Luận án Nghiên cứu phát triển quy trình quản lý tiến trình nghiệp vụ trong lĩnh vực Ngân hàng Thương mại Việt Nam

MỤC LỤC iii

DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẲT vi

DANH MỤC HÌNH VẼ viii

DANH MỤC BẢNG BIÊU ix

LỜI NÓI ĐẦU 1

1. Giới thiệu tóm tắt về luận án 1

2. Lý do chọn đề tài 1

3. Khung lý thuyết và mục đích nghiên cứu 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5. Phưong pháp nghiên cứu 6

6. Ket cấu luận án 9

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu 10

8. Những đóng góp mới của luận án 14

8.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 14

8.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án 15

CHƯƠNG 1 - QUẢN LÝ TIẾN TRÌNH NGHIỆP vụ (BPM) 16

1.1. Tiến trình nghiệp vụ 16

1.1.1. Khái niệm về tiến trình nghiệp vụ và quy trình nghiệp vụ 16

1.1.2. Vai trò của quy trình trong hoạt động quản lý 26

1.1.3. Những bài toán đặt ra đối với tiến trình nghiệp vụ 27

1.2. Quản lý tiến trình nghiệp vụ (BPM) 30

1.2.1. Khái niệm về BPM 30

1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của BPM 35

1.2.3. Thực trạng và xu thế của BPM 40

1.3. Mô hình hoá tiến trình nghiệp vụ 45

1.3.1. Mô hình và mô hình hoá 46

1.3.2. Mô hình hoá tiến trình nghiệp vụ 49

1.3.3. Ngôn ngữ mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ 50

1.4. Hệ quản trị tiến trình nghiệp vụ (BPMS) 53

1.4.1. BPMS là gì? 53

1.4.2. Lợi ích của BPMS 55

CHƯƠNG 2 - HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ ỨNG DỤNG BPM

VÀO HOẠT ĐỘNG NGHIỆP vụ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 59

2.1. Hoạt động ngân hàng và vai trò của công nghệ trong hoạt động nghiệp vụ

ngân hàng 59

2.1.1. Vị trí, vai trò và hoạt động của hệ thống NHTM 59

2.1.2. Vai trò CNTT trong hoạt động nghiệp vụ NHTM 60

2.1.3. BPM và hoạt động nghiệp vụ ngân hàng 63

2.2. Thực trạng hoạt động tin học hóa và quản lý quy trình nghiệp vụ tại một

số NHTM 66

2.2.1. Đối tượng và phưong pháp điều tra 66

2.2.2. Tình hình tin học hóa nghiệp vụ tại ngân hàng 68

2.2.3. Cách thức tổ chức, xây dựng quy trình 70

2.2.4. Nhận định thực trạng hoạt động tin học hóa và quản lý quy trình nghiệp vụ

tại một số NHTM 83

2.3. Những vấn đề đặt ra đối với các NHTM 85

2.3.1. Lựa chọn giải pháp BPM cho hoạt động tin học hóa nghiệp vụ 86

2.3.2. Xây dựng quy trình BPM cho hoạt động nghiệp vụ tại ngân hàng 95

CHƯƠNG 3 - XÂY DựNG QUY TRÌNH BPM TRONG LĨNH vực

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 107

3.1. Cơ sở lý thuyết cho quy trình BPM 107

3.1.1. Phương pháp luận của quy trình BPM 107

3.1.2. Phương pháp BPM 109

3.1.3. Công cụ 113

3.2. Quy trình BPM tại các NHTM Việt nam 114

3.2.1. Vị trí của quy trình BPM trong hoạt động NHTM 114

3.2.2. Các đối tượng tham gia 116

3.2.3. Quy trình tin học hoá nghiệp vụ 117

3.3. Hoạt động thực nghiệm 127

3.3.1. Quy trình Tin học hoá nghiệp vụ 128

3.3.2. Quy trình Khởi tạo khoản vay 128

3.3.3. Quy trình Thẩm định giá 128

3.3.4. Đánh giá và nhận định 129

3.4. Khuyến nghị cho các NHTM trong việc triển khai quy trình BPM 131

3.4.1. Tổ chức hoạt động theo định hướng tiến trình 132

3.4.2. Thời điểm cần thiết áp dụng quy trình BPM 134

3.4.3. Các vấn đề mà ngân hàng cần chuẩn bị để ứng dụng BPM 135

KẾT LUẬN 138

TÀI LIỆU THAM KHẢO 140

TỪ ĐIÊN THUẬT NGỮ 145

PHỤ LỤC 1 - HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA, PHỎNG VẤN 154

PHỤ LỤC 2 - PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN

SẢN PHẨM DỊCH vụ THEO QUY TRÌNH BPM 158

PHỤ LỤC 3 - QUY TRÌNH KHỞI TẠO KHOẢN VAY 181

PHỤ LỤC 4 - QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH GIÁ 186

PHỤ LỤC 5 - NGÔN NGỮ BPMN 2.0 194

PHỤ LỤC 6 - GIỚI THIỆU CÁC NGÔN NGỮ MÔ HÌNH HÓA TIẾN

TRÌNH CHO HOẠT ĐỘNG NGHIỆP vụ NGÂN HÀNG 195

PHỤ LỤC 7 - GIỚI THIỆU MỘT SỐ BPMS PHỔ BIẾN 202

 

docx215 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phát triển quy trình quản lý tiến trình nghiệp vụ trong lĩnh vực Ngân hàng Thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu phong phú - Số lượng kí hiệu hạn chế Số lượng kí hiệu phong phú nhất. Mất nhiều thời gian để học hơn. Độ phù hợp với lĩnh vực tài chính - ngân hàng - Có khả năng biểu diễn, tuy nhiên khá hạn chế. - Có khả năng biểu diễn, tuy nhiên khá hạn chế. Tiếp cận theo hướng đối tượng. Có khả năng biểu diễn, tuy nhiên khá hạn chế. Tiếp cận theo hướng quy trình. Có khả năng mở rộng thêm các kí hiệu. Đã được bổ sung thêm các biểu tượng về ngân hàng. Phù hợp để mô hình hoá các quy trình nghiệp vụ ngân hàng. Bảng 2.1. So sánh các ngôn ngữ mô hình hoá Nhận định về khả năng ứng dụng ngôn ngữ BPMN trong hoạt động mô hình hóa quy trình nghiệp vụ tại các NHTM Căn cứ theo kết quả đánh giá, có thể thấy BPMN hỗ trợ đầy đủ các quy trình nghiệp vụ với các phương thức, kĩ thuật, phần mềm để thiết kế, ban hàng, điều khiển và phân tích các quá trình hoạt động liên quan đến con người, tổ chức, các ứng dụng, tài liệu và các nguồn thông tin khác [40], So với các ngôn ngữ mô hình hoá khác như UML, Petri nets... thì BPMN có phần nổi trội bởi chính các khả năng mà nó mang lại. Việc sử dụng BPMN khá linh hoạt, một mặt nó có thể biểu diễn dưới dạng các ký pháp đồ hoạ giúp người dùng dễ hiểu nhưng mặt khác nó có thể định nghĩa tập các thuộc tính của các đối tượng mà nó biểu diễn (giúp người phát triển mô hình có khả năng chuyển đổi sang ngôn ngữ thực thi BPEL). Hình 2.6 mô tả quy trình nghiệp vụ cho vay được mô hình hoá bằng ngôn ngữ BPMN [40], Mô hình này được biểu diễn với 3 luồng (pool) tách biệt. Mỗi luồng biểu diễn các thành phần tham gia vào tiến trình. Mỗi thành phần tham gia có thể là một thực thể nghiệp vụ (chẳng hạn một công ty) hoặc là một đối tượng tham gia nghiệp vụ (chẳng hạn: người mua, người bán, nhà cung cấp...). Một luồng có thể hiểu là một phần của quy trình nghiệp vụ và có mối quan hệ với các thành phần khác, và thậm chí có thể không cần biết rõ các thành phần bên trong. Trong mô hình này, luồng Khách hàng mô hình hoá các khách hàng của ngân hàng và việc thực hiện hoạt động tiến trình quyết định cho vay trong nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn tại NHTM. Luồng Chi nhánh thể hiện các hoạt động của phòng Tín dụng và Lãnh đạo chi nhánh. Luồng Hội sở chính thể hiện các hoạt động phê duyệt, thẩm định của Hội sở. trong việc phê duyệt hồ sơ. Trong luồng này có một quy trình con thực hiện việc thẩm định lại hồ sơ khách hàng của mỗi khách hàng. Quy trình con này có thể là một nghiệp vụ được thiết kế độc lập, có thể tái sử dụng trong các quy trình khác. Luồng Khách hàng mô tả các hoạt động hoàn thiện hồ sơ. Hội sở chính sau khi tiếp nhận hồ sơ tín dụng chuyển đến từ chi nhánh sẽ thẩm định lại ra quyết định đồng ý/không đồng ý với đề nghị cho vay vốn của chi nhánh. Hình 2.6. Ví dụ mô hình nghiệp vụ cho vay biểu diễn bằng ký pháp BPMN Trên thực tế, từ các kết quả nghiên cứu của Mpardis [40] cho thấy, thông qua việc sử dụng các ứng dụng BPM và các hệ thống IT hướng tiến trình (process- oriented IT) thì chất lượng và hiệu quả của quy trình hoạt động cho vay trong ngân hàng có thể tăng lên một cách đáng kể. Các tác động quan trọng nhất có thể kể đến: Giảm bớt chu kỳ thời gian: Chủ yếu do thời gian chờ đợi bị loại bỏ, ngay sau khi một bước kết thúc thì ngay lập tức được chuyển sang bước tiếp theo trong hệ thống bằng mã BPEL. Kết quả làm việc của nhân viên tăng lên: Mọi bước trong quy trình có thể được thực hiện bằng máy BPEL (mà không ảnh hưởng tới chất lượng). Đánh giá và lựa chọn hệ quản trị tiến trình nghiệp vụ Mục đích chính của BPMS là kết hợp các yếu tố công nghệ thông tin trong mỗi bước xử lý của quy trình với tầm nhìn về nghiệp vụ xử lý và quản lý. Các giải pháp BPMS cho phép cải thiện tính hiệu quả, linh hoạt và liên tục cải tiến các quy trình nghiệp vụ. Tuy nhiên, với sự thay đổi về công nghệ, hiện nay BPMS đang sự mở rộng theo các hướng: Mô hình hóa nghiệp vụ: là cầu nối giữa thiết kế quy trình nghiệp vụ với mục đích và chiến lược kinh doanh. Quy tắc nghiệp vụ: sử dụng cách tiếp cận những nguyên tắc trong hoạt động nghiệp vụ để xác định luồng quy trình tổng quát Sự kiện nghiệp vụ: Thực thi các quyết định và hành động khi có một sự kiện nào đó liên quan tới hoạt động nghiệp vụ xảy ra Phân tích và theo dõi nghiệp vụ: Cung cấp độ đo và phân tích quá trình hoạt động của quy trình cũng như kết quả đầu ra nhằm mục đích nâng cao tính hiệu hiệu quả trong hoạt động nghiệp vụ. Quản lý ca sử dụng: cung cấp khả năng điều khiển các quy trình nhằm xử lý dữ liệu phi cấu trúc. Kết quả của sự dịch chuyển trên là các giải pháp BPMS ngày càng phong phú hom, mang lại nhiều giá trị hom cho ngân hàng. Khi một quy trình nghiệp vụ được đánh giá là kém hiệu quả, ngân hàng có thể nhanh chóng cải thiện chất lượng, hiệu quả của quy trình bằng cách áp dụng công nghệ BPSM mà không cần phải tốn quá nhiều tài nguyên cũng như chi phí. Tuy nhiên, đồng thời vấn đề đặt ra là làm thế nào để lựa chọn một BPMS cho phù hợp với hoạt động ngân hàng Để có được cái nhìn khách quan về BPMS của các nhà cung cấp khác nhau, tác giả đã đề xuất khung đánh giá cho việc lựa chọn BPMS. Khung đánh giá này đưa ra dựa trên vòng đời phát triển quy trình nghiệp vụ. Hình 2.7. Khung đánh giá BPMS Hiện nay các hãng sản xuất phần mềm lớn trên thế giới như Oracle, IBM, Microsoft đã tung ra thị trường những sản phẩm BPMS với những tính năng giúp doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng ứng dụng phần mềm nghiệp vụ với khả năng tái sử dụng và tích hợp cao. Chính vì vậy đã có nhiều ngân hàng trên thế giới sử dụng BPMS để phát triển các ứng dụng nghiệp vụ, ví dụ các ngân hàng ở Ấn Độ, Châu Âu, Mỹ.... Ở Việt Nam, mới có một số ngân hàng bước đầu sử dụng BPMS trong phát triển ứng dụng nghiệp vụ như BIDV, VCB, VietinBank... Trong quá trình nghiên cứu, các sản phẩm của Oracle, IBM và Tibco được lựa chọn để xem xét và đánh giá dựa trên khung nghiên cứu đã đề xuất (Xem thêm Phụ lục 7 - BPMS Công cụ phát triển và quản trị ứng dụng doanh nghiệp) Căn cứ các tiêu chí đánh giá BPMS được đưa ở trên, bảng dưới đây thể hiện rõ sự khác biệt giữa các hệ BPMS: Hãng Tiêu chí Oracle IBM TIBCO Mô hình hóa quy trình Cung cấp 2 công cụ thiết kế: BPM Studio (dùng cho người phân tích nghiệp vụ và bộ phận kĩ thuật) và Business Process Composer (dùng cho người phân tích nghiệp vụ). Quy trình nghiệp vụ lưu ở kho dùng chung. Cung cấp 2 công cụ: Process Designer và Integration Developer cho người phân tích nghiệp vụ và đội kĩ thuật. Quy trình nghiệp vụ lưu ở kho dùng chung. Cung cấp công cụ duy nhất (Business Studio) cho cả người phân tích nghiệp vụ và kĩ thuật và cho các hoạt động phát triển quy trình: thiết kế, mô phỏng, triển khai. Quy trình nghiệp vụ lưu ở kho dùng chung. Quy tắc nghiệp vụ Không thể tạo mới quy tắc nghiệp vụ trong 2 công cụ thiết kế quy trình mà phải sử dụng thêm công cụ Oracle Business Rules. Có thể sửa quy tắc nghiệp vụ trong lúc runtime. Công cụ WebSphere Operational Decision Management (WODM) giúp tạo quy tắc nghiệp vụ. Có thể tạo các quy tắc nghiệp vụ ngay trong công cụ thiết kế. Tính cộng tác Cho phép người dùng cộng tác trong quá trình thiết kế quy trình bằng trong môi trường web 2.0 Có thế chia sẻ tài nguyên giữa các dự án phát triển quy trình nghiệp vụ. Các thành viên trong dự án có thể làm việc đồng thời trên một tài nguyên mà không cần dùng chế độ check Cơ chế làm việc công tác thông qua Openspace, cho phép phân chia công việc cho một phòng ban hay cho từng chức danh trong tổ chức. in/check out. Hỗ trợ thiết kế giao diện Thiết kế UI bằng công cụ JDeveloper Process Designer có khả năng tự động sinh ra giao diện ở mức đom giản dựa vào luồng công việc trong quy trình nghiệp vụ. Cho phép thiết kế page flow và giao diện một cách đơn giản. Mô phỏng Cho phép mô phỏng quy trình nhưng không lưu lại thông tin lần mô phỏng trước, do vậy khó so sánh các version của quy trình Hỗ trợ tính năng mô phỏng toàn bộ quy trình và “replay” - cho phép chạy thử một phần quy trình. Có hỗ trợ tính năng mô phỏng. Cho phép chạy nhiều instance của quy trình cùng một lúc. Tùy chọn triển khai Triển khai “mềm dẻo”, có thể thay đổi quy trình trong lúc runtime. Đóng gói khá phức tạp. Triển khai dễ dàng, nhanh chóng. Sử dụng mô hình triển khai OSGi. Cho phép triển khai phần mềm trên đám mây. Cơ sở hạ tầng tích họp Khả năng tích hợp tốt thông qua Weblogic platform Cung cấp cơ sở hạ tần tích hợp bằng cách đưa đưa IBM WebSphere ESB (Enterprise Service Bus) vào công cụ BPM. Cung cấp cơ sở hạ tầng tích hợp theo SOA. Tuy nhiên, ITBCO AMX lại không có chức năng ActiveMatrix Service Bus, người dùng muốn sử dụng thì phải mua thêm. Quản lý tài liệu Hỗ trợ đầy đủ tính năng ECM thông qua công cụ Oracle Enterprise Content Manager (OECM) Process Center cung cấp tính năng “snapshot”, giúp ghi lại phiên bản của các thành phần trong một quy trình, nhờ đó có thể undo/redo quy trình. Cho phép người thiết kế đính các tài liệu kèm theo quy trình. Chưa có ECM. Giám sát hoạt động nghiệp vụ Oracle BAM cho phép theo dõi các hoạt động nghiệp vụ. Sử dụng công cụ Performance Data Warehouse trong Process Center để giám sát và phân tích nghiệp vụ. Cung cấp chức năng thu thập thông tin về các quy trình đang thực hiện và các tài nguyên khác, bao gồm: Theo dõi, thông báo và phân tích. Phân tích nghiệp vụ Oracle Business Process Analytic (BPA) cho phép phân tích các dữ liệu liên quan tới hoạt động của quy trình nghiệp vụ. TIBCO ActiveMatrix Spotfire là một BI, giúp phân tích dữ liệu về quy trình ở dạng trực quan. Bảng 2.2. So sánh, đánh giá các hệ quản trị BPMS Nhận định về việc lựa chọn BPMS trong hoạt động quản lý tại các NHTM Việt nam Việc lựa chọn BPMS cần được xem xét căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng ngân hàng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của đánh giá thử nghiệm này có thể thấy sự nổi trội của IBM BPMS. Khác với các sản phẩm khác, IBM có cách tiếp cận BPM theo hướng “top-down”, nghĩa là đi từ những yêu cầu về tự động hóa, tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ trước. IBM bỏ nhiều công sức để xây dựng thư viện giải pháp cho những quy trình nghiệp vụ ở từng lĩnh vực cũng như những quy trình nghiệp vụ đa ngành. Việc mua Lombardi là một bằng chứng. Lombardi nổi tiếng nhờ việc đi sâu vào các quy trình nghiệp vụ, sau đó mới đi phát triển công cụ tự động hóa quy trình. Việc tích hợp các sản phẩm của Lombardi vào nền tảng middleware càng làm IBM củng cố thêm định hướng phát triển của mình bằng cách xây dựng cộng đồng BPM online - Blueworks Live. Đây là cộng đồng BPM lớn nhất trên thế giới, chuyên cung cấp thư viện quy trình nghiệp vụ ở các lĩnh vực khác nhau nhằm giúp doanh nghiệp triển khai quy trình nghiệp vụ một cách nhanh nhất. Xây dựng quy trình BPM cho hoạt động nghiệp vụ tại ngăn hàng Các NHTM ngày nay đang đối mặt với nhiều thách thức: tạo lợi thế cạnh tranh, áp lực giảm chi phí, khủng hoảng tài chính, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Yêu cầu đặt ra với các NHTM là cần tái cơ cấu lại các quy trình nghiệp vụ, tối ưu hoá các hoạt động nghiệp vụ của mình và tạo khả năng đáp ứng một cách linh hoạt đối với những biến động liên tục của thị trường bên ngoài. Việc áp dụng giải pháp BPM không đơn giản chỉ là lựa chọn giải pháp và triển khai. Để có thể làm được những điều này các NHTM cần có phương pháp luận, cách tiếp cận và công cụ để mô hình hoá, phân tích quản lý các hoạt động nghiệp vụ của mình. Và để kết nối các vấn đề trên một cách có hệ thống, rõ ràng cần có một quy trình quản lý việc thiết kế, phân tích, mô phỏng và giám sát các tiến trình nghiệp vụ trong các hoạt động ngân hàng. Vậy quy trình BPM sẽ giúp ích gì cho hoạt động tại các NHTM? Quy trình BPM cụ thể hoá phương pháp luận cho việc quản lý hoạt động nghiệp vụ ngân hàng theo định hướng tiến trình, quy định các phưomg pháp, trình tự thực hiện các công việc nghiệp vụ với sự trợ giúp của các hệ thống thông tin. Thông qua đó các ngân hàng có thể tạo ra, theo dôi các quy trình nghiệp vụ sản phẩm, biết được tình trạng hiện thời, thống kê hoạt động của các nghiệp vụ và khi cần thiết có thể nâng cấp và hoàn thiện quy trình sản phẩm. Quy trình BPM cũng quy định rõ các công cụ, ngôn ngữ để thực hiện các hoạt động phát triển nghiệp vụ nhằm đảm bảo sự thống nhất trong trao đổi, kế thừa và tái sử dụng các kết quả giữa các đom vị. Với các công cụ này, các chuyên viên phân tích thiết kế các luồng quy trình (process flow) và định ra luồng công việc từ người này đến người khác (hay từ quy trình nghiệp vụ này đến quy trình nghiệp vụ khác) bên trong các quy trình nghiệp vụ lớn hom. Các chuyên viên nghiệp vụ cũng có thể sử dụng các công cụ này để mô phỏng và chỉnh sửa quy trình nhằm mang lại hiệu quả và hiệu suất cao hom. Quy trình BPM cũng cho phép phát triển các sản phẩm dịch vụ mới cũng như kết nối với các hệ thống thông tin đã có một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ví dụ ngân hàng muốn đưa ra thị trường sản phẩm cho vay tiêu dùng mới, ngân hàng sẽ thiết kế, phân tích và chạy mô phỏng trên hệ thống BPM với các thông số giả định. Ket quả chạy mô phỏng sẽ cho thấy quy trình này bị “tắc nghẽn” ở chỗ nào, vị trí nào quá tải... Nhờ đó, ngân hàng biết cải tiến quy trình ở đâu và tăng tốc việc đưa dịch vụ ra thị trường. Trong chưomg 1, các vấn đề liên quan đến tiến trình nghiệp vụ đã được cụ thể hoá bằng phát biểu về 6 bài toán: (1) Năng suất - Chất lượng; (2) Mô tả - Lưu trữ; (3) Xây dựng - Phát triển; (4) Giám sát - Vận hành; (5) Chẩn đoán - Hoàn thiện và (6) Quản trị thay đổi và tri thức quy trình. Căn cứ vào các vấn đề đã nêu, tác giả tập trung nghiên cứu và phát triển quy trình BPM trong các NHTM nhằm giải quyết các bài toán này. Khác với các bài toán cụ thể và riêng rẽ có liên quan tới tiến trình nghiệp vụ, yêu cầu đặt ra với quy trình BPM là phải đưa ra được một quy trình tổng thể, liên quan đến mục tiêu của nhiều bộ phận trong và ngoài ngân hàng và trong một khoảng thời gian dài. Trong phạm vi của bản luận án, tác giả giới hạn các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến quản lý tiến trình lại thành ba bài toán là (1) Tạo ra các tiến trình (Khởi tạo tiến trình), (2) tích hợp các tiến trình đã tạo với hệ thống (Tích hợp - Lưu trữ) và (3) sử dụng tiến trình (Giảm sát - Hoàn thiện). Bài toán 1: Khỏi tạo tiến trình (Process Origination) Vấn đề Khởi tạo tiến trình đóng vai trò tiên quyết trong BPM. Rõ ràng để có thể quản lý tiến trình thì việc đầu tiên là cần tạo ra các tiến trình đó. Mục đích của việc Khởi tạo tiến trình là xây dựng một hệ thống "ảo" dựa trên các tiến trình nghiệp vụ nhằm phản ánh được mọi vấn đề diễn ra trên hệ thống "thật" - hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các tiến trình được mô hình hoá nhằm phản ánh được các hoạt động nghiệp vụ trong ngân hàng. Thông qua hệ thống "ảo" này, các hoạt động phân tích, đánh giá, mô phỏng ... sẽ được tiến hành nhằm đạt được các mục tiêu, yêu cầu nghiệp vụ đặt ra. Với cách thức này, các nhà quản trị ngân hàng luôn nắm được các hoạt động đang diễn ra đối với hệ thống ngân hàng của mình, từ các hoạt động nghiệp vụ chi tiết đến các thông tin báo cáo tổng hợp. Do vậy, các tiến trình cần được tạo ra dựa trên một "quy trình cụ thể" nhằm đáp ứng các chuẩn mực xác định, đảm bảo tính thống nhất giữa các bộ phận và đảm bảo sử dụng lâu dài. Bài toán khởi tạo các tiến trình nghiệp vụ ở đây chính là hoạt động "tin học hoá các hoạt động nghiệp vụ" trong NHTM. Mối quan hệ giữa tiến trình nghiệp vụ và hoạt động tin học hóa nghiệp vụ đã được đề cập trong phần 2.1.31. về bản chất, tin học hóa nghiệp vụ là hoạt động tác động vào các tiến trình thông tin và thực hiện hai nhiệm vụ chính: di chuyển thông tin trên các hệ thống thông tin và xử lý nghiệp vụ bằng công cụ thích hợp (phần mềm nghiệp vụ) - xem hình 3.1. và liên hệ với nhu cầu thực tiễn đã trình bày trong phần 1.1. l.l Xem phần 2.1.3. BPM và hoạt động tin học hóa nghiệp vụ ngân hàng Xem phần 1.1.1.1. Các nhu cầu thực tiễn - hài toán tại cửa hàng cafe . vấn đề di chuyển thông tin được thực hiện trên môi trường mạng dựa trên giao thức TCP/IP - hiện đã rất phát triển và hoàn toàn đáp ứng được các nhu cầu nghiệp vụ [66], Các vấn đề liên quan đến an toàn và bảo mật dữ liệu cũng đã được giải quyết bằng các chuẩn ngành như NACHA ACH hoặc ISO-200022. Rõ ràng, vấn đề còn lại là sử dụng các công cụ gì và sử dụng như thế nào để xử lý các nội dung nghiệp vụ và đảm bảo chất lượng của sản phẩm trưng gian và sản phẩm cuối cùng. xử' lý thông tin Hình 2.8. Hoạt động di chuyển và xử lý thông tin nghiệp vụ Công việc này đặt ra ba vấn đề: Cách mô tả nghiệp vụ, cách thức xây dựng tiến trình dựa trên các mô tả đó và cuối cùng là sử dụng công cụ gì để thực hiện. Vấn đề 1.1: Mô tả nghiệp vụ Hoạt động mô tả nghiệp vụ cần miêu tả rõ nghiệp vụ cần làm gì, làm theo trình tự nào... Mỗi công việc cụ thể cần nhận dữ liệu đầu vào là gì? đầu ra là gì? Mỗi công việc do ai làm? ... Việc mô tả cũng phải thực hiện theo cách nào đó để có thể dễ hiểu và phản ánh đúng công việc cần làm. Ngoài ra làm thế nào để kết quả của việc mô tả nghiệp vụ có thể sử dụng ngay ở các bước tiếp theo một cách dễ dàng nhất, tránh gây những hiểu nhầm hoặc phải mô tả lại. Vấn đề 1.2. Xây dựng - phát triển tiến trình nghiệp vụ Từ các tài liệu của việc mô tả nghiệp vụ, làm thế nào để có thể xây dựng được các tiến trình nghiệp vụ một cách hợp lý? Vấn đề này đòi hỏi phải có các phưorng pháp phân tích, thiết kế phù hợp để làm "mịn dần" mô hình nghiệp vụ thông qua các cấp độ từ khái quát đến chi tiết, phân định giữa các mức logic và vật lý để thực hiện việc mô hình hóa thành các mô hình nghiệp vụ. Nội dung cụ thể cần phải giải quyết là cần tổ chức như thế nào để phân chia công việc một cách hợp lý (vẩn đề chuyên môn hoá)l Tức là cần phân định các công việc rõ ràng giữa các bộ phận có liên quan trong việc xây dựng - phát triển tiến trình nghiệp vụ. vấn đề 1.3. Công cụ thực hiện Để thực hiện các công việc trên, rõ ràng cần có các công cụ thích hợp để mô tả nghiệp vụ. Công cụ phải cho ra các kết quả có thể sử dụng ngay để chuyển thành các tiến trình nghiệp vụ, không phải mất thời gian nằm chờ xử lý lại, không cần chỉnh sửa hoặc viết lại theo đúng cách thức của từng bộ phận. Điều này đòi hỏi phải sử dụng một ngôn ngữ thống nhất giữa các bộ phận có liên quan. Các công cụ còn cần có khả năng chạy mô phỏng các tiến trình nghiệp vụ dựa trên các kịch bản và tham số cụ thể như trên thực tế và cho phép thống kê, phân tích kết quả mô phỏng. Thông qua các kết quả này, có thể đánh giá sự hợp lý của tiến trình đã thiết kế trước khi chuyển sang giai đoạn tích hợp và ban hành trong ngân hàng. Rõ ràng, việc giải quyết bài toán một là tiền đề để thực hiện các công việc tiếp theo. Nội dung của chưomg ba sẽ tập trung vào việc đề xuất quy trình tin học hoá nghiệp vụ ngân hàng nhằm giải quyết việc khởi tạo ra các tiến trình nghiệp vụ. Tuy nhiên, trước khi phân tích kỹ hom vào quy trình tin học hoá nghiệp vụ ngân hàng, hai bài toán còn lại sẽ được đề cập dưới đây. Bài toán 2: Tích hợp và lưu trữ (Integration and Repository) Để có thể triển khai hoạt động, các tiến trình sau khi được khởi tạo cần được tích hợp với các hệ thống thông tin, dữ liệu trong ngân hàng. Việc tích hợp được thực hiện nhằm tạo ra mối liên kết giữa các quy trình nghiệp vụ với các hệ thống thông tin. về bản chất đây là việc thiết lập một kiến trúc tổng thể cho việc kết nối giữa các module khác nhau trong toàn bộ hệ thống thông tin tại ngân hàng. Trên thực tế, các NHTM đang đối mặt với tính không đồng nhất giữa các hệ thống thông tin, kiến trúc, công nghệ và ứng dụng khác nhau sau một thời gian triển khai. Do vậy các vấn đề đặt ra với bài toán tích hợp gồm có: • Cần có một kiến trúc tách riêng phần nghiệp vụ với hạ tầng thông tin. Kiến trúc của cả hệ thống phải bao gồm các dịch vụ kết nối linh hoạt với nhau - cụ thể là một quy trình nghiệp vụ có khả năng giao tiếp với các hạ tầng thông tin mà không cần biết các chi tiết của hệ thống bên trong. • Xây dựng hạ tầng phát triển và các kênh trao đổi chia sẻ dữ liệu; xây dựng và quản lý các dữ liệu dùng chung để có được một hạ tầng cơ sở cho việc phát triển kiến trúc tổ chức theo hướng quy trình. Như vậy các tiến trình nghiệp vụ sau khi được khởi tạo sẽ được tích hợp với các ứng dụng và dữ liệu tương ứng thông qua kênh tích hợp dịch vụ và lưu trữ trong các kho quy trình để phục vụ các hoạt động quản lý sau này. Vấn đề 2.1: Tích hợp quy trình (Integration) Hiện nay, để đáp ứng các yêu cầu về sự không đồng nhất, tính liên thông và sự thay đổi yêu cầu không ngừng, các ngân hàng đã hướng tới việc xây dựng một kiến trúc hướng dịch vụ cho các hệ thống thông tin. Kiến trúc hướng dịch vụ cung cấp một cơ chế cho phép kết nối lỏng (loosely coupling), trong suốt về vị trí (location trasparent) và độc lập về giao thức (protocol independent). Dựa trên kiến trúc hướng dịch vụ, các ngân hàng có thể không cần quan tâm đến chi tiết các thông tin hoặc hạ tầng thông tin mà chỉ cần giao tiếp thông qua kênh dịch vụ doanh nghiệp (Enterprise Service Bus - ESB) để lựa chọn các dịch vụ thích hợp cho quy trình nghiệp vụ của mình. Hình 2.9. Tích hợp quy trình nghiệp vụ với các hệ thống thông tin b. Qua kênh dịch vụ ESB a. Theo phương pháp truyền thống Khái niệm ESB không đơn giản là một sản phẩm cụ thể mà là một giải pháp - bao gồm phương pháp, phần mềm cụ thể cho việc triển khai kiến trúc hướng dịch vụ. ESB thiết lập một kênh dịch vụ trong toàn ngân hàng kết hợp hạ tầng thông tin với sự chuyển đổi và định tuyến dịch vụ giữa những người dùng và người cung cấp dịch vụ hoặc các ứng dụng. Mục đích của ESB là cung cấp một sự trừu tượng hoá về các nguồn tài nguyên của ngân hàng, cho phép các quy trình nghiệp vụ của ngân hàng có thể được phát triển và quản lý độc lập với hạ tầng thông tin Vấn đề 2.2. Kho quy trình (Business Process Repository) Kho quy trình có thể được coi là vị trí trung tâm, nơi ngân hàng có thể lưu trữ tất cả các quy trình nghiệp vụ cùng với các thông tin có liên quan như các thủ tục, hướng dẫn thực hiện công việc. Các quy trình nghiệp vụ được đóng gói và lưu trữ trên các hệ quản trị tiến trình nghiệp vụ BPMS theo các phương thức thích hợp tuỳ thuộc vào từng BPMS nhưng tất cả đều cho phép có thể tìm kiếm, truy vấn, lấy ra một cách dễ dàng. Trên thực tế, phần lớn các giải pháp Hệ quản trị tiến trình nghiệp vụ đã có tích hợp luôn một kho quy trình. Một số hãng cùng với việc cung cấp các công cụ quản trị cũng cung cấp các kho quy trình cho từng lĩnh vực ngành nghề nhất định (industrial pack). Ví dụ như IBM cung cấp IBM BPM và gói Banking Pack có chứa khoảng 15.000 quy trình cho các NHTM [45], Hình 2.10. Kho quy trình trong một BPMS Như vậy, có thể thấy rõ bài toán 2 - Tích hợp và lưu trữ liên quan chủ yếu đến các vấn đề công nghệ thuần tuý. Các vấn đề này liên quan đến những dự án công nghệ lớn và rất lớn và được giới công nghệ trên thế giới quan tâm và đưa ra nhiều giải pháp khác nhau trong thời gian qua. SOA, ESB và web-service là những khái niệm công nghệ thuần túy đang được các ngân hàng quan tâm triển khai trong những năm gần đây. SOA và ESB cung cấp hạ tầng cho việc tích hợp các quy trình nghiệp vụ, các ứng dụng và các hệ thống thông tin trong ngân hàng thông qua các dịch vụ (service) và thông điệp (message). Tuy nhiên, trong khuôn khổ bản luận án, tác giả không đi sâu vào phân tích các khái niệm này, mà coi SOA và ESB là những nền tảng công nghệ cho việc phát triển quy trình BPM. Như vậy, các nhà quản trị ngân hàng, các chuyên viên nghiệp vụ và chuyên viên phân tích có thể tập trung vào việc thiết kế tính logic của các tiến trình nghiệp vụ mà không cần quan tâm đến các vấn đề phức tạp như làm thế nào có thể kết nối tiến trình với các hệ thống thông tin. Có thể thấy rằng, các khái niệm BPM - ESB và kiến trúc doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa các khái niệm này cũng được khái quát hóa trong hình 2.11 - Kiến trúc hệ thống thông tin trong ngân hàng. Hình 2.11 mô tả mối quan hệ và vai trò của BPM đối với các hoạt động diễn ra trên các hệ thống thông tin ngân hàng. Dữ liệu hoạt động trong ngân hàng được lưu trữ tại các kho và trạm dữ liệu (data warehouse và data mart) phục vụ cho các mục đích phân tích dữ liệu và hỗ trợ việc ra quyết định. Các dữ liệu hoạt động hàng ngày như dữ liệu khách hàng, tín dụng, kho quỹ, bảng lương,... được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu tác nghiệp để phục vụ việc xử lý của các hệ thống thông tin ngân hàng như hệ thống thông tin tín dụng, quan hệ khách hàng, quản trị nghiệp vụ ... Các hệ thống cung cấp các dịch vụ như tra cứu danh mục khách hàng, tài khoản, cập nhật dữ liệu, ... Kênh dịch vụ doanh nghiệp - ESB (enterprise service bus) được sử dụng để kết nối toàn bộ hệ thống dữ liệu và dịch vụ thông tin nhằm cung cấp cho các hoạt động nghiệp vụ trong ngân hàng. ESB không chỉ là bộ chuyển đổi dữ liệu mà thực chất nó là kho dịch vụ cho phép triển khai các dạng ứng dụng khác nhau. Đây cũng chính là cơ sở cho việc triển khai và đảm bảo để hoạt động BPM đạt hiệu quả. Quy trình nghiệp vụ được mô tả, phân tích, thiết kế và ban hành lưu trữ vào kho quy trình nghiệp vụ. Mỗi quy trình nghiệp vụ có thể biểu diễn hoạt động của một sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh hoặc có thể chỉ là một hoạt động nhằm tạo ra một dịch vụ (service) nhằm cung cấp thông tin cho các nghiệp vụ khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_phat_trien_quy_trinh_quan_ly_tien_trinh_n.docx
  • pdfUnlock-la_phanthanhduc_8309_2172940.pdf
Tài liệu liên quan