Luận văn Các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VKD VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD CỦA DOANH NGHIỆP. 3

1. VKD trong các doanh nghiệp. 3

1.1. VKD của doanh nghiệp và nguồn hình thành VKD. 3

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại VKD 3

1.1.2. Nguồn hình thành VKD của doanh nghiệp . 6

2. Hiệu quả sử dụng VKD và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. 8

2.1. Hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. 8

2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. 10

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. 11

2.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ 12

2.3.1.1. Các chỉ tiêu tổng hợp. 12

2.3.1.2. Các chỉ tiêu phân tích 13

2.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ. 14

3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. 15

3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. 16

3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. 19

3.2.1. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp. 19

3.2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. 21

CHƯƠNG 2 23

THỰC TRẠNG VỀ VKD VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐÔNG ANH. 23

1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. 23

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 23

1.2. Chức năng- nhiệm vụ của công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. 23

1.3. Cơ cấu, bộ máy tổ chức của công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. 24

1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. 26

1.5. Đặc điểm về lao động của công ty. 27

1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua một số năm. 28

1.6.1. Những kết quả đạt được. 28

1.6.2. Những thuận lợi và khó khăn. 29

2. Thực trạng về tổ chức sử dụng VKD và hiệu quả sử dụng VKD tại công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. 31

2.1. Nguồn vốn kinh doanh của công ty. 31

2.2. Thực trạng VKD và hiệu quả sử dụng VKD của công ty. 32

2.2.1. Thực trạng VCĐ và cơ cấu VCĐ của công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. 32

2.2.2.Thực trạng VLĐ và cơ cấu VLĐ tại công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. 35

3.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh 39

3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ ở công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. 40

3.2.Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ ở công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. 43

4. Những thành tích đạt được và những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn của công ty cổ phần xây lắp Đông Anh. 46

4.1.Những thành tích đạt được trong quá trình sử dụng vốn của công ty. 46

4.2. Những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn của công ty. 47

CHƯƠNG 3 48

CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SXKD TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐÔNG ANH. 48

1. Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. 48

2. Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD tại công ty cổ phần xây lắp Đông Anh. 49

2.1. Điều chỉnh nguồn vốn cho phù hợp với tình hình sử dụng vốn của công ty. 50

2.2. Tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ. 51

2.3. Nhanh chóng thu hồi công nợ, theo dõi và quản lý công nợ một cách chính xác và khoa học. 52

2.4. Công ty cần quan tâm đến vấn đề giải quyết hàng tồn kho. 53

2.5. Điều chỉnh lại tỷ trọng VLĐ trong các khâu cho hợp lý. 54

2.6. Trích lập các khoản và quỹ dự phòng theo quy định. 55

2.7. Công ty cần làm tốt công tác khuyến khích vật chất đối với người lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân để có thể thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh. 56

KẾT LUẬN 57

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh quản lý vốn và sử dụng vốn của công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. Chương 2 Thực trạng về VKD và hiệu quả sử dụng VKD tại công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. 1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty Cổ phần Xây lắp Đông Anh tiền thân trước đây là Xí nghiệp xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Hà nội thuộc Công ty Than Nội Địa thành lập từ tháng 7 năm1980. Trên cơ sở sát nhập từ công trường xây lắp 7 và một phần cơ sở vật chất của công trường xây lắp I Đông Anh, công trường xây lắp Đồng Giao (tháng 8-1987), xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (tháng 5- 1993). Sau nhiều lần đổi tên Xí nghiệp xây lắp Đông Anh chuyển sang cổ phần hoá và lấy tên chính thức là Công ty Cổ phần Xây lắp Đông Anh theo quyết định số 08/2000/QĐ-BCN của bộ công nghiệp ngày 23 tháng 2 năm 2000. - Trụ sở tại :Khối 3b - Đông Anh - Hà Nội. -Tên giao dịch quốc tế : DONGANH CONSTUCTION STOCK COMPANY - Tên viết tắt : DOanCo - Tài khoản ngân hàng : 7301-0008B - Mã số thuế : 0101023733 Công ty đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Tình trạng âm vốn, công nhân không có việc làm, một số công trình không thu hồi được vốn, nợ ngân hàng quá lớn, lãi vay quá hạn cao sau thời kỳ sát nhập 1987-1993. Song nhờ sự giúp đỡ của lãnh đạo công ty Than Nội Địa - Bộ công nghiệp - Tổng công ty Than Việt Nam, Ban lãnh đạo mới của công ty đã vạch ra kế hoạch tổ chức sắp xếp lại một cách hợp lý và có hiệu quả. 1.2. Chức năng- nhiệm vụ của công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. Công ty Cổ phần Xây lắp Đông anh là doanh nghiệp nhà nước chuyển thành Công ty Cổ phần, hạch toán độc lập. Cơ quan chi phối trực tiếp của Nhà nước tại Công ty Cổ phần Xây lắp Đông anh là Công ty Than Nội Địa. Tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp được Quốc Hội khoá X thông qua ngày 12/06/1999 với chức năng và nhiệm vụ chính là xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng. Trong suốt 20 năm phấn đấu xây dựng, Công ty đã đóng góp thành tích đáng kể trong quá trình hoạt động của mình. Công ty đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng các công trình cho nhiều thành phố, thị xã trên cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hoá, Bắc Thái... đã góp phần cùng các công ty trực thuộc công ty Than Nội Địa được Nhà Nước, Bộ Xây Dựng và Công đoàn ngành xây dựng các tỉnh thành và thành phố đã ghi nhận những cống hiến đóng góp của công ty. 1.3. Cơ cấu, bộ máy tổ chức của công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Một bộ máy tổ chức gọn nhẹ, phù hợp sẽ hoạt động có hiệu quả. Vì vậy công ty đã nghiên cứu và đưa ra mô hình cơ cấu quản lý như sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của công ty Đại Hội Đồng Cổ Đông HĐ quản trị Ban kiểm Soát Giám Đốc Điều Hành PGĐ Kỹ Thuật PGĐ Kinh Tế Kỹ thuật sản suất Tổ chức hành chính Tài chính kế toán Đội SX2 Đội SX3 Đội SX4 Đội SX5 Đội SX6 X Mộc Kinh Tế thị trường Đội SX1 Đội SX7 Đội SX8 * Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: - Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. ĐHĐCĐ có quyền bầu ra Hội đồng quản trị (HĐQT) và bầu ban kiểm soát. - HĐQT: Là cơ quan cao nhất, là đại diện pháp nhân duy nhất của công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. - Ban kiểm soát (BKS): Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty. - Giám Đốc công ty: Chỉ huy điều hành toàn bộ mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Giám Đốc công ty do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của HĐQT. Trợ lý tham mưu cho Giám Đốc có 2 Phó Giám Đốc, trong đó: +Phó Giám Đốc kinh tế: phụ trách các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh và nghiên cứu tình hình thị trường. + Phó Giám Đốc kỹ thuật: phụ trách các vấn đề về thiết kế xây dựng phục vụ cho quá trình thi công. - Phòng Tổ chức hành chính(TCHC): Có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Giám Đốc trong công việc bố trí sắp sếp đội ngũ cán bộ trong công ty một cách hợp lý. Giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên, tuyển dụng lao động của công ty. Tổ chức đào tạo nâng lương, nâng bậc cho cán bộ công nhân viên. - Phòng Kinh tế thị trường : Có trách nhiệm tham mưu cho Giám Đốc và Phó Giám Đốc về thị trường tiêu thụ và biến động về giá cả sản phẩm của từng khu vực thị trường. - Phòng Kỹ thuật sản xuất: Có nhiệm vụ là thiết kế mỹ thuật các công trình thi công để trình lên cho Giám Đốc và Phó Giám Đốc kỹ thuật xét duyệt. - Phòng Tài chính kế toán(TCKT): Có chức năng cung cấp thông tin về ký kết hợp đồng, về việc sử dụng tài sản, tiền vốn của công ty, tập hợp các khoản chi phí và tính giá thành của các công trình do công ty thực hiện. - Các đội sản xuất của công ty: Có nhiệm vụ thực hiện sản xuất của mình do ban lãnh đạo công ty giao phó và yêu cầu. 1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. Để việc tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả, công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức kế toán của công ty KếToán Trưởng Kế toán Tổng hợp Nhân viên Kế Toán 4 Nhân viên Kế Toán 3 Nhân viên Kế Toán 2 Nhân viên Kế toán 1 *Kế toán trưởng: Tổng hợp tình hình tài chính và các số liệu kế toán để báo cáo Giám Đốc. Từ đó có những biện pháp thích hợp để đẩy mạnh tiến độ thi công công trình và thu hồi vốn. Lập và nộp báo cáo định kỳ theo quyết định quản lý kinh tế của Nhà nước và của công ty. Cùng Giám Đốc và các Phó Giám Đốc chức năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của công ty. * Kế toán tổng hợp: Là người giúp việc trực tiếp cho kế toán trưởng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các kế toán viên. Kế toán tổng hợp là người thực hiện phần kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. * Nhân viên kế toán 1: Kế toán vật tư, TSCĐ. Là người chịu trách nhiệm về công tác quản lý, xuất nhập vật tư, công cụ, theo dõi tăng giảm tài sản. * Nhân viên kế toán 2: Kế toán tiền lương, BHXH và TGNH. Chịu tránh nhiệm trước trưởng phòng về công tác thanh toán qua ngân hàng, theo dõi lương và các khoản bảo hiểm của cán bộ công nhân viên. * Nhân viên kế toán 3: Kế toán thanh toán. Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về công tác thanh toán bằng tiền mặt và huy động vốn. * Nhân viên kế toán 4: Thủ quỹ. Quản lý tình hình thu chi tiền mặt. Hình thức kế toán trong công ty: Công ty áp dụng bộ máy kế toán tập trung, niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép là VND và hình thức sổ kế toán là hình thức “Nhật ký Chứng Từ ”. 1.5. Đặc điểm về lao động của công ty. Nguồn lực lao động là một trong những yếu tố cần thiết không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh. Mà khi có nguồn lực rồi thì phải phân công bố trí hợp lý sao cho đúng nghành nghề để có hiệu quả cao trong sản xuất. Dưới đây là tình hình lao động của công ty qua 2 năm: Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2004/2003 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) I. Tổng số lao động 160 100 245 100 85 53,13 - Trực tiếp 129 80,63 198 80,82 69 53,49 - Gián tiếp 31 19,37 47 19,18 16 51,61 II. Trình độ lao động 160 100 245 100 85 53,13 - Đại học 14 8,75 17 6,94 3 21,43 - Cao đẳng và trung cấp 23 14,38 35 14,28 12 52,17 - Sơ cấp 31 14,37 56 22,86 25 80,65 - Lao động phổ thông 92 57,5 137 55,92 45 48,91 Nhìn vào biểu trên ta thấy: - Tổng số lao động của năm 2004 tăng lên so với năm 2003 là 85 người, tức là tăng 53,13%. - Số lao động trực tiếp năm 2004 tăng lên 69 người so với năm 2003, tức là tăng lên 53,49% so với năm 2003. - Số lao động gián tiếp năm 2004 tăng lên 16 người, tức là tăng lên 51,61% so với năm 2003. Tình hình lao động của năm 2004 tăng lên so với năm 2003. Như vậy là do công ty đang mở rộng và phát triển hơn nên việc tuyển lao động cũng tăng theo để đáp ứng cho quá trình hoạt động của công ty. - Trình độ lao động: Trong năm 2004 số lao động có trình độ đại học tăng lên 3 người, tương ứng là 21,43% so với năm 2003. Số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp tăng 12 người, tương ứng 52,17%. Số lao động có trình độ sơ cấp tăng 25 người, tương ứng 80,65%. Và lao động phổ thông tăng 45 người, tương ứng 48,91% so với năm 2003. Do công ty xây dựng nhiều công trình vì thế cần phải tuyển thêm nhiều lao động để sản xuất đúng với tiến độ thi công công trình. 1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua một số năm. 1.6.1. Những kết quả đạt được. Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta chỉ cần xem xét đến kết quả kinh doanh của công ty qua hai năm gần đây nhất (năm 2003-2004). Ta có bảng phân tích sau: Bảng 1: Kết quả SXKD đạt được năm 2003-2004 đơn vị tính: đồng Diễn giải 2003 2004 So sánh 2004/2003 Chênh lệch Tỷ lệ(%) Tổng doanh thu 35.487.670.900 44.804.928.715 9.317.257.815 20,79 Lợi nhuận 901.176.471 1.696.643.053 795466582 88,3 Thu nhập bình quân (người/ tháng ) 1.369.420 1.556.000 186.580 11,99 Qua kết quả đạt được của công ty năm 2003-2004 ta thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty năm 2004 tăng so với năm 2003. Năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên mức độ tăng ở 2 chỉ tiêu này là khác nhau. Với thành tích sản xuất kinh doanh đã đạt được trong các năm qua công ty đã tạo công ăn việc làm cho 245 cán bộ công nhân viên, đảm bảo đủ việc làm thường xuyên với mức thu nhập từ 1.556.000 đồng/tháng đến 1.369.420 đồng/tháng. - Về doanh thu: Năm 2004 đạt 44804.928.715 đồng tăng 9.317.257.815 đồng so với năm 2003 tương ứng tăng 20,79%. Với kết quả này Công ty đã chứng tỏ khả năng kinh doanh vững vàng, đã đi vào chiều sâu trên thị trường. - Về lợi nhuận: Năm 2004 đạt 1.696.643.053 đồng tăng 795.466.582 đồng so với năm 2003 tương ứng với mức tăng 88,3% đã cho thấy mức lợi nhuận năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 với tỷ lệ cao. - Về thu nhập: Thu nhập bình quân của mỗi người trên một tháng của năm 2004 cũng tăng lên so với năm 2003. Điều này chứng tỏ đời sống của mỗi người trong công ty đã được nâng lên đáng kể. Từ kết quả SXKD của công ty như trên ta đi vào phân tích những khó khăn và thuận lợi của công ty. 1.6.2. Những thuận lợi và khó khăn. *Thuận lợi: -Tổng số lao động của công ty là 245 người, trong đó lao động trực tiếp là 198 người, chiếm 80,82%. Hầu hết cán bộ quản lý và điều hành sản xuất trong công ty đều có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp , công nhân có trình độ tay nghề cao. Lao động trong công ty đều qua các trường đào tạo chính quy nên có nhiều kinh nghiệm trong thi công xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng - Hoạt động chủ yếu của công ty là xây dựng các công trình như: Nhà máy, các xí nghiệp, các khu nhà ở, đường xá, cầu cống nên công ty có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong công cuộc CNH-HĐH đất nước. - Công ty Cổ phần Xây lắp Đông Anh thực hiện phương châm : Uy tín , chất lượng và hiệu quả, nên đã tạo được lòng tin với các bạn hàng, chủ đầu tư. * Khó khăn: - Việc công ty thành lập một số đội xây dựng đi thi công ở các địa bàn khác nhau làm cho việc quản lý chi phí, quản lý vốn sản xuất chưa được triệt để. - Sự biến động lớn về giá cả vật liệu xây dựng gây ảnh hưởng bất lợi đến quá trình thi công các công trình công nghiệp và dân dụng. Và kết quả là chi phí đầu vào tăng sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất. - Tình hình công nợ của công ty khá cao: năm 2004 hệ số nợ phải trả của công ty là 80,38% trong tổng nguồn vốn, gây khó khăn và làm giảm tính tự chủ về tài chính của công ty. Trong khi đó giá trị các khoản phải thu ngày càng lớn chiếm 71,84% trong tổng số VLĐ. Điều này gây ra tình trạng ứ đọng vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. - Một khó khăn nữa là trong công tác quản lý tài chính chưa có bộ phận chuyên trách mà vẫn chung với phòng kế toán, do vậy công tác kế hoạch chưa được coi là nhiệm vụ trọng tâm; gây ảnh hưởng không tốt đến việc hoạch định chính sách, đến việc đề ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động SXKD và làm tăng nguy cơ không bảo toàn được VKD. - Do hoạt động chính của công ty là thi công công trình công nghiệp và dân dụng nên chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên. Điều này có thể làm cho tiến độ thi công công trình không đúng theo kế hoạch, từ đó rất dễ dẫn đến việc ứ đọng vốn. Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn đặt ra đối với công ty. Bên cạnh việc khai thác triệt để những lợi thế riêng có, công ty cần có ngay những biện pháp hạn chế, khắc phục khó khăn để đẩy mạnh việc sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2. Thực trạng về tổ chức sử dụng VKD và hiệu quả sử dụng VKD tại công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. 2.1. Nguồn vốn kinh doanh của công ty. Hiện nay, theo số liệu tại công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh thì VKD của công ty được hình thành từ hai nguồn là nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng các nguồn so với tổng nguồn vốn là khác nhau bởi vì mỗi nguồn vốn có những đặc trưng riêng. Do đó, công ty phải lựa chọn một cơ cấu vốn sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất và hiệu quả sử dụng vốn là cao nhất. Bảng 2: Cơ cấu các nguồn vốn của công ty năm 2003 và năm 2004 đơn vị : đồng Chỉ tiêu Ngày 31/12/2003 Ngày 31/12/2004 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Nguồn vốn vay 18.164.797.671 81,8% 19.802.768.456 80,38% 1.637.970.785 9,02% Nguồn vốn tự bổ sung 4.020.525.356 18,1% 4.832.655785 19,62% 812.130.429 20,19% Tổng nguồn 22.207.323.027 100% 24.635.424.241 100% 2.428.101.214 10,93% Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng nguồn vốn đến cuối năm 2004 là 24.635.424.241 đồng tăng lên so với tổng nguồn vốn cuối năm 2003 là 2.428.101.214 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 10,93%. Nguyên nhân của tổng nguồn vốn tăng là do công ty đã tăng cả hai nguồn vốn là vốn vay và vốn tự bổ sung, cụ thể: - Nguồn vốn vay tăng 1.637.970.785 đồng với tốc độ tăng là 9,02%. - Nguồn vốn tự bổ sung cũng tăng 812.130.429 đồng với tốc độ tăng là 20,19% Sự thay đổi đó tất yếu ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD của công ty. Mặc dù nguồn vốn vay có tăng nhưng so với tổng nguồn vốn của mỗi năm thì hệ số nợ của công ty đến cuối năm 2004 là 0,8% có giảm đáng kể so với cuối năm 2003 là 0,82%. Như vậy, việc sử dụng lượng vốn vay lớn hơn đã làm tăng thêm lượng vốn tự bổ sung. Thực vậy, nhìn vào bảng trên ta thấy đến cuối năm 2004 lượng vốn vay của công ty tăng thêm 1,6 tỷ đồng và cùng với nó lượng vốn tự bổ sung của công ty cũng tăng thêm hơn 800 triệu đồng. Điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn của công ty là có hiệu quả. Công ty đã sử dụng thêm vốn vay để khuếch đại lượng vốn tự bổ sung hay nói cách khác là vốn chủ sở hữu. Sự thay đổi cả về quy mô và kết cấu nguồn vốn của công ty nhìn chung đang tiến triển theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên công ty cần xem xét trước khi đưa ra vấn đề vay vốn. Bởi vì nếu vay vốn mà tăng thêm được lượng lớn vốn chủ sở hữu thì rất tốt cho công ty, nhưng ngược lại vay nhiều vốn mà lượng vốn chủ lại không tăng thì có ảnh hưởng không tốt đến công ty. Mặt khác, khi vay vốn ta nên xét đến khả năng tài chính của công ty và liệu công ty có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn không? Như vậy ta đã xem xét đến nguồn hình thành VKD của công ty trong hai năm gần đây. Để biết được việc tăng VKD của là thành tích hay nhược điểm của công ty ta phải tìm hiểu thực trạng sử dụng VKD của công ty. 2.2. Thực trạng VKD và hiệu quả sử dụng VKD của công ty. VKD là yếu tố cần thiết đối với sự ra đời, tồn tại và phát triền của mọi doanh nghiệp. Song vấn đề sử dụng VKD và hiệu quả sử dụng VKD lại quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Để hiểu rõ vấn đề này ta đi nghiên cứu thực trạng VKD và hiệu quả sử dụng VKD của công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. 2.2.1. Thực trạng VCĐ và cơ cấu VCĐ của công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. Trong một doanh nghiệp thì VCĐ đóng vai trò quan trọng trong SXKD. Quy mô VCĐ ảnh hưởng đến tình trạng trang thiết bị, máy móc và cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Qua đó nó tác động đến năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của quá trình SXKD. Do đó, trong điều kiện nước ra hiện nay đối với các doanh nghiệp vấn đề đầu tư VCĐ vào các TSCĐ là làm sao xác định được phương án đầu tư hiệu quả nhất chứ không nên chạy theo việc đầu tư một cách hiện đại và tiên tiến nhất. Bảng 3: Cơ cấu vốn của công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh năm 2003 và năm 2004. đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Ngày 31/12/2003 Ngày 31/12/2004 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Vốn lưu động 20.536.607.454 92,47% 23.070.409.593 93,65% Vốn cố định 1.671.299.633 7,53% 1.565.014.648 6,35% Tổng vốn 22.207.323.027 100% 24.635.424.241 100% Theo số liệu ở bảng 2 thì VCĐ của công ty đã giảm cả về quy mô lẫn tỷ trọng so với năm 2003, nhưng giảm không đáng kể. Việc giảm này là do trong năm 2004 công ty đã chuyển một số TSCĐ thành công cụ dụng cụ và thanh lý một số TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng, trong khi đó công ty có đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị nhưng số vốn đầu tư vẫn nhỏ hơn số tiền thu được từ thanh lý và chuyển TSCĐ thành công cụ dụng cụ, đồng thời do VLĐ của công ty tăng lên. Tuy nhiên cơ cấu VCĐ của công ty như thế nào, có hợp lý hay không, ta đi vào xem xét số liệu ở bảng sau: Qua bảng số liệu trên ta thấy: Trong cả hai năm 2003 và 2004 thì dụng cụ quản lý chiếm tỷ trọng thấp nhất(năm 2003 chiếm 7,08%, còn năm 2004 chiếm 6,61%) trong cơ cấu TSCĐ của công ty và sau đó là máy móc thiết bị. Bởi nhiệm vụ của công ty là thi công các công trình công nghiệp và dân dụng, trong công ty có thành lập các đội thi công sản xuất và lao động thủ công của công nhân vẫn giữ vị trí quan trọng. Do đó, số VCĐ đem đầu tư vào máy móc thiết bị không cần lớn mà chỉ cần đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị hiện đại và thời gian sử dụng của chúng được lâu dài. Và thường những máy móc thiết bị này ít phải đầu tư đổi mới. Do vậy mà công ty không cần nhiều VCĐ để đầu tư vào loại TSCĐ này. Nhưng không hẳn thế mà công ty không quan tâm đến tình trạng kĩ thuật của TSCĐ. Nhận biết đánh giá đúng mức độ hao mòn của TSCĐ và xem xét TSCĐ còn mới hay không là vấn đề quan trọng nhằm đề ra các biện pháp đúng đắn để tái sản xuất TSCĐ. Muốn nhận biết được tình trạng của TSCĐ ta đi sâu vào phân tích tình trạng kĩ thuật của TSCĐ. Muốn vậy ta phải đánh giá chính xác hệ số hao mòn của TSCĐ. Hệ số hao mòn TSCĐ càng lớn (càng tiến về 1) chứng tỏ TSCĐ càng cũ, càng lạc hậu và càng cần được đổi mới. Ngược lại nếu hệ số càng nhỏ thì TSCĐ càng mới, càng có công suất sử dụng cao. Thực tế vấn đề này tại công ty cổ phần xây lắp Đông Anh như sau: Bảng 5: Phân tích hệ số hao mòn TSCĐ tại công ty cổ phần xây lắp Đông Anh năm 2003 và năm 2004 đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Ngày 31/12/2003 Ngày 31/12/2004 Nguyên giá TSCĐ 2.009.669.716 2.219.933.863 Số tiền khấu hao luỹ kế 923.410.841 1.052.865.450 Hệ số hao mòn TSCĐ 0,46 0,47 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Hệ số hao mòn TSCĐ của công ty đã tăng từ 0,46 năm 2003 lên 0,47 năm 2004. Nhìn chung mức tăng là không đáng kể và các hệ số còn nhỏ. Nguyên nhân là do TSCĐ của công ty còn mới, được đưa vào sử dụng chưa lâu. Hơn nữa năm 2004 công ty đã mua mới một số máy móc thiết bị đồng thời thanh lý một số TSCĐ đã hết thời gian sử dụng. Xét về tỷ lệ hao mòn thì mức độ hao mòn này còn thấp, có thể chấp nhận được. Qua đó chứng tỏ công ty đã chú ý đổi mới máy móc thiết bị đồng thời thanh lý một số tài sản đã khấu hao hết. Tuy nhiên, bên cạnh tỷ trọng máy móc thiết bị là thấp (năm 2003 chiếm 22,9% và năm 2004 chiếm 19,1%) trong cơ cấu TSCĐ thì nhà cửa lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu TSCĐ của công ty trong cả hai năm 2003 và 2004 (năm 2003 chiếm 43,9%, năm 2004 chiếm 38,9%). Điều này liệu có hợp lý hay không? Ta hãy chú ý tới cơ cấu tổ chức của công ty. Nhìn vào cơ cấu tổ chức của công ty ở phần trên ta thấy công ty có thành lập nhiều đội thi công công trình. Trong quá trình kinh doanh mỗi đội lại thi công ở những địa bàn khác nhau và trong thời gian tương đối dài. Vì vậy công ty không thể tránh khỏi việc bỏ vốn để xây dựng nhà ở cho công nhân và nhà chứa vật liệu xây dựng. Nhưng qua sự bố trí cơ cấu của TSCĐ ta thấy tỷ trọng TSCĐ là nhà cửa trong tổng số TSCĐ có xu hướng giảm xuống. Đó là một biểu hiện tốt bởi vì nó sẽ làm tăng thêm hiệu quả sinh lời của công ty. Tuy nhiên, trong thời gian tới công ty cần có biện pháp để giảm phần giá trị TSCĐ nhà cửa xuống mức thấp hơn. Như vậy ta đã phân tích được thực trạng VCĐ của công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. Nhìn chung tình hình sử dụng VCĐ của công ty là hợp lý. Tuy nhiên công ty cần quan tâm nhiều hơn đến cơ cấu TSCĐ để làm sao cho phù hợp nhất đối với hoạt động SXKD của công ty mình. 2.2.2.Thực trạng VLĐ và cơ cấu VLĐ tại công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. Trong các doanh nghiệp thì VLĐ chiếm một tỷ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Quy mô VLĐ ảnh hưởng tới khả năng hoạt động SXKD cũng như hiệu quả sử dụng VKD. Do đó khi nghiên cứu về VKD chúng ta không thể không nghiên cứu về VLĐ. Để nắm bắt một cách chính xác ta nghiên cứu việc tổ chức sử dụng VLĐ ở công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. Theo như bảng 3 thì VLĐ của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số VKD. Xem xét VLĐ qua hai năm ta thấy VLĐ tăng từ 92,47% năm 2003 lên 93,65% năm 2004. Việc tăng VLĐ là do đâu và việc tăng này có ảnh hưởng như thế nào tới công tác vốn của công ty. Để đánh giá được điều này ta phải xem xét việc bố trí cơ cấu VLĐ của công ty. Việc xem xét cơ cấu VLĐ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường quản lý VLĐ, qua đó giúp ta thấy được tình hình phân bổ và tỷ trọng mỗi loại vốn trong các giai đoạn luân chuyển. Từ đó xác định được nhu cầu VLĐ của công ty. Mặt khác thông qua sự thay đổi về kết cấu của VLĐ trong những thời kỳ khác nhau ta có thể thấy được sự biến đổi về mặt chất lượng trong công tác quản lý VLĐ của công ty. Và bây giờ ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu phân tích VLĐ của công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh. Bảng 6: Cơ cấu VLĐ của công ty cổ phần Xây lắp Đông Anh đơn vị tính: đồng STT Năm sử dụng 31/12/2003 31/12/2004 Chênh lệch Tài sản lưu động Số tiền TT Số tiền TT Số tiền % () I Tiền 3.124.354.561 15,2% 2.349.161.668 10,2% -775.192.893 -24,8% 1 Tiền mặt tại quỹ 3.142.960 0,01% 8.044.366 0,03% 4.901.406 155,9% 2 Tiền gửi ngân hàng 3.121.211.601 15,2% 1.634.583.302 7,09% -1.486.628.299 -47,6% 3 Tiền đang chuyển 0 706.534.000 3,06% 706.534.000 II Các khoản phải thu 13.015.354.839 63,4% 16.572.895.290 71,8% 3.557.540.451 27,3% 1 Phải thu của khách hàng 12.892.522.267 62,8% 1.645.439.7851 71,3% 3561.875.584 27,6% 2 Trả trước người bán hàng 0 206.405.950 0,89% 206.405.950 3 Phải thu khác 122.832.572 0,59% 52.091.489 0,22% -70.741.083 -57,6% 4 Dự phòng Pthu khó đòi 0 -140.000.000 -0,6% -140.000.000 III Hàng tồn kho 3.887.425.181 18,9% 3.615.605.845 15,7% -271.819.336 -6,9% 1 Nguyên vật liệu tồn kho 59.185.210 0,3% 26.255.379 0,1% -32.929.831 -55,6% 2 Chi phí SXKD dở dang 3.828.239.971 18,6% 3.589350.466 15,6% -238.889.505 -6,24% IV Tài sản lưu động khác 508.888.813 2,48% 532.746.790 2,3% 23.857.977 4,69% 1 Tạm ứng 388.278.048 1,89% 428.989.341 1,85% 40.711.293 10,5% 2 Các khoản cầm cố ký cược ký quỹ ngắn hạn 120.610.765 0,59% 103.757.449 0,45% -17.853.316 -14,8% Tổng cộng 2.053.602.3394 100% 23.070.409.593 100% 2.534.386.199 12,34% Qua số liệu của bảng phân tích ta thấy: VLĐ năm 2003 là 20.536.023.394 đồng và năm 2004 là 23.070.409.593 đồng. Do đó ta thấy quy mô của VLĐ năm 2004 đã tăng 2.534.386.199 đồng so với năm 2003, tương ứng với tốc độ tăng là 2,34%. Song ta cần tìm hiểu VLĐ tăng là do đâu? Và việc tăng này có ảnh hưởng tốt hay xấu đến công ty, ta cần xem xét cụ thể: -Vốn bằng tiền năm 2004 giảm một mức tương đối cao là 775.192.893 đồng, tương ứng với tốc độ giảm là -24,8% so với năm 2003. Vốn bằng tiền của công ty giảm mạnh là do trong quan hệ kinh doanh uy tín của công ty được nâng cao. Tuy nhiên vốn bằng tiền giảm một cách đột ngột với tốc độ cao là không tốt vì như thế làm cho công ty không kịp ứng phó và thiếu chủ động trong quá trình thanh toán với khách hàng. - Bên cạnh đó, các khoản phải thu của công ty năm 2004 đã tăng cao là 3.557.540.451 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 27,3%. Nguyên nhân là do các khoản phải thu của khách hàng tăng từ 12.892.522.267 đồng năm 2003 lên 16.454.397.851 đồng năm 2004 tương ứng với tốc độ tăng là 27,6%. Đây là một biểu hiện không tốt đối với công ty bởi vì việc thu hồi các khoản phải thu thể hiện sự cố gắng của công ty. Như vậy là công ty chưa có sự cố gắng để thu hồi các khoản phải thu hay do một lý do khách quan nào đó mà việc thu hồi vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doca4.doc
Tài liệu liên quan