Luận án Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái - Nguyễn Thùy Trang

MỞ ĐẦU .1

1. Lí do chọn đề tài.1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

2.1. Đối tượng nghiên cứu.2

2.2. Phạm vi nghiên cứu .2

3. Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu.2

3.1. Cơ sở lí thuyết.2

3.2. Phương pháp nghiên cứu .3

4. Đóng góp của luận án.4

5. Kết cấu luận án .4

NỘI DUNG .5

CHưƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.5

1.1. Nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái.5

1.1.1. Nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái trên thế giới.5

1.1.2. Nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái ở Việt Nam .15

1.2. Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái .23

1.2.1. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 – quá trình đổi mới và tiến dần đến văn học

sinh thái .23

1.2.2. Phê bình sinh thái – một lối tiếp cận mới vào tiểu thuyết Việt Nam sau 1986.27

1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và hướng triển khai đề tài.29

1.3.1. Về tình hình nghiên cứu.29

1.3.2. Hướng triển khai đề tài.30

CHưƠNG 2. MỘT CÁI NHÌN HẬU/ GIẢI CẤU TRÚC VỀ PHÊ BÌNH SINH

THÁI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2014.32

2.1. Phê bình sinh thái và đặc tính hậu/ giải cấu trúc.32

2.1.1. Về khái niệm và cội nguồn của phê bình sinh thái .32

2.1.2. Đặc tính hậu/ giải cấu trúc của phê bình sinh thái .38

2.2. Những phương diện hậu/ giải cấu trúc của phê bình sinh thái trong tiểu thuyết Việt

Nam sau 1986 .422.2.1. Phi trung tâm – dạng thức tồn tại của văn hóa hậu hiện đại .42

2.2.2. Cái chết của chủ thể - tính liên chủ thể .47

2.2.3. Tính đối thoại – phương thức kết nối với thế giới tự nhiên.53

CHưƠNG 3. ĐỊNH GIÁ CHUẨN TẮC ĐẠO ĐỨC SINH THÁI TỪ HỆ

THỐNG NHÂN VẬT.60

3.1. Kiểu nhân vật xâm phạm tự nhiên – khát vọng bành trướng.60

3.1.1. Tư tưởng nhân loại trung tâm và sai lạc hành vi.61

3.1.2. Sự mơ hồ sinh thái – những ngộ nhận trong quy luật sinh tồn .67

3.2. Kiểu nhân vật nạn nhân sinh thái – hậu quả của văn minh.74

3.2.1. Nông dân, người nghèo và dấu ấn của sinh thái giai cấp.75

3.2.2. Thị dân, trí thức và làn sóng sinh thái đô thị.81

3.2.3. Nữ giới và những thấu chạm sinh thái nữ quyền .86

3.3. Kiểu nhân vật thức tỉnh – ý niệm về sự hợp nhất .91

3.3.1. Sám hối, trăn trở – niềm kính sợ sinh mệnh .91

3.3.2. Bảo vệ tự nhiên – nỗ lực tái thiết Trái đất.95

3.3.3. Hướng đến lối sống điền viên – cuộc hành hương về với tự nhiên .100

CHưƠNG 4. PHỤC HưNG TINH THẦN SINH THÁI TỪQUYỀN LỰC VĂN

HÓA.105

4.1. Quyền lực của diễn ngôn – những khai mở nhãn quan văn minhđương đại .107

4.1.1. Định hình diễn ngôn lãng mạn tự nhiên trong tầm nhận thức mới .108

4.1.2. Kiến tạo diễn ngôn sinh thái hiện đại – tưởng tượng khác về môi trường.117

4.2. Quyền lực liên văn bản – tạo liên kết với tổng thể sống linh thiêng trong vũ trụ.124

4.2.1. Sự biện chứng giữa văn chương và thực tế.124

4.2.2. Những huyền tích, tập tục như cách thức điều chỉnh tư duy về Trái đất .131

KẾT LUẬN .141

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .145

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

pdf168 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái - Nguyễn Thùy Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiên. Trong chừng mực nào đó, dòng chảy phê 75 phán sẽ mang lại những tác động tiêu cực, thậm chí là phẫn nộ, khiến các văn bản nghệ thuật nặng nề, đầy cái xấu, cái ác. Để lột tả thực trạng môi trƣờng đang diễn ra, các nhà văn thƣờng lựa chọn hình thức xây dựng các cặp nhân vật đối lập theo quy luật nhân quả, có nhân vật xâm phạm tự nhiên thì cũng có nhân vật nạn nhân của tự nhiên. Với phƣơng thức này, những cuộc đời tang thƣơng, những khấn nguyện và nƣớc mắt của con ngƣời trƣớc thảm họa thiên tai, dịch bệnh và đói rét, thậm chí là bế tắc trong vật chất dƣ thừa tất cả đều đƣợc nhà văn thu nhận và chuyển vào tác phẩm nhƣ những mảnh ghép số phận trong thời đại kĩ trị. Đề cập đến nạn nhân sinh thái, Trần Thị Ánh Nguyệt nhấn mạnh hai phƣơng diện: số phận con ngƣời trong những thảm họa tự nhiên và niềm kính sợ với sinh mệnh tự nhiên để thể hiện cảm hứng phê phán [xem thêm 28]. Ở đây, chúng tôi phân chia các kiểu nạn nhân theo địa vị xã hội, trình độ, giới tính, để thấy đƣợc hậu quả nghiêm trọng của những hiểm họa sinh tháixảy ra với từng ngƣời, không chỉ riêng bất kì một tầng lớp hay thân phận nào, trong đó, nông dân - ngƣời nghèo, những thị dân - trí thức và nữ giới là những nạn nhân tiêu biểu, có thể chứng thực qua tiểu thuyết Việt Nam sau 1986. 3.2.1. Nông dân, người nghèo và dấu ấn của sinh thái giai cấp Vốn là một nƣớc nông nghiệp, hơn hai phần ba dân số Việt Nam là nông dân và ngƣời nghèo. Cho nên, sau những lần thiên tai, tầng lớp này sẽ chịu nhiều thiệt thòi và bất lợi nhất. Suốt cuộc đời, nông dân chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lƣng cho trời”. Một mùa hạn hán hay một trận lụt lội sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của họ. Tiểu thuyết Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy đã ghi lại chi tiết về “vụ gặt chiêm thất bát”, “những thửa ruộng cuốc cào nhổ nháo cho ra một thứ lúa phất phơ” [56, tr.49]. Các hộ nghèo chấp nhận vay thóc nặng lãi để có tiền nộp học cho con, những thứ ăn đƣợc từ củ chuối, quả sung đều bị đào bới tận gốc, lũ trẻ đi mót những bông lúa gục còn sót trên cánh đồng nắng chang nhƣ xối lửa, “chúng lội rào rào nhƣ một bầy vịt đói, sơ sểnh là nhảy ào vào cƣớp”. Dù bảo vệ cầm roi quất túi bụi, nhổ cả gốc rạ bám bùn ném, chúng vẫn cam chịu. Có lúc, hạn hán, lũ lụt liên miên khiến ngƣời dân chấp nhận nhƣ một phần của đời sống. Những ngƣời dân Ngã Chín trong Sông (Nguyễn Ngọc Tƣ) đã không lạ gì với việc một ai đó, một căn phòng nào đó căn nhà nào đó biến mất. “Họ quen với việc một ngƣời ngồi cạnh mình bỗng dƣng lọt tõm vào một cái hố sâu nào. Mọi sự biến mất đã trở nên bình thƣờng, họ thò đôi đũa ra để gắp thức ăn thì không thấy mâm cơm đâu nữa, họ với tay lấy áo mặc sau khi tắm xong thì nó không còn ở đó, họ đứng dậy rót 76 rƣợu và cái ghế vẫn còn ấm hơi ngƣời lẳng lặng rơi xuống sông và ngƣời kia khi ngồi phịch vào khoảng không, cũng biến mất” [63, tr.32]. Dƣờng nhƣ, con ngƣời nơi đây đã ý thức đƣợc sự trả thù của tự nhiên là một lẽ tất yếu. Ngƣời ta có thể dễ dàng lấp một dòng sông mênh mông chỉ để thỏa mãn khát khao chinh phục, “ngƣời ta ƣớc tính làm một dòng sông cạn còn dễ hơn làm một con đƣờng. Sông Di cũng đang bị những dãy nhà hai bên bờ chồm ra bóp nghẹt”. Sông nhƣ một ngƣời đàn bà – “nín nhịn và dịu dàng, khéo léo và có vẻ vô hại, nhƣng đầy thù hận và hung hiểm”. Vì thế, “trò chơi ngẫu hứng của sông Di” ngày càng tinh quái, bạo liệt, “hồi xƣa sông Di chỉ lấy đi những thứ nhỏ thôi”, “giờ thì nó dữ tợn, có khi kéo đi cả một căn nhà”. Sống trong nỗi bất an và hoang hoải, sự khắc nghiệt của tự nhiên càng đẩy ngƣời nông dân và ngƣời nghèo vào tận cùng của đói khổ. Ngẫm ngợi những ƣu ái của tự nhiên đang dần tuột khỏi tay con ngƣời, bao nhiêu ngày “mƣa thuận gió hòa” cứ trở nên khan hiếm, nhiều sáng tác của Đỗ Phấn nhuốm màu dƣ âm của biến đổi khí hậu và thiên tai. Nhân vật tôi trong Gần như là sống bộc trực nỗi lo lắng về những gì đã – đang và sẽ xảy ra khi “con sông Hồng cạn kiệt đã xuống đến mực nƣớc chết từ nhiều tháng nay”. Hậu quả có thể thấy trƣớc tiên chính là cảnh sống dật dờ, bấp bênh của ngƣời dân ven sông Hồng. Khuôn mặt họ luôn phảng phất một nỗi trầm uất “nhàu nhĩ lo toan nhàu nhĩ sợ”. Lo toan và sợ, vì họ “sống trên sông nhƣng chẳng có gì liên quan đến sông nƣớc. Không đánh bắt. Không chờ đò. Không đóng thuyền. Không xúc cát”. Tác động của quá trình biến đổi khí hậu ẩn hiện trên “những bãi cát dài lở loét đỏ lợ phù sa”, “dòng sông cạn hoang vắng”. Những ngƣời nông dân vốn quen sống nhờ sự đùm bọc của sông – sông cho nƣớc để vun trồng, sinh hoạt, cho cá tôm đầy ghe, cho phù sa màu mỡ – nhƣng giờ sông đang cạn dần, họ thậm chí “cũng không dám chắc họ có ý thức về việc sống trên sông nƣớc của mình. Hay chỉ là đang sống trong căn nhà tối thiểu ở một ngôi làng rời rạc không cây đầy gió” [34, tr.391]. Thấp thoáng trong lạch nƣớc cạn là các mái nhà tạm bợ của dân du cƣ. Vật liệu cấu thành “nhỏ bé và tiều tụy đến thƣơng cảm”, đó là vài tấm cót ép, mấy mảnh ni lông, gỗ thùng hàng, một cánh tủ lạnh có thể đóng mở cho chỗ thay áo quần, chỗ ấy còn có thể là buồng tắm, “mùa nƣớc lớn sẽ biến thành toilet di động. Nƣớc lên, ngôi nhà có thể nổi lên”. Đàn ông và đàn bà, trẻ con và ngƣời lớn đều “vắt vẻo đi trên những tấm ván gỗ đóng đinh” rời rạc ấy. Đời sống của họ “nhƣ bị nén lại. Quắt queo. Chậm chạp. Lờ đờ”. 77 Những ngƣời nghèo và nông dân chịu thiệt thòi, khốn khổ vì thiên tai thƣơng cảm đã đành, điều này thuộc về nguyên nhân khách quan và họ hoàn toàn vô tội, nhƣng đôi khi, chính tầng lớp này lại tự mình tàn phá, săn đuổi tự nhiên và bị tự nhiên quật lại. Là một ngƣời hiền lành và an phận, Thùng dù “nhà nghèo, của cải chẳng có gì, bữa đói bữa no” nhƣng trong lòng luôn vui, “nhẹ bẫng với tiếng cƣời đùa”. Tuy nhiên, Ké Bân – mẹ vợ của Thùng lại không bằng lòng với cuộc sống ấy. Ngƣời đàn bà “tham lam, lúc nào cũng nghĩ cách cƣỡi lên đầu thiên hạ”, luôn mơ màng tìm cách làm giàu trở lại, sau khi bị Việt Minh tịch thu hết tài sản vì bố là thầy Tào. Chính Ké Bân đã xui Thùng đến chỗ có cây trầm hƣơng – nơi nguy hiểm, đầy rẫy ma quỷ, “từ xƣa đến nay chẳng ai dám lặn vào đó”. Song chỉ có cây trầm hƣơng mới có thể đổi đời cho bà và gia đình. Ké Bân hớn hở khi thƣơng lái ngƣời Tàu trả giá rất cao - “mấy vạn tệ”. “Thời ấy đang túng thiếu, nếu có tiền sẽ làm đƣợc nhiều việc”, Thùng rất đắn đo, vừa thấy sợ, vừa lại muốn sung túc. Còn Sẳn thì “lo thắt ruột. Sao ngƣời ta lúc nào cũng nghĩ đến tiền thế nhỉ?”, “ngày xƣa lắm tiền, nhiều thuốc phiện mà có thấy vui hơn đâu”. Nhƣng đói khổ đã làm lòng ngƣời hoa mắt. Mặt nƣớc mùa đông buốt giá “nhƣ hàng ngàn ngọn gai đâm vào thân thể”, “có đau, có buốt cũng phải liều thôi”, “Thùng nghiến răng lặn xuống đáy sông”. Vật lộn giữa dòng suối, bộ rễ cây trầm hƣơng bám chặt vào tảng đá khiến Thùng không tài nào cắt nhổ đƣợc. Lực hút của xoáy nƣớc quá mạnh làm anh yếu dần, con cá trong hang quẫy mạnh đứt dây thừng và cuốn anh đi. Thùng chết trong sự kêu gào thảm thiết vì nỗi ân hận đớn đau, vì cảm giác tủi hờn nghèo đói mà phải lặn lội chốn âm u tìm trầm, để rồi chẳng có ngày về dƣơng thế. Tại cuộc hội thảo của Hiệp hội ALSE diễn ra ở Bloomington năm 2011, các nhà phê bình sinh thái đã thống nhất quan điểm: các vấn đề về giai cấp, giới tính và chủng tộc liên quan mật thiết đến vấn nạn môi trƣờng. Chẳng hạn, ngƣời nghèo ở Châu Phi phải dựa vào khai thác khoáng sản và những chất đốt tại các khu nghỉ dƣỡng để kiếm sống, và những việc làm này đã ảnh hƣởng trực tiếp đến khí hậu, cụ thể là sự nóng lên toàn cầu. Vì vậy, các nhà phê bình sinh thái khuyến cáo sự bất cập, thiên lệch trong giai cấp, giới tính và chủng tộc cần phải đƣợc điều chỉnh. Đảm bảo sự cân bằng xã hội mới có thể đảm bảo cân bằng đối với tự nhiên. “Rừng muôn đời là nơi mà khó nghèo nƣơng vô để sống” – nhận định của nhà văn Nguyễn Trí qua tiểu thuyết Thiên đường ảo vọng càng khẳng định sự tàn phá tự 78 nhiên một phần đến từ nhu cầu của ngƣời nghèo. Chính sách kinh tế mới – đi đến những vùng núi sâu xa của Nhà nƣớc là “giúp cho kẻ nghèo có thể vƣơn lên nhờ nguồn thu từ nông nghiệp. Nhà nƣớc đã cấp cho một hộ dân chẳng những lƣơng ăn trong sáu tháng, còn có đất đai để làm vƣờn, cả tiền phụ cấp cất nhà” [61, tr.13]. Nếu sử dụng nguồn trợ cấp đúng mục đích, sau sáu tháng dân nghèo sẽ có thu nhập từ đất. Nhƣng phần lớn, họ đổ tiền trợ cấp vào những cuộc vui, khi vốn liếng chẳng còn, một số bỏ về chốn cũ, một số không quê hƣơng “trèo lên núi kiếm cái độ nhật”. Dân tứ xứ đổ vào rừng nguyên sinh tìm đất canh tác. “Cuối tháng mƣời một, mùa mƣa vừa dứt là ra tay tàn sát. Phát xong, phơi đến cuối tháng hai là nổi lửa. Chỉ một mồi là cả hàng trăm hecta rừng bị thiêu sạch đến không còn một cái lá. Mƣa đầu mùa rơi hạt là giống má đƣợc tra xuống. Đất mới, chỉ một vụ đầu là đói nghèo có cơ bị diệt vong” [61, tr.48]. Đó là cách ngƣời nghèo bám vào đất đai, cỏ cây để vƣơn đến cuộc sống no đủ. Những chính sách hỗ trợ nhân dân lên kinh tế mới trở nên phản tác dụng, bởi họ không chăm chỉ canh tác và gìn giữ, chỉ muốn dựa vào kho tài nguyên quý giá của thiên nhiên mà đào vét đến cạn kiệt. Khi đã hủy hoại mọi thứ trên mặt đất, họ bắt đầu tìm bới những thứ dƣới lòng sâu – là trầm, là vàng, là quặng mỏ. Một đoàn ngƣời không biết bám vào đâu để sinh tồn, không tƣơng lai, quá khứ mù mịt tội lỗi, với Cƣờng “Đại Ngu” vừa ra lao cải, với Lâm oan sai vì án phản động, Bình thất nghiệp, Điệp giang hồ – những thành phần đáy cùng của xã hội lƣu lạc đến miền Đông, họ tìm thấy con suối Một Chặng những trầm tích của hạt vàng. Từ đó, một bãi đãi vàng đƣợc dựng lên, cả vùng núi bị họ xới lên nham nhở. Có chút đỉnh vàng, những nguy hại bắt đầu lăm le: đâm thuê chém mƣớn, bán dâm, buôn hàng cấm, thuốc phiện, vay nặng lãi Mọi tệ nạn xã hội gần nhƣ tập trung ở đây. Họ khó lòng giữ đƣợc số tiền có đƣợc, trang trải chi phí nằm rừng, lộ trình lót đƣờng, bảo kê, rồi ma lực từ những quán nhậu, cà phê, gái điếm Giấc mơ thiên đƣờng của bộ tứ chỉ là ảo vọng – đúng nhƣ cái tên của tác phẩm. Chỉ có tự nhiên luôn phải oằn mình hứng chịu biết bao toan tính của con ngƣời. Những ngƣời ở bản Pác Thay trong Thân xác (A Sáng) cũng vậy thôi. Trách họ vô tình, thờ ơ trƣớc tự nhiên, nhƣng từ đâu mà ra? Cũng do đói khổ quá, họ không nghĩ gì nhiều, chỉ nghĩ đến việc ngƣời ta phát hiện ra tiền ngay dƣới chân mình, chỉ cần đào lên là có đƣợc. Hậu quả nhƣ thế nào? Câu hỏi này với họ là điều quá to tát và nhận thức hạn hữu của họ cũng chẳng thể trả lời. Có tiền, “ngƣời bản Pác Thay bắt đầu 79 mua sắm: tivi, xe máy, điện thoại mua sắm chán rồi họ quay sang nhậu nhẹt, và khi nhậu nhẹt chán ngán họ xúm lại cờ bạc, sát phạt nhau”, đám thanh niên liều mình tiêm chích ma túy. Tiền bạc đến từ nguồn thu bất hợp pháp, không phải do lao động cần cù mà nên thì cũng sẽ bị tiêu tán trong lãng phí và sa đọa. Pác Thay không còn dìu dịu trong làn gió uyên ƣơng thổi qua đồi dẻ, không còn cọn nƣớc quay xối xả với ngàn tia mát trong lành, cánh đồng não nề, “dòng Săm Tang đen ngòm nằm cong queo nhƣ con rắn chết dƣới cái nắng”. Tất cả đỏ quạch nhƣ máu và rũ rƣợi trong bùn đất. Ngƣời nghèo lại trở về với cái nghèo! Không chỉ riêng Thiên đường ảo vọng (Nguyễn Trí), Thân xác (A Sáng) phản ánh thực trạng trên, Nhắm mắt nhìn trời (Nguyễn Xuân Thủy) cũng cho thấy công cuộc đô thị hóa nông thôn đã mang đến những choáng ngợp trong đời sống nông dân. Ngƣời thành thị tấp tới về quê mua đất, biết bao dự án làm đƣờng, xây chung cƣ, nghỉ dƣỡng đƣợc đề xuất. Đồng ruộng không còn đƣợc nông dân xem nhƣ sinh mạng, nhƣ chân với tay. Những bất ổn của đời sống đang dần hiện ra. Đó còn là sự chao đảo của nhiều hộ dân từ những bọc tiền đền bù đất nông nghiệp. Nạn đề đóm, số má, cờ bạc nhƣ ma lực hấp dẫn những con thiêu thân sẵn tiền đền bù đâm đầu vào. Từ nông dân thuần phác trở thành đại gia, bỗng chốc lại là ăn mày, mất nhà cửa, tay trắng tay. Mẹ con Chiến là điển hình cho trƣờng hợp đó. Nhận tiền hỗ trợ đất, lại là gia đình liệt sĩ, Chiến và mẹ đã đầu tƣ vào những con số quay thƣởng hằng ngày, vào chiếc xe đời mới, những bộ cánh đắt tiền. Vỡ hụi, vỡ lô, hai mẹ con dựng lán ở tạm. Chờ thời điểm thích hợp, họ lại vin cớ có công với Cách mạng, và khẩn khoản xin hỗ trợ. Trục lợi trên đau thƣơng của lịch sử và giá trị của đất đai, mẹ con Chiến cuối cùng vẫn trở về số không. Những trò thả mồi – bắt mồi lô đề, cầm cố của chị Thiện với Chiến thực ra chỉ là một phần nhỏ bức tranh bát nháo mà nhà văn phác thảo trong quá trình nông dân bán dần đất nông nghiệp. Quan sát, một vòng luẩn quẩn có tính quy luật trong đời sống của nông dân và ngƣời nghèo đƣợc diễn ra, lặp lại trong tiểu thuyết từ sau Đổi mới: Đói khổ  Bóc lột tự nhiên  Thoát khỏi đói khổ  Tha hóa, sa ngã  Đói khổ. Chúng tôi gọi mô hình này là Chu trình Sinh thái đói nghèo. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc sống khốn cùng của nhân dân, nhƣ dịch bệnh, dân số đông, trình độ dân trí thấp, những bất cập trong chính sách quản lí của nhà nƣớc, thiên tai, Trong số đó, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến những hậu quả do sự tác động của con ngƣời đối với thiên nhiên khiến cho ngƣời dân khó 80 thoát khỏi cảnh đói nghèo. Đó chính là mục đích và tinh thần của sinh thái giai cấp. Vào tháng 11 năm 2017, tại trƣờng Đại học Ca‟ Foscari Venezia (Venice, Italia) diễn ra hội thảo có chủ đề Chủ nghĩa môi trường ở tầng lớp lao động: Tái cấu trúc bộ mặt chung mối quan hệ giữa Xã hội và Tự nhiên (Working-class Environmentalism: Reframing the Interface between Society and Nature). Nội dung hội thảo có đề xuất sự truy vấn mối quan hệ giữa lao động và môi trƣờng. Điều này càng chứng tỏ rằng, hành trình xâm phạm tự nhiên và hành trình đói nghèo có sự tƣơng quan mật thiết. Thêm một điều quan trọng của sinh thái giai cấp, đó là sự bóc lột của con ngƣời đối với tự nhiên thƣờng gắn liền với sự bóc lột con ngƣời đối với con ngƣời trong xã hội. Bởi trong quá trình chiếm đoạt tự nhiên, những ngƣời làm chủ, có tiền, có quyền luôn đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất. Đối với ngƣời nghèo, ngƣời làm thuê, họ thƣờng chịu thua thiệt và hẩm hiu. Sùng Chúa Đà trong Chúa Đất (Đỗ Bích Thúy) là kẻ “vừa giàu có, vừa độc ác”. Cả vùng ai ai cũng khiếp sợ, vì chỉ cần làm ngƣợc ý hắn sẽ bị treo lên cây cột đá, hành quyết cho đến chết. Đƣờng Thƣợng vốn là vùng đất nằm dƣới thung lũng, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi cho khí hậu ẩm ƣớt, không quá khắc nghiệt, trồng cây gì cũng đƣợc. Đáng lí cuộc sống của ngƣời dân nơi đây sẽ no đủ, nhƣng muốn trồng gì, nuôi gì lại phải hỏi ý Chúa đất. Đƣờng Thƣợng trở thành vùng trồng nhiều thuốc phiện nhất cao nguyên. “Cây thuốc phiện ở Đƣờng Thƣợng bao giờ cũng cho nhiều quả nhất, quả nhiều nhựa nhất”, vì thế Sùng Chúa Đà “không thích trồng ngô bằng trồng anh túc”. Bởi sau mỗi vụ anh túc, chúa đất lại thu về rất nhiều bạc trắng. Nhƣng “bạc trắng vào nhà chúa đất một trăm đồng thì chƣa chắc vào nhà ngƣời trồng anh túc đƣợc một đồng”. Mùa thu hoạch, bà Cả cùng đoàn ngƣời nhà Chúa đất sẽ tự tay đi cắt mủ, không nhà nào đƣợc động vào. “Gái nào làm rụng một quả xuống đất thì thế nào tối về cũng phải cởi xà cạp để nhận hai chục roi vào bắp chân”. Dân làng ai cũng căm thù thuốc phiện, căm thù cây anh túc. “Vì nó, không biết bao nhiêu ngƣời phải bỏ mạng. Bao nhiêu nƣơng ngô bị chúa đất thu lại, bắt trồng anh túc hết. Thu hoạch anh túc xong, ngƣời trồng chỉ đƣợc trả công không đủ ăn cháo ngô đến vụ sau. Thế mà vẫn phải trồng, phải chăm. Không trồng thì tức là tự đi mà chọn lấy cái chết rồi” [52, tr.88-89]. Qua Chúa đất, Đỗ Bích Thúy đã hé lộ nền tảng giàu có của những kẻ quyền lực đƣợc tạo nên phần lớn từ sự cƣớp bóc, áp bức tự nhiên và những ngƣời khốn khó. 81 Trong cuộc mƣu sinh khó nhọc, ngƣời nghèo luôn phải nỗ lực hết mình lao động, khai thác nhiên nhiên bằng máu, nƣớc mắt, mồ hôi. Nhƣng kết quả họ thu về đều phải san sẻ cho ngƣời quyền thế hơn. Chuyện quan liêu trong bộ máy xí nghiệp Đánh cá quốc doanh (Biển và chim bói cá – Bùi Ngọc Tấn) đã trở thành chuyện “dĩ nhiên”. Lợi nhuận từ một tàu đánh cá đƣợc chia năm xẻ bảy. Quỹ nộp xí nghiệp, quỹ giữ lại cho anh em, quỹ ngoại giao, quỹ bù lỗ Chƣa kể mỗi lần cập bến, những ngƣời trên bờ lại “ăn theo”, đến xin cá tôm, từ cô văn phòng, anh nuôi, thủ quỹ Số tiền kéo lƣới “năm trăm ngàn, ăn cũng không đủ”. Mà những công nhân đánh giậm đâu chỉ lao động tám tiếng. Một ngày, “hai tiếng rƣỡi một lần kéo lƣới. Ngủ thì lắt nhắt chập chờn”. Họ đành phải dùng mánh lới để tồn tại. “Tất cả những ngƣời trên tàu vừa bán cá của nhà nƣớc, đút tiền vào túi cũng đều vì gia đình, vì vợ vì con”. Họ nhƣ con chim bói cá, vất vả lăn xả với biển để nuôi đàn con nhỏ. Thông – ngƣời đi biển bao năm đã thấm thía cái đắng đót mà nghề này mang lại, ngâm nga câu thơ tùy hứng sáng tác: “Biển ơi biển bạc làm chi/ Biển vàng mà rất nhiều khi không vàng”. Biển bạc “là bạc bẽo. Là đổ mồ hôi sôi nƣớc mắt mà chẳng ăn gì. Chƣa kể biển còn là nấm mồ chôn bao ngƣời”. Nên nghề đi biển đánh cá “không ai thọ lâu”, ngƣời chết trẻ, ngƣời tai biến mạch máu não, nằm liệt giƣờng, ngƣời vật vờ trở về quê. Qua quá trình miêu tả cuộc chiến đấu, sinh tồn của con ngƣời trƣớc thiên nhiên, các tiểu thuyết gia Việt Nam bắt đầu chú ý đến mối tƣơng quan trong sự phân cấp giữa nông dân/ địa chủ, ngƣời giàu/ngƣời nghèo. Bất bình và phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng đến tự nhiên, nhiều nhà văn chủ trƣơng bình đẳng môi sinh và giai cấp, thay đổi cách ứng xử giữa con ngƣời – con ngƣời sẽ góp phần nhỏ trong việc thay đổi cách ứng xử với thế giới thiên nhiên. Màu rừng ruộng (Đỗ Tiến Thụy), Gần như là sống (Đỗ Phấn), Biển và chim bói cá (Bùi Ngọc Tấn), Sông (Nguyễn Ngọc Tƣ), Chúa đất (Đỗ Bích Thúy), Thiên đường ảo vọng (Nguyễn Trí) là những tiểu thuyết đã thể hiện tinh thần nhƣ thế. 3.2.2. Thị dân, trí thức và làn sóng sinh thái đô thị Khi nông dân, ngƣời lao động chịu những hậu quả nặng nề về vật chất, nhà cửa, đất đai, sinh mạng trong quá trình tƣơng tác với tự nhiên, thì thị dân và trí thức – tầng lớp tƣởng nhƣ vô can, lại cũng trở thành nạn nhân của vấn nạn sinh thái trên phƣơng diện tinh thần. Điều khiến triết gia lỗi lạc David Thoreau giã từ Luân Đôn phồn hoa để 82 về hồ Walden – “giọt nƣớc của Trời” cƣ ngụ trong ngôi nhà tự xây lấy, và bằng lao động của chính đôi tay, chính là bởi ông đã nhận ra, “cuộc sống trong thành phố của chúng ta sẽ trở nên tù đọng nếu không có những khu rừng và những đồng cỏ hoang bao quanh nó. Chúng ta cần thiên nhiên hoang dã nhƣ thuốc bổ tinh thần” [49, tr.328]. Hƣớng đến một đời sống tinh thần an nhiên, với ngƣời thành phố là điều quá khó khăn. “Muốn uống trà ngon cần phải có quá nhiều điều kiện. Trà Thái Nguyên sao suốt pha bằng nƣớc giếng đào sâu hun hút bên những quả đồi đất đỏ. Nƣớc nổi váng sắt vàng khè. Nhƣng thật lạ, thứ nƣớc ấy đun sôi pha trà không nƣớc gì sánh đƣợc. Mang chè Thái sao suốt về thành phố pha bằng nƣớc máy nhạt phèo. Trơ và đắng” [36, tr.13]. Thƣởng trà là vậy. Thôi cũng đành chấp nhận vì quá thanh tao, quá cầu kì. Nhƣng đến cả việc ngắm một vùng trời bình yên cũng rất chật vật, “không thể nhìn thấy bất cứ một vì sao nào lọt qua tán lá. Cũng không thể trông thấy bầu trời ửng hồng phía nội thành nhƣ lúc vừa bƣớc chân ra khỏi buồng thang máy. Bóng tối dày đặc vây kín quanh mình” [36, tr.55]. Họ tự phản biện lại sự lựa chọn cuộc sống của chính mình: “chẳng hiểu đô thị có những gì mà giàu sức quyến rũ đến thế?”. Vì khi làm dân phố nghĩa là tự nhốt mình vào những căn hộ tập thể chật chội, đông đúc trong các tòa nhà quanh năm không thấy ánh mặt trời, là chen chúc mệt nhoài trên những con đƣờng mù bụi luôn tắc vào giờ cao điểm, là hiếm hoi thƣởng thức những món ăn đậm tình quê; và chỉ mỗi thuận lợi là “ra đƣờng chẳng phải chào hỏi nhau nhƣ ở làng”. Có lẽ, sự can thiệp của quá trình đô thị hóa, nông thôn hóa là tác nhân kích thích tiễu trừ dần những cánh đồng quê trong trẻo, thanh bình, những hồn ngƣời mộc mạc; thay vào đó là lớp thị dân lạc lõng, bơ vơ. Đôi chân đã bƣớc vào phồn hoa nhƣng bản tính vẫn còn vƣơng đồng nội. Việc rũ bỏ quá khứ, truyền thống, chân chất, tự nhiên là một điều không dễ với phần đông thế hệ hiện nay. Nhiều tác phẩm đã “cởi trói” cho nhân vật thỏa sức “vẫy vùng” trong bầu không khí của tự do, hiện đại chốn thành thị. Nhƣng dƣờng nhƣ, càng cởi trói càng dùng dằng, càng vẫy vùng lại càng đắn đo. Hầu hết, những trí thức trong các tiểu thuyết đô thị luôn cố giữ cho mình không bị tha hóa trƣớc quy luật biến thiên của đời sống, dù họ là ngƣời luôn phải chật vật để sinh tồn trong thời buổi giá cả leo thang mà đồng lƣơng nhà nƣớc lại bèo bọt. “Công chức nhom nhem ra đƣờng với tài sản duy nhất mang theo chỉ là niềm ao ƣớc mà thôi. Niềm ao ƣớc chẳng có gì đáng sợ ở mọi nơi mọi chốn” [36, tr.39]. Thành ra, nét thanh lịch cuối cùng thành phố còn giữ đƣợc là nhờ có “những hạng ngƣời an phận nhƣ vậy”. 83 Xuyên suốt tiểu thuyết Nhắm mắt nhìn trời (Nguyễn Xuân Thủy) là quá trình Nguyễn trăn trở, cố gắng gìn giữ phẩm giá của một công chức quèn. Sống giữa những đổ vỡ, lạc lối của nhiều số phận trong vòng xoáy đồng tiền, Nguyễn mang bi kịch của một nhà văn có lƣơng tâm, không thể làm ngơ trƣớc mọi vấn nạn xã hội. Tách biệt khỏi các điều kiện tự nhiên và đối mặt với khói bụi thành phố, với không gian thiếu cây xanh, Nguyễn nhận ra, “con ngƣời nhỏ bé cứ bị chìm xuống mãi dƣới đáy những huyệt mộ, nhƣ những con bọ gậy loe ngoe thống khổ và bất lực bơi trong thứ nƣớc lờ nhờ cống rãnh. Nghẹt thở. Dƣới ma trận cao ốc, con ngƣời nhỏ bé len lỏi quẫy đạp, bải hoải kiếm tìm” [55, tr.215]. Anh luôn kiếm tìm cho mình những giá trị chân thật và sự sẻ chia giữa chốn đô thị - một thứ giản dị nhƣng rất hiếm hoi ở đây. Do vậy, cảm giác lạc loài là biểu hiện phổ biến của tầng lớp thị dân, trong đó, mất đi nguồn cội, mất đi tình thƣơng là một trong những bi kịch của ngƣời thành thị. “Trong manh áo phố phƣờng liệu Nguyễn có giũ ra nổi dăm ngƣời có thể gọi là bạn hay không?”. Câu hỏi đầy suy tƣ đủ thấy nỗi lòng nhức nhối của kiếp ngƣời. Họ rũ bỏ chân quê để mong muốn một đời sống tân tiến, tiện nghi, nhộn nhịp. Và trong cô liêu giữa bát nháo phố phƣờng, chúng ta nghe thấy những tiếng thì thầm, thủ thỉ về bản ngã. Ta thuộc về nơi nào? Nông thôn hay thành thị? Bức tƣờng hay thiên nhiên? Đóng kín hay hòa nhập? Những nỗi lòng của Nguyễn (Nhắm mắt nhìn trời) là mặc cảm chung của con ngƣời trong bối cảnh phi trung tâm, đổ vỡ mọi giá trị. Điều này đƣợc Đỗ Phấn gọi bằng cái tên rất thực – Cô Đơn. “Nỗi cô đơn đã biến thành hoài nghi sợ sệt. Chẳng ở đâu con ngƣời dễ nổi nóng nhƣ thành phố Con ngƣời phải sợ hãi đến mức nào thì mới trở nên hung dữ nhƣ thế?” [35, tr.92]. Đó là những trải nghiệm của nhân vật chính trong Ruồi là ruồi khi ngộ ra giữa cuộc sống hiện đại, tân tiến, tƣởng là bá chủ, con ngƣời lại càng lạc lõng, nhạt nhòa. Hùng trần tình, “không thể ru rú trong căn hộ tầng cao. Một cỗ máy để ở dù hoàn chỉnh đến mức nào thì cũng bộc lộ đầy khiếm khuyết. Nó dồn con ngƣời vào một nỗi cô đơn tuyệt đối cách xa đồng loại ngay ở chỗ tập trung rất đông con ngƣời”. Nhà văn Đức C. Fleck đã nói, “loài ngƣời đã bƣớc vào một cuộc chơi với thiên nhiên và loài ngƣời đã thắng hết ván này tới ván khác. Nhƣng điều đó đã để loài ngƣời vƣớng vào những hệ quả của các chiến thắng” [13]. Đô thị có thể xem là một chiến thắng của con ngƣời trong việc gạt bỏ thiên nhiên ra khỏi tầm mắt. Trong niềm chiến thắng ấy, con ngƣời không hân hoan mà chỉ thấy bất hạnh. 84 Với tâm niệm “cả đời, tôi sẽ chỉ viết sách về Hà Nội”, chỉ trong khoảng thời gian ngắn những năm đầu thế kỉ XXI, Đỗ Phấn đã trình làng hàng loạt tiểu thuyết Dằng dặc triền sông mưa, Hà Nội thì không có tuyết, Rừng người, Gần như là sống, Chảy qua bóng tối, Ruồi là ruồi, Rụng xuống ngày hư ảo đó đều là những bức tranh chân thực làm nên chân dung phố và ngƣời Hà Nội. Nhân vật chính trong hầu hết các tiểu thuyết này là nhân vật xƣng tôi, ở ngôi thứ nhất, nhƣ một sự phân thân của tác giả nhằm trải lòng về một xã hội thị dân đang chuyển mình liên tục. Thế nên, nhân vật trong tiểu thuyết Đỗ Phấn thƣờng phảng phất nỗi buồn. “Tôi” không ngừng trằn trọc, day dứt với ƣớc vọng “phục sinh” một Hà Nội đẹp xƣa. Ở đó, “tôi” đau đớn, thổn thức vì “những hàng cây cổ thụ đã bị cƣa hết cành ngang, chỉ còn trơ lại những thân cây sững sờ đứng”, “mặt đƣờng nhƣ bỗng toác hẳn ra. Tầm nhìn xa đến tận dòng nƣớc đục ngầu của con sông mùa nƣớc lên. Bóng những chiếc xe tải màu vàng khổng lồ cần mẫn bò lên bò xuống sau gờ đất lở gần mép nƣớc. Những chiếc gầu xúc lởm chởm răng cũng ngúc ngoắc giơ lên từ chỗ ấy” (Vắng mặt). “Tôi” bàng hoàng trƣớc những đổi thay “bây giờ đã khác xa. Nhà hàng khách sạn chen chúc mọc lên khắp các triền đồi ven hồ nƣớc. Đất đai bán mua đổi chác chuyển mục đích sử dụng ào ào” (Gần như là sống). Bối cảnh các nhân vật đang tồn tại đƣợc mƣờng tƣợng nhƣ những “ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tieu_thuyet_viet_nam_giai_doan_1986_2014_tu_goc_nhin.pdf
Tài liệu liên quan