Luận văn Công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nam Hà Nội – Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: Nguồn vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 3

1.1. Một vài nét về ngân hàng thương mại 3

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 3

1.1.2. Các chức năng của Ngân hàng thương mại 3

1.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại 6

1.2. Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại 7

1.2.1. Vốn chủ sở hữu 7

1.2.2. Nguồn vốn huy động 8

1.2.2.1. Vốn huy động từ tiền gửi 8

1.2.2.2. Vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá 10

1.2.3. Nguồn vốn đi vay 11

1.2.4.Nguồn vốn khác .12

1.3. Sự cần thiết và vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 13

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 19

2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội 19

2.2. Cơ cấu tổ chức 21

2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội thời gian qua. 23

2.4. Thực trạng công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội 30

2.4.1. Cơ cấu nguồn vốn 30

2.4.2. Tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội 34

2.4.2.1.Vốn huy động từ tiền gửi .33

2.4.2.2. Vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá .42

2.4.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tổng nguồn vốn huy động và việc sử dụng vốn của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội.44

2.5. Đánh giá công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội 47

2.5.1. Kết quả đạt được 47

2.5.2.Hạn chế và những nguyên nhân.49

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 53

3.1. Định hướng công tác huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội thời gian tới 53

3.2. Các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội trong thời gian tới 54

3.2.1. Củng cố mạng lưới hiện có, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để thu hút nguồn tiền gửi của dân cư. 54

3.2.2.Thành lập thêm phòng dịch vụ Marketing với chức năng chính là phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.57

3.2.3. Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.58

3.2.4. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng 59

3.2.5. Củng cố, nâng cao uy tín tạo niềm tin với khách hàng, duy trì mối quan hệ với các khách hàng lớn, tìm kiếm thêm khách hàng, các dự án mới. 60

3.2.6. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực 61

3.2.7. Dùng cơ chế thi đua để khuyến khích các đơn vị, cá nhân thu hút được nguồn vốn có hiệu quả 63

3.3. Một số kiến nghị 63

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 63

3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ 64

3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 64

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG

 

doc74 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nam Hà Nội – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng đầu mối, ngân hàng phục vụ dự án Bên cạnh đó còn phát triển 1 số sản phẩm dịch vụ mới như: + Duy trì, hoàn thiện dịch vụ cho Trung tâm chuyển tiền Bưu điện. + Ngân hàng đầu mối phục vụ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. + Duy trì thu tiền mặt tại chỗ của sinh viên, dịch vụ nhận tiền của Tổng công ty xi măng, trả lương qua tài khoản ATM. Nhờ có sự nhận thức đúng đắn và tập trung chỉ đạo phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ nên năm 2007 thu dịch vụ của Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội đạt 18.899 trđ, tỷ lệ thu dịch vụ đạt 12,2%. * Về công tác kế toán - tài chính: Bảng 5: Công tác kế toán tài chính của NHNo & PTNT Nam Hà Nội 2005-2007. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 So với 2005 2007 So với 2006 +/- % +/- % 1. Tổng thu 946A 332.929 556.189 223.260 167 738.093 181.904 133 2. Tổng chi theo 946A 274.485 461.630 187.145 168 634.409 172.779 137 3. Quỹ thu nhập 946A 58.444 94.559 36.115 162 103.684 9.125 110 4. Hệ số lương được hưởng 2,41 2,86 0,45 119 2,94 0,08 103 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Nam Hà Nội) Năm 2006, chênh lệch thu nhập - chi phí (chưa có lương) của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội đạt 94.559 triệu đồng, tăng 36.115 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng là 62%, so với kế hoạch giao vượt 41%. Quỹ thu nhập bình quân đầu người đạt 732 triệu đồng/1cán bộ/năm, tăng 64% so năm 2005. Năm 2007, tổng thu 946A đạt 738.093 triệu đồng, tăng 181.904 triệu đồng so với năm trước với tốc độ tăng 33%. Tổng chi 946A năm 2007 là 634.409 triệu đồng, tăng 172.779 triệu đồng so năm trước với tốc độ tăng 37%. Chênh lệch thu nhập – chi phí (chưa có lương) thực tế là 103.684 triệu đồng, tăng 9.125 triệu đồng so với năm trước. * Các lĩnh vực công tác khác: + Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ luôn được duy trì và ngày càng có chất lượng. Trong năm 2007 đã thực hiện được 93 cuộc kiểm tra, trong đó có 2 cuộc kiểm tra về công tác chỉ đạo điều hành và 91 cuộc kiểm tra hoạt động kinh doanh. Kết quả kiểm tra theo chuyên đề của chi nhánh năm 2007 là 164.649 chứng từ kế toán với số tiền 38.018.074 trđ, 2.525 hồ sơ tín dụng với số tiền 4.577.089 trđ và 1.179 bộ hồ sơ thanh toán quốc tế với số tiền 55.943 nghìn USD. Ngoài các đợt kiểm tra theo chuyên đề của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội, còn tổ chức thành lập các đoàn kiểm tra theo đề cương kiểm tra của NHNo & PTNT Việt Nam. Năm 2007 đơn vị chưa phát sinh đơn thư phản ánh nào. + Công tác tổ chức: Thực hiện đúng, đủ các quy định về bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng kỷ luật, tuyển dụng, năm 2007 biên chế thêm 20 cán bộ, đưa tổng số cán bộ nhân viên của chi nhánh lên 151 người, không có ai bị kỷ luật, không có đơn thư khiếu nại. Ngoài ra, thực hiện theo quy định của TSC, Phòng thẩm định của chi nhánh đã chấm dứt hoạt động từ 15/07/2007. + Công tác phát triển mạng lưới: Năm 2007, NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội thành lập thêm 2 PGD trực thuộc chi nhánh cấp II. Đến nay, chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội gồm 1 hội sở, 7 phòng nghiệp vụ, 3 chi nhánh cấp II, 4 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp I và 8 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp II. Đánh giá chung, các đơn vị đều hoạt động tốt, tự trang trải chi phí và có lãi. + Công tác đào tạo: Ngoài các buổi tập huấn đột xuất, trong năm 2007 NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội còn tổ chức nhiều buổi tập huấn do TSC tổ chức, tham gia liên kết đào tạo với các đơn vị trong cơ sở đào tạo khu vực tổ chức. Về hiện đại hoá ngân hàng: ngày 10/12/2007, NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội đã tiến hành chuyển đổi chương trình giao dịch ngân hàng bán lẻ chương trình IPCAS từ Hội sở đến các phòng giao dịch. + Công tác thi đua: NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội đã triển khai các phong trào thi đua ngay từ đầu năm để tạo khí thế thi đua sôi nổi trong đơn vị. Kết quả thi đua đạt được trong năm 2006: Cờ thi đua xuất sắc của UBND thành phố Hà Nội trao tặng, là một trong số ít đơn vị vinh dự nhận Cúp Thăng Long 2007, Huân chương lao động hạng 3 do Chủ tịch nước trao tặng...Ngoài ra, trong năm 2007, giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội còn vinh dự được công nhận là Giám đốc doanh nghiệp giỏi trên địa bàn thành phố Hà Nội. + Công tác Đảng: Năm 2007, Đảng bộ NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội đã được nâng cấp thành Đảng bộ cơ sở bao gồm 49 Đảng viên, phân ra 6 chi bộ trực thuộc. Đảng bộ đã lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2007. + Công tác đoàn thể: chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ nhân viên vẫn được duy trì và đi vào nề nếp, tổ chức nhiều cuộc giao lưu thể thao và đi tham quan, gắn công tác đoàn thể với công tác chuyên môn. 2.4. Thực trạng công tác huy động vốn ở NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội. 2.4.1. Cơ cấu nguồn vốn: Năm 2001, NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội mới khai trương và đi vào hoạt động, tại thời điểm đó ngân hàng chưa có thị phần, mối quan hệ với khách hàng gần như chưa có. Nếu như năm 2001 nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Nam Hà Nội chỉ đạt 635 tỷ đồng thì đến năm 2007 nguồn vốn huy động đã lên tới 8.320 tỷ đồng. Đây là kết quả phản ánh quá trình nỗ lực của bản thân ngân hàng. Diễn biến quy mô nguồn vốn của chi nhánh từ năm 2005-2007 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 6: Diễn biến quy mô nguồn vốn, 2005-2007. Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng nguồn vốn huy động Tăng giảm so với năm trước số tiền (%) 2005 4.439 - - 2006 7.953 +3.514 179 2007 8.320 +367 105 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Nam Hà Nội). ở đây, chỉ xem xét nguồn vốn trên phương diện là nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Qua số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 tổng nguồn vốn huy động tăng 3.514 tỷ đồng so với năm 2005, tương ứng với tỷ lệ tăng 179%. Đến cuối năm 2007 tổng nguồn vốn huy động đã tăng trưởng nhanh chóng đạt 8.320 tỷ đồng tăng 367 tỷ đồng so với đầu năm, NHNo & PTNT Nam Hà Nội vươn lên vị trí thứ 8 trong số các NHNo có nguồn vốn cao nhất của hệ thống. Đặc biệt mức vốn huy động bình quân một cán bộ đã đạt gần 37 tỷ đồng và đựợc xếp vào 1 trong 5 đơn vị NHNo có số bình quân nguồn vốn trên đầu cán bộ hàng đầu của hệ thống. Như vậy, so với kế hoạch được giao (6.686 tỷ đồng) tổng nguồn vốn huy động trong năm 2007 của NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã vượt 1.634 tỷ đồng, tỷ lệ vượt là 124%. Đó là một cố gắng lớn của chi nhánh trong điều kiện nguồn vốn của các chi nhánh NHNo lớn trên địa bàn Hà Nội bị giảm sút hoặc tăng trưởng chậm lại. Nếu coi huy động vốn là đầu vào trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, thì công tác tín dụng được coi là đầu ra của hoạt động này. Định hướng đầu tư tín dụng của NHNo & PTNT Nam Hà Nội là trên cơ sở lấy an toàn tín dụng và hiệu quả kinh doanh đặt lên hàng đầu, trước hết tập trung đầu tư cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên, cho vay hộ gia đình, cầm cố các GTCG, thực hiện chính sách thu hút khách hàng và tiếp cận các doanh nghiệp Nhà nước. Xem xét diễn biến cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội ta có bảng số liệu sau: Bảng 7: Cơ cấu vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội 2005-2007. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Số tiền So với 2005 Số tiền So với 2006 +/- % +/- % I. Nguồn vốn huy động 4.438 7.953 3.515 179 8.320 367 105 1.Huy động từ tiền gửi 3.025 4.754 1.729 157 5.228 474 110 2.Phát hành giấy tờ có giá 1.413 3.199 1.786 226 3.092 -107 97 II. Vốn uỷ thác đầu tư 854 6 -848 0,7% 1 -5 17 III. Vốn vay NHNN 43 41 -2 95 46 5 112 Tổng nguồn vốn 5.335 8.000 2.665 150 8.367 367 105 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Nam Hà Nội). Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội ta thấy: Năm 2005: Nguồn vốn huy động của ngân hàng là rất lớn, chiếm tỷ trọng 83% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, trong đó vốn huy động từ tiền gửi là chủ yếu, chiếm 68% nguồn vốn huy động và phát hành giấy tờ có giá chỉ chiếm 32%. Vốn vay ngân hàng Nhà nước chiếm 1% tổng nguồn vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Chứng tỏ, trong năm 2005, NHNo & PTNT Nam Hà Nội không huy động đủ vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư của mình, vì vậy ngân hàng phải huy động thêm bằng cách đi vay ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên vốn vay thêm này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, năm 2005, NHNo & PTNT Nam Hà Nội có một lượng vốn uỷ thác đầu tư khá lớn, là 854 tỷ đồng, nguồn vốn này ngân hàng không phải mất chi phí huy động và còn được hưởng hoa hồng phí từ việc giải ngân thay cho các nhà tài trợ. Đó là trong thời gian vốn đã được tiếp nhận nhưng chưa giải ngân hết theo kế hoạch hoặc vốn cho vay đã thu hồi về nhưng chưa đến hạn chuyển trả lại cho chủ đầu tư, khi đó ngân hàng sẽ chiếm dụng được 1 khoản vốn để kinh doanh. Năm 2006: nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Nam Hà Nội tăng mạnh, tăng 3.515 tỷ đồng so với năm 2005, tương ứng với tốc độ tăng là 179%. Trong đó, phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh, tăng 1.786 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 126% so với năm 2005 và huy động từ tiền gửi tăng 1.729 tỷ đồng với tốc độ tăng là 57%. Như vậy năm 2006, NHNo & PTNT Nam Hà Nội có nhu cầu sử dụng vốn rất lớn và khả năng huy động vốn tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu đó. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi mặc dù đã tăng nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu vốn của ngân hàng, vì vậy ngân hàng phải tăng vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá. Nguồn vốn này có chi phí huy động rất cao, tuy nhiên huy động bằng nguồn này ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng vốn vì hầu hết các giấy tờ có gía đều có thời hạn hoàn trả nhất định. Nguồn vốn vay NHNo năm 2006 giảm 2 tỷ so với năm 2005, tương ứng với tỷ lệ giảm là 5%. Bên cạnh đó, nguồn vốn uỷ thác đầu tư giảm mạnh, giảm 847 tỷ đồng so với năm 2005. Năm 2007: Nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Nam Hà Nội tiếp tục tăng, cụ thể tăng 367 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 5%, trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi tăng 474 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 10% và huy động bằng cách phát hành giấy tờ có gía năm 2007 giảm 107 tỷ đồng so với năm 2006. Nguồn vốn uỷ thác đầu tư tiếp tục giảm, giảm 5 tỷ so với năm 2006. Vay Ngân hàng nhà nước năm 2007 tăng 5 tỷ so với 2006. Tóm lại, nhìn vào bảng số liệu về cơ cấu vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội ta thấy cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng nói chung là hợp lý. Mặc dù ngân hàng phải huy động thêm vốn bằng cách vay NHNo và phát hành giấy tờ có giá nhưng nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn huy động của chi nhánh. 2.4.2. Tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội. 2.4.2.1. Vốn huy động từ tiền gửi. * Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động: Bảng 8: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 2005 2006 So với 2005 2007 So với 2006 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn huy động 4.438 7.953 3.514 179 8.320 367 105 Tiền gửi không kỳ hạn 906 1.189 283 131 1.238 49 104 Tiền gửi có KH < 12 tháng 938 1.489 551 159 1.591 103 107 Tiền gửi có KH > 12 tháng 2.594 5.275 2.681 203 5.491 215 104 Tỷ trọng vốn trung, dài hạn 58,44 66,33 7,89 114 66 -0,33 96 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Nam Hà Nội) Nhìn vào bảng ta thấy, nguồn vốn huy động trung và dài hạn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội chiếm một tỷ trọng khá lớn (>50%) trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng biến động như sau: năm 2006 tăng mạnh so với 2005, cụ thể tăng 2.681 triệu đồng và đến năm 2007 thì tăng nhẹ, cụ thể tăng 215 triệu đồng so với năm 2006. Tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn năm 2006 tăng 7,89 % so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 lại giảm nhẹ, giảm 0,33% so với năm 2006. Nguồn vốn huy động trung và dài hạn cao chứng tỏ chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã thu hút được lượng lớn khách hàng gửi tiền tiết kiệm với sự tin tưởng cao. Nguồn vốn huy động không kỳ hạn tăng trưởng rõ rệt, năm 2006 tăng 283 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng là 31%. Năm 2007 cũng tăng 49 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng là 4%. Tóm lại, nguồn vốn huy động không kỳ hạn có xu hướng tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng với mục đích thanh toán tăng lên. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng cũng tăng, cụ thể năm 2006 tăng 551 triệu đồng so với năm 2005 và năm 2007 tăng 103 triệu đồng so với năm 2006. Trong tổng nguồn tiền gửi, tiền gửi kỳ hạn ngắn và không kỳ hạn chiếm tỷ lệ không cao. Đó có thể là do tình hình thị trường tiền tệ tương đối ổn định, và mức lãi suất tiền gửi trung - dài hạn mà Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội đưa ra hấp dẫn hơn nhiều so với mức lãi suất tiền gửi ngắn hạn và không kỳ hạn. Xem xét cụ thể với từng loại đối tượng huy động vốn cụ thể ta có bảng sau: Bảng 9: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội theo từng kỳ hạn cụ thể, 2005-2007. Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 So với 2005 2007 So với 2006 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn 4.438 7.953 3.515 179 8.320 367 1.105 1. TG, TV TCTD 550 824 274 150 572 252 69 + TG ko kỳ hạn 0,5 28 27,5 5.600 90 62 321 + TG, TV có kỳ hạn 549,5 796 246,5 145 482 -314 61 2. TG các TCKT 1.646 2.897 1.251 176 3.565 668 123 + TG không kỳ hạn 902 1.156 254 128 1.134 -22 98 + TG có kỳ hạn < 12 t 123 367 244 298 858 491 234 + TG có kỳ hạn 12t-24t 595 187 -408 31 349 162 187 + TG có kỳ hạn > 24t 26 1.187 1.161 4.565 1.224 37 103 3. TG tiết kiệm dân cư 829 1.033 204 125 1.091 58 106 + TG không kỳ hạn 4 5 1 125 13 8 260 + TG có kỳ hạn < 12 t 265 313 48 118 252 -61 81 + TG có kỳ hạn 12t-24t 367 402 35 110 370 -32 92 + TG có kỳ hạn > 24t 193 313 120 162 456 143 146 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Nam Hà Nội) Qua bảng số liệu trên ta thấy: * Với TG, TV TCTD: Năm 2005: TG, TV TCTD là 550 tỷ đồng trong đó TG không kỳ hạn là 0,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chiếm 0,09% trong tổng TG,TV TCTD và TG, TV có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất lớn là 99,91%. Điều này chứng tỏ vốn huy động từ tổ chức tín dụng khác của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội chủ yếu là vốn huy động có kỳ hạn. Năm 2006: TG, TV TCTD là 824 tỷ đồng, tăng 274 tỷ đồng so với năm 2005, trong đó: TG không kỳ hạn của TCTD tại chi nhánh tăng 27,5 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng là 3,4% trong khi đó TG, TV có kỳ hạn tăng mạnh, cụ thể tăng 246,5 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 96,6% trong TG,TV TCTD. Năm 2007: TG, TV TCTD là 572 tỷ đồng, giảm 252 tỷ đồng so với năm 2006, trong đó: TG không kỳ hạn của TCTD tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội là 90 tỷ đồng, tăng 62 tỷ đồng so với năm 2006, chiếm tỷ trọng là 15,7%. TG, TV có kỳ hạn là 482 tỷ đồng, giảm 314 tỷ đồng so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng là 84,3%. Tóm lại trong cơ cấu TG, TV TCTD thì chủ yếu là TG,TV có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất lớn, TG, TV không kỳ hạn mặc dù đã tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. * TG của TCKT: Năm 2005: TG của TCKT là 1.646 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37% trong tổng nguồn vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội, trong đó TG không kỳ hạn là 902 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55% TG của TCKT. Đây là nguồn TG chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TG của TCKT. Nguồn tiền gửi này bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi vốn chuyên dùng và tiền gửi không kỳ hạn khác mà chủ yếu doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng để thực hiện mục đích thanh toán qua ngân hàng. TG có kỳ hạn 24 tháng là 26 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu TG của TCKT (2%). Như vậy trong năm 2005, các TCKT chủ yếu gửi tiền vào ngân hàng với mục đích thanh toán. Bên cạnh đó, TG kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong TG của TCKT, có thể các TCKT gửi tiền vào ngân hàng cũng nhằm mục đích hưởng lãi suất hoặc dự phòng cho kế hoạch tương lai sau 1-2 năm nữa. Năm 2006: TG của TCKT biến động theo xu hướng: TG không kỳ hạn tăng 254 tỷ đồng so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng là 40%, TG có kỳ hạn 24 tháng tăng mạnh, tăng 1.187 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 41%. Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TG của TCKT. Nhìn chung cơ cấu TG của TCKT năm 2006 có biến động so với năm 2005, TG không kỳ hạn mặc dù giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, và TG có kỳ hạn > 24 tháng thì tăng mạnh. Có thể do thời kỳ này lãi suất huy động dài hạn của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội hấp dẫn nên loại TG này có xu hướng tăng lên. Năm 2007: TG của TCKT là 3.565 tỷ đồng tăng 668 tỷ đồng so với năm 2005. Trong đó: TG không kỳ hạn giảm 22 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32%. Như vậy TG không kỳ hạn có xu hướng giảm nhẹ. TG có kỳ hạn 24 tháng tăng nhẹ, tăng 37 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng là 34% trong TG của TCKT. Như vậy, TG không kỳ hạn có xu hướng giảm xuống và các loại TG có kỳ hạn lại biến động ngược lại. Như vậy trong năm 2007, các loại tiền gửi của TCKT tại chi nhánh Nam Hà Nội có biến động nhiều, các loại TG có xu hướng thay đổi và chiếm tỷ trọng đồng đều hơn. * TG tiết kiệm của dân cư: Năm 2005: TG tiết kiệm của dân cư tại NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội là 829 tỷ đồng, trong đó TG không kỳ hạn là 5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong TG tiết kiệm của dân cư (0,5%). TG có kỳ hạn 24 tháng là 193 tỷ đống, chiếm tỷ trọng 23 % trong TG tiết kiệm dân cư. Như vậy, trong cơ cấu TG tiết kiệm của dân cư chủ yếu là TG có kỳ hạn, TG không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Tuy nhiên, TG không kỳ hạn là loại tiền gửi chí phí huy động thấp, thậm chí ngân hàng có thể không mất phí huy động, vậy nên ngân hàng nên có biện pháp thu hút loại tiền gửi này. Năm 2006: nguồn tiền gửi dân cư đạt 1.033 tỷ đồng, trong đó, TG không kỳ hạn là 5 tỷ đồng, tăng 1 tỷ đồng so với năm 2005, và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong TG tiết kiệm dân cư (0,5%), TG có kỳ hạn 24 tháng là 313 tỷ đồng, tăng 120 tỷ đồng so với 2005 và chiếm tỷ trọng 30% TG tiết kiệm của dân cư. Ta thấy năm 2006, TG tiết kiệm của dân cư biến động tăng tất cả các loại tiền gửi ở các kỳ hạn khác nhau. Năm 2007: TG tiết kiệm dân cư là 1.091 tỷ đồng, trong đó TG không kỳ hạn là 13 tỷ đồng, tăng 8 tỷ đồng so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 1% trong TG tiết kiệm của dân cư. Nhận thấy trong 3 năm thì tiền gửi tiết kiệm dân cư không kỳ hạn đều có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong TG tiết kiệm của dân cư. TG có kỳ hạn 24 tháng là 456 tỷ đồng, tăng 143 tỷ đồng so với 2005 và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TG tiết kiệm của dân cư (42%). Như vậy trong 3 năm từ 2005 đến 2007 thì trong cơ cấu TG tiết kiệm của dân cư chủ yếu là TG có kỳ hạn, TG không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. * Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn vốn huy động: Bảng 10: Nguồn vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội theo loại tiền huy động: Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 So với 2005 2007 So với 2006 +/- % +/- % I.Tổng nguồn vốn huy động 4.438 7.953 3.515 179 8.320 367 105 1.TG, TV TCTD 550 824 274 150 572 -252 69 + Ngoại tệ (quy đổi) 218 0 -218 - 39 39 - + Nội tệ 332 824 492 248 533 -252 65 - Tỷ trọng TG TCTD 12% 10% -2% 83% 7% -3% 70% 2.Tiền gửi của các TCKT 1.646 2.897 1.251 176 3.565 668 123 + Ngoại tệ (quy đổi) 85 125 40 147 77 -48 62 + Nội tệ 1.561 2.772 1.211 178 3.488 716 126 -Tỷ trọng tiền gửi TCKT 37% 36% -1% 97% 43% 7% 119% 3. Tiền gửi dân cư 829 1.033 204 125 1.091 58 106 + Nội tệ 472 601 129 127 639 38 106 + Ngoại tệ (quy đổi) 357 432 75 121 452 20 105 - Tỷ trọng TG dân cư 17% 13% -4% 76% 13,1% 0% 100,7% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Nam Hà Nội) Xét theo loại tiền huy động: + Nguồn vốn dân cư năm 2006 tăng 204 tỷ đồng so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng 13% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Lần đầu tiên NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội có tỷ trọng tiền gửi dân cư cao hơn mức toàn hệ thống. Năm 2006 chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội trở thành đơn vị dẫn đầu hệ thống về số lượng tiền gửi dân cư. Trong đó, nguồn nội tệ huy động từ dân cư năm 2006 tăng 129 tỷ đồng, và nguồn ngoại tệ huy động từ dân cư tăng 75 tỷ so với năm 2006. Tuy nhiên TG huy động từ dân cư bằng nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu (57%). Năm 2007 tiền gửi dân cư có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2006. Cụ thể, năm 2007 tiền gửi dân cư là 1091 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13% tổng nguồn vốn và bằng 100,7% năm 2006. Nguyên nhân là do sự phát triển của thị trường chứng khoán nên việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư gặp khó khăn. Trong đó, nguồn ngoại tệ huy động từ dân cư có xu hướng tăng so với năm 2006, đạt 452 tỷ đồng và tăng 20 tỷ so với năm 2006. Bên cạnh đó nguồn nội tệ huy động từ dân cư năm 2007 tăng 38 tỷ đồng so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 59% trong TG dân cư. * TG các TCKT: + Năm 2006: nguồn vốn của các TCKT cũng tăng 1.251 tỷ và chiếm tỷ trọng 36%, tỷ trọng giảm 1% so với năm 2005. Trong đó, TG của TCKT bằng nội tệ tăng 1.211 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 96%, tăng 1% so với năm 2005. Bên cạnh đó, TG của TCKT bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 4% và giảm 1% so với năm 2005. Như vậy, trong nguồn vốn huy động từ TCKT thì chủ yếu là huy động bằng nội tệ. + Năm 2007 tiền gửi các TCKT có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2006, mặc dù trong năm 2007 TSC có chủ trương giảm TG của tổ chức tài chính, Công ty chứng khoán và Công ty bảo hiểm. Cụ thể: đến 31/12/2007, tiền gửi TCKT là 3.565 tỷ đồng tăng 668 tỷ với tốc độ tăng 23% so với năm 2006. Trong đó huy động bằng nội tệ tăng 716 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 98% trong tổng TG các TCKT. TG huy động bằng ngoại tệ thì biến động ngược lại. Tóm lại, trong 3 năm từ 2005 đến 2007 thì TG các TCKT huy động bằng nội tệ có xu hướng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong TG các TCKT. * TG, TV TCTD: Năm 2006, nguồn vốn các TCTD thay đổi như sau: TG,TV TCTD năm 2006 tăng 274 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 50% so với năm 2005. Trong đó, TG,TV các TCTD bằng nội tệ tăng 492 tỷ đồng so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng là 100%. Năm 2006, TG, TV TCTD bằng ngoại tệ giảm mạnh và bằng 0. Năm 2007, NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội thực hiện chủ trương của TSC về việc giảm dần tiền gửi, tiền vay TCTD, chi nhánh đã chấp hành nghiêm chỉnh. Đến 31/12/2007, tiền gửi TCTD là 572 tỷ, chiếm tỷ trọng 7% tổng nguồn và giảm 252 tỷ so với năm 2006. Trong đó, TG, TV TCTD bằng nội tệ giảm 291 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm là 31%. TG, TV TCTD tăng 39 tỷ đồng so với năm 2006. Như vậy, đến năm 2007, TG, TV TCTD đã giảm xuống rõ rệt, vì huy động vốn từ nguồn này chi phí cao. Trong khi đó huy động từ TG các TCKT qua 3 năm tăng mạnh và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. TG dân cư cũng có xu hướng tăng nhẹ. 2.4.2.2. Vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá: Nền kinh tế càng phát triển ổn định thì nhu cầu vốn trung dài hạn cho đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ ngày càng tăng. Huy động vốn thông qua phát hành GTCG góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn khi cần thiết. Đây được coi là hình thức có khả năng cung ứng vốn trung – dài hạn nhanh nhất và hoàn toàn chủ động. Bảng 11: Nguồn vốn huy động thông qua phát hành GTCG năm 2005-2007: Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 So với 2005 2007 So với 2006 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn huy động 4.438 7.953 3.515 179 8.320 367 105 Phát hành GTCG 1.413 3.199 1.786 26 3.092 -107 97 Tỷ trọng phát hành GTCG 32% 40% 8% 125% 37% -3% 93% Phát hành GTCG ngắn hạn 153 19 -134 12 0,22 -18,78 1 Phát hành GTCG từ 12t-24t 245 35 -210 14 1,78 -33,22 5 Phát hành GTCG > 24t 1.015 959 -56 94 274 -685 29 Trái phiếu TW 0 2.186 2.186 - 2.816 0 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005-2007 của NHNo & PTNT Nam Hà Nội) Năm 2005: Phát hành GTCG của NHNo & PTNT Nam Hà Nội đạt 1.413 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32 % tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể: phát hành GTCG ngắn hạn là 153 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong toàn bộ giá trị GTCG. Phát hành GTCG kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đạt 245 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17% giá trị GTCG. Phát hành GTCG thời hạn > 24 tháng đạt 1.015 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất là 72% giá trị GTCG. Như vậy năm 2005, chi nhánh chủ yếu phát hành GTCG trung và dài hạn. GTCG ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2006: Nguồn phát hành GTCG tăng mạnh, tăng 1.786 tỷ đồng so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng là 40% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Trong đó: Phát hành GTCG ngắn hạn giảm 134 tỷ đồng so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng 0,6% giá trị GTCG. Phát hành GTCG kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đạt 35 tỷ đồng và giảm 210 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm tỷ trọng là 1,1% giá trị GTCG. Phát hành GTCG kỳ hạn > 24 tháng đạt 959 tỷ đồng và giảm so với năm 2005, giảm 56 tỷ đồng. Năm 2005, chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội không phát hành trái phiếu Trung ương nhưng đến năm 2006, đã phát hành thêm 2.186 tỷ đồng trái phiếu TW. Năm 2007: giá trị GTCG phát hành giảm nhẹ, giảm 107 tỷ đồng so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng là 37% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Trong đó: phát hành GTCG ngắn hạn đạt 0,22 tỷ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7625.doc
Tài liệu liên quan