Luận án Phát triển đội ngũ cố vấn học tập trường Đại học Sư phạm kĩ thuật theo tiếp cận năng lực

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN.i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .vii

DANH MỤC CÁC BẢNG .viii

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Mục đích nghiên cứu .2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.2

4. Giả thuyết khoa học.2

5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.2

6. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.3

7. Luận điểm bảo vệ .5

8. Những đóng góp mới của luận án .5

9. Cấu trúc của luận án .6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CỐ VẤN

HỌC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT THEO TIẾP CẬN

NĂNG LỰC .7

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.7

1.1.1. Nghiên cứu về đội ngũ cố vấn học tập.7

1.1.2. Nghiên cứu về phát triển đội ngũ cố vấn học tập.12

1.1.3. Đánh giá chung . 18

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.19

1.2.1. Cố vấn học tập. 19

1.2.2. Đội ngũ cố vấn học tập . 21

1.2.3. Phát triển đội ngũ cố vấn học tập. 22

1.2.4. Phát triển đội ngũ cố vấn học tập theo tiếp cận năng lực . 24

1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

SƯ PHẠM KĨ THUẬT. 25

1.3.1. Một số đặc điểm về trường đại học sư phạm kĩ thuật. 25

1.3.2. Vị trí, vai trò của cố vấn học tập ở trường đại học sư phạm kĩ thuật. 28

1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của cố vấn học tập ở trường đại học sư phạm

kĩ thuật. 29iii

1.3.4. Đặc trưng lao động của cố vấn học tập trường đại học sư phạm kĩ thuật. 31

1.3.5. Khung năng lực của cố vấn học tập trường đại học sư phạm kĩ thuật. 33

1.4. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC

SƯ PHẠM KĨ THUẬT THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC.37

1.4.1. Quan điểm phát triển đội ngũ cố vấn học tập theo tiếp cận năng lực

và theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực. 37

1.4.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của phát triển đội ngũ cố vấn học tập ở các

trường đại học sư phạm kĩ thuật theo tiếp cận năng lực . 39

1.4.3. Định hướng phát triển đội ngũ cố vấn học tập ở các trường đại học

sư phạm kĩ thuật theo tiếp cận năng lực. 40

1.4.4. Nội dung phát triển đội ngũ cố vấn học tập trường đại học sư phạm

kĩ thuật theo tiếp cận năng lực . 41

1.4.5. Các chủ thể quản lí phát triển đội ngũ cố vấn học tập ở các trường

đại học sư phạm kĩ thuật theo tiếp cận năng lực. 48

1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CỐ

VẤN HỌC TẬP Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC.50

1.5.1. Yếu tố khách quan . 50

1.5.2. Yếu tố chủ quan . 52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 54

pdf205 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ cố vấn học tập trường Đại học Sư phạm kĩ thuật theo tiếp cận năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp với NL cá nhân. Về việc tư vấn cho SV đăng kí học phần, bổ sung/ thay thế hoặc hủy học phần, bảo lưu kết quả, học tích lũy các học phần bị điểm kém hoặc cải thiện điểm trung bình chung tích lũy: Kết quả đánh giá cho thấy NL thực hiện này ở CVHT được đánh giá ở mức khá (mức 3) và có ĐTB chung là X = 2,50 xếp thứ bậc thứ 3. Tuy nhiên, có 13,7% ý kiến đánh giá NL này ở CVHT chỉ ở mức đạt và 5,1% các ý kiến cho rằng chưa đạt. Qua phỏng vấn sâu đối với CB QL, CVHT và SV cho thấy phần đông các ý 78 kiến đồng ý rằng CVHT rất nhiệt tình hỗ trợ SV trong việc đăng kí học phần, hủy bỏ học phần, hướng dẫn SV đăng kí học cải thiện kết quả học tập, thực hiện tốt việc bảo lưu kết quả cho SV; tuy nhiên, hiện nay trong chương trình đào tạo tại các trường ĐH SPKT, số lượng các môn học tự chọn, môn học thay thế không có nhiều cho SV lựa chọn, nhiều CVHT chưa tích cực trong việc hướng dẫn SV đăng kí, nhiều bạn SV thường tự đăng kí môn học theo bạn bè, đăng kí theo kinh nghiệm của anh chị khóa trên mà không qua làm việc với CVHT. Về KN hướng dẫn, giúp đỡ SV phương pháp học tập: Kết quả đánh giá cho thấy NL thực hiện của CVHT ở KN này có ĐTB chung X = 2,39 ở mức đạt (mức 2), xếp thứ bậc thứ 5. Trong đó, có 6,4% ý kiến cho rằng CVHT chưa thực hiện tốt KN này. Qua phỏng vấn sâu đối với CBQL, CVHT và SV cho thấy một số CVHT chuyên trách còn hạn chế về NL nên gặp khó khăn khi hướng dẫn phương pháp học tập cho SV, nên chưa thực hiện tốt nội dung hỗ trợ này cho SV, còn CVHT GV không có nhiều thời gian tìm hiểu hoàn cảnh, NL, nhu cầu của cá nhân mỗi SV nên sự hỗ trợ mới chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn chung về tra cứu tài liệu, làm đồ án, bài tập lớn, phương pháp học tập ngành học, môn học nói chung, chưa đi sâu hướng dẫn phương pháp học tập phù hợp với NL của từng SV nói riêng. Về KN hỗ trợ SV NCKH: Kết quả đánh giá cho thấy NL thực hiện của CVHT ở KN này có ĐTB chung X = 2,18 ở mức đạt (mức 2), xếp thứ bậc thứ 6, trong đó, 10,1% ý kiến cho rằng CVHT chưa thực hiện tốt KN này. Thực tế cho thấy: kết quả và thành tích NCKH của SV các trường ĐH SPKT chưa cao, số lượng SV tham gia NCKH chưa nhiều, cho thấy sự hỗ trợ SV NCKH chưa tốt. Qua việc phỏng vấn sâu CB QL, CVHT, SV cho thấy CVHT GV phần lớn còn trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn và NL NCKH. CVHT chuyên trách thiếu NL NCKH và kiến thức chuyên ngành. Do vậy, việc hỗ trợ SV trong NCKH còn hạn chế. Về KN hướng dẫn SV kiểm tra điều kiện tốt nghiệp: Kết quả đánh giá cho thấy NL thực hiện của CVHT ở KN này có ĐTB chung X = 2,69 ở mức khá (mức 3), xếp thứ bậc thứ 1, đánh giá cho thấy CVHT thực hiện tốt nhất ở KN này. Về KN tư vấn cho SV học hai ngành: Kết quả đánh giá cho thấy NL thực hiện của CVHT ở KN này có ĐTB chung X = 1,9 ở mức Đạt, xếp thứ bậc 9/9, đây là KN được đánh giá thấp nhất trong các KN thực hành tư vấn của CVHT. Thực tế tại các trường ĐH SPKT hiện nay, số lượng SV học hai ngành rất ít, nhiều CVHT hầu như không thực hiện KN này, nên đánh giá về KN này đạt điểm thấp nhất. Về KN cung cấp thông tin, hướng dẫn SV cách thức tìm hiểu, truy cập thông tin về các quy định liên quan đến SV: Kết quả đánh giá cho thấy NL thực hiện của CVHT ở KN 79 này có ĐTB chung X = 2,58 ở mức khá (mức 3), xếp thứ bậc thứ 2. CVHT hướng dẫn SV tìm hiểu, truy cập thông tin thông qua các buổi sinh hoạt lớp, thông qua các nhóm zalo, facebook của lớp; nội dung thông tin được cập nhật trên website của nhà trường, khoa, phòng, bộ phận tư vấn; sự phát triển của công nghệ thông tin đã hỗ trợ CVHT rất lớn trong KN này. Về KN định hướng nghề nghiệp, việc làm cho SV sau tốt nghiệp: Kết quả đánh giá cho thấy NL thực hiện của CVHT ở KN này có ĐTB chung X = 2,16 ở mức đạt (mức 2), xếp thứ bậc thứ 7, đánh giá cho thấy CVHT thực hiện chưa tốt KN này. Qua phỏng vấn sâu CBQL, CVHT, SV cho thấy CVHT chưa có sự am hiểu về thị trường lao động và việc làm; các NL quan hệ với các doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, giới khoa học chuyên ngành đào tạo nghề của CVHT còn nhiều hạn chế. Vì vậy, CVHT chưa cung cấp tới SV nhiều thông tin về thị trường lao động, nhu cầu việc làm, những NL, KN từng ngành nghề đòi hỏi SV cần bồi dưỡng. Mục tiêu của SV khi tham gia học tập chính là nghề nghiệp và việc làm sau khi tốt nghiệp, sự hạn chế về KN này của CVHT sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của SV. Về KN tư vấn, hỗ trợ SV giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan đến cuộc sống SV nghiệp Kết quả đánh giá cho thấy NL thực hiện của CVHT ở KN này có ĐTB chung X = 2,13 ở mức đạt (mức 2), xếp thứ bậc thứ 8, trong đó 10,1% ý kiến đồng ý rằng CVHT chưa thực hiện tốt KN này. Qua phỏng vấn sâu đối với CB QL, CVHT và SV cho thấy CVHT chưa chủ động và giành nhiều thời gian tìm hiểu, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của SV; chưa am hiểu nhiều kiến thức về tâm lí học lứa tuổi SV, các lí thuyết khác về SV, và các KN tâm lí khác; do đó, chưa thể tạo niềm tin để SV tìm đến CVHT để giải bày, yêu cầu sự hỗ trợ. Trao đổi về KN thực hành tư vấn của CVHT, các ý kiến cho rằng: NL tư vấn hướng dẫn SV lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch học tập, định hướng tổ chức cho SV NCKH còn hạn chế; việc nắm bắt tâm tư, thái độ, NL người học của CVHT chưa thực sự sâu sát (CBQL P.X.T. ĐH SPKT Vinh); CVHT chưa được đào tạo bài bản nên thiếu kiến thức và KN tư vấn (CBQL Đ.A.T ĐH SPKT Hưng Yên); công tác bồi dưỡng đội ngũ chưa được tiến hành bài bản thường xuyên, nội dung bồi dưỡng chưa chú trọng đến các KN tư vấn, các kiến thức về tâm lí về nắm bắt tâm lí SV, nên CVHT còn nhiều hạn chế trong KN tư vấn cho SV. (CBQL N.M.T trường ĐH SPKT Vĩnh Long) Nhìn chung, các KN tư vấn của CVHT còn yếu và thiếu, nhiều công việc thực hiện chưa tốt, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác CVHT, cũng như chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ của nhà trường. Bản thân CVHT cũng thừa nhận 80 những hạn chế của mình về KN tư vấn. Các CBQL và CVHT đều đưa ra nguyên nhân do CVHT không được đào tạo bài bản về các KN tư vấn, công tác tập huấn, bồi dưỡng KN cho đội ngũ thực hiện chưa tốt. Do vậy, trong công tác phát triển đội ngũ CVHT, cần chú trọng bồi dưỡng các KN này ở CVHT. 2.3.2.4. Thực trạng về năng lực nghiên cứu khoa học và hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học của đội ngũ cố vấn học tập trường đại học sư phạm kĩ thuật Thực trạng về NL NCKH và hướng dẫn người học NCKH của đội ngũ CVHT trường ĐH SPKT được thể hiện qua bảng 2.19. Bảng 2.19. Thực trạng về NL NCKH của đội ngũ CVHT trường ĐH SPKT Mức độ thực hiện (Số lượng/ %) TT Năng lực nghiên cứu khoa học Tốt Khá Đạt Chưa đạt X Thứ bậc 128 183 271 91 1 Thực hiện đề tài, dự án: Thực hiện thành công các đề tài, dự án NCKH gắn với đào tạo, bồi dưỡng GV. 19,0 27,2 40,3 13,5 2,08 2 119 171 277 106 2 Công bố kết quả nghiên cứu và xuất bản học liệu: Công bố kết quả nghiên cứu và xuất bản học liệu phục vụ đào tạo, bồi dưỡng GV 17,7 25,4 41,2 15,7 1,96 3 146 223 227 77 3 Hướng dẫn NCKH: Hướng dẫn người học thực hiện các hoạt động NCKH 21,7 33,1 33,7 10,1 2,18 1 Trung bình chung 2,07 Từ bảng số liệu 2.19 cho thấy đánh giá về thực trạng NL NCKH của CVHT được đánh giá ở mức đạt (mức 2) với ĐTB chung X từ 1,96 đến 2,18. Trong đó, tiêu chí hướng dẫn NCKH được đánh giá thứ bậc cao nhất (thứ 1), còn tiêu chí công bố kết quả nghiên cứu và học liệu được xếp thứ bậc thấp nhất (thứ 3). Qua trao đổi, phỏng vấn cho thấy: về NL thực hiện đề tài, dự án, không có đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, rất ít đề tài nghiên cứu cấp bộ, chủ yếu là đề tài cấp cơ sở. Số lượng đề tài nghiên cứu có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Số lượng CVHT tham gia NCKH không nhiều; Về NL công bố các kết quả nghiên cứu và xuất bản học liệu, số lượng bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước của đội ngũ CVHT trường ĐH SPKT còn hạn chế, và có xu hướng giảm. Công tác hướng dẫn NCKH cho người học còn nhiều hạn chế. 81 Trao đổi về những tồn tại trong hướng dẫn SV NCKH của CVHT, các ý kiến cho rằng: do phần lớn CVHT là các GV trẻ ít kinh nghiệm NCKH, các CVHT là các GV lâu năm chịu áp lực bởi giảng dạy và nhiệm vụ NCKH không có nhiều thời gian cho SV, các CVHT là các nhân viên hành chính, trợ lí SV ít có kinh nghiệm NCKH, do đó, dẫn đến những hạn chế trong việc hỗ trợ SV NCKH của CVHT (CBQL N.L.K ĐH SPKT Nam Định). Nhìn chung, NL NCKH của đội ngũ CVHT các trường ĐH SPKT còn hạn chế, đặc biệt là NL công bố kết quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Hỗ trợ người học NCKH là nhiệm vụ quan trọng của CVHT, vì vậy, phát triển NL NCKH không chỉ nâng cao NL bản thân và hỗ trợ bài giảng, mà còn giúp CVHT có NL và kinh nghiệm hỗ trợ người học NCKH, phát huy tính sáng tạo, NL tư duy ở người học. Bồi dưỡng NL này cho CVHT là một nhiệm vụ rất quan trọng. 2.3.2.5. Thực trạng về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong tư vấn hỗ trợ sinh viên Thực trạng về NL ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại trong tư vấn hỗ trợ SV của đội ngũ CVHT trường ĐH SPKT được thể hiện qua bảng 2.20. Bảng 2.20. Thực trạng đánh giá về NL ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong tư vấn hỗ trợ SV của đội ngũ CVHT trường ĐH SPKT Mức độ thực hiện (Số lượng/%) TT Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong tư vấn hỗ trợ SV Tốt Khá Đạt Chưa đạt X Thứ bậc 156 254 185 78 1 Truy cập hệ thống dữ liệu, đăng kí học phần, QL lớp học, cung cấp, trao đổi thông tin với SV; 23,2 37,7 27,5 11,6 2,23 151 245 201 76 2 QL dữ liệu thông tin SV, Xử lí số liệu; 22,4 36,4 29,9 11,3 2,21 148 241 205 79 3 Tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài liệu, học liệu; 22,0 35,8 30,5 11,7 2,20 155 243 195 80 4 Sử dụng ngoại ngữ để tìm kiếm tài liệu, học liệu trên các thư viện số, trang web, tạp chí nước ngoài. 23,0 36,1 29,0 11,9 2,11 Trung bình chung 2,19 Từ bảng số liệu 2.20 cho thấy: Kết quả cho thấy đánh giá về NL ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ 82 trong tư vấn hỗ trợ SV được đánh giá ở mức Đạt với ĐTB chung X = 2,19 xếp thứ bậc 7/8 trong hệ thống các NL của đội ngũ CVHT, đánh giá cho thấy CVHT thực hiện chưa tốt ở NL này. Trong đó, KN truy cập hệ thống dữ liệu, đăng kí học phần, QL lớp học, cung cấp, trao đổi thông tin với SV được giá cao hơn các KN QL dữ liệu thông tin SV, xử lí số liệu và KN tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài liệu, học liệu. KN sử dụng ngoại ngữ để tìm kiếm tài liệu, học liệu trên các thư viện số, trang web, tạp chí nước ngoài được đánh giá thấp nhất ở mức cận Đạt với ĐTB chung X = 2,11 trong đó có 11,9% ý kiến được hỏi đánh giá CVHT thực hiện chưa tốt KN này. Trao đổi với CB QL, CVHT về NL này, các ý kiến cho rằng: NL ngoại ngữ, tin học của CVHT còn nhiều hạn chế, gây trở ngại trong việc hỗ trợ SV đăng kí môn học, học tập online, tìm kiếm thông tin, tài liệu học tập, nhất là các tài liệu nước ngoài. (CB QL N.T.H, ĐH SPKT Vinh; CVHT P.H.S ĐH SPKT Vĩnh Long) Như vậy, kết quả đánh giá cho thấy NL ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong tư vấn hỗ trợ SV của đội ngũ CVHT trường ĐH SPKT còn rất nhiều hạn chế. Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, và xu hướng hội nhập yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ càng trở nên cấp thiết đối với CVHT để đáp ứng yêu cầu giảng dạy, NCKH; tìm kiếm, QL thông tin SV và cập nhật và phổ biến, trao đổi thông tin với SV, cũng như hỗ trợ SV tìm kiếm, khai thác các nguồn tri thức, học liệu mới, do đó, CVHT cần phải học hỏi nâng cao NL này. 2.3.2.6. Thực trạng về năng lực quản lí lớp sinh viên của đội ngũ cố vấn học tập trường đại học sư phạm kĩ thuật i) NL tổ chức, QL lớp SV của đội ngũ CVHT Thực trạng về NL tổ chức QL lớp SV của đội ngũ CVHT được thể hiện ở bảng 2.21. Bảng 2.21. Kết quả đánh giá NL tổ chức QL lớp SV của đội ngũ CVHT trường ĐH SPKT Mức độ thực hiện (SL/%) TT Năng lực tổ chức, quản lí lớp sinh viên của đội ngũ CVHT Tốt Khá Đạt Chưa đạt X Thứ bậc 201 303 106 63 1 QL có hiệu quả lớp SV được phân công; 29,9 45,0 15,7 9,4 2,46 3 243 355 42 33 2 Tổ chức đánh giá, xếp loại điểm rèn luyện cho SV; 36,1 52,7 6,3 4,9 2,58 2 231 345 62 35 3 Thực hiện khen thưởng và kỉ luật SV 34,3 51,3 9,2 5,2 2,54 1 Trung bình chung 2,53 83 Từ số liệu bảng 2.21 có thể rút ra nhận xét sau đây: Kết quả cho thấy các tiêu chí NL tổ chức QL lớp SV của CVHT được đánh giá khá cao với ĐTB chung từ X = 2,46 đến X = 2,58, đạt từ mức cận Khá (cận mức 3) đến Khá (mức 3), đánh giá cho thấy CVHT thực hiện khá tốt ở NL này. Trong đó, tiêu chí QL có hiệu quả lớp SV được phân công được đánh giá thấp hơn cả với ĐTB chung chung xếp thứ bậc thấp nhất (thứ bậc 3) và 9,4% ý kiến đánh giá thấp công tác này. Công tác tổ chức đánh giá, xếp loại điểm rèn luyện cho SV được đánh giá là thực hiện tốt nhất với 91,8% ý kiến đánh giá cao công tác này. Tuy nhiên, 4,9% ý kiến cho rằng CVHT còn cảm tính, và thiếu công bằng trong đánh giá kết quả rèn luyện cho SV; 5,2% ý kiến cho rằng việc thực hiện khen thưởng kỉ luật còn mang tính hình thức, chưa khích lệ được SV. ii) NL tổ chức các hoạt động cho SV Thực trạng về NL tổ chức các hoạt động cho SV của đội ngũ CVHT được thể hiện ở bảng 2.22. Bảng 2.22. Kết quả đánh giá NL tổ chức các hoạt động cho SV của đội ngũ CVHT trường ĐH SPKT Mức độ thực hiện (SL/%) TT Năng lực tổ chức các hoạt động cho SV của đội ngũ CVHT Tốt Khá Đạt Chưa đạt X Thứ bậc 160 256 181 76 1 Tổ chức cho SV tham gia các hoạt động và các cuộc thi thuộc chuyên môn do khoa và nhà trường tổ chức; 23,8 38,0 26,9 11,3 2,24 1 155 243 195 80 2 Tổ chức cho SV tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phong trào thi đua do khoa và đoàn trường phát động, tổ chức 23,0 36,1 29,0 11,9 2,11 2 Trung bình chung 2,18 Từ số liệu bảng 2.22 có thế nhận xét như sau: NL tổ chức các hoạt động cho SV của đội ngũ CVHT được đánh giá không cao, chỉ ở mức Đạt (mức 2) với ĐTB chung từ X = 2,11 đến X = 2,24. Trong đó, công việc tổ chức cho SV tham gia các hoạt động và các cuộc thi thuộc chuyên môn do khoa và nhà trường tổ chức được đánh giá cao hơn công việc tổ chức cho SV tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phong trào thi đua do khoa và đoàn trường phát động tổ 84 chức. Trên thực tế, CVHT chuyên trách được đánh giá cao hơn CVHT GV ở NL này, CVHT GV vừa tham gia giảng dạy vừa kiêm nhiệm công tác tư vấn hỗ trợ SV về học tập, họ không đủ thời gian để thực hiện tốt các công việc tổ chức các cuộc thi và các hoạt động ngoại khóa cho SV. 2.3.2.7. Thực trạng về năng lực phát triển quan hệ xã hội của đội ngũ cố vấn học tập trường đại học sư phạm kĩ thuật Thực trạng về NL phát triển quan hệ xã hội của đội ngũ CVHT trường ĐH SPKT được thể hiện qua bảng 2.23. Bảng 2.23. Thực trạng đánh giá về NL phát triển quan hệ xã hội của đội ngũ CVHT Mức độ thực hiện (Số lượng/ %) TT Năng lực phát triển quan hệ xã hội Tốt Khá Đạt Chưa đạt X Thứ bậc 156 246 214 57 1 Phát triển quan hệ với các tổ chức xã hội và cơ sở đào tạo nghề: Phát triển quan hệ với các tổ chức xã hội, giáo viên và người học, thúc đẩy hoạt động đào tạo, đổi mới giáo dục và đào tạo nghề. 23,2 36,6 31,8 8,4 2,24 1 152 235 225 61 2 Phát triển quan hệ với cộng đồng nghề nghiệp: Phát triển quan hệ với giới khoa học chuyên ngành, hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp 22,6 34,9 33,4 9,1 2,22 2 Trung bình chung 2,23 Từ bảng số liệu 2.23 có thể rút ra các nhận xét sau đây: Đánh giá về NL phát triển quan hệ xã hội của CVHT ở mức ĐTB chung X từ 2,22 đến 2,24 ở mức đạt (mức 2). Trong đó có 8,4% ý kiến được hỏi đánh giá CVHT chưa thực hiện tốt NL phát triển quan hệ với các tổ chức xã hội và cơ sở đào tạo nghề; có 9,1 ý kiến được hỏi đánh giá CVHT thực hiện chưa tốt NL phát triển quan hệ với cộng đồng nghề nghiệp. Đánh giá cho thấy NL phát triển quan hệ với các doanh nghiệp, với các hiệp hội nghề nghiệp, giới khoa học chuyên ngành của CVHT trong thúc đẩy các hoạt động đào tạo, đổi mới GD và đào tạo nghề còn nhiều hạn chế. CVHT có vai trò rất quan trọng đối với SV trong vấn đề việc làm, là cầu nối của SV với thị trường lao động, vì vậy, cần bồi dưỡng và phát triển NL này ở CVHT. 85 Bảng 2.24. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá NL của đội ngũ CVHT trường ĐH SPKT TT Năng lực của đội ngũ CVHT X Thứ bậc 1 Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp 2,70 1 2 Năng lực chuyên môn và dạy học kĩ thuật nghề nghiệp 2,39 2 3 Năng lực nghiệp vụ tư vấn 2,32 4 4 Năng lực tổ chức, quản lí lớp SV của đội ngũ CVHT 2,35 3 5 Năng lực NCKH 2,07 7 6 Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong tư vấn hỗ trợ SV 2,19 6 7 Năng lực phát triển quan hệ xã hội 2,23 5 Từ số liệu bảng 2.24 cho thấy: Kết quả đánh giá các NL của đội ngũ CVHT trường ĐH SPKT cho thấy NL được đánh giá cao nhất ở mức Khá (mức 3) là phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp với ĐTB chung X = 2,70. NL được đánh giá cao thứ 2 ở mức cận khá là NL chuyên môn và DH kĩ thuật nghề nghiệp với ĐTB chung X = 2,39. NL NCKH và NL ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong tư vấn hỗ trợ SV được đánh giá thấp nhất với ĐTB chung lần lượt là X = 2,07 ở mức Đạt, xếp thứ bậc 7/7 và X = 2,19 ở mức Đạt, xếp thứ bậc 6/7. Như vậy, kết quả khảo sát đội ngũ CVHT trường ĐH SPKT cho thấy các NL của đội ngũ CVHT mới đáp ứng về cơ bản các nhiệm vụ công tác tư vẫn hỗ trợ SV tại các trường ĐH SPKT. Nhìn chung, NL của CVHT còn nhiều hạn chế, nhất là NL hướng dẫn SV nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ, NL nghiệp vụ tư vấn. NL của đội ngũ CVHT chưa đáp ứng được nhu cầu tư vấn cho SV hiện nay, nhất là những đòi hỏi của đổi mới GD nghề nghiệp, của thị trường lao động đối với chất lượng sản phẩm đào tạo trong xu thế hội nhập và sự phát triển của khoa học công nghệ 4.0. 2.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT 2.4.1. Thực trạng hoạt động phát triển đội ngũ cố vấn học tập tại các trường đại học sư phạm kĩ thuật 2.4.1.1. Thực trạng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ cố vấn học tập cho cán bộ quản lí, cố vấn học tập và giảng viên. Thực trạng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ CVHT cho CB QL, CVHT, GV được thể hiện qua bảng 2.25. 86 Bảng 2.25. Thực trạng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ CVHT cho CB QL, CVHT, GV tại các trường ĐH SPKT Mức độ thực hiện (SL/%) TT Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ CVHT cho CBQL, CVHT, GV Đã thực hiện có hiệu quả Đã thực hiện nhưng chưa có hiệu quả Chưa thực hiện Không biết X Thứ bậc 315 285 68 5 1 Tổ chức phổ biến quán triệt trong CBQL, CVHT, GV về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc nâng cao nhận thức về phát triển đội ngũ CVHT 46,8 42,3 10,1 0,8 2,69 1 275 290 89 19 2 Xây dựng chủ trương, kế hoạch, nội dung, biện pháp lãnh đạo tổ chức thực hiện nâng cao nhận thức về phát triển đội ngũ CVHT 40,9 43,1 13,2 2,8 2,59 3 294 298 75 6 3 Chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá về nâng cao nhận thức vai trò đội ngũ CVHT 43,7 44,3 11,1 0,9 2,66 2 X = 2,65 Từ kết quả khảo sát thực trạng tại bảng 2.25, và qua phỏng vấn sâu các CB QL, CVHT, GV có thể rút ra các đánh giá sau: Kết quả đánh giá cho thấy thực trạng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ CVHT cho CBQL, CVHT, GV được đánh giá ở mức Khá, có ĐTB chung cao nhất X = 2,65 xếp thứ bậc 1/7. Đánh giá cho thấy các trường ĐH SPKT thực hiện khá tốt nội dung này. Trong đó, nội dung tổ chức phổ biến quán triệt trong CB QL, CVHT, GV, về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc nâng cao nhận thức về phát triển đội ngũ CVHT được đánh giá cao nhất với ĐTB chung X = 2,69 với 46,8% ý kiến được hỏi cho rằng đã thực hiện có hiệu quả. Còn nội dung xây dựng chủ trương, kế hoạch, nội dung, biện pháp lãnh đạo tổ chức thực hiện nâng cao nhận thức về phát triển đội ngũ CVHT được đánh giá ở mức thấp nhất với ĐTB chung X = 2,59. Với 59,1% ý kiến được hỏi cho rằng việc thực hiện chưa có hiệu quả, chưa thực hiện và không biết đến nội dung này. Trên thực tế, công tác nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ CVHT đã được thực hiện, tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở việc phổ biến các văn bản 87 qui định, và tổ chức quán triệt trong CB QL, CVHT, GV về việc phát huy vai trò của đội ngũ CVHT, chứ chưa xây dựng được chủ trương, nội dung, biện pháp lãnh đạo tổ chức tốt công tác phổ biến tuyên truyền; chưa có việc làm khắc phục những nhận thức chưa đúng đắn, đầy đủ về vai trò đội ngũ CVHT. Công tác chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá về nâng cao nhận thức vai trò đội ngũ CVHT chưa thường xuyên, chưa sát sao, chưa hiệu quả, còn mang tính hình thức. Phỏng vấn trao đổi CVHT T.X.V trường ĐH SPKT Hưng Yên cho rằng: Các trường phải nâng cao trách nhiệm trước người học, trước xã hội, nên đã tự ý thức cao về việc phát triển đội ngũ CVHT để đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo. Theo CBQL N.M.T ĐH SPKT Vĩnh Long: Bản thân các CVHT cũng chưa nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của mình, nên chưa hết trách nhiệm, chưa làm tròn vai. SV chưa nhận thức rõ vai trò của người CVHT đối với quá trình học tập của mình, nên chưa hợp tác và cởi mở với CVHT, nhiều SV đăng kí môn học theo bạn hay theo anh chị khóa trên, chỉ gặp CVHT khi cần chữ kí vào giấy xác nhận đăng kí học phần. Thực tế cho thấy các trường ĐH SPKT đã ý thức rất rõ sự cần thiết của phát triển đội ngũ CVHT đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ CBQL, CVHT ở các trường chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ CVHT đối với chất lượng GD tại các trường ĐH SPKT nên chưa nhận thức được sự cấp thiết phải phát triển đội ngũ này. Chính điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo theo hệ thống TC nói riêng, và đến sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT ở các trường ĐH SPKT. 2.4.1.2. Thực trạng xây dựng tiêu chuẩn cố vấn học tập đại học sư phạm kĩ thuật Thực trạng xây dựng tiêu chuẩn CVHT trường ĐH SPKT được thể hiện qua bảng 2.26. Bảng 2.26. Thực trạng xây dựng tiêu chuẩn CVHT trường ĐH SPKT Mức độ thực hiện (SL/%) TT Thực trạng xây dựng tiêu chuẩn CVHT trường ĐH SPKT Đã thực hiện có hiệu quả Đã thực hiện nhưng chưa có hiệu quả Chưa thực hiện Không biết X Thứ bậc 123 84 455 11 1 Xây dựng các tiêu chí lựa chọn CVHT 18,3 12,5 67,6 1,6 2,05 1 115 85 461 12 2 Xây dựng khung NL CVHT 17,1 12,6 68,5 1,8 2,03 2 X = 2,04 Từ kết quả khảo sát thực trạng tại bảng 2.26, và qua phỏng vấn sâu các CB QL, CVHT, SV có thể rút ra các đánh giá sau: 88 Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình chung của công tác xây dựng tiêu chuẩn CVHT X = 2,04 ở mức đạt (mức 2) xếp thứ bậc 6/7. Đây là nội dung được đánh thấp thứ 2 trong hoạt động phát triển đội ngũ CVHT trường ĐH SPKT. Đánh giá này cho thấy các trường đã thực hiện chưa tốt công tác này. Trong đó, nội dung xây dựng các tiêu chí lựa chọn CVHT được đánh giá cao hơn so với nôi dung xây dựng khung NL CVHT. Có 67,6% ý kiến được hỏi trả lời rằng trường chưa xây dựng được các tiêu chí về đội ngũ CVHT; và có tới 68,5% ý kiến được hỏi trả lời trường chưa xây dựng được khung NL CVHT. Trên thực tế xây dựng tiêu chuẩn CVHT của các trường thể hiện rõ trong qui chế qui định về công tác CVHT của các trường đã ban hành, tuy nhiên, các tiêu chuẩn này mới chỉ đặt ra đối với phẩm chất đạo đức, trình độ, năm kinh nghiệm giảng dạy. Chưa có trường ĐH SPKT nào xây dựng được khung NL CVHT hay bộ tiêu chí CVHT. Theo CBQL C.D.C ĐH SPKT Vinh: Việc chưa xây dựng được các tiêu chuẩn cho đội ngũ CVHT dẫn đến việc chưa có một căn cứ chuẩn làm tiêu chí để các trường tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá, bồi dưỡng. Do đó, công tác tuyển chọn, đánh giá, bồi dưỡng CVHT chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của công tác CVHT tại các trường ĐH SPKT. 2.4.1.3. Thực trạng qui hoạch phát triển đội ngũ cố vấn học tập trường đại học sư phạm kĩ thuật Thực trạng qui hoạch phát triển đội ngũ CVHT trường ĐH SPKT được thể hiện qua bảng 2.27. Bảng 2.27. Thực trạng qui hoạch phát triển đội ngũ CVHT trường ĐH SPKT Mức độ thực hiện (SL/%) TT Thực trạng qui hoạch phát triển đội ngũ CVHT trường ĐH SPKT Đã thực hiện có hiệu quả Đã thực hiện nhưng chưa có hiệu quả Chưa thực hiện Không biết X Thứ bậc 190 293 105 85 1 Dựa trên qui mô tuyển sinh của từng khoa, nghành, tổng tuyển sinh toàn trường để dự báo nhu cầu 28,2 43,5 15,6 12,7 2,34 1 184 281 108 100 2 Đảm bảo đặc trưng của đội ngũ CVHT trường ĐH SPKT về chất lượng, số lượng, cơ cấu 27,3 41,8 16,0 14,9 2,30 3 89 185 289 110 89 3 Qui hoạch gắn với công tác đào tạo, b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_doi_ngu_co_van_hoc_tap_truong_dai_hoc_su.pdf
  • pdf2a. Tóm tắt LA-TV.pdf
  • pdf2b. Tóm tắt LA-TA.pdf
  • pdf3a. Trích yếu LA-TV.pdf
  • pdf3b. Trích yếu LA-TA.pdf
  • docx4a. Điểm mới của LA-TV.docx
  • pdf4a. Điểm mới của LA-TV.pdf
  • pdf4b. Điểm mới của LA-TA.pdf
  • pdfCV đăng tải LA.pdf
Tài liệu liên quan