Luận án Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .6

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.6

1.1.1. Các tư liệu tiếng Việt nghiên cứu văn học Việt Nam thế kỷ XVIII -

nửa đầu thế kỷ XIX từ lý thuyết giới.6

1.1.2. Các tư liệu nước ngoài nghiên cứu văn học Việt Nam thế kỷ XVIII

- nửa đầu thế kỷ XIX từ lý thuyết giới .17

1.2. Cơ sở lý thuyết.19

1.2.1. Khái niệm giới và nghiên cứu giới.19

1.2.2. Lý thuyết về diễn ngôn giới và diễn ngôn tính dục.20

1.2.3. Quan niệm về nam tính .25

1.2.4. Quan niệm về nữ tính .33

1.3. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, tư tưởng hình thành diễn ngôn giới trong

văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX .35

Tiểu kết: .41

Chương 2: QUAN NIỆM VỀ NAM GIỚI VÀ NAM TÍNH TRONG VĂN

HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX.42

2.1. Nam giới từ điểm nhìn tự kiến tạo, tự khắc họa .42

2.1.1. Khắc họa hình tượng nam giới và sự duy trì cấu trúc nam tính lý

tưởng theo quan niệm Nho giáo .42

2.1.2. Nam giới là chủ thể kiến tạo tri thức.45

2.1.3. Khắc họa chân dung bằng phương thức tự thuật.48

2.1.4. Sự chuyển dịch cấu trúc nam tính .54

2.2. Nam giới từ điểm nhìn nữ giới, xét lại thế giới đàn ông bằng cái nhìn

định giá.72

2.2.1. Thân thể nam giới từ điểm nhìn nữ giới.72

2.2.2. Nam giới trở thành đối tượng bị đả kích, châm biếm, giễu nhại công khai .76

Tiểu kết.78Chương 3: QUAN NIỆM VỀ NỮ GIỚI VÀ NỮ TÍNH TRONG VĂN

HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX .79

3.1. Nữ giới từ điểm nhìn định vị của nam giới .79

3.1.1. Quan niệm chính thống về nữ giới .79

3.1.2. Quan niệm phi chính thống .104

3.2. Nữ giới tự biểu đạt như một phản kháng và như một bản năng tự phát .114

3.2.1. Nữ giới tự thuật và đề vịnh.114

3.2.2. Sự miêu tả thân thể nữ gắn với khát khao dục tính .121

Tiểu kết: .123

Chương 4: MỘT SỐ HIỆN TưỢNG VĂN HÓA TÍNH DỤC ĐẶC BIỆT VÀ

THỦ PHÁP BIỂU ĐẠT DIỄN NGÔN GIỚI ĐẶC THÙ.125

4.1. Một số hiện tượng văn hóa tính dục đặc biệt .125

4.1.1. Nam tính mềm, đồng tính luyến ái và biến đổi giới.125

4.1.2. Quá trình tự giải và quyền tự quyết về tính dục (sexual agency) của nữ giới. .140

4.2. Một số thủ pháp biểu đạt diễn ngôn giới đặc thù.145

4.2.1. Mượn giọng như chiến lược đối phó cấm kỵ của nam giới .145

4.2.2. Male gaze (nhãn quan nam giới) và sự thể hiện nhục cảm qua thân thể nữ.155

Tiểu kết: .162

KẾT LUẬN .163

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.166

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.167

 

pdf187 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 29/12/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(emphasized femininity) tuân phục tuyệt đối các chuẩn mực và trật tự giới tính, đặc biệt là sự ổn định, thống trị của nam tính bá quyền trong quan niệm của Connell; có thể chỉ ra các cặp đối lập trong cấu trúc nữ tính như âm tính – dương tính, mạnh mẽ - yếu đuối, bá quyền – phụ thuộc... Mặc dù nữ tính so với nam tính luôn mang vị thế âm tính, ngoại biên, phụ thuộc; nhưng tùy theo các hoàn cảnh khác nhau mà trật tự ấy có thể thay đổi. Người vợ trong gia đình là âm tính so với chồng nhưng lại dương tính so với tỳ thiếp: có vị thế cao và chính thức hơn, được tôn trọng hơn, được chồng và gia đình chồng nể trọng, có đặc quyền sinh con nối dõi và thừa hưởng kinh tế... Trường hợp Hoạn Thư (thê) và Kiều (thiếp) chính là mối quan hệ thê – thiếp như vậy, xoay quanh nhân vật nam chính là Thúc Sinh. Là người ra tay cứu vớt Kiều khỏi lầu xanh, cho Kiều một danh phận (dù lẽ mọn); Thúc Sinh đương nhiên có vai trò như “ông chủ” của Kiều, mang đậm tính chất dương tính. Nhưng trong quan hệ với Hoạn Thư, thì Thúc Sinh lại nhanh chóng trở về trạng thái âm tính, thua kém hơn, do nhiều nguyên do: Thứ nhất, thấp kém hơn về địa vị xã hội (Hoạn Thư là con quan Lại bộ trong khi Thúc Sinh chỉ là thương nhân); thứ hai, Thúc Sinh đã vi phạm lễ giáo (nạp thiếp – cưới vợ lẽ mà không thông qua vợ cả, không được vợ cả chấp thuận); thứ ba, cố tình che giấu mối quan hệ mà không thông báo cho vợ cả được biết. Trong luật pháp và lễ giáo phong kiến, việc nạp thiếp phải được thê chấp thuận cho dù người chồng cố tình lấy thiếp mà bỏ qua sự đồng ý của người vợ. Trong nhiều trường hợp, đa phần thiếp là do thê cưới về cho chồng, nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục cho người đàn ông và thực hiện các công việc lao động khác của gia đình. Thúc Sinh lén lút cứu vớt Kiều, đinh ninh rằng mối quan hệ này xa xôi nên Hoạn Thư khó biết. Khi Hoạn Thư đánh ghen, Thúc Sinh rụng rời nhưng không dám/không thể phản ứng, cũng không thể ra tay cứu vớt Kiều một lần nữa. Sự yếu đuối, hèn nhát của Thúc Sinh thể hiện qua phản ứng: “Sợ quen dám hở ra lời/ Khôn ngăn giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa”, “Nữa khi dông tố phũ phàng/ Thiệt riêng đấy cũng lại càng cực đây/ Liệu mà cao chạy xa bay/ Ái ân ta có ngần này mà thôi‖. Như thế, dù ở địa vị chồng, Thúc Sinh lại mang vị thế bị động, yếu ớt so với Hoạn Thư, thậm chí được miêu tả như người đàn ông bị “nữ tính hóa”. Còn Hoạn Thư trong vai người vợ giành lại uy quyền của lễ giáo gia phong, bộc lộ tính cách mạnh mẽ, bạo liệt, “sâu sắc nước đời”, nhiều mưu chước, sẵn sàng làm những việc phóng hỏa đốt nhà, bắt người ném xác, xét xử lập nghiêm... khiến 87 cả Kiều lẫn Thúc Sinh kinh sợ. Đây chính xác là mẫu hình nữ tính mạnh mẽ trong cách phân loại của văn hóa Trung Quốc, một thứ nữ tính có xu hướng nam tính hóa, mang tính chất bá quyền. Việc đòi hỏi và lập lại trật tự gia phong của Hoạn Thư không sai, do địa vị chính đáng của người vợ cả, song cách ứng xử và cơn ghen khủng khiếp của nhân vật này biểu hiện một thứ nữ tính bạo liệt, lý trí, gần với các phẩm chất của nam tính. Việc xây dựng hình tượng Hoạn Thư “ở vào khuôn phép, nói ra mối giường” là biểu hiện cao độ của việc tuân thủ diễn ngôn truyền thống về nữ tính. Tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức, bảo vệ gia phong, thực thi mọi biện pháp để lập lại trật tự Hoạn Thư là cấu trúc nữ tính nổi trội theo quan điểm của Connell. Một vai xã hội đặc thù nữa trong Truyện Kiều là người vợ. Thúy Vân, Thúy Kiều và Hoạn Thư đều là những người phụ nữ được ấn định trong vai trò người vợ, và họ đều có những điểm chung. Trước hết, họ đều được mô tả với hoàn cảnh gia đình, vẻ đẹp, tài năng và phẩm chất đạo đức nổi trội. Hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều sinh ra trong gia đình trung lưu ―êm đềm trướng rủ màn che‖, Hoạn Thư là con quan Lại bộ. Tuy Nguyễn Du không miêu tả nhan sắc của Hoạn Thư, nhưng về tài năng, thì nàng cũng không kém cạnh. Nếu như Kiều ―Thông minh vốn sẵn tính trời‖ thì Hoạn Thư cũng giỏi giang, bản lĩnh không kém mà chính Kiều cũng từng thừa nhận: Người đâu sâu sắc nước đời. Không những thế, Thư còn là người biết đạo lí, biết thương tài (nhiều lần cảm động trước tài năng và số phận của Kiều). Điểm thứ hai cho thấy Nguyễn Du đã tuân thủ các đặc điểm của vai trò giới rất nghiêm nhặt là để cho ba người vợ sẵn lòng cam chịu, hi sinh, nhẫn nhục vì chồng, vì gia đình. Thúy Vân âm thầm sống bên một người chồng hờ hững như Kim Trọng, dù đã trải qua mười lăm năm mà vẫn không nguôi nhớ tình xưa: Khi ăn ở, lúc ra vào/ Càng âu duyên mới, càng dào tình xưa/ Nhớ nàng, nhớ đến bao giờ / Tuôn châu đòi trận, vò tơ trăm vòn / Có khi vắng vẻ thư phòng / Đốt lò hương, giở phím đồng ngày xưa. Hoạn Thư phải làm vợ Thúc Sinh - một kẻ bạc nhược, phản bội nhưng vẫn phải cam chịu để gìn giữ gia phong. Việc Hoạn Thư chỉ trừng phạt Kiều cho dù lỗi thuộc về Thúc Sinh cũng ngầm khẳng định việc bảo đảm trật tự đạo đức truyền thống: chỉ phụ nữ là người có lỗi, còn đàn ông vô can trong việc ngoại tình, thê thiếp. Việc không trừng phạt Thúc Sinh còn là để giữ thể diện cho gia đình: Xấu chàng thì có ai khen chi mình. Thúy Kiều phải nhiều lần làm vợ (vợ hờ Mã Giám Sinh, vợ lẽ Thúc Sinh, phu nhân Từ Hải) nhưng dù ở địa vị nào, Kiều cũng không bao giờ vượt rào. Nàng chịu thất thân với Mã Giám Sinh cũng vì tuân phục bổn phận người vợ, khi cưới Thúc Sinh, chấp nhận chịu đòn roi dù chỉ được ―cam bề tiểu tinh‖. Tuân phục trật tự lễ giáo là vậy, cam chịu vì chồng là vậy, nhưng cả Thúy Vân, Thúy Kiều và Hoạn Thư đều không hạnh phúc. Thúy Vân 88 sống cuộc đời không tình yêu với chàng Kim, âm thầm thực hiện nghĩa vụ nối duyên mà Thúy Kiều giao phó, dù rằng cảnh ―thê nhi một đoàn‖, ―một sân quế hòe” gợi ra cảnh sống sum vầy, sung túc, nhưng là theo cái chuẩn mực của đạo đức phong kiến. Cả Truyện Kiều, không thấy đâu dấu vết miêu tả tình yêu giữa nàng và Kim Trọng. Với Thúy Kiều, trong những lần làm vợ, dù nàng có hạnh phúc nhưng vô cùng ngắn ngủi. Nàng thất thân với kẻ buôn người mà ngỡ là chồng, lấy phải người chồng nhu nhược không thể bảo vệ được mình khiến nàng phải chịu đòn roi tàn khốc, phải tự tìm cách thoát thân, đến khi tưởng ở trên tột đỉnh vinh hoa mà chỉ một phút sai lầm đã khiến chồng thất trận dẫn đến vong thân. Kiều chính là hóa thân của nỗi khổ đau tột cùng của những thân phận người vợ bé mọn, trôi dạt trong xã hội xưa. Hoạn Thư cũng là một người vợ khổ đau: Giống như Thúy Vân, nàng sống trong bi kịch hôn nhân không tình yêu. Thúc Sinh sợ vợ, tình cảm mà Thúc Sinh dành cho Hoạn Thư không phải là tình yêu mà là sự chấp nhận lễ giáo. Tất cả những hành xử của nàng đều nhằm một mục đích duy nhất là giữ gìn lễ giáo, gia phong. Nhưng khác với Thúy Vân, nàng bị Thúc Sinh phản bội. Suy cho cùng, sự tàn độc của Hoạn Thư khi đánh ghen thể hiện chính nỗi bất lực và đau khổ của nàng. Khá tương đồng với hình tượng người vợ trong Truyện Kiều, ở một số tác phẩm văn xuôi chữ Hán, các tác giả nam giới cũng đã xây dựng những chân dung người vợ tuân thủ “tam tòng, tứ đức” theo chuẩn mực Nho giáo. Truyện Lan quận công phu nhân trong Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh ghi chép về người con gái út vâng lời cha một cách tuyệt đối, đồng ý khi được gả về cho anh trò nghèo: ―Nàng út không chịu nghe lời cha, đứng trong rèm ngó ra để xem mặt Nguyễn Thực: ―Là con gái, con đâu dám tự ý kén chồng? Cha bảo lấy ai tức là lấy người ấy, sao lại đi nhìn trộm đàn ông?‖ Và sau khi lấy chồng rồi, nàng út từ bỏ thân phận tiểu thư khuê các, chấp nhận cuộc sống nghèo khó của vợ kẻ hàn nho để đồng cam cộng khổ với chồng mong đến ngày hiển đạt: ―Con là vợ kẻ hàn nho, không thể so với lúc còn ở nhà‖. Vâng lời, nàng cởi bỏ các đồ lộng lẫy xa hoa, mà mặc quần áo vải thô, tự mình đi gánh nước. Chồng đọc sách, vợ dệt vải đến khuya vẫn chưa đi nghỉ‖. Người thứ thất được Ngô Thì Sĩ miêu tả lại trong Khuê ai lục cũng với ―tư dung xinh đẹp kiều diễm, vóc người nhỏ nhắn, da tóc sáng tươi; tính trầm tĩnh ít nói‖, ―hóm hỉnh mẫn tuệ‖, ―vẻ người, nét mặt đoan chính, phong độ cẩn trọng nghiêm trang‖, ―đoan chính, trọng hậu‖, ―trong chốn buồng the, tuy được chồng yêu dấu đủ điều mà chưa từng có vẻ nũng nịu‖. Truyện Hiền phụ (Vợ hiền) trong Sơn cư tạp thuật kể về cô gái con nhà giàu, hai mươi tuổi ―vẫn còn thêu thùa trong chốn khuê phòng‖ vì không ưng ý ―đám con trai nhà quyền quý, trong bụng không có lấy một giọt mực, chỉ khoe mẽ áo quần, tô 89 điểm ngựa xe để chưng diện với nhau‖. Và tương tự như truyện Lan quận công phu nhân, cô gái sau khi lấy chồng thì ngay lập tức tỏ rõ “phong thái” của vợ kẻ hàn sĩ, một lòng giúp chồng ăn học: ―Mọi thứ giấy bút cần thiết cứ mặc thiếp lo liệu. Nếu không thì thiếp không thể làm vợ chàng được‖. Ý thức về việc nữ sắc có thể làm ảnh hưởng đến con đường học hành của chồng, nàng nhất quyết ngủ ở buồng riêng và phát biểu: “Tình nghĩa trăm năm còn nhiều ngày. Xin chàng hãy gắng sức học hành cho đến ngày thành đạt. Như thế mới mong khỏi bị người ta chê cười‖ hay ―Nếu nửa chừng bỏ dở thì thiếp còn mặt mũi nào mà gặp gỡ chàng nữa‖. Quyết liệt hơn, tác giả nam giới còn để cho nàng thực thi vai trò “vợ hiền” bằng những hành động cụ thể: tìm thầy học cho chồng, “xin thầy ra bài học nghiêm ngặt‖, ―sớm tối bắt anh ta ở trong trường cho đến lúc công phu thành thục rồi thì mới có thể cho về được‖. Với những tư tưởng và hành động chăm lo cho chồng như thế, người con gái trong Hiền phụ được mọi người khen là “người vợ hiền”, phần nào cho thấy quan niệm về đức hy sinh, về việc “tôn thờ”, “phụng sự” cho chồng đã trở thành tiêu chuẩn để đánh giá người phụ nữ trong xã hội nam quyền trong khi các phương diện về đời sống cá nhân, tình cảm, tình yêu hoàn toàn không được đề cập. Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào cũng giữ nguyên cách miêu tả hình tượng người vợ như vậy. Địa vị của người vợ trong gia đình phong kiến xưa còn phải phụ thuộc vào giai cấp, hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình Truyện Ca nữ họ Nguyễn trong Lan Trì kiến văn lục lại ghi chép về người mẹ kế “ăn ở chẳng hiền lành” và chế ngự chồng: ―Bà bắt cậu bỏ học để đi chăn trâu. Khi cậu mười lăm mười sáu tuổi, bà lại bắt cậu phải cày bừa, gánh phân, cuốc đất, còn mắng nhiếc thậm tệ. Các thức ăn ngon, các đồ mặc đẹp, bà đều cất dùng riêng. Lân phải lam lũ, cơm hẩm cà thâm, ít bữa được ăn no. Bố Lân cũng không thể che chở cho cậu được () Xưa kia, khi Lân mới bỏ nhà đi, mẹ kế cho rằng như vậy là đã nhổ được một cái gai trước mắt, rút được một chiếc đinh dưới chân. Bố Lân bị vợ chế ngự, cũng không dám đi tìm con, chỉ hỏi thăm những người quanh làng mà thôi‖. Như vậy, vai trò giới thực sự của người phụ nữ trong gia đình phong kiến sẽ có phần khác biệt và không thể hoàn toàn tương đồng với sự phản ánh trong tác phẩm văn chương. Ở gia đình truyền thống Việt Nam, đặc biệt là khu vực nông thôn, người vợ vẫn đóng vai trò là “nội tướng”, nắm giữ, kiểm soát kinh tế cũng như điều hành một số công việc chính trong nhà, do vậy mà tiếng nói của họ, ở một phương diện nào đó, có thể không bị lép vế so với chồng. Cũng trong Sơn cư tạp thuật, truyện Gái hóa trai bằng việc tường thuật các hiện tượng biến đổi giới đã thể hiện rõ các quan niệm về đạo đức và vai trò giới: Thị Viết sau khi ―hóa thành hình của đàn ông‖ thì ―xin quan cho trở về phía cha mẹ để 90 nối d i tông đường‖ vì ―cha mẹ chị ta sinh toàn con gái‖; người con gái họ Trần vì cho rằng cha mình nghèo, lại không có con trai nên định không đi lấy chồng để nuôi cha, ―đau đớn cho tấm thân là gái, không may mắn được làm trai, đến nỗi cha già không nơi nương tựa‖. Sự cực đoan của các tác giả nhà nho khi lồng ghép vào các hiện tượng có thể thuần túy mang đặc trưng sinh học (sau khi loại bỏ các yếu tố kỳ ảo) những tư tưởng về vai trò giới cho thấy áp lực về đạo đức, bổn phận đã đè nặng lên con người thời trung đại, cả ở phía nam và nữ giới. Cho nên việc biến đổi giới ở đây hoàn toàn không liên quan gì đến câu chuyện bình đẳng giới hay giải phóng phụ nữ, mà thuần túy đề cao câu chuyện trung - hiếu - tiết - nghĩa như một khuyến dụ mà thôi. Ngoài ra, tác giả của Sơn cư tạp thuật còn lồng vào câu chuyện này thái độ phê phán những người phụ nữ tham chính, lộng quyền trong lịch sử: ―Lại như thái phi của Nghị Tổ (Trịnh Doanh) là Nguyễn Thị Vinh; tuyên phi của Thánh Tổ (Trịnh Sâm) là Đặng Thị Huệ, đều là những người ở chốn cung sâu mà lộng quyền gây loạn, làm cho triều chính đi tới chỗ đổ nát. Đó cũng chính là sự ứng nghiệm về điều phụ nữ tham chính‖. Như vậy, ở một số khía cạnh, sự miêu tả người phụ nữ trong các tác phẩm văn học thời kỳ này vẫn nằm trong khuôn khổ của những quan niệm về nữ tính và đạo đức truyền thống. Hay nói cách khác, thực chất là cách tả các yếu tố nữ tính theo quan niệm đạo đức truyền thống dựa vào thi pháp truyền thống, có thể giúp che đậy các tư tưởng phi chính thống về giới mà tác giả có thể đưa vào hình tượng nhân vật . Các tác giả nhà nho nam giới đã xây dựng môi trường nữ tính, biểu hiện nhuần nhị nữ tính để gắn chặt các khuôn mẫu giới và những điều cấm kỵ với người phụ nữ, ngăn trở họ thực hiện những điều trái ngược hoặc vượt thoát hoàn cảnh, giải phóng chính mình khỏi bức màn nữ tính bủa vây (nữ tính như là sự tòng phục, chấp nhận, chờ đợi; nữ tính gắn với đức hạnh, thủy chung). b) Hình tượng liệt nữ Mô hình ứng xử “liệt nữ” là sản phẩm của xã hội nam quyền trong đó đề cao sự phụ thuộc của phụ nữ vào nam giới, đề cao vấn đề trinh tiết và sở hữu độc quyền của người đàn ông về mặt trinh tiết đối với một hay một số phụ nữ. Sự nghiệt ngã của chế độ nam quyền đã bó chặt người phụ nữ trong vô thức về sự bảo toàn trinh tiết, dẫn đến những ứng xử cực đoan để khẳng định tiết hạnh của giới nữ. Đồng thời, sự tán dương, khen thưởng, lưu truyền, nêu gương các liệt nữ cả trong sử sách cũng như văn chương đã tạo ra một truyền thống, một mô hình ứng xử được vạch sẵn cho người phụ nữ và cuộc đời hay thân xác của họ dường như nằm trọn trong sự phán xét của nhà nho nam giới. Trong văn học giai đoạn trước, hình tượng liệt nữ đã có quá trình phát triển từ Mỵ Ê đến loạt nhân vật của Truyền kỳ mạn lục. Đến giai đoạn này, sự phát triển của 91 mô hình đã đạt đến “chất” và “lượng” mới. Văn học thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX mặc dù đã có sự trân trọng, đề cao ở một chừng mực những yếu tố như tài năng, thân xác, bản năng, tự do yêu đương của giới nữ, nhưng về cơ bản, mô hình liệt nữ vẫn được duy trì và chỉ chuyển từ dạng thức này sang dạng thức khác. Khác với các nhân vật của giai đoạn trước, Thúy Kiều có lẽ là nhân vật liệt nữ duy nhất “phải đấu tranh không chỉ với những đe dọa về mặt nhân cách của ngoại cảnh mà còn phải đấu tranh với những rung động thân xác của chính mình” [50, tr.133]. Khái quát con đường trở thành liệt nữ của Kiều có thể tóm gọn trong hai chữ Hiếu – Trinh: “Như nàng lấy hiếu làm trinh‖. Hiếu – Trinh gắn bó chặt chẽ với Tình, tạo thành một hệ giá trị phức tạp quyết đinh tính cách, hành động của Kiều, khiến mô hình liệt nữ của Nguyễn Du có nhiều điểm khác biệt. Truyện Kiều là tác phẩm có sự tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức và xây dựng một môi trường đạo lý xuyên suốt nhất. Nguyên tắc đạo đức trở thành lẽ thường, chi phối suy nghĩ, tư tưởng của nhân vật; các nhân vật hành động theo các quy chuẩn đạo đức một cách tự nguyện, tự nhiên. Đặc biệt, Nguyễn Du đã xây dựng Kiều với đầy đủ các đặc trưng của kiểu nhân vật liệt nữ. Hình tượng liệt nữ Thúy Kiều chính là một minh chứng tiêu biểu cho quá trình “vô tính hóa” người phụ nữ, trên con đường thực hành các nghĩa vụ đạo lý. Trước nhất, Kiều mang vẻ đẹp giai nhân “mười phân vẹn mười”, song lại đi kèm với thái độ giữ gìn cốt cách, phẩm hạnh một cách quyết liệt. Ngay từ mở đầu tác phẩm, Kiều đã có lối nói năng, thưa thốt mang đậm màu sắc đạo lý khi đáp lời Kim Trọng: “Ngần ngừ nàng mới thưa rằng/ Thói nhà băng tuyết, chất hằng phỉ phong/ Dù khi lá thắm, chỉ hồng/ Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha/ Nặng lòng xót liễu vì hoa/ Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa‖. Mượn các từ ngữ băng tuyết (ý nói thói nhà thanh bạch), phỉ phong (hai loại rau nhà nghèo thường ăn, chỉ nếp sống/tư chất tầm thường, quê mùa), Kiều vừa ngụ ý khiêm cung về thân phận, vừa khẳng định thân thế trong sạch của một cô gái “con nhà”. “Trẻ thơ” như Kiều tự nhận là một cách nói e dè, nhún nhường đồng thời mang đậm màu sắc đạo lý, ý nói mình còn non nớt trong chuyện yêu đương, cho nên vẫn phải ―tại lòng mẹ cha‖. Trong tình yêu say đắm với Kim Trọng, Kiều phải đấu tranh với những rung động thân xác tự nhiên, bản năng của chính mình, cách mà nàng đáp trả Kim Trọng khi ―sóng tình dường đã xiêu xiêu‖ mang đầy màu sắc giáo huấn đạo đức: Vẻ chi một đóa yêu đào/ Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh/ Đã cho vào bậc bố kinh/ Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu/ Ra tuồng trên Bộc trong dâu/ Thì con người ấy ai cầu làm chi/ Phải điều ăn xổi ở thì/ Tiết trăm năm lỡ bỏ đi một ngày‖. Kim Trọng được xây dựng như là một người tình hoàn hảo khi phần đam sắc của nhân vật này dù có song không bị đẩy cao, là một kiểu nam tính văn nhân nho nhã biết 92 kiềm chế trước sắc dục, hiểu biết đạo lý và dễ dàng “thỏa hiệp” với đạo lý; cho nên có thể nói sự đấu tranh với ham muốn thể xác diễn ra chủ yếu ở phía Kiều. Những lời khuyên nhủ Kim Trọng và hứa hẹn ―còn thân ắt lại đền bồi có khi‖ vừa mang đậm màu sắc huấn dụ song vẫn thấm đượm tình cảm, có thể coi như những lời tự nhủ của Kiều với chính lòng mình. Trong biến cố gia đình, Kiều dầu có phân vân ―bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn” song vẫn quả quyết: ―Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha‖. Quyết định của Kiều như nàng tự nhận, là quên thân: ―Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên?‖ hay ―Vẻ chi một mảnh hồng nhan?‖ và mặc dù “có thể không ý thức về việc đem mình ra để treo gương tiết liệt nhưng lại ý thức một cách sâu sắc và mạnh mẽ về việc noi gương người đi trước trong hành xử và thậm chí muốn vượt lên trong “cuộc đua” với tiền nhân” [50, tr.133]: “Dâng thư đã thẹn nàng Oanh/ Lại thua ả Lý bán mình hay sao?‖. Con đường từ một trinh nữ trở thành liệt nữ của Kiều đã bắt đầu từ ứng xử chọn Hiếu trước Tình, hi sinh Tình để làm tròn Hiếu, mặc dù đó là lựa chọn không hề dễ dàng. Việc thực thi các nghĩa vụ đạo đức của Kiều không chỉ quyết liệt khi “đền ơn sinh thành” bằng việc bán mình, mà còn quyết liệt khi trả nghĩa cho Kim Trọng bằng việc trao duyên cho Thúy Vân. Ý thức vong thân của Kiều lại trở đi trở lại trong suốt trường đoạn nàng nghĩ về Kim Trọng và việc phải bội ước với chàng: “Hồn còn mang nặng lời thề/ Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”, “Lạy thôi nàng mới rén chiềng/ Nhờ cha trả được nghĩa chàng cho xuôi/ Sá chi thân phận tôi đòi/ Dẫu rằng xương trắng quê người quản đâu”. Ý thức quyết liệt về việc bảo toàn phẩm hạnh xuất hiện ngay từ khi Kiều quyết bán mình, đến giây phút dự liệu phòng thân: “Trên yên sẵn có con dao/ Giấu cầm nàng đã gói vào chéo khăn/ Phòng khi nước đã đến chân/ Dao này thì liệu với thân sau này‖ đến thời khắc ―toan bài quyên sinh” hay ―rút dao tay áo tức thì giở ra‖ ở chốn lầu xanh của Tú Bà. Cái ý thức dự liệu và khả năng hành động quyết liệt ấy mang đậm phẩm chất của một liệt nữ, để đến sau này, được tiếp nối trong trường đoạn Từ Hải thất trận, chết đứng giữa trận tiền, Kiều bị Hồ Tôn Hiến ép ―thị yến dưới màn‖ rồi gả bán cho thổ quan: “Thôi thì một thác cho rồi/ Tấm lòng phó mặc trên trời, dưới sông!‖ Nỗi ân hận và mặc cảm tội lỗi trước cái chết của Từ Hải (giết chồng) cộng dồn với nỗi tủi hổ bị ép đàn hát, rồi bị gả bán bởi chính những kẻ đã giết chồng mình đã khiến Kiều ở trong tình thế đau đớn tột độ và chọn con đường quyên sinh để giữ gìn phẩm tiết. Con đường trở thành liệt nữ của Kiều tưởng rằng đến đây đã đến chung cục, nhưng Nguyễn Du vẫn còn muốn nàng tiết liệt hơn nữa, khi đến hồi đoàn viên, vẫn cho nàng phát ngôn những lời lẽ đầy ám ảnh về chữ trinh, về đạo bố kinh; bỏ qua hoàn toàn phương diện thân xác và chỉ giữ lại phần danh tiết: ―trăm năm danh tiết cũng vì đêm nay‖. Kiều đã đi đến cùng con 93 đường trinh liệt của mình, con đường đạo lý mà nàng đã kiên tâm suốt mười lăm năm; từ người con gái đa cảm đa sầu đầy những rung động yêu đương và thể xác đến người ―thục nữ chí cao‖ ―khép cửa phòng thu‖ và ―chẳng tu thì cũng như tu mới là‖. Kiều xuất phát không phải mẫu hình phụ nữ yếu hèn (xuất thân trung lưu, có những rung động và tình yêu sâu đậm), có khả năng hành động độc lập, ý chí giữ gìn phẩm tiết mạnh mẽ của người liệt nữ; song cuối cùng lại trở về mẫu hình phụ nữ vô tính: không ham muốn, không tình yêu, cô độc trong khi sum vầy, lựa chọn tránh xa tục lụy... Chỉ có điều, Kiều không bị đẩy vào trạng thái vô tính một cách vô thức, mà tự nàng đã lựa chọn con đường ấy; tựa như người tu hành đắc đạo ở cuối chặng đường khúc khuỷu. Với trường hợp Thúy Kiều, “dẫu Nguyễn Du có trao cho nhân vật trung tâm của mình một mức độ phóng túng nhất định về tính dục, nhưng ở đoạn kết, ông để nàng thuận theo tiếng gọi của đạo đức truyền thống. Hơn nữa, nàng được xem như một nhân vật cao quý và anh hùng” [169]. Quan niệm về chữ “trinh” của Truyện Kiều mặc dù được xem là có tính chất mới mẻ, tiến bộ, nhân văn khi nó đi chệch khỏi quan niệm truyền thống, đề cao trinh tiết của một kỹ nữ, cho rằng “chữ trinh cũng có ba bảy đường‖ và quan niệm ấy lại được một nhân vật nhà nho nam giới phát ngôn; nhưng sự công bố quan niệm ấy không khiến cho nhân vật nữ có được hạnh phúc trần thế thực sự, việc Thúy Kiều từ bỏ ―tình cầm sắt‖ để ―khép cửa phòng thu‖, từ chối tình yêu biến nàng thành người phụ nữ tiết liệt của đạo bố kinh. Và việc câu chuyện tưởng chừng riêng tây của Kim - Kiều trong đêm tái hợp được công bố trước đại gia đình đã khẳng định tư tưởng đề cao nữ hạnh, ý hướng muốn chung đúc một “người thục nữ chí cao” rất rõ rệt của Nguyễn Du: ―Tình riêng chàng lại nói sòng/ Một nhà ai cũng lạ lùng khen lao/ Cho hay thục nữ chí cao/ Phải người sớm mận tối đào như ai‖. Đây dường như là lời “tổng kết” của Nguyễn Du nhằm khẳng định tư tưởng của ông, nhưng soi chiếu ngược trở lại trong tác phẩm, thì chưa bao giờ Nguyễn Du ngả hẳn về hướng xem Kiều là nhân cách liệt nữ tiêu biểu, thuần nhất. Trải khắp Truyện Kiều là những phân vân, đấu tranh, “ngả nghiêng” giữa các nẻo của Kiều trước các biến cố và ngã rẽ. Con người bản năng, con người suy tính trong Kiều đã làm nên những “pha” chưa từng có tiền lệ trước đó ở mô hình liệt nữ. Nàng tiếc nuối: ―Biết thân đến bước lạc loài/ Nhị đào thà bẻ cho người tình chung‖. Trước Sở Khanh, nàng ―sinh nghi‖ nhưng vẫn ―liều nhắm mắt đưa chân” vì ―đà quá đỗi quản gì được thân‖. Những tiếc nuối, hồ nghi này đều đi ra từ con người có sự thông minh, tỉnh táo, mẫn cảm cao độ nhưng lại hoàn toàn thất bại, yếu thế trong việc quản trị thân thể. Những trường đoạn Kiều quyết tâm hành động, như khi đem đồ kim ngân trốn khỏi nhà họ Hoạn, tuy Kiều quyết liệt trong việc giải phóng mình để tìm đến tự do với thái độ “phòng thân”, nhưng từ góc độ lễ giáo, đó là hành động 94 chưa “thuận mắt”. Và Hoạn Thư trong màn báo ân báo oán, khi bị Kiều mời đến, đã ngay lập tức vin vào chi tiết này để “gỡ tội”: ―Nghĩ cho khi các viết kinh/ Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo‖. Khi tiếp nhận Truyện Kiều, nhiều nhà nho và giới phê bình cũng chia làm nhiều khuynh hướng khác nhau khi đánh giá về nhân vật Thúy Kiều. Đặc biệt, đáng chú ý là thái độ của nhà nho Nguyễn Công Trứ khi nặng nề phê phán Kiều trong bài hát nói Vịnh Thúy Kiều:―Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải/ Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu/ Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu/ Mà bướm chán ong chường cho đến thế/ Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa/ Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm‖. Những điểm “ngộ biến tòng quyền” ở Thúy Kiều đã không thể nào thuyết phục được nhà nho Nguyễn Công Trứ dù bản thân ông là người có tư tưởng hết sức phóng khoáng về hưởng thụ và tính dục mà nói như Thanh Lãng: “Tuy là một tay lãng tử, Công Trứ vẫn tỏ ra là một đệ tử trung thành của Khổng Mạnh” [61]. Nguyễn Du mặc dù nhắc đến “thục nữ chí cao” như lời biểu dương Kiều ở cuối truyện, nhưng trong suốt toàn bộ tác phẩm, ông khá thoải mái để cho con người đa diện của Kiều bộc lộ chứ không đóng cứng, khuôn gò hình mẫu nhân vật này theo cấu trúc liệt nữ tiêu biểu. Dù là tác phẩm có tính chất “chuyển thể”, nhưng những điểm tiếp biến tiến bộ của Nguyễn Du trong việc xây dựng nhân vật nữ gắn với chủ nghĩa nhân bản đã tạo ra những hình tượng độc đáo bậc nhất, khơi gợi và kích thích các chiều tiếp nhận. Và không chỉ ở Truyện Kiều, Nguyễn Du còn thể hiện thái độ và tư tưởng về liệt nữ trong mảng thơ chữ Hán. Ở bài Điệu khuyển, ông viết: ―Tuấn mã bất lão tử/ Liệt nữ vô thiện chung‖ (Ngựa không hay chết già/ Liệt nữ không chết bình thường). Ở Biện giả, ông thể hiện rõ quan điểm có tính nguyên tắc về mô hình liệt nữ: ―Liệt nữ tòng lai bất nhị phu/ Hà đắc thê thê tướng cửu châu‖ (Liệt nữ xưa nay không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_hoc_viet_nam_the_ky_xviii_nua_dau_the_ky_xix_duo.pdf
  • pdfTT VuThiThuHuong.pdf
  • pdfTT Eng VuThiThuHuong.pdf
  • pdfTrichyeu_VuThiThuHuong.pdf
  • jpgScan0112.JPG
  • jpgScan0111.JPG
  • pdfQD_VuThiThuHuong.pdf
Tài liệu liên quan