Luận văn Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 0

1. Lí do chọn đề tài 0

2. Phạm vi của đề tài 1

3. Phương pháp nghiên cứu 1

4. Kết cấu của đề tài 2

CHƯƠNG I 3

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG 3

1. Khái niệm hợp đồng và đặc điểm của hợp đồng 3

1.1. Hợp đồng là hành vi pháp lí song phương 4

1.2. Hợp đồng- nguồn chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ 6

2. Sơ lược lịch sử của chế định hợp đồng 8

CHƯƠNG II 13

ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG 13

1. Điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng 14

1.1. Chủ thể tham gia hợp đồng là cá nhân 14

1.2. Chủ thể tham gia hợp đồng là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác 20

2. Điều kiện về mục đích, nội dung của hợp đồng 22

3. Điều kiện về sự tự nguyện trong hợp đồng 25

3.1. Hợp đồng giao kết do bị nhầm lẫn 28

3.2. Hợp đồng được giao kết trên cở sở của sự lừa dối, đe doạ 32

3.3. Hợp đồng giao kết khi một bên không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình 36

4. Điều kiện về hình thức của hợp đồng 36

KẾT LUẬN 47

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7472 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sẽ vô hiệu. Theo Điều 136- Bộ luật dân sự 2005 thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là 2 năm kể từ ngày xác lập hợp đồng. So với quy định tại Điều 145- Bộ luật dân sự 1995 thì Bộ luật dân sự 2005 đã có sự thay thế cụm từ “thời hạn” bằng cụm từ thời hiệu cho chính xác hơn và đã tăng thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu từ 1 năm lên thành 2 năm. Việc quy định thời hiệu 1 năm như trước đây tương đối ngắn, chưa phù hợp thực tế và không bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của bên không có lỗi khi tham gia hợp đồng nên việc tăng thời hạn thành 2 năm là hoàn toàn hợp lí. Về nguyên tắc, hợp đồng dân sự vô hiệu không phát sinh quyền, nghiã vụ nhưng không phải lúc nào các bên tham gia hợp đồng cũng phát hiện ra các vi phạm là điều kiện dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Thông thường chỉ có một bên có quyền lợi trong việc huỷ bỏ hợp đồng vô hiệu nên việc giải quyết hợp đồng vô hiệu thường được thông qua con đường tố tụng tại Toà án. Do đó, việc quy định thời hiệu để các bên yêu cầu Toà án tuyên bố một hợp đồng vô hiệu có ý nghĩa lớn về lí luận và thực tiễn. Cơ sở lí luận của việc xác định thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu dựa trên: Thời gian có thể làm cho hợp đồng vi phạm điều kiện mà pháp luật quy định trở thành hợp đồng có hiệu lực được không; Quyền tự định đoạt của các bên trong hợp đồng sau một thời gian nhất định; Nhu cầu bảo vệ sự ổn định của hợp đồng nhằm bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của nhà nước và công dân. Từ những cở sở đó, căn cứ vào quyền tự định đoạt của các bên tham gia hợp đồng thì thời hạn để những người này quyết định việc có yêu cầu Toà án bảo vệ hay không là 2 năm. Nếu họ không khởi kiện trong thời hạn này thì có nghĩa là họ từ chối quyền yêu cầu được pháp luật bảo vệ. Nhưng thời hiệu 2 năm lại được tính từ thời điểm hợp đồng được xác lập. Trong khi đó, Bộ luật dân sự Pháp lại quy định thời hiệu khởi kiện huỷ hợp đồng vô hiệu tương đối là 5 năm- thời hiệu dài hơn rất nhiều so với quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam và cũng theo nguyên tắc tính từ ngày hợp đồng được kí kết nhưng lại quy định thêm trường hợp ngoại lệ: “Đối với hợp đồng được giao kết có chủ thể là người không có, bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: nếu chủ thể là người chưa thành niên thì thời hiệu kiện huỷ hợp đồng được tính từ ngày người đó đủ tuổi thành niên. Nếu chủ thể là người đã thành niên bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người đó có đầy đủ năng lực hành vi dân sự”. Đại cương pháp luật về hợp đồng, Corinne Renault – Brahinsky, Nxb văn hoá thông tin 2002, tr.71 Theo em, Bộ luật dân sự Việt Nam nên tiếp cận cách tính thời hiệu như vậy sẽ bảo vệ tối đa hơn quyền, lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm. 1.2. Chủ thể tham gia hợp đồng là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác Ta có thể hiểu pháp nhân thông qua các điều kiện thành lập pháp nhân tại Điều 84- Bộ luật dân sự theo đó pháp nhân là một thực thể độc lập thống nhất, được thành lập hợp pháp, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Năng lực pháp luật của pháp nhân được hiểu là khả năng của pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự phù hợp mục đích hoạt động của mình. Năng lực pháp luật của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Khoản 1,2 - Điều 86 - Bộ luật dân sự 2005 Hộ gia đình theo quy định tại Điều 106- Bộ luật dân sự 2005 được hình thành trên cơ sở các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất. Tổ hợp tác theo quy định tại Điều 111- Bộ luật dân sự 2005 “được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng hoa lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự”. Với quy định “người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự” chúng ta có thể hiểu năng lực hành vi của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác được xem xét thông qua vai trò của người đại diện. Người đại diện xác lập, thực hiện hợp đồng nhân danh pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Theo quy định của pháp luật, pháp nhân chỉ tham gia hợp đồng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân; hộ gia đình chỉ tham gia hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Tổ hợp tác chỉ tham gia các hợp đồng liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ được xác định trong hoạt động hợp tác. Người đại diện cho các chủ thể này có thể thực hiện thông qua 2 cơ chế đại diện. Đó là: - Đại diện theo pháp luật: Trường hợp người đại diện cho pháp nhân là người đứng đầu pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân; trường hợp người đại diện cho hộ gia đình là chủ hộ trong đó cha hoặc mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Đối với người đại diện cho tổ hợp tác đại diện theo pháp luật là tổ trưởng do các tổ viên cử ra. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được đại diện là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trừ trường hợp ngươi đại diện cho pháp nhân, họ gia đình, tổ hợp tác đó đồng ý. - Đại diện theo uỷ quyền: đối với hình thức này ngưòi đại diện có thể là bất cứ ai và phải dựa trên hợp đồng uỷ quyền. Trường hợp này, người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện những hợp đồng trong phạm vi đại diện. Nếu người đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiện những hợp đồng vượt quá phạm vi đại diện hoặc không nằm trong phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện hoặc không nằm trong phạm vi đại diện. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, nếu người đại diện cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác khi tham gia xác lập hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng bị vô hiệu tương đối và thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu cũng là 2 năm kể từ ngày xác lập hợp đồng. 2. Điều kiện về mục đích, nội dung của hợp đồng Bộ luật dân sự quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là: “mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”. Theo Điều 123 Bộ luật dân sự 2005: “Mục đích của hợp đồng là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được”. Lợi ích hợp pháp là các hành vi mà các bên trong hợp đồng sẽ thực hiện để đem lại một kết quả nhất định. Hợp đồng lại là căn cứ phát sinh nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ chính là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Vì vậy, lợi ích hợp pháp đó có thể là vật, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Không thể có hành vi mang tính ý chí khi các chủ thể tham gia vào việc xác lập, thực hiện hợp đồng lại không nhằm vào một mục đích nhất định. Mục đích của hợp đồng là yếu tố không thể thiếu trong hợp đồng, là cơ sở xác định việc xác lập, thực hiện hợp đồng đó có hiệu lực pháp lí hay không. Mục đích của hợp đồng khác với động cơ xác lập hợp đồng. Động cơ của hợp đồng là nguyên nhân thúc đẩy các bên tham gia hợp đồng không được coi là yếu tố đương nhiên phải có trong hợp đồng. Nếu động cơ không đạt được không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng nhưng hợp đồng không có mục đích hoặc mục đích không đạt được sẽ làm hợp đồng vô hiệu. Mục đích luôn luôn được xác định cụ thể còn động cơ có thể được xác định hoặc không. Ví dụ như trong hợp đồng mua bán nhà mục đích của hợp đồng là mua nhà để có quyền sở hữu nhà nhưng động cơ có thể để ở, cho thuê hay bán lại cho người khác. Động cơ của hợp đồng có thể được các bên thoả thuận trở thành một điều khoản của hợp đồng, một bộ phận cấu thành của hợp đồng. Mục đích của hợp đồng và nội dung của hợp đồng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Con người xác lập, thực hiện hợp đồng luôn nhằm một mục đích nhất định. Muốn đạt được mục đích đó họ phải cam kết, thoả thuận về các điều khoản trong hợp đồng hay chính là nội dung của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thoả thuận trong hợp đồng. Các điều khoản đó sẽ xác định quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nội dung của hợp đồng được quy định cụ thể ở điều 402- Bộ luật dân sự theo đó nội dung của hợp đồng gồm các điều khoản về đối tượng của hợp đồng; giá cả, phương thức thanh toán; số lượng, chất lượng, thời hạn, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng… Nhưng để hợp đồng có thể phát sinh hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội có nghĩa là mục đích và nội dung của hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nuớc, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của nguời khác đã được khẳng định là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự. So với Bộ luật dân sự 1995 thì Bộ luật dân sự 2005 đã có sự sửa đổi cho chính xác hơn khi sử dụng cụm từ “điều cấm của pháp luật” thay cho cụm từ “ không trái pháp luật”- một cụm từ mang tính chung chung. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Đạo đức xã hội có phạm vi rộng, có vai trò chi phối hành vi và ý thức của con người, góp phần làm hài hoà lợi ích của cá nhân, tập thể và xã hội. Đạo đức xã hội là một dạng của quy phạm xã hội, cùng với quy phạm pháp luật -mang tính bắt buộc chung, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước thì đạo đức xã hội góp phần điều chỉnh hành vi của con người theo đúng chuẩn mực xã hội. Điều 1123- Bộ luật dân sự Pháp 1804 cũng đã ghi nhận “nghĩa vụ không có mục đích, hoặc dựa trên một mục đích bị làm sai lệch hoặc mục đích trái pháp luật thì sẽ không có hiệu lực”. Hay tại Điều 138- Bộ luật dân sự Đức cũng quy định hợp đồng trái với quy tắc đạo đức sẽ bị vô hiệu và hợp đồng vô hiệu nếu một bên tham gia hợp đồng giữ vị trí ưu thế về kinh tế đã lạm dụng vị thế của mình để áp đặt những điều khoản quá bất lợi cho bên kia. Ngoài ra hợp đồng sẽ vô hiệu nếu vi phạm các quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp như quyền tự do đi lại, tự do kinh doanh của công Đức… Một hình thức vi phạm đạo đức xã hội nữa làm vô hiệu hợp đồng là việc một người lạm dụng vị trí ưu thế của mình về thứ bậc hay vị trí yếu thế của người khác để áp đặt cho người đó những điều kiện bất lợi (khoản 2- Điều 138 - Bộ luật dân sự Đức) Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại- René David, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. . Như vậy, để hợp đồng có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của giao dịch không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Nội dung của hợp đồng, các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng phải hợp pháp, có thể thực hiện được và không được phép xác lập, thực hiện những hợp đồng mà pháp luật cấm hoặc trái đạo đức xã hội (mua bán vũ khí, súng đạn..). Đối tượng của hợp đồng phải là vật, quyền tài sản được phép giao dịch, phải tuân thủ những điều kiện, trình tự, thủ tục, nội dung của từng loại hợp đồng cụ thể. Nếu pháp luật không quy định cụ thể thì các bên có quyền xác lập, thực hiện những hợp đồng không trái với những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự. Các hợp đồng có mục đích, nội dung không hợp pháp sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự. Nói cách khác hợp đồng đó bị coi là vô hiệu. Trong trường hợp hợp đồng đã xác lập vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội sẽ dẫn đến hậu quả pháp lí hợp đồng vô hiệu tuyết đối (vô hiệu đương nhiên). Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và mặc nhiên bị coi là vô hiệu. Đối với trường hợp này, các bên tham gia hợp đồng, những người có quyền, lợi ích liên quan đều có quyền yêu cầu Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu để bảo vệ lợi ích chung, lợi ích cộng đồng. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu không hạn chế. Trong khi đó, theo Bộ luật dân sự Pháp lại quy định vấn đề về thời hiệu yêu cầu xem xét hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là 30 năm tính từ ngày hợp đồng được giao kết. Như vậy có vẻ hợp lí hơn bởi nếu quy định hợp đồng vô hiệu có thời hiệu yêu cầu tuyên vô hiệu là không xác định trên thực tế rất khó áp dụng mặc dù để bảo vệ lợi ích cộng đồng nhưng có thể dẫn đến tình trạng mất ổn định xã hội, việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên khó khăn và việc tìm chứng cứ chứng minh cũng là cả một vấn đề. Do vậy, việc quy định một thời hiệu nhất định cho hợp đồng vô hiệu tuyệt đối mà trong trường hợp này là vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội là rất cần thiết. 3. Điều kiện về sự tự nguyện trong hợp đồng Bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí nên người tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. Sự tự nguyện của những người tham gia hợp đồng được đặt trên căn bản của thuyết tự do ý chí. Thuyết tự do ý chí trong giao kết hợp đồng xuất hiện từ thế kỉ thứ XVIII và nằm trong hệ thống các quan điểm của nền triết học ánh sáng. Một số người cho rằng quan điểm này là của Kant- nhà triết học người Đức đưa ra Đại cương pháp luật về hợp đồng, Corinne Renault – Brahinsky, Nxb văn hoá thông tin 2002, tr.6 . Thuyết tự do ý chí trong giao kết hợp đồng xuất phát từ quan điểm cho rằng ý chí của con người là tối thượng và tự chủ. Chỉ các hành vi xuất phát từ ý chí của con người mới có hiệu lực ràng buộc đối với người đó. Một người chỉ bị ràng buộc theo cách mà người đó muốn. Tuy nhiên mỗi bên tham gia hợp đồng nhằm thoả mãn những lợi ích riêng của mình trong phạm vi phù hợp với lợi ích chung. Khi bàn về vấn đề tự do ý chí, C.Mác đã chỉ ra rằng: “Không thể bàn về lí luận, đạo đức và pháp quyền mà lại không đề cập đến tự do ý chí, đến quan hệ giữa tất yếu và tự do” C.Mac và Ph. Ănghen toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia. H.1993, tr.176. . Để tạo cho các chủ thể thoả mãn các nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh thần, pháp luật cho phép mọi chủ thể được quyền tự do giao kết hợp đồng. Mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể đều có quyền tham gia giao kết bất kì một hợp đồng nào nếu họ muốn mà không ai có quyền ngăn cản. Bằng ý chí tự do của mình, các chủ thể có quyền giao kết những hợp đồng đã được pháp luật quy định cụ thể cũng như các hợp đồng khác dù rằng pháp luật chưa quy định. Tự do ý chí của các chủ thể trong việc xác lập quan hệ hợp đồng bao gồm các yếu tố: tự do đề nghị giao kết hợp đồng; tự do chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị; tự do thoả thuận những điều khoản cơ bản của hợp đồng như: đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán… Xuất phát từ bản chất của quan hệ hợp đồng ngay thời kì của pháp luật La Mã đã ghi nhận ý chí đã thoả thuận của các bên là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Có thể thấy rằng toàn bộ bản chất của hợp đồng (sự thoả thuận và thống nhất ý chí của chủ thể khi tham gia hợp đồng) đã được thể hiện ngay trong hầu hết khái niệm về hợp đồng của pháp luật các nước. Chúng ta có thể thấy điều đó trong khái niệm về hợp đồng của Bộ luật dân sự Nhật Bản “là một loại giao dịch dân sự thể hiện sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên. Mục đích của hợp đồng thông thường làm phát sinh nghĩa vụ” thì tự do ý chí được đặt lên hàng đầu. Hay ở Điều 1305- Bộ luật dân sự Philipin cũng đưa ra khái niệm hợp đồng “là sự thống nhất ý chí giữa hai bên, theo đó, mỗi bên tự ràng buộc mình trên cơ sở tôn trọng bên kia để đưa ra một cái gì đó hoặc trả cho một dịch vụ nào đó” và ngay trong Điều 388- Bộ luật dân sự nước ta khái niệm về hợp đồng “là sự thoả thuận giữa các bên” cũng thể hiện rõ bản chất của hợp đồng là sự tự do ý chí. Như vậy, tự do ý chí của chủ thể là yếu tố quan trọng trong hợp đồng. Đó chính là một trong ba điều kiện để xác định hợp đồng có hiệu lực hay không. Trong hợp đồng các chủ thể tham gia hoàn toàn tự nguyện. Điều này cũng được thể hiện trong nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận quy định tại Điều 4- Bộ luật dân sự theo đó quyền này được pháp luật bảo đảm nếu cam kết, thoả thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong hợp đồng các chủ thể tham gia hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được ép buộc, cuỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào. Hợp đồng là hành vi có chủ đích của chủ thể tham gia, là hành vi mang tính ý chí của chủ thể. Cam kết, thoả thuận là cốt lõi tạo nên hợp đồng và ý chí của các chủ thể là yếu tố cơ bản cuả một hợp đồng. Vì vậy “nếu hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì theo Điều 409- Bộ luật dân sự 2005 chúng ta không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó”. Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện có nghĩa là tự do ý chí và sự thể hiện ý chí của các bên. Ý chí “là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hành động của mình, khắc phục khó khăn nhằm đạt mục đích đó” nhưng nó vẫn chỉ là điều mong muốn, là nguyên nhân thúc đẩy các chủ thể hướng tới việc xác lập hợp đồng. Ý muốn và lựa chọn biện pháp để đạt được ý muốn đó thuộc ý chí chủ quan của chủ thể. Tự do ý chí ở đây được thể hiện là việc tự do lựa chọn phương thức để đạt được ý muốn của mình. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức nào lại phụ thuộc vào các điều kiện khách quan, chủ quan như khả năng tài chính, sở thích, điều kiện đưa ra của bên đối tác. Trên cơ sở đó chủ thể lựa chọn phương thức để đạt được ý muốn đó. Như vậy, tự do ý chí là ý muốn và lựa chọn phương thức để thể hiện ý muốn trên cơ sở nhận thức được các điều kiện khách quan cũng như như chủ quan. Tuy nhiên ý chí vẫn thuộc chủ quan của chủ thể, là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể xác lập hợp đồng do đó thể hiện ý chí là biểu lộ cái bên trong đó ra bên ngoài, làm cho thấy rõ nội dung của ý chí duới hình thức cụ thể. Ý chí và tự do ý chí là hai mặt của tự nguyện. Để có tự do ý chí phải có độc lập về ý chí và chỉ khi có đủ lí trí mới có sự độc lập về ý chí. Do vậy, chừng nào chủ thể chưa có khả năng, mất khả năng hoặc tạm thời không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì không có tự do ý chí. Vì thế chỉ có người có năng lực hành vi dân sự mới độc lập về ý chí và đủ lí trí để xác lập hợp đồng. Phạm Công Lạc: “Ý chí trong giao dịch dân sự”, Tạp chí Luật học số 5, 1998 Điều kiện về tính tự nguyện của hợp đồng có liên quan chặt chẽ đến điều kiện thứ nhất - điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng. Người có năng lực hành vi là người có lí trí, họ nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi đồng thời có khả năng điều khiển hành vi của họ. Họ có khả năng chịu trách nhiệm về hợp đồng đã xác lập và hậu quả do việc xác lập, thực hiện hợp đồng. Nhưng ý chí của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật nói chung, quan hệ dân sự nói riêng mà cụ thể là quan hệ hợp đồng phải phù hợp với ý chí của Nhà nước. Vì vậy, ý chí đó phải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong giới hạn bởi hành lang pháp lí các bên tham gia vào hợp đồng tự do thể hiện ý chí của mình và pháp luật, đạo đức xã hội thể hiện ý chí của nhà nước đã hạn chế tự do ý chí của chủ thể. Sự tự do ý chỉ phải nằm trong khuôn khổ nhất định. Bên cạnh việc chú ý đến quyền lợi của mình, các chủ thể phải hướng tới việc bảo đảm quyền lợi của những người khác cũng như lợi ích của toàn xã hội. Nằm trong mối liên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ, mỗi một chủ thể vừa có quyền tự do hợp đồng vừa có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật và đạo đức xã hội. Lợi ích của cộng đồng (được quy định bằng pháp luật) và đạo đức xã hội được coi là “khung giới hạn” ý chí tự do của mỗi chủ thể trong quan hệ hợp đồng. Bộ luật dân sự xây dựng theo hướng bảo vệ tối đa quyền tự do hợp đồng của các chủ thể trong xã hội, bảo đảm tính ổn định của các giao dịch dân sự, thông qua các quy định hạn chế việc tuyên bố vô hiệu một cách tuỳ tiện các giao dịch dân sự. Trên tinh thần đó, chỉ trong những trường hợp đặc biệt và phải có căn cứ rõ ràng nhà nước mới được phép can thiệp vào ý chí của các bên trong hợp đồng. Nguyên tắc tự nguyện buộc các bên giao kết phải được tự do thể hiện ý chí trong việc xác lập, thực hiện hợp đồng và bằng các quy định việc thể hiện ý chí này phải độc lập và có sự thống nhất giữa ý chí và sự thể hiện ý chí đó ra bên ngoài mà không chịu sự tác động nào làm cho ý chí đó bị sai lệch. Tuy nhiên, trên thực tế không phải hợp đồng nào cũng được xác lập trên cơ sở sự tự nguyện của các chủ thể. Đây là những trường hợp hợp đồng xác lập khi một trong các chủ thể bị ép buộc, đe doạ, lừa dối, nhầm lẫn hoặc tại thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Đó là các trường hợp giao kết hợp đồng thiếu đi sự tự nguyện. Sau đây chúng ta sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể. 3.1. Hợp đồng giao kết do bị nhầm lẫn Nhầm lẫn là việc các bên hình dung sai về nội dung của hợp đồng mà tham gia vào hợp đồng gây thiệt hại cho mình hoặc cho phía bên kia. Điều 131- Bộ luật dân sự 2005quy định: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu”. Sự nhầm lẫn phải xuất phát từ nhận thức của các bên hoặc phán đoán sai lầm về đối tượng sự việc, sự nhầm lẫn phải được thể hiện rõ ràng căn cứ vào nội dung của hợp đồng được xác lập. Trước đây, Bộ luật dân sự 1995 chỉ quy định sự nhầm lẫn là khi một bên do nhầm lẫn về nội dung chủ yếu cuả giao dịch. Như vậy giao dịch có thể bị vô hiệu do sự nhầm lẫn bất kể do lỗi của bên nào nhưng đến Bộ luật dân sự 2005 đã có sự thay đổi căn bản khi quy định sự nhầm lẫn xảy ra do lỗi vô ý của đối tác. Còn nếu sự nhầm lẫn là do lỗi của chính bên bị nhầm lẫn thì giao dịch không bị vô hiệu, bên nhầm lẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Theo em, cách giải quyết như Bộ luật dân sự 1995 có vẻ hợp lí hơn bởi lẽ chỉ cần có sự nhầm lẫn xảy ra là giao dịch đã không đáp ứng được yếu tố tự nguyện còn việc xác định lỗi đó thuộc về ai chỉ nhằm mục đích giải quyết hậu quả phát sinh từ giao dịch vô hiệu. Bên cạnh đó Điều 131- Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 chỉ thừa nhận sự nhầm lẫn đơn phương chứ không thừa nhận sự nhầm lẫn song phương là yếu tố dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Không có sự thống nhất ý chí chung đích thực thì không có hợp đồng. Trong trường hợp cả hai bên nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng thì rõ ràng không có sự trùng hợp giữa ý chí đích thực của cả hai bên với những gì được họ thể hiện trong nội dung cam kết. Vì vậy, không thể không coi sự nhầm lẫn song phương (sự nhầm lẫn đến từ hai phía) là yếu tố dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng. Sự nhầm lẫn đó phải là sự nhầm lẫm vô lí, khó có thể chấp nhận được và người bị nhầm lẫn không được hành động một cách cẩu thả. Điều kiện này được đánh giá tuỳ theo khả năng, năng lực của người đó. Sự nhầm lẫn đó phải là một nhầm lẫn về một yếu tố mà bên kia biết rõ. Nói cách khác đó là sự nhầm lẫn thường thấy. Ví dụ như đối với trường hợp nhầm lẫn về tính chất, chất lượng chủ yếu của vật, bên kí kết kia phải biết được rằng tính chất, số lượng đó của vật là yếu tố quyết định đối với việc giao kết hợp đồng. Điều 3.5 Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 có quy định: “Sự nhầm lẫn phải có tính chất quyết định hay lớn đến mức mà một người bình thường, trong hoàn cảnh tương tự sẽ không giao kết hoặc chỉ giao kết với các điều kiện hoàn toàn khác nếu người này đã biết rõ tình trạng thực tế”. Nhưng Bộ luật dân sự Việt Nam lại coi bất kì một sự nhầm lẫn nào về nội dung của hợp đồng (cho dù đó là sự nhầm lẫn mang tính chất quyết định hay không mang tính chất quyết định đến việc giao kết hợp đồng) cũng đều có thể dẫn đến hậu quả hợp đồng vô hiệu. Điều đó có nghĩa là hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu ngay cả khi chỉ có các nhầm lẫn về nội dung không chủ yếu của hợp đồng (ví dụ như nhầm lẫn về số lượng hàng hoá phải giao mà số lượng hàng hoá đó có giá trị không đáng kể so với giá trị toàn bộ hợp đồng). Bộ luật dân sự 2005 tiếp cận về vấn đề nhầm lẫn như trên thể hiện xu hướng mở rộng phạm vi áp dụng yếu tố nhầm lẫn trong giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhưng điều này có thể dẫn đến việc hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu tràn lan chỉ vì những nhầm lẫn hoặc sơ suất rất nhỏ liên quan đến nội dung giao dịch của các bên. Thông thường người ta thường chia thành các loại nhầm lẫn sau: Nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng Trong các Bộ dân luật Bắc Kì và Trung Kì trước đây đã quy định sự nhầm lẫn về nội dung cở bản của vật là đối tượng của hợp đồng đã phân tách rõ sự nhầm lẫn về nội dung cở bản của đôí tượng hợp đồng thành hai dạng chính: sự hình dung sai về bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (23).doc
Tài liệu liên quan