Luận văn Bản thể luận của Augustino

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI BẢN THỂ

LUẬN CỦA AUGUSTINO. 7

1.1 Bối cảnh lịch sử. 7

1.2 Những tiền đề tư tưởng của bản thể luận Augustino . 12

1.2.1 Học thuyết ý niệm của Platon . 12

1.2.2 Học thuyết của Philon d’Alexandrie. 24

1.2.3 Học Thuyết của Plotin. 26

1.2.4 Kinh Thánh. 30

1.3 Vài nét về thân thế, sự nghiệp của Augustino và tác phẩm Tự thuật. 47

CHưƠNG 2. THẦN LUẬN CỦA AUGUSTINO . 56

2.1 Khái niệm về bản thể luận. 56

2.2 Quan niệm về Chúa trời . 62

2.2.1 Quan hệ đức tin - lý trí. 63

2.2.2 Chúa trời và Christ . 67

CHưƠNG 3. QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI VÀ CON NGưỜI CỦA

AUGUSTINO. 85

3.1 Quan niệm về thế giới . 85

3.1.1 Vũ trụ luận và thuyết sáng thế . 93

3.1.2 Quan niệm về thời gian. 980

3.2 Tồn tại người . 853

3.2.1 Con người hiện thực. 93

3.2.2 Bản chất của con người . 908

3.3 Một số đánh giá . 105

KẾT LUẬN. 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 113

pdf61 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bản thể luận của Augustino, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc biệt là Plotin, triết gia rất có ảnh hưởng đến tư tưởng của Augustino, không thể không đề cập đến quan niệm về Chúa trời. Với Platon, tôn giáo dường như là lĩnh vực của trái tim, tuy nhiên Chúa trời không chỉ là đối tượng của đức tin mà còn là đối tượng của tri thức nữa. Có hai cách thức để khẳng định sự tồn tại của Chúa trời. Đó là cách thức vật lý và cách thức biện chứng dẫn tới chứa trời. Trong cách thức vật lý tới Chúa trời, từ xuất phát điểm về quan niệm của vận động Platon cho rằng: vận động là một điều không thể bàn cãi, nhưng vận động như đã nói ở trên đó là tự vận động tức là tự sự vật đã có xung lực vận động hay vận động nhờ xung lực từ bên ngoài. Tất cả mọi vận động nhờ cái khác, nhờ xung lực từ bên ngoài thì cuối cùng cũng phải quay về với sự tự vân động đầu tiên. Cái tự vận động phải là cái có trước. Từ sự hiển nhiên vận động này ta suy ra trong thế giới có nguồn gốc vận động. Đó là linh hồn, khi mà linh hồn có trước thể xác. Các nhà triết học trước Socrate đã không nhận thấy điều này và học đã đi vào ủng hộ chủ nghĩa vô thần. Theo Platon, linh hồn nào tốt thì sẽ tạo nên những vận động có trật tự, được sắp xếp. Linh hồn nào xấu thì những vận động xuất phát từ nó thường tùy tiện, lộn xộn. Có những linh hồn thống trị, tạo nên sự vận động của vũ trụ, đây là những linh hồn tốt và được sắp xếp quy củ. Linh hồn tối cao nhất mà từ đó được vận 23 động phổ quát nhất của vũ trụ thì cũng là linh hồn hoàn thiện nhất và thánh thiện nhất. Tuy có nhiều linh hồn nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta biết rằng có một linh hồn hoàn thiện nhất. Platon không hướng tới một nhất thuần luận thuần túy, cũng không hướng tới một Đấng sáng thế, mà ông hướng tới một kiến trúc sư của thế giới. Đó là một Chúa trời trong lòng thế giới. Đó là linh hồn của thế giới. Vì cái linh hồn thế giới tồn tại trước vũ trụ và cái tinh thần có trước cho thấy sự tiên nghiệm của Chúa trời. Platon không hề đề cập đến Chúa trời như là một cá nhân. Ở Platon có thể tìm bản chất của Chúa trời trong cái tuyệt đối hoàn toàn độc lập, cũng như trong cái giá trị tuyệt đối, Chúa trời là cái hiện hữu thuần túy, vừa là cuộc sống, vừa là hành động. Trong cuộc sống con người có thể tương đồng với Chúa trời thông qua cầu nguyện. Với Platon, cầu nguyện thật là quan trọng. Cầu nguyện ở đây không phải là một hình thức xin xỏ như trẻ con, không thể nào mua chuộc được Thượng đế. Ý nghĩa đích thực của cầu nguyện không cho phép chúng ta van xin những điều mình cầu mong giống như những đứa trẻ vẫn làm. Chúng ta cầu nguyện để cầu mong những gì hợp với lẽ phải đạo đức và một tâm hồn tinh khiết, trong sạch. Học thuyết ý niệm, bên cạnh đó là quan niệm về Chúa trời, về con người của Platon là những nền tảng quan trọng có ảnh hưởng xuyên suốt trong quá trình phát triển của truyền thống tư tưởng phương Tây sau này, trong đó có triết học Ki tô giáo với thời kỳ đầu được đặt nền móng bởi các giáo phụ, nổi bật là St. Augustino. Augustino không chỉ tiếp thu những tư tưởng triết học của Platon. Ngài còn chịu ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng của trường phái Platon mới, đặc biệt là tư tưởng của Plotin. Nhờ bạn bè và giám mục Ambroise thời danh lúc bấy giờ, Agustino đã học hỏi được từ những lý thuyết của Pltotin những câu trả lời thỏa đáng cho những thắc mắc của ông đang trong khi ông vẫn còn đắm 24 chìm trong giáo thuyết của đạo Manes. Plotin đã giúp Augustino đột phá trong tư tưởng khi khẳng định con người có thể đạt đến được chân lý của cái khả tri và li khai được với những liên hệ thực tại của thể xác. Đó là một khám phá mới và thật lớn đối với Augustino lúc bấy giờ, trong lúc ông đang phải đấu tranh, dằn vặt với chính con người mình bởi những thú vui xác thịt. Trong triết học của Plotin ông đã tìm ra một cách giải thích thỏa đáng hơn về Kitô giáo, khác hẳn với sự giải thích đơn giản mà mẹ ông vẫn thường khuyên bảo ông. Augustino muốn tìm ra những tương đồng trong giáo lý của thuyết Platon mới với giáo lý Kitô giáo, đã có những lúc ông thấy không có gì xa cách giữa Ki tô giáo tư tưởng của thuyết Platon mới và không cần phân biệt tư tưởng của hai hệ thống tri thức này. Augustino mô tả lý thuyết của trường phái Platon mới như một lý thuyết chứa đựng những những lý thuyết đặc biệt của Kitô giáo về Thiên chúa và vũ trụ của ngài, về công cuộc tạo dựng vũ trụ, về sự hiện diện của ánh sáng thần linh trong trần gian này và trong tâm hồn con người. Dường như những điều này ông đã gặp được trong lý thuyết của phái tân Platon trước khi đọc được trong Kinh thánh. 1.2.2 Học thuyết của Philon d’Alexandrie Philon d’ Alexandrie cũng thường được gọi là Philon le Juif vì ông là một triết gia Do Thái, nhưng lại có tinh thần Hi Lạp. Ông là con của một gia đình giàu có và thần thế ở Alexandrie, ông đã được giáo dục cả về Do Thái giáo và tư tưởng Hi Lạp. Năm 40 sau công nguyên ông đã được những người đồng đạo Do Thái cử đi yết kiến Đại đế Caligula để xin miễn cho dân Do Thái khỏi phải thờ hoàng đế vì đó là một điều nghịch với tinh thần nhát thần của Do Thái giáo. Thời kỳ này văn hóa Hi Lạp đã trở thành di sản của người Do Thái vì người ta chỉ còn đọc kinh thánh Do Thái bằng những bản dịch Hi Lạp. Đa số các tác phẩm của Philon đều là những cuộc tranh luận triết lý về một số ẩn dụ 25 trong kinh thánh. Ông muốn thực hiện một tổng hợp giữa những lý thuyết của tiên tri Moise, triết gia Platon và Zenon. Philon muốn đưa ra những chân lý được nói đến một cách ẩn dụ trong kinh thánh ra với mọi người. Với ý định tổng hợp này Philon muốn dung hòa mặc khải với lý trí. Có thể nói, vấn đề vĩ đại nhất trong kinh viện học trung cổ, kể cả thời kỳ bắt đầu của nó là thời kỳ các giáo phụ là vấn đề dung hòa giữa tín ngưỡng và lý trí thì vấn đề này đã thùa hưởng được tù tinh thần của Philon. Trong nhiều quan niệm khác nhau về Đức Chúa trời, Philon nhận thấy thích hợp nhất với quan niệm về Chúa trời của Platon. Platon cho rằng: Chúa trời đã hiện hữu từ rất lâu mà lúc ấy vũ trụ chưa có và sau khi vũ trụ này đã được Ngài làm cho có rồi thì Chúa trời vẫn tiếp tục hiện hữu như một thực tại vô thể xác, hiện hữu trên và vượt trên vũ trụ thể xác này. Bên cạnh Chúa trời là những ý tưởng cũng Hằng cửu và Chúa trời là ý niệm cao nhất của các ý niệm. Philon đồng tình với Platon ở điểm này duy chỉ có một điều đó là các ý tưởng trong thế giới ý tưởng của Platon thì Philon không cho chúng là hằng cửu. Ông quả quyết rằng, kinh thánh đã nói rõ, chỉ có Chúa trời toàn năng, đấng thụ tạo ra muôn vật hữu hình và vô hình là hằng cửu mà thôi. Philon luôn luôn hướng sự suy tư của mình đến một thế giới mang đậm màu sắc tôn giáo. Ông cố gắng trả lời cho câu hỏi: làm thế nào để các tạo vật có thể vươn lên đến Chúa trời? Tiếp đó làm thế nào để Chúa trời hành động được trên các tạo vật. Để trả lời cho câu hỏi này Philon cho rằng nhờ Logos (Ngôi lời) mà Chúa trời hoạt động trên vũ trụ và vũ trụ có thể vươn lên đến Chúa trời được. Giữa Chúa trời hoàn hảo và vô hạn và vũ trụ nhỏ mọn. Ngôi lời là trung gian giúp trao đổi tư tưởng và hành động. Logos được xem như công cụ của Chúa trời trong công cuộc tạo dựng vũ trụ. Theo Philon có một Chúa trời siêu việt, giữa Chúa trời và vũ trụ có một điều xa cách vượt bực. Chỉ có những trung gian đặc biệt như Logos mới liên kết lại được. Ngoài ra còn có sự hiện hữu của những thụ tạo vô hình, thi hành 26 những mệnh lệnh của Chúa trời, nhằm mục đích giúp đỡ con người tri nhận được Chân lý. Có thể tri nhận ra một tinh thần sùng kính Chúa trời hết mực nơi Philon, một con người uyên thâm và huyền nhiệm. Ông đã cố gắng kết hợp tất cả những gì là ưu trội nhất, mọi hình thức và trình độ làm đẳng cấp để liên kết linh hồn con người với Chúa trời. 1.2.3 Học Thuyết của Plotin Những tư tưởng của Plotin là một trong nhưng tiền đề quan trọng nhất hình thành nên những tư tưởng trong học thuyết của Augustino. Căn cứ trên những hàm ý hoàn hảo nhất của Platon, Plotin đã khai triển một lý thuyết đầy đủ về đơn nhất như là một nguyên tắc cao siêu nhất hay là nguyên nhân tối cao. Sự đơn nhất hoàn hảo theo Plotin thì đó là nguyên lý tối hậu cho mọi vật. Mỗi sự vật chỉ tồn tại được với điều kiện là chúng không bị tản mát, đa tạp mà phải thuần nhất. Một khi sự thống nhất tan biến thì sẽ không có gì có thể tồn tại cả, một khi bị phân tán hữu thể sẽ bị sai đi cùng với sự đổ vỡ của thống nhất đó. Trình độ của các hữu thể khác nhau cũng là do trình độ thống nhất hơn kém nhau quy định. Như vậy chỉ duy nhất cái đơn nhất mới là nguyên lý kết nạp được mọi đa tạp, vì theo kinh nghiệm, ngoài cái đơn nhất ra cái gì cũng đa tạp và cần đến một cái gì ngoài chúng. Tất cả những gì đa tạp đều không thể tự thân tồn tại được, tất cả những gì đa tạp đều không có khả năng tự túc, những gì đa tạp đều cần đến những thành tố cấu tạo nên chúng, vì mỗi thành tố ấy chỉ hiện hữu được là nhờ ở sự hòa hợp của nó với những cái khác và cảm thấy cần đến những cái khác. Chỉ có cái đơn nhất là không cần đến một cái gì khác, nên cái đơn nhất tự túc và tự tại. Từ đây cái đơn nhất tuyệt đối vô song, siêu việt nên tất cả. Đơn nhất là cái gì hoàn toàn tuyệt đối, hoàn toàn tự túc. Chính sự hoàn toàn tự túc và tuyệt đối vô song mà đơn nhất vượt trên mọi tư tưởng, không cần đến một cái gì ngoài mình, đơn nhất cũng không cần 27 đến tư tưởng hay tri thức và bất cứ một tác động tri thức nào, kể cả tác động tự tri thức đều giả thiết một sự phân ly giữa chủ tri và khác tri, nên Plotin khẳng định đơn nhất hoàn toàn không có một tri thức nào cả và đơn nhất không biết đến cả chính mình nữa. Hơn nữa tri thức còn là cái gì đó phụ thuộc. Còn đơn nhất thì không phụ thuộc vào cái gì khác. Plotin cho rằng tư tưởng như là con mắt được ban bố cho người mù còn người mắt sáng rồi thì không cần. Chỉ những bản chất đa tạp, mới cần tự tri thức chính mình mới cần biết số và phẩm những thành tố cấu tạo nên chúng, chỉ duy nhất đơn nhất là không cần đến điều đó. Dĩ nhiên đơn nhất không ngoại lai với chính mình. Những tác động thường hằng qua đó đơn nhất tự hữu chính mình, bản chất của đơn nhất thuần túy tuyệt vời, siêu việt mọi tư tưởng, tri thức. Cũng không một ngôn ngữ nào có thể diễn tả đơn nhất được cả. Plotin cho rằng: Ta có thể nói về đơn nhất, nhưng không thể diễn tả nó được. Khi muốn diễn tả nó, chúng ta như những con người được tiêm nhiễm đầy một hứng khởi thần diệu, tự cảm thấy một cái gì trong mình lớn lao, cao cả hơn chính bản thân mình. Khi sử dụng trí khôn, ta cảm thấy đơn nhất ở tận nền tảng trí khôn của ta và chính nó đã sản xuất ra trí khôn với tất cả sự sáng sủa chứa đựng trong đó. Bằng mọi sự giao tiếp tinh thần, chúng ta đạt được đơn nhất mà không cần đến một tư tưởng lý luận nào cả. Một khi có ánh sáng đột nhiên lóe lên trong linh hồn thì ta phải tin tưởng là đã nhìn thấy đơn nhất. Sự tập trung sẽ giúp trí khôn nhận ra ánh sáng thuần túy xuất phát từ tuyệt đối. Dường như đây là một trải nghiệm tâm linh dựa trên sự nỗ lực của bản thân mỗi con người. Đó là một sự im lặng mà nơi đây không có sự hiện diện của tri thức, tư tưởng, một sự thuần túy tâm linh. Thậm chí chúng ta còn phải loại bỏ những gì không tham dự vào tinh thần thuần túy để cảm nhận ánh sáng thuần túy này và đây cũng là nhiệm vụ của linh hồn. Nhiều học giả cho rằng đơn nhất của Plotin có kế thừa nhiều tính chất đơn nhất của Platon như: không có đồ hình, không ở vào một vị trí nào, không 28 vận chuyển cũng không đứng im, không đồng tính hay tha tính với bất cứ thứ gì, khổng có phẩm tính, không đồng đều, không thời gian, cũng không là hữu thể và thống nhất như một đơn vị. Ngoài những tính chất phản diện như trên, đơn nhất còn có những tính chất chính diện mà Plotin gọi là cái thiện. Cái thiện là nguyên tắc tuyệt đối mà mọi sự phải lệ thuộc, vì cái thiện chính là một cái thiện tự nội, nghĩa là nó phải hoàn toàn tự túc với chính mình, không cần đến một cái gì khác ngoài nó để hiện hữu. Cái thiện là hữu thể tuyệt đối, nó đã hiện hữu trước mọi sự, đang khi ấy cái ác chưa có. Trong trình độ trật tự vạn vật, đối với mỗi cái, cái thiện lập tức nằm ngay trong nguyên tắc ở bên trên chúng, ví dụ cái thiện của vật chất là mô thức, cái thiện của con người là linh hồn, cái thiện của tinh thần là tuyệt đối. Mỗi cái thiện đều sản xuất ra một cái gì trong sự vật mà nó là cái thiện. Mô thức mang lại cho vạn vật trật tự và vẻ đẹp, linh hồn mang lại cho thể xác sự sống, tinh thần mang lại cho linh hồn sự khôn ngoan và hạnh phúc và cái Thiện mang lại cho tinh thần ánh sáng soi sáng cho nó. Vậy là đơn nhất còn là cái thiện. Chính sự hoàn bị tuyệt đối của nó, đơn nhất là nguyên nhân sản sinh ra mọi sự, nên ta có thể gọi nó là Thiên chúa và đơn nhất là sức mạnh sáng tạo ra mọi vật. Plotin cho rằng Thiên chúa sáng tạo ra mọi vật bằng cách luôn luôn bất động. Sáng tạo là phóng tỏa ra một luồng ánh sáng thoát li từ tuyệt đối, mà không làm xáo trộn sự an nghỉ của mình, như ánh sáng luôn luôn lan tỏa từ mặt trời, bất kỳ sự vật gì khi đạt đến sự hoàn bị thì đều sản sinh. Một sự phóng tỏa cái gì đó là hình ảnh của chính sự vật sẽ được phóng tỏa ra, như lửa phóng tỏa ra sức nóng, tuyết phóng tỏa ra sức lạnh. Vậy chắc chắn Thiên chúa phải sản sinh ra các sự vật, vì Thiên chúa là đơn nhất tràn đầy nhựa sống có sức mạnh bao la, phi thường. Từ học thuyết ý niệm của Platon và thuyết siêu hình của Plotin, Augustino đã cho ra đời thuyết khải thị, trong đó ông làm vén bức màn thần 29 thoại che dấu vũ trụ khả niệm, yếu tính trùng với trí năng của Thiên Chúa mà ta gọi là Ngôi Lời. Ông khẳng định: Ở trong Thiên Chúa, cái được tạo dựng, đó là sự sống. Do đó tất cả những gì hiện hữu, chỉ hiện hữu bằng cách xâm nhập vào ý niệm của Ngôi Lời. Vậy là Ngôi Lời là suối nguồn của mọi thực tại. Nhờ sự vật, ta có thể hiểu được về Ngôi Lời. Vẻ đẹp của sự vật chỉ là dấu tích vẻ đẹp của Thiên Chúa và sự hoành tráng của sự vật là hình ảnh quền năng của Thiên Chúa. Logos ( Ngôi lời) cũng là suối nguồn của mọi tri thức tinh thần, Thiên Chúa là đường, là sự thật và là sự sống. Khi chiêm ngắm chân, thiện, mỹ chúng ta không quy chiếu về những quy chuẩn chiêm ngắm của Platon nhưng quy chiếu về ý niệm của Ngôi lời là nguồn suối soi chiếu mọi nhận thức về chân lý. Cũng trong Ngôi lời có thể nhận thấy các lý tưởng về nhân đức, do đó lương tâm đích thực là tiếng nói của Chúa. Học thuyết của Augustino cũng ít đề cập đến yêu tính hơn trong triết học của Platon. Trước hết theo Augustino yếu tính không làm mô thức cho sự vật, cũng không tạo nên vũ trụ, chúng chỉ là ý niệm của Thiên Chúa. Đằng khác Thiên Chúa lại là Hữu Thể cá biệt và hoạt động. Thiên Chúa đi vào trần gian, lịch sử của con người qua Chúa Kitô nên Thiên Chúa là hữu thể có thực chứ không phải là hình bóng. Mặc dù chịu ảnh hưởng của Platon nhưng Augustino mang tính hiện sinh nhiều hơn trong cách sống và những kinh nghiệm từ nỗi khắc khoải của ông trong việc đi tìm Thượng Đế. Cũng do ảnh hưởng của Platon mà tư tưởng của ông có khuynh hướng nhị nguyên, tách thế giới ra làm hai: một là thế giới khả tri, hai là thế giới khả giác. Cũng bởi vậy ông coi trọng linh hồn hơn thân xác và linh hồn sử dụng thân xác như một dụng cụ. Với quan niệm nhị nguyên này, Augustino đã ảnh hưởng rất lớn và sâu trong giáo hội Công Giáo suốt nhiều thế kỷ. Con người được nhìn nhận khá bi quan và tiêu cực có thể nói là hơi cực đoan. Có thể nói Augustino là người đầu tiên trong lịch sử Phương Tây mô tả khá chân thực về con người một cách sống động nhưng cũng 30 không kém phần bi đát. Tự do theo quan điểm của ông đó là khả năng lựa chọn và trở về với Thiên Chúa. Nếu con người chọn điều xấu thì con người sẽ xa rời Thiên Chúa. Tóm lại là Augustino đã rút tỉa được nhiều điều mới mẻ từ triết học cổ đại phương Tây và đặc biệt là Platon và phái Platon mới để hòa nhập vào đạo lý Kitô của mình. 1.2.4 Kinh Thánh Sau Triết học cổ đại phương Tây, Kinh thánh là một tiền đề hình thành nên tư tưởng triết học của Augustino. Thiên Chúa là Chân lý nên phần nào Thiên Chúa ở trong con người. Nhưng vì Thiên Chúa là vĩnh cửu nên Người cũng siêu vượt con người. Vậy phải có cách để con người nhận thức Thiên Chúa. Augustino đã đi từ những tư tưởng của các triết gia trước ông, rồi kết hợp những tư tưởng đó với Đức tin đó là chân lý mạc khải của Kinh Thánh. Đầu tiên ông cho rằng hành trình truy tìm chân lý vĩnh hằng là sự lần mò, trong đó có nhiều ký hiệu để hướng dẫn về với Thiên Chúa. Và để thấy những ký hiệu đó thì cần có ánh sáng để soi dẫn giống như việc chúng ta không thể thấy được sự vật nếu sự vật ấy không chìm ngập trong ánh sáng. Vì vậy, Ngài kết luận rằng trí khôn con người cần có sự soi sáng để có thể “thấy” những ký hiệu đó nơi các tạo vật. Điều kiện để phân biệt được đâu là ký hiệu đúng chúng ta phải tin vào Mạc khải. Chính Mạc khải giúp chúng ta vươn lên trên lý trí, giúp ta tin vào những dấu hiệu Kinh Thánh và tin vào thẩm quyền của đối tượng vĩnh cửu là Thiên Chúa. Một thẩm quyền cao nhất trong tất cả các thẩm quyền. Vậy là sự xuất hiện của Kitô giáo đánh dấu một bước ngoặt triệt để trong tư duy triết học. Việc các tôn giáo cổ mất dần ảnh hưởng và việc phổ biến Kitô giáo có nghĩa là xuất hiện một tôn giáo mới với các triết lý mới căn cứ trên tư tưởng cơ bản của Kinh Thánh. Các tư tưởng triết học cơ bản trong 31 Kinh Thánh đã ảnh hưởng đến tất cả các Giáo phụ cũng như các nhà kinh viện ở giai đoạn sau của thời Trung cổ. Các tư tưởng đó là: Quan niệm về Chúa như một nhân cách. Thời cổ đại chưa hề biết tới một vị thần linh duy nhất. Các thần linh của thần thoại Hi Lạp không phải là các thần linh có nhân cách vì đặc điểm thần thánh đó là sự bất tử. Các vị thần ra đời, thù ghét lẫn nhau, chiến đấu, sinh đẻ và thù hằn nhau, như những con người bình thường. Chỉ có Kinh thánh mới đưa ra quan niệm về Chúa như một thần linh duy nhất và độc đáo, tính thần thánh đã vượt lên trên hoàn toàn tự nhiên và con người. Nếu triết học cổ đại đã tiến một số bước theo hướng nhận thức sự đặc thù của cái thần thánh, thì Kitô giáo đã đưa ra quan niệm hoàn toàn độc đáo với một Đức Chúa trời duy nhất. Bên cạnh một thần linh duy nhất, các nhà triết học cổ đại còn giả định tồn tại các thần linh khác. Quan niệm của Kinh thánh về Chúa độc đáo, vô tận về tiềm năng khác hoàn toàn với mọi cái khác. Kinh Thánh đã loại trừ mọi hình thức của đa thần giáo và ngẫu tượng giáo. Những tư tưởng quan niệm về Đức Chúa Trời như một nhân cách, đã có nguồn gốc phát triển sâu xa trong truyền thống tư tưởng của Tây phương. Có rất nhiều các đạo thần thánh với những quan niệm khác nhau về Thần trong quá trình biện chứng của lịch sử. Một trường hợp điển hình đặt nền móng cho sự phát triển về thế giới quan tôn giáo, cũng như sự thống nhất với một vị thần tối cao duy nhất đó là Đạo Osiris, một tôn giáo cổ của Ai Cập. Đất Ai Cập xưa kia được chia làm nhiều tỉnh, những khu mương đào từ sông Nil nhằm phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp đã tạo ra những thành thị được giao nhau, dần dần hình thành những quốc gia nhỏ. Lâu dần những quốc gia nhỏ này hợp lại tạo thành hai nước lớn là Bắc Ai Cập và Nam Ai Cập. Bắc Ai Cập với địa hình chủ yếu là đồng bằng so với Nam ai Cập với đất đai khô cằn hơn, đã có cơ hội phát triển và giàu mạnh hơn bên cạnh đó là những cuộc 32 trao dổi công thương với các tàu nước ngoài. Osiris là một ông vua của miền Bắc Ai Cập. Tôn giáo Ai Cập vốn ban đầu mang nhiều di tích vật tổ. Đó là những con thú trong thiên nhiên như: diều hâu, bò, chim ưng, chó sói. Những người trong cùng thị tộc liên hệ với nhau về nguồn gốc qua cùng một vật tổ. Có những thị tộc quan niệm rằng tất cả họ đều sỉnh ra từ một loài chim, thị tộc khác thì lại quan niệm đó là chó sói. Sở dĩ có điều này là do thời kỳ này chưa có những khái niệm trừu tượng như con số được gắn với những ý nghĩa văn hóa hoặc là tên riêng, lúc này chỉ có những hiện tượng cụ thể được lấy ngay từ thiên nhiên dưới sự quan sát trực quan. Nhưng ở Ai cập có hai vị thần chính đó là Thần Mặt trời và Thần Osiris. Thần Mặt trời tượng trưng cho sự lớn lao, sức mạnh và quyền lực thì thần Osiris lai đại diện cho một nhu cầu của con người trần thế. Đó là nhu cầu cứu hồn, một nhu cầu sau khi chết mà ban đầu chỉ là đặc quyền của nhà vua và quan lại, sau này nó đã là quyền của đông đảo nhân dân. Một biểu hiện cho sự hợp tác về quyền lợi và những biến đổi ở kiến trúc thượng tầng, từ tổ chức thị tộc ban đầu nên chế độ chiếm hữu nô lệ. Truyền thuyết kể rằng Osiris là ông vua của vùng đồng bằng Ai Cập. Thần Osiris đại diện cho nông nghiệp, của cải, công lý và lòng bác ái đối lập với thần Osiris là thần Seth, thần của sấm sét, xa mạc và sự khô cằn. Thần Seth đã giết thần Osiris bằng cách lừa chàng vào một chiếc hòm và thả trôi sông. Sau này bà Isis vợ thần Osiris tìm được xác chồng và nhờ phép thuật đã làm sống lại, dưới hình thức một nhân vật có tên là Horus. Horus sau này đánh bại Seth rồi thống nhất Ai Cập. Horus chính thức được coi là con của Thần Osiris và có quyền thừa kế tài sản. Sau này ở Ai Cập nhân dân có tục là diễn lại kịch thánh, những người được xem kịch này sẽ được đồng nhất với thần Osiris và linh hồn sẽ được cứu vớt sau khi chết. Sau này ở các nhà thờ Kitô giáo có các kịch thánh được diễn lại với việc chúa Jesus Kitô đã hiến 33 thân mình và được sống lại. Tư tưởng cứu hồn trong đạo Osiris rất quan trọng nó ảnh hưởng không những trong phạm vi Ai Cập mà còn lan sang cả Lưỡng Hà, Địa Trung Hải, Tiểu Á và cuối cùng được phổ biến ở Châu Âu với hình thức là Kitô giáo với những giá trị hết sức nhân văn đó là cứu vớt nhân loại. Quan niệm về Đức Chúa Trời như một nhân cách đã được hình thành trên cả cơ sở tinh thần lẫn cơ sở vật chất. Nếu như Đạo Mặt trời với thần Mặt trời tượng trưng cho uy quyền, sức mạnh từ bên trên, thì Đạo cứu hồn như đi từ bên dưới lên, với nguyện vọng được cứu rỗi từ nhân dân và khi Kitô giáo ra đời thì đây là hình thức cao nhất. Trải qua những giai đoạn phát triển của xã hội cộng đồng nguyên thủy thì quan niệm về Thần cũng thay đổi theo. Ban đầu đó là những vật tổ, sau này là đạo yêu tinh và cuối cùng là thần thánh. Thần ban đầu với sức mạnh siêu nhiên và trấn áp con người dần dần đã gần gũi với con người hơn. Cuối cùng thần đã trở thành người và cho đến khi chúa Jesus Kitô ra đời trong Kitô giáo. Đây là kết quả cao nhất với việc Đức Chúa Trời đã thành người để cứu vớt nhân loại. Nếu như Thần ban đầu với những nét dữ dội, nghiêm khắc, điều này còn được lưu giữ lại qua những hình tượng điêu khắc của các nền văn minh cổ xưa, thì dần dần hình ảnh của thần đã thân thiện hơn rất nhiều. Điều này ta có thể thấy trong kinh thánh. Cựu ước và Tân ước cho ta hai hình ảnh khác nhau về Chúa. Chúa trong Cựu ước nghiêm khắc và Chúa trong Tân ước nhân từ bác ái. Trong Cựu ước nói nhiều đến luật thì trong Tân ước Chúa Trời đã được nhân cách hóa qua hình ảnh Chúa Jesus Kitô nên gần gũi hơn rất nhiều. Khẳng định cho sụ tuyên xưng của Kitô giáo là: “Đức Jesus là Chúa” [1 Cr. 12:3]. Đức Chúa trời đã trao mình trong nhân loại và lịch sử nhân loại qua hình ảnh của Chúa Jesus Kitô. Sau khi chế độ phong kiến được hình thành từ chế độ chiếm hữu nô lệ, một số lượng lớn nô lệ trở thành nông nô và hưởng được một số quyên lợi mới tất nhiên là họ vẫn bị bóc lột nhưng với một xã hội đỡ hẹp hòi hơn. Họ 34 cho rằng kết quả này là do Thượng đế mang lại và sự hiến tế cho Thượng đế là một nghĩa vụ thiêng liêng. Có thể nhận thấy rõ điều này trong kinh thánh qua việc Đức Chúa trời bắt Áp-ra-ham hiến con: “Khi mọi việc kia đã xong, thì Đức Chúa Trời thử Áp-ra-ham! Người thưa rằng: Có tôi đây. Đức Chúa Trời phán rằng: hãy bắt đứa con một ngươi yêu dấu, là Y-sắc, và đi đến xứ Mô-ri-a, nơi đó dâng đứa con là của lễ thiêu ở trên một hòn núi kia mà ta sẽ chỉ cho. Áp-ra-ham dậy sớm, thắng lừa, đem hai đầy tớ và con mình là Y-sắc, cùng đi, người cũng chặt củi để dùng về của lễ thiêu, rồi đi đến nơi mà Đức Chúa Trời đã truyền dạy.” [St. 22:1-3]. Đã có thời gian trong thời kỳ thị tộc tan rã người dân phải hiến mọi của cải thu hoạch đầu tiên cho Thần như: Lúa gạo, bò, dê và cả con đầu lòng của họ nữa. Họ đến chốn Đức Chúa Trời đã phán dạy, tại đó Áp-ra-ham lập bàn thờ, chất củi lên, trói Y-sắc con mình lại, để lên đống củi trên bàn thờ. Áp-ra-ham bèn giơ tay ra cầm lấy dao đặng giết con mình. Thiên sứ của Đức Giê- hô- va từ trên trời kêu xuống rằng: Hỡi Áp- ra- ham, Áp-ra-ham! Người thưa rằng: có tôi đây. Thiên sứ phán rằng: Đừng tra tay vào mình con trẻ và chớ làm chi hại đến nó, vì bây giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chứa Trời, bởi cớ không tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi. Áp-ra- ham nhướng mắt lên, xem thấy sau lưng một con chiên đực, sừng mắc trong bụi cây, bèn bắt con chiên đực đó dâng làm của lễ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004807_1_5877_2002898.pdf
Tài liệu liên quan