâm nghiệp. Tuy nhiên, HQHĐ của các doanh nghiệp giấy Việt Nam thời gian qua cần tiếp tục được đánh giá và tìm ra những nhân tố tác động đến hiệu quả đó để những giải pháp phát triển cho phù hợp và bền vững. Biểu đồ 4.1: Hiện trạng ngành Giấy Việt Nam năm 2010 và quy hoạch phát triển đến năm 2020, có xét đến năm 2025 Nguồn: Viện công nghệ giấy và xenluylo, 2012 Bảng 4.1: Dự báo tăng trưởng bình quân giấy giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025 Giai đoạn ĐVT Năng lực Tiêu dùng Sản xuất Nhập khẩu Xuất khẩu 2016-2020 %/năm 12,0 10,0 11,0 6,0 6,0 2021-2025 %/năm 10,0 8,0 9,0 4,0 7,0 Nguồn: Viện công nghệ giấy và xenluylo, 2012 Bảng 4.2: Dự báo năng lực sản xuất giấy ở Việt Nam giai đoạn 2016-2025 Đơn vị: tấn Hạng mục 2016 2017 2018 2019 2020 Năng lực 4.295.200 4.810.624 5.387.899 6.034.447 6.758.580 Tiêu dùng 4.806.714 5.286.592 5.816.325 6.401.220 7.047.161 Sản xuất 3.829.500 4.250.745 4.718.327 5.237.343 5.813.451 Nhập khẩu 1.351.394 1.432.478 1.518.426 1.609.532 1.706.104 Xuất khẩu 374.180 396.631 420.429 445.654 472.394 Dân số (triệu người) 101,99 103,11 104,25 105,39 106,55 Tiêu dùng theo đầu người, kg/người/năm 47,13 51,27 55,79 60,74 66,14 Hạng mục 2021 2022 2023 2004 2025 Năng lực 7.434.438 8.177.882 8.995.670 9.895.237 10.884.761 Tiêu dùng 7.605.548 8.211.439 8.869.019 9.582.848 10.357.894 Sản xuất 6.336.661 6.906.961 7.528.587 8.206.160 8.944.714 Nhập khẩu 1.774.348 1.845.322 1.919.135 1.995.900 2.075.736 Xuất khẩu 505.461 540.843 578.703 619.212 662.557 Dân số (triệu người) 107,69 108,84 110,01 111,19 112,38 Tiêu dùng theo đầu người, kg/người/năm 70,62 75,44 80,62 86,19 92,17 Nguồn: Viện công nghệ giấy và xenluylo, 2012 Ngành giấy ghi nhận một lực lượng lớn lao động, số lượng lao động nhìn chung ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn là lao động làm việc trong ngành giấy bao bì. Năm 2012, tổng số lao động tham gia ngành giấy là 96.963 người đến năm 2017 tổng số lao động trong ngành này đạt 106.382 người (Bảng 4.3). Tổng thu nhập trung bình một năm của người lao động có cải thiện qua các năm và cũng có sự khác biệt về quy mô doanh nghiệp. Năm 2012, trung bình một năm người lao động trong ngành này nhận được 43,4 triệu đồng tiền lương, tiền công. Đốn năm 2017, thu nhập bình quân một năm của người lao động ngành này tăng gần gấp đôi năm 2012, trung bình khoảng 78,5 triệu đồng/người/năm. Quy mô doanh nghiệp khác nhau có mức chi trả thu nhập cũng khác nhau. Xu hướng chung cho thấy người lao động làm việc trong những doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ có mức thu nhập thấp hơn là làm việc trong những doanh nghiệp quy mô lớn. Năm 2017, con số này trong các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ là khoảng 66,4 triệu đồng/người/năm trong khi tại doanh nghiệp quy mô lớn là 134,7 triệu đồng/người/năm (Bảng 4.4). Bảng 4.3: Thống kê số lao động tham gia vào ngành giấy qua các năm 2012-2017 phân theo lĩnh vực SXKD giấy (ĐVT: Người) Mã ngành Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng Sản xuất bột giấy, giấy và bìa 23.067 30.283 20.507 18.570 16.481 14.730 123.638 Sản xuất bao bì bằng giấy bìa 37.187 38.733 40.925 42.081 42.416 44.619 245.961 Sản xuất giấy nhãn và bìa nhãn 10.336 12.090 13.490 14.254 14.912 15.936 81.018 Sản xuất giấy khác 26.373 24.557 25.544 26.249 29.242 31.497 163.462 Tổng 96.963 105.663 100.466 101.154 103.051 106.782 614.079 Nguồn: Tác giả tính toán Bảng 4.4: Thống kê thu nhập trung bình năm của người lao động làm việc trong ngành giấy qua các năm 2012-2017 (ĐVT: Triệu đồng/người/năm) Quy mô DN Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng Siêu nhỏ 35,9365 47,8357 56,3002 48,7073 75,6721 66,3764 56,5585 Nhỏ 44,3625 53,2543 62,8771 73,5299 119,0956 84,3533 73,6794 Vừa 67,8584 95,3974 83,5508 91,0704 95,7559 105,8014 90,3156 Lớn 81,4937 80,4827 82,2777 100,6096 104,5817 134,7114 97,7207 Tổng 43,4139 53,1607 61,4936 64,2618 101,0187 78,5255 68,0637 Nguồn: Tác giả tính toán Thực trạng kết quả hoạt động kỉnh doanh của các các doanh nghiệp giấy Việt Nam giai đoạn 2012-2017 Số lượng các doanh nghiệp giấy ngày càng gia tăng cho thấy sự hấp dẫn trong việc đầu tư vào các lĩnh vực này. Năm 2017, Việt Nam có 2.485 doanh nghiệp giấy ở các quy mô SXKD khác nhau, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Bảng 4.5: Thống kê số doanh nghiệp giấy theo quy mô và theo hình thức sở hữu (2012 2017) Tiêu chí Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Quy mô doanh nghiệp Siêu nhỏ 657 776 806 963 948 1,118 Nhỏ 1.159 1.114 1.148 1.150 1.226 1.254 Vừa 48 61 69 61 56 57 Lớn 55 52 53 54 55 56 Hình thức sở hữu Sở hữu nhà nước 59 56 49 55 50 52 Sở hữu tư nhân 1.716 1.808 1.875 1.999 2.053 2.221 Doanh nghiệp nước ngoài 144 139 152 174 182 212 Tổng số 1.919 2.003 2.076 2.228 2.285 2.485 Nguồn: Tác giả tính toán Các trung tâm sản xuất bột giấy và giấy đã được phân bố gần như đều khắp ở các vùng, miền có khả năng phát triển, khả năng tiếp nhận dự án và đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ (đồng bằng sông Hồng) và Nam Bộ (bao gồm miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) là khu vực trọng yếu phát triển các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất giấy quy mô công suất lớn và hoặc các khu công nghiệp giấy tập trung cao (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, cần Thơ...). Thực tế, chỉ ở một số tỉnh có một số khu công nghiệp giấy tập trung, ví dụ điển hình là tỉnh Bắc Ninh, tại một số tỉnh khác DNSX giấy có thể ở trong khu công nghiệp cùng với các doanh nghiệp của các ngành công nghiệp khác. Thống kê một số kết quả kinh doanh chủ yếu và một số chỉ tiêu hiệu quả của các doanh nghiệp giấy giai đoạn 2012-2017 cho thấy: giai đoạn 2012-2017 kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có cải thiện thể hiện ở xu hướng tăng của doanh thu bình quân, giá trị gia tăng và số nộp NSNN bình quân năm tăng lên (Biểu đồ 4.2). 2012 2013 2014 2015 2016 2017 —•— Doanh thu bình quân (trđ) ■ Nộp NSNN bình quân (trđ) VA bình quân (trđ) Biểu đồ 4.2: Biểu đồ kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Giấy Việt Nam giai đoạn 2012-2017 Nguồn: Tác giả phân tích Bảng 4.6: Thống kê một số kết quả kỉnh doanh của doanh nghiệp Giấy Việt Nam (2012-2017) (ĐVT: tỷ đồng) Quy mô Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Siêu nhỏ Tổng Doanh thu 2.365 2.435 2.673 4.309 3.276 4.671 Tổng Tài sản 2.257 4.295 4.012 4.388 4.681 6.305 Tổng VCSH 1.138 1.644 1.600 1.893 1.919 2.619 Tổng LNST (23) 44 (16) (101) (95) (47) Tổng Nộp NSNN 59 101 68 60 41 118 DN nhỏ Tổng Doanh thu 45.806 34.853 37.947 42.410 47.839 53.276 Tổng Tài sản 33.866 35.389 38.397 41.468 53.919 53.746 Tổng VCSH 12.213 11.872 13.927 14.438 18.677 18.445 Tổng LNST 2.475 (40) (430) (100) (324) 361 Tổng Nộp NSNN 1.989 1.232 1.255 1.412 1.616 1.809 DN vừa Tổng Doanh thu 14.524 17.386 21.182 19.677 18.040 16.238 Tổng Tài sản 12.425 16.150 18.224 19.485 14.375 12.727 Quy mô Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng VCSH 6.311 8.431 9.841 10.166 8.299 4.940 Tổng LNST 452 730 964 1.017 688 259 Tổng Nộp NSNN 1.044 1.070 1.376 1.049 744 619 DNlớn Tổng Doanh thu 23.997 30.677 32.247 37.435 41.392 54.705 Tổng Tài sản 27.812 32.722 34.814 37.507 39.659 56.751 Tổng VCSH 6.804 8.921 10.286 13.401 17.778 27.350 Tổng LNST 316 1.037 824 1.658 2.042 2.792 Tổng Nộp NSNN 1.449 1.337 1.804 1.959 2.677 3.348 Tổng Tổng Doanh thu 86.692 85.347 94.047 103.831 110.547 128.890 Tổng Tài sản 76.361 88.556 95.448 102.847 112.635 129.530 Tổng VCSH 26.464 30.868 35.655 39.898 46.674 53.355 Tổng LNST 3.220 1.770 1.342 2.474 2.311 3.365 Tổng Nộp NSNN 4.541 3.741 4.502 4.481 5.078 5.893 Nguồn: Tác giả tính toán Năm 2012, tổng doanh thu toàn ngành là 86.692 tỷ đồng, tổng LNST là 3.220 tỷ đồng, tổng các khoản đóng góp vào NSNN là 4.541 tỷ đồng. Đốn năm 2017, tổng doanh thu tăng lên đến 128.890 tỷ đồng, tổng LNST thu về 3.365, tổng các khoản đóng góp vào NSNN là 5.893 tỷ đồng. Phân tích tổng thể để thấy rằng, mặc dù các doanh nghiệp giấy đang gia tăng quy mô tiêu thụ nhưng tốc độ tăng LNST cũng không đáng kể. Phân tích chi tiết hơn cho thấy, nếu xét theo quy mô thì những doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ đang kinh doanh kém hiệu quả. Kết quả kinh doanh các năm gần đây thua lỗ. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn dường như có lợi thế cạnh tranh hơn đang nỗ lực gia tăng lợi nhuận của mình qua các năm mặc dù tốc độ tăng không ổn định (Bảng 4.6). Kết quả nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích HQHĐ của các doanh nghiệp giấy Việt Nam Các phát hiện chính từ nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính sẽ tìm ra những khám phá mới về tính đầy đủ và hữu ích của hệ thống chỉ tiêu phân tích và điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu cho phù hợp. Từ những phát hiện chính dưới đây, tác giả sẽ điều chỉnh lại bảng câu hỏi khảo sát để tiếp tục triển khai nghiên cứu định lượng và kiểm định mô hình. rà® Nhận định mức độ quan trọng của phân tích: Dữ liệu sau khi được phân tích và tổng hợp cho thấy việc phân tích HQHĐ là rất quan trọng và hiện nay đang thực hiện tại các doanh nghiệp giấy nhưng còn nhiều khó khăn trong lựa chọn chỉ tiêu phù hợp: “Đầu tháng sau sẽ tổng hợp lại kết quả phân tích của tháng trước đó và đánh giá tổng hợp thông qua cuộc họp toàn thể lãnh đạo các bộ phận” (ĐTPV06), “Tính ra lợi nhuận thực trong kỳ chưa đủ xác nhận là mình đang hoạt động tổt, vì có đợt đơn đặt hàng nhiều gấp 3-4 lần đợt trước đó, doanh thu cao nhưng tiền thực trong tủi lại chẳng hơn gì so với những lúc doanh thu thẩp. Thế là lại ngồi tính lại xem tại sao, không hiệu quả khâu nào để mà điều chinh kịp chứ không thì cuối năm chẳng có đồng nào” (ĐTPV08), “Nếu có một bộ chi số chung cho phân tích và hướng dẫn cụ thể thì việc đánh giá sẽ nhanh và thường xuyên hơn” (ĐTPV01). Có thể có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_he_thong_chi_tieu_phan_tich_hieu_qua_hoat.docx
  • pdfUnlock-d_fkkkk_7501_2167558.pdf
Tài liệu liên quan