Luận án Tác động của xuất khẩu lên năng suất của các doanh nghiệp tại Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU . viii

DANH MỤC HÌNH VẼ. x

GIỚI THIỆU . 1

1. Sự cần thiết của nghiên cứu . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu . 3

2.1. Mục tiêu chung: . 3

2.2. Mục tiêu cụ thể: . 3

3. Câu hỏi nghiên cứu . 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4

5. Phương pháp nghiên cứu . 5

6. Kết cấu luận án . 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỰC

NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐẾN NĂNG SUẤT CÁC DOANH

NGHIỆP . 8

1.1. Cơ sở lý thuyết về năng suất . 8

1.1.1. Năng suất nhân tố tổng hợp . 8

1.1.2. Năng suất lao động . 13

1.2. Lý thuyết về tác động của xuất khẩu đến năng suất các doanh nghiệp . 13

1.2.1. Các lý thuyết về thương mại quốc tế. 13

1.2.2. Lý thuyết về mối quan hệ của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu với năng suất . 15

1.2.3. Các kênh lan tỏa của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tới các doanh nghiệp

khác . 17

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 22

1.3.1. Các nghiên cứu ủng hộ việc xuất khẩu tác động tích cực tới năng suất . 22

1.3.2. Các nghiên cứu ủng hộ việc xuất khẩu không có tác động tích cực tới năng

suất . 25

1.3.3. Các phương pháp và mô hình đo lường tác động của xuất khẩu tới năng suất . 27

1.3.4. Tổng quan nghiên cứu về tác động lan tỏa của xuất khẩu . 34

pdf185 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của xuất khẩu lên năng suất của các doanh nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần đưa cá tra trở thành mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Tại khu vực Tây Nguyên, nguồn vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đã hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp trên địa bàn để thu mua nông sản, sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu, đóng góp vào việc tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là đồng”” bào dân tộc thiểu số Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng xuất khẩu còn có những đóng góp trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, ngoại giao thông qua việc tài trợ xuất khẩu một số mặt hàng sang Cuba như gạo, bóng đèn và máy tính, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Chính phủ hai nước. 2.4.2. Chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu Chính phủ xác lập rõ các “doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình 72 đẳng trước pháp luật, được quyền trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu; xác lập các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam theo danh mục ngành nghề và địa bàn cụ thể qua Luật Thương mại 2005, Luật Đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và các nghị định hướng dẫn thi hành. Chính phủ cũng ban hành “Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, trong đó tập trung vào các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm công nghiệp; đồng thời, ban hành biểu thuế ưu đãi theo các FTAs đã ký để hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội mở cửa để đẩy mạnh xuất khẩu. Tiếp theo, Chính phủ ban hành Luật Đầu tư 2014, “Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 nhằm mở rộng quyền tự do kinh doanh hơn cho doanh nghiệp “doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm”, tạo cơ sở tính thuế xuất nhập khẩu một cách rõ ràng, minh bạch hơn; chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được thay thế bởi Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/ 2011 theo hướng thu hẹp đối tượng hỗ trợ, thực hiện hỗ trợ tập trung và có trọng điểm hơn theo các đề án tái cơ cấu các ngành kinh tế đặt ra. 2.4.3. Chính sách đối với công nghiệp hỗ trợ Chỉ thị số 47/2004/CT- TTg ngày 22/12/2004 của Thủ tướng “Chính phủ về các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đề ra nhiệm vụ “tập trung phát triển các công nghiệp hỗ trợ để tăng cường khả năng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nước cho sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu và thúc đẩy mối quan hệ bổ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệp”; Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện từ Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 “khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử với các quy mô, loại hình khác nhau, từ lắp ráp thành phẩm đến sản xuất linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm phụ trợ”; Quyết định số 37/2007/QĐ-BCN ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 có nội dung cần tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ cho dệt may, da giày, điện tử, tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo; tuy nhiên, thực tế việc triển khai phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn này chưa quyết liệt, chưa có các chính sách cụ thể, hữu hiệu; phát triển xuất khẩu vẫn dựa vào việc gia tăng, 73 mở rộng số lượng hàng xuất khẩu”” (Lê Thị Vân Anh, 2003) Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, ưu đãi đối với các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp ô tô, da giầy, dệt may, điện tử tin học và công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao; ngày 26/8/2011, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1483/QĐ-TTg về danh mục sản phẩm công nghiệp được hỗ trợ ưu tiên phát triển, trong đó chi tiết từng phân ngành hẹp trong các ngành đã quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg; ngày 3/11/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, thay thế Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg và Quyết định số 1483/QĐ-TTg, trong đó nêu rõ các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong lĩnh vực này như: xây dựng hệ thống trung tâm phát triển công nghệ hỗ trợ; phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm giúp doanh nghiệp nội địa về công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, kết nối với các tập đoàn”” đa quốc gia. 74 Tóm tắt chương 2 Nội dung chương 2 đã chỉ ra rằng “xuất khẩu có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2000-2017, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng hiệu quả và hiện đại, tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến và giảm dần tỷ trọng nhóm hàng thô và sơ chế; Giai đoạn 2000-2016 số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; khai khoáng giảm, các doanh nghiệp hoạt động trong nhóm ngành công nghiệp chế biến tăng nhanh. Các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành nông lâm thủy sản chủ yếu có quy mô nhỏ, ngành khai khoáng và công nghiệp chế biến thì nằm tập trung chủ yếu ở cả lớn” và nhỏ. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển nhanh về số lượng qua các năm, giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động, tuy nhiên đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh nhỏ lẻ hiệu quả còn thấp. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có số doanh nghiệp chiếm 3,9% năm 2000, giảm xuống còn 3,08% năm 2016, đây là khu vực sản xuất kinh doanh năng động nhất, trình độ kỹ thuật công nghệ đồng đều, tiên tiến nhất, phát triển tương đối nhanh với tốc độ tăng trung bình là 14,92%. Khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm nhanh trong giai đoạn 2000-2016 về số doanh nghiệp, từ chiếm 14,3% tổng số doanh nghiệp năm 2000 xuống chỉ còn 0,64% năm 2016. Thặng dư thương mại đến chủ yếu nhờ đóng góp của các doanh nghiệp FDI, phản ánh sự gia tăng phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI trong xuất khẩu. Khu vực FDI luôn xuất siêu trong khi khu vực kinh tế trong nước lại liên tục nhập siêu. Hiệu ứng lan tỏa từ khu vực xuất khẩu sang các khu vực khác của nền kinh tế chưa rõ nét, điển hình là sự phát triển chậm chạp của công nghiệp hỗ trợ và các chuỗi cung ứng hàng hóa. Tỷ trọng nguyên, phụ liệu nhập khẩu còn cao cho thấy sản xuất hàng xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, trong khi các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển theo kịp tương ứng””. Vậy liệu Có sự lan tỏa của các DN FDI xuất khẩu tới năng suất của các doanh nghiệp trong nước hay không? Điều này chính là một câu hỏi lớn cần phải được giải quyết, từ đó để đưa ra chính sách phù hợp. Cùng với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, năng suất lao động, “TFP của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam còn chậm, kém hơn so với các nước trong cùng khu vực. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế đang dần cao lên trong giai đoạn vừa qua cho thấy yếu tố đầu vào là vốn và lao động đang được sử dụng hiệu quả hơn trong việc tạo ra kết quả đầu ra. Đây là sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế theo hướng tập trung vào chất lượng tăng trưởng như nâng cao chất lượng lao động, chất lượng về vốn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và 75 tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong ba khu vực kinh tế lớn, dẫn đầu về mức năng suất lao động là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, vị trí thứ hai là khu vực kinh tế nhà nước và năng suất lao động thấp nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Từ năm 2005 đến 2017, tăng năng suất lao động dựa vào chủ yếu gia tăng các ngành khai khoáng, gia công chưa gia tăng giá trị sáng tạo, hàm lượng chất xám, công nghệ và dựa chủ yếu vào nhóm doanh nghiệp FDI. Điều này khiến tác giả đặt ra các câu hỏi lớn””: Liệu có sự tác động của xuất khẩu tới việc tăng năng suất các doanh nghiệp ở Việt Nam hay không? Sự tác động này sẽ khác nhau như thế nào khi xét sâu vào từng loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh tế? 76 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU LÊN NĂNG SUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3.1. Các giả thuyết nghiên cứu và chỉ định mô hình ước lượng thực nghiệm 3.1.1. Giả thuyết nghiên cứu Các giả thuyết nghiên cứu này được xây dựng trên dựa trên tổng quan lý thuyết và quá trình phân tích bối cảnh số liệu thực tế của Việt Nam. Từ các lý thuyết về thương mại quốc tế và các nghiên cứu của các nhà khoa học, chỉ ra khi các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp này sẽ hấp thụ được các kiến thức từ các đối tác xuất khẩu của mình, tiếp cận công nghệ, hấp thụ, tích lũy kiến thức, ý tưởng, học hỏi qua xuất khẩu thúc đẩy nghiên cứu phát triển nâng cao năng suất. Bên cạnh đó, khi tham gia vào xuất khẩu để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng buộc các doanh nghiệp phải đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu vào, trình độ năng lực quản lý, tính sáng tạo, tiến bộ công nghệ, chất lượng lao động tăng lên, sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Điều này sẽ tác động tích cực đến năng suất của các doanh nghiệp.Vì vậy, giả thiết được đưa ra ở đây đó là: Giả thuyết H1: Có tác động tích cực của xuất khẩu lên TFP và năng suất lao động của các doanh nghiệp. Giả thuyết H2: Có sự khác biệt giữa doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu lên TFP, năng suất lao động theo từng quy mô doanh nghiệp, nhóm ngành nghề xuất khẩu chính, loại hình doanh nghiệp Khi các doanh nghiệp “tham gia vào hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra ngoại ứng tích cực hoặc tiêu cực lan tỏa cho các khu vực khác, doanh nghiệp khác của nền kinh tế thông qua khả năng phát triển tính cạnh tranh, sử dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hay phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Doanh nghiệp xuất khẩu phải đổi mới liên tục để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Các nhà xuất khẩu phải áp dụng các công nghệ hiện đại nhất vì nếu không áp dụng, họ không thể tồn tại trong thị trường cạnh tranh cao. Khi doanh nghiệp tiến hành đổi mới liên tục thì dẫn đến tiến bộ công nghệ và cuối cùng là tăng năng suất doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp không tham gia xuất khẩu nhưng hoạt động trong ngành cũng buộc phải chạy theo cuộc đua trên thị trường này nếu muốn phát triển. Tác động lan tỏa theo chiều dọc xảy ra khi các doanh nghiệp 77 trong nước ở một ngành cũng có thể chịu tác động bởi doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ở những ngành khác nếu tồn tại mối liên kết cung ứng nhất định. Mối liên kết được tạo lập khi doanh nghiệp cung cấp nội địa trở thành khách hàng hay nhà cung ứng của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Trong đó, liên kết ngược/liên kết dọc về phía sau (backward linkages) và liên kết xuôi/liên kết dọc về phía trước (forward linkages) được xem là hai hình thức liên kết quan trọng tạo ra hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc. Nếu những mối liên kết công nghiệp này giúp cho doanh nghiệp trong nước nâng cao trình độ công nghệ và năng lực xuất khẩu thì cho thấy sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc. Liên kết ngược diễn ra khi doanh nghiệp cung ứng nội địa cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, có thể trực tiếp chuyển giao công nghệ hoặc hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật cho các nhà cung ứng tại nước tiếp nhận nhằm thúc đẩy cải tiến và nâng cao chất lượng thành phẩm của mình (UNCTAD, 2001; Moran, 2001). Liên kết xuôi cũng có thể tạo ra lan tỏa tích cực khi doanh nghiệp tham gia xuất khẩu bán các đầu vào và công nghệ sản xuất hiện đại, chất lượng cao với giá thành hợp lý cho các doanh nghiệp phục vụ thị trường trong nước. Ngoài ra, doanh nghiệp này có thể tiết kiệm thời gian và chi phí trong nâng cao năng lực sản xuất thông qua việc tiếp cận và nhân rộng các sản phẩm công nghệ kỹ thuật tiên tiến từ mối liên kết với các bạn hàng là doanh nghiệp tham gia xuất khẩu”. Vì vậy một giả thuyết được đặt ra: Giả thuyết H3: Có tác động lan tỏa từ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tới năng suất của các doanh nghiệp trong nước. Khi phân tích về thực trạng xuất khẩu của Việt Nam “trong chương 2 đã chỉ ra rằng xuất khẩu có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2000-2017, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng hiệu quả và hiện đại, tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến và giảm dần tỷ trọng nhóm hàng thô và sơ chế; Tuy nhiên, thặng dư thương mại đến chủ yếu nhờ đóng góp của các doanh nghiệp FDI, phản ánh sự gia tăng phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI trong xuất khẩu. Khu vực FDI luôn xuất siêu trong khi khu vực kinh tế trong nước lại liên tục nhập siêu. Hiệu ứng lan tỏa từ khu vực xuất khẩu sang các khu vực khác của nền kinh tế chưa rõ nét, điển hình là sự phát triển chậm chạp của công nghiệp hỗ trợ và các chuỗi cung ứng hàng hóa. Tỷ trọng nguyên, phụ liệu nhập khẩu còn cao cho thấy sản xuất hàng xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, trong khi các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển theo kịp tương ứng. Vậy liệu có sự lan tỏa của các DN FDI xuất khẩu tới năng suất của các doanh nghiệp trong nước hay không”? Đó chính là giả thuyết thứ tư. 78 Giả thuyết H4: Có tác động lan tỏa từ các DN FDI xuất khẩu tới năng suất của các doanh nghiệp nội địa. 3.1.2. Chỉ định mô hình kiểm định các giả thuyết Để phân tích tác động của xuất khẩu tới năng suất các doanh nghiệp, tác giả chỉ định mô hình sau, dựa trên nghiên cứu của Arne Bigsten, Mulu Gebreeyesus (2008): 4' = YB + @Z[\V]4' + ^_VQ]VH4' + `4' 3.1 Trong đó Yit đại diện cho các kết quả khác nhau của doanh nghiệp (TFP, năng suất lao động (Q / L), giá trị gia tăng trên mỗi lao động (VA / L), việc làm, cường độ vốn (K / L), và mức lương trung bình của công nhân sản xuất và phi sản xuất); Export là xuất khẩu và các biến kiểm soát bao gồm các biến giả cho ngành, năm và quy mô của công ty. Trong mô hình chỉ định nghiên cứu ở Việt Nam, tác giả tập trung đánh giá tác động của xuất khẩu tới TFP, năng suất lao động của doanh nghiệp, và biến kiểm soát sẽ bao gồm các biến đặc trưng quy mô, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất, vùng miền kinh tế, các biến đặc trưng của doanh nghiệp như là mức trang bị vốn trên lao động, tiền lương trung bình, số năm hoạt động. 3.1.2.1. Mô hình kiểm định giả thiết H1: Có tác động tích cực của xuất khẩu lên TFP và năng suất lao động của các doanh nghiệp. Để kiểm định cơ “chế học hỏi thông qua xuất khẩu, nghiên cứu áp dụng mô hình nghiên cứu thực nghiệm của Bernard và Jensen (1997, 1999, 2003). Theo đó, để đo lường cơ chế học hỏi thông qua xuất khẩu, nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc là TFP và năng suất lao động. Tác giả sử dụng biến TFP để đo lường cơ chế học hỏi thông qua xuất khẩu với lý do: (i) các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu có thể học hỏi thông qua thị trường nước ngoài có thể dẫn đến sự phát triển công nghệ (Hejazi và Safarian, 1999; AW và cộng sự, 2007) mà điều này sẽ dẫn đến hiệu quả doanh nghiệp; (ii) cải thiện năng suất có thể phản ánh sự thành công của doanh nghiệp trong việc ứng dụng kiến thức mới vào trong sản xuất. Do vậy, sử dụng chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp để đại diện cho học hỏi thông qua xuất khẩu sẽ giúp hiểu sâu hơn những lợi ích khác nhau mà doanh nghiệp có thể đạt được từ” giao thương quốc tế. Đối với biến độc lập, biến chính trong mô hình nghiên cứu là biến xuất khẩu. Trong mô hình nghiên cứu định lượng, biến xuất khẩu sẽ đánh giá việc khi doanh nghiệp tham gia hay không tham gia xuất khẩu có ảnh hưởng hay không ảnh hưởng tới năng 79 suất (Bernard và Jensen, 1999; Salomon và Jin, 2008; Salomon và Shaver, 2005). Đối với biến kiểm soát, “nghiên cứu sử dụng sử dụng các yếu tố sau đưa vào mô hình thực nghiệm. Đầu tiên, là các biến kiểm soát liên quan đến đặc điểm của doanh nghiệp bao gồm quy mô của doanh nghiệp, hình thức sở hữu và tuổi của doanh nghiệp. Các nghiên cứu thực nghiệm thì cho thấy doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì hoạt động hiệu quả hơn là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và doanh nghiệp lớn thường có tính kinh tế theo quy mô hơn doanh nghiệp nhỏ. (Majumdar, 1997; Taymaz, 20005; Alvarez và Crespi, 2003). Đối với hình thức sở hữu thì các nghiên cứu của Bartelsman và cộng sự (2000); Demsetz and Villalonga (2001); Criscuolo (2005) cho thấy loại hình sở hữu và các biến đặc trưng của doanh nghiệp. Nhóm biến liên quan đến ngành, vùng kinh tế được đưa vào mô hình để kiểm soát sự khác biệt về năng suất theo ngành vùng, miền, quy mô, loại hình doanh nghiệp. Nhóm biến liên quan đến đặc điểm của doanh nghiệp bao gồm tuổi doanh nghiệp, mức trang bị vốn trên lao động, mức tiền lương trung bình của doanh nghiệp,. Các nghiên cứu thực cho thấy vai trò của các yếu tố bên trong doanh nghiệp có tác động tích cực lên năng suất (xem Cohen và Levinthal, 1990; Albornoz và cộng sự, 2007”; Garcia và cộng sự, 2012) Theo đó, mô hình 1 kiểm định giả thiết H1: Có tác động tích cực của xuất khẩu lên TFP và năng suất lao động của các doanh nghiệp như sau tfpijt = δ1 + δ2 giatrixkijt +δ3 lcijt +δ4klijt +δ5tuoiijt +δ6 tuoi2ijt +δ7 Lhdn +δ8 Vung +δ9Nganhj +δ10quymo +eijt (3.2) nsldijt = δ0 + δ1 nsld1ijt + δ2 giatrixkijt +δ3 lcijt +δ4klijt +δ5tuoiijt +δ6 tuoi2ijt +δ7 Lhdn +δ8 Vung +δ9Nganhj +δ10quymo +eijt (3.3) 80 Bảng 3.1. Ký hiệu, giải thích và kỳ vọng chiều tác động của các biến số trong mô hình 1 Ký hiệu biến số Giải thích Kỳ vọng chiều tác động Nhóm biến phụ thuộc tfpijt Năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t nsldijt: Năng suất lao động của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t Nhóm biến độc lập giatrixkijt Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t, biến này được biểu thị qua giá trị gia tăng của các doanh nghiệp xuất khẩu. + nsld1ijt: Năng suất lao động của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t-1 +/- Nhóm biến đặc trưng doanh nghiệp tuoiijt Tuổi của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t +/- tuoi2ijt Tuổi bình phương của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t +/- lcijt Tiền lương trung bình của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t +/- klijt Mức trang bị vốn trên đầu người của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t +/- vngijt Tỷ lệ vốn vay bên ngoài +/- Lhdn Biến giả loại hình doanh nghiệp +/- quymo Biến giả quy mô doanh nghiệp +/- Nhóm biến kiểm soát vùng; ngành Nganh Biến giả ngành +/- Vung Biến giả vùng( 8 vùng địa lý Việt Nam) +/- Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 81 3.1.2.2. Mô hình kiểm định giả thuyết H2: Có sự khác biệt giữa doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu lên TFP, năng suất lao động theo từng quy mô doanh nghiệp, nhóm ngành nghề xuất khẩu chính, loại hình doanh nghiệp Nghiên cứu dựa trên “giả thuyết rằng ngành nghề xuất khẩu cũng ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp. Cụ thể là các doanh nghiệp xuất khẩu ở những ngành nghề đang chiếm ưu thế, được chú trọng phát triển, có hỗ trợ của chính phủ thì có năng suất cao hơn. Lý do khi có sự hỗ trợ của chính phủ cũng như có lợi thế phát triển thì sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp xuất khẩu cải thiện việc sản xuất. Mặt khác, các ngành nghề có trình độ công nghệ sản xuất cao hơn sẽ dễ dàng hấp thụ những hiệu ứng tích cực từ xuất khẩu hơn. Ngành nghề được xác định trong nghiên cứu được xác định dựa theo bảng ngành, nghề của VSIC (2007). Thêm vào đó mô hình cũng nghiên cứu thêm tương tác của loại hình doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp được xác định theo kết quả khảo sát với 13 loại hình DN Việt Nam qui định. Tác giả dựa vào luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2014, gộp thành 3 loại hình: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân”. Mô hình nghiên cứu chỉ định như sau : tfpijt = δ0 + δ1 giatrixkijt +δ2 lcijt +δ3klijt +δ4tuoiijt +δ5 tuoi2ijt +δ6 vung + δ7 xktnship +δ8 xkfornship +δ9xknganhnl+δ10xknganhkk+ δ11xknganhcb +δ12xkdnvuavanho +eijt (3.4) nsldijt = δ0 + δ1 giatrixkijt +δ2 LCijt +δ3KLijt +δ4tuoiijt +δ5 tuoi2ijt +δ6 vung + δ7 xktnship +δ8 xkfornship +δ9xknganhnl+δ10xknganhkk+ δ11xknganhcb +δ12xkdnvuavanho + δ13 nsld1ijt +eijt (3.5) Bảng 3.2. Ký hiệu, giải thích và kỳ vọng chiều tác động của các biến số trong mô hình 2 Ký hiệu biến số Giải thích Kỳ vọng chiều tác động Nhóm biến phụ thuộc tfpijt Năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t nsldijt: Năng suất lao động của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t Nhóm biến độc lập giatrixkijt Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t, biến này được biểu thị qua giá trị gia tăng của các doanh nghiệp xuất khẩu. + 82 nsld1ijt: Năng suất lao động của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t-1 +/- Nhóm biến đặc trưng doanh nghiệp, kiểm soát vùng tuoiijt Tuổi của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t +/- tuoi2ijt Tuổi bình phương của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t +/- lcijt Tiền lương trung bình của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t +/- klijt Mức trang bị vốn trên đầu người của doanh nghiệp i ngành j tại thời điểm t +/- vngijt Tỷ lệ vốn vay bên ngoài +/- Lhdn Biến giả loại hình doanh nghiệp +/- quymo Biến giả quy mô doanh nghiệp +/- Vung Biến giả vùng ( 8 vùng địa lý Việt Nam) +/- Nhóm biến tương tác với xuất khẩu xkfornship Biến tương tác giữa biến giá trị gia tăng xuất khẩu và doanh nghiệp FDI hoặc doanh nghiệp nội địa: giatrixk*fornship. Trong đó: Biến giả fornship với fornship = 0 nếu doanh nghiệp nội địa và fornship = 1 nếu doanh nghiệp nước ngoài (FDI) +/- xktnship Biến tương tác giữa biến giá trị gia tăng xuất khẩu và doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp không phải tư nhân: giatrixk*tnship Trong đó: Biến giả tnship với tnship = 0 nếu doanh nghiệp tư nhân và tnship = 1 nếu doanh nghiệp không thuộc tư nhân +/- xknganhnl Biến tương tác giữa biến giá trị gia tăng xuất khẩu và doanh nghiệp ở ngành nông lâm thủy sản hoặc doanh nghiệp ngành khác: giatrixk*nganhnl +/- 83 Trong đó: Biến giả nganhnl với nganhnl=1 nếu doanh nghiệp ở ngành nông lâm thủy sản hoặc nganhnl=0 doanh nghiệp ngành khác. xknganhkk Biến tương tác giữa biến giá trị gia tăng xuất khẩu và doanh nghiệp ở ngành nông lâm thủy sản hoặc doanh nghiệp ngành khác : giatrixk*nganhkk Trong đó: Biến giả nganhkk với nganhkk=1 nếu doanh nghiệp ở ngành khai khoáng hoặc nganhkk=0 doanh nghiệp ngành khác. +/- xknganhcb Biến tương tác giữa biến giá trị gia tăng xuất khẩu và doanh nghiệp ở ngành nông lâm thủy sản hoặc doanh nghiệp ngành khác : giatrixk*nganhcb Trong đó: Biến giả nganhcb với nganhcb=1 nếu doanh nghiệp ở ngành công nghiệp chế biến hoặc nganhcb=0 doanh nghiệp ngành khác. +/- xkdnvuavanho Biến tương tác giữa biến giá trị gia tăng xuất khẩu và doanh nghiệp ở nhóm doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp nhóm quy mô khác : giatrixk*dnvuavanho Trong đó: Biến giả dnvuavanho với dnvuavanho=1 nếu doanh nghiệp ở nhóm doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ hoặc dnvuavanho =0 doanh nghiệp nhóm quy mô khác. +/- Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 3.1.2.3. Mô hình kiểm định giả thuyết H3: Có tác động lan tỏa từ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tới năng suất của các doanh nghiệp trong nước. • Các kênh lan tỏa tác động của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tới các doanh nghiệp trong nước Những kênh lan tỏa công nghệ mà qua đó “doanh nghiệp tham gia xuất khẩu có thể tác động đến năng suất của các doanh nghiệp khác được xây dựng trong nghiên cứu 84 này là các kênh lan tỏa công nghệ theo chiều ngang và lan tỏa công nghệ theo chiều dọc. Tác giả áp dụng cách tiếp cận về các kênh lan tỏa mà đã được các nghiên cứu trước đây đề cập như: Dermot McAleese và Donogh McDonald (1978) và Sanjaya Lall (1980) khởi xướng về kênh lan tỏa dọc, sau đó Koen Schoors và Bartoldus van de Tol (2002) và Smarzynska Javorcik (2004) đã phân biệt những lan tỏa ngược và những lan tỏa xuôi. Và Markusen và Anthony J.Venables (1999) đã nghiên cứu thêm một loại tác động lan tỏa liên ngành khác vào tập hợp này, đó là lan tỏa ngược cung. Các kênh tuyền tải cần xây dựng” sẽ được mô tả chi tiết như sau: - Biến lan tỏa xuất khẩu, ký hiệu CVXKit để nắm bắt mức độ có mặt của doanh nghiệp i có tham gia xuất khẩu trong ngành đang xem xét tại thời gian t được đo như sau: _Od 4' = efg∗&fg∑ efgjklm (3.6) Ở đây J là tập hợp các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ; dit=1 nếu i J∈ và dit=0 nếu i J∉ . Và n là số các doanh nghiệp trong ngành nghiên cứu. Xit là tài sản đối với doanh nghiệp i. CVXKit cho biết phần chia vốn của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trong tổng số vốn của các doanh nghiệp. - Biến lan tỏa xuất khẩu theo chiều ngang HXKjt nắm bắ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_xuat_khau_len_nang_suat_cua_cac_doanh_n.pdf
Tài liệu liên quan