Luận văn Các giải pháp và điều kiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM

VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU

CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

1.1. Bản chất và vai trò của đấu thầu xây dựng

1.2. Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng

1.2.1. Tiếp cận và phân loại cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng

1.2.1.1. Tiếp cận về cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng

1.2.1.2. Phân loại cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

1.2.2. Khả năng và phương thức cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng

1.2.2.1. Khái quát về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng

1.2.2.2. Phương thức cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng

1.2.3. Các tiêu thức cơ bản đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng

1.2.3.1. Các tiêu thức thể hiện khả năng cạnh tranh

1.2.3.2. Các tiêu thức đánh giá khả năng trúng thầu trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng

1.3. Các nhân tốảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng

1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong

1.3.1.1. Tài chính

1.3.1.2. Máy móc, thiết bị, công nghệ thi công

1.3.1.3. Nhân lực

1.3.1.4. Hoạt động marketing

1.3.1.5. Khả năng liên doanh, liên kết

1.3.1.6. Trình độ tổ chức lập hồ sơ dự thầu

1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài

1.3.2.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước

1.3.2.2. Chủđầu tư

1.3.2.3. Cơ quan tư vấn

1.3.2.4. Các đối thủ cạnh tranh

1.3.2.5. Các nhà cung cấp

1.4. Một số kinh nghiệm cạnh tranh của các nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam

1.4.1. Phân chia khu vực các nhà thầu trong cùng một quốc gia

1.4.2. Kinh nghiệm từng bước chiếm lĩnh thị trường

1.4.3. Kinh nghiệm về lựa chọn nhà thầu phụ

1.4.4. Kinh nghiệm quan hệ với chủđầu tư và các cơ quan quản lý Nn địa phương

1.4.5. Kinh nghiệm về sử dụng vàđiều động thiết bị

1.4.7. Kinh nghiệm về sử dụng công cụ luật pháp

1.4.8. Kinh nghiệm về lập hồ sơ giải ngân và thanh toán

 

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH

TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

NƯỚC TA THỜI GIAN QUA

2.1. Tổng quan về tình hình đấu thầu và cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở nước ta những năm qua.

2.2. Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng thông qua kết quảđiều tra xã hội học.

2.3. Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng qua thực tiễn một số doanh nghiệp điển hình.

2.3.1. Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty xây lắp – vật tư- vận tải sông Đà 12 (TCT xây dựng sông Đà).

2.3.1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty.

2.3.1.2. Phân tích một số khía cạnh về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty xây lắp – vật tư- vận tải sông Đà 12.

2.3.1.3. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty.

2.3.2. Phân tích thực trạng hoạt động dự thầu và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu tại Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội.

2.3.2.1. Tổng quan về công ty

2.3.2.2. Phân tích một số khía cạnh về khả năng cạnh tranh của công ty.

2.3.2.3. Thực trạng hoạt động dự thầu của Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội.

2.3.2.4. Tác động của hoạt động dự thầu đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

2.3.2.5. Những mặt mạnh và hạn chế của công ty trong công tác dự thầu xây dựng

2.3.3. Phân tích khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8.

2.3.3.1. Những thông tin chung về Tổng công ty.

2.3.3.2. Một số khả năng chính

2.3.3.3. Tình hình dự thầu của Tổng công ty trong thời gian qua.

2.3.3.4. Các hoạt động chủ yếu trong quá trình tham dự thầu của Tổng công ty.

2.3.3.5. Những yếu kém trong dự thầu của Tổng công ty và giải pháp khắc phục.

2.3.3.6. Một vài kiến nghị rút ra từ thực tiễn.

2.4. Đánh giá chung về những hạn chế và nguyên nhân hạn chế khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng.

2.4.1. Những hạn chế

2.4.2. Những nguyên nhân chủ yếu.

 

CHƯƠNG 3.

CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG.

3.1. CƠHỘI, THÁCHTHỨCVÀYÊUCẦUĐỐIVỚICÁCDOANHNGHIỆPXÂYDỰNG

3.1.1. Cơ hội và thách thức.

3.1.1.1. Những cơ hội chủ yếu

3.1.1.2. Những thách thức chủ yếu.

3.1.2. Yêu cầu đối với các doanh nghiệp xây dựng

3.2. Một số giải pháp vàđiều kiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng.

3.2.1. Tăng cường các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp xây dựng.

3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác lập hồ sơ dự thầu.

3.2.3. Nâng cao chất lượng ra quyết định tranh thầu.

3.2.4. Hoàn thiện quy chếđấu thầu xây dựng

3.2.5. Tăng cường vai trò của chủđầu tư và các cơ quan hữu quan trong đấu thầu xây dựng.

3.2.5.1. Tăng cường vai trò của chủđầu tư.

3.2.5.2. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan và cơ quan khác.

KẾT LUẬN

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp và điều kiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thắng thầu đạt khá hơn so với số liệu thống kê trên đây vì trong kết quảđiều tra áp dụng cho cảđối tượng là Tổng công ty và công ty xây dựng độc lập). - Thứ tư, nhận định về kết quả tham gia đấu thầu và nguyên nhân thắng thầu. Từ kết quảđiều tra cho thấy, phần lớn các ý kiến đều cho rằng để thắng thầu doanh nghiệp xây dựng cần chú trọng giải quyết tốt các vấn đề chủ yếu sau đâu: + Nghiên cứu kỹ hồ sơ dự thầu và hiện trường thi công (100%). + Lập hồ sơ dự thầu tốt (92,86%) + Chọn phương án thi công phù hợp (92,86%0 + Đưa ra giá dự thầu thấp(71,43%) + Các kinh nghiệm khác (57,4%) - Thứ năm, về nguyên nhân có thể dẫn đến trượt thầu. Đồng thời với việc khẳng định các vấn đề chủ yếu cần tập trung giải quyết, các doanh nghiệp cũng cho rằng nguyên nhân cơ bản sau đây có thểđưa doanh nghiệp đến chỗ trượt thầu: + Nắm thông tin về gói thầu không chính xác (85,71%) + Đưa ra giá dự thầu cao (85,71%) + Khả năng tài chính thấp (73,43%) + Thiếu kinh nghiệm quản lýđiều hành thực hiện dựán sau khi trúng thầu (71,43%). + Sai sót về hồ sơ dự thầu (42,86%) + Năng lực thi công kém (21,43%) + Những nguyên nhân khác (28,57%) Có thể nói những đánh giá tổng hợp này là hướng gợi mở về bài học kinh nghiệm thắng thầu và thua thầu có giá trị tham khảo tốt cần được nghiên cứu, cụ thể hoá và vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng. - Thứ sáu, vềđánh giá các nhân tốảnh hưởng. Đánh giá về những nhân tốảnh hưởng khách quan (môi trường kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng) và nhân tố chủ quan đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, doanh nghiệp cho rằng mức độ tác động của các nhân tố có khác nhau, trong đó có thể chia làm các nhóm chính sau đây (Ghi chú: mức điểm cao nhất trong khi đánh giá là 5): + Nhóm nhân tố có tác động mạnh gồm: quyền lực của chủđầu tư (4,28điểm); khả năng của các đối thủ cạnh tranh (4,21 điểm) và khả năng của chính bản thân doanh nghiệp (4,00 điểm). + Nhân tố tác động ở mức trung bình có cơ chế, chính sách của Nhà nước (3,50 điểm); + Nhân tố tác động ở mức độ yếu hơn thuộc về nhân tố khác, ví dụ quan hệ với chủđầu tư, tác động của các chủ thể khác có liên quan... (2,28 điểm). 2.3. Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng qua thực tiễn một số doanh nghiệp điển hình. 2.3.1. Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty xây lắp – vật tư- vận tải sông Đà 12 (TCT xây dựng sông Đà). 2.3.1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty. Khác với các công ty xây dựng khác, ngay từ thời kỳđầu hình thành và phát triển, cán bộ công nhân viên của công ty đã bắt tay vào xây dựng một số công trình trọng điêm của quốc gia, đã hoàn thành vàđưa vào sử dụng nhiều công trình lớn như: nhà máy thủy điện Hoà Bình, Trị An, Vĩnh Sơn, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bút Sơn...Từ những công trình lớn này công ty đang ngày càng được hoàn thiện hơn về nhiều mặt và ngày càng có thế mạnh và khẳng định uy tín trên thị trường xây dựng. Hơn nữa vận động trong cơ chế thị trường, đặc biệt thực hiện chếđộđấu thầu đã tạo cho công ty cơ hội khẳng định mình. Ví dụ, năm 2005 ngoài 7 công trình được thực hiện mà chủđầu tưchính là công ty (hoặc các đơn vị chi nhánh của công ty), công ty đã tiếp thịđấu thầu 60 dựán, trong đó trúng thầu là 42 dựán, đạt 70%. Đặc biệt hơn, vào tháng 01/2006, phòng thị trường của công ty được thành lập đểđảm trách mảng đấu thầu mà trước đó chức năng này được thực hiện ở phòng kế hoạch- kỹ thuật. Điều đó thể hiện tầm quan trọng, cũng nhưđịnh hướng của ban lãnh đạo nhằm thực hiện có hiệu quả công tác đấu thầu để theo kịp với cơ chế thị trường bằng bước đột phá trong cơ chế quản lý. Hoạt động đóđã mang lại hiệu quả tích cực, sau một thời gian hoạt động, phòng thị trường đã chứng tỏ năng lực của mình trong việc tiếp thịđấu thầu, góp phần quan trọng vào kết quả thắng thầu cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 7: Kết quả tham gia đấu thầu năm 2005 và2006. Năm Số công trình tiếp thịđấu thầu Số công trình trúng thầu Giá trị công trình trúng thầu (tỷđồng) Chỉ số tương đối theo số lượng (%) Chỉ số tương đối theo giá trị (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) 2005 47 30 62,181 64 62 2006 55 42 83,034 76,36 70,21 Nguồn: Phòng thị trường công ty xây lắp – vật tư – vận tải sông Đà 12 2.3.1.2. Phân tích một số khía cạnh về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty xây lắp – vật tư- vận tải sông Đà 12. - Khả năng về nhân lực Với 6400 cán bộ công nhân viên chức, trong đó có 267 có trình độđại học và trên đại học bao gồm kỹ sư các ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, máy xây dựng, cử nhân kinh tế... cùng với hàng nghìn thợ cả, lực lượng lao động cơ bản của Công ty xây lắp – vật tư – vận tải sông Đà 12 như sau: Bảng 8: Lực lượng lao động của Công ty xây lắp – vật tư – vận tải sông Đà 12 STT Trình độ Số lượng (người) % A Cán bộ khoa học 227 16,56 1 Trên đại học 1 0,04 2 Đại học 226 7,66 3 Cao đẳng các loại 24 0,9 4 Trung cấp 162 6,20 5 Sơ cấp 20 0,76 B Công nhân kỹ thuật 1852 70,95 1 Công nhân xây dựng 64 2,45 2 Công nhân cơ giới 692 26,51 3 Công nhân lắp máy 129 4,94 4 Công nhân cơ khí 146 5,59 5 Công nhân sản xuất vật liệu 818 31,34 6 Công nhân khảo sát 3 0,15 C Lao động phổ thông 300 11,49 D Nhân viên bán hàng 25 2.00 Nguồn: Phòng thị trường, công ty xây lắp- vật tư- vận tải sông Đà 12. Mặc dù trong đấu thầu xây dựng, phương án kỹ thuật thi công là căn cứ rất quan trọng – là một trong ba điều kiện cơ bản để chủđầu tư lựa chọn nhà thầu khi tổ chức đấu thầu xây lắp. Song theo cách nhìn nhận của công ty, con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định phương án thi công. Tuỳ theo yêu cầu về số lượng và trình độ, kinh nghiệm của lực lượng lao động, công ty luôn tìm cách đưa ra phương án thi công phù hợp với yêu cầu của chủđầu tư. Nói cách khác, phương án thi công phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhân lực, từ việc xem xét khả năng của nguồn nhân lực mà công ty đưa ra được phương án thi công tối ưu. Tình hình nhân sự như hiện nay, bậc thợ trung bình của công nhân là 3,0 phần lớn được đào tạo tại các trường lớp chính quy lại kinh qua làm việc ở các công trường lớn, cộng với hàng năm công ty đều có chính sách tuyển dụng bổ sung lực lượng lao động trẻ có năng lực tốt và luôn quan tâm đến vấn đềđào tạo bằng nhiều hình thức hình thức khác nhau, công ty đã bước đầu đáp ứng được đòi hỏi của cơ chế thị trường nói chung và chủđầu tư nói riêng. - Khả năng về máy móc thiết bị Công ty xây lắp – vật tư – vận tải sông Đà 12 trực thuộc Tổng công ty xây dựng sông Đà, nên rất thuận lợi trong việc hỗ trợ, bổ sung năng lực lẫn nhau. Ví dụ, trong Tổng công ty có trạm thí nghiệm xây dựng miền Bắc, đóng tại thị xã HàĐông cóđầy đủ máy móc thiết bị thí nghiệm hiện đại (Anh, Mỹ, Pháp, Đức, CHLB Nga...) để kiểm nghiệm vật liệu cho các công trình mà công ty đã tham dự từ trước tới nay. Đây là một điều kiện đểđảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng nguyên vật liệu của công ty theo đúng tiêu chuẩn vàđáp ứng yêu cầu của chủđầu tư. Cùng với cơ sở kiểm nghiệm trên, máy móc thiết bị thi công của công ty đa dạng về chủng loại, số lượng lớn, đảm bảo đủ năng lực và tiêu chuẩn quy định, đáp ứng yêu cầu của các chủđầu tư trong và ngoài nước. Điều đáng nói là số máy móc thiết bị này giá trị còn lại khá lớn (>75%), những thiết bị xe máy chủ yếu được mua sắm vào những năm gần đây. Với năng lực thiết bị xe máy như vậy công ty đủ sức hoàn thành nhiều công trình với yêu cầu kỹ thuật cao. Hơn nữa, với hệ thống chi nhánh xí nghiệp rộng khắp đi đôi với sự phân bố thiết bị xe máy rộng đã tạo điều kiện cho công ty có tính cơđộng hơn trong quá trình luân chuyển máy móc thiết bị, giảm thiểu chi phí vận chuyển máy móc thiết bị từ công trình này đến công trình khác. Hiện tại công ty có thể cùng một lúc tham gia thi công nhiều công trình, tại nhiều địa bàn khác nhau mà vẫn đảm bảo điều kiện kỹ thuật xe máy. - Khả năng về nguyên vật liệu Trong thư mời thầu chủđầu tư luôn quy định một cách rõ ràng vềđịnh mức, chủng loại, thậm chí cả nhãn hiệu, tên nhà sản xuất nguyên vật liệu... Đây là một yếu tố cơ bản của đầu vào (chiếm giá trị từ 65 -75% giá dự toán xây lắp) để tạo ra sản phẩm xây dựng (đầu ra). Công ty luôn chú trọng bảo đảm đúng yêu cầu chất lượng nguyên vật liệu thi công công trình, đồng thời kết hợp sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật liệu nhằm giảm giá thành sản phẩm... Công ty luôn củng cố và mở rộng, thiết lập tốt mối quan hệ với các nhà cung cấp để bảo đảm tính cơđộng theo công trình. Do đặc trưng sản phẩm xây dựng thường sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau: đá, cát, sỏi, xi măng, sắt thép, vật liệu gỗ, vật liệu điện... nên việc nắm bắt được các điều kiện cung ứng giúp công ty luôn chủđộng trong quá trình cung cấp. Từ những định hướng này giúp công ty luôn chủđộng trong việc lập kế hoạch nguyên vật liệu và tổ chức cung ứng theo yêu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng của chủđầu tư. Công ty luôn chú trọng nắm bắt thông tin về thị trường giá cả, theo dõi sát mức đơn giá nguyên vật liệu, đối chiếu cân đối với định mức của chủđầu tưđể giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu... Công ty đang cóđịnh hướng mở rộng sản xuất kinh doanh từng bước phát huy thế mạnh nhằm chủđộng một phần trong cung ứng nguyên vật liệu (ví dụđưa nhà máy sản xuất thép đi vào hoạt động, triển khai dựán khai thác cát thi công, đầu tư chiều sâu vào nhà máy xi măng sông Đà...). Đây là những hoạt động chủ yếu của công ty nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, phấn đấu trở thành doanh nghiệp không những có khả năng thực hiện hoạt động chuyên môn hó xây lắp mà còn đảm bảo được yêu cầu về cung ứng nguyên vật liệu và vận tải đúng như tên gọi của nó. - Khả năng về tài chính Theo quy chếđấu thầu hiện hành, công ty muốn tham gia dự thầu bất cứ một công trình nào thì yêu cầu bắt buộc phải có một lượng tiền bảo lãnh theo giá dự thầu hoặc bằng một mức tiền quy định. Đây là một khoản tiền “ứng trước” bắt buộc, đặc biệt trong cùng một thời gian muốn tham gia nhiều công trình, các công trình có giá trị lớn thì lượng tiền này không phải là nhỏ. Thứ nữa, sản phẩm xây dựng thường có chu kỳ sản xuất dài ít nhất là 6 tháng, do đó vòng quay vốn lưu động lâu hơn so với các hoạt động khác...Từ những đặc thù trên cho thấy đểđủ sức hoạt động và có sức cạnh tranh trên thị trường xây lắp nói riêng, công ty phải có một tiềm lực tài chính đủ mạnh thể hiện ở khả năng tài chính tự có của công ty, khả năng huy động vốn của công ty cho sự phát triển sản xuất kinh doanh. Khả năng tài chính tự có của công ty thể hiện ở lượng vốn cốđịnh có cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ xây dựng, lượng vốn lưu động và quỹ tích luỹ phát triển sản xuất, không những bảo toàn được vốn mà còn tiếp tục tăng tiềm lực tài chính của mình bằng cách từng bước cổ phần hoá doanh nghiệp, huy động nguồn tài chính tự có của cán bộ công nhân viên. Bảng 9: Bảng tổng hợp tình hình tài chính của Công ty 2004 – 2006. Đơn vị: tỷđồng Năm 2004 2005 2006 1. Tổng giá trị tài sản có 125 121 181 2. Tổng giá trị tài sản lưu động 94 94 142 3.Tổng số nợ phải trả 99 93 151 4. Giá trị ròng 26 28 30 Nguồn: Phòng tài chính kế toán, công ty xây lắp – vật tư – vận tải sông Đà 12. - Khả năng hội nhập vào thị trường khu vực và quốc tế. Hiện nay nước ta đang thực hiện lộ trình hội nhập ASEAN và tiến tới gia nhập WTO, nguyên tắc lộ trình hội nhập là cắt bỏ dần các rào cản và không phân biệt đối xử. Mặt khác theo thống kê trong 5 năm qua tổng số vốn đầu tư vào xây dựng tăng gấp gần 2 lần so với 5 năm trước, với sự ra đời của hàng loạt công ty xây dựng trong và ngoài nước, thị trường xây dựng ngày càng sôi động và mang tính cạnh tranh gay gắt. Nhận thức được vấn đềđó với quyết định thành lập phòng thị trường nhưđãđề cập ở trên, công ty thực hiện chuyên nghiệp hoá mảng thị trường nói chung và công tác đấu thầu nói riêng. Giờđây hoạt động đấu thầu được thực hiện dưới sự quản lý trực tiếp của phòng thị trường cùng với sự trợ giúp của phòng kỹ thuật và các phòng ban khác... Điều này đã làm cho chất lượng hồ sơ dự thầu của công ty nâng cao, công ty tiếp thịđược xúc tiến tốt hơn không chỉ với thị trường trong nước, thị trường có vốn đầu tư nước ngoài và thị trường quốc tế. Những thông tin về công trình, về cung ứng thiết bị mà công ty cần mua sắm... đều được tập hợp ở một đầu mối để xem xét, nếu khả thi sẽđược tiến hành.Bên cạnh những hợp đồng thắng thầu trong nước, công ty đã thắng thầu một số gói thầu có vốn nước ngoài (ví dụ như nhà máy chế biến thức ăn gia súc Đài Bắc...).Cùng với kinh nghiệm thi công với các chuyên gia nước ngoài (tại công trình thủy điện Hoà Bình) khả năng hội nhập của công ty là rất lớn. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay công ty cần nỗ lực nhiều và cần có những giải pháp nhanh chóng nâng cao tiêu chuẩn năng lực nhà thầu của mình để theo kịp yêu cầu của thị trường xây dựng khu vực và thế giới. - Những đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty. Cùng hoạt động với hơn 5000 doanh nghiệp xây dựng trong nước và gần 100 nhà thầu nước ngoài, rõ ràng công ty đặt trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, xét trên góc độ tham gia dự thầu với bề dày kinh nghiệm và những loại công trình mà công ty đã tham gia và có kế hoạch tiếp thị thì hiện nay các đối thủ chủ yếu của công ty là VINACONEX, LICOGI, Công ty xây dựng số 1, Công ty xây dựng Tây Hồ... Dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu so sánh khả năng của các công ty này. Bảng 10. Tổng doanh thu và thị phần của công ty so với các đối thủ cạnh tranh Đơn vị: Tỷđồng Tên công ty Năm 2005 Năm 2006 GTTTSL TP (%) GTTSL TP (%) XLVTVT Sông Đà 12 325 10,39 434 10,19 Vinaconex 1769 52,24 2354 55,29 Licogi 1011 29,86 1113 26,14 Công ty xây dựng số 1 160 4,72 220 5,16 Công ty xây dựng Tây Hồ 121 2,79 136 3,22 Nguồn: Phòng thị trường Công ty xây lắp – vật tư – vận tải sông Đà 12 Qua bảng tổng hợp trên cho thấy tuy giá trị sản lượng của công ty có tăng, nhưng thị phần của công ty lại giảm xuống, trong khi đó doanh thu và thị phần của các đối thủ cạnh tranh (trừ Licogi) đều tăng lên. Mặt khác tất cả các công ty đều có một cơ chế quản lý trong đó thị trường (hoặc quản lý dựán) ra đời sớm và có kinh nghiệm lâu năm, nên khả năng nắm bắt thông tin và công tác tiếp thịđấu thầu khá hiệu quả. Ngoài ra mỗi công ty đều có thế mạnh trong từng lĩnh vực hoạt động, ví dụ, VINACONEX là công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam có thị trường trong và ngoài nước rộng lớn, công ty còn có thế mạnh trong việc xây dựng trường học, các khu mậu dịch, trung tâm thương mại (như trung tâm thương mại Tràng Tiền công ty vừa thi công hoàn thành), các dựán mà công ty trúng thầu thường có giá trị lớn và uy tín công ty thật sự mạnh trên thị trường xây dựng. Để cạnh tranh với các công ty trên đây, công ty cần khai thác các khả năng tiềm ẩn như kỹ thuật tiên tiến, các biện pháp thi công tối ưu, khả năng tin học hoá hệ thống quản lý vàđiều hành thi công. 2.3.1.3. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty. Về những thành tựu Công ty đãđạt được Là công ty sớm phải tự bươn chải trong cơ chế thị trường nên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn so với các đơn vị bạn trong Tổng công ty. Với 6400 cán bộ công nhân viên chức, công ty đã góp phần vào việc thi vàđưa vào hoạt động nhiều công trình lớn nhỏ. Chẳng hạn, đó là các nhà máy thuỷđiện Hòa Bình, Yaly, Vĩnh Sơn... Từ những công trình lớn này, nhiều công nhân đã trưởng thành nhanh chóng thông qua tự rèn luyện, học hỏi và cùng làm việc bên cạnh các kỹ sư chuyên gia nước ngoài. Đứng vững trong cơ chế thị trường, công ty đã thực sự trưởng thành với giá trị xây lắp liên tục tăng cũng như hoạt động đấu thầu ngày càng được chuyên môn hoá. Đặc biệt năm 2006, tỷ lệ trúng thầu của công ty đạt 64% là một bước tiến vượt bậc. Cùng với đó là chiến lược đa dạng hoá sản phẩm thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển tạo điều kiện cho các ngành nghề khác của công ty. Điều đó không những thể hiện chiến lược đúng đắn của công ty mà còn mang lại một số lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết được tình trạng lao động dư thừa sau khi công trình thủy điện lớn như Hoà Bình, Yaly... được hoàn thành. Ví dụ, khi dựán nhà máy thép của công ty đi vào hoạt động sẽ hứa hẹn nhiều tiềm năng mới của công ty. Về những hạn chế. Hoạt động đấu thầu của công ty trong thời gian qua đãđạt được những thành tựu đáng kể, song so với yêu cầu phát triển và khả năng của mình, công ty vẫn còn gặp phải một số hạn chế. - Hoạt động marketing chưa được quan tâm đúng mức, công tác tiếp thị, tìm kiếm cơ hội đấu thầu và nghiên cứu hồ sơ dự thầu của công ty chưa thực hiện tốt, nên dẫn đến bỏ giá dự thầu cao là một nguyên nhân dẫn đến thất bại trong đấu thầu. - Tổ chức thiết kế thi công một số dựán chưa phù hợp, việc bố trí thi công công trình nhiều lúc chồng chéo, gây khó khăn trong điều hành thực hiện, nên kéo dài thời gian thi công công trình. - Khả năng tài chính còn hạn chế: tỷ lệ vốn nợ/tổng vốn là 76% (năm 2006) dẫn đến khả năng thanh toán của công ty phụ thuộc vào các ngân hàng, hơn nữa vốn vay lớn công ty phải trả một khoản tiền lãi khá cao. - Máy móc thiết bị chưa đồng bộ, việc đầu tư chưa thật hiệu quả.Cộng với nó là chưa xác định rõ những lĩnh vực trọng điểm để tiến hành đầu tưđúng hướng. Yêu cầu chất lượng ngày một cao, nhưng hiện tại công ty chưa áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng nào. Đội ngũ cán bộ chưa phát huy được trình độ năng lực vốn có, chưa thiết lập được tác phong làm việc công nghiệp trong toàn công ty. Về nguyên nhân của các hạn chế - Nguyên nhân khách quan có thể kểđến như: do quy chếđấu thầu và quản lýđầu tư xây dựng của Nhà nước còn những hạn chế dẫn đến nhiều tiêu cực trong đấu thầu, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn hoặc việc chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường tuy mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, áp lực màđiều kiện nội tại công ty đang chưa thể thích nghi ngay được, nên bước chuyển đổi trong thực tế so với yêu cầu còn chậm. - Nguyên nhân chủ quan có thể kểđến như: Hạn chế của công ty trong việc thu nhập thông tin thị trường và thông tin đấu thầu, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phương pháp thi công hiện đại; chưa áp dụng được hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000; thiếu luận cứ trong ra quyết định tranh thầu và xây dựng chiến lược cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng... 2.3.2. Phân tích thực trạng hoạt động dự thầu và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu tại Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội. 2.3.2.1. Tổng quan về công ty Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội được thành lập vào năm 1996, là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam. Công ty chuyên nhận thầu chế tạo thiết bị công nghệ, gia công kết cấu thép, lắp đặt và xây dựng các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty là cơ cấu trực tuyến – chức năng. Bộ máy quản lý của công ty bao gồm: 1giám đốc, 2 phó giám đốc (1PGĐđiều hành sản xuất và 1 PGĐ kinh tế – kỹ thuật) và các phòng chức năng (Tổ chức – lao động – tiền lương, Tài chính – kế toán, Vật tư – thiết bị, Kinh tế – kỹ thuật, Hành chính). Cơ cấu sản xuất của công ty bao gồm các đơn vị sản xuất chuyên môn hoá như sau: - Bộ phận điều hành quản lý chung các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Xí nghiệp lắp máy và xây dựng Hà Nội 1: thi công các công trình dân dụng công nghiệp, thực thi khâu hoàn thiện kỹ thuật cao tại khu vực Hà Nội. - Xí nghiệp lắp máy và xây dựng Hà Nội 2: thi công công trình thủy điện, ví dụ xây dựng nhà máy thủy điện Yaly, tỉnh Gia Lai. - Xí nghiệp lắp máy và xây dựng Hà Nội 4: thi công công trình thủy điện, ví dụ xây dựng nhà máy thuỷđiện Phả Lại 2, tỉnh Hải Dương. - Tổng đội lắp máy 1: chuyên môn lắp đặt máy móc thiết bị cho các công trình do công ty thi công với chất lượng cao. - Tổng đội lắp máy số 2:điều động thi công lắp đặt máy móc thiết bị khi Tổng công ty thi công ở hai hay nhiều công trình. - Tổng đội xây dựng: thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. - Đội lắp điện, thí nghiệm vàđiều chỉnh. - Xưởng cơ khí xây dựng. - Xưởng sửa chữa cơ giới. 2.3.2.2. Phân tích một số khía cạnh về khả năng cạnh tranh của công ty. Về lao động Tính đến tháng 9 năm 2006, lực lượng lao động của công ty có 1113 người, trong đó nhân viên quản lý là 105 người, 1008 công nhân trực tiếp tham gia sản xuất, 83 trong số 105 nhân viên quản lý có trình độ từđại học trở lên. Lao động trực tiếp đều đã qua các trường lớp đào tạo. Với đội ngũ lao động như vậy, có thể nói công ty cóđội ngũ lao động có chất lượng. Hiện nay công ty vẫn quan tâm và tiếp tục làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ nhân viên trong toàn bộ công ty. Về máy móc, thiết bị thi công Công ty sử dụng nhiều loại thiết bị, xe cơ giới. Số thiết bị này chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản cốđịnh của công ty. Các máy móc, thiết bị này chủ yếu nhập từ Liên Xôđã sử dụng trong thời gian dài, quá nửa sốđã khấu hao hết 50% giá trị. Đầu tư mua máy móc thiết bị mới là cần thiết đối với công ty. Năm 2006, công ty đãđầu tư khoảng 4,5 tỷđồng để trang bị thêm xe, máy thi công. Cũng trong năm này công ty đãđầu tư 1,5 tỷđồng trong việc sửa chữa và nâng cấp các tài sản cốđịnh hiện có. Về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu làđầu vào chủ yếu của công trình xây dựng (chiếm 60 – 70% giá trị công trình). Hiện nay công ty sử dụng hai nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu: nguồn do chủđầu tư cung cấp và nguồn mua trên thị trường hoặc công ty tự sản xuất. Đối với nguyên liệu do chủđầu tư cung cấp, bộ phận vật tư tại đội công trình chịu trách nhiệm quản lý. Đối với nguồn nguyên liệu từ phía công ty, công ty giao toàn bộ quyền chủđộng quản lý cho các đơn vị thành viên trên cơ sởđơn giá dự toán, lấy dự toán chi phí, kế hoạch chi phíđể kiểm tra, giám sát mua bán vật tư t hiết bị tại các đơn vị thành viên. Về vốn sản xuất Tính đến cuối năm 2006, tổng tài sản của công ty đạt khoảng 69 tỷđồng. Trong đó tài sản lưu động vàđầu tư ngắn hạn chiếm gần 69%. Vốn nợ chiếm gần 59% trong tổng số nguồn vốn của công ty. Khả năng thanh toán của công ty trong những năm gần đây là tương đối tốt (tỷ suất thanh toán hiện tại nằm vào khoảng từ 1,2 – 1,4). 2.3.2.3. Thực trạng hoạt động dự thầu của Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội. Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội mới chỉ thực sự tham gia các dự thầu trong những năm gần đây, kể từ khi quy chếđấu thầu được ban hành. Công ty đã tham gia dự thầu hơn 60 công trình lớn nhỏ khác nhau, chủ yếu là các dựán và gói thầu trong nước. Kết quả hoạt động dự thầu của công ty qua một số năm được thể hiện trong bảng sau: Bảng 11: Kết quả trúng thầu của Công ty trong các năm 2004 – 2006. Năm Công trình dự thầu Công trình trúng thầu Giá trị trúng thầu bình quân một số công trình (tỷđồng) Tỷ lệ trúng thầu (%) Số lượng Giá trị (tỷđồng) Số lượng Giá trị (tỷđồng) Số lượng Giá trị 2004 10 312,6 3 149 49,67 30 46,3 2005 19 158,7 8 47,8 5,975 42,1 30,1 2006 20 120,28 4 20,632 5,518 20 17,2 2004 – 2006 49 591,58 15 217,432 14,495 30,61 36,75 Từ bảng trên cho thấy năm 2004 tuy công ty trúng thầu 3 công trình, nhưng là những công trình có giá trị lớn. Tỷ lệ trúng thầu về mặt số lượng đạt 30%, nhưng về giá trịđạt đến 46,3%. Sang năm 2005 số các công trình trúng thầu cao hơn nhiều so với năm 2004. Tỷ lệ trúng thầu về số lượng đạt cao (42,1%), tuy nhiên giá trị một công trình trúng thầu của năm 2005 thấp hơn rất nhiều so với công trình của năm 2004 (khoảng bằng 1/8). Vì thế tỷ lệ trúng thầu về giá trị của năm này chỉđạt 30%. Năm 2006 số lượng các công trình trúng thầu giảm mạnh chỉ bằng 1/2 của năm 2005. Giá trị của công trình trúng thầu tiếp tục giảm so với năm 2005. Tỷ lệ trúng thầu trên cả hai phương diện số lượng và giá trị của năm 2006đều thấp. Đánh giá chung cho cả 3 năm, số lượng các công trình trúng thầu là 15 trên 49 công trình tham gia dự thầu, đạt tỷ lệ 30,61%. Giá trị trúng thầu bình quân 14,495 tỷđồng/1 công trình.Tỷ lệ trúng thầu về mặt giá trịđạt 36,75%. 2.3.2.4. Tác động của hoạt động dự thầu đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu ảnh hưởng lớn của công tác dự thầu. Năm 2004 doanh thu tăng cao so với năm 2003 là do ngoài các công trình do Tổng công ty giao. Công ty đã thắng thầu trong các công trình xây lắp do Công ty tự tìm kiếm và dự thầu. Năm 2005 và2006 số các công trình thắng thầu vẫn tăng, nhưng giá trị trúng thầu bình quân một công trình thấp, vì vậy mức doanh thu năm 2005 và năm 2006 giảm so với năm 2004 (bảng 12). Bảng 12: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng doanh thu (đồng) 44149091891 59292534986 75366855038 57381487186 59804503855 Tổng số LĐBQ 1700 1815 2194 2165 2161 Lương BQ tháng (đ/LĐ) 721000 804000 1050000 1100000 1312004 Lợi tức sau thuế (đ) 806337162 827291773 1493639606 1313639971 1352496995 Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán, công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội. Qua bảng này cho thấy: lợi nhuận 3 năm 2004 – 2006 tăng mạnh so với cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThS-36.doc
Tài liệu liên quan