Luận án Nghiên cứu hiện trạng và cải tiến hệ thống cây trồng trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan . i

Lời cảm ơn. ii

Mục lục .iii

Danh mục chữ viết tắt . vi

Danh mục bảng. vii

Danh mục hình . x

Trích yếu luận án. xi

Thesis abstract .xiii

Phần 1. Mở đầu. 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 3

1.2.1. Mục tiêu tổng quát. 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 3

1.3. Phạm vi nghiên cứu . 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. 3

1.3.2. Thời gian nghiên cứu . 4

1.3.3. Địa điểm nghiên cứu . 4

1.4. Những đóng góp mới của đề tài . 4

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 4

1.5.1. Ý nghĩa khoa học. 4

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn . 5

Phần 2. Tổng quan tài liệu . 6

2.1. Cây trồng và hệ thống cây trồng. 6

2.1.1. Cây trồng trong hệ thống cây trồng. 6

2.1.2. Cơ cấu cây trồng và chế độ luân canh. 8

2.1.3. Hệ thống cây trồng ứng phó với biến đổi khí hậu . 9

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng . 12

2.2. Nghiên cứu hệ thống cây trồng trên thế giới và Việt Nam . 21

2.2.1. Nghiên cứu hệ thống cây trồng trên thế giới . 21

2.2.2. Nghiên cứu hệ thống cây trồng ở Việt Nam . 24

2.3. Nghiên cứu hệ thống cây trồng tại tỉnh Thanh Hóa . 27iv

2.4. Sản xuất trồng trọt vùng ven biển Thanh Hóa . 30

2.5. Nhận xét rút ra từ tổng quan . 32

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu . 34

3.1. Địa điểm nghiên cứu . 34

3.2. Thời gian nghiên cứu . 34

3.3. Vật liệu nghiên cứu . 34

3.3.1. Thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp . 34

3.3.2. Giống cây trồng và phân bón sử dụng. 34

3.4. Nội dung nghiên cứu . 35

3.5. Phương pháp nghiên cứu. 35

3.5.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và tài nguyên đất . 35

3.5.2. Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng . 36

3.5.3. Tuyển chọn giống cây trồng hàng năm thích hợp với vùng ven biển . 37

3.5.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế giống tuyển chọn và hệ thống cây trồng cải tiến . 41

Phần 4. Kết quả và thảo luận . 44

4.1. Điều kiện tự nhiên, lao động, cơ sở hạ tầng và tài nguyên liên quan đến

hệ thống cây trồng ở vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa . 44

4.1.1. Điều kiện tự nhiên . 44

4.1.2. Lao động nông nhiệp và cơ sở hạ tầng nông nghiệp . 47

4.1.3. Tài nguyên nông nghiệp ở 4 huyện ven biển. 49

4.2. Thực trạng hệ thống cây trồng vùng ven biển Thanh Hóa. 61

4.2.1. Ngành trồng trọt ở vùng ven biển và hệ thống cây trồng. 61

4.2.2. Biến động diện tích gieo trồng một số cây trồng chính vùng ven biển. 63

4.2.3. Sự đa dạng cây trồng. 68

4.2.4. Diện tích và năng suất một số cây trồng chủ yếu ở Hậu Lộc và Hoằng Hóa . 71

4.2.5. Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính . 76

pdf250 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu hiện trạng và cải tiến hệ thống cây trồng trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
75 tạ/ha, xếp hạng 1), sau đó đến giống lúa Kinh sở ưu 1558 (76,67 tạ/ha), tiếp đến là giống Nhị ưu 986 (74,73 tạ/ha), TBR 225 (67,58 tạ/ha) và cuối cùng đối chứng TH7-2 đạt thấp nhất (69,46 tạ/ha). Bảng 4.27e. Năng suất thực thu (tạ/ha) của các giống lúa trong vụ xuân (2015-2017) tại huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa Giống Nga Sơn Hoằng Hóa Trung bình hai huyện 2015 2016 2017 Trung bình 2015 2016 2017 Trung bình Thái xuyên 111 78,03* 78,00 * 78,10 78,04 (1) 79,22 * 81,17 * 81,85* 80,75 (1) 79,40 (1) Kinh sở ưu 1558 76,97* 76,89* 77,03 76,96 (2) 76,37 76,48 * 77,16 * 76,67 (2) 76,83 (2) Nhị ưu 986 74,77 76,05 77,98 76,27 (4) 75,60 73,95 74,63 74,73 (3) 75,52 (3) TBR225 75,76 76,99 76,97 76,57 (3) 70,79 65,33 66,00 67,58 (5) 71,98 (5) TH7-2 (Đ/c) 75,83 76,36 76,31 76,17 (5) 72,45 67,6 3 68,31 69,46 (4) 72,82 (4) LSD0,05 1,04 0,48 2,37 4,18 8,22 8,36 Ghi chú: Giá trị trung bình trong cột có dấu * cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5% Số liệu trong ngoặc đơn biểu thị thứ hạng của các giống (1 là cao nhất) Kết quả đánh giá năng suất thực thu thí nghiệm tại 2 huyện trong thời gian 3 vụ xuân ở 3 năm liên tục cho thấy các giống lúa lựa chọn đưa vào thí nghiệm đều cho năng suất cao hơn đối chứng, đạt mức trên 65 tạ/ha trở lên. Trong đó, 2 giống 90 lúa rất triển vọng phù hợp với vùng đất ven biển có thể lựa chọn đưa vào cơ cấu sản xuất vụ xuân là Thái xuyên 111 và Kinh sở ưu 1558. Giống Thái xuyên 111 có chất lượng gạo ngon, gạo trắng trong, cơm mềm dẻo, vị đậm, có mùi thơm nhẹ, có khả năng kháng bệnh tốt, năng suất, chất lượng cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trồng lúa. So sánh các giống lúa trong vụ xuân vùng ngoại ô thành phố Thanh Hóa, Vũ Đức Kính (2015) cũng khẳng định rằng giống Thái xuyên 111 là giống ngắn ngày, cho năng suất cao. Do vậy, nên mở rộng giống Thái xuyên 111 trong cơ cấu lúa vụ xuân trên đất lúa vùng ven biển Thanh Hóa. Ngoài ra, trong một số trường hợp dự phòng, có thể bổ sung thêm giống Kinh sở ưu 1558 vào cơ cấu cây trồng để đa dạng bộ giống lúa. Giống Kinh sở ưu 1558 có năng suất trung bình trong 3 vụ tại 2 huyện thử nghiệm đều đứng ở vị trí thứ 2 sau giống lúa Thái xuyên 111. 4.3.2. Tuyển chọn giống lúa thuần vụ mùa cho đất chuyên lúa Các giống lúa được lựa chọn trong thí nghiệm so sánh gồm 5 giống lúa thuần chất lượng, trong đó giống Thuần Việt 1 được sử dụng làm giống đối chứng. Giống Thuần Việt 1 là giống cảm ôn, có khả năng chịu rét, chống chịu sâu bệnh, kiểu hình đẹp, sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng thâm canh cao. Ngoài ra, giống Thuần Việt 1 là giống lúa thơm chất lượng thích hợp trong cơ cấu xuân muộn - hè thu - mùa sớm. Kết quả đánh giá tuyển chọn các giống lúa thuần trong vụ mùa tại hai huyện đại diện cho vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa cho thấy, tất cả các giống đều thuộc nhóm ngắn ngày (với thời gian sinh trưởng từ 95-110 ngày) và ngắn hơn khoảng 2 tuần so với giống đối chứng Thuần Việt 1, giống thuộc nhóm mùa trong (có TGST là 125 ngày) (Bảng 4.28a). Việc lựa chọn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý để tránh các điều kiện bất thuận như các đợt nắng nóng ở đầu vụ (tháng 5 – tháng 6) và kịp thu hoạch trước thời gian mưa bão ở cuối vụ (tháng 9 – tháng 10), đồng thời để kịp giải phóng đất kịp thời cho sản xuất vụ đông và vụ xuân năm sau. Bên cạnh đó, mùa mưa bão của các huyện ven biển tỉnh Thanh Hoá bắt đầu vào tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa trung bình tăng nhanh và mạnh từ 91 tháng 7 đến tháng 9, do đó các giống có chiều cao cây từ thấp đến trung bình và khả năng chống đổ tốt cần được lựa chọn. Các giống lúa nghiên cứu đều thuộc dạng thấp cây với chiều cao khoảng 96,1-106,28cm, thấp hơn so với giống đối chứng Thuần Việt 1 (125cm). Khả năng chống đổ ngã của các các giống tuyển chọn (mức 1 - 2) cũng tốt hơn so với giống Thuần Việt 1 (mức 3). Trong vụ mùa, cây lúa bị hại chính bởi sâu đục thân, rầy nâu, sâu cuốn lá, đạo ôn, khô vằn, bạc lá. Các giống lúa tuyển chọn đều là các giống khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt (ở mức nhiễm 2 - 4) so với giống Thuần Việt 1 (mức nhiễm 8). Bảng 4.28a. Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống lúa thuần trong vụ mùa (2015-2017) (trung bình 3 vụ ở 2 huyện) Giống Thời gian sinh trưởng (ngày) Chiều cao cây (cm) Mức độ nhiễm sâu bệnh1 Đổ ngã (Điểm 1-9) HT9 105 101,5 2 1 Trân châu hương 110 96,1 3 2 Thiên ưu 8 95 106,3 4 1 DQ11 110 103,6 4 1 Thuần Việt 1 (Đ/c) 125 105,0 8 3 1: Tổng điểm các mức sâu bệnh hại (sâu đục thân, rầy nâu, sâu cuốn lá, đạo ôn, hô vằn, bạc lá); thang điểm 0-9 Kết quả thí nghiệm cho thấy, các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa tuyển chọn không có chênh lệch đáng kể so với giống đối chứng Thuần Việt 1 ở cả hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hoá (Bảng 4.28b). Trong các giống tuyển chọn, giống HT9 là giống lúa cho các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn so với giống Thuần Việt 1 ở tất cả các vụ và các địa điểm thí nghiệm, đồng thời năng suất cũng ổn định theo từng năm thí nghiệm. Trong đó, ở huyện Nga Sơn, số hạt chắc và khối lượng 1000 hạt của giống lúa này cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng ở các năm thí nghiệm; ở huyện Hoằng Hoá, khối lượng 1000 hạt của giống HT9 cũng cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng. Yếu tố cấu thành năng suất cao là tiền đề cho việc hình thành năng suất cây trồng cao. 92 Bảng 4.28b. Các yếu tố cấu thành năng suất một số giống lúa thuần trong 3 vụ mùa (2015-2017) tại huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa Giống Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số bông/ m2 Số hạt chắc/ bông Khối lượng 1000 hạt (g) Số bông/ m2 Số hạt chắc/ bông Khối lượng 1000 hạt (g) Số bông/ m2 Số hạt chắc/ bông Khối lượng 1000 hạt (g) Nga Sơn HT9 325,0 132,0* 22,47 324,1 133,0 22,23 323,1 134,1 22,37 Trân châu hương 316,0 128,1 20,63 316,1 127,0 20,47 315,0 127,0 20,34 Thiên ưu 8 314,0 123,0 19,73 312,9 123,9 19,57 313,9 124,8 19,60 DQ11 318,2 127,1 19,53 316,9 128,1 19,47 317,9 127,0 19,30 Thuần Việt 1 (Đ/c) 318,9 126,1 20,03 318,0 125,0 20,37 316,9 126,0 20,23 LSD0,05 10,9 5,3 1,8 9,3 5,8 1,7 13,7 6,5 2,1 Hoằng Hóa HT9 325,4 132,6 22,61* 324,3 133,1* 22,21 324,5 135,5 22,27 Trân châu hương 315,8 125,0 21,01 314,7 126,8 20,63 314,1 127,8 20,39 Thiên ưu 8 313,8 122,6 19,91 314,0 124,1 19,73 313,5 127,5 19,78 DQ11 317,5 124,3 19,69 315,3 128,1 19,49 316,8 126,8 19,43 Thuần Việt 1 (Đ/c) 315,5 122,0 19,21 317,3 123,1 19,37 315,8 127,5 20,14 LSD0,05 18,8 12,0 3,3 14,7 5,1 2,8 14,5 12,9 2,6 Ghi chú: Các giá trị có dấu * cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5% Kết quả về năng suất thực thu của các giống lúa tuyển chọn và giống đối chứng ở các huyện Nga Sơn và Hoằng Hoá được thể hiện ở bảng 4.28c. Trong các năm thí nghiệm ở các địa điểm thí nghiệm khác nhau, giống HT9 luôn có năng suất cao trung bình cao nhất và cao ổn định qua các năm 2015-2017 so với các giống tuyển chọn và giống đối chứng (luôn xếp hạng 1), thậm chí có năng suất vượt trội tại Hoằng Hóa (p≤ 5%) (Bảng 4.28c). Trong thực tế, giống lúa Thuần Việt 1 đối chứng là giống lúa thuần chất lượng được trồng phổ biến ở vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa. Đây cũng là giống có khả năng sinh trưởng tốt, cho khả năng thâm canh cao, có tiềm năng năng suất cao. Giống HT9 là giống lúa chất lượng, cây đồng đều, năng suất cao (cao hơn so với đối chứng Thuần Việt 1), chất lượng 93 gạo ngon, đồng thời có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh hại chính trên cây lúa khá, nên có thể sử dụng để mở rộng trong cơ cấu lúa vụ mùa, tăng diện tích lúa chất lượng theo quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh. Hơn nữa, với thời gian sinh trưởng ngắn giống HT9 tạo điều kiện để trồng cây vụ thu đông như ớt, rau, bí xanh, ngô, đậu tương. Kết quả khảo nghiệm, so sánh trong cả vụ xuân lẫn vụ mùa 2012 và 2013 tại xã Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa giống HT9 cũng cho năng suất cao xấp xỉ 60 tạ/ha, hơn giống BT7 có ý nghĩa (p< 5%). Với thời gian sinh trưởng vụ mùa chỉ 106 ngày, giống HT9 trồng vụ mùa tạo điều kiện thuận lợi cho cây màu vụ đông. Bảng 4.28c. Năng suất (tạ/ha) của các giống lúa thuần trong điều kiện vụ mùa (2015-2017) tại hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa Giống Nga Sơn Hoằng Hóa Trung bình hai huyện 2015 2016 2017 Trung bình 2015 2016 2017 Trung bình HT9 69,39 69,42 69,45 69,42 (1) 69,37* 69,71* 69,50* 69,53 (1) 69,47 (1) Trân châu hương 60,24 60,24 60,27 60,25 (4) 60,46 60,60 59,84 60,30 (4) 60,28 (4) Thiên ưu 8 59,07 59,30 59,28 59,22 (5) 58,71 59,47 59,77 59,32 (5) 59,27 (5) DQ11 61,21 61,26 61,35c 61,27 (3) 61,19 61,34 60,96 61,16 (3) 61,22 (3) Thuần Việt 1 (Đ/c) 68,40 68,46 68,21 68,36 (2) 63,97 65,89 65,14 65,00 (2) 66,68 (2) LSD0,05 3,29 4,17 2,94 3,00 2,17 2,84 Ghi chú: Giá trị trung bình trong cột có dấu * cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5% Số liệu trong ngoặc đơn biểu thị thứ hạng của các giống (1 là cao nhất). 4.3.3. Tuyển chọn giống đậu tương thích hợp trên đất chuyên lúa vụ đông Việc chuyển đổi cơ cấu 2 vụ lúa thành cơ cấu 3 vụ (2 lúa – 1 màu) là xu hướng chung của tỉnh Thanh Hoá với việc khai thác sản xuất cây trồng vụ đông. Sản xuất cây trồng vụ đông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên (nhiệt độ, ánh sáng) khác, đồng thời cũng nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất bằng việc trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thị trường tiêu thụ, tận dụng hiệu quả nguồn lực sản xuất. 94 Thời gian vụ đông rất ngắn và gấp rút, bắt đầu từ khoảng trung tuần tháng 9 đến hết tháng 12 dương lịch. Các cây trồng thích hợp trồng trong vụ đông phải là những cây có thời gian sinh trưởng ngắn để không ảnh hưởng đến thời gian sản xuất vụ xuân, có khả năng chịu được hạn tốt trong thời gian tháng 11 – 12 (do mùa khô của vùng ven biển Thanh Hoá tập trung từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đỉnh điểm là vào tháng 12 – tháng 2 năm sau), chịu nhiệt thấp và chịu được rét. Cây đậu tương là loại cây có khả năng cải tạo đất tốt, đặc biệt phù hợp trên chân đất chuyên lúa do có khả năng thích nghi cao và dễ sống trên mọi địa hình đất, đồng thời giúp giảm chi phí phân bón cho cây trồng vụ sau. Bên cạnh đó, cây đậu tương dễ trồng, chi phí đầu tư không lớn, có thị trường tiêu thụ ổn định hơn so với các loại cây rau đậu khác. Theo thống kê, cây đậu tương đã vượt cây khoai lang, trở thành cây chủ lực trên đất màu và đất hai lúa của tỉnh Thanh Hoá. Số liệu về một số đặc điểm sinh trưởng trên các giống đậu tương tuyển chọn được thể hiện trong bảng 4.29a. Bảng 4.29a. Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, đường kính thân và khả năng chống đổ của các giống đậu tương trong 3 vụ đông (2015-2017) trên chân đất chuyên lúa (trung bình 3 vụ ở 2 huyện) Giống Thời gian sinh trưởng (ngày) Chiều cao cây (cm) Đường kính thân (mm) Cấp đổ (điểm 1-5) NAS - S1 90 53,59 5,17 1 DT2001 100 45,12 4,35 1 DT96 102 45,77 4,89 1 ĐT51 107 48,79 4,11 2 DT84 (ĐC) 93 48,66 4,74 2 Các giống đậu tương đưa vào tuyển chọn đều là những giống đậu tương cao sản, có khả năng thích nghi cao trên nhiều chân đất, thời gian sinh trưởng ngắn, chịu thâm canh và có thể trồng trong cả ba vụ xuân, hè và đông. Kết quả cho thấy, so với giống đối chứng thường được trồng tại địa phương DT84 với TGST 93 ngày, giống NAS – S1 cho TGST ngắn hơn với 90 ngày. Các giống tuyển chọn còn lại có TGST dài hơn 7-10 ngày so với đối chứng, tuy nhiên, độ dao động TGST từ 90-107 ngày đều cho khả năng bố trí các giống đậu tương này vào vụ đông, kịp thu hoạch trước trà lúa xuân vào trung tuần tháng 1 của năm sau. Chiều cao cây 95 các giống tuyển chọn dao động từ 45,1-53,6cm với khả năng chống đổ tốt (ở mức điểm 1-2) khi so sánh với giống đối chứng DT84. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương đánh giá trong vụ đông của 3 năm 2015-2017 trên đất chuyên lúa ở được thể hiện ở bảng 4.29b. Bảng 4.29b. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống đậu tương trong 3 vụ đông (2015-2017) trên chân đất chuyên lúa ở hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa Giống Bệnh lở cổ rễ thời kỳ cây con (% cây) Bệnh gỉ sắt thời kỳ làm quả (cấp 1-9) Sâu đục thân thời kỳ cây con (% cây) Sâu cuốn lá thời kỳ ra hoa (% lá) Sâu đục quả thời kỳ thu hoạch (% quả) NAS - S1 3,14 1 4,45 5,62 5,31 DT2001 3,47 1 5,98 6,71 6,15 DT96 4,15 1 4,9 7,12 5,32 ĐT51 4,26 1 6,67 7,28 6,12 DT84 (ĐC) 5,56 2 9,18 8,76 7,71 Kết quả cho thấy, giống đối chứng DT84 bị ảnh hưởng nặng nhất bởi sâu bệnh hại so với các giống tuyển chọn. Giống NAS – S1 có mức nhiễm sâu, bệnh hại bởi bệnh lở cổ rễ ở thời kỳ cây con, bệnh gỉ sắt ở thời kỳ làm quả, sâu đục thân ở thời kỳ cây con, sâu cuốn lá thời kỳ ra hoa và sâu đục quả thời kỳ thu hoạch thấp hơn so với giống đối chứng và các giống tuyển chọn khác. Như vậy, bước đầu có thể thấy, các giống tuyển chọn đều là giống đậu tương tiềm năng với TGST phù hợp với bố trí vụ đông và khả năng chống chịu sâu bệnh hai khác, phù hợp với trồng vào vụ đông ở vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống tuyển chọn tại huyện Nga Sơn và Hoằng Hoá được thể hiện trong bảng 4.29c. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Ở huyện Nga Sơn và ở tất cả các năm thí nghiệm, các yếu tố cấu thành năng suất của giống NAS- S1 đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng DT84. Các giống còn lại cho số quả chắc/cây, số hạt chắc/quả và khối lượng 1000 hạt sai khác không đáng kể hoặc thấp hơn so với giống đối chứng. 96 Bảng 4.29c. Các yếu tố cấu thành năng suất một số giống đậu tương trong 3 vụ đông (2015-2017) tại huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa Giống Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số quả chắc/ cây Số hạt chắc/ quả Khối lượng 1000 hạt (g) Số quả chắc/ cây Số hạt chắc/ quả Khối lượng 1000 hạt (g) Số quả chắc/ cây Số hạt chắc/ quả Khối lượng 1000 hạt (g) Nga Sơn NAS-S1 47,2* 2,64* 180,7* 47,8* 2,67* 182,3* 47,6* 2,77* 182,9* DT2001 45,9* 2,85* 165,5 46,2* 2,89* 163,5 46,1 2,88* 163,4 DT96 39,4 2,56* 163,8 39,8 2,57* 162,8 39,4 2,64* 162,7 ĐT51 40,0 2,71* 164,1 40,2 2,80* 165,1 40,5 2,73* 165,5 DT84 (ĐC) 42,6 2,00 170,2 42,1 2,00 170,8 42,3 2,03 171,1 LSD0,05 2,4 0,20 5,0 1,4 0,15 4,6 4,2 0,21 10,0 Hoằng Hóa NAS-S1 46,6* 2,03 180,5* 46,72* 2,93* 177,9 44,3 2,67 182,6 DT2001 45,9 2,86 165,9 46,43* 2,50 164,8 44,8 2,55 163,6 DT96 40,2 2,46 164,3 43,63 2,42 163,5 40,0 2,75 169,1 ĐT51 40,7 2,81 166,6 42,01 2,92 166,4 42,5 2,31 165,5 DT84 (ĐC) 42,4 2,24 169,1 40,72 2,26 170,3 43,1 2,62 175,6 LSD0,05 3,9 0,66 7,2 3,4 0,63 8,6 4,6 0,66 8,6 Ghi chú: Các giá trị có dấu * cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5% Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm trong vụ đông các năm 2015- 2017 ở hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hoá được trình bày trong bảng 4.29d. Kết quả cho thấy, trong vụ đông năm 2015-2017, tại huyện Nga Sơn, năng suất thực thu của hai giống NAS-S1 và DT2001 cao hơn có ý nghĩa (P<0,05) so với giống đối chứng DT84 và các giống còn lại, trừ vụ đồng 2016. Năng suất của giống NAS- S1 và giống DT2001 ở các năm 2015-2016-2017 lần lượt là 22,60; 21,98; 22 tạ/ha và 21,20; 21,13 và 21,56 tạ/ha. Ở huyện Hoằng Hoá, hai giống này cũng thể hiện sự vượt trội về năng suất thực thu so với các giống thí nghiệm còn lại, với năng suất của NAS-S1 lần lượt là 22,68; 21,59 và 22,40 tạ/ha trong các năm thí nghiệm, năng suất của DT2001 97 lần lượt là 21,22; 21,35; 21,63 tạ/ha trong các năm thí nghiệm. Bên cạnh đó, khi so sánh hai giống tuyển chọn này, năng suất của NAS-S1 đều xếp hạng 1 và cao hơn DT2001 ở tất cả các năm và địa điểm thí nghiệm. Bảng 4.29d. Năng suất thực thu (tạ/ha) các giống đậu tương trong 3 vụ đông (2015-2017) trên chân đất chuyên lúa ở hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa Giống Nga Sơn Hoằng Hóa Trung bình hai huyện 2015 2016 2017 Trung bình 2015 2016 2017 Trung bình NAS-S1 22,60* 21,98* 22,00* 22,19 (1) 22,68* 21,59 22,56* 22,28 (1) 22,24 (1) DT2001 21,20* 21,13* 21,56* 21,30 (2) 21,22* 21,35 21,63* 21,40 (2) 21,35 (2) DT96 18,07 18,69c 18,72 18,49 (5) 18,42 19,60 18,37 18,80 (5) 18,65 (5) ĐT51 19,00 19,20 19,15 19,12 (4) 19,09 19,62 18,58 19,10 (4) 19,11 (4) DT84 (ĐC) 19,30 19,32c 19,42 19,35 (3) 19,37 19,58 19,12 19,36 (3) 19,35 (3) LSD0,05 0,82 1,03 1,63 0,62 2,69 1,84 Ghi chú: Giá trị trung bình trong cột có dấu * cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5% Số liệu trong ngoặc đơn biểu thị thứ hạng của các giống (1 là cao nhất). Trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa, hiện nay giống đậu tương DT84 là giống chủ yếu trong vụ đông. Tuy nhiên, giống DT84 có năng suất không cao (chỉ đạt 19,35 tạ/ha) nên cần được bổ sung giống có năng suất cao hơn vào cơ cấu giống để tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Kết quả nghiên cứu trong 3 vụ ở cả hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa cho thấy, hai giống đậu tương NAS-S1 và DT2001 là hai giống tuyển chọn tiềm năng, có thời gian sinh trưởng ngắn và phù hợp với bố trí vụ đông, khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh khá, cho tiềm năng suất cao (cao hơn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng DT84). Như vậy, hai giống này cần được đưa vào cơ cấu giống để mở rộng diện tích trồng đậu tương trên đất chuyên lúa hoặc chuyên màu trong vụ đông bên cạnh các cây rau màu khác có giá trị kinh tế. Kết quả nghiên cứu và đề xuất này hoàn toàn phù hợp quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa (U B N D Ttỉnh Thanh Hóa, 2007). 4.3.4. Tuyển chọn giống lạc thích hợp trên đất chuyên màu vụ xuân Đất đai vùng ven biển thường có thành phần cơ giới nhẹ, dễ canh tác, có thể canh tác nhiều vụ trong năm và thích hợp để phát triển các cây màu hàng hoá. Tuy 98 nhiên, đất vùng ven biển thường có độ phì nhiêu thấp, dễ bị thoái hoá, do đó, cần lựa chọn những cây trồng phù hợp với đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn, chịu được nhiệt độ cao và ít bị đổ do tác hại của gió. Trên loại đất này, người ta thường trồng các cây họ đậu, trong đó cây lạc thường được ưu tiên trong hệ thống luân canh để tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời từng bước giải quyết các tính chất của đất. Những đặc điểm chính về thời gian sinh trưởng và năng suất của các giống lạc tuyển chọn được trình bày trong bảng 4.30a. Các giống lạc tuyển chọn đều được bố trí trồng trong vụ xuân, là những giống ngắn ngày với thời gian sinh trưởng từ 113-116 ngày ở huyện Nga Sơn và từ 113- 117 ngày ở huyện Hoằng Hoá, không khác biệt nhiều với giống đối chứng L14 (115 ngày). Chiều cao cây và số cành cấp 1 của giống đối chứng thấp hơn so với chiều cao cây của các giống tuyển chọn, trong khi đó không có sự chênh lệch lớn ở số cành cấp II giữa các giống tuyển chọn và giống đối chứng. Bảng 4.30a. Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và số cành cấp I, II của các giống lạc trong 3 vụ xuân (2015-2017) ở 2 huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa Giống TGST (ngày) Chiều cao cây (cm) Cành cấp I /cây Cành cấp II /cây Nga Sơn L08 112 43,5 4,1 1,9 L18 113 42,6 3,9 1,9 L26 115 45,2 4,3 2,0 L27 116 45,2 4,2 2,0 L14 (Đc) 115 42,3 2,0 2,0 Hoằng Hóa L08 113 43,4 4,2 2,0 L18 117 42,2 4,0 2,0 L26 114 42,5 4,1 1,8 L27 114 44,2 4,1 1,9 L14 (Đc) 115 42,8 3,8 2,0 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của các giống lạc thí nghiệm trong vụ Xuân năm 2015-2017 được thể hiện ở bảng 4.30b và 4.30c. 99 Bảng 4.30b. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc trong 3 vụ xuân (2015-2017) tại hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa Giống Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số quả chắc/ cây Số hạt chắc/ quả Khối lượng 1000 hạt (g) Số quả chắc/ cây Số hạt chắc/ quả Khối lượng 1000 hạt (g) Số quả chắc/ cây Số hạt chắc/ quả Khối lượng 1000 hạt (g) Nga Sơn L08 9,43 2,99* 374,03 9,80 2,97 373,03 9,90 2,98 378,93* L18 11,03 2,01 386,03 10,70 2,08 385,03* 10,90 2,00 384,02* L26 10,83 2,63 367,97 10,42 2,93 369,03 9,40 3,01 365,03* L27 10,30 2,03 365,03 10,50 1,97 367,03 10,60 2,09 368,02 L14 (Đc) 10,70 2,63 366,97 10,20 2,97 368,01 10,30a 3,00 364,07 LSD0,05 0,87 0,28 8,07 1,17 0,16 15,88 0,87 0,17 9,26 Hoằng Hóa L08 10,49 2,72 372,86 10,45 3,07* 370,47 10,48 2,62 379,22* L18 10,28 2,24 385,37 10,55 2,27 389,47 11,23 2,40 372,27 L26 10,18 3,06* 372,04 9,85 2,77 385,71 10,06 3,20* 369,52 L27 10,31 2,36 358,25 11,19 1,94 365,99 10,92 2,15 364,75 L14 (Đc) 10,76 2,41 374,44 10,76 2,53c 369,37 10,64 2,81 357,45 LSD0,05 1,31 0,36 13,04 1,31 0,26 16,46 1,04 0,41 15,48 Ghi chú: Các giá trị có dấu * cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5% Ở huyện Nga Sơn, năm 2015 các giống L27, L26 cho năng suất (27,03 và 28,04 tấn/ha), tương đương với giống đối chứng L14 (27 tạ/ha), trong khi đó ở các năm 2016 và 2017, năng suất thực thu giữa các công thức giống không có nhiều sự chênh lệch đáng kể. Trung bình năng suất thực thu của 3 năm ở các giống tuyển chọn dao động từ 26,34 đến 28,00 tạ/ha, trong đó giống L26 cho năng suất thực thu trung bình cao nhất với 28 tạ/ha, cao hơn so với đối chứng. Ở huyện Hoằng Hoá, sự chênh lệch về năng suất giữa các công thức giống cũng tuân theo xu hướng giống ở huyện Hoằng Hoá. Trong đó, giống lạc L26 cho năng suất cao nhất, cao hơn so với giống đối chứng và các giống tuyển chọn. Năng suất thực thu trung bình của 3 năm của giống L26 (27,98 tạ/ha) cũng cao hơn vượt trội so với giống đối chứng L14 (27,28%) ở mức xác suất 95%. 100 Bảng 4.30c. Năng suất thực thu (tạ/ha) của các giống lạc 3 vụ xuân (2015-2017) ở 2 huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa Giống Nga Sơn Hoằng Hóa Trung bình 2 huyện 2015 2016 2017 Trung bình 2015 2016 2017 Trung bình L08 25,97 26,98 26,97 26,64 (4) 25,97 27,03 26,97 26,66 (4) 26,65 (4) L18 25,03 26,03 27,97 26,34 (5) 25,03 26,33 27,80 26,39 (5) 26,37 (5) L26 28,04 27,97 28,01 28,00 (1) 28,03 27,83 28,03 27,96 (1) 27,98 (1) L27 27,03 27,01 27,02 27,02 (3) 26,98 27,03 27,11 27,04 (3) 27,03 (3) L14 (Đc) 27,00 27,04 27,28 27,13 (2) 27,01 27,33 27,98 27,44 (2) 27,28 (2) LSD0,05 2,52 1,32 2,71 1,42 1,27 1,34 Số liệu trong ngoặc đơn biểu thị thứ hạng của các giống trong từng huyện (1 là cao nhất). Có thể thấy, giống L26 là giống có năng suất được xếp hạng cao, đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống đối chứng L14 vốn được trồng phổ biến tại vùng ven biển Thanh Hoá. Như vậy, giống L26 có thể thay thế giống L14 hoặc bổ sung vào cơ cấu giống lạc trên đất chuyên màu trong vụ xuân ở vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa, góp phần phục vụ cho việc mở rộng diện tích và xây dựng vùng chuyên canh lạc để đầu tư thâm canh tập trung ở các huyện vùng ven biển. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ sản xuất của ngành trồng trọt tỉnh Thanh Hóa (U B N D Ttỉnh Thanh Hóa, 2007). 4.3.5. Tuyển chọn giống đậu xanh thích hợp trên đất chuyên lúa vụ hè Hiện nay, tại vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá, diện tích đất trồng lúa có xu hướng giảm, trong đó một số diện tích lúa năng suất thấp ở các chân đất vàn cao và trung bình, có điều kiện tưới tiêu không thuận lợi được chuyển sang trồng các loại rau màu khác. Việc thay thế các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và có khả năng cải tạo đất như cây đậu xanh vào vụ hè thay cho diện tích trồng lúa kém hiệu quả sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Bên cạnh đó, loại cây này có khả năng thích nghi rộng, chu kỳ sản xuất ngắn, phù hợp với việc kết thúc vụ thu hoạch sớm để tránh mưa bão vào tháng 9 – tháng 10, chịu thâm canh và có thị trường tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, cần lưu ý trong vụ hè, thời tiết thường không ổn định, vùng ven biển Thanh Hoá thường phải chịu điều kiện bất thuận như lũ lụt, bão, gió phơn, hạn hán, nhiệt độ cao, làm tăng khả năng xuất hiện và lây lan sâu bệnh hại, kết quả là làm giảm năng suất và hiệu quả kinh tế. Do đó, việc lựa chọn 101 các giống đậu xanh phù hợp với điều kiện đất chuyên lúa trồng trong vụ hè là hết sức quan trọng. Thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm nông sinh học của các giống đậu xanh tuyển chọn được thể hiện trong bảng 4.31a. Kết quả cho thấy, ở cả hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hoá, các giống đậu xanh đều có TGST ngắn, dao động từ 61- 68 ngày; so với đối chứng Đậu tằm (67 ngày), chỉ có giống ĐX16 có TGST ngắn hơn (61 ngày ở Nga Sơn và 62 ngày ở Hoằng Hoá), các giống khác có TGST dài hơn giống đối chứng 1 ngày. Có thể thấy TGST của các giống tuyển chọn không sai khác nhiều với giống đối chứng, nên rất thuận lợi cho việc luân canh, bố trí mùa vụ. Bảng 4.31a. Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số cành cấp I và tính chống đổ của các giống đậu xanh trong vụ hè (2015-2017) Giống TGST (ngày) Chiều cao cây (cm) Cành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_hien_trang_va_cai_tien_he_thong_cay_trong.pdf
  • pdf2022_03_28_1592_22_TLHD NCS Nguyen Trong Trang.PDF
  • pdfKHCT - TTLA - Nguyen Trong Trang.pdf
  • docxTTT _ Nguyen Trong Trang.docx
  • pdfTTT _ Nguyen Trong Trang.pdf