Luận án Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Yên Bái

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ 2

3. Phạm vi nghiên cứu 3

4. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu 4

5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 9

6. Các luận điểm bảo vệ 12

7. Những điểm mới của luận án 12

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 13

9. Cơ sở tài liệu và cấu trúc của luận án 13

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC 16

1.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong phát triển nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc 16

1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới 16

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước 19

1.1.3. Những nghiên cứu ở tỉnh Yên Bái 22

1.2. Cơ sở lí luận 24

1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên 24

1.2.2. Phát triển Nông nghiệp 29

1.2.3. Hiệu quả và tiêu chuẩn đánh giá việc sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp 33

1.2.4. Cộng đồng các dân tộc và kiến thức bản địa trong sản xuất nông, lâm nghiệp 35

1.3. Cơ sở thực tiễn 41

1.3.1. Khái quát về cộng đồng các dân tộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc 41

1.3.2. Thực trạng phát triển nông, lâm nghiệp và những tác động của cộng đồng các dân tộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đến nguồn tài nguyên đất và rừng 42

Tiểu kết chương 1 44

Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI 45

2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 45

2.1.1. Vị trí địa lí 45

2.1.2. Phạm vi lãnh thổ 45

2.2. Các nhân tố tự nhiên 46

2.2.1. Địa hình 46

2.2.2. Tài nguyên đất 47

2.2.3. Khí hậu 50

2.2.4. Tài nguyên rừng 51

2.2.5. Tài nguyên nước 52

2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội 54

2.3.1. Dân cư và nguồn lao động 54

2.3.2. Cơ sở hạ tầng 56

2.3.3. Chính sách phát triển nông, lâm nghiệp 58

2.3.4. Thị trường 59

2.4. Cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Yên Bái 59

2.4.1. Nguồn gốc và đặc điểm phân bố các dân tộc 59

2.4.2. Tập quán sản xuất và sinh hoạt của các dân tộc 60

Tiểu kết chương 2 66

Chương 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ RỪNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC TỈNH YÊN BÁI 67

3.1. Thực trạng ngành nông, lâm nghiệp tỉnh Yên Bái 67

3.1.1. Sản xuất nông nghiệp 67

3.1.2. Ngành lâm nghiệp 68

3.2. Thực trạng sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái 69

3.2.1. Khái quát chung về thực trạng sử dụng tài nguyên đất và rừng ở tỉnh Yên Bái 69

3.2.2. Thực trạng sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng dân tộc theo các vùng 71

3.3. Đánh giá chung về việc sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông nghiệp của cộng đồng các dân tộc 115

3.3.1. Hạn chế và cách khắc phục của cộng đồng các dân tộc trong việc sử dụng tài nguyên đất và rừng 115

3.3.2. Sự thích ứng của cộng đồng các dân tộc trong môi trường miền núi vùng cao 116

Tiểu kết chương 3 119

Chương 4. GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẰM SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ RỪNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC Ở TỈNH YÊN BÁI 120

4.1. Cơ sở của các giải pháp và mô hình phát triển kinh tế 120

4.1.1. Quan điểm 120

4.1.2. Mục tiêu 122

4.1.3. Định hướng 124

4.2. Một số giải pháp nhằm sử dụng tài nguyên đất và rừng bền vững trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng dân tộc tỉnh Yên Bái 129

4.2.1. Nhóm giải pháp chung 129

4.2.2. Giải pháp cụ thể 134

4.2.3. Giải pháp cụ thể ở từng địa bàn cư trú của các dân tộc 144

4.3. Mô hình phát triển kinh tế nhằm sử dụng bền vững tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Yên Bái 147

4.3.1. Mô hình canh tác ruộng bậc thang 147

4.3.2. Mô hình trồng cây theo băng 148

4.3.3. Mô hình canh tác nông - lâm kết hợp 148

4.3.4. Mô hình quản lí, sử dụng rừng dựa vào cộng đồng 149

Tiểu kết chương 4 153

KẾT LUẬN 154

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156

TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

PHỤ LỤC 165

 

docx210 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá trị sản xuất cao và ổn định nhất là khai thác gỗ và lâm sản khác, thu nhặt các sản phẩm không phải là gỗ và lâm sản cũng cho giá trị cao nhưng không ổn định. Bảng 3.4. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành của khu vực vùng thấp Đơn vị: (Triệu đồng) Năm Tổng số Chia ra Trồng và chăm sóc rừng Khai thác gỗ và lâm sản khác Thu nhặt sản phẩm không phải gỗ và lâm sản Dịch vụ lâm nghiệp 2010 250.704,0 124.668,0 100.536,0 23.568,2 1.932,0 2013 201.123,0 80.214,5 97.593,2 21.941,1 2.374,3 2014 157.078,0 60.631,4 73.400,0 20.936,3 2.110,3 2015 117.396,7 28.557,9 77.424,0 4.961,7 6.453,2 2016 104.584,4 31.765,4 61.048,7 7.885,3 3.885,0 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Bình 2016 2010 2013 2014 2015 2016 TĐTT (%) Năm Hình 3.5. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp qua các năm của các vùng ở tỉnh Yên Bái Hình 3.6. Bản đồ biến động tài nguyên rừng theo các vùng của tỉnh Yên Bái Hình 3.7. Bản đồ hiện trạng sản xuất ngành lâm nghiệp theo các vùng của tỉnh Yên Bái Bảng 3.5. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng chính và thuỷ sản ở vùng thấp Cây trồng/ Vật nuôi 2005 2010 2015 2016 So sánh SL 2016/2005 Cây hàng năm DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) +,- (tấn) (%) Lúa cả năm 4.380,0 43,6 19.096,8 4.419,0 48,15 21.278,0 4.420,0 50,75 22.432,0 4.505 51,58 23.237 4.140,2 106,8 Lúa xuân 2.028,0 46,0 9.328,8 2.128,0 48,50 10.321,0 2.136,0 51,77 11.057,0 2.214 53,22 11.748 2.124,2 105,8 Lúa mùa 2.352,0 41,5 9.760,8 2.291,0 47,83 10.957,0 2.284,0 49,80 11.375,0 2.291 49,99 11.453 1.692,2 107,7 Ngô cả năm 984,0 30,0 2.952,0 1.458,0 29,32 4.274,0 1.590,0 30,75 4.891,0 1.584 30,95 4.903 1.951,0 175,1 Sắn cả năm 1.755,0 130,0 22.815,0 3.148,0 223,30 70.306,0 3.140,0 209,58 65.808,0 3.088 211,53 65.319 42.504,0 396,2 Khoai lang 616,0 55,0 3.388,0 756,0 53,88 4.073,0 704,0 56,56 3.982 718 53,73 4.119 731,0 116,7 Đậu tương 128,5 6,4 82,2 161,8 6,6 106,7 158,9 7,1 112,8 157,0 7,1 111,4 29,2 138,0 Lạc 292,5 8,9 260,3 340,5 9,1 309,8 325,3 9,5 309,0 330,1 9,4 310,2 49,9 154,9 Cây lâu năm (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha)) (tấn) +, -(tấn) (%) Chè 2.526,7 60,0 15.160,2 2.011,0 83,4 16.783,0 1.832 84,6 15.500,0 1.584,0 95,4 15.123,0 -37 139,3 Cây cam quýt 94,4 26,9 254,1 110,0 27,0 298,0 53,0 26,0 138,0 56,0 21,6 121,0 -33 350,4 Cây LN (8năm) 2.886,7 80,0 23.093,6 3.106,0 85,0 26.401,0 2.907,0 90,0 26.163,0 2.802,0 89,0 24.378,0 1.284,0 105,6 Nuôi trồng TS (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) +,- (tấn) (%) Thuỷ sản 917,8 16,8 1.543,2 909,0 34,8 3.163,0 776,0 45,0 3.942,0 722,0 45,8 3.306,7 1.763,5 214,2 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Bình năm 2010, 2016 và tính toán của tác giả từ số liệu điều tra Hình 3.8. Bản đồ hiện trạng phát triển và phân bố nông nghiệp theo các vùng của tỉnh Yên Bái Loại hình canh tác chính của khu vực vùng thấp là trồng lúa, trồng sắn, trồng chè, trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản. Theo thời gian, diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng này có sự thay đổi. Sự thay đổi đó được thể hiện cụ thể trong bảng 3.5. - Lúa: Tại vùng thấp, lúa nước được trồng tập trung trên đất ruộng, là loại đất phù sa cơ giới nhẹ, có mức độ thích nghi trung bình.Từ năm 2005 đến năm 2016, cây lúa luôn chiếm diện tích lớn nhất và khá ổn định qua các năm (DT lúa cả năm năm 2005 là 4.380,0 ha, năm 2016 là 4.505,0 ha). Sản lượng lúa tăng 4.140,2 tấn, sản lượng lúa tăng chủ yếu là do tăng năng suất. Cơ cấu mùa vụ đang có sự thay đổi theo hướng đưa vụ xuân lên làm vụ chính. Cây lúa đã đảm bảo được an ninh lương thực trong khu vực và đáp ứng một phần nhu cầu thị trường trong tỉnh. - Sắn: Năm 2004, khi nhà máy chế biến tinh bột sắn được đưa vào hoạt động xây dựng thì từ năm 2005 đến năm 2016 diện tích sắn và đặc biệt là sắn cao sản liên tục tăng và đến năm 2016 sắn là cây trồng có diện tích lớn thứ 2 ở khu vực vùng thấp. Theo đánh giá của Viện Nông hoá Thổ nhưỡng thì đất nông nghiệp ở khu vực vùng thấp của tỉnh Yên Bái rất thích hợp cho việc phát triển cây sắn. Kết quả khảo sát của viện cho thấy có khoảng 27,57% tổng DTĐT có độ thích nghi cao với cây sắn, có khoảng 42,47% tổng DTĐT có mức độ thích nghi trung bình với cây sắn. Bên cạnh đó hiệu quả trồng sắn của vùng khá cao do hệ thống tưới tiêu được đảm bảo. Đến năm 2016, diện tích trồng sắn của vùng đạt hơn 3.088 ha cho sản lượng 65.319,0 tấn và tăng 42.504 tấn so với năm 2005. - Cây ăn quả: Trong vùng có sự đa dạng về chủng loại cây ăn quả như cam, quýt, bưởi, xoài Trong đó, cây ăn quả chủ lực của vùng là cây bưởi. Bưởi được trồng nhiều nhất ở huyện Yên Bình, đặc biệt là bưởi ở xã Đại Minh được đánh giá có chất lượng bưởi ngon nhất. Đối với khu vực vùng thấp, cây bưởi không chỉ đem lại giá trị về kinh tế cho người nông dân mà nó còn đem lại hình ảnh cho vùng trên thị trường trong nước và hướng ra quốc tế. Đặc điểm của cây bưởi và các cây ăn quả có múi khác là khá thích nghi với các loại đất thịt hoặc đất có thành phần cơ giới nhẹ kết hợp với lượng mưa lớn. Theo đánh giá của Viện Nông hoá Thổ nhưỡng về mức độ thích nghi của cây ăn quả đối với khu vực vùng thấp thì đất nông nghiệp ở khu vực này rất thích hợp cho việc phát triển các cây ăn quả có múi. Kết quả khảo sát của viện cho thấy có khoảng 19,9% tổng DTĐT có độ thích nghi cao, có khoảng 43,1% tổng DTĐT có mức độ thích nghi trung bình. Mặt khác diện tích đất nông nghiệp của vùng có địa hình tương đối bằng phẳng hoặc hơi lượn sóng, có khả năng tưới tiêu, tầng mặt trên 100 cm, rất thích hợp với cây ăn quả có múi. Năm 2016 diện tích trồng cam quýt của vùng là 56 ha, so với năm 2005 diện tích này giảm nhưng nếu so với một vài năm trở lại đây, diện tích này lại đang có xu hướng tăng lên do nhu cầu của thị trường và đặc biệt là do chính sách quy hoạch của tỉnh Yên Bái về phát triển cây ăn quả có múi tại vùng này. Các cây ăn quả khác của vùng tuy cũng cho hiệu quả nhưng được trồng manh mún, chủ yếu là trồng xen kẽ trong vườn tạp. - Chè: Giống như đa phần các tỉnh miền núi phía Bắc, cây công nghiệp chính được trồng ở khu vực vùng thấp là cây chè. Diện tích trồng chè của vùng năm 2016 là 1.584,0 ha, nếu so với năm 2005 thì diện tích chè giảm gần 1000 ha. Nguyên nhân là do chính sách của tỉnh đang trong giai đoạn chuyển đổi những diện tích chè già cho năng suất thấp sang trồng các giống chè mới cho năng suất cao. Vì vậy, trong nhưng năm qua tuy diện tích chè giảm nhưng năng suất chè lại liên tục tăng từ 60,0 tạ/ha năm 2005 lên 95,4 tạ/ha năm 2016. Chè cũng là loại cây trồng được đánh giá có mức độ thích nghi cao với điều kiện của vùng, cho năng suất và chất lượng tốt nên đây được xem là cây công nghiệp thế mạnh. Chè được trồng nhiều ở các xã Ngọc Chấn, Tân Nguyên, Phúc An, Mỹ Gia, Yên Bình Ngoài cây chè ra cũng có một vài cây công nghiệp được đưa vào trồng như cây quế nhưng có qui mô nhỏ và rất manh mún. Nhìn chung năng suất các cây trồng chính đều có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong giai đoạn 2005 - 2016 sản lượng của tất cả các cây trồng đều tăng, tăng nhiều nhất là sắn, sau đó đến lúa, ngô, cây LN (8 năm). Sản lượng tăng chủ yếu do sự gia tăng của cả diện tích và năng suất, nhưng chủ yếu là do được mở rộng diện tích. Diện tích các cây trồng được mở rộng mà vẫn cho năng suất cao hơn là một thực tế bước đầu khẳng định đất nông nghiệp của vùng đã được sử dụng có hiệu quả hơn. - Thủy sản: Khu vực vùng thấp rất có điều kiện để phát triển thủy sản. Vùng lòng hồ Thác Bà với tiềm năng thủy sản phong phú cho sản lượng đánh bắt hàng năm trung bình khoảng 2.000 tấn. Tuy diện tích nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm, nhưng năng suất và sản lượng vẫn tăng dần theo thời gian do người dân đã có sự đầu tư về giống cũng như khoa học kĩ thuật. Trong các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của khu vực vùng thấp, xét về tất cả các mặt như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công, hiệu quả sử dụng vốn cũng như một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cho thấy: Mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là loại hình nuôi trồng thủy sản, thể hiện ở tất cả các chỉ tiêu như GO, VA, MI, GTNC, HSSDV, GO/IC và VA/IC đều cao; tiếp theo là cây bưởi đặc sản có giá trị sản lượng cao thứ ba, do chi phí trồng bưởi thấp cộng với tốn ít công lao động hơn trồng lúa và màu nên giá trị ngày công cao, GO/IC và VA/IC của loại hình trồng cây bưởi đặc sản cao thứ 2. Chè cho giá trị sản xuất cao thứ 2, nhưng chi phí cao nên GO/IC, VA/IC, IM/IC cao thứ ba. Trồng lúa kết hợp với cây trồng cạn, chuyên trồng lúa, tiếp đến là loại hình trồng sắn là những loại hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao thứ tư. Nếu xét riêng chỉ tiêu GO/IC thì nuôi trồng thủy sản là loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả cao nhất (GO/IC = 13,85 lần), sau đó đến loại hình trồng cây ăn quả (Bưởi đặc sản) với GO/IC = 10,7 lần và loại hình có hiệu quả kinh tế thấp nhất là trồng màu (ngô xuân) (GO/IC = 2,89 lần) (Bảng 3.6). Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp ở vùng thấp (Tính cho 1 ha năm 2016) TT Chỉ tiêu GO (tr. đ) IC (tr. đ) VA (tr. đ) MI (tr. đ) GTNC (ng. đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) MI/IC (lần) 1 Chuyên trồng lúa (Lúa xuân - Lúa mùa) 41,25 9,10 32,15 30,40 96,50 4,53 3,50 3,00 2 Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn (Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông) 56,60 11,10 45,50 43,50 109,80 5,09 4,10 3,92 3 Trồng màu (Khoai lang xuân - Khoai lang mùa) 26,0 7,50 18,5 16,5 60,00 3,4 2,50 2,20 4 Trồng màu (Ngô xuân) 21,66 7,50 14,16 13,16 74,00 2,89 1,89 1,75 5 Trồng cây ăn quả (Bưởi) 74,80 7,00 64,80 62,50 230,00 10,70 9,90 9,30 6 Trồng cây ăn quả (Dứa) 25,90 9,00 16,90 15,70 75,00 2,90 1,90 1,70 7 Trồng Sắn 32,30 6,60 33,70 32,10 80,00 4,91 3,73 3,01 8 Trồng cây lâu năm (Chè) 75,6 11,0 64,6 62,0 152,00 6,87 5,80 5,60 9 Nuôi trồng thuỷ sản 97,00 7,00 90,00 88,00 281,30 13,85 12,85 12,5 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra b. Kiến thức bản địa của dân tộc Kinh trong sản xuất nông, lâm nghiệp * Trong canh tác lúa nước Trong quá trình canh tác lúa nước, đồng bào dân tộc Kinh ở Yên Bái đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ sau. Cụ thể: - Về mùa vụ: Đối với người kinh ở Yên Bái, canh tác lúa nước trên chân ruộng thấp có 2 vụ chính là vụ xuân và vụ mùa. Để hạn chế được một số tai biến thiên nhiên (rét đậm, hạn, mưa nhiều khi chưa kịp thu hoạch) người Kinh ở Yên Bái đã chia lịch mùa vụ như sau: Vụ Xuân - Gieo mạ từ: 25 tháng 1 đến 10 tháng 2 - Cấy lúa từ: 10 tháng 2 đến 25 tháng 2; Vụ Mùa - Gieo mạ từ: 10 đến 30 tháng 6 - Cấy lúa từ: 20 tháng 6 đến 5 tháng 7. - Làm đất, vệ sinh đồng ruộng: Theo kinh nghiệm của bà con, muốn cây lúa phát triển được tốt thì đất phải được cày, bừa kỹ, san phẳng, làm nhuyễn, dọn sạch cỏ dại. Cần có rãnh thoát nước theo độ nghiêng của ruộng. - Kỹ thuật chọn giống: Chọn giống, bà con thường mua giống từ các cơ sở khuyến nông. Theo kinh nghiệm cứ 1,5 - 2 kg giống/sào ruộng. Trước khi gieo hạt giống nên phơi hạt giống 3 - 4 giờ để tăng khẳ năng hút nước của hạt khi ngâm và loại các tạp chất trong hạt giống như cỏ, hạt lép lửng. - Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống: Ngâm hạt giống. Xử lý bằng nước nóng 540C và ngâm khoảng 24 giờ vớt thóc đãi cho hết nước chua. Ngâm tiếp trong nước sạnh 18 giờ để hạt giống hút no nước. Thời gian ủ từ 24 - 26 giờ đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo ngay. - Kỹ thuật cấy lúa: Cấy lúa khi mạ đạt 2 - 3 lá (10 - 15 ngày tuổi). Mật độ khoảng cách: 20 x 12 x 3 dảnh/khóm. Phương pháp cấy: nông tay, thẳng hàng. - Chăm sóc: Làm cỏ lần 1 sau khi bón phân thúc đẻ; lần 2 sau khi bón phân thúc đòng. Điều tiết nước từ khi cấy đến 30 ngày để nước sâu 1 - 2 cm để kích thích quá trình đẻ nhánh.; từ 30-35 ngày sau cấy để khô ruộng ruộng để hạn chế chồi vô hiệu đồng thời hạn chế chất độc trong đất; 40 ngày đến chín cần đảm bảo đủ nước. Tháo hết nước khỏi ruộng trước khi gặt 10 ngày. - Phòng trừ sâu, bệnh hạ: Theo bà con nên tiến hành thăm ruộng định kỳ 7 ngày 1 lần/ và phải phun thuốc cho ruộng khi xuất hiện sâu bệnh hại. Đối với bệnh hại: Bệnh đạo ôn, khi thấy có một vài vết bệnh xuất hiện, sử dụng thuốc hóa học như: Beam 20WP; Trizole 20WP; Fuji-one 40EC; Bump 650WP; FILIA-525EC; Kabim 30EC... để phun; Bệnh khô vằn: Sử dụng các loại thuốc như Anvil, Tilt super, Amistar Top; Bệnh Bạc lá: Bệnh Bạc lá do vi khuẩn gây ra. Bệnh lây lan qua con đường hạt giống. Để phòng trị bệnh chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lý hạt giống. - Kinh nghiệm thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-33 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt. Sau khi cắt tiến hành suốt ngay, không nên phơi mớ trên ruộng. Sử dụng máy đập lúa trục dọc (tuốt lúa, máy nhai) để suốt lúa. - Sơ chế và bảo quản: Phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất. Nên sử dụng lưới nilon lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2-3 ngày là được. Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng. Bảo quản lúa ở những nơi khô ráo và thoáng. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm thóc đạt 13-14%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 13%. * Trong phát triển hệ sinh thái cây hàng năm - Cây ngô Ngô tẻ và ngô nếp lai là hai ngô chính của người Kinh. Để ngô cho vụ mùa bội thu, chất lượng tốt, người Kinh rất chú trọng đến khâu chọn giống. Ngô được chọn là những bắp phải to, dài, hạt mẩy đều và không bị sâu bệnh. Số ngô được chọn làm giống sẽ được bẻ bắp, để cả lớp vỏ ngoài đem phơi dưới nắng khoảng 2 - 3 ngày cho khô sau đó buộc 5 - 6 bắp vào nhau rồi treo lên gác bếp để tránh mọt và ẩm mốc. Khi gieo trồng mới đem bóc vỏ, dùng tay tách lấy hạt, ngâm nước lã trước một đêm cho hạt ngô no nước mới vớt ra. Cách thức gieo trồng ở những chân ruộng dộc bà con làm luống rồi chọc lỗ tra hạt. Còn ở các sườn thoải dễ thoái nước không cần làm luống mà chọc lỗ tra hạt trực tiếp. Ngô được gieo sớm hơn so với lúa, vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch hàng năm và thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 7 âm lịch, tùy thuộc từng giống ngô. Trong quá trình tra hạt bà con thường thả vào mỗi lỗ đã chọc sẵn vài ba hạt giống, để phòng trường hợp có hạt giống không thể nảy mầm, mỗi lỗ thường cách nhau 60cm - 80cm nếu là đất tốt, đất xấu hơn thì khoảng cách thu hẹp hơn. Khi ngô mọc khỏi mặt đất khoảng một tuần, người Kinh thường ra ruộng kiểm tra, chỗ nào cây không mọc thì phải trồng thêm, còn chỗ nào các hạt giống nảy mầm tốt họ thường tỉa bớt để đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Giống ngô càng cao thì khoảng cách giữa các lỗ khi gieo trồng càng lớn và ngược lại. - Cây khoai Ở Yên Bái, Khoai lang là cây dễ trồng, có thể trồng được tất cả các vụ trong năm. Người Kinh ở Yên Bái thường trồng giống khoai Hoàng Long. Theo kinh nghiệm của bà con, loại khoai này thích hợp trồng ở những nơi có đất cát pha như khu vực ven sông Hồng, sông Chảy của huyện trấn Yên, huyện Yên Bình. Theo bà con, đất trồng khoai phải được làm kỹ, tạo độ tơi xốp và làm sạch cỏ, làm luống theo chiều dốc của ruộng để tránh đọng nước, luống rộng khoảng 1,2 - 1,5m (kể cả rãnh), cao từ 30 - 40cm thì thân cây và củ mới dễ phát triển. Về kinh nghiệm trồng, sau khi lên luống xong, rạch một hàng trên đỉnh luống sâu 10 - 15cm, bón lót một lớp phân, phủ qua một lớp đất mỏng sau đó đặt dây khoai. Như vậy sẽ tránh được tình trạng dây khooai bị chết sót do bón phân lót. Cứ 1 mét chiều dài luống thì đặt 5 đến 6 dây khoai. Sau khi trồng khoảng 20 - 25 ngày, làm sạch cỏ, xới xáo đất bón thúc lần 1, sau 40 - 45 ngày làm sạch cỏ, xới xáo đất và bón thúc lần 2. Khi dây dài 35 - 40 cm tiến hành bấm ngọn, chừa lại 4 - 5 mắt để hạn chế thân chính vươn dài, kích thích phân nhánh sớm. Vun và xới cao luống, phủ kín gốc để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển củ và phòng tránh bỏ hà đẻ trứng. Theo bà con, khi khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng như lá gốc ngả màu vàng, vỏ củ nhẵn, ít nhựa thì tiến hành thu hoạch. Thu hoạch vào những ngày khô ráo, không làm tổn thương, xây xát vỏ để tránh khoai bị thối. * Trong phát triển hệ sinh thái vườn rừng; cây ăn quả Khác với một số dân tộc thiểu số sống lâu đời trên cùng địa bàn như Tày, Nùng thì người Kinh ở Yên Bái có trình độ phát triển cao hơn, thích ứng nhanh hơn với nền kinh tế hàng hóa. Thay vì giữ nguyên rừng, họ chặt phá một phần cây rừng để trồng cây công nghiệp lâu năm hoặc cây ăn quả tại một số nơi có điều kiện đất và khí hậu thích hợp. Người Kinh áp dụng mô hình vườn rừng như cây chè được trồng theo rạch phù hợp với đường bình độ, cây quê, cây hồi xen kẽ cây trẩu, cây sỏ, cây keo lai, keo tượng... vừa bảo vệ đất, vừa tăng nguồn dinh dưỡng cho đất. Mô hình vườn cây ăn quả như cây bưởi, cam, quýt, chanh, hồng, nhãn được trồng ở các sườn đồi có xen lẫn các cây ăn quả khác như chuối, đu đủ...là mô hình mang lại giá trị kinh tế rất cao cho bà con. Trung bình mỗi vườn bưởi của một hộ người Kinh ở xã Hán Đà, xã Đại Minh huyện Yên Bình, hay vườn cam của các hộ ở huyện Văn Yên, Trấn Yên, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Theo lát cắt địa hình từ chân đồi lên đỉnh đồi, các hộ nông dân người Kinh ở Yên Bái thường bố trí hệ canh tác : Ruộng lúa → Ao → sườn đồi trồng cây ăn quả hoặc một số cây công nghiệp dài ngày → đỉnh đồi thường là vạt rừng để lấy củi và làm nguồn sinh thủy. Cây công nghiệp lâu năm của người Kinh ở Yên Bái là cây chè, cây quế. Cây ăn quả tiêu biểu là bưởi, cam, hồng. Mô hình vườn rừng và vườn cây ăn quả đã trở thành kinh nghiệm bản địa của người Kinh ở Yên Bái. Một số dân tộc sống xen kẽ với người Kinh cũng phát triển mô hình vườn rừng và vườn cây ăn quả này, đem lại hiệu quả kinh tế và sinh thái rõ rệt. Trong những năm gần đây, các sản phẩm như chè, quế, bưởi, cam Yên Bái đã trở thành mặt hàng được ưa chuộng trong cả nước. * Trong chăn nuôi So với các dân tộc khác ở Yên Bái, người Kinh có nhiều kinh nghiệm phát triển chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là các hộ dân sống ở huyện Yên Bình, huyện Trấn Yên. Trải qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, họ đã xây dựng được mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là mô hình chăn nuôi gà, lợn Xác định phát triển kinh tế trang trại theo mô hình khép kín, không để lãng phí diện tích đất vùng, nhiều hộ tiến hành đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn theo quy mô hàng hóa. Vừa làm, vừa tham khảo tài liệu, học tập kinh nghiệm nuôi lợn từ nhiều nơi nhận thấy quy hoạch chuồng nuôi rất quan trọng. Do đó, bà con đầu tư xây dựng chuồng nuôi hợp lý với máng ăn, máng uống tiện lợi và quy hoạch khu vực xử lý chất thải tách biệt. Bên cạnh đó, về chế độ dinh dưỡng cho lợn cũng được các hộ chăn nuôi nghiên cứu kỹ, chia theo từng giai đoạn và đúng lúc để điều chỉnh chế độ ăn. Bà con cũng chủ động trong việc tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn. Hiện nay đàn lợn của nhiều gia đình người Kinh luôn duy trì từ 50 - 60 con lợn thịt thậm trí có những hộ gia đình lên đến 300 - 400 con lợn thịt hàng năm xuất bán đem lại cho bà con những nguồn thu có giá trị lớn.. Song song với đó, tận dụng diện tích mặt ao, nhiều hộ đầu tư con ngan thịt. Với nguồn thức ăn chủ yếu là cám ngô và thân cây chuối nên chi phí đầu tư không cao, lại được chăn thả tự do nên chỉ sau từ 4 - 4,5 tháng nuôi ngan đã đạt từ 4,5 - 4,7 kg/con, mang lại giá trị kinh tế lớn cho bà con. 3.2.2.3. Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng các dân tộc ở vùng giữa a. Đánh giá chung Vùng giữa là vùng có tính chất trung gian giữa vùng cao và vùng thấp, dân tộc cư trú chủ yếu là Dao,Thái,Sán Chay; hệ canh tác có tính chất pha trộn giữa vùng cao và vùng thấp trên nền độ cao trung bình từ 300m - 600m. Địa bàn này đồng bào vừa trồng ruộng nước, vừa canh tác nương rãy trên những sườn dốc có khi tới 45o. Do biết thích ứng với điều kiện và môi trường sống nên đồng bào đã biết đa dạng hoá phương thức sử dụng đất bằng cách trồng lúa nước ở những nơi đất thấp ven sông suối, các thung lũng; trồng các cây lương thực chịu hạn trên nương rẫy. Bảng 3.7. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính ở vùng giữa STT Loại hình sử dụng đất nông nghiệp Mức độ phổ biến Số hộ lựa chọn Tỷ lệ (%) 1 Lúa (Lúa mùa) 50 62,5 2 Lúa (Lúa nương) 11 13,75 3 Lúa (Lúa xuân - Lúa mùa) 61 76,3 4 Lúa và cây trồng cạn (Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu đỗ đông) 55 68,8 5 Lúa và cây trồng cạn (Lúa xuân - lúa mùa - Khoai đông) 35 43,8 6 Lúa và cây trồng cạn (Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông) 57 71,3 7 Lúa và cây trồng cạn (Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông) 19 23,8 8 Cây hoa trồng màu (Ngô xuân) 46 57,5 9 Cây hoa màu (Ngô xuân - Ngô mùa) 69 86,3 10 Cây hoa màu (Ngô xuân - Ngô mùa - Ngô đông) 38 47,5 11 Cây hoa màu (Rau xuân - Rau mùa) 63 78,8 12 Cây hoa màu (Rau xuân - Rau mùa - Rau đông) 49 61,3 13 Cây hoa màu (Khoai lang xuân - Khoai lang mùa) 100 100,0 14 Cây hoa màu (Đậu đỗ xuân - Đậu đỗ mùa) 68 85,0 15 Cây hoa màu (Đậu tương xuân) 43 53,8 16 Cây hoa màu (Đậu tương xuân - Đậu tương mùa) 53 66,3 17 Hoa màu (Lạc xuân - Lạc mùa) 59 73,8 18 Hoa màu (Lạc xuân - Vừng mùa) 45 56,25 19 Sắn 56 70,0 20 Cây lâu năm (Chè, Bưởi, Cam, Quýt) 78 97,5 21 Cây lâm nghiệp (Quế, Keo, Bạch đàn, Tre Bát Độ, Bồ đề) 57 72,0 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của NCS Trong giai đoạn 2005 - 2016, sự lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của khu vực vùng thấp được tổng hợp trong bảng 3.7. Theo kết quả khảo sát từ 80 hộ cho thấy trồng chè, trồng cây ăn quả (cam) và chuyên trồng màu là những loại hình được các nông hộ lựa chọn nhiều nhất, các loại hình này được áp dụng lên tới trên 90% tổng số các hộ ở khu vực vùng giữa. Chuyên trồng màu (ngô xuân - ngô mùa hay đậu đỗ xuân - đậu đỗ mùa) và chuyên trồng lúa là 2 loại hình được khoảng 70% - 80% số hộ trong khu vực lựa chọn. Điều này cho thấy đây là những loại hình sử dụng đất phù hợp và phổ biến đối với khu vực này. Loại hình kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn với công thức luân canh 2 vụ lúa một vụ rau đông ít được áp dụng nhất, chỉ có khoảng hơn 20% số hộ trong khu vực lựa chọn. Điều này giống với khu vực vùng thấp do loại hình canh tác này khó chuyển đổi và mất khá nhiều công làm đất. Cho đến thời điểm hiện tại (2016), loại hình chuyên trồng lúa nương giảm mạnh, chỉ còn ở 11/80 hộ lựa chọn (năm 2005 cả tỉnh có 7,0 nghìn ha diện tích đất trồng lúa nương thì 2016 giảm xuống chỉ còn 932ha). Loại hình trồng cây lâm nghiệp (chủ yếu là bồ đề, keo, bạch đàn và tre Bát Độ) được lựa chọn ở 57/80 hộ (chiếm 72%) (bảng 3.7). Tại vùng giữa (bảng 3.8), trong cơ cấu giá trị đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ ít hơn nhưng có sự tăng liên tục qua các năm cả về giá trị lẫn cơ cấu. Năm 2005, đất sản xuất nông nghiệp là 23.674,83ha (chiếm 21,47% cơ cấu) thì đến năm 2016 diện tích này đã tăng khá nhanh và đạt 32.654,0ha (29,0% cơ cấu), tức là tốc độ tăng trưởng đạt 195,8%. Trong cơ cấu giá trị diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ lệ giá trị nhỏ hơn nhưng giá trị diện tích vẫn tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2005, diện tích đất trồng cây hàng năm là 8.662,94ha (36,6% cơ cấu) đến năm 2016 đã tăng lên và đạt 12.866,0 ha (chiếm 39,4% cơ cấu), tức là tốc độ tăng trưởng đạt 148,51%. Diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm giá trị lớn và liên tục tăng qua các năm, năm 2005 diện tích đất trồng cây lâu năm là 15.011,89ha (chiếm 63,4% cơ cấu) thì đến năm 2016 diện tích này đã tăng khá và đạt 19.787,9ha (chiếm 71,0% cơ cấu. Tốc độ tăng trưởng 131,8%. Trong cơ cấu giá trị diện tích cây hàng năm cũng có sự thay đổi lớn. Năm 2005, diện tích cây lúa có giá trị lớn là 4.940,54 ha (chiếm 57,03% cơ cấu) đến năm 2016 giảm nhẹ và đạt 4.933,0 ha và tỉ trọng giá trị trong cơ cấu lại giảm mạnh chỉ còn 38,34%. Thay vào đó nếu như năm 2005, diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 3.772,0 ha (chỉ chiếm 42,07% cơ cấu) thì đến năm 2016 đã tăng mạnh lên 7.933,0 ha (tỉ trọng giá trị trong cơ cấu tăng lên và đạt 61,66%). Trong cơ cấu giá trị diện tích trồng cây lúa cũng có sự biến đổi. Đất chuyên trồng lúa chiếm giá trị lớn nhất, đất trồng lúa còn lại có giá trị nhỏ và cả hai loại diện tích trồng lúa này đều tăng liên tục qua các năm. Bên cạnh đó diện tích đất trồng lúa nương giảm rất mạnh, từ 828,32 ha năm 2005 giảm xuống còn 0,0ha năm 2016. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do người dân chuyển toàn bộ phần diện tích trồng lúa nương sang trồng cây ăn quả. Đây là sự chuyển đổi hợp lí, vừa cho hiệu quả kinh tế cao hơn, vừa bảo vệ cảnh quan và môi trường. Diện tích và cơ cấu đất trồng cây hàng năm khác ở vùng giữa cũng có sự thay đổi nguyên nhân là do để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm trong vùng người dân đã khai thác mở rộng diện tích. Bảng 3.8. Biến động diện tích đất n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_su_dung_tai_nguyen_dat_va_rung_trong_san_xuat_nong_l.docx
Tài liệu liên quan