Luận án Quản trị công ty niêm yết theo pháp luật Việt Nam

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.8

1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu .19

1.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .26

CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT VÀ

PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT.27

2.1. Những vấn đề lý luận về quản trị công ty niêm yết.27

2.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật quản trị công ty niêm yết .39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .64

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT

NAM .66

3.1. Thực trạng nội dung pháp luật quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam .66

3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam .95

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .113

CHƯƠNG 4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY.115

4.1. Các yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam trong

giai đoạn hiện nay.115

4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay.120

4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam

hiện nay.134

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .148

KẾT LUẬN.149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN PHỤ LỤC

pdf207 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị công ty niêm yết theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đột lợi ích thông qua việc kiểm soát các giao dịch bất thường của công ty Các giao dịch bất thường là những giao dịch ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, giá trị công ty, giá cổ phiếu và các quyền tài sản của công ty, đó có thể là những giao dịch có giá trị lớn hoặc giao dịch với người có liên quan của công ty [69, Tr.493]. Thứ nhất, kiểm soát giao dịch có giá trị lớn Về nguyên tắc, các giao dịch của công ty sẽ do người đại diện hợp pháp của công ty (người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền) ký kết. Tuy nhiên, đối với 88 những giao dịch đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu ĐLCT không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác cần phải được sự đồng ý của ĐHĐCĐ (Điểm d Khoản 2 Điều 135 LDN 2014). Ngoài ra, đối với các hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu ĐLCT không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác thì phải do HĐQT thông qua (Điểm h Khoản 2 Điều 149 LDN 2014). Thứ hai, kiểm soát giao dịch với người có liên quan của công ty Giao dịch với người có liên quan của công ty là giao dịch có một bên là công ty và bên còn lại là các đối tượng trong nội bộ công ty, như thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ), các cổ đông lớn hoặc các bên có mối quan hệ với đối tượng này. Qua thực tiễn pháp luật các nước, có thể thấy có hai giải pháp khác nhau để kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi: i) Giải pháp thứ nhất là pháp luật cấm những đối tượng trên thiết lập giao dịch với công ty và cấm công ty giao dịch với các công ty khác mà ở đó cổ đông hoặc người quản lý công ty có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp; ii) Giải pháp thứ hai là pháp luật vẫn cho phép các chủ thể tiến hành các giao dịch đó nếu hợp đồng thành lập hoặc ĐLCT không cấm nhưng nó phải được công khai, minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ. Hiện nay, luật pháp của Việt Nam cũng như một số nước cũng tiếp cận việc kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo giải pháp thứ hai. Chẳng hạn, theo luật của Mỹ, tuỳ theo mỗi bang nhưng khuynh hướng hiện nay là có ba cách để cho một giao dịch tư lợi được chấp thuận: i) Giao dịch ấy đã được thông báo trọn vẹn và được đa số các thành viên không có lợi ích chấp thuận; ii) Được các cổ đông chấp thuận sau khi đã được thông báo trọn vẹn; iii) Nó công bằng khi được tạo lập [9, Tr.326, 328]. Đối với CTNY, nhằm hạn chế các giao dịch của công ty với người có liên quan gây tổn hại cho cổ đông và công ty, Điều 25 Nghị định 71/2017/NĐ-CP đã đưa ra một số những yêu cầu nhất định sau: i) Phải ký kết hợp đồng bằng văn bản theo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện; ii) Phải áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa những người có liên quan can thiệp vào hoạt động của công ty và gây tổn hại cho lợi ích của công ty thông qua việc kiểm soát các giao dịch, mua bán, giá cả hàng hóa và dịch vụ của công ty; iii) Phải áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa cổ 89 đông và những người có liên quan tiến hành các giao dịch làm thất thoát vốn, tài sản hoặc các nguồn lực khác của công ty. Đặc biệt, đối với việc kiểm soát giao dịch của công ty với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của đối tượng này, Nghị định 71/2017/NĐ-CP cũng có những quy định hạn chế, cụ thể: Một là, CTNY không được cung cấp khoản vay hoặc bảo lãnh cho cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức và người có liên quan của cổ đông đó là cá nhân, tổ chức, trừ trường tại Khoản 2, 3 Điều 26 Nghị định 71/2017/NĐ-CP. Quy định này không chỉ phù hợp với LDN 2014 mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế: Việc cấm công ty con thực hiện bảo lãnh, cho vay công ty mẹ là nguyên tắc phổ biến tại các nước có thông lệ QTCT tốt trên thế giới như Anh, Ireland, Thổ Nhỹ Kỳ, Singapore... [89] Hai là, để tránh các trường hợp lách luật trong các giao dịch với người có liên quan, Khoản 4 Điều 26 Nghị định 71/2017/NĐ-CP cũng nêu rõ, trừ trường hợp được ĐHĐCĐ chấp thuận, CTNY không được: i) Cấp các khoản vay hoặc bảo lãnh khoản vay cho các thành viên HĐQT, KSV, GĐ (TGĐ), các người quản lý; ii) Các giao dịch dẫn đến tổng giá trị giao dịch từ 35% trở lên tổng tài sản của CTNY trên báo cáo tài chính gần nhất với các đối tượng này, cổ đông sở hữu từ 10% vốn cổ phần phổ thông trở lên và người có liên quan của họ, các tổ chức cá nhân trong diện phải công khai thông tin theo quy định của LDN. Bên cạnh đó, Điều 27 Nghị định 71/2017/NĐ-CP cũng quy định về đảm bảo quyền hợp pháp của người có quyền lợi liên quan đến công ty. Theo đó, CTNY phải thực hiện trách nhiệm với cộng đồng và người có quyền lợi liên quan đến công ty theo quy định của pháp luật hiện hành và ĐLCT. CTNY phải tuân thủ các quy định pháp luật về lao động, môi trường và xã hội. Trên cơ sở quy định pháp luật về ngăn ngừa xung đột lợi ích trong QTCT vừa nêu trên, có thể chỉ ra một số bất cập trong quy định pháp luật như sau: Thứ nhất, quy định về xác định người có liên quan không bao quát hết các đối tượng cần kiểm soát nhằm ngăn ngừa các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty. Người có liên quan được quy định tại Khoản 17 Điều 4 LDN 2014, đó là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong đó có trường hợp tại điểm đ là: Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, 90 chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối. Quy định theo hướng liệt kê như trên sẽ dẫn đến việc bỏ sót các trường hợp có mối quan hệ liên quan khác không bị kiểm soát. Ví dụ là giao dịch giữa anh vợ, em vợ của người quản lý công ty với công ty. Giao dịch giữa anh rể/em rể với công ty có mối quan hệ gần gũi tương tự như giao dịch giữa anh vợ/em vợ với công ty nhưng giao dịch sau lại không bị kiểm soát [7, Tr.7]. Bên cạnh đó, theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS (Điều 24, Khoản 9, IAS), các định nghĩa về “người liên quan” rộng hơn so với quy định của LDN 2014. Theo đó, các đối tượng như: con dâu, con rể, bố vợ (chồng), mẹ vợ (chồng) cũng nằm trong diện liên quan. Điều này gây ra sự xung đột trong các quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Thứ hai, quy định về kiểm soát giá trị của giao dịch chưa rõ ràng và bộc lộ nhiều hạn chế. Đối với giao dịch có giá trị lớn, pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ kiểm soát với những giao dịch có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty. Như vậy, theo Điều 135 và Điều 149 LDN 2014, đối với những giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35%, nếu ĐLCT không quy định tỷ lệ nhỏ hơn, giao dịch đó sẽ không thuộc diện bị kiểm soát. Với những trường hợp như trên, rất có khả năng xảy ra là để cho giao dịch không bị kiểm soát, họ sẽ “xé nhỏ” giao dịch lớn ra thành các giao dịch nhỏ. Tương tự như vậy, với những giao dịch tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định 71/2017/NĐ-CP, trong trường hợp không muốn giao dịch được chấp thuận ở cấp ĐHĐCĐ với nhiều khó khăn, phức tạp hơn thì các bên hoàn toàn có thể chia nhỏ giao dịch để chuyển xuống cấp HĐQT - có thể nhận được nhiều sự ủng hộ hơn – chấp thuận. Cần phải hoàn thiện các quy định nêu trên để việc xác định giá trị của giao dịch trở nên minh bạch hơn. Thứ ba, việc áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa những tổn hại lợi ích chỉ tập trung vào lợi ích của công ty. Cụ thể, các quy định tại Khoản 2 Điều 25 và Khoản 3 Điều 25 Nghị định 71/2017/NĐ-CP chỉ quan tâm tới việc áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa những tổn hại cho lợi ích của công ty mà chưa xem xét đến khả năng gây tổn hại đến lợi ích chính đáng của các bên liên quan hay tính hiệu quả của thị trường. Việc bỏ quên những nhóm lợi ích này có thể dẫn đến các quyết định của công ty sẽ chỉ nhắm vào những mục tiêu ngắn hạn mà không quan 91 tâm tới những yêu cầu của việc dung hoà lợi ích các bên liên quan và bảo đảm an toàn, hiệu quả cho TTCK. 3.1.4. Thực trạng nội dung pháp luật về chế độ báo cáo và công bố thông tin Báo cáo và công bố thông tin là nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả các CTNY trên TTCK Việt Nam, đây còn là trách nhiệm của các CTNY với các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng nhà đầu tư nói chung và các cổ đông nói riêng. CTNY có nghĩa vụ công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin định kỳ và bất thường về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và tình hình QTCT cho cổ đông và công chúng. Ngoài ra, CTNY cũng phải công bố các thông tin khác nếu các thông tin đó có khả năng ảnh hưởng đến giá chứng khoán và ảnh hưởng đến quyết định của cổ đông và nhà đầu tư. Thông tin và cách thức công bố thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật và ĐLCT. Việc công bố thông tin được thực hiện bảo đảm cổ đông và công chúng có thể tiếp cận công bằng. Ngôn ngữ trong công bố thông tin cần rõ ràng, dễ hiểu và tránh gây hiểu lầm cho cổ đông và nhà đầu tư. Ngoài các thông tin cơ bản phải công khai đối với CTCP tại Điều 171 LDN, CTNY phải: i) Báo cáo UBCKNN, SGDCK và công bố thông tin về mô hình tổ chức quản lý và hoạt động công; ii) Công bố thông tin về tình hình QTCT tại các kỳ ĐHĐCĐ thường niên và trong báo cáo thường niên của công ty; iii) Công bố thông tin về tiền lương của GĐ (TGĐ) và người quản lý khác – thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty và phải báo cáo ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên (Điều 29, 30, 31 Nghị định 71/2017/NĐ-CP). Ngoài ra, CTNY phải tuân thủ chế độ công bố thông tin dưới 3 hình thức tùy từng trường hợp khác nhau, bao gồm: định kỳ, bất thường và theo yêu cầu được quy định tại Điều 8 đến điều 13 Thông tư 155/2015/TT-BTC về công bố thông tin trên TTCK. 3.1.5. Thực trạng nội dung pháp luật về giám sát và xử lý vi phạm UBCKNN là chủ thể có trách nhiệm giám sát nội dung liên quan đến QTCT của các CTNY theo quy định của Nghị định 71/2017/NĐ-CP. Theo đó, các CTNY và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện đúng quy định; có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin, tài liệu, dữ liệu liên quan đến hoạt động QTCT của CTNY và giải trình các sự việc liên quan theo yêu cầu của UBCKNN. 92 Trường hợp các CTNY và các tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm quy định về QTCT, các đối tượng này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 108/2013/NĐ- CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 145/2016/NĐ-CP) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Có thể nhận thấy, chế tài được áp dụng chủ yếu đối với những hành vi vi phạm pháp luật về QTCT là chế tài hành chính (Điều 11 – Vi phạm về QTCT đại chúng, Điều 33 - Vi phạm quy định về công bố thông tin, Điều 34 – Vi phạm quy định về báo cáo). Mức phạt với các hành vi vi phạm tối đa 100 triệu đồng với các lỗi về quyền của cổ đông, bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT, BKS, triệu tập họp và thông qua các quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS. Các lỗi về cung cấp thông tin cho cổ đông, BKS có mức phạt từ 30-50 triệu đồng Ngoài ra, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) còn đặt ra chế tài hình sự đối với các tội danh như: Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 209), Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều 210), Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (Điều 212).... Mức cao nhất của hình thức phạt tiền đối với các vi phạm hành chính là 100 triệu đồng, mức cao nhất của hình phạt tù là 7 năm. Với mức phạt này, tính răn đe đối với doanh nghiệp, các cá nhân vi phạm là không lớn. Trong khi đó, những hệ quả có thể xảy ra, bao gồm ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư do tiếp cận không đầy đủ thông tin có thể tác động lên giá cổ phiếu, mất niềm tin về công ty (với những trường hợp cố tình công bố thông tin sai lệch), dù khó chứng minh, nhưng lại không hề nhỏ [19]. Tóm lại, từ những phân tích thực trạng nội dung pháp luật QTCTNY trên, tác giả rút ra được một số kết luận sau: Thứ nhất, khung pháp luật về QTCTNY ở Việt Nam về cơ bản đã được đảm bảo. Với các văn bản quy phạm pháp luật là LDN, LCK, Nghị định 71/2017/NĐ-CP, Thông tư 95/2017/TT-BTC..., có thể thấy, khung pháp luật về QTCTNY ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của TTCK. Hàng loạt các văn bản pháp luật mới ra đời với nhiều điều luật được sửa đổi, bổ sung cùng nhiều quy định mới đã giải quyết được những khó khăn trong thực tế và chạm đến thông lệ tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng QTCTNY ở Việt Nam hiện nay. Đây là thành công bước đầu khi các văn bản pháp luật này đã quy định 93 khá đầy đủ và thống nhất các nội dung hay các yếu tố cấu thành của khung pháp luật QTCTNY. Đặc biệt, nội dung các quy định pháp luật QTCNY hiện nay đã tập trung giải quyết được những vấn đề cơ bản của QTCT, đó là giải quyết mối quan hệ giữa cổ đông và những người quản lý, điều hành [10], bên cạnh đó, cũng dần có sự quan tâm nhất định tới việc điều hòa lợi ích đối với các bên liên quan của công ty. Thứ hai, nội dung các quy định pháp luật QTCTNY đã đáp ứng yêu cầu khắt khe của hoạt động QTCTNY bằng việc đặt ra những điều kiện cao hơn so với pháp luật QTCT thông thường. Cụ thể: Một là, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cổ đông. Phần lớn các quy định của Nghị định 71/2017/NĐ-CP nhắc lại quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong LDN 2014 nhưng điểm khác biệt là các quy định QTCTNY tập trung vào việc tạo điều kiện cho cổ đông tham gia vào quản lý và giám sát CTNY, đặc biệt bảo vệ đối với cổ đông, nhóm cổ đông thiểu số. Nghị định 71/2017/NĐ-CP cũng quy định chi tiết các nội dung báo cáo của HĐQT và BKS tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên và yêu cầu HĐQT phải xây dựng, trình ĐHĐCĐ thông qua Quy chế nội bộ về QTCT. Tất cả các quy định này thể hiện pháp luật QTCTNY chú trọng việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông CTNY theo hướng đề cao vai trò của ĐHĐCĐ – cơ quan chủ sở hữu công ty – trong việc QTCT [10]. Hai là, liên quan đến HĐQT. So với các quy định chung của LDN đối với thành viên HĐQT, Nghị định 71/2017/NĐ-CP đặt ra thêm khá nhiều các yêu cầu về điều kiện và trách nhiệm của thành viên HĐQT. Điều này là phù hợp với tính chất của CTNY, nơi mà phần lớn các cổ đông không thể tham gia trực tiếp vào việc quản lý công ty. Các quy định về HĐQT của CTNY có những yêu cầu rất cao về: i) Điều kiện, quy trình ứng cử, đề cử thành viên HĐQT; ii) Tư cách thành viên HĐQT; iii) Thành phần HĐQT; iv) Quyền và trách nhiệm của thành viên HĐQT nói riêng và HĐQT CTNY nói chung, thể hiện vấn đề pháp luật QTCTNY tại Việt Nam đang cố gắng giải quyết vấn đề cốt lõi của HĐQT là tính độc lập khi cố gắng tách bạch giữa chủ sở hữu và người quản lý, giữa người quản lý với người điều hành. Ba là, liên quan đến BKS. Pháp luật QTCTNY quy định chi tiết hơn so với LDN về tiêu chuẩn, điều kiện của KSV nói chung và Trưởng BKS nói riêng. Ngoài ra, Nghị định 71/2017/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của KSV 94 và BKS, về cuộc họp BKS như số lần họp tối thiểu trong năm, điều kiện để cuộc họp hợp lệ, quyền yêu cầu thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ) và đại diện kiểm toán độc lập tham dự và trả lời các vấn đề mà KSV quan tâm. Bốn là, liên quan đến ngăn ngừa xung đột lợi ích. Pháp luật QTCTNY có các quy định cụ thể hơn so với LDN liên quan đến vấn đề ngăn ngừa và giám sát những giao dịch có khả năng tạo ra xung đột về lợi ích giữa các thành viên HĐQT, thành viên BKS, GĐ (TGĐ) và các cán bộ quản lý khác với công ty. Do cơ cấu cổ đông đa dạng và số lượng cổ đông lớn, việc đặt ra yêu cầu phải có cơ chế kiểm soát các giao dịch có nguy cơ gây ra những xung đột lợi ích là vô cùng cần thiết. Năm là, liên quan đến chế độ công bố thông tin. Các quy định về công bố thông tin của CTNY cụ thể hơn rất nhiều so với CTCP thông thường khi ngoài chịu sự điều chỉnh của LDN, Nghị định 71/2017/NĐ-CP, còn phải tuân theo yêu cầu của Thông tư 155/2015/TT-BTC về công bố thông tin trên TTCK. Thứ ba, pháp luật QTCTNY ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã có những bước tiến dài trong việc tiếp cận các chuẩn mực quốc tế về QTCT. Điều này thể hiện qua các yêu cầu, nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về QTCT đã từng bước được nội luật hóa trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Các quy định trong LDN, LCK và các văn bản hướng dẫn được xây dựng trên cơ sở Bộ các nguyên tắc về QTCT của OECD và điều kiện thực tế tại Việt Nam đã hiện thực hoá các mục tiêu của QTCT thể hiện ở các phương diện sau: i) Các quy định pháp luật tập trung vào việc tăng cường việc bảo vệ các quyền của cổ đông, đặc biệt là các cổ đông nhỏ. Đảm bảo những quyền lợi cơ bản của các cổ đông như: quyền được ghi nhận sở hữu, quyền tham gia ĐHĐCĐ, quyền được phân chia lợi nhuận, quyền được tiếp nhận thông tin được tôn trọng và bảo vệ; ii) Các quy định pháp luật đã quan tâm tới việc đảm bảo việc đối xử công bằng giữa các cổ đông. Theo đó, nhiều quy định đã được thể hiện trong các văn bản pháp quy nhằm tránh các cổ đông nhỏ bị đối xử không công bằng, đảm bảo các cổ đông lớn, cổ đông nội bộ không lợi dụng ưu thế của mình để tiếp cận các thông tin nội bộ, tiếp cận nguồn vốn của công ty, được ưu đãi trong việc phân chia lợi nhuận hay khả năng tiếp cận cơ hội kinh doanh; iii) Nhiều quy định xuất hiện đã góp phần tăng cường tính minh bạch trong hoạt động QTCT. iv) Các quy định 95 pháp luật đã tập trung nâng cao chất lượng trong hoạt động của các thành viên HĐQT và BKS công ty (Xem thêm tại Phụ lục 03). Tuy nhiên, cũng cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng, pháp luật về QTCTNY mặc dù đã có những cải thiện và tiến bộ nhất định nhưng vẫn còn nhiều bất cập: một số quy định pháp luật không thống nhất; các điều kiện, tiêu chuẩn đặt ra không đồng đều, quá thấp hoặc quá cao so với thông lệ QTCT của quốc tế và khu vực; thiếu các hướng dẫn cụ thể để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình áp dụng pháp luật. Các bất cập tập trung chủ yếu tại các nội dung: cấu trúc và mô hình quản trị; chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của HĐQT và BKS; cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích của cổ đông; cơ chế kiểm soát và ngăn ngừa các giao dịch tiềm ẩn xung đột lợi ích; vấn đề minh bạch và công bố thông tin... Đây sẽ là những nội dung cần phải được tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới. 3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam Để có thể đánh giá về thực tiễn thi hành pháp luật QTCTNY ở Việt Nam, ngoài các minh chứng đến từ các vụ việc thực tế, tài liệu thống kê của UBCKNN, tác giả chủ yếu sử dụng số liệu tại các báo cáo của các tổ chức uy tín sau: Ở cấp độ quốc tế là Báo cáo Thẻ điểm QTCT khu vực ASEAN từ 2012 đến 2016 [1] [2] [3]. Trong Báo cáo Thẻ điểm QTCT khu vực ASEAN, có 5 khía cạnh đánh giá QTCT là: PartA - Quyền của cổ đông, Part B - Đối xử công bằng với các cổ đông, Part C - Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan, Part D - công bố thông tin và minh bạch, Part E - Vai trò và trách nhiệm của HĐQT. Trong năm đánh giá 2015 - 2016, Việt Nam có tổng cộng 55 công ty được đánh giá tình hình QTCT Ở phạm vi trong nước: i) Báo cáo đánh giá QTCT tại các Doanh nghiệp niêm yết Việt Nam năm 2018 đối với 485 CTNY của VNX Allshare tháng 4/2018, tài liệu thuộc Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm 2018. Các lĩnh vực QTCT được chú trọng đánh giá bao gồm: Vai trò HĐQT (hoạch định, giám sát thực thi chiến lược, quản trị rủi ro); Cấu trúc HĐQT; Đảm bảo công bố thông tin và minh bạch; Đảm bảo quyền cổ đông trong ĐHĐCĐ; Đảm bảo kiểm soát giao dịch bên liên quan; Đảm bảo vai trò các bên hữu quan chính yếu. Các tiêu chí được xây dựng nhằm đánh giá doanh nghiệp trên hai khía cạnh: khía cạnh đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về QTCT (chiếm 70% tỷ 96 trọng) và khía cạnh đánh giá khả năng đáp ứng các thông lệ quản trị tiên tiến của thế giới (chiếm 30% tỷ trọng). ii) Chương trình đánh giá chất lượng QTCT 2016 – 2017 đối với 351 CTNY của SGDCK Hà Nội. Các tiêu chí được xây dựng theo các quy định pháp luật về QTCT ở Việt Nam và các thông lệ QTCT tốt trên thế giới. iii) Báo cáo khảo sát công bố thông tin trên TTCK Việt Nam năm 2016, 2017 của Vietstock và Fili – Báo Tài chính và Cuộc sống. Kỳ khảo sát năm 2017 tương ứng với giai đoạn 01/07/2016 - 30/06/2017, áp dụng với 672 CTNY thuộc 2 SGDCK. Các chuẩn mực của cuộc khảo sát được áp dụng theo quy định trong Thông tư 155/2015/TT-BTC về công bố thông tin trên TTCK. 3.2.1. Những thành tựu đạt được Trong những năm vừa qua, việc thực thi các quy định pháp luật và các thông lệ tốt QTCT đã cải thiện đáng kể hoạt động của các CTNY theo hướng ngày càng công khai và minh bạch hơn; quyền và lợi ích của các cổ đông, các bên liên quan được bảo vệ tốt hơn; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản trị và quản lý, điều hành trong CTNY được phân định rõ ràng hơn. Ở thời điểm hiện tại trên TTCK Việt Nam, theo thống kê của UBCKNN tính đến tháng 6/2018, có 377 CTNY trên SGDCK TP. Hồ Chí Minh và 362 CTNY trên SGDCK Hà Nội. Nếu tính toán về số lượng thì tỷ lệ CTNY ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,12% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động (theo Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2017, số lượng doanh nghiệp đang thực tế hoạt động là 561.064 doanh nghiệp). Thực tế cho thấy, các thủ tục và quy trình tổ chức ĐHĐCĐ tại CTNY đã được cải thiện đáng kể, thời gian tổ chức ĐHĐCĐ theo quy định, thông tin cung cấp về ĐHĐCĐ tương đối đầy đủ. Việc đối xử công bằng với cổ đông có nhiều tiến bộ khi kết quả đánh giá cho thấy các CTNY đạt điểm cao nhất trong Thẻ điểm QTCT khu vực ASEAN [3]. Việc công bố thông tin của các CTNY tương đối kịp thời và đầy đủ, bao gồm báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo QTCT được thực hiện khá tốt [147]. Số liệu cụ thể theo Báo cáo đánh giá QTCT các Doanh nghiệp niêm yết Việt Nam năm 2018 về những nội dung thực hiện tốt về QTCT là: Chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm TGĐ (73%); Cung cấp thông tin về sở hữu cổ phần trực tiếp của từng thành viên trong HĐQT, BKS và BGĐ (91%); Trang thông tin điện tử 97 của công ty công bố thông tin cập nhật Báo cáo tài chính quý, bán niên năm gần nhất (80%); Công bố thông tin Báo cáo thường niên đúng thời hạn theo quy định (76%); Công bố thông tin báo cáo tình hình QTCT định kỳ 6 tháng và năm đúng thời hạ (69%); Có công bố giao dịch cổ phiếu của công ty do người nội bộ của công ty thực hiện (98%); Báo cáo hoạt động của HĐQT có trình bày các kế hoạch trong tương lai (94%); Báo cáo của HĐQT bao gồm nội dung về vai trò lãnh đạo của HĐQT trong quá trình xây dựng, theo dõi/ giám sát thực thi chiến lược của công ty (95%); Có công bố rõ ràng chính sách và thực hành về sức khỏe, an toàn và phúc lợi cho nhân viên (74%) [31, Tr.24-25]. Để có được thành công này, một điểm sáng dễ nhận thấy đó là các CTNY đã ý thức phần nào được trách nhiệm, sự cần thiết của QTCT và đã có nỗ lực nhất định trong các hoạt động của mình. Cụ thể như việc một số CTNY đã có đầu tư vào việc xây dựng các văn bản nội bộ để hình thành khung quản trị trong nội bộ CTNY, như: Điều lệ công ty, Quy chế QTCT, Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT và BKS, Quy chế phối hợp trong hoạt động của HĐQT với BGĐ, Quy chế về công bố thông tin... Các văn bản này khi ban hành đã có tham khảo các quy định của LDN, LCK và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt là Thông tư 121/2012/TT-BTC (trong giai đoạn trước đây) và cập nhật Nghị định 71/2017/NĐ-CP khi mới được ban hành. Một số CTNY lớn còn mạnh dạn áp dụng các thông lệ tốt về QTCT vào các văn bản nội bộ công ty [73]. Đặc biệt, các CTNY cũng rất quan tâm đến khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, lãnh đạo công ty để nâng cao nhận thức về QTCT. Bên cạnh đó, các hoạt động đánh giá tình hình QTCT đã được triển khai thường xuyên hàng năm đem lại hiệu quả cao. Hàng loạt các hoạt động đánh giá tình hình QTCT đã được diễn ra thông qua các hình thức như: đánh giá hoạt động QTCT thông qua các thẻ điểm (Thẻ điểm QTCT tại Việt Nam 2009 – 2011, Thẻ điểm QTCT khu vực ASEAN, Chương trình đánh giá chất lượng QTCT của HNX...); bình xét báo cáo thường niên của các CTNY, lựa chọn Top 50 công ty có Báo cáo thường niên tốt nhất. Có thể nhận thấy, việc tuân thủ pháp luật và thông lệ về tốt QTCTNY đem lại cho CTNY rất nhiều lợi ích. Mặc dù không phải khi nào cũng có thể thấy ngay sự cải thiện trong các kết quả hoạt động của CTNY, tuy nhiên, dù đôi khi khó lượng hóa, lợi ích thu được thường lớn hơn chi phí bỏ ra, đặc biệt là về lâu dài [69, Tr.24]. 98 Hình 3.4. So sánh tỷ lệ doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch giữa khối CTNY và doanh nghiệp không niêm yết (Nguồn: VCCI [164]) Trong điều tra về QTCT của VCCI năm 2016 thì một điều rõ ràng là việc tuân thủ quy định pháp luật và thực hành những thực tiễn tốt về QTCT ở các CT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_tri_cong_ty_niem_yet_theo_phap_luat_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan