Luận án Quản lý chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập ở tỉnh Thanh Hóa

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CHO GIÁO DỤC CÔNG LẬP 12

1.1. Lý luận chung về giáo dục 12

1.1.1. Khái niệm giáo dục 12

1.1.2. Đặc điểm của giáo dục 13

1.1.3. Hệ thống giáo dục quốc dân 17

1.1.4. Vai trò của giáo dục 19

1.2. Chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập 21

1.2.1. Khái niệm chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập 21

1.2.2. Đặc điểm chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập 22

1.2.3. Nội dung chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập 26

1.3. Quản lý chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập 27

1.3.1. Khái niệm, mục tiêu và các phương thức quản lý chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập 27

1.3.2. Nội dung quản lý chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập 33

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập 46

1.4. Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục công lập địa phương ở một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước - bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa 50

1.4.1. Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục công lập địa phương ở một số nước trên thế giới 50

1.4.2. Quản lý chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập ở một số tỉnh 53

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa 59

Kết luận chương 1 61

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CHO GIÁO DỤC CÔNG LẬP Ở TỈNH THANH HÓA 62

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và phát triển giáo dục công lập tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011-2017 62

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa 62

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục công lập tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 63

2.2. Quản lý chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 70

2.2.1. Phân cấp quản lý chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập 70

2.2.2. Lập dự toán chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập 74

2.2.3. Chấp hành dự toán chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập 91

2.2.4. Quyết toán chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập 107

2.3. Đánh giá chung về quản lý chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 110

2.3.1. Những kết quả đã đạt được 110

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 112

Kết luận chương 2 118

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CHO GIÁO DỤC CÔNG LẬP Ở TỈNH THANH HÓA 119

3.1. Mục tiêu phát triển giáo dục và định hướng, quan điểm hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 119

3.1.1. Mục tiêu phát triển giáo dục tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 119

3.1.2. Định hướng và quan điểm quản lý chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 121

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phươn cho giáo dục công lập tỉnh Thanh hóa 127

3.2.1. Nhóm các giải pháp chủ yếu 127

3.2.2. Nhóm các giải pháp bổ trợ 159

3.3. Một số kiến nghị 163

Kết luận chương 3 165

KẾT LUẬN 166

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 168

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 169

PHỤ LỤC 177

 

doc222 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập ở tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, xây dựng định mức phân bổ cho các trường, các địa phương. Sở GD&ĐT/Phòng GD&ĐT là cơ quan tổng hợp, thẩm định và xác định danh mục ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục; làm cơ sở để Sở Tài chính, Sở KHĐT/Phòng KHTC tham mưu cho UBND tỉnh/huyện, thị xã, thành phố phân bổ kinh phí thực hiện các dự án đầu tư tăng cường cơ sở vật chất của ngành. Tuy nhiên, vai trò của Sở GD&ĐT chủ yếu mới dừng lại ở chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và tham gia vào việc phân bổ kinh phí hoạt động, kinh phí thực hiện các chính sách và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh; chưa bao quát được tổng kinh phí ngân sách chi cho ngành giáo dục của tỉnh. Bên cạnh đó, vai trò quản lý nhà nước của Sở GD&ĐT chưa được phát huy đầy đủ trong quản lý biên chế, xây dựng phương án vị trí việc làm của các đơn vị trong ngành. Theo quy định tại Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, Sở Nội vụ là cơ quan thẩm định đề án vị trí việc làm trong đơn vị SNCL thuộc UBND cấp tỉnh, thuộc Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện; tổng hợp danh mục vị trí việc làm của các đơn vị SNCL thuộc tỉnh quản lý, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định, gửi Bộ Nội vụ theo quy định. Theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SNCL, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, được tự quyết định biên chế; đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc thực tế, định mức chỉ tiêu biên chế và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm gửi cơ quan chủ quản trực tiếp để tổng hợp, giải quyết theo thẩm quyền. Quy định về quản lý biên chế, số lượng người làm việc như trên cũng là một bất cập đối với việc thực hiện chức năng quản lý của ngành giáo dục bởi việc xác định số lượng người làm việc tại các đơn vị ngoài việc căn cứ vào vị trí việc làm còn cần được xem xét dựa vào khối lượng công việc và các yếu tố đặc thù của ngành. Trên thực tế, Sở Nội vụ là cơ quan chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định về giao chỉ tiêu biên chế, số lượng người làm việc và đề án vị trí việc làm của các đơn vị ở tất cả các lĩnh vực, không thể nắm rõ đặc thù của từng đơn vị ngành giáo dục như Sở GD&ĐT. Đây cũng là một trong những điểm bất cập trong công tác quản lý nhà nước của ngành giáo dục làm ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị ngành giáo dục. 2.2.3. Chấp hành dự toán chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập 2.2.3.1. Chi đầu tư phát triển từ NSĐP cho GDCL Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó yêu cầu NSNN chi cho GD&ĐT tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện phân bổ chi thường xuyên NSĐP đảm bảo dành 20% chi NSĐP cho giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, đối với chi ĐTPT, do khả năng nguồn lực còn hạn chế trong khi khối lượng các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh liên quan đến các lĩnh vực còn nhiều, giai đoạn 2011-2017, vốn đầu tư cấp tỉnh của tỉnh Thanh Hóa ưu tiên dành nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và một số cơ sở đào tạo, vốn ĐTPT dành cho đầu tư cơ sở vật chất các cơ sở GDCL rất thấp. Vốn ĐTPT cấp huyện, xã (chủ yếu từ nguồn thu tiền sử dụng đất điều tiết ngân sách huyện, xã) sử dụng để đầu tư xây dựng các trường mầm non, tiểu học và THCS thuộc nhiệm vụ chi của cấp huyện, xã. Chi ĐTPT thuộc NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 tuy có tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng chi ĐTPT cho GDCL trong tổng chi ĐTPT cân đối NSĐP còn thấp (chiếm từ 6,2-8,7% tổng chi ĐTPT cân đối NSĐP). Trong đó, chủ yếu là chi ĐTPT từ nguồn thu tiền sử dụng đất ở cấp huyện, xã. Vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh chủ yếu dành cho các dự án đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, nông nghiệp Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chủ yếu đầu tư một số dự án xây dựng cơ sở vật chất các cơ sở đào tạo thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh. Bảng 2.7: Vốn đầu tư phát triển trong cân đối NSĐP cho giáo dục giai đoạn 2011-2017 TT Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Tổng chi cân đối NSĐP (tr.đ) 17.900.093 22.806.381 24.268.244 27.093.924 31.579.590 33.149.920 37.061.637 2 Chi ĐTPT cân đối NSĐP (tr.đ) 5.062.278 6.437.441 5.725.971 6.726.774 8.276.041 9.200.379 10.455.198 2 Chi NSĐP cho GDCL (tr.đ) 4.018.689 5.527.122 6.032.658 6.759.843 6.660.352 7.072.700 7.964.837 Trong đó: Chi ĐTPT 315.081 562.482 494.702 522.398 558.165 730.522 875.317 Chi thường xuyên 3.703.608 4.964.640 5.537.956 6.237.445 6.102.187 6.342.178 7.089.520 3 Chi ĐTPT cho GDCL (tr.đ) 315.081 562.482 494.702 522.398 558.165 730.522 875.317 Trong đó: Ngân sách cấp tỉnh 18.792 66.449 42.166 35.259 32.289 21.625 51.453 Ngân sách huyện 296.289 496.033 452.536 487.139 525.876 708.897 823.864 4 Tỷ lệ chi NSĐP cho giáo dục (%) - Chi ĐTPT cho GDCL trong tổng chi ĐTPT cân đối NSĐP 6,2 8,7 8,6 7,8 6,7 7,9 8,4 - Cơ cấu chi NSĐP cho GDCL theo nội dung kinh tế Chi ĐTPT 7,8 10,2 8,2 7,7 8,4 10,3 11,0 Chi thường xuyên 92,2 89,8 91,8 92,3 91,6 89,7 89,0 Nguồn: Báo cáo quyết toán chi NSĐP tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 Do đặc thù tỉnh Thanh Hóa là địa bàn rộng, dân số cao nên nhu cầu kinh phí thực hiện các hoạt động thường xuyên của ngành giáo dục (chi duy trì hoạt động các cơ sở GDCL, chi thực hiện các chế độ, chính sách của ngành giáo dục) nên chi ĐTPT chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (từ 7,7-11%) trong tổng chi NSĐP cho GDCL. Trong đó, vốn ĐTPT trong cân đối lại chủ yếu tập trung ở ngân sách huyện, xã với tỷ lệ khoảng 90% tổng chi ĐTPT cho GDCL. Hình 2.1: Cơ cấu chi ĐTPT cho GDCL thuộc cân đối NSĐP tỉnh Thanh Hóa theo cấp ngân sách giai đoạn 2011-2017 Nguồn: Sở Tài chính Thanh Hóa Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực giáo dục thường là dự án đầu tư có quy mô nhỏ, do đó, việc bố trí vốn đầu tư thực hiện thường được thực hiện trong 2-3 năm kể từ khi dự án được phê duyệt đến khi quyết toán hoàn thành. Kế hoạch vốn ĐTPT thuộc NSĐP giai đoạn 2011-2015 được lập hằng năm, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, đơn vị có nhu cầu đầu tư nhưng chưa thể hiện rõ vai trò của ngành giáo dục. Sở KH&ĐT là cơ quan chủ trì thẩm định chủ trương đầu tư; xây dựng kế hoạch và phân bổ kinh phí thực hiện các dự án đầu tư trong các lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Sở GD&ĐT chỉ tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư theo đề nghị của Sở KH&ĐT. Đối với các dự án ĐTPT thuộc lĩnh vực giáo dục ở cấp huyện, UBND cấp huyện chủ động phê duyệt các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý. Bước sang giai đoạn 2016-2020, việc quản lý, phân bổ và sử dung vốn ĐTPT thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật NSNN. Các dự án đầu tư được đề xuất và tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020. Trong năm 2016-2017, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tiếp tục được ưu tiên bố trí vốn đầu tư, các trường phổ thông, mầm non công lập đa số được bố trí vốn nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn thu tiền sử dụng đất cấp huyện, xã; tiết kiệm kinh phí SNGD trong dự toán ngân sách các cấp và từ các chương trình mục tiêu do Trung ương ban hành. Mặc dù điều kiện ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn, nhu cầu chi đầu tư cơ sở hạ tầng lớn với nhiều lĩnh vực cần ưu tiên (các công trình phục vụ nông nghiệp, các công trình giao thông.) nhưng với mục tiêu ưu tiên đầu tư cho GDCL, tỉnh Thanh Hóa đã kết hợp đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục từ nhiều nguồn khác nhau (vốn ĐTPT, tiết kiệm kinh phí SNGD, nguồn trung ương bổ sung thực hiện các chương trình mục tiêu), cơ sở vật chất ngành giáo dục đã từng bước được cải thiện, từng bước đáp ứng nhu cầu về phòng học cho các cấp học. Tỷ lệ phòng học/lớp học tăng dần ở khối mầm non và tiểu học, đảm bảo nhu cầu sử dụng phòng học, giảm tình trạng học 2 ca/ngày ở cấp tiểu học. Tỷ lệ phòng học kiên cố cũng tăng lên qua các năm, đặc biệt là khối các trường mầm non do thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ và đầu tư của các huyện để đạt chuẩn nông thôn mới theo lộ trình, kế hoạch đã đăng ký. Bảng 2.8: Cơ sở vật chất khối mầm non, phổ thông công lập tỉnh Thanh Hóa 2014-2017 TT Nội dung 2014 2015 2016 2017 1 Tổng số phòng học (phòng) Mầm non 6.166 6.346 7.181 9.665 Tiểu học 9.645 9.572 9.928 9.862 THCS 6.066 6.884 7.345 7.513 THPT 2.997 2.704 2.421 2.544 2 Số phòng kiên cố (phòng) Mầm non 4.131 4.309 6.177 8.544 Tiểu học 8.169 8.136 8.390 8.334 THCS 5.775 6.526 6.880 6.952 THPT 2.898 2.615 2.341 2.469 3 Tỷ lệ phòng học/lớp (phòng/lớp) Mầm non 0,81 0,89 0,96 0,93 Tiểu học 0,96 0,97 0,98 0,98 THCS 1,06 1,17 1,28 1,30 THPT 1,24 1,17 1,10 1,12 4 Tỷ lệ phòng học kiên cố (%) Mầm non 67,0 67,9 86,0 88,4 Tiểu học 84,7 85,0 84,5 84,5 THCS 95,2 94,8 93,7 92,5 THPT 96,7 96,7 96,7 97,1 Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa 2.2.3.2. Chi thường xuyên NSĐP cho GDCL ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhất quán việc ưu tiên dành nguồn lực cho giáo dục, đảm bảo tỷ lệ chi NSĐP cho giáo dục khoảng 20% tổng chi NSĐP và duy trì ổn định trong giai đoạn 2011-2016. Số liệu ở bảng 2.9 cho thấy chi NSĐP cho GDCL ở tỉnh Thanh Hóa duy trì tỷ lệ ổn định so với GDP (khoảng từ 5,9-7,4% GDP) và chiếm trên 20% trong tổng chi NSĐP. Điều này phù hợp với định hướng ưu tiên phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước và được tỉnh quán triệt ngay trong chỉ thị về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Trong quá trình tham mưu cho chính quyền địa phương điều hành dự toán thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo nói riêng, cơ quan Tài chính các cấp ở tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tham mưu bố trí, sắp xếp nguồn lực tài chính để vừa đảm bảo duy trì các hoạt động thường xuyên của ngành giáo dục, đồng thời tiết kiệm tạo nguồn để ưu tiên thực hiện một số nhiệm vụ (tăng cường cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp GDĐT, hỗ trợ các địa phương thực hiện đầu tư phát triển giáo dục) cùng với các nguồn vốn khác (vốn huy động xã hội hóa giáo dục). Với đặc thù là một tỉnh nghèo, dân số đông, địa bàn rộng, chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng chi NSĐP cho GD&ĐT. Giai đoạn 2011-2017, chi NSĐP cho GDCL chiếm từ 88,5-93,5% chi NSĐP cho GD&ĐT, thể hiện sự ưu tiên phát triển giáo dục của tỉnh trong giai đoạn này. Bảng 2.9: Tỷ lệ chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 TT Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 GDP theo giá thực tế (triệu đồng) 64.740.897 74.665.529 84.293.401 96.185.347 106.753.437 119.339.036 119.339.036 2 Tổng chi cân đối NSĐP (triệu đồng) 17.900.093 22.806.381 24.268.244 27.093.924 31.579.590 33.149.920 37.061.637 3 Chi NSĐP cho GD&ĐT (triệu đồng) 4.296.575 6.156.481 6.557.213 7.200.133 7.527.087 7.996.163 8.873.695 Trong đó, chi đào tạo (triệu đồng) 277.886 629.359 524.555 440.290 866.735 923.463 908.858 4 Chi NSĐP cho GDCL (triệu đồng) 4.018.689 5.527.122 6.032.658 6.759.843 6.660.352 7.072.700 7.964.837 5 % chi NSĐP cho GDCL trong GDP (%) 6,2 7,4 7,2 7,0 6,2 5,9 6,7 6 % chi NSĐP cho GDCL trong tổng chi cân đối NSĐP (%) 22,5 24,2 24,9 24,9 21,1 21,3 21,5 7 % chi NSĐP cho GDCL trong tổng chi NSĐP cho GD&ĐT (%) 93,5 89,8 92,0 93,9 88,5 88,5 89,8 Nguồn: Sở Tài chính Thanh Hóa, Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa. Tốc độ tăng chi NSĐP cho GDCL biến động không đều trong giai đoạn 2011-2017 do phụ thuộc vào khả năng nguồn lực NSĐP hằng năm. Tốc độ tăng chi NSĐP cho GDCL tương đương tốc độ tăng chi NSĐP giai đoạn 2011-2017 (trung bình giai đoạn khoảng 13%). Riêng năm 2015, tốc độ tăng chi NSĐP cao hơn tốc độ tăng chi NSĐP cho GDCL do tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn thu tiền sử dụng đất so với dự toán (1.400 tỷ đồng). So với quy mô nền kinh tế thì tổng chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 chiếm khoảng 5-7% GDP, tương đương mức bình quân của cả nước (Biểu đồ 2.3). Hình 2.2: Tốc độ tăng chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 Nhu cầu chi thường xuyên để duy trì hoạt động của các cơ sở GDCL tỉnh Thanh Hóa là rất lớn. Thanh Hóa một tỉnh đông dân, có nhiều đơn vị hành chính nhất cả nước với 27 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương, có 573 xã, 34 phường, 28 thị trấn và 6.031 thôn, xóm, bản làng; trong đó có 184 xã miền núi và 12 thị trấn miền núi (số liệu năm 2014). Tỉnh có 6 huyện, thị xã thuộc vùng ven biển, 11 huyện thuộc vùng núi và 10 huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng đồng bằng. Bên cạnh đó, địa hình Thanh Hóa có đủ 03 dạng: núi, trung du và đồng bằng ven biểu. Chính những đặc điểm về dân số, hành chính và địa hình như vậy, làm cho nhu cầu chi thường xuyên để đảm bảo hoạt động của các cơ sở GDCL trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Chi thường xuyên NSĐP cho GDCL giai đoạn 2011-2017 chiếm khoảng 90% tổng chi NSĐP cho GDCL và chiếm từ 36,2-40,6% tổng chi thường xuyên NSĐP. Chi thường xuyên NSĐP cho GDCL chủ yếu để đảm bảo nhu cầu chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản có tính chất lương cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên quản lý tại các cơ sở GDCL trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đảm bảo chi trả kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách ngành giáo dục theo quy định. Ngoài ra, căn cứ khả năng nguồn lực của NSĐP trong từng thời kỳ cụ thể, tỉnh còn tiết kiệm nguồn kinh phí SNGD để tăng cường cơ sở vật chất cho ngành giáo dục (mở rộng, nâng cấp các trường THPT để đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia đến năm 2020, hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất ngành giáo dục...). Do nhu cầu chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ lớn, định mức phân bổ chi NSĐP cho GDCL lại chỉ đảm bảo chế độ cho biên chế được cấp có thẩm quyền giao và một phần đảm bảo kinh phí chi nghiệp vụ; dự toán chi NSĐP cho GDCL do cơ quan tài chính thẩm định chủ yếu dựa trên dự toán đề xuất của các đơn vị ngành giáo dục, chưa có sự tổng hợp, đối chiếu với các mục tiêu tổng thể của ngành để lựa chọn thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ; Ngành giáo dục cũng chỉ dừng lại ở việc xây dựng kế hoạch và tổng hợp dự toán của các đơn vị trực thuộc chứ chưa rà soát, tổng hợp đầy đủ các nhiệm vụ và dự toán toàn ngành nên vẫn còn tình trạng bổ sung dự toán trong quá trình chấp hành, dẫn đến độ tin cậy của dự toán chưa cao. Hình 2.3. Thực chi NSĐP cho GDCL so với dự toán giai đoạn 2011-2017 tỉnh Thanh Hóa Nguồn: Sở Tài chính Thanh Hóa Giai đoạn 2011-2017, dự toán chi NSĐP cho GDCL cơ bản vượt dự toán. Riêng năm 2015 thực hiện không đạt dự toán do dự toán kinh phí thực hiện một số chế độ, chính sách mới giao cho các huyện, thị xã, thành phố dự kiến cao hơn so với nhu cầu thực tế phát sinh. Các năm còn lại, chênh lệch tổng thực hiện so với dự toán từ 0,64 % (năm 2016) đến 44,17 % (năm 2012). Phần kinh phí tăng so với dự toán cao ở năm 2012 do tăng kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách mới được phân bổ cho các địa phương, đơn vị trong năm (phụ cấp thâm niên nhà giáo; chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn). Các năm còn lại, quyết toán cao hơn so với dự toán do một số nội dung chưa giao trong dự toán đầu năm của các địa phương, đơn vị dự toán: kinh phí thực hiện đề án mở rộng, nâng cấp một số hạng mục để đạt tiêu chí trường THPT đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020; mở rộng, nâng cấp nhà ở nội trú cho học sinh các trường THCS, THPT các huyện miền núi cao.. Chi thường xuyên NSĐP cho GDCL tập trung chủ yếu ở cấp huyện, xã. Theo cơ chế phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi NSĐP giai đoạn 2011-2016 và 2017-2020 thì ngân sách cấp tỉnh chỉ thực hiện chi đảm bảo hoạt động của các trường THPT, trường phổ thông 02 cấp học trong đó có cấp THPT, trường DTNT tỉnh, các hoạt động giáo dục khác do tỉnh quản lý và các hoạt động sự nghiệp toàn ngành. Các nhiệm vụ chi thường xuyên NSĐP cho GDCL tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã, thành phố (chi đảm bảo hoạt động của các trường mầm non, tiểu học, THCS). Vì vậy, chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh cho GDCL chỉ chiếm từ 11-16.9% tổng chi thường xuyên NSĐP cho GDCL, chi thường xuyên ngân sách huyện cho GDCL chiếm khoảng 83-89%. Bảng 2.10: Chi thường xuyên NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 TT Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Tổng chi cân đối NSĐP (triệu đồng) 17.900.093 22.806.381 24.268.244 27.093.924 31.579.590 33.149.920 37.061.637 Trong đó: Chi thường xuyên 10.004.539 13.232.623 14.619.879 15.360.492 16.565.985 17.497.573 19.112.968 2 Chi NSĐP cho GDCL (triệu đồng) 4.018.689 5.527.122 6.032.658 6.759.843 6.660.352 7.072.700 7.964.837 3 Chi thường xuyên NSĐP cho GDCL (triệu đồng) 3.703.608 4.964.640 5.537.956 6.237.445 6.102.187 6.342.178 7.089.520 4 Tỷ lệ chi thường xuyên NSĐP cho giáo dục (%) Chi thường xuyên NSĐP cho GDCL trong tổng chi NSĐP cho GDCL 92,2 89,8 91,8 92,3 91,6 89,7 89,0 Chi thường xuyên NSĐP cho GDCL trong tổng chi thường xuyên NSĐP 37,0 37,5 37,9 40,6 36,8 36,2 37,1 Nguồn: Sở Tài chính Thanh Hóa, Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa Cơ cấu chi NSĐP cho GDCL theo cấp học thay đổi phù hợp với thực trạng phát triển giáo dục địa phương. Cùng với việc bảo đảm bố trí chi NSĐP cho GDCL đảm bảo tỷ lệ Trung ương quy định, không thấp hơn số Trung ương giao, cơ cấu chi NSĐP cho các cấp học đã có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ lệ chi NSĐP cho giáo dục mầm non, giảm tỷ lệ chi NSĐP cho các hoạt động giáo dục khác (GDTX, trung tâm bồi dưỡng chính trị....). Hình 2.4: Cơ cấu chi thường xuyên NSĐP cho GDCL theo các cấp học giai đoạn 2011-2017, tỉnh Thanh Hóa Nguồn: Sở Tài chính Thanh Hóa Cơ cấu chi tiêu cho các cấp học như vậy phù hợp với quy hoạch phát triển SNGD tỉnh Thanh Hóa và lộ trình thực hiện sắp xếp lại các trường mầm non, phổ thông công lập. Tỷ lệ chi NSĐP cho giáo dục mầm non, tiểu học và THCS duy trì ổn định trong giai đoạn 2011-2017 (do số lượng học sinh ở các bậc học này không có biến động nhiều) trong khi đó, tỷ trọng chi NSĐP cho giáo dục THPT có xu hướng giảm khi số lượng học sinh THPT giảm từ 130,5 nghìn học sinh năm 2011 xuống 92,8 nghìn học sinh năm 2016 và 93,9 nghìn học sinh năm 2017. Tỷ trọng chi NSĐP cho giáo dục mầm non ở Thanh Hóa thấp hơn mức bình quân chung của cả nước trong các năm 2011-2013, tương đương mức bình quân chung của cả nước giai đoạn 2014-2016. Chi NSĐP cho tiểu học thấp hơn mức bình quân chung cả nước trong khi chi cho THCS và THPT xấp xỉ mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, cơ cấu chi thường xuyên NSĐP cho GDCL chủ yếu là chi lương, các khoản phụ cấp, các khoản có tính chất lương và các khoản đóng góp theo lương, tỷ lệ chi nghiệp vụ chuyên môn thấp. Do số lượng cán bộ giáo viên lớn, đặc biệt là các huyện miền núi có nhiều trường còn phải tổ chức các điểm trường lẻ nên chi thường xuyên NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 chủ yếu đảm bảo nhu cầu chi tiền lương và các khoản có tính chất lương (khoảng 89%), tỷ lệ chi nghiệp vụ chuyên môn thấp (khoảng 11%). Bên cạnh đó, chi thường xuyên NSĐP bình quân 01 học sinh ở các cấp học giai đoạn 2011-2017 chưa phản ánh đúng định hướng ưu tiên cho phát triển giáo dục các cấp học. Qua tính toán từ số liệu quyết toán chi NSĐP cho GDCL, chi thường xuyên NSĐP cho 01 học sinh mầm non năm 2011 cao đột biến so với các năm còn lại trong giai đoạn do trong năm 2011 các trường mầm non bán công chưa thực hiện chuyển đổi thành trường mầm non công lập. Số liệu tính toán trên cơ sở chi thường xuyên NSĐP cho giáo dục mầm non và số học sinh mầm non tại các cơ sở giáo dục công lập. Hình 2.5: Chi thường xuyên NSĐP 01 học sinh các cấp học giai đoạn 2011-2017 Từ năm 2012-2017, chi thường xuyên NSĐP tăng dần và ổn định, mức chi bình quân tăng cao ở năm 2014 do thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi. Với mục tiêu thực hiện phổ cấp giáo dục tiểu học, mức chi bình quân 01 học sinh tiểu học cao hơn so với các cấp học khác là phù hợp. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011-2017, mức chi thường xuyên NSĐP cho 01 học sinh THCS là cao nhất. Nguyên nhân của tình trạng này là do định mức phân bổ kinh phí cho các cơ sở GDCL tính theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao. Trong giai đoạn này, số cán bộ, giáo viên THCS dôi dư là 1.604 (tính đến tháng 8/2014) làm cho kinh phí chi lương và các khoản có tính chất lương tăng lên. Trong khi đó, khối tiểu học thiếu so với định mức giáo viên/lớp là 1.979 giáo viên làm cho mức chi bình quân 01 học sinh giảm so với nhu cầu theo định mức. Như vậy, việc tuyển dụng, bố trí cán bộ, giáo viên không hợp lý là một nguyên nhân cơ bản làm cho chi phí tính cho 01 học sinh ở các cấp học không hợp lý. Khối THPT có mức chi bình quân 01 học sinh tăng ở các năm 2015-2017 do đề án mở rộng, nâng cấp các trường THPT để đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020 được thực hiện từ nguồn kinh phí SNGD thuộc chi thường xuyên NSĐP cho GDCL giai đoạn 2015-2017. Giao dự toán kinh phí NSĐP cho GDCL ở tỉnh Thanh Hóa được thực hiện như sau: Trên cơ sở quyết định phê duyệt phương án phân bổ chi NSĐP của UBND tỉnh, Sở Tài chính trực tiếp giao kinh phí cho Sở GD&ĐT và các trường THPT (đơn vị dự toán thuộc tỉnh quản lý); đồng thời, thông báo dự toán chi NSĐP cho các huyện, thị xã, thành phố (trong đó có chi NSĐP cho GDCL). Sau khi UBND cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt phương án phân bổ ngân sách huyện, phòng kế hoạch tài chính cấp huyện phân bổ, giao kinh phí cho phòng GD&ĐT và các trường mầm non, tiểu học, THCS (đơn vị dự toán thuộc cấp huyện quản lý). Như vậy, cơ quan GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục, không tham gia vào quản lý và cấp phát kinh phí cho các đơn vị thuộc ngành. Toàn bộ nhiệm vụ quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán ngành giáo dục do cơ quan tài chính các cấp ở địa phương thực hiện. Chi NSĐP cho GDCL đã góp phần đáng kể vào những kết quả của ngành giáo dục trong giai đoạn 2011-2017. Quy mô giáo dục phát triển hợp lý, chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên; kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và thi đại học luôn ở tốp đầu cả nước. Việc thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở các cấp học, bậc học có chuyển biến; chất lượng giáo dục miền núi được nâng lên; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS được giữ vững; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trước thời hạn; đã chuyển các trường mầm non bán công sang công lập; chỉ đạo giải quyết giáo viên dôi dư và chấn chỉnh việc tuyển dụng, điều chuyển, bổ nhiệm cán bộ, giáo viên; từng bước khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định và lạm thu trong các nhà trường. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 51,1%, vượt mục tiêu đại hội. Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được đẩy mạnh, đứng ở tốp đầu cả nước. Kết quả hoạt động của ngành giáo dục trên các mặt cụ thể như sau: Số lượng trường mầm non tăng từ 127 trường năm học 2010-2011 lên 662 trường năm học 2016-2017 do thực hiện chuyển đổi các trường mầm non bán công sang công lập phù hợp với điều kiện phát triển của từng vùng. Trong khi đó, số lượng các trường tiểu học và THCS giảm từ 727 trường tiểu học, 650 trường THCS năm học 2010-2011 xuống còn 694 trường tiểu học và 629 trường THCS. Sự giảm số lượng các trường tiểu học, THCS do thực hiện quy định về sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn tỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường, tránh lãng phí nguồn lực. Theo đó, mỗi xã phường, thị trấn có 01 trường mầm non công lập (637 xã, phường, thị trấn); 01 trường tiểu học công lập có từ 10 lớp trở lên (quy mô học sinh tối thiểu theo vùng, miền: núi cao 200 học sinh; núi thấp 250 học sinh; trung du, đồng bằng, ven biển: 270 học sinh; thành phố, thị xã: 300 học sinh); 01 trường THCS công lập có từ 08 lớp trở lên (quy mô học sinh tối thiểu theo vùng miền: núi cao 254 học sinh; núi thấp 280 học sinh; trung du, đồng bằng, ven biển: 296 học sinh; thành phố, thị xã: 312 học sinh) [70]. Số lượng các trường mầm non, tiểu học, THCS được sắp xếp lại và phát triển theo hướng hợp lý đã góp phần gia tăng số lượng học sinh đến trường ở các cấp học. Giai đoạn 2011-2017, mục tiêu về duy trì tỷ lệ trẻ đến trường ở các cấp học cơ bản đạt được. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo năm 2017 đạt 100%, tỷ lệ huy động trẻ đi nhà trẻ (3-5 tuổi) đạt 115,33%. Tỷ lệ học sinh đi học tiểu học đạt 100%, THCS đạt khoảng 95%, THPT đạt từ 60-69%. Tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi ở các cấp học cũng cơ bản đạt mục tiêu đề ra cho cả giai đo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_chi_ngan_sach_dia_phuong_cho_giao_duc_cong_l.doc
Tài liệu liên quan