Luận án Quản lý đào tạo nghề trong các trường Trung cấp Thành phố Hà Nội theo tiếp cận dựa trên kết quả

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ xi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP THEO TIẾP CẬN DỰA TRÊN KẾT QUẢ 9

1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài 9

1.1.1. Các nghiên cứu về đào tạo nghề 9

1.1.2. Nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề 16

1.1.3. Các nghiên cứu về quản lý theo tiếp cận dựa trên kết quả 19

1.1.4. Nhận xét chung 24

1.2. Đào tạo nghề 25

1.2.1. Khái niệm đào tạo, khái niệm nghề và đào tạo nghề 25

1.2.2. Đào tạo nghề trong các trường trung cấp 27

1.3. Quản lý đào tạo nghề 32

1.3.1. Một số khái niệm 32

1.3.2. Một số mô hình quản lý đào tạo trong các nhà trường hiện nay 34

1.3.3. Vận dụng mô hình quản lý đào tạo nghề trong các trường trung cấp theo tiếp cận dựa trên kết quả 39

1.4. Nội dung quản lý đào tạo nghề trong trường trung cấp theo tiếp cận dựa trên kết quả 46

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề trong các trường trung cấp theo tiếp cận dựa trên kết quả 49

1.5.1. Nhóm các yếu tố khách quan 49

1.5.2. Nhóm các yếu tố chủ quan 50

Kết luận chương 1 52

Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN DỰA TRÊN KẾT QUẢ 53

2.1. Khái quát về đào tạo nghề ở Việt Nam và các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội 53

2.1.1. Khái quát về đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay 53

2.1.2. Nhu cầu về nghề qua đào tạo nghề của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay 55

2.1.3. Hệ thống các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội 57

2.1.4. Quy mô học sinh ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội 58

2.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề - nguồn nhân lực ở một số nước trên thế giới 59

2.3. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng 65

2.3.1. Mục đích khảo sát 65

2.3.2. Nội dung khảo sát 65

2.3.3. Đối tượng khảo sát 66

2.3.4. Phương pháp khảo sát 66

2.3.5. Tiêu chí và thang đánh giá 67

2.4. Thực trạng đào tạo nghề trong các trường trung cấp thành phố Hà Nội theo tiếp cận dựa trên kết quả. 68

2.4.1. Thực trạng công tác tuyển sinh trong các trường trung cấp thành phố Hà Nội 68

2.4.2. Thực trạng chương trình đào tạo nghề trong các trường trung cấp thành phố Hà Nội 73

2.4.3. Thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung cấp thành phố Hà Nội 83

2.4.4. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh trong các trường trung cấp thành phố Hà Nội 88

2.4.5. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở các trường trung cấp thành phố Hà Nội 91

2.4.6. Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo nghề trong các trường trung cấp thành phố Hà Nội 95

2.4.7. Thực trạng phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong đào tạo nghề trong các trường trung cấp thành phố Hà Nội 98

2.4.8. Đánh giá chung về hoạt động đào tạo nghề trong các trường trung cấp thành phố Hà Nội 101

2.5. Thực trạng quản lý quản lý đào tạo nghề trong các trường trung cấp thành phố Hà Nội theo tiếp cận dựa trên kết quả 102

2.5.1. Thực trạng quản lý đầu vào quá trình đào tạo nghề dựa trên kết quả 102

2.5.2. Thực trạng quản lý quá trình đào tạo nghề trong các trường trung cấp dựa trên kết quả 116

doc267 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đào tạo nghề trong các trường Trung cấp Thành phố Hà Nội theo tiếp cận dựa trên kết quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận án nhận thấy rằng, Ban giám hiệu các trường trung cấp phân cấp quản lý CSVC- TBDH trong QTĐT cho các đơn vị như sau: TBDH chung, phòng học lý thuyết giao cho phòng đào tạo quản lý; các xưởng thực tập, thiết bị dạy nghề giao cho các khoa chuyên môn quản lý. Đồng thời các loại tài sản cố định giao cho giáo viên và yêu cầu ghi chép lại quá trình sử dụng. Tuy nhiên nội dung: “Sân chơi, bãi tập, nhà đa năng phục vụ hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ” và “Thiết bị phục vụ công tác đào tạo (bao gồm thiết bị máy móc, nguồn nhiên liệu, vật liệu phục vụ công tác đào tạo” là nội dung chưa được đánh giá cao. Khó khăn lớn của các nhà trường là nguồn kinh phí đầu tư vào cơ sở vật chất- thiết bị dạy học phục vụ đào tạo còn ít. Do đó cơ sở vật chất- thiết bị dạy học mặc dù đã được trang bị nhưng vẫn còn kém về chất lượng và thiếu về số lượng, chủng loại. Vì vậy nhiều giáo viên gặp khó khăn trong quá trình hướng dẫn học sinh học tập (nhất là trong các buổi thực hành nghề). Qua khảo sát cũng cho thấy các trường đã xây dựng được nội quy sử dụng cơ sở vật chất- thiết bị dạy học phục vụ đào tạo một cách chi tiết, cụ thể. Từ đó góp phần định hướng các hoạt động dạy - học, giáo dục - rèn luyện của giáo viên và học sinh theo tinh thần tiết kiệm, tránh lãng phí và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Nhà trường đã sử dụng nhiều hình thức để học sinh có thể nắm bắt và làm theo các quy định trong nội quy sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vào hoạt động học tập và rèn luyện như phổ biến vào đầu mỗi khóa học, yêu cầu giáo viên trao đổi trực tiếp với học sinh khi giảng dạy các buổi học trên lớp, treo bảng nội quy ở lớp, phòng kí túc xá Ban giám hiệu các trường cũng đã phân cấp khá rõ ràng để thực hiện quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ quá trình đào tạo nghề trong nhà trường. Cụ thể: Ban giám hiệu chỉ đạo chung; các Khoa quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vào dạy - học của giáo viên và học sinh thuộc Khoa (thông qua các phương pháp, hình thức theo dõi, giám sát khác nhau); giáo viên chịu trách nhiệm hướng dẫn và quản lý trực tiếp học sinh thực hiện các nội quy khi tiến hành hoạt động giảng dạy - giáo dục; mỗi học sinh cũng phải ý thức trách nhiệm và tự quản lý hoạt động của mình trong việc thực hiện các nội quy đã được quy định. Các tiêu chí khác, gồm: “Nhà xưởng, phòng thực hành, thí nghiệm”, “Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ dạy và học” và “Hệ thống thư viện, nguồn học liệu”, cũng cần phải được tăng cường hơn. Có thể thấy rằng, điều kiện về thiết bị, tài liệu phục vụ đào tạo nghề của các trường đáp ứng được một phần nhu cầu dạy và học hiện nay. Điều kiện về cơ sở vật chất các trường còn yếu, diện tích chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của cán bộ quản lý, giáo viên cũng như học sinh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần là do hỗ trợ ngân sách mua sắm trang thiết bị cho các nghề mới cũng chưa theo kịp nhu cầu. Các trường cần phải có biện pháp để đầu tư cải tạo, phục vụ nhu cầu dạy và học ngày càng nâng cao. Bảng 2.20. Đánh giá của HS, cựu HS về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo nghề Nội dung đánh giá SL % Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu Kém 1. Nhà hiệu bộ, phòng làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên SL 130 140 95 65 35 3.57 2 % 28.0 30.1 20.4 14.0 7.5 2. Hệ thống phòng học SL 140 150 90 65 20 3.70 1 % 30.1 32.3 19.4 14.0 4.3 3. Nhà xưởng, phòng thực hành, thí nghiệm SL 90 120 100 80 75 3.15 9 % 19.4 25.8 21.5 17.2 16.1 4. Ký túc xá học sinh SL 105 130 100 65 65 3.31 4 % 22.6 28.0 21.5 14.0 14.0 5. Sân chơi, bãi tập, nhà đa năng phục vụ hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ SL 100 120 120 70 55 3.30 5 % 21.5 25.8 25.8 15.1 11.8 6. Hạ tầngcông nghệ thông tin phục vụ dạy và học SL 100 110 100 90 65 3.19 7 % 21.5 23.7 21.5 19.4 14.0 7. Thiết bị phục vụ công tác đào tạo (bao gồm thiết bị máy móc, nguồn nhiên liệu, vật liệu phục vụ công tác đào tạo) SL 90 110 120 80 65 3.17 8 % 19.4 23.7 25.8 17.2 14.0 8. Hệ thống thư viện, nguồn học liệu SL 100 130 85 75 75 3.23 6 % 21.5 28.0 18.3 16.1 16.1 9. Cảnh quan môi trường đào tạo SL 120 130 100 65 50 3.44 3 % 25.8 28.0 21.5 14.0 10.8 Điểm TB cộng 3.34 Kết quả khảo sát cho thấy HS đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo ở các trường trung cấp ở mức trung bình, điểm 3.34. Trong đó các điều kiện về “Nhà xưởng, phòng thực hành, thí nghiệm” “Thiết bị phục vụ công tác đào tạo (bao gồm thiết bị máy móc, nguồn nhiên liệu, vật liệu phục vụ công tác đào tạo)” và “Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ dạy và học” là các nội dung được đánh giá thấp nhất. Điều này cũng phù hợp với tình tình thực tế bởi HS lúc nào cũng mong muốn được đáp ứng tốt nhất những điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo. Trong khi đó nguồn lực nhà trường là có hạn. 2.4.7. Thực trạng phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong đào tạo nghề trong các trường trung cấp thành phố Hà Nội Đánh giá của cán bộ quản lý,giáo viên ở các trường trung cấp về thực trạng phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong đào tạo được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.21. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong đào tạo nghề Nội dung đánh giá SL % Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu 1. Quy định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị phong ban, khoa trong nhà trường SL 120 120 60 40 35 3.67 1 % 32.0 32.0 16.0 10.7 9.3 2. Phối hợp giữa GV và cán bộ quản lý để GV đảm bảo số giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy đã quy định SL 100 120 70 55 30 3.55 2 % 26.7 32.0 18.7 14.7 8.0 3. Phối hợp với tổ chức doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. SL 80 100 75 70 50 3.24 7 % 21.3 26.7 20.0 18.7 13.3 4. Phối hợp trong bố trí lịch giảng dạy của GV SL 90 100 80 70 35 3.37 4 % 24.0 26.7 21.3 18.7 9.3 5. Xây dựng quy trình phối hợp công tác giữa các đơn vị SL 70 90 90 50 75 3.08 8 % 18.7 24.0 24.0 13.3 20.0 6. Phối hợp trong quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của HS SL 100 100 90 50 35 3.48 3 % 26.7 26.7 24.0 13.3 9.3 7. Phối hợp với tổ chức chính quyền địa phương địa bàn trường đóng. SL 80 120 60 60 55 3.29 6 % 21.3 32.0 16.0 16.0 14.7 8. Tính đồng bộ, hiệu lực của các quy chế, quy định về đào tạo SL 90 110 70 60 45 3.37 4 % 24.0 29.3 18.7 16.0 12.0 Điểm TB cộng 3.38 Với số điểm trung bình chung 3.38, đối tượng nghiên cứu là cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá nội dung công tác phối hợp các hoạt động đào tạo nghề điện công nghiệp ở các trường trung cấp hiện nay ở mức độ trung bình. Nhìn vào bảng trên ta thấy, được đánh giá ở mức Khá cao nhất ở nội dung “Quy định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị phong ban, khoa trong nhà trường” với điểm TB là 3.67. Trong nhà trường, sự chỉ đạo thống nhất từ Ban giám hiệu xuống các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị trực tiếp liên quan đến các hoạt động đào tạo nghề sẽ quyết định đến chất lượng dạy và học. Thực tiễn cho thấy, ở các trường trung cấp được khảo sát, sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu xuống các đơn vị là tương đối sát sao nhưng mức độ cũng chỉ đạt ở điểm Khá theo nhận định của CBQL, còn đối với GV cũng chỉ ở mức Trung bình. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì chính CBQL là những người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên cũng như là người triển khai các quyết định quản lý của Ban Giám hiệu nên họ hiểu rõ hơn năng lực chỉ đạo của cấp trên trong hoạt động đào tạo. Công tác Xây dựng quy trình phối hợp công tác giữa các đơn vị được đánh giá thấp nhất, điểm TB 3.08. Điều đó cho thấy sự phối hợp trong hoạt động đào tạo nghề giữa các đơn vị trong nhà trường hiện nay chưa chặt chẽ và thống nhất. Bảng 2.22. Đánh giá của học sinh, cựu học sinh về phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong đào tạo nghề Nội dung đánh giá SL % Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu 1. Quy định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị phong ban, khoa trong nhà trường SL 120 130 100 80 35 3.47 1 % 25.8 28.0 21.5 17.2 7.5 2. Phối hợp giữa GV và cán bộ quản lý để GV đảm bảo số giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy đã quy định SL 130 120 80 90 45 3.43 2 % 28.0 25.8 17.2 19.4 9.7 3. Phối hợp với tổ chức doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. SL 100 120 100 80 65 3.24 6 % 21.5 25.8 21.5 17.2 14.0 4. Phối hợp trong bố trí lịch giảng dạy của GV SL 110 120 100 70 65 3.30 4 % 23.% 25.8 21.5 15.1 14.0 5. Xây dựng quy trình phối hợp công tác giữa các đơn vị SL 110 120 100 80 55 3.32 3 % 23.7 25.8 21.5 17.2 11.8 6. Phối hợp trong quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của HS SL 90 110 100 100 65 3.13 8 % 19.4 23.7 21.5 21.5 14.0 7. Phối hợp với tổ chức chính quyền địa phương địa bàn trường đóng. SL 90 110 120 80 65 3.17 7 % 19.4 23.7 25.8 17.2 14.0 8. Tính đồng bộ, hiệu lực của các quy chế, quy định về đào tạo SL 105 125 90 95 50 3.30 4 % 22.6 26.9 19.4 20.4 10.8 Điểm TB cộng 3.30 Như vậy, về cơ bản, đánh giá của CBQL, GV và học sinh ở các nội dung còn thực hiện chưa tốt là tương đồng nhau. Các nội dung “Phối hợp với tổ chức doanh nghiệp trong quá trình đào tạo” điểm TB 3.24, xếp thứ bậc 6/8; “Phối hợp với tổ chức chính quyền địa phương địa bàn trường đóng.”, điểm TB 3.17, xếp thứ bậc 7/7 và “Phối hợp trong quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của HS”, xếp thứ bậc 8/7 đều chưa được HS đánh giá cao. 2.4.8. Đánh giá chung về hoạt động đào tạo nghề trong các trường trung cấp thành phố Hà Nội Bảng 2.23. Hoạt động đào tạo nghề trong các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội TT Nội dung CBQL, GV Học sinh, cựu HS Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc 1 Công tác tuyển sinh 3.50 3 3.37 3 2 Mục tiêu đào tạo 3.44 6 3.40 2 3 Nội dung chương trình đào tạo 3.56 1 3.45 1 4 Hoạt động giảng dạy của giáo viên 3.54 2 3.35 4 5 Hoạt động học tập của học sinh 3.46 5 3.31 6 6 Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 3.38 7 3.28 8 7 CSVC, thiết bị phục vụ đào tạo 3.50 3 3.34 5 8 Công tác phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường 3.38 7 3.30 7 Điểm TB chung 3.47 3.35 Nhận xét: So sánh kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường trung cấp về hoạt động đào tạo nghề của nhà trường cho thấy, đánh giá của HS có phần khắt khe hơn, điểm TB cho các nội dung đưa ra là 3.35 ở mức trung bình. Trong khi đó cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá ở mức khá, điểm TB 3.47. Điều này cũng dễ hiểu bởi HS luôn mong muốn được đáp ứng tốt nhất những yếu tố trong quá trình đào tạo liên quan trực tiếp đến họ như: hoạt động giảng dạy của GV, hoạt động học tập, kiểm tra, đánh giá, điều kiện cơ sở vật chất, và cơ hội việc làm khi ra trường. Một số nội dung được đánh giá là ý kiến tương đồng như: công tác phối hợp giữa các đơn vị; Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Đánh giá ở khía cạnh khá có nội dung chương trình đào tạo. Tuy nhiên về cơ bản những thành tố của quá trình đào tạo ở các trường trung cấp chưa được bền vững, thiếu tính chặt chẽ, khoa học và đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của xu thế phát triển KT- XH đất nước và khu vực. 2.5. Thực trạng quản lý quản lý đào tạo nghề trong các trường trung cấp thành phố Hà Nội theo tiếp cận dựa trên kết quả 2.5.1. Thực trạng quản lý đầu vào quá trình đào tạo nghề dựa trên kết quả 2.5.1.1. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh trong các trường trung cấp Bảng 2.24. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh Nội dung đánh giá SL % Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu Kém 1. Tổ chức khảo sát nghề tuyển sinh làm căn cứ xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh. SL 110 115 60 50 40 3.55 3 % 29.3 30.7 16.0 13.3 10.7 2. Chỉ đạo thành lập ban tuyển sinh SL 125 100 70 40 40 3.61 2 % 33.3 26.7 18.7 10.7 10.7 3. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh SL 130 110 90 40 30 3.68 1 % 32.5 27.5 22.5 10.0 7.5 4. Thông qua kế hoạch tuyển sinh SL 100 90 75 55 55 3.33 6 % 26.7 24.0 20.0 14.7 14.7 5. Tập huấn cho cán bộ tuyển sinh nắm vững quy chế tuyển sinh SL 90 90 80 50 65 3.24 9 % 24.0 24.0 21.3 13.3 17.3 6. Phân công cán bộ tham gia tuyển sinh theo địa bàn tuyển sinh SL 95 115 80 35 50 3.45 5 % 25.3 30.7 21.3 9.3 13.3 7. Tổ chức các hoạt động tư vấn tuyển sinh SL 70 100 80 70 55 3.16 10 % 18.7 26.7 21.3 18.7 14.7 8. Sử dụng đa dạng các các kênh thông tin phù hợp để quảng bá hình ảnh của nhà trường SL 80 110 70 55 60 3.25 8 % 21.3 29.3 18.7 14.7 16.0 9. Đưa ra các chính sách, điều kiện hỗ trợ công tác tuyển sinh SL 70 110 65 50 80 3.11 11 % 18.7 29.3 17.3 13.3 21.3 10. Phối kết hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề để thực hiện công tác tuyển sinh SL 80 110 80 60 45 3.32 7 % 21.3 29.3 21.3 16.0 12.0 11. Báo cáo Bộ LĐTB&XH tình hình tuyển sinh của nhà trường hàng năm. SL 110 100 75 50 40 3.51 4 % 29.3 26.7 20.0 13.3 10.7 Điểm TB cộng 3.38 Kết quả khảo sát thể hiện ở biểu đồ 2.1 sau: Biểu đồ 2.1. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh Nhận xét; kết quả khảo sát cho thấy cho thấy CBQL, GV cho rằng các nội dung quản lý công tác tuyển sinh hiện nay ở mức trung bình, điểm TB đạt 3.38. Phần lớn các đối tượng được hỏi đều khẳng định Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, Chỉ đạo thành lập ban tuyển sinh, và Tổ chức khảo sát nghề tuyển sinh làm căn cứ xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh được đánh giá cao hơn, vì đây là khâu đầu vào, có HS mới có diễn ra quá trình đào tạo. Hai nội dung được đánh giá thấp nhất là nội dung: “Đưa ra các chính sách, điều kiện hỗ trợ công tác tuyển sinh”, điểm TB 3.11, xếp thứ 11/11, trong đó có 18.7% ý kiến đánh giá tốt; 17.3% ý kiến đánh giá khá; 17.3% ý kiến đánh giá trung bình; 13.3% ý kiến đánh giá yếu và 21.3 ý kiến đánh giá không kém. Nội dung “Tổ chức các hoạt động tư vấn tuyển sinh” chưa được đánh giá cao, điểm TB 3.16, xếp thứ bậc 10/11. Các hoạt động này chủ yếu liên quan đến quảng bá công tác tuyển sinh và tổ chức hoạt động tư vấn tuyển sinh tại địa bàn. Hoạt động này được đánh giá ở các trường là chưa chủ động, thiếu thích nghi với môi trường đào tạo hiện nay khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường. Điều này thể hiện ở chỗ chưa quan tâm quảng bá tuyển sinh, những thông tin tuyển sinh chỉ đưa lên trang WEB của cơ sở đào tạo và người học tự tìm hiểu để tham gia tuyển sinh. Đây là một trong những nguyên nhân số lượng tuyển sinh chuyên ngành chất lượng cao không thu hút được nhiều HS. Tập huấn cho cán bộ tuyển sinh nắm vững quy chế tuyển sinh, xếp thứ bậc 9/11, điểm TB 3.24. Đây là hoạt động khá quan trọng song lại không được đánh giá cao. Nội dung này được cô H.T.H, Cán bộ tuyển sinh trường TC nghề Bách nghệ Hà Nội chia sẻ: “Công tác tuyển sinh đòi hỏi cán bộ tuyển sinh phải am hiểu nội dung và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ LĐTB&XH. Tuy vậy, có rất nhiều chi tiết trong quy chế, không phải cán bộ tuyển sinh nào cũng có thể am tường. Nội dung “Sử dụng những học sinh đã tốt nghiệp của trường, đã có công việc ổn định với mức thu nhập cao để quảng cáo tuyển sinh” đề được CBQL và GV đánh giá xếp loại thứ hai. Tuy vậy, với CBQL đạt ở mức Khá, còn ở GV chỉ đạt mức trung bình. Trong các trường được khảo sát, nhà trường đều có phương án sử dụng những học sinh đã tốt nghiệp để quảng bá thông tin tuyển sinh cho trường. Đây là một trong những kênh quảng bá khá hiệu quả. Trao đổi với một số lãnh đạo phòng Đào tạo của các trường, chúng tôi được biết, trường luôn mong muốn tìm các học sinh có nhận thức tốt nhất và động cơ học nghề thực sự để đào tạo. Do vậy, trường đã sử dụng hình ảnh của một số học sinh đã thành công làm công tác thông báo và cung cấp thông tin tuyển sinh”. Nội dung “Thông qua kế hoạch tuyển sinh” trong nhiều năm trở lại đây ít có sự đổi mới. Điều này thể hiện từ khâu thông báo tuyển sinh đến tổ chức đào tạo phải được xây dựng kế hoạch và báo cáo định kì với Bộ Giáo dục và Đào tạo và được giám sát kiểm tra nghiêm túc. Hai nội dung “Phối kết hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề để thực hiện công tác tuyển sinh” được CBQL, GV đánh giá ở mức TB, điểm 3.32, xếp thứ bậc 7/11. Cần phải nói rằng, trong xu thế hiện nay, việc tuyển sinh là một trong những hoạt động khá khó khăn, đặc biệt với các trường trung cấp nghề khi có rất nhiều các trường đại học và cao đẳng được thành lập. Vì vậy, các trường buộc phải phối hợp với các trường đại học và cao đẳng phối hợp thực hiện công tác tuyển sinh. Không còn mô hình như trước đây chỉ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trường còn chủ động cử giáo viên, cán bộ đào tạo xuống tận trường để tuyển sinh nhưng các hoạt động này chưa được phát huy mạnh mà còn đang triển khai ở cấp độ cầm chừng, thăm dò. 2.5.1.2. Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo nghề trong các trường trung cấp Để quản lý hoạt động đào tạo nghề dựa trên kết quả thì điều quan trọng cần thiết phải quản lý tốt mục tiêu đào tạo, thống nhất giữa mục tiêu với kết quả đầu ra sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp hiện nay. Khảo sát nội dung này thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.25. Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo nghề Nội dung đánh giá SL % Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu Kém 1. Xác định cơ sở pháp lý xây dựng mục tiêu đào tạo SL 130 125 60 40 20 3.81 1 % 34.7 33.3 16.0 10.7 5.3 2. Huy động sự tham gia đóng góp ý kiến của Hội đồng trường, nhà khoa học, giảng viên, cơ sở tuyển dụng cho việc xây dựng mục tiêu đào tạo SL 105 110 75 50 35 3.53 3 % 28.0 29.3 20.0 13.3 9.3 3. Xây dựng mục tiêu đào tạo trên cơ sở phân tích bối cảnh phát triển của nhà trường và KT- XH của đất nước SL 100 90 100 45 40 3.44 5 % 26.7 24.0 26.7 12.0 10.7 4. Xác định mục tiêu chung và mục tiêu đào tạo của từng ngành nghề SL 120 95 65 50 45 3.53 3 % 32.0 25.3 17.3 13.3 12.0 5. Công khai mục tiêu đào tạo gắn với kết quả đào tạo SL 80 85 70 50 90 3.04 8 % 21.3 22.7 18.7 13.3 24.0 6. Tổ chức thực hiện mục tiêu đào tạo gắn với chuẩn đầu ra của HS SL 75 115 90 45 50 3.32 6 % 20.0 30.7 24.0 12.0 13.3 7. Chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình theo mục tiêu đào tạo SL 120 110 70 40 35 3.64 2 % 32.0 29.3 18.7 10.7 9.3 8. Đánh giá phản hồi của người học để điều chỉnh mục tiêu đào tạo phù hợp SL 80 110 70 55 60 3.25 7 % 21.3 29.3 18.7 14.7 16.0 Điểm TB cộng 3.45 Kết quả khảo sát thể hiện ở biểu đồ 2.2 sau: Biểu đồ 2.2. Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo nghề Kết quả khảo sát cho thấy: Trong quản lý mục tiêu đào tạo, các trường trung cấp đã thực hiện tương đối tốt ở nội dung “Xác định cơ sở pháp lý xây dựng mục tiêu đào tạo”, điểm TB 3.81, xếp thứ bậc 1/8; “Chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình theo mục tiêu đào tạo” xếp thứ bậc 2/8, điểm TB đạt 3.64. Như vậy có thể thấy, mục tiêu đào tạo đã được quán triệt trong nhà trường, được triển khai đảm bảo đúng kiến thức, kỹ năng và thái độ đạt được của nghề nghiệp, “Xác định mục tiêu chung và mục tiêu đào tạo của từng ngành nghề”, điểm TB đạt 3.53, xếp thứ bậc 3/8. Bên cạnh đó, một số nội dung chưa được đánh giá cao: “Công khai mục tiêu đào tạo gắn với kết quả đào tạo”, điểm TB 3.04, xếp thứ bậc 8/8; “Đánh giá phản hồi của người học để điều chỉnh mục tiêu đào tạo phù hợp”, điểm TB 3.25, xếp thứ bậc 7/8. Nội dung này thực hiện ở mức trung bình một phần do các trường chưa xây dựng được chuẩn đầu ra cho HS. Các hoạt động sau đào tạo ít được triển khai đánh giá. Điều này ảnh hưởng đến công tác quản lý đào tạo dựa trên kết quả đào tạo. Các nội dung còn lại như: “Xây dựng mục tiêu đào tạo trên cơ sở phân tích bối cảnh phát triển của nhà trường và KT- XH của đất nước”; “Tổ chức thực hiện mục tiêu đào tạo gắn với chuẩn đầu ra của HS” dù đã được quan tâm nhất định song về cơ bản triển khai thực hiện các nội dung này ở các trường trung cấp hiện nay vẫn còn yếu kém. 2.5.1.3. Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo nghề trong các trường trung cấp Một trong những hoạt động quản lý đào tạo hướng tới tăng cường năng lực thực hiện cho học sinh trong quá trình đào tạo và sau khi tốt nghiệp là quản lý nội dung và chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo là yếu tố thực sự quan trọng tạo nên chất lượng đào tạo. Vì từ chương trình đào tạo, nhà trường sẽ thiết kế xây dựng nội dung và kế hoạch học tập phù hợp. Hơn nữa chương trình đào tạo thể hiện mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của ngành đào tạo. Các khối kiến thức và năng lực dự kiến được hình thành ở người học sẽ được thể hiện trong các học phần của chương trình đào tạo. Bảng 2.26. Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo nghề Nội dung đánh giá SL % Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu Kém 1. Xác định căn cứ pháp lý xây dựng nội dung chương trình đào tạo SL 120 115 55 45 40 3.61 2 % 32.0 30.7 14.7 12.0 10.7 2. Bám sát khung chương trình đào tạo nghề của Bộ GD&ĐT SL 120 120 60 30 45 3.64 1 % 32.0 32.0 16.0 8.0 12.0 3. Nắm bắt cơ cấu dịch chuyển ngành nghề đào tạo để điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình đào tạo phù hợp SL 100 110 90 30 45 3.51 4 % 26.7 29.3 24.0 8.0 12.0 4. Thành lập ban biên soạn chương trình đào tạo SL 105 95 75 55 45 3.43 7 % 28.0 25.3 20.0 14.7 12.0 5. Tổ chức triển khai xây dựng chương trình đào tạo SL 110 100 70 40 55 3.45 6 % 29.3 26.7 18.7 10.7 14.7 6. Lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng trường và đơn vị trong trường về xây dựng chương trình đào tạo SL 80 100 90 55 50 3.28 8 % 21.3 26.7 24.0 14.7 13.3 7. Ra quyết định ban hành chương trình đào tạo SL 110 110 60 40 55 3.48 5 % 29.3 29.3 16.0 10.7 14.7 8. Phổ biến chương trình và kế hoạch đào tạo đến từng cán bộ GV và các phòng, khoa, tổ chuyên môn SL 70 90 80 70 65 3.08 11 % 18.7 24.0 21.3 18.7 17.3 9. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBQL,GV, nhân viên nhà trường về nội dung chương trình đào tạo SL 70 110 65 50 80 3.11 10 % 18.7 29.3 17.3 13.3 21.3 10. Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch đào tạo SL 110 100 80 50 35 3.53 3 % 29.3 26.7 21.3 13.3 9.3 11. Đánh giá, bổ sung nội dung chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động SL 70 100 85 60 60 3.16 9 % 18.7 26.7 22.7 16.0 16.0 Điểm TB cộng 3.39 Kết quả khảo sát thể hiện ở biểu đồ 2.3 sau: Biểu đồ 2.3. Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo nghề Nhận xét khảo sát cho thấy: Công tác quản lý nội dung chương trình được CBQL, GV ở các trường trung cấp đánh giá ở mức trung bình, điểm TB 3.39. Một số nội dung được đánh giá ở mức khá như: Nội dung được đánh giá tốt nhất là nội dung: “Bám sát khung chương trình đào tạo nghề của Bộ GD&ĐT”, điểm TB 3.63 trong đó có 32.0% ý kiến đánh giá tốt; 32.0% ý kiến đánh giá khá; 16.0% ý kiến đánh giá trung bình; 8.0% ý kiến đánh giá yếu và 12.0% ý kiến đánh giá kém. Nội dung “Xác định căn cứ pháp lý xây dựng nội dung chương trình đào tạo” cũng được đánh giá ở mức khá, xếp thứ bậc 2/11, trong đó có 32.0% ý kiến đánh giá tốt và 30.7% ý kiến đánh giá ở mức khá. Các trường đã làm tương đối tốt nội dung: “Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch đào tạo”, điểm TB 3.53. Có thể thấy các hoạt động xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo luôn được các trường thực hiện thường xuyên, đều đặn và được xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động đào tạo. Nội dung được đánh giá thấp nhất là nội dung: “Phổ biến chương trình và kế hoạch đào tạo đến từng cán bộ GV và các phòng, khoa, tổ chuyên môn”, điểm TB 3.08, có 18.7% ý kiến đánh giá yếu và 17.3% đánh giá kém. Công tác “Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường về nội dung chương trình đào tạo” chưa được đánh giá tốt khi có tới 34.6% ý kiến đánh giá ở mức yếu và kém. Như vậy, về cơ bản nội dung đào tạo đáp ứng yêu cầu chung mục tiêu chương trình, chương trình đào tạo được quản lý thống nhất toàn trường và được tổ chức rà soát, cập nhật định kỳ đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế như nội dung chương trình đào tạo còn mang tính hàn lâm, nặng về lý luận. 2.5.1.4. Thực trạng quản lý giáo viên và nhân viên Thực trạng quản lý giáo viên và nhân viên trường trung cấp thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.27. Thực trạng quản lý giáo viên và nhân viên trong các trường Trung cấp Nội dung đánh giá SL % Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu Kém 1.Đảm bảo số lượng giáo viên và nhân viên theo yêu cầu SL 110 100 80 50 35 3.53 3 % 29.3 26.7 21.3 13.3 9.3 2.Xây dựng chế độ chính sách thu hút những giáo viên giỏi SL 120 120 60 30 45 3.64 1 % 32.0 32.0 16.0 8.0 12.0 3.Có chính sách cụ thể để yêu cầu nâng cao đào tạo và bồi dưỡng cho giáo viên SL 70 100 85 60 60 3.16 9 % 18.7 26.7 22.7 16.0 16.0 4. Thường xuyên đưa giáo viên đi tham quan học hỏi kinh ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_dao_tao_nghe_trong_cac_truong_trung_cap_than.doc
  • pdfQĐ Hoi dong cham LATS cap Hoc vien- Nguyen Thi Thu Hoa.pdf
  • docTHÔNG TIN EN - Nguyễn Thị Thu Hòa.doc
  • docTHÔNG TIN VN - Nguyễn Thị Thu Hòa.doc
  • docTRÍCH YẾU EN - Nguyễn Thị Thu Hòa.doc
  • docTRÍCH YẾU VN - Nguyễn Thị Thu Hòa.doc
  • docTT EN - Nguyễn Thị Thu Hòa.doc
  • docTT VN - Nguyễn Thị Thu Hoa.doc
Tài liệu liên quan