Luận án Nghiên cứu tính đa dạng thực vật làm cơ sở cho công tác bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC BẢNG.vii

DANH MỤC HÌNH . viii

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .4

1.1. Quan điểm nhận thức về đa dạng sinh học .4

1.2. Một số công trình nghiên cứu về thực vật bậc cao có mạch trên thế giới .6

1.2.1. Một số nghiên cứu về thảm thực vật (TTV).6

1.2.2. Một số nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới .8

1.2.3. Một số nghiên cứu về nguyên nhân suy giảm đa dạng thực vật.11

1.3. Một số công trình nghiên cứu về thực vật bậc cao có mạch tại Việt Nam .15

1.3.1. Một số nghiên cứu về thảm thực vật.15

1.3.2. Một số nghiên cứu về hệ thực vật.19

1.3.3. Một số nghiên cứu về nguyên nhân suy giảm đa dạng thực vật.25

1.4. Một số công trình nghiên cứu về thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn

thiên nhiên Bắc Hướng Hoá.27

1.4.1. Một số nghiên cứu về thảm thực vật.27

1.4.2. Một số nghiên cứu về hệ thực vật: .28

1.4.3. Một số nghiên cứu về nguyên nhân suy giảm.29

1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng

Trị [1, 2, 13, 14] .30

1.5.1. Điều kiện tự nhiên .30

1.5.2. Điều kiện về kinh tế xã hội .32

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.34

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .34iv

2.2. Nội dung nghiên cứu.34

2.2.1. Đa dạng hệ thực vật tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa .34

2.2.2. Đa dạng các kiểu thảm thực vật tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa .34

2.2.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật tại Khu BTTN Bắc Hướng

Hóa.34

2.3. Phương pháp nghiên cứu.34

2.3.1. Cách tiếp cận.34

2.3.2. Phương pháp kế thừa và phương pháp chuyên gia.35

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đa dạng hệ thực vật.35

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu đa dạng thảm thực vật .38

2.3.5. Phương pháp xác định các nguy cơ suy giảm và đề xuất giải pháp bảo

tồn hệ thực vật .40

2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu.41

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .49

3.1. Đa dạng hệ thực vật tại khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị .49

3.1.1. Xác định loài và xây dựng danh lục thực vật bậc cao có mạch tại Khu

BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị .49

3.1.2. Đa dạng phân loại các taxon hệ thực vật.53

3.1.3. Đa dạng về dạng sống của thực vật .63

3.1.4. Đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật .66

3.1.5. Đa dạng về giá trị sử dụng của thực vật .69

3.1.6. Đa dạng về nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm.76

3.2. Đa dạng các kiểu thảm thực vật tại khu BTTN Bắc Hướng Hóa .88

3.2.1. Hệ thống các kiểu thảm thực vật. .88

3.2.2. Mô tả các đơn vị phân loại trong hệ thống thảm thực vật. .89

3.3. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật và đề xuất các giải pháp bảo tồn

đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị107

3.3.1. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật.107

3.3.2. Những thuận lợi trong công tác bảo tồn đa dạng thực vật .118

3.3.3. Những khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng thực vật .120v

 

pdf273 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tính đa dạng thực vật làm cơ sở cho công tác bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
107 3.3. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật và đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 3.3.1. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật 3.3.1.1. Nguyên nhân trực tiếp Trên cơ sở phân tích tài liệu là các báo cáo về công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học, có sự tham gia của người dân, chúng tôi đã tìm hiểu được những nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp làm suy giảm đa dạng nguồn tài nguyên thực vật ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Theo báo cáo về công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên hàng năm của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, năm nào Hạt kiểm lâm Khu BTTN cũng xử lý vụ việc liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng. Tuy các sai phạm được đánh giá là nhỏ, tuy nhiên điều này cho thấy việc xâm hại rừng ở đây là có và vẫn đang diễn ra. Do vậy, cần có các nguyên cứu tìm ra nguyên nhân và biện pháp để hạn chế dẫn đến xóa bỏ sự tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên rừng. Một số dẫn liệu cụ thể như: Năm 2015 đã phát hiện bắt giữ 3,837 m3 gỗ quy tròn là gỗ thông thường các loại, phát hiện và tạm giữ một máy cưa, 01 khẩu súng giao cho lực lượng biên phòng 605 xử lý, tháo gỡ 705 dây bẫy động vật hoang dã, phá hủy 05 lán trại săn bẫy động vật, trục xuất 13 đối tượng ra khỏi khu vực; năm 2016 đã bắt giữ 14,214 m3 gỗ vắng chủ trên địa bàn xã Hướng Lập, Hướng Phùng, ngăn chặn tình trạng xâm hại tài nguyên rừng, khai thác vàng sa khoáng trên tuyến sông Sê păng hiêng, bắt 01 máy bơm, xử phạt 15 triệu đồng đối với ông Trần Đình Hùng, phá hủy lán trạn, yêu cầu người và phương tiện ra khỏi rừng đặc dụng, tháo gỡ 60 bẫy động vật rừng lấy các cây rừng làm điểm tựa; năm 2015 đã phát hiện và bắt giữ 2,683 m3 gỗ, tạm giữ 5 máy cưa xăng, phá hủy 11 lán trại; năm 2016 đã phát hiện và tịch thu 04 máy cưa xăng, phá hủy 07 lán trại, lập hồ sơ xác minh 02 vụ khai thác gỗ vắng chủ trong khu bảo tồn với tổng khối lượng 25,62 m3 gỗ [2]. 108 Với tổng số phiếu phát ra phỏng vấn là 72 với 1440 câu hỏi cho các đối tượng là người dân, cán bộ đại diện chính quyền địa phương, cán bộ kiểm lâm của đơn vị, kết quả về các nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm đa dạng thực vật được xếp xắp theo thứ tự Bảng 3.14 sau đây: Bảng 3.14. Các nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm đa dạng thực vật ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị TT Nguyên nhân Số phiếu trả lời Tỷ lệ % 1 Khai thác gỗ trái phép 24 33,33 2 Khai thác LSNG trái phép 17 23,61 3 Đốt nương làm rẫy nhỏ lẻ 10 13,89 4 Chăn thả tự do 9 12,50 5 Làm đường tuần tra thuộc khu BTTN, đường sinh thái, đường giao thông liên quan đến khu Bảo tồn thiên nhiên 7 9,72 6 Xây dựng thủy điện, đường điện 5 6,94 Tổng số 72 100 Điều đặc biệt là nguyên nhân cháy rừng ở đây không được đề cập đến do nhiều năm nay tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa không xảy ra vụ cháy rừng nào mặc dù công tác trực, tuyên truyền phòng cháy chữa cháy rừng vẫn được tiến hành thường xuyên. * Khai thác gỗ trái phép Tình trạng khai thác gỗ trái phép trong vùng lõi và vùng đệm vẫn còn xảy ra nhỏ lẻ, chủ yếu là khai thác chọn, tại một số tiểu khu tài nguyên thực vật vẫn đứng trước những nguy cơ, thách thức bị xâm hại mặc dù nhiều vụ khai thác gỗ cũng chỉ là gỗ thông thường thuộc nhóm 3, nhóm 4. Việc khai thác gỗ của người dân không chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu cuộc sống của họ như làm nhà, chuồng trại, chăn nuôi, làm vật dụng, làm chất đốt,... ngoài ra, còn có những người khai thác rừng trái phép thực hiện, gỗ được vận chuyển ra khỏi rừng và được tập kết đưa đến các vùng khác. Tuy việc khai thác gỗ 109 không phải là vấn đề thường xuyên và không phải quy mô lớn nhưng hầu như năm nào Hạt Kiểm lâm khu BTTN cũng kiểm tra có kết quả và xử lý hành chính. Dù việc khai thác trái phép gỗ không lớn nhưng các vụ việc thường xuyên xảy ra trong rừng kín tự nhiên, việc chặt hạ cây sẽ phá hủy lớp cây tái sinh và làm mất đi sinh cảnh cùng môi trường sống thuận lợi cho các loài cây gỗ khác, cản trở quá trình tái sinh tự nhiên của rừng. Kết quả thống kê việc khai thác gỗ trái phép qua một số năm gần đây được thể hiện ở Bảng 3.15. Bảng 3.15. Thống kê về khai thác gỗ trái phép từ năm 2014-2019 TT Năm Tịch thu gỗ (m3) Tịch thu/phá hủy phương tiện như cưa, lán trại (cái) 1 2014 14,736m3 và 35kg gỗ Huê mộc 0 2 2015 2,683 m3 05 máy cưa; 11 lán trại 3 2016 25,62 m3 04 máy cưa; 7 lán trại 4 2017 3,851 m3 180 bẫy động vật; 6 lán trại; 200 kg vỏ quế rừng 5 2018 4,132 m3 45 bẫy động vật; 3 lán trại 6 2019 20,014 m3 01 súng; 01 máy cưa xăng; 270 kg vỏ quế rừng Nguồn: Ban Quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, Báo cáo tổng kết Khu BTTN Bắc Hướng Hóa các năm 2016-2019 [2] Như vậy, năm 2016 Cán bộ Kiểm lâm thuộc Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đã phát hiện và xử lý với tổng khối lượng gỗ tịch thu 25,62 m3, đây là năm có 2 vụ vi phạm nhưng đã thu được khối lượng lớn nhất và lớn hơn nhiều so với những năm trước, theo báo cáo đây là khối lượng gỗ vắng chủ trong khu bảo tồn. Các năm trước số lượng gỗ bị tịch thu không nhiều. Qua bảng trên cho thấy số lượng gỗ tịch thu của 5 năm là không nhiều nhưng thiệt hại lại gia tăng trong những năm gần đây, điều này có thể thấy áp lực bảo vệ rừng ngày một lớn đối với lực lượng kiểm lâm, mặc dù số lượt tuần rừng, kiểm tra đã được tăng cường. Tuy người vi phạm chỉ khai thác nhỏ và manh mún nhưng vẫn cần thiết áp dụng các biện pháp bảo vệ kịp thời. Các loài thường bị người dân khai thác trái phép như Giổi (Michelia sp.), các loài Re (Cinamomum spp.), Gáo đỏ (Neonauclea purpurea),... 110 Hình 3.24. Gỗ bị khai thác trái phép tại Hướng Lập Hình 3.25. Gỗ bị khai thác trái phép tại Hướng Lập Hình 3.26. Sử dụng trâu kéo gỗ xã Hướng Sơn Hình 3.27. Tạo tổn thương cây Trầm hương để tạo trầm Hình 3.28. Thu mua quả loài mây nước ở Hướng Lập Hình 3.29. Thu mua quả loài mây nước ở Hướng Lập 111 * Khai thác LSNG trái phép Tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, việc khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ như các loài cây thuốc, nấm hương, mộc nhĩ, măng của các loại tre trúc nói chung, phong lan tuy không khá phổ biến nhưng vẫn diễn ra. Việc khai thác lâm sản cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và sự đa dạng thực vật nói riêng. Qua điều tra, tác giả có thể thống kê về mùa vụ và tình hình khai thác lâm sản ngoài gỗ từ 2015-2019 như sau: Bảng 3.16. Tình hình khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa từ năm 2015-2019 TT Lâm sản Mùa thu hái Mục đích Tình trạng 1 Cây thuốc, cây cảnh Quanh năm Sử dụng Thỉnh thoảng 2 Lan rừng, lá dong Quanh năm, lá dong chủ yếu vào dịp tết Sử dụng và bán Thường thường 3 Măng rừng nói chung Tháng 5-9 Sử dụng và bán Thường thường 4 Các loại nấm như nấm hương, mộc nhĩ Quanh năm Sử dụng Thỉnh thoảng 5 Ong và các sản phẩm từ ong Tháng 3-5 Sử dụng và bán Hiếm 6 Đốt than Quanh năm Sử dụng và bán Thỉnh thoảng 7 Củi Quanh năm Sử dụng Thường thường 8 Các loài thuộc loại tre nứa nói chung Quanh năm Sử dụng Thường thường 9 Các loài Song mây nói chung (lấy thân và quả) Quanh năm Sử dụng và bán Thường thường 112 Hiện nay, nhiều loại lâm sản ngoài gỗ đang bị khai thác trái phép và đây thường là những lâm sản đang được thị trường tại khu vực nghiên cứu ưa chuộng. Nhiều đối tượng thu hái gần như quanh năm như củi, mật ong, nấm, việc đầu tư sức lực và kinh phí vào công việc này ít nên nhiều người tham gia. Một số ví dụ như: - Một số loài cây thuốc hay cây cảnh hiện đang bị thương mại như các loài Kim tuyến (Anoectochilus spp.), Thạch hộc (Dendrobium nobile) mọc tự nhiên dưới tán rừng (chủ yếu là rừng nguyên sinh) của khu BTTN, đây là loài cây khai thác thân/hay cả cây để làm thuốc. Bên cạnh đó, nhiều loài trong họ Lan (Orchidaceae) có hoa đẹp, phù hợp với thị hiếu của người dân cũng bị khai thác. Do khai thác loài này khá dễ dàng nên thỉnh thoảng người dân vào rừng khai thác để bán trong những thời gian nông nhàn. - Khai thác măng rừng làm rau ăn phổ biến vào mùa măng kéo dài từ tháng 5- 9 hàng năm. Hầu như các gia đình gần rừng thường tham gia. Số lượng người dân vào rừng mùa măng khá nhiều, ngoài việc khai thác là rau ăn sử dụng trong gia đình, đây là nguồn lâm sản cũng được buôn bán vào mỗi mùa măng. Không những khai thác măng, người dân còn khai thác các loài tre nứa để sử dụng. * Đốt nương làm rẫy, đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy Hoạt động phá rừng, đốt nương làm rẫy trái phép tại khu BTTN hầu như hiếm khi xảy ra, tuy nhiên tình hình đốt nương làm rẫy, đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy vẫn còn xảy ra trong khu BTTN với quy mô nhỏ. Người dân vẫn còn sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, nơi có thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đây cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng rừng, đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của các loài thực vật bản địa, cản trở quá trình tái sinh rừng tự nhiên. Việc đốt nương làm rẫy chỉ xảy ra ở những nơi gần dân cư, ở đai độ cao thấp như ở khu vực Hướng Linh, Hướng Việt, Hướng Lập, những nơi không còn trạng thái rừng kín, chỉ là các trảng cây bụi nhỏ, một số ví dụ như năm 2016 các cán bộ thuộc Khu BTTN đã đình chỉ 01 hộ dân tại thôn Chai – Hướng Việt lấn chiếm đất rừng thuộc TK 641A làm nương rẫy. 113 * Chăn thả gia súc tự do Kết quả điều tra cho thấy, hiện nay hầu hết các hộ dân trong vùng có tập quán chăn nuôi gia súc (trâu, bò) theo kiểu thả rông vào rừng, đến khi cần sử dụng làm sức kéo, người dân mới bắt về để phục vụ sản xuất, sau đó lại thả vào rừng. Một bộ phận nữa thì sử dụng trâu, bò làm nguồn sức kéo gỗ trong các đường mòn; một phần nữa tuy không thả rông nhưng vẫn coi rừng là địa bàn chăn thả tốt nhất. Tuy không phải là nguyên nhân chính nhưng cũng góp phần trong việc làm suy giảm đa dạng thực vật bởi hiện tượng chăn thả gia súc gây nên sự tàn phá trên diện rộng các loài cây tái sinh, đặc biệt gần đây BQL khu BTTN có trồng bổ sung một số loài cây quí hiếm nhưng nhiều cá thể bị tàn phá bởi trâu bò chăn thả, mặt khác các đường mòn do trâu, bò đi lại sẽ tạo thành các khe xói mòn lớn. Do vậy, đây là nguyên nhân gây suy giảm tới tính đa dạng thực vật ở vùng nghiên cứu. * Làm đường giao thông, đường tuần tra, đường sinh thái thuộc khu BTTN Năm 2015, xây dựng mở rộng đường tuần tra bảo vệ rừng mới, đặc biệt mở rộng đường sinh thái lên đỉnh núi Sa Mù, mặc dù đây là một phần chiến lược quản lý bảo vệ rừng bền vững của BQL khu BTTN nhưng việc mở đường tuần tra cũng ít nhiều làm ảnh hưởng đến tính cân bằng và sự đa dạng sinh học đặc biệt là khu hệ thực vật tại khu BTTN. Bên cạnh đó, trong năm 2015 và 2016 còn có một diện tích rừng bị ảnh hưởng do mở rộng đường đưa các cột mốc để xây dựng đường biên giới giữa Việt Nam và CHDCND Lào tại các tiểu khu 611, 612, 613. Bên cạnh đó, việc xây dựng đường Trường Sơn nhánh Tây cũng ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng thực vật tại khu vực nghiên cứu. Đường Trường Sơn nhánh Tây đi qua nhiều diện tích của khu bảo tồn, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận rừng. Do vậy việc bảo vệ rừng khó khăn hơn. Đây là tuyến đường khá dốc và nhiều vực sâu nên mùa mưa gây sạt lở nghiêm trọng. Chỉ tính đến năm 2019- 2020, mùa mưa gây sạt lở vùi lấp 5-7 ha rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên. * Xây dựng thủy điện, đường điện Khu BTTN Bắc Hướng Hóa nằm trên 5 xã Hương Phùng, Hướng Sơn, Hướng Việt, Hướng Lập và Hướng Linh thuộc địa bàn huyện Hướng Hóa về phía Bắc. Khu 114 bảo tồn có diện tích 23.456,7 ha. Để phục vụ xây dựng thủy điện Rào Quán, một diện tích rừng về phía khu vực xã Hướng Linh bị ảnh hưởng. Vì vậy nên diện tích Khu BTTN có sự thay đổi, còn lại 23.300 ha. Bên cạnh đó, diện tích mặt nước tích trữ càng lớn, sự ảnh hưởng đến đến diện tích rừng càng nhiều, tính đa dạng thực vật giảm đi do mở rộng diện tích mặt nước. Không những thế, các dự án mở đường giao thông, đường tuần tra thuộc các xã có rừng cũng làm ảnh hưởng đến một diện tích không nhỏ của Khu BTTN. 2.3.1.2. Nguyên nhân gián tiếp Bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp nói trên, còn có nhiều nguyên nhân gián tiếp làm giảm đa dạng thực vật ở khu vực nghiên cứu. Qua các báo cáo tổng kết tình hình quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, kết hợp quan sát được từ thực địa và thống kê các phiếu đánh giá, tác giả thấy rằng: - Việc vẫn còn khai thác gỗ trái phép chỉ có nguyên nhân duy nhất là do nghèo đói, không có việc làm, không có nhà ở, công tác tuần tra rừng, quản lý cưa xăng,... chưa chặt chẽ. - Việc khai thác lâm sản ngoài gỗ xảy ra nhiều xuất phát từ những nhu cầu cơ bản là đói nghèo, không đủ lương thực, thực phẩm, thiếu đất sản xuất, không có việc làm. - Việc đốt nương làm rẫy vẫn còn xảy ra do thiếu đất sản xuất và nghèo đói. - Các nguyên nhân dẫn đến chăn thả rông các loài gia súc hay chăn thả trong rừng bởi không có diện tích đất giành cho việc chăn thả, nhận thức của người dân còn thấp về giá trị của rừng. - Bên cạnh đó, phải kể việc khu BTTN đã có các chương trình nhằm phục hồi sinh thái nhưng chưa nhiều: Năm 2016, đơn vị thực hiện thí điểm mô hình phục hồi rừng tự nhiên tại thôn Chà Lỳ, xã Hướng Lập với diện tích 10,3ha; Năm 2017 hoàn thiện việc chăm sóc 7 ha mô hình thí điểm trồng cây bản địa để phục hồi rừng trên đất trống tại tiểu khu 667A, xã Hướng Linh do Trung tâm BTTN Việt hỗ trợ kinh phí. Đây là diện tích quá nhỏ so với diện tích rừng cần phục hổi của cả khu bảo tồn. Hoạt động phát triển rừng vẫn lệ thuộc chủ yếu vốn ngân sách và tiến độ phục hồi rừng đạt thấp [2]. 115 Như vậy, với các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp như trên, có thể thấy tổ hợp của các nguyên nhân này có tác động qua lại lẫn nhau, đan xen nhau. Ngoài việc phát triển thủy điện, làm đường giao thông, làm đường tuần tra nằm trong chủ trương, chính sách của tỉnh và kế hoạch của Khu BTTN thì các nguyên nhân khác đều có nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng này. Bảng 3.17. Phân tích các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp làm suy giảm đa dạng thực vật tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa TT Nguyên nhân trực tiếp Nguyên nhân gián tiếp 1 Khai thác gỗ trái phép Đói nghèo và thiếu việc làm Công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa chặt chẽ 2 Khai thác LSNG trái phép Đói nghèo và thiếu việc làm Công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa chặt chẽ Thiếu đất sản xuất 3 Đốt nương làm rẫy Thiếu đất sản xuất Đói nghèo 4 Chăn thả tự do Thiếu đất cho chăn thả gia súc Nhận thức về giá trị rừng còn thấp Qua bảng trên có thể thấy rằng, đói nghèo, không có đất sản xuất và không có việc làm là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc suy giảm đa dạng thực vật tại khu vực nghiên cứu. Tổng hợp các nguyên nhân gián tiếp gây suy giảm đa dạng thực vật được thể hiện như sau: * Sự đói nghèo và thiếu việc làm Theo thống kê, hiện có 5 xã thuộc huyện Hướng Hóa và 1 xã huyện ĐaKrông, có liên quan đến Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, gồm: Hướng Lập, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Việt và Hướng Linh (huyện Hướng Hóa) và Hướng Hiệp (huyện ĐaKrông). Tổng số dân là 9.151 người, 1.915 hộ, trong đó có 1.308 hộ là người Vân Kiều (chiếm 68,3% tổng số hộ của 5 xã), dân tộc Pa Cô chỉ có 1 hộ, còn lại là người Kinh. 116 Tổng số hộ đói nghèo của 5 xã là 751 hộ (chiếm 39,2% tổng số hộ của 5 xã). Trong đó, xã có tổng số hộ đói nghèo nhiều nhất là xã Hướng Linh với tổng số hộ đói nghèo là 234 hộ, chiếm 66,5% tổng số hộ. Tỷ lệ đói nghèo lớn có nhiều lý do không chỉ thiếu diện tích đất sản xuất là còn phải kể đến nhiều diện tích đất bị bạc màu, đất xấu, trình độ thâm canh thấp, hạn chế, đa số người dân ở các xã đều chưa có kinh nghiệm về áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nên vẫn canh tác theo phương thức cũ, nguồn giống cũ, năng xuất thấp, cộng thêm khí hậu khắc nghiệt, thu nhập bình quân đầu người trong khu vực xung quanh khu bảo tồn thấp. Sự đói nghèo và thiếu việc làm đã làm cho người dân phải sống dựa vào rừng, vào rừng tìm kiếm, khai thác bất kể thứ gì có thể khai thác và phục vụ được đời sống của họ. Số hộ đói nghèo là số hộ có người vào rừng khai thác trái phép nhiều nhất. Không những khai thác LSNG, họ còn khai thác cả gỗ. Có 100% số người dân được hỏi đều trả lời nếu không đói nghèo và có việc làm ổn định, có thu nhập, họ sẽ không vào rừng khai thác trái phép. * Thiếu đất sản xuất Sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu về đất canh tác ngày càng cao và cấp thiết. Để giải quyết vấn đề này, người dân phải tác động vào rừng nhằm bù lại những phần thiếu hụt về diện tích đất canh tác để phục vụ nhu cầu cuộc sống của họ. * Thiếu diện tích đất giành cho chăn thả gia súc Qua thống kê, cả 5 xã tại vùng đệm Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đều không có diện tích đất giành cho chăn thả. Người dân phát triển đàn gia súc phục vụ nhu cầu nông nghiệp và phát triển kinh tế là mang tính tự phát. Đây là tình hình chung của những khu BTTN. Do người dân sống gần rừng nên họ coi vấn đề thả rông trâu bò vào rừng là điều tự nhiên. BQL khu BTTN cũng chưa có phương án phối hợp với địa phương nhằm thống nhất việc kiểm soát lượng trâu bò thả rông và quy hoạch vùng chăn thả gia súc ở các xã vùng đệm. * Nhận thức về giá trị của rừng còn thấp Để đánh giá được sự nhận thức của cộng đồng về giá trị của khu rừng mà họ sinh sống gần, chúng tôi tiến hành phỏng vấn và thống kê lại các ý kiến như sau: 117 - Vai trò của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, ý nghĩa và ảnh hưởng đến đời sống của con người như thế nào: 30% số người được hỏi không biết. - Chức năng, nhiệm vụ của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa: 30% số người được hỏi không biết hoặc chỉ biết đến vai trò bảo vệ rừng. - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng hay các văn bản có liên quan đến rừng: hơn 60% số người được hỏi đều không biết, một số chỉ nghe đến tên chứ không biết cụ thể là gì. - Những điều mà người dân được làm và không được làm đối với rừng: hơn 50% số người được hỏi không biết rõ, chỉ trả lời sơ sài. Mặc dù người dân đã nhận thức được tác dụng của rừng, nhưng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của rừng đặc dụng, đặc biệt đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học nên họ cho rằng công tác bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm riêng của Kiểm lâm và của Ban Quản lý khu BTTN. Một trong những nguyên nhân gây ra nhận thức về giá trị của rừng còn thấp là do trình độ và chất lượng giáo dục thấp. Trẻ em các xã vùng đệm thường bỏ học sớm, người dân cũng chưa coi trọng việc học tập của con cháu, bởi việc học không mang lại kinh tế cho gia đình. Bên cạnh đó nguyên nhân khá quan trọng là việc nhiều người dân là đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa đọc và viết thành thạo tiếng Việt, đây cũng là một trở ngại lớn cho việc bảo vệ và phát triển rừng. * Công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa chặt chẽ - Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên chưa thật sự đạt hiệu quả cao, chưa nhận được sự đồng thuận tối đa của nhân dân. - Chưa thu hút được nhiều nguồn vốn để phục vụ cho các công trình bảo vệ và bảo tồn rừng như quy hoạch đường băng xanh, biển báo chưa hợp lý,... [2]. - Một số kiểm lâm viên tiểu khu tuần tra, kiểm tra an ninh rừng trên các tiểu khu còn trẻ nên không có chuyên môn sâu để tham mưu và triển khai thực hiện các dự án. Tình trạng khai thác lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra ở mức độ nhỏ lẻ trên địa bàn, an ninh rừng tại một số tiểu khu vẫn đứng trước những nguy cơ, thách thức bị xâm hại. [2] 118 - Công tác xây dựng hồ sơ tiểu khu: tại một số tiểu khu, khi lập ranh giới ô định vị chưa phản ánh đúng trạng thái rừng tại các tiểu khu, còn chưa đánh dấu mốc cố định, gây khó khăn trong việc đánh giá, theo dõi diễn thế sinh thái tại các tiểu khu. [1,2, 47] - Công tác tuần tra rừng, việc quản lý các dụng cụ như cưa xăng,... chưa chặt chẽ, chưa sát sao và thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến việc khai thác gỗ hay LSNG tồn tại. Ví dụ như năm 2016 đã phát hiện và tịch thu 04 máy cưa xăng,... 3.3.2. Những thuận lợi trong công tác bảo tồn đa dạng thực vật 3.3.2.1. Về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội - Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có phía Tây Bắc và Nam của Khu Bảo tồn là thượng nguồn sông Xê Păng Hiêng chảy qua Lào vào sông Mê Kông, Phía Đông Nam, bao gồm Bắc Động Sa Mù và Đông Động Voi Mẹp là thượng nguồn của sông Cam Lộ (gọi là nguồn Rào) và đổ ra biển Đông tại Cửa Việt. Phía Nam là hệ thống suối của sông Rào Quán, là một chi lưu của sông Quảng Trị (Thạch Hãn). Nơi đây có công trị thủy điện Rào Quán; là vùng đầu nguồn cung cấp nước sạch, nước tưới cho vùng hạ lưu của tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra khu bảo tồn còn nổi trội về hiện trạng tài nguyên rừng, cảnh quan thiên nhiên, với quần thể sinh vật đa dạng và tài nguyên rừng phong phú so với các khu bảo tồn, vườn quốc gia của tỉnh nên được các cấp chính quyền hết sức quan tâm. - Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có vị trí địa lý thuận lợi là thế mạnh về giao lưu với các các khu BTTN khác trong và ngoài tỉnh: Khu BTTN ĐaKrông, nước CHDCND Lào,... - Đảng và Nhà nước những năm qua đã có nhiều chính sách về hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội như chính sách phát triển rừng sản xuất tại Quyết định 147/TTg, Chương trình 661/TTg về đầu tư phát triển và bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộCác Dự án, kế hoạch đầu tư của tỉnh QuảngTrị về phát triển bền vững cho các khu BTTN trên địa bàn được triển khai. Tỉnh Quảng Trị đã có quan tâm, ưu tiên cho sự phát triển của khu vực miền núi này. - Cơ sở hạ tầng trên địa bàn từng bước được kiên cố, nâng cấp góp phần tạo thuận lợi cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, giao lưu trao đổi hàng hoá với các địa phương trong và ngoài vùng. 119 - Khu vực xung quanh khu BTTN có lực lượng lao động dồi dào, nhân dân cần cù, chịu khó lao động, thường sẵn sàng tham gia thực hiện các chương trình phát triển rừng của tỉnh; tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp và đã từng bước có nhiều mô hình sản xuất nông, lâm trại tạo ra sản phẩm hàng hoá có hiệu quả như trồng Trẩu, Bời lời đỏ cho dầu. 3.3.2.2. Về cơ chế chính sách, chương trình và dự án - Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và các chính sách quản lý, đầu tư, phát triển đã tạo cơ sở pháp lý giúp các cơ quan quản lý Nhà nước, các ban quản lý rừng đặc dụng nâng cao hiệu quả trong hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, BTTN theo hướng bền vững. Các chính sách đã giúp phân định và tăng cường quản lý đến loài, đặc biệt ưu tiên quản lý các loài động thực vật quí hiếm; tăng nặng mức xử phạt về hình sự, hành chính đối với tổ chức, cá nhân xâm hại tài nguyên rừng đặc dụng; đẩy mạnh qui hoạch gắn xác lập hệ thống các khu rừng đặc dụng trên phạm vi cả nước. Ví dụ gần đây nhất đã Ban hành Luật Lâm nghiệp năm 2017; Nghị định số 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài Nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; Nghị định số 156/2019/NĐ-CP về Hướng dẫn thi hành luật lâm nghiệp; Nghị định số 35/2019/NĐ-CP về Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. - Các chính sách đầu tư phát triển ngày càng được Nhà nước quan tâm gắn với các chương trình quốc gia như Chương trình 661 về đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng ban hành tại Nghị định 99/NĐ-CP và Nghị định số 156/NĐ-CP của Chính phủ. - Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đã được qui hoạch quản lý ổn định; các tính năng về phòng hộ được phát huy; tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên gắn với việc khai thác du lịch sinh thái và từng bước mang lại hiệu quả, đời sống cho người dân các xã vùng dự án qui hoạch khu bảo tồn được cải thiện theo hướng bền vững. Gần đây, năm 2016 thi công hoàn thành tuyến tuần tra rừng kết hợp du lịch sinh thái giai đoạn 2: Lát 500 bậc cấp từ điểm cuối giai đoạn 1, tạo 300 bậc cấp bằng đá tự nhiên. Hoàn thiện phát thực bì đến cuối tuyến với chiều dài 2.170m, 120 chiều rộng 1,5m. Tổ chức vệ sinh các điểm dừng chân (bãi đá, cây đa) và đóng 36 bảng tên cây trên tuyến; Kết hợp đóng 25 bảng tên cây trong mô hình sa nhân. - Khu BTTN Bắc Hướng Hóa là nơi được lựa chọn thực hiện các chương trình, dự án, công trình cụ thể như: xây dựng vườn sưu tập các loài Phong lan, Địa lan hiện có tại khu BTTN phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen cây bản địa; điều tra bảo tồn loài thực vật quý hiếm loài đặc hữu và loài giá trị kinh tế cao; điều tra, nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học một số loài: Đỉnh tùng, Sến mật, Thí điểm mô hình trồng sa nhân tím dưới tán rừng tại tiểu khu 652A. 3.3.3. Những khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng thực vật 3.3.3.1. Về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội - Địa hình cao, dốc, phức tạp, cơ sở hạ tầng còn kém, từ đó hạn chế việc thu hút đầu tư và ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển vốn rừng trên địa bàn. - Hệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_tinh_da_dang_thuc_vat_lam_co_so_cho_cong.pdf
  • pdfTomTatLuanAn(tiengAnh)_ncs.HaVanHoan_DHLN.pdf
  • pdfTomTatLuanAn(tiengViet)_ncs.HaVanHoan_DHLN.pdf
  • docTrangThongTinDiemMoi_ncs.HaVanHoan_DHLN.doc
  • docTrichYeuLuanAn_ncs.HaVanHoan_DHLN.doc
Tài liệu liên quan