Luận văn Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của tòa án nhân dân thành phố Lào Cai - Tỉnh Lào Cai

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 10

1.1. Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện 10

1.2. Các giai đoạn, nội dung và các yếu tố đảm bảo áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện 22

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ LÀO CAI (GIAI ĐOẠN 2004-2008) 46

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai 46

2.2. Thực trạng hoạt động áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai 51

2.3. Quan điểm và giải pháp đảm bảo áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai 69

2.4. Một số giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai 73

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

 

 

 

 

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4402 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của tòa án nhân dân thành phố Lào Cai - Tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân nào và vì bất cứ lý do gì. Điều này có nghĩa, khi nghiên cứu, đánh giá các tình tiết của vụ án thẩm phán chỉ có thể sử dụng pháp luật làm thước đo, công cụ để đưa ra kết luận về vị trí, ý nghĩa cũng như việc sử dụng tình tiết trong việc giải quyết vụ án. Đánh giá các tình tiết trong vụ án chỉ dựa vào pháp luật sẽ giúp cho Thẩm phán tạo được niềm tin nội tâm cũng như có được phương hướng giải quyết đúng vụ án. Khi dựa vào pháp luật để đánh giá tình tiết của vụ án, trước hết thẩm phán phải đánh giá các chứng cứ, tình tiết được thể hiện trong hồ sơ vụ án có đảm bảo các quy định của pháp luật về chứng cứ hay không có nghĩa thẩm phán phải kiểm tra các thuộc tính của chứng cứ. Sau đó, thẩm phán cần phải xem xét các tình tiết đó có dấu hiệu của quan hệ pháp luật và so sánh, đối chiếu quy định của pháp luật về vấn đề đó để xác định cũng như để đánh giá. - Độc lập trong các mối quan hệ xã hội có liên quan đến giải quyết vụ án và độc lập với các bên trong vụ án mà mình xét xử. Về bản chất, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cho nên Thẩm phán mặc dù là một chức danh trong hệ thống tố tụng nhưng cũng là một con người. Thẩm phán cũng có những mối quan hệ xã hội ràng buộc phát sinh từ cuộc sống cá nhân và công việc. Tuy nhiên để độc lập xét xử, Thẩm phán phải đảm bảo các quan hệ xã hội hay ít nhất là các quan hệ phát sinh từ quá trình giải quyết vụ án không ảnh hưởng đến việc xét xử. Các quan hệ xã hội có liên quan đến giải quyết vụ án là những quan hệ phát sinh từ những người tham gia tố tụng như đương sự là bạn của vợ hoặc chồng thẩm phán…Mối quan hệ xã hội đó rõ ràng là sẽ tác động đến thái độ, kết quả xét xử của Thẩm phán ở một mức độ nhất định. Trong mối quan hệ này, Thẩm phán nào cũng mong muốn mình có thể đảm bảo quan hệ xã hội đã có không bị ảnh hưởng bởi việc xét xử và hoạt động xét xử vẫn đảm bảo được tính độc lập phải có. Nhưng mong ước này thật khó thực hiện. Sự độc lập của Thẩm phán trong tình huống đó khiến nhiều thẩm phán phải từ bỏ những quan hệ xã hội mà mình đã có và buộc thẩm phán trở thành những cá nhân cô độc trong xã hội. Phải chăng đây là một thách thức rất lớn đối với nghề thẩm phán. - Đối với các đồng nghiệp của mình trong một hội đồng xét xử hay trong cơ quan, thẩm phán cũng không chịu sự tác động, chi phối dẫn đến xét xử không đúng. Khi xét xử, ngoài những mối quan hệ xã hội tác động đến sự độc lập xét xử của thẩm phán thì thẩm phán còn bị chi phối bởi các quan hệ công tác. Quan hệ giữa thẩm phán (là nhân viên) với chánh án (là người quản lý) và quan hệ giữa các thẩm phán và các đồng nghiệp khác. Sự tác động này có thể là sự tác động có chủ ý hoặc vô ý. Sư tác động có chủ ý chỉ phát sinh khi quá trình giải quyết vụ án có liên quan đến các mối quan hệ hoặc lợi ích của người quản lý hoặc của đồng nghiệp khác. Giải quyết sự chi phối, tác động này không hề dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên, pháp luật đã quy định thẩm phán độc lập và tuân theo pháp luật, thẩm phán phải chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình nên buộc thẩm phán phải cân nhắc và quyết định khi giải quyết vụ án. Còn đối với sự tác động vô ý, là trường hợp tác động qua sự trao đổi về chuyên môn, trao đổi về nghiệp vụ. Trong trường hợp này, thẩm phán phải là người biết phân tích, dùng sự am hiểu về pháp luật của mình để đánh giá và suy xét để có thể có quan điểm đúng nhất. * Tính vô tư khách quan trong hoạt động xét xử của Thẩm phán. Trong giải quyết vụ án dân sự thì sự thiếu vô tư khách quan của thẩm phán sẽ mang lại lợi ích cho bên này và đem sự bất lợi cho bên kia. Nói cho cùng, sự thiếu vô tư khách quan của thẩm phán trong hoạt động xét xử sẽ tác động rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. - Thẩm phán phải luôn tôn trọng sự thật. Tôn trọng sự thật là đòi hỏi quan trọng, là tiền đề để đảm bảo sự vô tư của thẩm phán trong việc xét xử. Khi thẩm phán tôn trọng sự thật, thẩm phán phải căn cứ vào sự thật đó để áp dụng pháp luật, đưa ra hướng giải quyết vụ án chính xác và đúng luật. Tôn trọng sự thật buộc thẩm phán không thể hiểu sai sự việc, bỏ qua hay đánh giá thấp bất cứ tình tiết nào trong vụ án. Hiểu đúng bản chất sự việc đã xảy ra, xác định rõ vai trò của những người tham gia tố tụng, nếu có định kiến hoặc thiên vị cho bất cứ đối tượng nào trong vụ án đều sẽ làm cho sự thật bị thay đổi và việc xét xử sẽ không đảm bảo. Khi giải quyết vụ án, thẩm phán không được đưa ra bất kỳ sự bình luận hoặc nêu hướng giải quyết vụ án để các bên đương sự trong vụ án biết. Bởi vì, sự bình luận đó đã thể hiện một phần quan điểm hoặc thái độ của thẩm phán đối với một hoặc các bên trong vụ án. Điều này, sẽ tác động đến thái độ, tâm lý tham gia phiên tòa của các bên và nếu thẩm phán đề cập đến hướng giải quyết vụ án sẽ tạo ra định kiến phiên tòa chưa mở, các bên chưa tranh luận nhưng bản án hay đường lối xét xử đã có. - Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết vụ án, nếu việc tham gia đó không đảm bảo sự vô tư của thẩm phán.Thẩm phán và hội thẩm cùng một hội đồng xét xử là người thân thích với nhau. Thẩm phán có quan hệ thân thích với người tham gia tố tụng có quyền lợi trong vụ án. Thẩm phán nếu xét xử, dù đảm bảo mình sẽ vô tư, tuân thủ đúng pháp luật thì vẫn tạo ra sự nghi ngờ về kết quả xét xử vì trong vụ án có người thân thích. * Ngoài ra để đảm bảo khách quan trong hoạt động xét xử Thẩm phán cần phải có sự đúng mực, sự bình đẳng và có năng lực và sự cẩn trọng. - Sự đúng mực là thái độ Thẩm phán cần có khi quan hệ với mọi người, với các bên trong vụ án. Sự đúng mực sẽ tạo ra cho Thẩm phán một phong thái làm việc lịch sự và thể hiện được đúng vị trí, chức trách của mình - Sự bình đẳng; theo quy định của pháp luật, thẩm phán phải đảm bảo quyền bình đẳng trước tòa án của các bên trong vụ án. Các bên đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và trnah luận dân chủ trước tòa. Tòa án (thẩm phán) phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, thẩm phán không được phiên biệt đối xử đối với những người tham gia tố tụng, cho dù họ thuộc thành phần nào, địa vị pháp lý, điều kiện kinh tế ra sao. - Năng lực và sự cẩn trọng; năng lực và sự cẩn trọng là tiền đề để thẩm phán có thể thực hiện nhiệm vụ xét xử của mình đúng pháp luật và đảm bảo sự công bằng. Thẩm phán phải thể hiện năng lực chuyên môn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ từ khâu chuẩn bị xét xử đến việc điều khiển phiên tòa. Năng lực chuyên môn của thâm phán được thể hiện thông qua việc giải quyết, xét xử vụ án. Thẩm phán phải ứng phó linh hoạt với các tình huống có thể xảy ra khi giải quyết vụ án. Thẩm phán phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ về mọi mặt: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và kiến thức hội nhập. Khi giải quyết công việc phải thận trọng, xem xét đánh giá toàn diện các vấn đề trong vụ án để có phán quyết đúng đắn, phù hợp pháp luật. Kết luận chương 1 Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân cấp huyện là một lĩnh vực của ADPL nói chung. Trong đó tác giả trình bày khái niệm, đặc điểm ADPL trong giải quyết án dân sự, đồng thời phân tích các giai đoạn, quá trình, nội dung và các yếu tố đảm bảo cho việc ADPL trong giải quyết các vụ án dân sự để làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp ở chương 2. Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ LÀO CAI (GIAI ĐOẠN 2004-2008) 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ LÀO CAI 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Lào Cai Tháng 10/1991, tỉnh Lào Cai được tái lập và tháng 9 năm 1992, thị xã Lào Cai cũng đựoc tái lập trên cơ sở hai thị xã Lào Cai và Cam Đường cũ. Thị xã Lào Cai được hoạch định là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của Tỉnh Lào Cai. Qua quá trình phát triển, ngày 30 tháng 10 năm 2004 Chính phủ có nghị định số 195/2004/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Lào Cai và thị xã Lào Cai chính thức trở thành Thành phố Lào Cai. Thành phố Lào cai có 22.150 ha diện tích tự nhiên và 120 ngàn nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Lào Cai. Phố Mới, Duyên Hải, Cốc Lếu, Kim Tân, Pom Hán, Bắc Lệnh, Thống Nhất, Xuân Tăng, Bắc Cường, Nam Cường, Bình Minh và các xã: Vạn Hoà, Đồng Tuyển, Cam Đường, Tả Phời và Hợp Thành. Địa giới hành chính của thành phố Lào Cai, phía đông giáp huyện Mường Khương và huyện Bảo Thắng, phía Tây giáp huyện Bát Xát và Sa Pa; phía Nam giáp huyện Bảo Yên; phía Bắc giáp thị trấn Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với đường biên giới là sông Hồng và sông Nậm Thi [23, tr.4]. Thành phố Lào Cai hiện nay giữ một vị trí quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh Lào Cai, bởi; Thành phố Lào Cai là trung tâm của phía Bắc Việt Nam, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Với vị trí địa lý đặc biệt, là cửa ngõ thuận lợi giao thương kinh tế, văn hoá giữa Việt Nam với Vân Nam và vùng Tây nam Trung Quốc, cửa khẩu Bảo Thắng quan trước đây, cũng như cửa khẩu quốc tế Lào Cai ngày nay hội đủ các yếu tố địa lý, giao thông thuận lợi cho sự phát triển về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, có tác động lan toả đến các vùng lân cận, kể cả đối với Hà Khẩu- Trung Quốc. Đồng thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá quan trọng của tỉnh Lào Cai, là phên dậu vững chắc ở phía Bắc tổ quốc, nằm trên tuyến hành lang kinh tế động lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội- Hải Phòng. Với vị trí địa lý thuận lợi, có đường sắt, đường sông và cửa khẩu quốc tế nên Kinh tế Thương mại - Du Lịch - Dịch vụ là mũi nhọn của thành phố, với các khu trung tâm thương mại Kim Thành; Trung tâm thương mại của khẩu quốc tế và hai khu công nghiệp Bắc Duyên Hải và Đông Phố Mới tạo đã cho kinh tế của thành phố phát triển mạnh mẽ, góp phần lớn vào sự phát triển của tỉnh Lào Cai nói chung. Cùng với sự phát triển của kinh tế, các vấn đề xã hội của thành phố Lào Cai cũng được quan tâm phát triển, thành phố chú trọng vào việc xây dựng và kiến tạo các công trình phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội như trường học, các khu vui chơi giải trí và hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được đầu tư đáng kể. Tuy nhiên do là một Thành phố thuộc tỉnh miền núi lại vừa mới được thành lập nên Thành phố Lào Cai vẫn có những khó khăn nhất định như hạ tầng cơ sở vật chất chưa được tốt, các xã nông thôn thuộc thành phố còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, đường xá giao thông chưa được thuận tiện, vấn đề tiếp cận và cập nhật các văn bản pháp luật còn hạn chế, công tác giáo dục tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa phát huy được tối đa. Từ những đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội đã có những ảnh hưởng tới việc ADPL trong việc giải quyết dân sự của Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai như sau: * Ảnh hưởng do đặc thù về điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội. Thành phố Lào Cai trực thuộc tỉnh Lào Cai, là một tỉnh miền núi thuộc Tây Bắc của đất nước, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mặc dù là thành phố nhưng vị trí địa lý cũng còn nhiều xã thuộc vùng cao, miền núi nên việc đi lại cũng rất khó khăn cho công tác điều tra, xác minh, định giá, việc triệu tập các đương sự cũng gặp rất nhiều khó khăn (giao thông đi lại khó khăn, công tác văn thư vận chuyển chậm…) có những trường hợp vất vả mới tìm được đến nhà đương sự, nhưng từ xa thấy cán bộ Tòa án đến họ lại bỏ đi không tiếp, việc tiếp xúc lấy lời khai, điều tra ADPL đối với một số trường hợp gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác do đặc thù là một tỉnh miền núi, Thành phố Lào Cai cũng thuộc thành phố vùng cao nên trình độ dân trí thấp, các vùng nông thôn thì việc tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa được tốt, một số công dân nhận tức thấp, ít am hiểu về xã hội, ít có điều kiện xem sách báo, nghe đài, nên những kiến thức về pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng còn rất hạn chế. Từ những điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế xã hội đã ảnh hưởng đến quá trình ADPL trong giải quyết án dân sự như ADPL trong thụ lý, điều tra thu thập chứng cứ đến giai đoạn xét xử đối với loại án này gặp không ít khó khăn đối với vùng nông thôn miền núi trên địa bàn thành phố. Nếu như đối với vụ án hình sự khi chuẩn bị xét xử đối với các bị cáo tại ngoại, Tòa án báo gọi nếu bị cáo không đến thì Tòa án có quyền ra lệnh bắt giam để chờ xét xử, đối với án dân sự thì pháp luật không cho phép làm như vậy, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến một sô vụ án bị kéo dài. Do là tỉnh mới được tái lập lại từ năm 1991 nên thành phố lào Cai cũng là một thành phố còn non trẻ do đó về đội ngũ cán bộ Tòa án còn thiếu về số lượng và chất lượng, cán bộ vẫn chưa được kiện toàn phù hợp với đòi hỏi thực tiễn. Mặt khác, việc hướng dẫn cụ thể của các đạo luật còn chậm, tập huấn nâng cao công tác nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác xét xử còn ít, lượng thông tin về khoa học pháp luật đối với người dân tộc còn thấp, các văn bản mới thường xuyên ban hành, nhưng những văn bản đó đến tay những chủ thể ADPL còn chậm. Ngoài ra điều kiện cơ sở vật chất của Tòa án nhân dân thành phố Lào Cai cũng như kinh phí hoạt động của ngành tòa án nói chung còn hạn chế cũng ảnh hưởng đến hoạt động ADPL của Tòa án nhân dân thành phố Lào Cai. Như vậy, từ những điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, việc sáp nhập của thành phố và điều kiện cơ sở vật chất đã tác động ảnh hưởng đến hoạt động của ngành Tòa án nói chung và việc ADPL trong hoạt động giải quyết các vụ án dân sự nói riêng của Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai Thành phố Lào Cai là đơn vị hành chính cấp huyện, có cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước cũng như hệ thống cơ quan tư pháp cấp huyện. Tòa án nhân dân thành phố Lào Cai là một cơ quan trong hệ thống các cơ quan tư pháp của Thành phố Lào Cai, được tái lập lại năm 1991 cùng với sự tái lập của tỉnh Lào Cai sau khi tách ra khỏi Tỉnh Hoàng Liên Sơn, lúc đầu là Tòa án nhân dân Thị xã Lào Cai và tháng 10/2004 cùng với việc Thị xã Lào Cai chính thức được chính phủ quyết định Thành lập Thành phố Lào Cai thì Tòa án thị xã Lào Cai cũng chính thức trở thành Tòa án nhân dân thành phố Lào Cai. Từ khi tái lập đến nay Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai thực hiện chức năng nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và giáo dục công dân hiểu theo nghĩa chung nhất. Bằng hoạt động xét xử Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất và pháp chế xã hội chủ nghĩa được tôn trọng, mọi hành vi xâm phạm đến quyền làm chủ của người, xâm phạm đến tài sản của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều được Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai xử lý nghiêm minh, kịp thời, giáo dục công dân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, góp phần ổn định trật tự xã hội trên địa bàn thành phố. Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai là Tòa án thuộc đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai gồm có Chánh án, hai phó chánh án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và thư ký Tòa án. Hoạt động của Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai do chánh án lãnh đạo, chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức công tác xét xử và các công tác khác theo quy định của pháp luật, báo cáo công tác của tòa án nhân dân thành phố Lào Cai trước hội đồng nhân dân thành phố Lào Cai và tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai. Về cơ cấu các bộ phận thì Tòa án án nhân dân Thành phố Lào Cai do chỉ là Tóa án nhân dân cấp huyện nên không chia thành các Tòa chuyên trách như cấp tỉnh mà chỉ có các bộ phận chuyên trách như; bộ phận giải quyết án hình sự; bộ phận giải quyết án dân sự và hôn nhân và gia đình; bộ phận văn phòng. Hiện nay Tòa án nhân dân thành phố Lào Cai có tổng số 23 cán bộ, trong đó có 1 chánh án, 2 phó chánh án, 11 thẩm phán và còn lại là cán bộ thư ký tòa án. Do là Tòa án nhân cấp huyện nên hoạt động theo nguyên tắc không phân công chuyên nghiệp trong giải quyết tất cả các loại án, do vậy là chủ thể ADPL trong giải quyết tất cả các loại án. Với số lượng 11 thẩm phán từ năm 2004 đến năm 2008 Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai đã giải quyết và xét xử 594 vụ án dân sự. Như vậy với cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai, hàng năm cũng đã hoàn thành nhiệm vụ trong giải quyết án dân sự, do số lượng án dân sự trên địa bàn ngày càng gia tăng trên địa bàn thành phố, nên cơ cấu tổ chức và biên chế thẩm phán cũng cần tăng lên để đáp ứng được yêu cầu của công việc trong thời gian tới. Để làm tốt công tác ADPL trong việc giải quyết án dân sự của Tòa án nhân dân thành phố Lào Cai thì trước hết phải làm tốt công tác tổ chức sắp xếp hợp lý, biên chế thẩm phán cán bộ phải đáp ứng nhu cầu công việc, đối với thẩm phán xét xử hình sự hồ sơ vụ án có sẵn , chỉ đơn thuần ADPL trên cơ sở các văn bản quy định đối với các loại tội danh cụ thể, việc ADPL cũng dễ dàng hơn, nhưng đối với thẩm phán ADPL trong giải quyết án dân sự thì đòi hỏi cao hơn, ngoài những kiến thức về pháp luật còn đồi hỏi có sự hiểu biết, có kiến thức xã hội sâu rộng, có năng lực trong công tác hòa giải thì mới thực hiện tốt nhiệm vụ của người thẩm phán. Trong những năm qua, tuy điều kiện còn nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, kinh phí đào tạo, cũng như cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng cho họat động của ngành Tòa án, nhưng Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai đã khắc phục mọi khó khăn, dần dần từng bước xây dựng được một đội ngũ thẩm phán làm công tác giải quyết án dân sự hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong thời gian tới cần phải nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ cho thẩm phán làm công tác giải quyết án dân sự. Làm tốt công tác ADPL trong việc giải quyết các vụ án dân sự là góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, làm ổn định tình hình trật tự chính trị ở địa phương. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ LÀO CAI 2.2.1. Những kết quả đạt được trong áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án dân sự Về ADPL trong thụ lý và điều tra vụ án: Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi nhận đơn khởi kiện Tòa án phải đối chiếu với những quy định của pháp luật để xác định những loại việc thuộc lĩnh vực dân sự, vụ án đó thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh hay cấp huyện, thuộc lãnh thổ của mình hay Tòa án khác, Tòa án chỉ thụ lý, giải quyết vụ án dân sự trong phạm vi thẩm quyền của mình. Đế xác định đúng thẩm quyền, đúng loại việc thì trước khi thụ lý xem xét ADPL phân loại đối với những vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, được quy định tại Điều 26 của BLTTDS có những tranh chấp sau: - Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam. - Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản - Tranh chấp về hợp đồng dân sự. - Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của BLTTDS. - Tranh chấp về thừa kế tài sản. - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. - Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất theo quy định của pháp luật về đất đai. - Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật. - Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định. Sau khi nhận đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ kèm theo mới ADPL để xem xét, phân loại, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và đủ điều kiện để thụ lý Tòa án thông báo cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án nếu thuộc thẩm quyền của mình. Tòa án chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án khác có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác. Trả lại đơn cho người khởi kiện nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Việc trả lại đơn khởi kiện được phân ra trong các trường hợp: - Người khởi kiện không có quyền khởi kiện. - Sự việc đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của chính quyền nhà nước có thẩm quyền. - Chưa đủ điều kiện khởi kiện. - Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Khi thụ lý đơn khởi kiện vụ án dân sự Tòa án cần phải xem xét nhiều vấn đề liên quan như các chứng cứ liên quan đến vụ án, thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc, theo lãnh thổ, theo cấp, người khởi kiện có quyền khởi kiện hay không, có đủ năng lực hành vi hay không… Tòa án cũng phải thụ lý theo đúng thời hạn mà pháp luật quy định. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ, điều tra vụ án làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án, đây là giai đoạn quan trọng. Vì kết quả điều tra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định, đến bản án, do đó đòi hỏi Thẩm phán phải thận trọng khi thu thập chứng cứ. Thẩm phán yêu cầu các đương sự giao nộp đầy đủ các chứng cứ liên quan đến vụ án, việc thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình thuộc nghĩa vụ của các đương sự, các đương sự phải tự viết bản tự khai và ký tên mình, Thẩm phán chỉ lấy lời khai của đương sự trong trường hợp nội dung bản khai chưa đầy đủ rõ ràng, đương sự không thể viết bản tự khai. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những nội dung còn thiếu, việc lấy lời khai của đương sự được thực hiện tại trụ sở Tòa án, trong những trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai ngoài trụ sở Tòa án và phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản. Tòa án tiến hành điều tra xác minh, trong những trường hợp cần thiết Tòa án đến tổ dân phố , Ủy ban nhân dân, cơ quan hoặc nơi cư trú của đương sự để xác minh làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ án. Tùy từng vào từng vụ án cụ thể mà Tòa án thực hiện các phương pháp như trưng cầu giám định, định giá tài sản… Trong trường hợp phải thu thập chứng cứ ngoài tỉnh, Tòa án ra quyết định ủy thác cho Tòa án nơi khác hoặc cơ quan có thẩm quyền lấy lời khai của đương sự, có các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết liên quan đến vụ án. Quá trình điều tra cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì mới đảm bảo tính khách quan, công bằng, làm rõ bản chất của vụ án, nhằm đạt được kết quả cao nhất trong điều tra thu thập chứng cứ. Từ năm 2004 đến năm 2008 Tòa án nhân Thành phố Lào Cai đã thụ lý tổng số các vụ án dân sự như sau: Năm 2004 thụ lý 85 vụ trong đó đã giải quyết 81/85 vụ án bằng các biện pháp. Đưa ra xét xử 17 vụ, công nhận sự thỏa thuân của các đương sự 45 vụ, đình chỉ, tạm đình chỉ 19 vụ [26]. Năm 2005 thụ lý 85 vụ trong đó đã giả quyết 81/85 vụ án: Đưa ra xét xử 16 vụ, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự 32 vụ, đình chỉ , tạm đình chỉ 31 vụ, chuyển vụ án 1 vụ [27]. Năm 2006 thụ lý 192 vụ trong đó đã giải quyết 188/192 vụ bằng các biện pháp; đưa ra xét xử 40 vụ, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự 106 vụ, đình chỉ vụ án 41 vụ, tạm đình chỉ vụ án 01 vụ [28]. Năm 2007 thụ lý 129 vụ trong đó đã giải quyết 121/129 vụ án bằng các biện pháp; đưa ra xét xử 28 vụ, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự 61 vụ, đình chỉ vụ án 29 vụ, chuyển vụ án 03 vụ [29]. Năm 2008 thụ lý 103 vụ án trong đó đã giải quyết 98/103 vụ án bằng các biện pháp đưa ra xét xử 22 vụ, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự 47 vụ, đình chỉ việc giải quyết vụ án 23 vụ, chuyển vụ án 02 vụ, tạm đình chỉ 04 vụ [30]. * ADPL trong Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự: Một trong những nguyên tắc cơ bản và là đặc trưng của việc giải quyết các vụ án dân sự đó là quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự. Một thủ tục bắt buộc khi giải quyết các vụ án dân sự mà Tòa án phải áp dụng đó là thủ tục hòa giải. Việc hòa giải được quy định tại Điều 180,181 185, 186 BLTTDS. Khi tiến hành giải quyết các vụ án dân sự sau khi thu thập đầy đủ các chứng cần thiết liên quan đến vụ án, thẩm phán tiến hành thông báo mở phiên hòa giải, hầu hết các vụ án dân sự đều phải thông qua thủ tục hòa giải trước khi vụ án được đưa ra xét xử trừ các trường hợp quy định tại điều 181 và Điều 182 của BLTTDS đó là những vụ án dân sự không được hòa giải và những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được. Trong việc giải quyết các vụ án dân sự hòa giải thành là mục tiêu mà Tòa án hướng tới để giải quyết vụ án, hòa giải là thủ tục để các đương sự tự thỏa thuận với nhau và tự định đoạt quyền lợi và nghĩa vụ của mình mà không cần đến chế tài của Tòa án, khi hòa giải các đương sự được nói lên suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng thậm chí cả tình cảm của mình với đối phương, ở đó thể hiện được sự thiện chí để giải quyết vụ án được nhanh gọn và không dẫn đến sự căng thẳng cho các đương sự. Đối với công tác hòa giải ngoài việc nhận thức đúng đắn các quy định của pháp luật, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải cần phải nắm vững kiến thức pháp luật, có kinh nghiệm trong thực tiễn về hòa giải, có sự hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực khác nhau trong xã hội, có khả năng hướng các đương sự đến các cách thỏa thuận để giả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn.doc
Tài liệu liên quan