Luận án Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 7

1.1. Khái quát một số điểm chủ yếu của lý thuyết Liên văn bản . 7

1.1.1. Về khái niệm tính liên văn bản . 7

1.1.1.1. Liên văn bản và nội hàm khái niệm văn bản . 8

1.1.1.2. Liên văn bản và tính đối thoại/đa thanh/phức điệu. 11

1.1.2. Liên văn bản và người đọc . 14

1.1.3. Thi pháp liên văn bản. 16

1.2. Tình hình nghiên cứu lý thuyết Liên văn bản. 22

1.2.1. Tình hình dịch thuật lý thuyết Liên văn bản. 22

1.2.2. Tình hình nghiên cứu lý thuyết Liên văn bản ở Việt Nam . 26

1.3. Tình hình vận dụng lý thuyết Liên văn bản trong nghiên cứu tiểu thuyết. 33

Tiểu kết . 38

Chương 2. SỰ ĐỔI MỚI CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG

ĐẠI. 40

2.1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong ngữ cảnh văn hóa mới. 40

2.2. Từ cái nhìn mới về hiện thực và con người đến hiện thực nghệ thuật mới . 42

2.2.1. Vấn đề kiến tạo hiện thực . 42

2.2.2. Vấn đề cá thể hóa nhân vật . 46

2.2.3. Đổi mới bút pháp nghệ thuật . 50

2.3. Hai khuynh hướng nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại . 54

2.3.1. Tiểu thuyết theo khuynh hướng hậu hiện đại . 55

2.3.2. Tiểu thuyết theo lối hư cấu lịch sử. 59

2.4. Một hệ hình tiểu thuyết mới và yêu cầu cách tiếp cận nghiên cứu mới . 64

2.4.1. Những hiện tượng của hệ hình tiểu thuyết mới . 64

2.4.2. Về cách đọc mới trước một hệ hình tiểu thuyết mới . 69Tiểu kết . 74

Chương 3. GIỄU NHẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG

ĐẠI. 77

3.1. Giễu nhại – một hiện tượng phổ biến trong văn học Việt Nam đương đại.77

3.1.1. Giễu nhại như là hiện tượng của Liên văn bản. 77

3.1.2. Vấn đề nghiên cứu hiện tượng giễu nhại trong tiểu thuyết Việt Nam đương

đại . 80

3.2. Các phương thức giễu nhại tiêu biểu trong tiểu thuyết Việt Nam

đương đại . 82

3.2.1. Trích dẫn nhại. 82

3.2.1.1. Định nghĩa trích dẫn . 82

3.2.1.2. Các hình thức trích dẫn tiêu biểu . 83

3.2.2. Viện dẫn nhại . 92

3.2.2.1. Phân biệt viện dẫn và trích dẫn . 92

3.2.2.2. Các hình thức viện dẫn nhại tiêu biểu . 92

3.2.3. Chỉ dẫn nhại . 96

3.2.3.1. Định nghĩa chỉ dẫn nhại. 96

3.2.3.2. Các biểu hiện của chỉ dẫn nhại. 96

3.3. Giễu nhại và sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 103

3.3.1. Tiểu thuyết mang tính đối thoại . 103

3.3.1.1. Đối thoại các vấn đề trong xã hội. 103

3.3.1.2. Đối thoại văn học nghệ thuật . 107

3.3.2. Tiểu thuyết đương đại – “tác phẩm mở” . 109

Tiểu kết . 111

pdf168 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong việc xâu chuỗi những kiến thức mà mình đã có, thậm chí là không ngừng hoàn thiện và mở rộng nó để tiệm cận với vấn đề của tiểu thuyết. Do đó, nếu ngày nay tiểu thuyết hậu hiện đại, số trang người ta thấy có thể ít hơn, có thể không thấy sự đồ sộ của tiểu thuyết truyền thống, nhưng không có nghĩa, tiểu thuyết hậu hiện đại là dễ đọc và chứa ít thông tin, điều này có nghĩa, người đọc cần thông thái để giải nén thông tin. Nguyễn Bình Phương có thể xem là tác giả như thế. Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương không dày, nhưng độ dày của sự kết nối là rất lớn, nó đòi hỏi cao từ phía người đọc. Thế giới trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại đa phần là thế giới mở. Bức tranh phản ánh mở rộng tối đa được thực hiện bằng nhiều thủ thuật khác nhau, trong đó, giễu nhại là đầu mối quan trọng từ đó mở ra những kết nối thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống. Chính vì điều này sẽ đặt ra yêu cầu đối với người tiếp nhận. Tức vai trò của người đọc hay cụ thể hơn chính là cách đọc của họ. Vai trò của tiếp nhận là yêu cầu quan trọng quyết định giá trị cũng như sự sống còn của tác phẩm văn chương. Trong nền văn học trước cách mạng và sau cách mạng, nhiệm vụ chính trị của mỗi thời kì buộc nhà văn “dùng cán bút làm đòn xoay chế độ”, văn học sử thi sản sinh ra những người đọc sử thi có phương pháp đọc cũng sử thi. Những mô tuýp quen thuộc của văn học cách mạng trở thành mô hình tiếp cận và hình thành lối tư duy phiến diện một chiều và dường như người đọc mê say trong sự say mê của nhà văn về những bài ca cách mạng, ở đó có tốt, có xấu. Nhưng là tốt xấu của hai mặt: chính diện – phản diện, ta – địch, yêu nước – bán nước, trung thành – phản bội, Trong văn học cách mạng, giễu nhại có chức năng phản ánh những tốt xấu trong khung định hình sẵn của thực tiễn. Bước ra khỏi cuộc chiến, thời cuộc thay đổi, văn học sử thi tan rã nhường chỗ cho thế sự đời tư bước vào văn 73 chương. Vì thế, chức năng của giễu nhại đã thay đổi và vận động cùng với sự tiến trình vận động của lịch sử. Do đó, sự vận động của người đọc là tất yếu để nhanh chóng nắm bắt tư duy của thời đại. Trước hết, người đọc không thể tư duy theo mô hình chính diện, phản diện, về lối kể chuyện mà ngay từ đầu có thể phán đoán được diễn biến và kết thúc. Văn chương giờ đây là trò chơi, tham gia trò chơi này, người đọc cần có sự tỉnh táo và sự vận động tư duy để khám phá tác phẩm văn học. Nếu không có một cách đọc mới, người đọc khó lòng tiếp cận văn học Việt Nam đương đại. Như đã nói ở trên, tính chất phân mảnh, phi trung tâm là tính chất nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Nguyễn Việt Hà trong Cơ hội của chúa còn cho người đọc phân định được tuyến nhân vật với chính, tà, tốt, xấu, yêu, ghét, Tức người đọc có thể phân định được vấn đề dễ dàng thì trong Khải huyền muộn, người đọc không thể duy trì cách đọc trên. Bởi Khải huyền muộn là sự hỗn loạn, kéo người đọc vào một “cuộc chơi” mà ở đó, chúng ta không thấy được thái độ của nhà văn. Bởi khi viết về cái xấu xa, nhà văn không chỉ ra sự khắc khoải của họ về cái xấu. Ở Hoàng là sự khắc khoải, nhưng Vũ – người đại diện cho một quan chức cấp cao tha hóa - ở anh ta không có sự dằn vặt nội tâm, mà anh ta đang sống như hiển nhiên anh ta phải như thế, ở anh ta không có sự ăn năn, hay có khoảnh khắc nào đó nhận ra mình đã sai. Vậy là tiểu thuyết không cố gắng đi sâu vào tâm lý, mà chỉ gắng đi vào những hành động, tâm lý giờ đây là tâm lý của độc giả. Người trực tiếp tham gia vào trò chơi của nhà văn. Tính trò chơi sẽ làm biến đổi mối quan hệ giữa hai chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận bằng việc rút ngắn khoảng cách, người đọc trở thành chủ thể đồng sáng tạo khi tham gia vào trò chơi. Trò chơi không thể thiếu vắng người chơi, người đọc tham gia vào cuộc chơi tức người đọc đã cấp phát cho tác phẩm sự sống, tức người đọc tham gia vào việc quyết định sự tồn tại của tác phẩm. Thuận đưa người đọc vào vô số các tưởng tượng, trong Thang máy Sài Gòn, Thuận tạo ra nhiều tình huống cho sự việc phát triển 74 nhưng gắn với nhiều tình huống đó, Thuận lại đặt ra những giả định và cuối cùng là giả định đó, có phải là sự thật hay không, Thuận để cho người đọc tưởng tượng. Có một điều chắc chắn là, ngoài việc mở ra trí tưởng tượng và cùng trao quyền tưởng tượng cho người đọc, thì thế giới được mở ra đến vô cùng. Thuận cho phép độc giả đi qua đi lại giữa nhiều thế giới và khung cảnh, và trong sự qua lại đó, thế giới phong phú bên ngoài cũng mở ra trước mắt người đọc. Thư gửi Mi Na, Thang máy Sài Gòn là những sáng tác như thế. Không đủ hiểu biết, người đọc khó có thể tiệm cận được với ngồn ngộn tri thức mà nhà văn cung cấp. Đó có thể là tri thức về văn chương, tri thức về văn hóa, xã hội, về điện ảnh, tất cả hiện lên bằng nhiều giọng điệu, trong đó giọng điệu mỉa mai, châm biếm, giễu nhại là giọng xuyên suốt thể hiện thái độ phản kháng, thái độ bất lực trước sự tha hóa biến chất. Bởi khi sống lâu dần với cái xấu, người ta quên mất và dễ sinh ra tâm lý chấp nhận và xem đó là hiển nhiên. Tiểu kết Trong hoàn cảnh “thế giới phẳng” và xu thế hội nhập văn hóa toàn cầu, văn học Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để có những bước đổi mới và phát triển về mọi mặt. Trong đó có sự thay đổi nhận thức về hiện thực, về con người, dẫn đến có những thay đổi quan trọng về bút pháp. Đây là những tiền đề quan trọng để chúng tôi tìm thấy các vấn đề liên quan đến tính LVB trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Qua khảo sát thực tiễn này, chúng tôi nhận thấy các vấn đề chính sau: 1. Đổi mới quan niệm về hiện thực và con người là vấn đề cốt lõi nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại so với giai đoạn văn học trước năm 1975. Bước ra khỏi chiến tranh, ra khỏi nhiệm vụ chính trị của công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, hiện thực và con người được nhìn nhận lại bằng cái nhìn đa chiều kích và được đặt trong các mối quan hệ phức tạp như bản chất đa thanh, đa âm của đời sống con người và đời sống xã hội. Mọi phải-trái, tốt-xấu, trắng-đen, chính-tà, đúng-sai, thiện-ác,... đều được nhà văn đi sâu khai thác. 75 Việc thay đổi nội dung phản ánh tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về phương thức phản ánh. Bút pháp tiểu thuyết có nhiều thay đổi quan trọng để vừa khuôn với bản chất của hiện thực và con người. Bút pháp tả thực, bút pháp huyền thoại hóa, bút pháp giễu nhại, là những bút pháp tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam hiện nay. 2. Tiểu thuyết Việt Nam vận động phát triển theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Sự phân chia khuynh hướng chỉ mang tính chất tương đối do xuất phát từ các cách tiếp cận. Với nhiệm vụ nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết LVB, chúng tôi chú ý đến hai khuynh hướng nổi bật là khuynh hướng tiểu thuyết hậu hiện đại và khuynh hướng tiểu theo lối hư cấu lịch sử. Ở khuynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đương đại mang dấu ấn hậu hiện đại, các nhà văn xem tiểu thuyết như là một trò chơi VB. Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Thuận, là những tác giả có ý thức “chơi thể loại” tiểu thuyết bằng nhiều phương cách khác nhau. Các nhà văn đã có ý thức cao trong việc phá vỡ mô hình tiểu thuyết cũ để thực hiện xây dựng tiểu thuyết như kỹ thuật tổ chức của một trò chơi. Viết trở thành câu chuyện của quá trình viết, của cách thức tổ chức VB mà trong đó, chủ thể tham gia trò chơi quan trọng nhất chính là người đọc, mỗi người sẽ tham gia luật chơi theo cách thức của riêng mình. Tác phẩm văn chương vì thế luôn ở dạng chưa hoàn kết, luôn tái nhận biết, sự sinh nghĩa diễn ra liên tục. Đây là mấu chốt của tính LVB. Ở khuynh hướng tiểu thuyết theo lối lịch sử, một số tác phẩm mờ nhạt dấu hiệu của tính hậu hiện đại mà mang phong cách của tiểu thuyết theo lối viết truyền thống. Hai kĩ thuật quan trọng nhất của khuynh hướng này chính là việc viết lại lịch sử và tương tác thể loại. Quá trình viết lại trên dẫn đến xu hướng giải huyền thoại, một xu hướng thể hiện rõ đặc tính của LVB trong tiểu thuyết. Nguyễn Xuân Khánh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Quốc Hải, Tạ Duy Anh,... là những tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng trên. 76 3. Những đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại có những tiền đề kết nối LVB rộng lớn, ra ngoài phạm vi của VB. Thực tế đó đã đòi hỏi những cách tiếp cận mới, một trong số đó là tiếp cận từ lý thuyết tính LVB. Tóm lại, ngữ cảnh văn hóa mới đã cho tiểu thuyết Việt Nam tiệm cận với xu thế vận động của văn học thế giới trên nhiều lĩnh vực, từ tư tuy sáng tác, đến kỹ thuật tự sự, đến lý luận phê bình và các vấn đề về tiếp nhận văn học. Dù theo khuynh hướng nào, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đang chứa đựng rất nhiều những vấn đề của tính LVB như: giễu nhại, tương tác thể loại, viết lại lịch sử, Đây là vấn đề chính mà chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai ở các chương sau của luận án. 77 Chương 3 GIỄU NHẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 3.1. Giễu nhại – một hiện tượng phổ biến trong văn học Việt Nam đương đại 3.1.1. Giễu nhại như là hiện tượng liên văn bản Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa nhại như sau “Một thể văn châm biếm dùng sự bắt chước để chế giễu một tác phẩm hoặc cả một trào lưu nghệ thuật. Phương tiện chủ yếu của nhại là bắt chước phong cách. Hai kiểu nhại chủ yếu (đôi khi tách thành những thể tài riêng) là kiểu khôi hài trong đó đối tượng thấp được trình bày bằng một phong cách cao; và kiểu chế nhạo trong đó đối tượng cao được trình bày bằng phong cách thấp. Sự chế nhạo có thể nhằm vào phong cách, có thể nhằm vào đề tài có thể cười nhạo những thủ pháp thi ca đã trở thành khuôn sáo, lỗi thời, hoặc những hiện tượng đời sống vốn dung tục không xứng với thi ca. Có thể có lối nhại một thi pháp, một tác giả, một thể loại, một thế giới quan” [57, tr.155]. Giễu nhại chính là sự “chế nhại” những gì đã trở thành lối mòn, thành khuôn sáo đến mức máy móc, tự động nên đã quá quen thuộc nên không còn tính mới mẻ cho văn học. Quá trình chế nhại cũng là quá trình đã đặt tất cả những gì được xem là xơ cứng, khuôn sáo của tiền VB vào ngữ cảnh mới mà ở ngữ cảnh mới đó, tiền VB được cải biến làm cho nó có những chức năng, những hiệu quả thi ca mới nhưng không hề phá hủy đi những giá trị cũ. Với khả năng này, giễu nhại góp phần làm cho văn học có sự vận động và phát triển không ngừng. Tư tưởng tiên phong của các nhà Hình thức luận Nga đã trở thành tiền đề xuất phát làm ảnh hưởng sâu sắc đến các nghiên cứu sau này về giễu nhại. Trước hết phải kể đến Bakhtin. Quan điểm về giễu nhại của Bakhtin thể hiện rất rõ trong công trình Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và phục hưng. Giễu nhại của Bakhtin gắn liền với tính đối thoại, nó được xem là hình thức của tiểu thuyết đa thanh phức điệu. Ông chia 78 sự lặp lại thành hai dạng: lời nói phong cách hóa (không có hàm ý mỉa mai) và lời văn hai giọng (có hàm ý mỉa mai). Bakhtin xem lời văn nhại như một loại lời văn hai giọng đặc trưng và ông giải thích lời văn hai giọng như sau “Ở đây, tác giả, cũng giống như trong sự phong cách hóa, nói bằng giọng của kẻ khác, nhưng khác với sự phong cách hóa, anh ta đưa vào trong đó một khuynh hướng nghĩa đối lập hẳn với khuynh hướng của lời người đó. Giọng thứ hai sau khi chuyển vào trong lời nói của người khác thì xung đột thù nghịch với chủ nhân vốn có của nó và buộc nó phục vụ trực tiếp cho các mục đích đối lập của mình. Lời nói trở thành vũ đài vật lộn của hai giọng.” [8, tr.187]. Tuy có chịu ảnh hưởng quan niệm của Chủ nghĩa hình thức Nga, nhưng sự tiến bộ của Bakhtin thể hiện ở việc ông xem parody/nhại cũng là một kiểu carnival hóa và ông đặt sự phát triển của văn chương trong bối cảnh xã hội/văn hóa mà ở đó nhại chính là vấn đề trung tâm, là yếu tố không thể thiếu của mọi loại hình carnival hóa nói chung “tiếng cười có một sức mạnh tuyệt vời kéo đối tượng lại gần, tiếng cười lôi cuốn đối tượng vào khu vực xúc tiếp thân mật đến thô bạo, ở đó có thể suồng sã sờ mó nó từ khắp phía, lật ngửa, lộn trái, nhòm ngó từ dưới và từ trên, đập vỡ vỏ ngoài để nhìn vào bên trong, hồ nghi, phân tích, chia cắt, bóc trần và vạch trần, nghiên cứu và thử nghiệm một cách tự do.” [2, tr.50]. Quan niệm của Bakhtin về giễu nhại trên đây đã trở thành những tiền đề quan trọng có ảnh hưởng đến các quan điểm của các nhà lập thuyết sau này. Với Genette, giễu nhại là nội dung trung tâm nhất trong công trình có tên: Văn chương ở bậc hai (Palimpsests: Literature in Second Degree). Từ “palimpsests” là từ mà nội hàm của nó đã mang ý nghĩa ẩn dụ cho tất cả các hình thức thậm phồn VB hoặc sự viết lại VB. Trong đó giễu nhại được xem là một trong những hình thức làm thậm phồn VB. Ông phân thành hai kiểu quan hệ giữa thượng VB (hypertext) và hạ VB (hypotext). Theo đó, giễu nhại (parody) hình thành trên cơ sở của mối quan hệ cải biến (transformation) hạ VB và dạng thứ hai là phỏng nhại (pastiche) hình thành trên cơ sở bắt chước (imitation) hạ VB. Theo ông, những VB riêng biệt, cá nhân mới có thể giễu nhại còn những trường hợp 79 phong cách, thể loại được cho là phỏng nhại. Sự phân biệt các hình thức giễu nhại, phỏng nhại trên đã thu hẹp rất lớn phạm vi của giễu nhại. Hutcheon lại có quan niệm giễu nhại rộng hơn, với bà, “tất cả các VB văn học đều giễu nhại nhau và dấu hiệu để nhận biết văn học hậu hiện đại là ở chỗ nó giễu nhại một cách có ý thức và mang tính chính trị rõ nét.”. [102, tr.327]. Mặc dù có chịu ảnh hưởng bởi một số tư tưởng của Genette, nhưng quan điểm của Hutcheon có những sự khác biệt nhất định thậm chí là đối lập với Genette. Bà đã chỉ ra VB bị nhại không phải là mục tiêu tấn công của giễu nhại. Giễu nhại là một trong những hình thức diễn ngôn liên nghệ thuật có chủ ý của quá trình “chuyển dịch văn cảnh hóa” [101, tr.16). Hutcheon cho rằng “Genette muốn giới hạn nhại với những VB ngắn như các bài thơ, các thành ngữ, chơi chữ, nhan đề, nhưng nhại hiện đại không tính tới sự giới hạn này – trong đó parody/nhại như một sự chuyển dạng tối giản của một VB khác” [101, tr.16], “nhại sẽ là một hình thức mở rộng, có thể là một thể loại, hơn là một kĩ thuật, vì nó có bản sắc cấu trúc của riêng nó và chức năng diễn giải của riêng nó.” [101, tr.16]. Hutcheon giảm trừ đặc tính hài hước của giễu nhại trong khi đặc tính này lại là quan điểm nổi bật của Genette. Quan tâm vai trò của người đọc, giễu nhại không thể tồn tại và hoạt động nếu không có sự tri nhận của người đọc. Vai trò tri nhận của người đọc chính là một trong những phát hiện mới mẻ của Hutcheon so với các nhà lập thuyết trước đó, quan điểm này đưa giễu nhại tiệm cận với quan điểm của lý thuyết văn học hậu hiện đại. Giễu nhại trở thành một phương thức tiêu biểu, là dấu hiệu của văn học hậu hiện đại như khẳng định của I.P.Ilin và nhiều nhà nghiên cứu Phương Tây “ tự giễu nhại như một phương thức tiêu biểu mà nhà văn hậu hiện đại muốn dùng để chống chọi với “cái ngôn ngữ dối trá về thực chất” và, do là người “hoài nghi chủ nghĩa triệt để, nhà văn hậu hiện đại cho rằng cái thế giới dị thường này thật vô nghĩa và đã đánh mất mọi cơ sở. Chính vì vậy, “bằng việc cung cấp cho chúng ta thiên mô phỏng tiểu thuyết của thứ tác giả mô phỏng vai trò tác giả” nhà tiểu thuyết hậu hiện đại “giễu nhại chính bản thân mình bằng 80 hành vi giễu nhại” [66, tr.434]. Giễu nhại thuộc về phương pháp cải biến hạ VB, phỏng nhại thuộc về phương pháp bắt chước hạ VB. Giễu nhại nghiêng về phương diện cú pháp và ngữ nghĩa, phỏng nhại nghiêng về phương diện ngữ dụng. Như vậy, thuật ngữ giễu nhại luôn gắn liền với cái hài: “có điều, theo hầu hết giới nghiên cứu, dù nhìn từ góc cạnh nào thì giễu nhại cũng có hai đặc điểm chính: nhại và giễu, tức bắt chước và châm biếm.” [102]. Giễu nhại luôn gắn liền với hiện thực và không thoát ly khỏi hiện thực cuộc sống. Giễu nhại là một trong những hình thức LVB quan trọng của tiểu thuyết VN đương đại. Đây có thể xem là một trong những kĩ thuật trung tâm nhất tạo nên bức tranh đầy màu sắc của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, là đối tượng nghiên cứu chính mà luận án sẽ triển khai trong chương tiếp theo. 3.1.2. Vấn đề nghiên cứu hiện tượng giễu nhại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Ở Việt Nam, giễu nhại không phải là thuật ngữ hoàn toàn mới. Hành vi giễu nhại trước hết đã được sử dụng trong các hình thức nghệ thuật dân gian, tiêu biểu nhất là nghệ thuật chèo. Việc phân ra các vai hề chèo theo từng nhóm (hề áo ngắn, hề áo dài,..) trong chèo thể hiện ý thức của nhân dân Việt Nam trong việc mượn các hình ảnh lệch so với đời thường nhằm tự trào hoặc đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội phong kiến. Điều này cũng gặp ở loại hình văn học dân gian như: ca dao, truyện cười (truyện trạng), truyện ngụ ngôn, Trong các loại hình dân gian, hiện tượng bắt chước có khi chỉ đơn thuần tạo tiếng cười mua vui, hài hước, nhưng cũng có khi là sự châm biếm, chế giễu. Giễu nhại trong văn học viết thời Trung đại tiêu biểu nhất là thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Lớp ngôn ngữ giễu nhại thường là trực tiếp phơi bày bản chất đối tượng, có khi thông qua ngôn ngữ bóng bẩy, ví von, so sánh. Những bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương (Vịnh cái chuông, Vịnh cái quạt, Vịnh hoa cúc), của Nguyễn Khuyến (Vịnh Tiến sỹ giấy) thuộc dạng này. Đối với văn học Việt Nam hiện đại, giễu nhại là công cụ hữu hiệu cho loại 81 tiểu thuyết hoạt kê, trào phúng mà Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan là những cây bút tiêu biểu. Từ sau năm 1986, văn học Việt Nam bắt đầu đã có những biến đổi mạnh mẽ hơn về nội dung và hình thức để bắt kịp dòng chảy của thời đại và tiếp cận với tư duy hậu hiện đại bằng cách bắt đầu đi ra khỏi những quy phạm, những ràng buộc và vận động cho phù hợp với sự vận động nội tại của xã hội. Trong tiến trình vận động trên, phương thức giễu nhại đồng thời cũng bước ra khỏi mô phạm của hai cuộc chiến và trong văn học Việt Nam đương đại, giễu nhại trở thành một trong những phương tiện quan trọng để nhà văn tiếp cận đời sống trên tinh thần dân chủ, đa nguyên và từ đó là hướng tới sự giải thiêng những giá trị, lật đổ những quy phạm đã từng ăn sâu kiên cố trong tư duy văn học cả về hình thức lẫn nội dung. Nguyễn Thị Bình, khi tìm hiểu Một hướng thể nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần đây đã nhận xét việc sử dụng bút pháp nhại “không chỉ là một hình thức giải thiêng, làm mất giá đối tượng mà chính là quan niệm về bản chất dân chủ của thể loại.” [18]. Như vậy, yêu cầu đổi mới văn học là tất yếu để phù hợp với sự vận động và biến đổi của đời sống xã hội. Tư duy văn học đã dần hình thành tạo nên những thay đổi quan niệm về chức năng của văn học, về mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc, mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Chính điều này đã chi phối cách nhà văn tiếp cận hiện thực và hình thành những thủ pháp nghệ thuật riêng. Hiện thực cuộc sống phồn tạp được soi chiếu bằng cái nhìn đa diện, đa chiều. Trong sự soi chiếu đó, giễu nhại là công cụ đắc lực hỗ trợ nhà văn nhìn thẳng vào sự thật, khám phá hiện thực bằng cái nhìn hoài nghi, giải thiêng những vấn đề từng được xem là chính thống và có giá trị ổn định. Trong bài viết Nhìn lại những bước đi, lắng nghe những tiếng nói, Lã Nguyên đã nhận xét: “Giọng lu loa, sừng sộ, tiếng gầm gào cuộn réo trong văn học thời đổi mới không thể cất lên thành tiếng hát. Cái vô lý, cái phi lý chất văn xuôi và vẻ đẹp của đời sống phồn tạp chỉ có thể hóa thân vào tiếng cười trào tếu, giễu nhại để văn học thế sự biến thành tiếng nói nghệ thuật. Hình thức giễu nhại đã trở thành kiểu quan hệ đời sống mang phong cách 82 thời đại” [90, tr.66]. Nguyễn Đăng Điệp cũng đã khẳng định “Trong truyện Hồ Anh Thái, nhất là giai đoạn sau, ta bắt gặp khá nhiều chất giọng giễu nhại. Sự xuất hiện của loại giọng này hiếm khi xuất hiện trong tư duy sử thi. Cái nụ cười chua chát về cõi nhân sinh, khả năng lật tẩy những sự trớ trêu, nghịch cảnh trong đời chỉ có thể có được khi nhà văn không nhìn đời bằng cảm hứng lãng mạn thuần túy màu hồng mà nhìn nó như những mảnh vỡ” [117, tr.357-358]. Giễu nhại trở thành kiểu quan hệ đời sống mang phong cách thời đại và là đối tượng cần được nghiên cứu và đánh giá cẩn trọng. Bước chuyển mình của tiểu thuyết VN đương đại tập trung chủ yếu ở việc nhà văn đương đại luôn để cho tác phẩm vận động trong một không gian đa chiều kích, mà ở đó các VB kết dính thành một mắc xích. Người đọc phải không ngừng tháo gỡ để tiến hành thâm nhập vào tác phẩm và biến nó thành sản phẩm của chính mình. Luận án tập trung nghiên cứu những chủ đề, phương thức và hiệu quả của giễu nhại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại mang dấu ấn hậu hiện đại. Vấn đề nghiên cứu được phân tích, nhận định và đánh giá dưới góc nhìn của lý thuyết LVB từ đó hướng tới việc nhìn nhận khái quát những đóng góp cũng như bước phát triển (hay hạn chế nếu có) của văn học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Các phương thức giễu nhại tiêu biểu trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 3.2.1. Trích dẫn nhại 3.2.1.1. Định nghĩa Trích dẫn Theo Kristeva thì “VB là mô kết hợp (connective tissue) của các trích dẫn” [101], Compagnon xem việc trích dẫn chính là cái sẽ tạo con đường cho sự nhại và những thứ tương tự, đây thường được xem như miếng giấy quỳ cho phép thử hậu hiện đại. Hình thức trích dẫn là một trong những dấu hiệu cơ bản và dễ nhận ra nhât của tính LVB. Trích dẫn là hành động tái tạo lại, dẫn ra một cách chính xác từng từ, từng đoạn văn,... từ một nguồn tài liệu gốc nào đó có 83 bản quyền nhằm giải thích, thể hiện quan điểm riêng của người viết. Trích dẫn nhại được hiểu là “việc lặp lại nguyên xi lời người khác, phần VB của tác giả khác nhưng trong một ngữ cảnh không tương thích, gắn với cách dùng máy móc hóa, “vẹt hóa” hoặc với sắc thái tu từ mới (qua âm sắc, tone giọng, điệu bộ) nhằm mỉa mai, cười cợt, châm biếm, chế giễu cái được trích dẫn.” [125, tr.32]. Chỉ những trích dẫn “nhại” mới thuộc phạm vi của giễu nhại, tức những trích dẫn được đặt vào trong ngữ cảnh mà nghĩa mới phát sinh trên cơ sở của nghĩa cũ, thậm chí là đả kích lại những suy nghĩ, những quan điểm đã lỗi thời, lạc hậu, có khi là sự giải thiêng tính chất đã từng được xem kiên cố của những quan điểm, suy nghĩ, thói quen mà người ta đã từng tin tưởng, tôn sùng. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chú ý đến những trích dẫn mang hàm ý giễu nhại và khảo sát thông qua những tác phẩm tiêu biểu của Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Thuận. Sự cải biến hạ VB thông qua hình thức trích dẫn nhại đã thành thao tác nổi bật và tỏ ra có giá trị nhất định trong việc tạo ra tính đa bội của VB. Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Thuận có một khối lượng trích dẫn nhại vô cùng đồ sộ, tuy mỗi nhà văn bên cạnh những quy tắc riêng, đặc sắc riêng những cũng có lúc gặp nhau ở những thủ pháp quen thuộc. Sự gặp nhau này càng chứng tỏ tính LVB trong sáng tác văn chương. Khi khảo sát hiện tượng trích dẫn trong sáng tác của Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Thuận, chúng tôi nhận thấy các đối tượng VB chủ yếu để nhà văn tiến hành trích dẫn LVB chính là: văn chương, âm nhạc, quan điểm tôn giáo, triết học, đạo đức,... Ở mỗi đối tượng khác nhau, mỗi nhà văn có nghệ thuật xử lí và mục đích riêng từ các vật liệu này. Cái mà chúng tôi gọi là đối tượng ở đây là kiểu VB – một thực thể quan niệm ngôn ngữ thuộc một lĩnh vực nào đó trong hệ tri thức. 3.2.1.2. Các hình thức trích dẫn tiêu biểu - Trích dẫn nhại văn bản văn chương Riffaterre xem LVB là sự nhận thức của người đọc về những mối tương quan giữa một tác phẩm và những tác phẩm khác xuất hiện trước hay sau nó. 84 Mối tương quan tạo ra tính LVB trong thao tác trích dẫn văn chương trước hết chính là việc sử dụng lại nguồn nguyên liệu sẵn có trong kho tàng văn học dân gian và nguồn văn học viết. Đây là cơ sở dữ liệu đồ sộ để mỗi nhà văn bằng khả năng của mình sử dụng vào ngữ cảnh mới. Còn ngữ cảnh tương thích hay không tương thích, đối tượng của sự giễu nhại là gì còn tùy thuộc vào bối cảnh, thời gian, không gian. Dù sự kết nối là có chủ ý hay không có chủ ý của người sáng tác, thì người đọc vẫn là đối tượng quan trọng trong việc tiếp nhận và tìm ra sự kết nối LVB. Kho ngữ liệu văn học dân gian mà tiêu biểu là ca dao, thành ngữ, tục ngữ, truyện ngụ ngôn,... là đối tượng đầu tiên cần được chú ý trong thao tác trích dẫn nhại của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Bởi lẽ đây là phần VB gần gũi, thân thuộc, thậm chí gắn liền với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ý nghĩa của những ngữ liệu văn học dân gian đã được định hình và dường như cố định do quá quen thuộc với số đông. Điều đặc biệt là tuy gần gũi, thân thuộc nhưng nhiều nhà văn đương đại biết cách chế biến nguồn nguyên liệu này thành những ý nghĩa mới, bằng cách đặt vào một hoàn cảnh mới. Tuy nhiên với đa số nhà văn, hoàn cảnh mới là chưa đủ, ngữ liệu được trích dẫn không thể tồn tại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tieu_thuyet_viet_nam_duong_dai_nhin_tu_ly_thuyet_lie.pdf
  • pdfQD_DoThiCamVan.pdf
  • jpgScan0132.JPG
  • jpgScan0133.JPG
  • pdfTrichyeu_DoThiCamVan.pdf
  • pdfTT DoThiCamVan.pdf
  • pdfTT Eng DoThiCamVan.pdf
Tài liệu liên quan