Luận án Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Tây Nam (Nghiên cứu ứng dụng cho khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh)

MỤC LỤC

Lời cảm ơn. . i

Lời cam đoan.ii

Danh mục các chữ viết tắt. .viii

Danh mục hình, sơ đồ, đồ thị. . x

Danh mục bảng, biểu.xii

MỞ ĐẦU. 1

Tính cấp thiết của đề tài . 1

Mục tiêu nghiên cứu. 2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2

Phương pháp nghiên cứu. 3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 5

Đóng góp mới của luận án . 5

Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận án . 6

Cấu trúc luận án. 8

NỘI DUNG . 9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA

KHẨU BIÊN GIỚI VÀ CÁC VẤN ĐÈ LIÊN QUAN . 9

1.1. NHẬN THỨC VỀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU. 9

1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI TRÊN THẾ GIỚI12

1.2.1. Khu kinh tế cửa khẩu Châu Âu.12

1.2.2. Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Mỹ .14

1.2.3. Các khu kinh tế cửa khẩu châu Á .16

1.2.4. Nhận xét chung .17

1.3. TỔNG QUAN QUY HOẠCH XÂY DỰNG, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG

GIAN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI Ở VIỆT NAM . 18

1.3.1. Tổng quan về các khu kinh tế cửa khẩu biên giới ở Việt Nam.18iv

1.3.2. Thực trạng Quy hoạch xây dựng và định hướng phát triển không gian các khu

kinh tế cửa khẩu biên giới tại Việt Nam .20

1.4. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

BIÊN GIỚI TÂY NAM . 24

1.4.1. Giới thiệu về khu vực biên giới Tây Nam và các khu kinh tế cửa khẩu biên giới

Tây Nam .24

1.4.2. Thực trạng Quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Tây Nam .26

1.4.3. Những khó khăn, bất cập trong công tác Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế

cửa khẩu biên giới Tây Nam.45

1.5. TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU, DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 47

1.5.1. Các công trình nghiên cứu trong nước.47

1.5.2. Các công trình nghiên cứu trên thế giới.55

1.6. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN . 58

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH

XÂY DỰNG CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI TÂY NAM VIỆT NAM . 60

2.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU . 60

2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

BIÊN GIỚI. 63

2.2.1. Vai trò của xây dựng khu kinh tế cửa khẩu biên giới đối sự phát triển.63

2.2.2. Quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu biên giới .66

2.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUY HOẠCH XÂY DỰNG

KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI TÂY NAM . 69

2.3.1. Điều kiện tự nhiên.69

2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội các bên .70

2.3.3. Quy mô và tính chất cửa khẩu .71

2.3.4. Chính sách đối ngoại và quan hệ kinh tế - chính trị .71

2.3.5. Cơ chế chính sách đầu tư phát triển khu kinh tế cửa khẩu .74

 

pdf280 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Tây Nam (Nghiên cứu ứng dụng cho khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể xuất bổ sung đối với QH KKTCK. Trong thuyết minh cần có các sơ đồ, bảng biểu phân tích, đánh giá và các hình ảnh minh họa kèm theo. Nội dung cụ thể xem trong phụ lục 3.1. Cấu trúc thuyết minh bao gồm các nội dung chủ yếu như sau: 110 1. Phần mở đầu 2. Phân tích và đánh giá hiện trạng 3. Tiền đề phát triển khu kinh tế 4. Định hướng phát triển 5. Kế hoạch sử dụng đất và các dự án chiến lược. 6. Dự án chiến lược và lộ trình, phương thức thực hiện 7. Quy định quản lý theo đồ án QHC xây dựng 8. Kết luận và kiến nghị 9. Phụ lục 3.2.3.2. Thành phần và nội dung bản vẽ yêu cầu trong đồ án QHC xây dựng KKTCK Thành phần và nội dung hồ sơ bản vẽ QHC xây dựng KKTCK được thể hiện cụ thể trong phụ lục 3.2. Ngoài các thành phần bản vẽ theo quy định của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, tác giả đề xuất cần có bản vẽ và nội dung về hiện trạng và đề xuất xây dựng về không gian ngầm KKTCK. 3.3. ĐỀ XUẤT VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI 3.3.1. Đề xuất quy trình lập, thẩm định, phê duyệt QHC xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu Các KKTCK của từng địa phương nằm trong định hướng quy hoạch quốc gia về phát triển kinh tế cửa khẩu, nên đã được Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ban ngành thông qua. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển KTXH của từng tỉnh, tuân thủ theo định hướng quy hoạch cấp trên được phê duyệt và phù hợp với điều kiện của địa phương, tránh rườm ra, chồng chéo và lãng phí trong công tác quản lý quy hoạch; tác giả đề xuất UBND cấp tỉnh là tổ chức quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt đồ án QHC đối với từng KKTCK của từng tỉnh và có thỏa thuận thống nhất đối với Bộ Xây dựng trước khi phê duyệt và ban hành. 111 Tác giả đề xuất quy trình lập, thẩm định, phê duyệt đồ án QHC xây dựng KKTCK, đảm bảo phù hợp với pháp luật và tốc độ phát triển KTXH theo 2 bước được thể hiện trong hình 3.5. Hình 3.5. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt QHC xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Phân công trách nhiệm a. Bộ Xây dựng Ban hành văn bản góp ý, thống nhất về nội dung đồ án QHC xây dựng KKTCK do UBND cấp tỉnh trình. b. UBND tỉnh - Ban hành quyết định chủ trương lập QHC xây dựng KKTCK trên cơ sở báo cáo đánh giá của Ban Quản lý khu kinh tế, các Sở ban ngành liên quan. - Phê duyệt nhiệm và QHC xây dựng KKTCK. - Thành lập hội đồng khoa học kỹ thuật thẩm định nội dung nhiệm vụ và đồ án QHC xây dựng KKTCK. - Trình xin ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng. - Phê duyệt, ban hành và công bố QHC xây dựng KKTCK. c. Ban Quản lý khu kinh tế 112 - Đại diện UBND tỉnh làm chủ đầu tư để quản lý công tác tổ chức lập nhiệm vụ và QHC xây dựng KKTCK. - Lập nhiệm vụ hoặc chỉ định thầu đơn vị tư vấn có đủ năng lực lập nhiệm vụ quy hoach chung xây dựng KKTCK. - Tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn lập QHC xây dựng KKTCK. - Quản lý về hợp đồng, tiến độ và nguồn vốn lập quy hoạch. - Báo cáo thâm vấn cộng đồng dân cư. - Trình Sở Xây dựng thẩm định đồ án QHC xây dựng KKTCK. d. Các Sở ban ngành - Sở Xây dựng: tham gia đóng góp ý kiến chuyên môn về chuyên ngành quy hoạch xây dựng; trình UBND tỉnh thành lập hội đồng thẩm định quy hoạch xây dựng; tham gia thẩm định nội dung đồ án quy hoạch xây dựng. - Các Sở ban ngành có liên quan: tham gia theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực chuyên ngành mình phụ trách. e. Tổ chức lập quy hoạch Tổ chức lập quy hoạch là đơn vị tư vấn có đủ năng lực, chức năng để lập QHC xây dựng KKTCK và được lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu hoặc thi tuyển, phù hợp với quy định của pháp luật. Tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm bố trí nhân sự phù hợp, đảm bảo năng lực để lập QHC KKTCK. Tiến độ và chất lượng đồ án đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương và xu hướng của cả nước, quốc tế. Hoàn thiện hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. 3.3.2. Đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản pháp lý về quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu Hệ thống hành lang pháp lý là cơ sở quan trọng đầu tiên trong công tác quy hoạch xây dựng và quản lý các KKTCK. Trong những năm qua, các cơ quan chức 113 năng đã dần hoàn thiện và ban hành hệ thống khung pháp lý cơ bản trong công tác quy hoạch xây dựng nói chung và quy hoạch xây dựng KKTCK nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, bất cập trong quá trình triển khai thực tiễn; vì vậy tác giả đề xuất sửa đổi, cập nhật, bổ sung một số nội dung trong hệ thống văn bản pháp lý nhà nước nhằm nâng cao chất lượng công tác lập đồ án quy hoạch xây dựng KKTCK. 3.3.2.1. Đối với hệ thống luật Luật Xây dựng năm 2014 quy định về hoạt động quy hoạch xây dựng gồm: lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng; tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch. Theo Luật Xây dựng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch thì Khu kinh tế được quy định là một trong các khu chức năng và lập quy hoạch xây dựng theo hướng dẫn của Luật Xây dựng, Nghị định 44/2015/NĐ- CP. Các KKTCK bao gồm: khu đô thị (trong đó bao gồm khu dân cư, KCN); khu du lịch; khu vực dân cư nông thôn tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành (QCXDVN 01:2021/BXD; QCVN 07:2016/BXD; TCXDVN 104-2007) và các khu vực chức năng kinh tế cửa khẩu chưa có các quy chuẩn, tiêu chuẩn hướng dẫn quy hoạch xây dựng. Bên cạnh đó, không gian xây dựng của KKTCK và của đô thị có sự tương đồng; vì vậy, tác giả đề xuất sửa đổi trong nội dung Luật Xây dựng quy định hướng tiếp cận quy hoạch KKTCK nói riêng và khu chức năng nói chung như một đô thị và có hướng dẫn cụ thể trong hệ thống văn bản dưới luật. 3.3.2.2. Đối với văn bản dưới Luật Hệ thống văn bản pháp lý có tính thống nhất và chặt chẽ từ trên xuống dưới (từ văn bản luật đến văn bản dưới luật). Tác giả đã đề xuất sửa đổi, bổ sung trong nội dung Luật Xây dựng, do đó, hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Xây dựng có liên quan đến nội dung sửa đổi, bổ sung cần phải thay đổi theo để phù hợp với nội dung luật, cụ thể: bổ sung nội dung quy hoạch xây dựng khu chức năng nói chung và KKTCK nói riêng trong nội dung QCXDVN 01:2008; trong đó cần có các chỉ tiêu, quy định cụ thể đối với các khu vực chức năng khác trong KKTCK, như khu vực quản lý cửa khẩu, khu vực phi thuế quan, khu vực logistics 114 3.4. ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHO KHU KINH TẾ CỬA KHẨU MỘC BÀI, TỈNH TÂY NINH 3.4.1. Giới thiệu về Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm ở vị trí cầu nối giữa TP Hồ Chí Minh và thủ đô Phnompenh, Campuchia. Tây Ninh được xem là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với Campuchia, Thái Lan đồng thời có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh thuộc ĐBSCL. Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, KTXH của tỉnh Tây Ninh đã có những chuyển biến rất tích cực. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Thu hút đầu tư tiếp tục khởi sắc theo hướng chọn lọc các dự án lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thân thiện môi trường [10],[25]. Tây Ninh có 3 KKTCK là Mộc Bài (21.283ha), Xa Mát (34.197ha) và Tân Nam (43ha). Cho đến nay, hạ tầng các KKTCK từng bước được đầu tư đồng bộ, nhưng quy hoạch mang dấu ấn của các cơ quan quản lý Nhà nước nên chưa phù hợp với xu hướng phát triển, gắn kết được ý tưởng và quan tâm của nhà đầu tư dẫn đến việc triển khai xây dựng thực tế còn chậm và thiếu hiệu quả. Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất phía Nam trên tuyến BG đất liền Việt Nam- Campuchia; thuộc các xã Long Thuận, Tiên Thuận, An Thạnh, huyện Bến Cầu và các xã Phước Bình, Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng. Cửa khẩu Mộc Bài không chỉ là một cửa ngõ của Tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại với Campuchia mà còn giữ vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, trở thành trung tâm giao dịch thương mại quốc tế, thực hiện chương trình hợp tác tiểu vùng trong chiến lược phát triển kinh tế ở Nam Việt Nam (xem hình 3.6). So với các cửa khẩu khác trên tuyến BG Việt Nam - Campuchia, cửa khẩu Mộc Bài có lợi thế đặc biệt vì nằm trên đường xuyên Á (con đường bắt đầu từ Myanmar, qua Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và kết thúc ở Quảng Tây - Trung Quốc). Theo con đường này, Mộc Bài chỉ cách TP. Hồ Chí Minh, trung tâm 115 kinh tế lớn nhất của Việt Nam 70 km và Thủ đô PnomPenh của Campuchia 170 km. Hiện nay, công trình giao thông này đã được xây dựng hoàn chỉnh giai đoạn 1 đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khi toàn tuyến đường xuyên Á hoàn thành, cửa khẩu quốc tế Mộc Bài nói riêng, tỉnh Tây Ninh nói chung sẽ trở thành giao điểm quan trọng của hệ thống trục giao thông quốc tế và quốc gia ở phía Nam Việt Nam. KKTCK Mộc Bài được thành lập từ năm 1998 (theo QĐ 210/QĐ-TTg ngày 27/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ), phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Và là 1 trong 8 KKTCK được Thủ tướng Chính phủ xây dựng tiêu chí lựa chọn để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách giai đoạn 2013-2015.[3]. Hình 3.6. Vị trí khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài trong tỉnh Tây Ninh [24] 116 3.4.2. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài Sau khi nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá, phân tích các điều kiện hiện trạng tự nhiên; KTXH; kiến trúc cảnh quan; cơ chế chính sách khu vực, quốc gia và quốc tế; liên kết nội, ngoại vùng và xuyên quốc gia; xu hướng phát triển kinh tế thế giới (trong nội dung chương 1); hiện trạng tổng hợp của KKTCK Mộc Bài được đúc rút trong những vấn đề sau: Tổng hợp SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) S1: Điều kiện tự nhiên thuận lợi. S2: Vị trí, kết nối thuận tiện. Nằm trong vùng TP Hồ Chí Minh và vùng thủ đô Phnompenh. S3: Quỹ đất thuận lợi xây dựng lớn. S4: Giá thành nhân công rẻ. S4: Giá đất thấp S5: Gần các điểm phát triển du lịch (địa đạo Củ Chi, Núi Bà Đen, căn cứ cách mạng Lò Gò, TP Hồ Chí Minh). S6: Quyết tâm mạnh mẽ của lãnh đạo và chính quyền địa phương hướng về đổi mới và mở cửa. W1: Quy mô và mật độ dân số thấp. W2: Lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. W3: Hệ thống hạ tầng thiếu và yếu. W4: Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp W5: Thương hiệu để thu hút, kêu gọi đầu tư. Cơ hội (O) Thách thức (T) O1: Là một trong 9 KKTCK được tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách giai đoạn 2016-2020. O2: Chính sách quốc gia hội nhập toàn cầu (Việt Nam là thành viên của 63 tổ T1: Sự hình thành và phát triển của các khu kinh tế trong cả nước. T2: Ưu đãi về thuế và giá đất ảnh hưởng đến nhà đầu tư. 117 chức quốc tế và hơn 500 tổ chức phi chính phủ: ASEM, APEC, WTO, UNDP) O3: Làn sóng đầu tư nước ngoài do cơ chế mở cửa. O4: Sự ủng hộ từ chủ trương phát triển của chính quyền các cấp. T3: Đầu cơ đất, tham nhũng và bảo hộ. T4: Phát huy giá trị KKTCK vào công cuộc phát triển, xây dựng khu vực, tỉnh Tây Ninh và cả nước. T5: Kết nối chức năng khu kinh tế với các khu vực lân cận và tỉnh. T6: Kết hợp hài hòa giữa công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch và đô thị. T7: Tránh xung đột với các KKTCK liền kề và các khu kinh tế khác T8: Đảm bảo thích ứng với BĐKH. Đánh giá tổng hợp Là khu vực có các điều kiện về tự nhiên, chủ trương, quỹ đất trước hết, thuận lợi cho công tác xây dựng KKTCK. bên cạnh đó, các yếu tố về kết nối, cơ chế chính sách hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế cũng là những tiềm năng phát triển tính chất đặc trưng của KKTCK. Trong quá trình xây dựng KKTCK cần có giải pháp nhằm thu hút dân cư, lao động, đầu tư hạ tầng có trọng điểm và phù hợp với từng giai đoạn. Ngoài ra, quá trình xây dựng, phát triển KKTCK kéo theo các nguy cơ về sự thiếu kiểm soát trong phát triển, phá vỡ cảnh quan sinh thái, ô nhiễm môi trường Điều này cần có công cụ quy hoạch, kết hợp cùng công tác quản lý tạo ra các cơ chế quản lý khu kinh tế. Các nhiệm vụ cần giải quyết trong đồ án quy hoạch Trên cơ sở mục tiêu cần đạt được, quá trình phân tích các điều kiện hiện trạng, đưa ra các dự báo và tiền đề phát triển KKTCK, đồ án quy hoạch cần giải quyết các nhiệm vụ chính sau: (1): Xây dựng hình ảnh và đề xuất chiến lược phát triển KKTCK. (2): Định hướng chiến lược phát triển không gian KKTCK. 118 (3): Xác định các chỉ số sử dụng đất KKTCK. (4): Đề xuất các giải pháp HTKT. 3.4.2.1. Tiền đề phát triển khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài a. Bối cảnh Thực trạng phát triển KKTCK Tây Ninh KKTCK Mộc Bài thuộc 4 xã của huyện Bến Cầu (Lợi Thuận, Long Thuận, Tiên Thuận, An Thạnh) và 3 xã thuộc huyện Trảng Bàng (Phước Bình, Phước Chỉ). So với các cửa khẩu khác trên tuyến BG Việt Nam - Campuchia, cửa khẩu Mộc Bài có lợi thế đặc biệt vì nằm trên đường xuyên Á. Đây là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất phía Nam, tạo tiền đề phát triển vùng kinh tế năng động Đông Nam bộ. Chính vì thế, Cửa khẩu Mộc Bài không chỉ là cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại với Campuchia mà còn giữ vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, trở thành trung tâm giao dịch thương mại quốc tế, thực hiện chương trình hợp tác tiểu vùng trong chiến lược phát triển kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, Mộc Bài vẫn chưa phát huy hết được lợi thế của khu vực kinh tế cửa khẩu quốc tế ở một vị trí quan trọng. Cho đến nay, tiến độ triển khai và vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn thấp. Đến thời điểm hiện tại, KKTCK Mộc Bài không đáp ứng được nhu cầu quản lý quy hoạch xây dựng, cũng như yêu cầu về quản lý đô thị theo xu hướng phát triển. Vì vậy, các định hướng trong quy hoạch cũ cần phải được điều chỉnh phù hợp với chiến lược phát triển KTXH của tỉnh. KKTCK Xa Mát cũng được rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với thực tế. KKTCK Xa Mát nằm trên địa bàn 2 xã Tân Lập và Tân Bình, thuộc huyện Tân Biên, với quy mô 34.197ha, được thành lập theo Quyết định số 186/2003/QĐ-TTg ngày 11/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Sau hơn 10 năm triển khai, do quy hoạch quá lớn, lại có tình trạng chồng lấn ranh đất rừng phòng hộ và bao trùm luôn phần diện tích Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, nên KKTCK Xa Mát không đạt hiệu quả như mong muốn. Kể từ khi thành lập đến nay, KKTCK Xa Mát chỉ có 6 dự án đầu tư trong nước, với tổng số vốn đăng ký 158,5 tỷ đồng, sử dụng 17,46ha đất. Các dự án kinh doanh kho bãi, chợ đường biên, dịch vụ tổng hợp cửa khẩu, bãi đậu xe, thương mại quốc tế, kho ngoại quan, do không giải phóng được 119 mặt bằng, nên đến nay chỉ có 1 dự án (diện tích 4,7ha) là bãi đậu xe của một doanh nghiệp hoạt động, số dự án còn lại vẫn chưa được triển khai. Ngoài ra, quy hoạch đô thị cửa khẩu đã không còn khả thi trong tình hình hiện nay[49]. KKTCK Tân Nam mới được quy hoạch nằm trên địa bàn 2 xã Tân Bình, thuộc huyện Tân Biên, với quy mô 43ha, được thành lập theo Quyết định số 186/2003/QĐ-TTg ngày 11/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Thực trạng phát triển KTXH tỉnh Tây Ninh Tính đến hết tháng 9 năm 2018, về kinh tế, giá trị sản xuất nông- lâm- thủy sản (giá so sánh) thực hiện được 21.243 tỷ đồng, đạt 79,41% so với kế hoạch, tăng 1% so với cùng kỳ. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm ước đạt 227.443 ha, bằng 94% so với kế hoạch, bằng 98,3% so với cùng kỳ; tăng ở cây mì, bắp và giảm ở cây đậu phộng, mía, lúa, rau đậu các loại (cụ thể xem phụ lục 3.4). Định hướng phát triển 1. Đề án rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các KKTCK Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2. Đề án phát triển các KKTCK trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Chuyển động lực phát triển KKTCK Mộc Bài từ phát triển các hoạt động thương mại dựa vào chính sách bán hàng miễn thuế sang động lực mới là tập trung phát triển các dịch vụ cửa khẩu, logistics, phát triển các KCN; Thu hẹp khu phi thuế quan, phát triển thương mại dịch vụ gắn liền với nhà ở đô thị; Thu hút đầu tư tạo các sản phẩm du lịch sinh thái, các khu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí. b. Vị trí và mối liên hệ vùng KKTCK Mộc Bài trong mối quan hệ cả nước Theo đề án rà soát điều chỉnh quy hoạch các KKTCK Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đế năm 2030, thì Việt Nam có 26 KKTCK trong cả nước. Hiện tại, liên kết giữa các KKTCK chưa được quan tâm, các KKTCK tồn tại tương đối độc lập, ít có khả năng phối hợp và hỗ trợ nhau phát triển. Kết nối giữa các KKTCK 120 gián tiếp thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt theo trục quốc gia Bắc Nam và Đông Tây. Hệ thống mạng lưới các KKTCK liên kết với mạng lưới các khu kinh tế nội địa (khu đô thị) liên thông với các Khu kinh tế biển, tạo thành các hành lang phát triển kinh tế theo hướng Đông – Tây. Chính việc phát huy tiềm năng của hai đầu hệ thống hành lang này (biển và cửa khẩu) sẽ tạo động lực phát triển không chỉ cho từng khu kinh tế (Khu đô thị, KKTCK, Khu kinh tế biển) của hành lang mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế trong toàn vùng, miền và trong cả nước. (Và sẽ không còn tồn tại khái niệm về vùng sâu, vùng xa nữa.). KKTCK Mộc Bài kết nối với trung tâm động lực TP HCM thông qua hành lang kinh tế Đông Tây, từ đó kết nối hệ thống cảng biển Vũng Tàu. Trong mạng lưới khu vực, quốc tế Việt Nam nằm trong hành lang kinh tế biển Đông Nam Á gắn liền với các quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc, tiểu vùng sông MêKông, các nước ASEAN tạo nên một khu vực động lực quan trọng của Châu Á. Trong khu vực Đông Nam Á, hệ thống đường Xuyên Á liên kết hành lang này trên bộ. KKTCK Mộc Bài nằm trong hành lang kinh tế Đông – Nam tạo nên một trục kết nối Bangkok, Phnompenh và TP HCM. Hành lang này kết nối các TP có mức độ tham gia mạnh mẽ vào quá trình toàn cầu hóa với các TP phát triển mới. Hình 3.7. Kết nối Tây Ninh với các nước trong khu vực [27] 121 Hệ thống đường sắt Xuyên Á đang dần hình thành liên kết với hệ thống đường sắt quốc gia Việt Nam qua Khu KTCK Mộc Bài và nối kết với đường sắt cao tốc ra cảng biển Sao Mai – Bến Đình. Sự liên kết chặt chẽ đường sắt, đường bộ xuyên BG qua KKTCK Mộc Bài có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của khu kinh tế nói riêng và của quốc gia nói chung. c. Tính chất, vai trò và động lực Tính chất - Là KKTCK phục vụ cho các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa và quan hệ chính trị ngoại giao giữa Việt Nam, Campuchia và các nước trong khối Asean. - Là trung tâm TMDL và đầu mối giao thông trong nước và quốc tế. - Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật quan trọng của tỉnh Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ. - Khu vực có vị trí quan trọng về an ninh , quốc phòng. Vai trò - Tăng cường giao lưu, hiểu biết về văn hóa giữa hai nước, từ đó cải thiện an ninh BG, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia và quốc tế, tạo ra thế vững mạnh về quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền BG, góp phần củng cố hòa bình. - Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu, buôn bán, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Campuchia. - Tạo niềm tin và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ở khu vực BG để thâm nhập vào thị trường của nhau. - Gia tăng buôn bán và du lịch BG tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy qua trình đô thị hoá, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, tăng nguồn thu cho tỉnh Tây Ninh, góp phần làm tăng vị thế và dần đưa Tây Ninh phát triển ngang bằng với các tỉnh đồng bằng, duyên hải. - Hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng tổng hợp với các mạng lưới giao thông nối liền giữa KKTCK Mộc Bài với Campuchia và các nước trong khu vực, nội địa 122 và ven biển của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác liên vùng về kinh tế - xã hội giữa các vùng của đất nước. Động lực 1. Cơ chế, chính sách, chủ trương o Động lực hiện tại. KKTCK Mộc Bài nằm trong chiến lược ưu tiên đầu tư phát triển KKTCK quốc gia và tỉnh Tây Ninh. Chính phủ đã ban hành quy định không ưu đãi về thuế đối với các chủ đầu tư trong khu kinh tế; tuy nhiên đề án phát triển các khu kinh tế của tỉnh Tây Ninh được thông qua đã từng bước đưa ra quy chế đặc thù và tháo gỡ những vướng mắc nhằm kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế, chính trị, thương mại quốc tế cũng là động lực thu hút đầu tư phát triển KTCK. Đối với Campuchia, Chính phủ hai nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác kinh tế hữu nghị, toàn diện và bình đẳng. o Động lực trong tương lai. Quá trình hội nhập toàn cầu ngày càng diễn ra mạnh mẽ; các quốc gia hợp tác bình đẳng, sâu rộng trên nhiều phương diện, lĩnh vực là một trong những điều kiện tiên quyết thúc đẩy KTXH các nước phát triển đồng đều. Cơ chế, chính sách ngày càng thông thoáng; thị trường xuất nhập khẩu sôi động tạo điều kiện để phát triển mạnh mẽ nền sản xuất trong nước, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư, xây dựng, hoàn chỉnh các KKTCK. 2. Kinh tế o Động lực hiện tại. Kinh tế tỉnh Tây Ninh trong những năm gần đây có những bước chuyển mình đáng kể và đã đạt được những thành tựu nhất định. Sự tương đồng của nền kinh tế giữa Tây Ninh và Svay Rieng cũng như giữa Việt Nam và Campuchia tạo điều kiện cho sự phát triển đối xứng giữa cặp kinh tế cửa khẩu giữa hai nước thông qua cửa khẩu Mộc Bài. o Động lực trong tương lai. 123 Nền kinh tế thế giới phát triển như vũ bão, xóa nhòa mọi khoảng cách và ranh giới quốc gia; khi đó thị trường sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu diễn ra mạnh mẽ, tạo tiền đề để phát triển KKTCK giữa các nước. 3. Công nghiệp o Động lực hiện tại. - Tỷ lệ lấp đầy các KCN trong KKTCK Mộc Bài còn thấp. o Động lực trong tương lai. - Nền kinh tế phát triển, KKTCK Mộc Bài phát triển tạo thương hiệu riêng sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp. - Sự phát triển của các KCN lân cận (KCN Trảng Bàng, Bình Dương, Bình Phước) và trung tâm kinh tế TP HCM cũng như các trung tâm trong vùng và cả nước sẽ làm tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu. 4. Hệ thống HTKT o Động lực hiện tại. Hệ thống hạ tầng hiện trạng có quy mô nhỏ, chất lượng thấp, số lượng ít. o Động lực trong tương lai. - Hệ thống hạ tầng giao thông xuyên BG phát triển và hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi trong vận tải, giao lưu. - Hệ thống hạ tầng cũ sẽ được nâng cấp, mở rộng đảm bảo quy mô, tính chất phục vụ KKTCK. - Các hệ thống hạ tầng mới sẽ được xây dựng là tiền đề cơ bản phục vụ hoạt động của KKTCK. - Các công trình hành chính công được đầu tư, đáp ứng nhu cầu quản lý khu kinh tế và quản lý đô thị, cung ứng dịch vụ công cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong KKTCK. - Môi trường sinh sống và làm việc gắn với hoạt động của khu kinh tế sôi động là cơ sở thu hút dân cư khu vực khác về cư trú. 5. Du lịch, dịch vụ 124 o Động lực hiện tại. Tham quan, khám phá và mua sắm ở KKTCK Mộc Bài cũng như huyện Bến Cầu (địa đạo Lợi Thuận) trong những năm qua đã thu hút được nhiều khách trong và ngoài nước. Trong khu kinh tế cũng đã xây dựng các tổ hợp khách sạn, thương mại dịch vụ phục vụ khách du lịch. o Động lực trong tương lai. Với vị trí gần TP Tây Ninh và TP HCM, thông qua hệ thống kết nối giao thông thuận lợi, khu vực cửa khẩu Mộc Bài có tiềm năng đón lượng khách du lịch từ các điểm đô thị này. Bên cạnh đó, cửa khẩu Mộc Bài cũng là nơi tiếp nhận và thông quan đối với hành khách nước ngoài đến với nước ta. Việc kéo dài thời gian du khách ở lại là nhiệm vụ của cả nước, cả vùng, trong đó có KKTCK Mộc Bài. Cụ thể hóa các nhiệm vụ đó bằng các liên kết thông qua sản phẩm du lịch hỗ trợ nhau hoặc tham gia vào chuỗi giá trị để tạo thành sản phẩm du lịch lớn của cả vùng. 6. Nông – lâm nghiệp o Động lực hiện tại. Khu vực có điều kiện tự nhiên, khí hậu tương đối ôn hòa, thuận lợi để phát triển nông – lâm nghiệp. o Động lực trong tương lai. Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, đảm bảo gia tăng giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị canh tác. Phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn và nông nghiệp công nghệ cao. Liên kết với các cơ sở sản xuất, chế biến, liên kết với các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cây trồng mới, vật nuôi mới có trị cao. d. Viễn cảnh và chiến lược phát triển KKTCK Xây dựng hình ảnh Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài Về mặt chủ trương, định hướng phát triển, vùng đất được xác định là một KKTCK năng động được xây dựng các chức năng thỏa mãn tiêu chí đô thị loại III. 125 Bên cạnh các chức năng kinh tế, thương mại dịch vụ, du lịch, công nghiệp, đô thị, an ninh quốc phòng là tính chất được gán vai trò song hành, kích thích phát triển kinh tế. Các chức năng này được lồng ghép hoặc tách rời, tập trung hoặc phân tán tùy từng không gian và thời điểm khác nhau, phù hợp với chủ trương phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quy_hoach_xay_dung_cac_khu_kinh_te_cua_khau_bien_gio.pdf
  • pdf6. TRÍCH YẾU LATS - NCS TRỊNH NGỌC PHƯƠNG.pdf
  • pdf4. TÓM TẮT LATS - TV - NCS TRỊNH NGỌC PHƯƠNG.pdf
  • pdf3. TÓM TẮT LATS - TA - NCS TRỊNH NGỌC PHƯƠNG.pdf
  • pdf2. TRANG THÔNG TIN LATS - TA - NCS TRỊNH NGỌC PHƯƠNG.pdf
  • pdf1. TRANG THÔNG TIN LATS - TV - NCS TRỊNH NGỌC PHƯƠNG.pdf
Tài liệu liên quan