Luận án Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU. 1

CHưƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN

VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI . 8

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề . 8

1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. 8

1.1.2. Những nghiên cứu về tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho

trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi . 15

1.1.3. Những nghiên cứu về tổ chức hoạt động khám phá khoa học

nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. 16

1.2. Cơ sở lý luận của tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm phát

triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi. 18

1.2.1. Từ và vốn từ. 18

1.2.2. Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi . 20

1.2.3. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học với phát triển vốn từ cho trẻ

mẫu giáo 3 - 4 tuổi. 26

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động khám phá khoa học

nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. 38

Kết luận chương 1 . 43

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

KHOA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO

3 – 4 TUỔI . 44

2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng . 44

2.1.1. Mục đích khảo sát . 44

2.1.2. Khách thể và địa bàn khảo sát . 44

2.1.3. Nội dung khảo sát . 45

2.1.4. Phương pháp và công cụ khảo sát. 45

2.1.5. Thời gian khảo sát . 46iv

2.1.6. Tiến trình khảo sát . 46

2.2. Kết quả khảo sát . 47

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về phát triển vốn từ cho trẻ

mẫu giáo 3 - 4 tuổi . 47

2.2.2. Thực trạng giáo viên tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm

phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi . 49

2.2.3. Thực trạng mức độ phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi . 65

Kết luận chương 2 . 75

 

pdf203 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn chế - Về phía GV: + Một số GV chƣa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ, bản chất, ý nghĩa PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi + Một số GV chƣa linh hoạt khi lồng ghép mục tiêu PTVT cho trẻ trong các hoạt động dạy học. - Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu học liệu: + Chƣa có nhiều tài liệu hƣớng dẫn tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ. 74 + Thiếu một số đồ chơi, đồ dùng, trang thiết bị để tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ. Nguyên nhân thực trạng * Về phía GV: - Việc tổ chức các hoạt động giáo dục của GV còn mang nặng tính hình thức, lý thuyết, chƣa có tính linh hoạt và sáng tạo. - GV gặp nhiều khó khăn khi chú ý đến việc PTVT cho từng trẻ do số lƣợng trong lớp trẻ đông; GV phải chuẩn bị và tổ chức nhiều hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ trong ngày. Ở nhiều trƣờng, mục tiêu đối với trẻ MG 3 - 4 tuổi nhiều khi chỉ là bảo đảm sức khỏe cho trẻ. Vì thế nhiều GV nhiều trƣờng chú trọng ăn uống vệ sinh cho trẻ nhiều hơn là các hoạt động nhằm PTVT cho trẻ. - GV thiếu những biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp đi sâu vào việc PTVT. Các hoạt động KPKH cho trẻ chƣa thực sự phong phú, nhiều hoạt động mang tính dập khuôn. Vì vậy, các GV dù nhận thức đƣợc vai trò của hoạt động KPKH với PTVT của trẻ nhƣng vẫn không muốn thực hiện hoặc khi thực hiện thì chƣa khai khác hết hiệu quả của hoạt động KPKH đối với sự phát triển ngôn ngữ nói chung và PTVT nói riêng. *Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu học liệu - Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, tài liệu tham khảo về tổ chức hoạt động KPKH còn thiếu thốn. Việc tổ chức, sắp xếp bố trí các đồ dùng này còn nhiều bất cập, chƣa tạo môi trƣờng phù hợp kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, học tập nhằm PTVT. - Một số lớp có số lƣợng trẻ quá đông; - Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa trƣờng mầm non và gia đình trong việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3-4 tuổi. 75 Kết luận chƣơng 2 1. Qua nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi, chúng tôi thấy đa số GVMN đã nhận thức đƣợc sự cần thiết phải PTVT cho trẻ. Mặc dù GV đã nhận ra cơ hội PTVT của hoạt động KPKH nhƣng lại chƣa chỉ ra đƣợc cụ thể những cơ hội đó là gì. GV cũng khẳng định việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là năng lực sƣ phạm của GV. 2. Kết quả khảo sát cho thấy, VT tiếp nhận và VT biểu đạt của trẻ chƣa cao, tần suất xuất hiện các từ trong VT tiếp nhận và VT biểu đạt chƣa đồng đều. Trẻ có VT tiếp nhận tốt hơn VT biểu đạt. Trẻ thành phố có VT cao hơn trẻ nông thôn. 3. Những hạn chế trong thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ là: GV chƣa linh hoạt khi tổ chức hoạt động KPKH; chƣa khai thác đƣợc ƣu thế của hoạt động KPKH đối với việc PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi. Các hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhƣ: GV chƣa xác định đúng mục tiêu PTVT cho trẻ; chƣa tạo nhiều cơ hội cho trẻ đƣợc trực tiếp tham gia các hoạt động KPKH; còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi Kết quả nghiên cứu thực trạng là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi ở Chƣơng 3. 76 CHƢƠNG 3 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp 3.1.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục chung và mục tiêu phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi Các biện pháp đƣợc đề xuất phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và mục tiêu PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi nói riêng. Các mục tiêu này phải đƣợc hoàn thành đồng thời, thể hiện rõ mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong quá trình tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ, GV không chỉ hƣớng đến mục tiêu phát triển nhận thức mà còn hƣớng đến phát triển VT. Đối với mỗi nội dung giáo dục, GV lựa chọn các hoạt động phù hợp với trẻ MG 3 - 4 tuổi để có thể khai thác tối đa kinh nghiệm của trẻ nhằm PTVT và hƣớng đến phát triển toàn diện cho trẻ. 3.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi Xây dựng biện pháp KPKH nhằm PTVT cho trẻ phải dựa trên đặc điểm phát triển tâm, sinh lý của trẻ giai đoạn MG 3 - 4 tuổi, đặc biệt phải phù hợp với đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức hoạt động, GV cũng sử dụng cách tiếp cận cá biệt hoá để điều chỉnh cách thức tổ chức sao cho phù hợp với khả năng, đặc điểm của mỗi trẻ. 3.1.3. Đảm bảo phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học, tăng cường trải nghiệm để phát triển vốn từ GV cần coi trọng nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ là chủ thể tích cực trong mọi hoạt động KPKH. Khi xây dựng các biện pháp PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động KPKH, nhà giáo dục cần dựa vào nguyện vọng, sáng kiến của trẻ, không áp đặt mà luôn để cho trẻ có cơ hội đƣợc lựa chọn, khám phá, trải nghiệm. Chỉ trong quá trình trải nghiệm, hoạt động tích cực, thì trẻ mới có hứng thú chiếm lĩnh tri thức, phát huy đƣợc năng lực, phẩm chất cả nhân và PTVT. Khi trẻ có nhiều cơ hội đƣợc trải nghiệm, thực hành và sử dụng từ vựng trong nhiều tình huống khác nhau, 77 đặc biệt là trải nghiệm thực tế khám phá các sự vật, hiện tƣợng tự nhiên và xã hội, vốn từ của trẻ đƣợc hình thành, củng cố và phát triển. Để bảo đảm nguyên tắc này, GV phải là ngƣời khơi dậy tiềm năng vốn có của trẻ, định hƣớng, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ có cơ hội đƣợc thể hiện bản thân, đƣợc thực hành trải nghiệm KPKH qua các hoạt động trong và ngoài giờ học. 3.1.4. Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn Các biện pháp xây dựng và cách thức tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ phải xuất phát từ điều kiện thực tiễn của trƣờng mầm non và của địa phƣơng. GV cần nghiên cứu, tìm hiểu về tự nhiên, xã hội, văn hoá, phong tục, truyền thống, của địa phƣơng, từ đó lên kế hoạch tổ chức thực hiện biện pháp cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Biện pháp đề xuất cần tuân theo Chƣơng trình GDMN của Bộ Giáo dục vàĐào tạo nhƣng đồng thời phải vận dụng trong điều kiện, hoàn cảnh đặc thù ở địa phƣơng. 3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển Các biện pháp đƣa ra có tính kế thừa, giai đoạn trƣớc làm tiền đề cho giai đoạn sau. Xác định vốn từ của trẻ ở từng giai đoạn, củng cố từ đã học, kế thừa cách thức triển khai và chủ đề đã học, hƣớng trẻ phát triển vốn từ ở mức cao hơn. Đồng thời phát huy những mặt tích cực trong tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi. Ở trƣờng mầm non có những yếu tố mới xuất hiện dƣới ảnh hƣởng của việc tiếp cận với các phƣơng pháp giáo dục hiện đại nên các biện pháp giáo dục cần phải đáp ứng những thay đổi đó và có tính phát triển. 3.2. Đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 3.2.1. Biện pháp 1: Thiết kế hoạt động khám phá khoa học dựa trên mục tiêu phát triển vốn từ và tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm ngôn ngữ 3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa Thiết kế hoạt động KPKH dựa trên mục tiêu PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi là xây dựng các hoạt động KPKH có tích hợp PTVT phù hợp với lứa tuổi vànội dung Chƣơng trình giáo dục mầm non, giúp trẻ không chỉ nhận thức về thế giới xung quanh mà còn có nhiều cơ hội để PTVT. 78 Khi xác định mục tiêu PTVT để thiết kế hoạt động KPKH, GV cần dựa trên hoạt động ngôn ngữ, các biểu hiện về VT của trẻ. Các mục tiêu đƣợc lặp lại nhiều lần trong hoạt động ngôn ngữ cụ thể giúp trẻ đƣợc nghe, hiểu, bắt chƣớc và sử dụng từ. Thiết kế hoạt động dựa trên trải nghiệm theo hƣớng khai thác việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ cũng tạo cơ hội để trẻ học từ dễ dàng hơn do từ đƣợc gắn với bối cảnh thực, gần gũi với trẻ. Biện pháp này giúp GV có thêm những hoạt động dự kiến trƣớc,chủ động trong việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT có hiệu quả hơn. 3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành Thiết kế hoạt động KPKH là một nội dung trong quá trình xây dựng kế hoạch KPKH. Trong quá trình thiết kế hoạt động KPKH, GV cần kết hợp các kiến thức, kĩ năng về ngôn ngữ để trẻ có cơ hội ghi nhớ từ mới, phát âm, hiểu nghĩa, và biết cách sử dụng từ trong các tình huống cụ thể.. Thiết kế hoạt động KPKH dựa trên mục tiêu PTVT tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm ngôn ngữ gồm các nội dung: Thiết kế hoạt động dựa trên mục tiêu PTVT; lựa chọn các hoạt động tăng cơ hội cho trẻ PTVT (xem Phụ lục 7). a. Thiết kế hoạt động KPKH dựa trên mục tiêu PTVT của trẻ MG 3 - 4 tuổi Giáo viên thiết kế hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi trƣớc tiên cần xác định nội dung hoạt động KPKH ở đó có cụ thể về mục tiêu PTVT tƣơng ứng. Mỗi dạng hoạt động KPKH sẽ có ƣu thế riêng để PTVT biểu đạt hay VT tiếp nhận cho trẻ MG 3 - 4 tuổi. 79 Bảng 3.1. Khung hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3-4 tuổi Mục tiêu PTVT Vốn từ Hoạt động KPKH *Cung cấp từ mới cho trẻ (Nghe) - Thu nhận từ mới trong quá trình xây dựng môi trƣờng vật chất; khám phá, trải nghiệm đối tƣợng thông qua tƣơng tác, trò chuyện với cô và các bạn - Củng cố, mở rộng vốn từ tiếp nhận qua các hoạt động diễn ra trong ngày (chơi tự do, vẽ, nặn, đọc thơ, hát,...) * Nâng cao khả năng hiểu nghĩa từ (Hiểu) - Hiểu nghĩa từ gắn với một đối tượng cụ thể + Phân biệt và xác định đúng đối tƣợng hoặc tranh/ ảnh vẽ đối tƣợng khi nghe yêu cầu lấy chúng + Nhận diện đúng đối tƣợng khi nghe miêu tả về:  Đặc trƣng, tính chất, trạng thái,...  Đặc điểm hoạt động, tập tính, di chuyển, sự biến đổi,...  Chức năng, công dụng - Hiểu nghĩa khái quát của từ chỉ một nhóm các đối tượng cùng loại: Trẻ phân loại đƣợc các nhóm đối tƣợng khi nghe yêu cầu của GV (VD: nhóm quả, nhóm củ, nhóm rau, nhóm hoa;...). * Vốn từ tiếp nhận * Hoạt động học - Trẻ tham gia các hoạt động tạo hình (vẽ, xé, cắt, nặn), âm nhạc,... liên quan đến chủ đề KPKH. Trẻ gọi tên đƣợc các hoạt động vẽ, xé, cắt, nặn... và tên các đối tƣợng, bộ phận của đối tƣợng mà trẻ tạo hình. - Khoa học + Trẻ quan sát, thực hành thí nghiệm đơn giản: các trạng thái của nƣớc, thành phần của đất, tạo màu từ củ quả, tạo mƣa, gió đến từ đâu,... + Trẻ gọi tên đƣợc các đối tƣợng tham gia thí nghiệm; tƣơng tác, chia sẻ, với trẻ khác. * Hoạt động chơi - Tham gia một số trò giúp trẻ nhận biết và gọi/ nói/ kể tên đúng đối tƣợng, bộ phận của đối tƣợng, nhƣ trò chơi: + Tìm vật theo tên gọi + Bắt đƣợc vật nào, nói tên vật đó + Cái gì biến mất? + Quanuan sát bộ phận nói * Giúp trẻ nói/ kể lại chính xác tên các đối tƣợng đã trải nghiệm (Bắt chước) - Nói/ kể đƣợc tên các đối tƣợng (bản 80 Mục tiêu PTVT Vốn từ Hoạt động KPKH thân, ngƣời gần gũi, đồ vật, đồ chơi, động vật, thực vật, hiện tƣợng tự nhiên) và bộ phận cấu tạo của đối tƣợng đã học - Nói/ kể đƣợc tên chung (tên gọi khái quát) của nhóm các sự vật cùng loại. * Củng cố, tích cực hóa vốn từ cho trẻ, giúp trẻ sử dụng các từ đã học trong các tình huống giao tiếp khác nhau (Nói) - Miêu tả đơn giản về đặc điểm, trạng thái, tính chất, hoạt động, sự biến đổi, cách chăm sóc, bảo vệ đối tƣợng đã trải nghiệm với sự hỗ trợ của GV (đặt câu hỏi, đƣa ra gợi ý,...) - Sử dụng từ đã học trong các tình huống, hoạt động khác nhau (đóng vai, đóng kịch, lao động,...) - Kể lại diễn biến/ biến đổi của đối tƣợng với sự hỗ trợ của tranh/ ảnh đƣợc sắp xếp theo thứ tự. - Nói đúng tên đối tƣợng, đặc trƣng đối tƣợng sau khi xem một đoạn phim/ kịch với tình tiết đơn giản. - Chia sẻ/ kể lại một cách ngắn gọn theo trí nhớ với cô, các bạn và gia đình về các hoạt động đã trải nghiệm (có sự dẫn dắt, gợi ý của ngƣời lớn để trẻ có thể nhớ lại và kể tuần tự, liên tục) - Bày tỏ cảm xúc thích/ không thích với cô, các bạn và gia đình về sự vật, hiện tƣợng trải nghiệm, khám phá. * Vốn từ biểu đạt tên đối tƣợng - Khám phá, miêu tả đối tƣợng qua trò chơi: + Chọn đúng đối tƣợng khi nghe từ miêu tả đặc điểm của chúng (màu sắc, hình dạng, kích thƣớc,...) + Đoán và miêu tả đặc trƣng đối tƣợng (Chiếc túi kỳ diệu, Hộp quà bí ẩn,...) + Trò chơi Nói ngƣợc (miêu tả ngƣợc với từ cô/ bạn đã nói),... - Vận dụng từ đã học để chơi các Trò chơi đóng vai (bán hàng, bác sĩ, gia đình, thợ sửa xe, ngƣời đầu bếp, bác nông dân,...) * Các hoạt động khác: củng cố những từ đã học, mở rộng vốn từ cùng chủ đề trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục khác: ăn, ngủ, lao động, đón, trả trẻ,... 81 Mỗi một nội dung KPKH có thể giúp trẻ hình thành một hay nhiều kĩ năng ngôn ngữ, phát triển nhiều từ loại khác nhau (danh từ, động từ, tính từ...). Căn cứ vào nhu cầu và thực tiễn hoạt động ngôn ngữ của trẻ, GV có thể lựa chọn những nội dung giáo dục cho hợp lý để thiết kế hoạt động KPKH. Khi thiết kế các hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ, GV có thể đặt câu hỏi: Hoạt động này sẽ cung cấp những kiến thức cụ thể nào và phát triển từ gì gì cho trẻ? Hoạt động này có phù hợp, có hấp dẫn, an toàn đối với trẻ MG 3-4 tuổi không? Nội dung có gắn với mục tiêu PTVT của trẻ không? Cần thiết kế các hoạt động cụ thể nào để giúp đạt đƣợc mục tiêu PTVT? Có những lƣu ý gì trong xây dựng môi trƣờng (vật chất, tinh thần) và cách thức tổ chức hoạt động để đạt đƣợc mục tiêu PTVT đề ra? Các tình huống trong hoạt động ngôn ngữ nào có thể xảy ra trong quá trình tiến hành hoạt động và cách xử trí?... b. Lựa chọn các hoạt động KPKH tăng cơ hội PTVT cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi Hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ có thể thực hiện dƣới nhiều hình thức nhƣ: chơi, học tập (tổ chức trải nghiệm tại lớp, làm thí nghiệm khoa học đơn giản), tham quan/ dã ngoại Mỗi hình thức KPKH có ƣu thế riêng đối với việc PTVT cho trẻ. Tùy từng chủ đề và mục tiêu PTVT mà GV lựa chọn hình thức KPKH, địa điểm và cách tổ chức. Tuy nhiên, các hình thức này phải đảm bảo mục tiêu PTVT, phù hợp với khung nội dung KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3-4 tuổi, phù hợp với điều kiện nhà trƣờng và địa phƣơng. Chơi là hình thức hoạt động chủ đạo của trẻ MG 3 - 4 tuổi, tác động đến sự phát triển toàn diện của trẻ, trong đó có ngôn ngữ. Trò chơi luôn hấp dẫn với trẻ vì thế mà trẻ thƣờng tích cực, hào hứng tham gia. Có nhiều dạng trò chơi khác nhau: trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi dân gian, trò chơi đóng kịch, trò chơi lắp ghép... Dựa vào mục tiêu giáo dục, mục tiêu PTVT cho trẻ, GV có thể thiết kế một số trò chơi tiêu biểu để tổ chức trong hoạt động KPKH kích thích trẻ PTVT. GV dự kiến những từ cần cung cấp cho trẻ để lồng ghép trong hoạt động chơi, nhƣ: cung cấp tên con vật (con chó, con mèo, con gà) qua trò chơi chọn hình đoán tên. Cung cấp tên một phần của đối tƣợng (tai/ vòi voi, tai thỏ, sừng tê giác, sừng hƣơu, đuôi rắn, lông 82 nhím, phần lƣng ngựa vằn,...) qua trò chơi đuổi hình bắt chữ, trò chơi Cái gì biến mấtCung cấp tên các bộ phận của xe (bánh xe, còi xe, gƣơng xe,...) qua trò chơi lắp ghép/ xây dựng. Cung cấp tên một loài động vật hay phƣơng tiện khi mô phỏng lại hoạt động, tiếng kêu của chúng (ô tô – bíp bíp, gà trống – ò ó o, bò – ò ò, ngựa – trẻ làm động tác phi,...) qua Trò chơi mô phỏng. Tổ chức hoạt động KPKH qua hình thức học, GV dựa trên mục tiêu PTVT để giao nhiệm vụ cho trẻ hoặc nhóm trẻ khám phá một/ một vài đối tƣợng. GV hƣớng dẫn trẻ sử dụng các giác quan của mình để tích lũy kinh nghiệm và PTVT. Trẻ đƣợc nhìn, sờ, nắn, ngửi, nếm,... đối tƣợng, tri giác một cách khái quát đến cụ thể từng chi tiết. Giáo viên chú trọng việc cho trẻ tích cực sử dụng từ ngữ để gọi tên, miêu tả đối tƣợng; giúp trẻ trở thành những chủ thể tích cực trong từng hoạt động ngôn ngữ. Bên cạnh đó, GV cũng nên dùng phƣơng pháp đàm thoại để hỗ trợ, chính xác hóa vốn từ trẻ thu đƣợc bằng cách gắn tên, đặc điểm của vật thật với VT. Không chỉ tập trung hƣớng trẻ quan sát các sự vật, hiện tƣợng riêng lẻ mà GV cần làm cho trẻ thấy đƣợc mối quan hệ, tác động giữa chúng. Trong quá trình tổ chức KPKH , để trẻ nắm đƣợc nghĩa từ, hiểu đƣợc cách thức sử dụng từ trong câu, GV có thể: Sử dụng lời nói mẫu để trẻ bắt chƣớc. Điều chỉnh, bổ sung, chính xác hóa những từ, ngữ mà trẻ sử dụng chƣa chính xác. Sử dụng câu hỏi: GV có thể sử dụng các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ lứa tuổi MG 3 - 4 để củng cố, hệ thống hóa kiến thức trẻ thu nhận đƣợc thông qua hoạt động KPKH. Giảng giải, chỉ dẫn, nhắc nhở: Dựa trên kinh nghiệm về VT của trẻ GV dùng những từ ngữ mà trẻ đã biết để gợi ý hay giải nghĩa cho những từ mà trẻ chƣa biết/chƣa hiểu nhằm củng cố, giải thích sâu thêm kiến thức khoa học mà trẻ đã trải nghiệm. Tổ chức hoạt động KPKH qua hình thức thăm quan, dã ngoại Mục tiêu của thăm quan, dã ngoại nhằm mở rộng kiến thức về môi trƣờng xung quanh; hình thành và rèn luyện các kỹ năng (trong đó có phát triển ngôn ngữ nói chung, PTVT nói riêng). Qua hoạt động tham quan, dã ngoạitrẻ đƣợc làm quen, tiếp xúc với nhiều sự vật, hiện tƣợng mới lạ và các hình dạng, màu sắc, tính chất, công dụng,... Trƣớc hiện thực đó, trẻ sẽ không ngừng vận dụng VT đã biết để khai thác những thứ chƣa biết nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của bản thân. Trẻ thƣờng xuyên đặt ra các 83 câu hỏi: Ai? Cái gì? Nhƣ thế nào? Tại sao?... và tìm cách có câu trả lời từ việc trao đổi với những ngƣời xung quanh. Vốn từ của trẻ cũng vì thế mà đƣợc củng cố và gia tăng thêm. Đối với trẻ MG 3 - 4 tuổi, có thể tổ chức thăm quan, dã ngoại tại các địa điểm, nhƣ: Viện bảo tàng thiên nhiên, Khu vui chơi (để dạy trẻ VT về động vật hoang dã, hoa, lá, hiện tƣợng thiên nhiên, đồ dùng, đồ chơi,...). Làng nghề, xƣởng sản xuất, nhà máy, xí nghiệp (gốm, dệt,...) (để dạy trẻ về các đồ vật và các động từ liên quan đến việc sản xuất các đồ vật đó) Để PTVT, GV có thể lựa chọn/ thiết kế các hoạt động đảm bảo các yêu cầu: + Các hoạt động gắn với quá trình tìm hiểu và mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, kích thích trẻ không ngừng khám phá, trải nghiệm, làm giàu vốn từ. Muốn vậy, nội dung nên gắn với các chủ đề KPKH gần gũi, đảm bảo theo khung nội dung trong Chƣơng trình GDMN của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhƣ: bản thân, đồ vật, đồ chơi, động vật, thực vật, hiện tƣợng tự nhiên... + Các hoạt động phong phú, đa dạng, hấp dẫn, dễ nhớ luật, dễ thực hiện, vừa sức với trẻ và tích hợp các kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, kể, trình bày,...). Đa dạng các hoạt động, kết hợp đƣợc nhiều kĩ năng và các hoạt động ngôn ngữ khác nhau: vận động cơ bản, tái hiện lại theo trí nhớ, sáng tạo theo trí tƣởng tƣợng, biểu lộ cảm xúc, khám phá, đố - đoán,... Các hoạt động càng hấp dẫn thì trẻ càng tích cực tham gia, duy trì thời gian giao tiếp, mong muốn đƣợc tiếp tục lặp lại trong những lần sau, đồng nghĩa với việc trẻ có nhiều cơ hội để PTVT hơn. + GV chú ý thiết kế các hoạt động phát huy đƣợc tính sáng tạo, tích cực, chủ động tƣơng tác với bạn chơi của trẻ. Khi tham gia, trẻ buộc phải sử dụng ngôn ngữ vì thế VT của trẻ đƣợc mở rộng. GV hỗ trợ hoặc tham gia cùng với trẻ sẽ làm phong phú, chính xác hóa từ ngữ mà trẻ sử dụng. + GV cũng cần linh hoạt thay đổi các hoạt động để phù hợp với thời tiết, sức khỏe của trẻ. Vì thế GV lên kế hoạch chuẩn bị cẩn thận, kĩ lƣỡng, đảm bảo an toàn cho trẻ (mời thêm cha mẹ tham gia cùng cũng là một cách thức giáo dục kết hợp giữa nhà trƣờng và gia đình, lại vừa đảm bảo an toàn khi quản lý nhiều trẻ) 3.2.1.3. Điều kiện thực hiện Để thực hiện tốt việc thiết kế hoạt động khám phá khoa học dựa trên mục tiêu PTVT tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm ngôn ngữ cần phải bảo đảm các điều kiện sau: 84 Ban giám hiệu nhà trƣờng cho phép và tạo điều kiện để GV có thể chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng, triển khai hoạt động KPKH nhằm PTVT. Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu PTVT thì phải lồng ghép trong nhiều hoạt động giáo dục khác nhau, không riêng hoạt động KPKH. GV cần trao đổi, thông báo với cha mẹ về các hoạt động trải nghiệm, giúp nắm bắt đƣợc tình hình và có sự khuyến khích động viên trẻ. Cha mẹ cũng có thể đƣa ra những ý kiến gợi ý giúp cho việc thiết kế các hình thức hoạt động KPKH phù hợp với sở thích của trẻ và giúp PTVT tốt hơn. Muốn vậy, GV cần có tƣ duy cởi mở, không áp đặt suy nghĩ chủ quan cá nhân trong việc thiết kế các hoạt động và thực hiện các hoạt động. GV có khả năng quan sát việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ, ứng biến, kịp thời điều chỉnh hoạt động phù hợp với nhu cầu, kinh nghiệm nhằm PTVT cho trẻ khi phát sinh tình huống mới. GV có kĩ năng đƣa ra các bài tập, tình huống, trò chơi trong bất kì thời điểm thích hợp nào trong ngày dựa trên nền tảng trẻ sử dụng ngôn ngữ để trẻ có thể củng cố VT đã học. 3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường khám phá khoa học đa dạng nhằm kích thích trẻ học từ 3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa Biện pháp này giúp trẻ có cơ hội trực tiếp khám phá, có môi trƣờng kích thích tìm hiểu để hình thành VT. Ngoài ra, biện pháp này còn có mục đích là xây dựng môi trƣờng vật chất phong phú phù hợp với chủ đề KPKH và môi trƣờng tâm lý an toàn, thoải mái, cởi mở để trẻ có thể giao lƣu bằng ngôn ngữ một cách tích cực. Việc xây dựng môi trƣờng vật chất và tâm lý tốt giúp trẻ vui vẻ, hào hứng tham gia hoạt động KPKH; tự tin, mạnh dạn, chủ động tƣơng tác, trò chuyện với cô và các bạn. Trẻ có môi trƣờng để trải nghiệm đa dạng, đƣợc giao tiếp thƣờng xuyên thì VT cũng sẽ đƣợc kích hoạt và gia tăng một cách tự nhiên. 3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành a) Xây dựng môi trƣờng vật chất Xây dựng môi trƣờng vật chất chính là việc xác định khu vực tổ chức hoạt 85 động giáo dục; chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu,...; bài trí không gian, góc chơi của trẻ. Việc này cần phải đƣợc đổi mới thƣờng xuyên theo từng chủ đề nhánh để không gian lớp học luôn mới mẻ, sinh động. Lựa chọn địa điểm tổ chức hợp lý, chuẩn bị nguyên vật liệu đa dạng và sắp xếp góc chơi một cách có định hƣớng sẽ thu hút trẻ tham gia và duy trì thời gian trải nghiệm lâu hơn. Trẻ có đầy đủ vật liệu, dụng cụ để thực hiện nhiều hình thức KPKH và có nhiều cơ hội để giao tiếp, PTVT. * Xác định khu vực tổ chức hoạt động phù hợp với mục tiêu PTVT Việc lựa chọn hoạt động thƣờng tƣơng ứng với một hoặc một số địa điểm nhất định: trong lớp học, ngoài lớp học, ngoài phạm vi trƣờng. Mỗi địa điểm có lợi thế riêng trong PTVT cho trẻ vì thế việc xác định khu vực tổ chức hoạt động nên căn cứ vào mục tiêu PTVT và chủ đề giáo dục. Môi trƣờng trong lớp học sẽ thuận lợi cho việc dạy trẻ danh từ chỉ sự vật, hiện tƣợng, và các bộ phận cấu tạo chúng. Tuy nhiên, nếu chỉ tổ chức KPKH trong lớp thì sẽ có những hạn chế nhất định trong việc lĩnh hội nghĩa của từ chỉ hoạt động, trạng thái của các loài động vật; sự biến đổi, tính chất của các hiện tƣợng tự nhiên,... Vì thế, nếu mục đích giúp trẻ nắm đƣợc các động từ chỉ hoạt động của các loài vật (chim bay, ngựa phi, rắn trƣờn, cá bơi,) thì nên cho trẻ trực tiếp quan sát thực tế tại trang trại. Tuỳ vào chủ đề là vật nuôi gia đình hay động vật hoang dã mà GV lựa chọn địa điểm tham quan nông trại hay sở thú. Để dạy trẻ các tính từ chỉ tính chất, đặc trƣng của sự vật, hiện tƣợng, (nắng chói chang, mặt trời đỏ rực, gió thổi nhè nhẹ, hoa sặc sỡ, cánh hoa mỏng manh, mịn màng,) thì lý tƣởng hơn cả là cho trẻ đƣợc trải nghiệm thực tế, cảm nhận qua môi trƣờng bên ngoài lớp học (công viên, vƣờn trƣờng). Địa điểm tổ chức cần chọn vị trí an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, đủ diện tích và đảm bảo yên tĩnh để trẻ không bị phân tán bởi những hoạt động xung quanh. . Tuỳ vào điều kiện của trƣờng, của địa phƣơng mà lựa chọn hình thức phù hợp, chẳng hạn nếu địa bàn trƣờng gần các trang trại, cánh đồng, vƣờn rau, vƣờn cây thực tế thì có thể tổ chức cho trẻ đến đó tham quan, khám phá. * Chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu phong phú, đa dạng Cần lựa chọn hoặc định hƣớng rõ ràng cho trẻ để chuẩn bị đƣợc các đồ dùng, đồ chơi, hoa quả, cây lá, mang tính đại diện, tính thẩm mỹ. Đối với các đồ chơi 86 nên chọn các đồ mô phỏng gần giống với vật thật để trẻ có nhận thức đúng về đối tƣợng. GV có thể cùng trẻ tận dụng các nguyên vật liệu tự nhiên, đồ phế thải (chai, vỏ hộp, giấy báo,...) để làm các đồ dùng, đồ chơi. Trong quá trình chuẩn bị này, trẻ không chỉ có cơ hội đƣợc trải nghiệm mà còn đƣợc giao tiếp, PTVT. Các đối tƣợng khám phá, các khu đồ dùng, nhóm nguyên vật liệu cần đƣợc ghi tên và dán nhãn bằng các kí hiệu bắt mắt để tạo ấn tƣợng về chữ viết, giúp trẻ dễ nhận biết. Ngoài chuẩn bị đối tƣợng khám phá, GV cũng nên chuẩn bị thêm các đồ chơi, nguyên vật liệu khác để trẻ có cơ hội luyện tập và vận dụng kinh nghiệm đƣợc học, sáng tạo ra cái mới (tô, vẽ, cắt, nặn,). Phối hợp với cha mẹ trong quá trình làm phong phú các vật dụng, đồ dùng, nguyên liệu để xây dựng môi trƣờng vật chất tốt cho trẻ khám phá và có điều kiện PTVT. Môi trƣờng phong phú, nguyên vật liệu đa dạng về chủng loại, màu sắc, kích thƣớc, chất liệu,... sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích sự mong muốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_to_chuc_hoat_dong_kham_pha_khoa_hoc_nham_phat_trien.pdf
  • pdfQDNN Châu.pdf
  • pdfThông tin kết luận mới. tiếng anh.pdf
  • pdfTHÔNG TIN kết mới .tiếng việt-.pdf
  • pdfTóm tắt luận án . Tiếng viêt.pdf
  • pdfTóm tắt luận án. Tiếng anh.pdf
Tài liệu liên quan