Luận án Phát triển cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai theo hướng bền vững - Trần Hữu Phước

LỜI CAM ĐOAN. i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG . vii

DANH MỤC HÌNH . x

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 10

1.1. Tổng quan về cây dược liệu . 10

1.1.1. Khái niệm cây dược liệu . 10

1.1.2. Phân bổ các loài cây dược liệu tự nhiên . 11

1.1.3. Vai trò của cây dược liệu đối với đời sống kinh tế và xã hội . 11

1.2. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước về phát triển cây dược liệu theo

hướng bền vững . 13

1.2.1. Về nội hàm phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững . 13

1.2.2. Về tiêu chí đánh giá phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững . 16

1.2.3. Về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây dược liệu theo hướng

bền vững . 17

1.3. Tổng quan các nghiên cứu trong nước về phát triển cây dược liệu theo

hướng bền vững . 19

1.3.1. Về nội hàm phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững . 19

1.3.2. Về tiêu chí đánh giá . 20

1.3.3. Về các nhân tố ảnh hưởng . 21

1.3.4. Các nghiên cứu về phát triển cây dược liệu tại Lào Cai . 22

1.4. Đánh giá tổng quan các nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu . 24

Tiểu kết chương 1 . 26iv

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU THEO

HƯỚNG BỀN VỮNG . 27

2.1. Khái niệm cơ bản về phát triển và phát triển theo hướng bền vững . 27

2.1.1. Khái niệm về phát triển . 27

2.1.2. Khái niệm về phát triển theo hướng bền vững . 28

2.1.3. Khái niệm về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững . 30

2.2. Khung phân tích phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững . 38

2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của cây dược liệu . 38

2.2.2. Phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững . 40

Tiểu kết chương 2 . 51

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU THEO HƯỚNG

BỀN VỮNG TẠI TỈNH LÀO CAI . 52

3.1. Thực trạng phát triển cây dược liệu trên thế giới . 52

3.1.1. Nguồn cung cây dược liệu trên thế giới . 52

3.1.2. Tình hình tiêu thụ và xuất nhập nhập khẩu cây dược liệu trên thế giới . 53

3.1.3. Chuỗi cung ứng cây dược liệu . 54

3.1.4. Thực trạng suy kiệt nguồn dược liệu tư nhiên trên thế giới . 55

3.2. Thực trạng phát triển cây dược liệu tại Việt Nam . 56

3.2.1. Quản lý nhà nước về cây dược liệu . 56

3.2.2. Tiềm năng tài nguyên cây dược liệu tại Việt Nam . 57

3.2.3. Về bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc . 58

3.2.4. Về nuôi trồng và thu hái cây dược liệu . 59

3.2.5. Về chế biến, sản xuất, kinh doanh và buôn bán dược liệu . 65

3.2.6. Về xuất nhập khẩu cây dược liệu . 65

3.3. Thực trạng phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững tại tỉnh Lào Cai . 66

3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại Tỉnh Lào Cai . 66

3.3.2. Thực trạng phát triển cây dược liệu tại Lào Cai .71

3.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển cây dược liệu theo hướng bền

vững tại tỉnh Lào Cai . 134

3.4.1. Những kết quả đạt được . 134v

3.4.2. Những mặt hạn chế . 136

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển theo hướng bền vững

cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai . 138

Tiểu kết chương 3 . 140

CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU

THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH LÀO CAI. 142

4.1. Quan điểm và định hướng phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững

đến năm 2030 . 142

4.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững của

Việt Nam . 142

4.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững của

tỉnh Lào Cai . 144

4.1.3. Quan điểm và định hướng phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững của

luận án . 146

4.2. Các giải pháp nhằm phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững tại tỉnh

Lào Cai . 147

4.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách . 147

4.2.2. Nâng cao năng lực của người sản xuất - kinh doanh cây dược liệu . 151

4.2.3. Phát triển thị trường đầu ra . 152

4.2.4. Xây dựng mô hình quản lý cây dược liệu dựa vào cộng đồng . 153

4.2.5. Nâng cao vai trò của nhà nước trong phát triển cây dược liệu theo hướng

bền vững . 156

4.3. Các kiến nghị . 157

4.3.1. Đối với Chính phủ. 157

4.3.2. Đối với các Bộ . 158

Tiểu kết chương 4 . 161

KẾT LUẬN . 162

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ . 164

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 165

PHỤ LỤC . 17

pdf200 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai theo hướng bền vững - Trần Hữu Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc phát triển nguồn gen cây dược liệu chỉ được thực hiện thí điểm trên một số loài cây, chủ yếu là các loài cây thuộc sách đỏ. Hiện chưa có cây dược liệu nào được cấp chứng nhận văn bản về giống. Nói tóm lại, công tác bảo tồn và quản lý khai thác cây dược liệu tự nhiên tại địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mực, còn hạn chế và chưa hiệu quả. Thực trạng nhiều cây dược liệu quý hiếm đang bị khai thác cạn kiệt dẫn đến bị mất dần tính đa dạng sinh học, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng đang là một thực tế cấp bách tại địa phương. 3.3.2.3. Thực trạng sản xuất cây dược liệu tại tỉnh Lào cai  Các loại cây dược liệu ở Lào Cai Về chủng loại cây dược liệu chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên nhóm cây dược liệu đang phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa được chia làm các nhóm như sau: • Nhóm cây lâu năm dưới tán rừng (thời gian sinh trưởng đến thu hoạch sản phẩm >1 năm), gồm các cây chủ yếu sau: Giảo cổ lam, chè dây, Sa Nhân Tím, Tam Thất, cây thuốc tắm của người dao đỏ. • Nhóm cây lâu năm không dưới tán rừng (thời gian sinh trưởng đến thu hoạch sản phẩm >1 năm), gồm các cây chủ yếu sau: Đương quy, Đỗ trọng. • Nhóm cây hàng năm (thời gian sinh trưởng đến thu hoạch sản phẩm <1 năm), gồm các cây chủ yếu sau: Actiso, Xuyên khung, Ý dĩ, Nghệ vàng, gừng. - Về nguồn giống: có 2 nguồn giống chính là do dân tự để lại từ vụ trước và doanh nghiệp đầu tư thu mua sản phẩm cung ứng cho dân trồng. 76 • Do dân tự để: chủ yếu là cây Actiso, chè dây và Y dĩ, đây là những cây trồng dễ để giống nhờ thích hợp với điều kiện khí hậu vùng canh tác. Người dân chỉ phải mua giống với diện tích năm đầu tiên, các năm sau hầu hết đều tự để lại từ vụ trước, lượng giống tự để chiếm 80% lượng giống sử dụng trong dân. • Các giống đi mua gồm: Tam Thất, Xuyên Khung, Đương quy, Đan sâm, đa phần các cây này đang trong quá trình thử nghiệm phát triển nên nguồn giống do các công ty chế biến dược, thu mua và bao tiêu sản phẩm theo hình thức hợp đồng với dân và cung cấp giống đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Duy nhất có cây Tam Thất do người sản xuất tự mua giống từ Trung Quốc.  Hiện trạng diện tích trồng cây dược liệu hiện có trên địa bàn của tỉnh Hiện nay cây dược liệu được trồng ở tất cả các huyện thuộc tỉnh Lào Cai, trong đó tập trung vào 06 huyện bao gồm Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà, Sa Pa và Văn Bàn. Bát Xát và Mường Khương có diện tích trồng cây dược liệu lớn nhất, và chủ yếu tập trung trồng cây dược liệu lâu năm (Sa nhân). Các cây dược liệu hàng năm như Đương quy hay Actiso được trồng phổ biến ở Bắc Hà và Sa Pa. Theo quy hoạch chi tiết về phát triển dược liệu của tỉnh Lào Cai, từ nay đến năm 2020, Bát Xát, Mường Khoang và Si Ma cai sẽ tập trung vào phát triển cây dược liệu lâu năm như Sa nhân và Tam Thất, trong khi đó Sapa, Bắc Hà và Văn Bản được quy hoạch để trồng cây dược liệu hàng năm như Đương quy, Actiso, Bạch truật Từ năm 2012-2018 tổng diện tích trồng dược liệu ở tỉnh Lào Cai tăng mạnh, năm 2014 diện tích trồng dược liệu của tỉnh tăng 35% so với năm 2012, năm 2015 tăng 86% so với năm 2014 và năm 2016 tăng 51% và năm 2018 tăng 70% so với năm 2016. 02 huyện có tốc độ tăng trưởng diện tích dược liệu lớn nhất là Mường Khương và Văn bàn trong đó cây Sa nhân được trồng với diện tích tăng mạnh nhất (bảng 3.13). 77 Bảng 3.13: Diện tích trồng cây dược liệu của các huyện trên địa bàn tỉnh Lào cai giai đoạn 2012-2018 STT Địa Điểm 2012 2014 2014/2012 2015 2015/2014 2016 2016/2015 2018 2018/2016 DT (ha) DT (ha) (%) DT(ha) % DT(ha) % DT(ha) I Bát Xát 105,6 241 128,22 243,4 1 271,5 11,54 336 23,76 * Nhóm cây hàng năm 62,6 144 130,03 117 -18,75 131 11,97 191 45,80 1 Xuyên khung 54 95 75,93 100 5,26 105 5,00 135 28,57 2 Đương quy 29 10 -65,52 11 1,00 37.5 240,91 3 Độc hoạt 2 4 Bạch truật 2 5 Cây khác 8,6 20 133 7 -65 15 114,28 14,5 -3,33 * Nhóm cây lâu năm 43 97 125,58 117,4 21,03 140,5 19,68 145 3,20% 1 Sa nhân 43 90 109,3 106,9 17,78 110 3,00 145 31,82 2 Chè dây 7 10,5 50 10,5 0,00 0 -100 3 Tam thất 4 Cây khác 20 0 II Bắc Hà 47,0 20,0 -57,45 33,5 67,5 54,3 62,09 80 47,33 * Nhóm cây hàng năm 47,0 20,0 -57,45 32,28 61,4 38,3 18,34 80 108,88 1 Actiso 16,0 16,0 0 5 -68,75 13 160 2 Đương quy 4,0 13,6 240 8 -41,18 54 575 3 Bạch truật 0,0 0,3 78 STT Địa Điểm 2012 2014 2014/2012 2015 2015/2014 2016 2016/2015 2018 2018/2016 DT (ha) DT (ha) (%) DT(ha) % DT(ha) % DT(ha) 4 Bìm Bìm 1,6 5 Cây Ban 0,03 6 Độc hoạt 0,02 7 Gừng 47,0 0,00 8 Sinh Địa 1,0 9 Ý dĩ 10 10 Khác 15 13 -13,33 * Nhóm cây lâu năm 0 0 1,2 16 1233,33 0 -100 1 Chè dây 1,0 1,0 0 2 Đẳng Sâm 0,2 0 3 Khác 15 0 III Sa Pa 35,0 66,0 88,57 85,0 28,79 108 27,06 161,7 49,72 * Nhóm cây hàng năm 35,0 66,0 88,57 78,3 16,64 72,03 -8,01 92 27,72 1 Actiso 27,0 59,0 118,52 70,0 18,64 65 -7,14 67,0 3,08 2 Đương quy 2,0 2 0,00 4 100 3 Xuyên khung 0,3 0,3 0,00 9,7 3133,33 4 Gừng 3,0 6,0 2 5 Cây khác 5,0 7,0 40 5 7,3 46,00 79 STT Địa Điểm 2012 2014 2014/2012 2015 2015/2014 2016 2016/2015 2018 2018/2016 DT (ha) DT (ha) (%) DT(ha) % DT(ha) % DT(ha) 6 Độc hoạt 2 7 Bạch truật 0 * Nhóm cây lâu năm 0 0 6,7 35,7 432,84 69,7 95,24 1 Tam thất 0,7 0,7 0,00 2 Hoa hòe 6,0 3 Sa nhân tím 20 24,0 20 4 Chè dây 5 30 500 5 Khác 10 15,7 57 IV Văn Bàn 5,0 0,0 -100 109,3 37,6 -65,60 279,3 642,82 * Nhóm cây hàng năm 5 0 -100 70,7 0 -100 0,3 1 Đương quy 3,0 2 Gừng 5,0 43,2 0 3 Khúc khắc 2,3 0 4 Nghệ vàng 22,0 0 5 Bạc hà 0,2 0 6 Khác 0,3 * Nhóm cây lâu năm 0 0 0 38,6 37,6 -2,59 279.0 642,82 1 Sa Nhân 38,5 22,6 -41,30 207.0 80 STT Địa Điểm 2012 2014 2014/2012 2015 2015/2014 2016 2016/2015 2018 2018/2016 DT (ha) DT (ha) (%) DT(ha) % DT(ha) % DT(ha) 2 Chè 16 3 Đinh lăng 0,1 4 Khác 15 56 V Si Ma Cai 1 1 0 82,4 81,4 230,5 179,73 142 -38,39 * Nhóm cây hàng năm 1 1 0 75 74 160 113,33 39 -75,63 1 Y dĩ 1,0 1,0 5,0 130 2500 20 -84,62 2 Gừng 45,0 3 Nghệ vàng 25,0 4 Đương quy 30 10 -66,67 5 Xuyên khung 2 6 Bạch truật 2 7 Khác 5 * Nhóm cây lâu năm 0 0 0 7,4 0 70,5 852,70 103 46,10 1 Tam thất 7,4 5,5 3 -45,45 2 Sa nhân tím 55 100 81,82 3 Khác 10 0 0 VI H. Mường Khương 50,5 1 -98,02 70,2 69,2 228,1 224,93 580,0 154,27 * Nhóm cây hàng năm 50,5 1,0 -98,02 28,5 27,5 10 -64,91 0 0 81 STT Địa Điểm 2012 2014 2014/2012 2015 2015/2014 2016 2016/2015 2018 2018/2016 DT (ha) DT (ha) (%) DT(ha) % DT(ha) % DT(ha) 1 Actiso 2,5 0 2 Đương quy 0 3 Độc hoạt 0 4 Bạch truật 0 5 Y dĩ 20,0 0 6 Gừng 5,5 6,0 0 7 Ngải cứu 1,0 0 8 Cây khác 45,0 10 0 * Nhóm cây lâu năm 0 0 0 41,71 218,1 422,90 580,0 154,27 1 Cây Hoa hồi (Đại hồi) 2,6 22,6 769,23 37,6 66,34 2 Tam thất 3,1 0,5 83,87 3 Sa Nhân 36,0 180 400 542,4 201,33 4 Khác Nguồn: Do tác giả tổng hợp từ 2012 đến 2018 82 Bảng 3.14: Cơ cấu cây dược liệu tính theo diện tích đất trồng giai đoạn 2012-2018 TT Chủng loại Năm 2012 Năm 2014 Năm 2015 2017 2018 DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) I Nhóm cây hàng năm 317,3 84,5 232,0 68,8 510,8 70,4 324,2 38,1 522 41,8 1 Actiso 27,6 7,3 75,0 22,3 88,5 12,2 77 9,1 77 6,2 2 Đương quy 0,0 0,0 33,0 9,8 28,6 3,9 48,7 5,7 123 9,8 3 Xuyên khung 54,0 14,4 95,0 28,2 100,3 13,8 105,0 12,4 172 13,8 4 Y dĩ 1,0 0,3 21,0 6,2 25,0 3,4 40 4,7 53 4,2 5 Bạch truật 0,0 0,0 0,02 0,0 0,0 7 0,6 6 Độc hoạt 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 19 1,5 7 Gừng 181,7 48,4 0,0 214,2 29,5 0,0 0,0 8 Nghệ vàng 0,0 0,0 49,0 6,8 0,0 0,0 9 Cây khác 53,0 14,1 7,0 2,1 5,13 0,7 50 5,9 60 4,8 II Nhóm cây lâu năm 58,3 15,5 105,0 31,2 215,0 29,6 525,9 61,9 728 58,2 10 Cây Hoa hồi (Đại hồi) 0,0 0,0 0,0 2,6 0,4 22,6 2,7 40 3,2 83 TT Chủng loại Năm 2012 Năm 2014 Năm 2015 2017 2018 DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 11 Tam thất 0,0 0,0 0,0 0,0 11,2 1,5 3,2 0,4 11 0,9 12 Hoa hòe 15,3 0,0 6,0 1,8 6,0 0,8 0,0 0,0 13 Sa Nhân 43,0 4,1 92,0 27,3 183,4 25,3 398,6 46,9 504 40,3 14 Chè dây 11,4 7,0 2,1 11,50 1,6 16,5 1,9 80 6,4 15 Cây khác 0,3 0,0 85 93 7,4 Tổng cộng 375,6 100,0 337,0 100,0 725,8 100,0 850,1 100 1.250 100 Nguồn: Tác giả tổng hợp 84 Từ bảng 3-13 và 3-14 ta thấy, trong giai đoạn 2012-2018, tổng diện tích đất trồng dược liệu tăng mạnh. So với năm 2012, diện tích đất trồng dược liệu tăng 474,5 ha với mức tăng trung bình hàng năm là 40,75%. Tuy nhiên cơ cấu đất trồng có sự thay đổi. Cụ thể trong giai đoạn 2012-2015, chủ yếu diện tích cây trồng tập trung ở cây dược liệu hàng năm trong đó các cây Xuyên khung, Actiso, Gừng và Nghệ là các cây được trồng phổ biến. Bắt đầu từ năm 2017, ta nhận thấy xu hướng thay đổi rõ rệt trong đó diện tích trồng cây dược liệu lâu năm tăng mạnh và chiếm phần lớn trong cơ cấu đất trồng cây dược liệu, trong đó Hoa hồi, Sa nhân và Chè dây là các cây dược liệu lâu năm được chú trọng hiện nay và tiếp tục được phát triển mạnh trong tương lai. Cơ cấu cây trồng dược liệu hàng năm cũng thay đổi rõ rệt. Nếu như những năm trước đây, bà con nông dân còn trồng một lượng lớn cây Gừng và cây Nghệ, thì hiện nay và trong tương lai, các loại cây này được thay thế bằng các loại cây dược liệu có giá trị cao hơn như cây Actiso, cây Đương quy, Xuyên khung, Bạch truật và Độc hoạt trong đó cây Đương quy sẽ được chú trọng đầu tư trồng nhiều nhất. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, tính đến năm 2016, tổng sản lượng dược liệu trên địa bàn toàn tỉnh ước tính khoảng 3.000 - 4.000 tấn khô, trong đó riêng cây Actiso chiếm trên 50% sản lượng (2.250 tấn lá, củ, hoa), ngoài ra các cây dược liệu khác: Xuyên khung trung bình gần 100 tấn, Đương quy khoảng 50 tấn, Ý dĩ khoảng hơn 50 tấn, Sa nhân tím 15 tấn. Giá trị thu nhập bình quân đạt trên 40 triệu đồng/ha/năm, nhiều diện tích cho lợi nhuận 90 - 120 triệu/ha. - Về tình hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu Hiện nay hình thức sản xuất cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai chủ yếu là theo hình thức hộ gia đình. Quy mô diện tích trên mỗi hộ sản xuất biến động tùy theo chủng loại cây trồng. Với nhóm cây dược liệu được trồng xen trên đất rừng, quy mô sản xuất trên mỗi hộ dân tương đối lớn từ 0,5-5 ha trên mỗi hộ. Đối với các cây dược liệu hàng năm như Actiso, Xuyên khung, Đương quy, Bạch truật thì quy mô sản xuất tương đối nhỏ từ 50-1000 m2/hộ. Hình thức tổ chức sản xuất cây dược liệu đa phần do các cá thể hộ gia đình tự quyết định đầu tư trên cơ sở có sự tham gia bao tiêu sản phẩm của đơn vị thu mua hoặc các Công ty dược trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên cá biệt có một số chủng loại cây được đầu tư với quy mô lớn, tập trung như: Tam thất, quy mô từ 0,5 ha đến 5ha/cơ sở (do một số hộ có tiềm lực về vốn tự góp vốn tổ chức sản xuất), nhóm cây thuốc tắm của người dao đỏ đã có mô hình của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh cây bản địa Sapa. 85 Về phương thức tiêu thụ, trên 95% sản lượng cây dược liệu được bán buôn cho các công ty dược liệu hoặc tiểu thương, chỉ 5% sản lượng cây dược liệu được bán lẻ ở chợ hoặc tại các hộ gia đình. Bước đầu có sự tham gia của các doanh nghiệp, các công ty vào ký hợp đồng và thu mua nguyên liệu trên địa bàn tỉnh như: Công ty dược phẩm Traphaco, Công ty Ba Đình Xanh, Công ty TNHH tâm phát GREEN và một số công ty khác, nhờ vậy đầu ra sản phẩm đã được ổn định, đảm bảo cho người dân yên tâm sản xuất. Tuy nhiên các Công ty này cũng chỉ đăng ký thu mua một số lượng và chủng loại cây trồng nhất định như: Gừng, Actiso, Xuyên khung, Đương quy, lượng tiêu thụ qua các công ty cũng mới chiếm tỷ lệ khoảng 40 - 70% sản lượng sản xuất ra (tùy theo chủng loại cây trồng), số lượng còn lại vẫn do người dân tự tiêu thụ trên thị trường tự do. Nhiều chủng loại cây dược liệu có tiềm năng và giá trị cao như: Sa nhân tím, Đỗ trọng, Khúc Khắc, Hoa Hòe, cây hồi, Bìm Bìm, Sinh Địa vẫn chủ yếu được bán ra thị trường tự do. Bảng 3.15: Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2015 TT Loại cây Tình hình sản xuất, tiêu thụ Phương thức sản xuất Phương thức tiêu thụ Ghi chú 1 Cây Actiso - Hình thức sản xuất: Hộ gia đình; Doanh nghiệp dược thu mua hỗ trợ về giống, vật tư và đầu ra cho sản phẩm - Quy mô diện tích/hộ: - 100 -1.000 m2/hộ - Hộ gia đình tự bán lẻ: 0% sản lượng - Bán buôn: 100% sản lượng. - Đối tượng mua buôn: Công ty dược, Tư thương. 2 Sa nhân tím - Hình thức sản xuất: Hộ gia đình - Quy mô diện tích/hộ: - 5000 -50000 m2/hộ - Hộ gia đình tự bán lẻ: 5% sản lượng - Bán buôn: 95% sản lượng. - Đối tượng mua buôn: Tư thương, chủ yếu là tư thương có nguồn gốc từ Trung Quốc. 3 Xuyên Khung - Hình thức sản xuất: Hộ gia đình; Doanh nghiệp dược thu mua hỗ trợ về giống, vật tư - Quy mô diện tích/hộ: 200 -5.000 m2/hộ - Hộ gia đình tự bán lẻ: 0% sản lượng - Bán buôn: 100% sản lượng. - Đối tượng mua buôn: Công ty dược, tư thương 86 TT Loại cây Tình hình sản xuất, tiêu thụ Phương thức sản xuất Phương thức tiêu thụ Ghi chú 4 Tam Thất - Hình thức sản xuất: Hộ gia đình, doanh nghiệp; - Quy mô diện tích/hộ: - 1000 -50000 m2/hộ /cơ sở - Hộ gia đình tự bán lẻ: 15% sản lượng - Bán buôn: 85% sản lượng. - Đối tượng mua buôn: tư thương. 5 Đương Quy - Hình thức sản xuất: Hộ gia đình; Doanh nghiệp dược thu mua hỗ trợ về giống, vật tư - Quy mô diện tích/hộ: - 100 -500 m2/hộ - Hộ gia đình tự bán lẻ: 5% sản lượng - Bán buôn: 95% sản lượng. - Đối tượng mua buôn: tư thương; doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư. 6 Chè dây - Hình thức sản xuất: Hộ gia đình; Doanh nghiệp dược thu mua hỗ trợ về giống, vật tư - Quy mô diện tích/hộ: - 1000 -20.000 m2/hộ - Hộ gia đình tự bán lẻ: 5% sản lượng - Bán buôn: 95% sản lượng. - Đối tượng mua buôn: Tư thương. 7 Gừng - Hình thức sản xuất: Hộ gia đình; Doanh nghiệp dược thu mua hỗ trợ về giống, vật tư - Quy mô diện tích/hộ: - 500 -10000 m2/hộ - Hộ gia đình tự bán lẻ: 5% sản lượng - Bán buôn: 95% sản lượng. - Đối tượng mua buôn: tư thương; doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư. 8 Nghệ vàng - Hình thức sản xuất: Hộ gia đình; Doanh nghiệp dược thu mua hỗ trợ về giống, vật tư - Quy mô diện tích/hộ: - 1000 -20.000 m2/hộ - Hộ gia đình tự bán lẻ: 5% sản lượng - Bán buôn: 95% sản lượng. - Đối tượng mua buôn: Tư thương; doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư. 9 Nhóm cây thuốc tắm của người dao đỏ - Hình thức sản xuất: Hộ gia đình; nhóm hộ gia đình và thành lập Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh cây thuốc tắm. - Quy mô diện tích/hộ: - 5000 -50.000 m2/hộ - Hộ gia đình tự bán lẻ: 5% sản lượng - Bán buôn: 95% sản lượng. - Đối tượng mua buôn: Tư thương; doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư. Nguồn: Báo cáo phát triển dược liệu tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 87  Về tình hình sơ chế, bảo quản, chế biến các điều kiện cơ sở vật chất liên quan đến sản xuất cây dược liệu Tình hình sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm dược liệu trên địa bàn tỉnh vẫn ở mức đơn giản, thô sơ chủ yếu là sơ chế sản phẩm thô rồi bán ra thị trường. Chỉ có 2 chủng loại là: cây Actiso (cô đặc thành bánh cao Actiso) và nhóm cây thuốc tắm của người Dao đỏ (chế biến thành 5 sản phẩm thuốc tắm, thuốc bôi...) để tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao hơn. Thực tế phỏng vấn các chuyên gia sản xuất dược liệu tại địa phương cho thấy, các cơ sở sơ chế ở địa phương còn rất hạn chế. Ví dụ, tại Huyện Bắc Hà hiện nay có 121,8 ha dược liệu trong đó Actiso 38 ha, Đương quy 64 ha, Đan sâm, 6,8 ha và Cát cánh, 13 ha. Tuy nhiên cả huyện chỉ có 02 HTX sơ chế dược liệu là HTX Long Bình - xã Lùng Phình và HTX Nông nghiệp Na Hối - xã Na Hối, chủ yếu phục vụ cho sơ chế cây Actiso. Thực trạng thiếu các cơ sở sơ chế đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, các cơ sơ chế biến đủ điều kiện, các kho chứa hàng, chưa thành phẩm hiện đại là một hạn chế rất lớn trong vấn đề phát triển cây dược liệu. Đa phần các cây dược liệu phải thu mua tươi tại vườn và bán thô cho các doanh nghiệp hoặc tiểu thương nên giá thành chưa được cao. Một số loại cây có giá trị y học cao như Đương quy và Cát cánh nếu bán thô không hết sẽ được người dân đem ra chợ bán và sử dụng như các loại rau thông thường nên giá thành giảm. Bảng 3.16: Tình hình sơ chế, bảo quản, chế biến cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2015 TT Chủng loại Tình hình sơ chế, bảo quản, chế biến Phương thức sơ chế, bảo quản Phương thức chế biến Cơ sở hạ tầng và tổ chức thực hiện 1 Cây Actiso - Cách thức: thủ công - Hình thức sơ chế, bảo quản: + Loại bỏ lá, quả hỏng; phân loại lá, quả theo độ tươi + Bó, đóng xọt đem bán Xấy khô, nấu cao đóng bánh và xuất bán cho người tiêu dùng, công ty dược - Vườn ươm cây giống: Duy nhất tại Bắc Hà đã có một phần diện tích trồng Actiso được sản xuất trong vườn ươm do Trạm khuyến nông thực hiện. - Khu vực tập kết, bảo quản: chưa có - Tổ chức thực hiện: có mối liên hệ giữa công ty dược và các hộ gia đình sản xuất 88 TT Chủng loại Tình hình sơ chế, bảo quản, chế biến Phương thức sơ chế, bảo quản Phương thức chế biến Cơ sở hạ tầng và tổ chức thực hiện 2 Sa nhân tím - Cách thức: thủ công - Hình thức sơ chế, bảo quản: + Loại bỏ quả hỏng; phơi khô hoặc phân loại phẩm cấp hạt + Đóng gói đem bán Chưa có - Vườn ươm: chưa có - Khu vực tập kết, bảo quản: chưa có - Tổ chức thực hiện: đơn lẻ theo hộ gia đình sản xuất 3 Xuyên Khung - Cách thức: thủ công - Hình thức sơ chế, bảo quản: + Loại bỏ củ hỏng + Đóng gói đem bán hoặc phơi khô đem bán Chưa có - Vườn ươm cây giống: chưa có - Khu vực tập kết, bảo quản: chưa có - Tổ chức thực hiện: có mối liên hệ giữa công ty dược, đơn vị thu mua và hộ gia đình sản xuất 4 Tam thất - Cách thức: thủ công - Hình thức sơ chế, bảo quản: + Loại bỏ hoa, củ hỏng + Đóng gói đem bán hoặc phơi khô đem bán Chưa có - Vườn ươm cây giống: chưa có - Khu vực tập kết, bảo quản: chưa có - Tổ chức thực hiện: có mối liên hệ giữa công ty dược và các hộ gia đình sản xuất 5 Đương quy - Cách thức: thủ công - Hình thức sơ chế, bảo quản: + Loại bỏ củ hỏng + Đóng gói đem bán hoặc phơi khô đem bán Chưa có - Vườn ươm cây giống: chưa có - Khu vực tập kết, bảo quản: chưa có - Tổ chức thực hiện: có mối liên hệ giữa công ty dược và các hộ gia đình sản xuất 6 Chè dây - Cách thức: thủ công - Hình thức sơ chế, bảo quản: + Loại bỏ lá, thân cây bị hỏng, + Đóng gói bán tươi hoặc phơi khô đem bán Chưa có - Vườn ươm cây giống: chưa có - Khu vực tập kết, bảo quản: chưa có - Tổ chức thực hiện: có mối liên hệ giữa công ty dược TraPhaco và các hộ gia đình sản xuất 89 TT Chủng loại Tình hình sơ chế, bảo quản, chế biến Phương thức sơ chế, bảo quản Phương thức chế biến Cơ sở hạ tầng và tổ chức thực hiện 7 Gừng - Cách thức: thủ công - Hình thức sơ chế, bảo quản: + Loại bỏ củ hỏng + Đóng bao đem bán Chưa có - Vườn ươm cây giống: chưa có - Khu vực tập kết, bảo quản: chưa có - Tổ chức thực hiện: có mối liên hệ giữa công ty dược và các hộ gia đình sản xuất 8 Nghệ vàng - Cách thức: thủ công - Hình thức sơ chế, bảo quản: + Loại bỏ củ hỏng + Đóng bao đem bán Chưa có - Vườn ươm cây giống: chưa có - Khu vực tập kết, bảo quản: chưa có - Tổ chức thực hiện: có mối liên hệ giữa công ty dược và các hộ gia đình sản xuất 9 Nhóm cây thuốc tắm của người dao đỏ - Cách thức sản xuất: thủ công - Hình thức sơ chế, bảo quản: Phơi khô, đóng bao đem bán - Phơi khô - Chưng cất tinh dầu, đóng chai đem bán - Vườn ươm cây giống: có 1 vườn ươm cây giống của công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa SAPA-NaPRO - Khu vực tập kết, bảo quản: có - Tổ chức thực hiện: có mối liên hệ giữa công ty cổ phần kinh doanh sản phẩm bản địa và các hộ gia đình sản xuất Nguồn: Báo cáo phát triển dược liệu tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030  Hiệu quả kinh tế sản xuất một số loại cây dược liệu chính trên địa bàn So với việc trồng các loại cây nông nghiệp khác như lúa, ngô, khoai sắn có thể nói cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Nếu như trồng ngô và lúa mỗi năm trung bình mang lại cho người nông dân thu nhập bình quân từ 6,6 triệu đồng đến 10 triệu đồng trên 1ha thì cây dược liệu tạo ra thu nhập bình quân từ 7,5 triệu đến 45 triệu/1ha, cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa, ngô, đảm bảo thu nhập bình quân đạt trên 3,8 triệu đồng/tháng/hộ 90 Bảng 3.17: Hiệu quả kinh tế một số chủng loại cây dược liệu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2015 TT Chủng loại Năng suất BQ (tấn/ha) Giá bán BQ (Triệu đồng/tấn) Tổng thu (Triệu đồng) I Tổng doanh thu 1 Actiso 120,0 Lá 32 2,0 64,0 Hoa 0,3 20,0 6,0 Củ tươi 2 10,0 20,0 Hạt giống 0,001 30.000,0 30,0 2 Sa nhân tím 1,6 35 56,0 3 Đương quy 7,2 18 129,6 4 Xuyên khung 6 14 84,0 5 Ý Dĩ 2,5 5 12,5 6 Ngô 3,1 6 18,6 II Tổng chi phí 1 Actiso 85,5 2 Sa nhân tím 28,0 3 Đương quy 86,0 4 Xuyên khung 47,0 5 Ý dĩ 5 6 Ngô 12 III Lợi nhuận bình quân 1 Actiso 34,5 2 Sa nhân tím 28,0 3 Đương quy 43,6 4 Xuyên khung 37,0 5 Ý dĩ 7,5 6 Ngô 6,6 Nguồn: Báo cáo phát triển dược liệu tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 91 Như vậy, ta có thể thấy cây dược liệu trên địa bàn tỉnh là cây trồng có giá trị kinh tế cao, cao hơn so với các cây trồng truyền thống như ngô, lúa và một số cây trồng khác. Với kết quả như vậy có thể khẳng định đây là đối tượng cây trồng cần đẩy mạnh phát triển theo hướng sản xuất bền vững, từng bước đem lại thu nhập ngày càng cao cho người sản xuất trên địa bàn tỉnh.  Các chính sách hỗ trợ cho sản xuất cây dược liệu tại địa phương Từ năm 2012, tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều mô hình phát triển sản xuất cây dược liệu với các nguồn kinh phí khác nhau bao gồm 02 loại chính nguồn vốn trung ương và nguồn vốn địa phương. Cụ thể như sau - Nguồn kinh phí từ trung ương (Bộ khoa học công nghệ, bộ NN&PTNT) được triển khai qua hai mô hình: - Mô hình khuyến nông: hỗ trợ toàn bộ kinh phí đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ 50% giống, 40% vật tư phân bón. - Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất cây dược liệu được hỗ trợ như sau: hỗ trợ 50% kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật mới; 50% giống và 40% vật tư phân bón Nguồn kinh phí từ tỉnh (từ các huyện và tỉnh): Hiện nay tỉnh Lào Cai mới ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho phát triển sản xuất cây dược liệu tại Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 25/9/2015 về việc Ban hành quy định về chính sách đặc thù khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015 -2020. Trong đó có cây dược liệu với mức hỗ trợ là 15 triệu đồng/ha cho vùng có quy mô từ 50 ha trở lên. Một số huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai hàng năm cũng có chính sách nhằm hỗ trợ sản xuất cây dược liệu. • Điển hình là huyện Bắc Hà đã xây dựng riêng đề án phát triển sản xuất cây dược liệu từ năm 2014 đến nay với mức hỗ trợ 100% cây giống ban đầu và 50% lượng phân bón... • Huyện Bát Xát đã sử dụng nguồn kinh phí từ hỗ trợ phát triển sản xuất và tiền các chương trình 135 để hỗ trợ 100% giống cho các hộ có nhu cầu phát triển cây dược liệu. • Huyện Sa Pa đã sử dụng nguồn vốn từ Bộ Khoa học công nghệ để xây dựng vùng trồng và chế biến cây thuốc tắm của người Dao đỏ. Các chính sách hỗ trợ phát triển và sự đầu tư của các cấp chính quyền đã tạo ra một động lực lớn cho việc phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. 92 3.3.2.4. Phân tích thực trạng phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững tại tỉnh Lào Cai. A. Các tiêu chí phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững tại tỉnh Lào Cai Như chương 2 luận án đã trình bày, các tiêu chí đánh giá phát triển theo hướng bền vững cây dược liệu được chia làm 04 nhóm: (1) duy trì, bảo tồn và mở rộng về quy mô và số lượng, (2), nâng cao hiệu quả sản xuất, (3) tăng cường lan tỏa tích cực đến xã hội và (4) tăng cường lan tỏa tích cực đến môi trường. - Duy trì, bảo tồn và mở rộng quy mô và số lượng Hiện nay công tác bảo tồn cây dược liệu tự nhiên được Tỉnh Lào Cai thực hiện tại 03 khu bảo tồn với tổng diện tích 73,43 nghìn ha chiếm 27,42% tổng diện tích rừng tự nhiên của toàn tỉnh. So với năm 2002, diện tích rừng được quy hoạch trong các khu bảo tồn đã tăng lên 2,5 lần, từ 01 khu bảo tồn là Vườn quốc gia Hoàng Liên, Lào cai đã thành lập thêm 02 khu bảo tồn nữa là khu bảo tồn Hoàng Liên-Văn Bàn và khu bảo tồn Bát Xát. Số loài cây dược liệu được quản lý và theo dõi trong các khu bảo tồn của tỉnh cũng rất đa dạng và phong phú. Tại vường quốc gia Hoàng Liên có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_cay_duoc_lieu_tai_tinh_lao_cai_theo_huong.pdf
Tài liệu liên quan