Luận văn Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8

1.1. Một số nét khái quát về Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc 8

1.2. Phương thức lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với Hội đồng nhân dân tỉnh 23

1.3. Thực trạng đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh trong những năm qua 43

Chương 2: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH 59

2.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay 59

2.2. Những giải pháp chủ yếu đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh trong những năm tới 75

KẾT LUẬN 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 99

 

 

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3366 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trực, các Ban HĐND tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chức năng giám sát theo qui định của pháp luật, chú trọng cả giám sát tại kỳ họp và giám sát giữa hai kỳ họp. Đặc biệt chương trình giám sát giữa hai kỳ họp của HĐND luôn được Đảng bộ tỉnh quan tâm lãnh đạo thường xuyên, ngoài chương trình giám sát theo nghị quyết của HĐND tỉnh trong quá trình lãnh đạo triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm nếu phát hiện có vấn đề nổi cộm, bức xúc trong xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giao Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo HĐND tỉnh tổ chức giám sát chuyên đề và báo cáo kết quả giám sát với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ để Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xem xét, cho ý kiến và ban hành nghị quyết lãnh đạo để các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền khắc phục những khó khăn vướng mắc phát hiện qua giám sát. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh thể hiện ở việc Tỉnh uỷ nghe báo cáo nội dung chương trình giám sát, định hướng những quan điểm với những địa bàn và vụ việc cụ thể. Đối với việc tổ chức tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân sự lãnh đạo của Đảng cũng thông qua việc định hướng của mình, đòi hỏi phải thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện trên các nội dung hoạt động đó. Để HĐND tỉnh thực hiện có hiệu quả công tác tiếp dân và theo dõi việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cần giao cho Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo Thường trực HĐND tỉnh quy định và công bố công khai lịch tiếp dân hàng tháng, phân công rõ nhiệm vụ tiếp dân và đôn đốc, xem xét việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, xây dựng quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND với Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri... Tổng hợp số ý kiến, kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh để được giải quyết kịp thời, khắc phục được tình trạng né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm, hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp, không để xảy ra khiếu kiện đông người. Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tại nơi ứng cử, nơi cư trú và nơi công tác, kỹ năng tiếp xúc cử tri cần được nâng lên theo hướng tăng cường đối thoại thẳng thắn, cởi mở, cần tập trung vào những vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương. Cần chủ động phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức tiếp xúc cử tri. Thực tế cho thấy nhiều đại biểu đã thường xuyên sâu sát cơ sở, tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của HĐND, kịp thời nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, các ý kiến, kiến nghị của cử tri được tổng hợp, báo cáo trước kỳ họp và chuyển đến cơ quan chức năng giải quyết đã tạo kết quả thiết thực góp phần giải quyết tốt các yêu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. 1.3. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TRONG NHỮNG NĂM QUA 1.3.1. Kết quả quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh Sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân điều đó đã được khẳng định trong cả lý luận, nhận thức và trong hoạt động thực tiễn tại các địa phương. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội đồng nhân dân đã được khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như được đề cập trong văn kiện các kỳ Đại hội Đảng và nhiều nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với Hội đồng nhân dân có tính chất toàn diện, từ việc lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ đến việc lãnh đạo các hoạt động của Hội đồng nhân dân trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, đảm bảo tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Trung ương Đảng. Trong những năm vừa qua Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phúc đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo công tác tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và được thể hiện trên một số lĩnh vực cụ thể như sau. 1.3.1.1. Đổi mới phương thức lãnh đạo đối với Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc quyết định các chủ trương, giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng Trong những năm qua (nhất là từ đầu nhiệm kỳ 2004 - 2011) Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã ra các nghị quyết về chủ trương, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn đồng thời lãnh đạo Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức triển khai để HĐND tỉnh thể chế hoá bằng các nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Trong đó xác định rõ những việc Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định, Hội đồng nhân dân cụ thể hoá. Những việc Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ cho ý kiến định hướng, Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận bàn bạc và quyết định. Những việc Hội đồng nhân dân thảo luận, quyết định theo thẩm quyền. Như vậy, vừa đảm bảo giữ được vai trò lãnh đạo của Đảng vừa đảm bảo tôn trọng quyền chủ động, sáng tạo và tính chịu trách nhiệm trước các quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tránh được cả hai khuynh hướng Đảng áp đặt, làm thay, ôm đồm và khuynh hướng buông lỏng, khoán trắng. Hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh xa rời sự lãnh đạo của Đảng. Trước các kỳ họp HĐND tỉnh Thường trực Tỉnh uỷ thường xuyên chỉ đạo Đảng đoàn HĐND tỉnh chuẩn bị trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho ý kiến định hướng về những nội dung trọng tâm trình kỳ họp. Đối với những vấn đề lớn, như: chiến lược, chủ trương, cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngân sách, phương án thành lập, phân chia lại địa giới hành chính cấp huyện, xã... Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến về mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu để Đảng đoàn HĐND tỉnh, lãnh đạo HĐND tỉnh thảo luận, quyết nghị theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định. Đồng thời hàng năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành nghị quyết về tình hình và kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trong năm, định hướng mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp lớn về nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm sau để HĐND tỉnh thảo luận, quyết nghị. Kể từ đầu nhiệm kỳ 2004-2011, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành 138 nghị quyết chuyên đề về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng như nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế- xã hội hàng năm, về phân bổ ngân sách, chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn, về hỗ trợ thuỷ lợi phí cho nông dân về xoá đói giảm nghèo, về xây dựng nhà văn hoá xã, thôn, về giáo dục đào tạo, về giao thông nông thôn,...Với những chuyên đề lớn, những vấn đề quan trọng Tỉnh uỷ thảo luận và ra nghị quyết hoặc thông báo kết luận sau đó Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và quyết định. Hầu hết các nghị quyết được ban hành tại các kỳ họp HĐND đã bám sát đường lối, chủ chương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nội dung tập trung chủ yếu vào nhưng vấn đề quan trọng trên các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị của địa phương. 1.3.1.2. Đổi mới lãnh đạo trong công tác tổ chức và cán bộ làm công tác Hội đồng nhân dân tỉnh Xác định rõ công tác tổ chức, công tác cán bộ có vai trò hết sức to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong những năm qua Tỉnh uỷ đã tập trung lãnh đạo việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, cho ý kiến định hướng về cơ cấu, tiêu chuẩn đại biểu, lãnh đạo công tác tổ chức và tiến hành bầu cử, đảm bảo cho việc mở rộng và phát huy quyền làm chủ của cử tri trong việc lựa chọn và bầu cử đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Chính vì vậy qua các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân đã đảm bảo dân chủ, đúng luật. Ngay từ khi chuẩn bị bầu cử Hội đồng nhân dân mỗi khoá, các cấp uỷ đảng đã trực tiếp lãnh đạo coi trọng việc chọn cử cán bộ làm công tác Hội đồng nhân dân, giới thiệu Bí thư và Phó Bí thư cấp uỷ ứng cử Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Ban Thường vụ đã kiện toàn bộ máy làm công tác Hội đồng nhân dân theo hướng tăng dần số đại biểu hoạt động chuyên trách, đưa những cán bộ lãnh đạo có uy tín sang làm nhiệm vụ lãnh đạo của Hội đồng nhân dân. Tại khoá XIII (nhiệm kỳ 1999 - 2004) Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cử đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh sang làm Phó Chủ tịch chuyên trách. Trưởng, phó các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là trưởng các ngành hoạt động kiêm nhiệm các thành viên là các đại biểu có trình độ và quá trình công tác ở các nhóm lĩnh vực: Tài chính – ngân sách, kinh tế văn hóa – xã hội và pháp chế. Tại khoá XIV Hội đồng nhân dân tỉnh (nhiệm kỳ 2004 – 2009), (hiện nay kéo dài thêm 2 năm đến năm 2011) đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội trực tiếp làm chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, đồng chí Tỉnh uỷ viên làm Phó Chủ tịch chuyên trách, 01 đồng chí là uỷ viên Thường trực hoạt động chuyên trách. Về các ban: có 2 trưởng ban: kinh tế ngân sách, văn hoá – xã hội hoạt động chuyên trách. Đến tháng 7 năm 2007 đồng chí Trưởng ban Văn hoá – Xã hội chuyển sang làm Phó đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí Uỷ viên Thường trực kiêm nhiệm chức danh này. Đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ kiêm nhiệm Trưởng ban pháp chế, đồng chí Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh là phó ban kiêm nhiệm. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cũng đã thành lập Đảng Đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh trong đó Bí thư là Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Bí thư là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các thành viên là Uỷ viên Thường trực và các trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân tỉnh. Như vậy về nhân sự so với khoá XIII Thường trực Hội đồng nhân dân, trưởng, phó các ban của Hội đồng nhân dân đều tăng về số lượng nhất là tăng số đại biểu hoạt động chuyên trách vì thế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh ngày càng chất lượng, hiệu quả và thực chất hơn. Về cơ quan văn phòng giúp việc: tại khoá XIII bộ phận giúp việc Hội đồng nhân dân gồm 3 đồng chí nằm trong Văn phòng Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và giúp việc cả Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Đến tháng 8/2003 tách thành văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân riêng và văn phòng Uỷ ban nhân dân riêng. Tháng 9 năm 2004 thực hiện nghị quyết 416 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội lại tách khỏi văn phòng Hội đồng nhân dân hoạt động độc lập. Văn phòng Hội đồng nhân dân lúc đó có tổng số 25 cán bộ (kể cả các đại biểu chuyên trách). Tháng 5 năm 2008 thực hiện Nghị quyết 545 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 2 văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng Hội đồng nhân dân lại sát nhập thành Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh với tổng số cán bộ công chức viên chức là 34 người (bao gồm cả đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách) và được hình thành 4 phòng chức năng. Tuy có sự biến động mô hình văn phòng giúp việc nhưng nói chung cả số lượng và chất lượng cơ quan giúp việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh ngày càng được nâng cao, tính chất chuyên môn hóa trong tham mưu, phục vụ ngày càng được nâng lên. Hiệu lực, hiệu quả và chất lượng tổ chức các kỳ họp, tổ chức các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân cũng ngày càng được khẳng định rõ. Nhìn chung, so với nhiệm kỳ 1999-2004, chất lượng đại biểu HĐND được tăng lên cả về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị, công tác đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch cán bộ làm công tác HĐND được quan tâm, nhiều đại biểu HĐND được cử đi học tập theo chương trình đại học và sau đại học, đã có thêm trình độ, năng lực, nhiệt huyết với công tác HĐND đây là những yếu tố quan trọng bảo đảm cho hoạt động của HĐND được thuận lợi và có hiệu quả. 1.3.1.3. Đổi mới phương thức lãnh đạo đối với các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân Hàng năm Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, các tổ và đại biểu Hội đồng nhân dân thường tổ chức nhiều đoàn giám sát xuống các cơ quan, đơn vị, các địa phương về các lĩnh vực lớn, quan trọng, những vấn đề bức xúc mà cử trị quan tâm. Kết hợp giữa giám sát với khảo sát thực tế để nắm bắt tình hình thực thi pháp luật và nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh. Sau các đợt giám sát đều có thông báo kết luận gửi cấp uỷ đảng, các đơn vị liên quan và các đơn vị chịu sự giám sát. Trước và sau các kỳ họp các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tổ chức cho cử tri tiếp xúc với đại biểu do mình bầu ra để nghe báo cáo dự kiến và kết quả chương trình kỳ họp những nội dung quan trọng và lắng nghe đề xuất kiến nghị của cử tri. Tổ chức tiếp công dân, nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ với những nội dung công tác này được thông qua Ban cán sự Đảng Hội đồng nhân dân. Hàng tháng, quí, sáu tháng và hàng năm Thường trực Tỉnh uỷ nghe Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo về kết quả hoạt động của mình và cho định hướng hoạt động giai đoạn tiếp theo. Hoạt động kiểm tra, giám sát của HĐND thực sự đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã tổ chức được nhiều cuộc kiểm tra, giám sát hơn trước. Chất lượng và hiệu quả các cuộc giám sát được quan tâm, phương thức giám sát thường xuyên đổi mới. Hoạt động giám sát bảo đảm tính khách quan, toàn diện, khoa học, kết luận sau giám sát rõ ràng, kiến nghị cụ thể. Công tác đôn đốc, theo dõi việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát được chú trọng. Đối với những vấn đề lớn sau giám sát, tiếp xúc cử tri, nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, Tỉnh uỷ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các ngành hữu quan tập trung giải quyết đảm bảo quyền lợi và lợi ích chính đáng của nhân dân. Đồng thời tổng kết rút kinh nghiệm và coi những kết quả và những thông tin thu được từ hoạt động của Hội đồng nhân dân để điều chỉnh các chủ trương, chính sách của mình cho phù hợp với thực tế, thiết thực phục vụ và nâng cao đời sống nhân dân. Từ những kết quả nêu trên có thể khẳng định trong những năm qua phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh đã không ngừng đổi mới thông qua việc qua việc lãnh đạo quyết định các chủ trương, giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, qua việc sắp xếp lại bộ máy, tăng cường công tác cán bộ, trong hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Điều đó làm cho Hội đồng nhân dân tỉnh hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả và ngày càng thực chất, đáp ứng yêu cầu là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí và lợi ích chính đáng của công dân. 1.3.2. Một số hạn chế chủ yếu trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số tồn tại hạn chế cần tiếp tục đổi mới trong thời gian tới, cụ thể như sau: Thứ nhất, nhận thức của một số cấp uỷ đảng, cán bộ, đảng viên về HĐND còn hạn chế, việc lãnh đạo đối với Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc quyết định các chủ trương, giải pháp trên một số hoạt động liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đôi khi còn chậm. Về cơ bản Tỉnh uỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, lãnh đạo triển khai có việc còn chậm như quy hoạch, xây dựng hạ tầng để giao đất dịch vụ, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ về quy hoạch, giải phóng mặt bằng, phát triển du lịch, giải quyết việc làm, cải cách thủ tục hành chính chưa theo kịp với yêu cầu phát triển. Thứ hai, công tác lãnh đạo quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ chưa theo kịp với yêu cầu. Nhìn chung công tác quy hoạch đào tạo cán bộ cho Hội đồng nhân dân tỉnh còn lúng túng, bị động chưa có quy hoạch dài hạn đối với từng chức danh lãnh đạo của Hội đồng nhân dân, việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo chưa kịp thời nhất là việc bổ sung các chức danh hoạt động chuyên trách, trưởng, phó các ban của Hội đồng nhân dân. Khó khăn trong việc đảm bảo sự kịp thời và đồng bộ trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo luật định. (Đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân chỉ là Tỉnh uỷ viên không tham gia Thường vụ cấp uỷ. Các đồng chí chuyên trách khác cũng không tham gia cấp uỷ của tỉnh). Một số cấp uỷ đảng chưa thực sự quan tâm đến chất lượng, tiêu chuẩn đại biểu HĐND. Khi giới thiệu nhân sự để bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân, một số nơi chủ yếu quan tâm đến cơ cấu, ít quan tâm đến tiêu chuẩn, năng lực của đại biểu nên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử ở địa phương. Cũng có một số nơi đã bố trí những cán bộ năng lực yếu kém, khó bố trí vào các chức danh khác làm công tác HĐND. Mặt khác, một số đại biểu HĐND do kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ nên đã không dành thời gian thoả đáng cho việc thực hiện những nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân, việc điều động cán bộ sang hoạt động ở cơ quan dân cử là rất khó, kể cả được bầu giữ chức vụ cao hơn. Thứ ba, lãnh đạo việc xây dựng và thực hiện các chế độ làm việc, công tác bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu cũng còn hạn chế. Trong qui chế hoạt động của Ban Chấp hành Tỉnh uỷ chưa đặt ra chế độ định kỳ Thường vụ cấp uỷ nghe Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân chỉ được mời dự các phiên họp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ với những nội dung có liên quan. Chuẩn bị cho các kỳ họp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nghe ban cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo những nội dung chính dự kiến trình kỳ họp Hội đồng nhân dân lãnh đạo các ban Hội đồng nhân dân tỉnh cơ quan có nhiệm vụ thẩm tra các tờ trình, đề án của Ủy ban nhân dân định hướng cho Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và quyết định cũng không được mời dự họp nên cũng không nắm bắt được đầy đủ thông tin đặc biệt không nắm vững tư tưởng chỉ đạo, những chủ trương của Thường vụ cấp ủy về những vấn đề cụ thể. Việc cấp uỷ đảng lãnh đạo các cơ quan liên quan, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, đoàn đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tạo mối quan hệ gắn bó, phối hợp xử lý các thông tin và tạo sự thống nhất trong quá trình soạn thảo, thẩm tra, lấy ý kiến nhân dân và quyết định các vấn đề quan trọng chưa được tiến hành thường xuyên. Hoạt động giám sát của HĐND còn một số hạn chế, khó khăn: việc thành lập đoàn kiểm tra, giám sát để xem xét một số vụ việc cụ thể của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện chưa thực hiện được, chưa tổ chức được nhiều cuộc giám sát về các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính, bảo vệ môi trường, việc phối hợp giám sát giữa HĐND cấp tỉnh với HĐND cấp huyện và cấp xã chưa nhiều, số thành viên tham gia đạt thấp so với qui định, việc tham gia ý kiến tại các cuộc giám sát chưa nhiều, chất lượng chưa sâu, một số cuộc giám sát còn bị trùng lặp về địa điểm, thời gian, công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện các kết luận sau giám sát còn nhiều hạn chế. Việc lãnh đạo sự phối hợp các cơ quan để giải quyết các vấn đề sau giám sát, tiếp xúc cử tri, việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân chưa được tổ chức chu đáo. Nhiều kết luận sau giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân chậm được các ngành xem xét điều chỉnh. Các vụ khiếu nại, tố cáo kéo dài chậm được giải quyết dứt điểm. Thực hiện các chủ trương của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân cụ thể hoá bằng nhiều nghị quyết chuyên đề nhưng việc cân đối nguồn lực để thực hiện nghị quyết và việc kiểm tra tình hình thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh còn nhiều hạn chế công tác giám sát việc thực hiện nghị quyết sơ kết, tổng kết công tác này cũng chưa được tiến hành thường xuyên. Công tác lãnh đạo của Tỉnh uỷ với Hội đồng nhân dân được thể hiện trong nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh các khoá, các hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ và hàng năm. Việc ban hành nghị quyết chuyên đề của cấp uỷ lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân các cấp cũng chưa được thực hiện. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức chất vấn các thành viên Uỷ ban nhân dân và lãnh đạo các ngành trực thuộc Uỷ ban nhân dân và truyền hình trực tiếp song thời gian dành cho chất vấn còn ít, số lãnh đạo các ngành tham gia trả lời chất vấn mỗi kỳ họp chỉ được từ 2 đến 3 trưởng ngành tham gia. Nhiều vấn đề bức xúc cử tri quan tâm cũng chưa được các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chất vấn tại kỳ họp. Thời gian dành cho thảo luận các nội dung sẽ quyết định tại kỳ họp còn ít nên chất lượng các nghị quyết phụ thuộc nhiều vào cơ quan soạn thảo, thẩm tra chính kiến của đại biểu trong việc lựa chọn các phương án cụ thể còn nhiều hạn chế. Nhiều quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh vẫn còn mang tính hình thức. Việc tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri thường theo lối mòn, cử tri tham dự hầu hết là lãnh đạo các xã, thôn “cử tri chuyên trách” số người trực tiếp lãnh đạo sản xuất tham dự còn ít, việc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề thực hiện chưa nhiều, việc tiếp xúc của cá nhân đại biểu và nhóm đại biểu tới những vùng cử tri đặc thù (cử tri là lực lượng vũ trang, công nhân ở các khu công nghiệp...) còn rất hạn chế. 1.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh Những kết quả đạt được là do Đảng ta đã có chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về vị trí vai trò của Hội đồng nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan quyết định những vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, là cơ quan đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân địa phương nên đã tích cực đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của cấp uỷ và Thường vụ cấp uỷ, tăng cường công tác cán bộ và thường xuyên lãnh đạo chỉ đạo, kiểm tra giám sát các hoạt động của Hội đồng nhân dân. Về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: Thứ nhất, nhận thức về vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh còn chưa đầy đủ. Bên cạnh việc làm rõ vị trí của Hội đồng nhân dân trong bộ máy chính quyền địa phương có nhiệm vụ quan trọng là thể chế hoá về mặt Nhà nước các chủ trương của Tỉnh uỷ, các cấp uỷ đảng bằng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Từ đó nhận thức của nhiều cấp, nhiều ngành của tỉnh Vĩnh Phúc về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân được nâng lên. Ý thức chấp hành của các cơ quan nhà nước đối với Hội đồng nhân dân được đề cao, những quan điểm chưa đúng về Hội đồng nhân dân dần được khắc phục, hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh cũng như Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng có lúc, có nơi một số bộ phận cấp uỷ đảng, chính quyền, một số cán bộ, đảng viên ở các cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân, chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tạo những điều kiện thuận lợi cho Hội đồng nhân dân tỉnh hoạt động. Có lúc, có nơi còn lúng túng trong phương thức lãnh đạo Hội đồng nhân dân. Một số cấp uỷ đảng, thậm chí một số cán bộ chủ chốt của cấp uỷ chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của các cơ quan dân cử ở địa phương. Nhiều nơi coi HĐND chỉ là cơ quan hợp thức hoá các nghị quyết của cấp uỷ đảng và hợp pháp hoá những việc đã rồi. Thứ hai, năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới Trong những năm qua tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc có những chuyển biến nhanh chóng, cơ cấu chuyển nhanh từ nông nghiệp sang công nghiệp, cơ cấu lao động cũng điều chỉnh theo. Nhiều vấn đề về nguồn nhân lực, về việc làm và thu nhập của người dân dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, vấn đề nhà ở và điều kiện sinh hoạt của người lao động, vấn đề môi trường cũng đặt ra nhiều bức xúc trong đời sống dân cư song việc nắm bắt, giải quyết của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh chưa theo kịp yêu cầu của thực tế đặt ra. Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân nhất là các chức danh lãnh đạo Hội đồng nhân dân, tình hình tổ chức bộ máy và những biến động của văn phòng giúp việc cũng ảnh hưởng tới chất lượng các hoạt động của Hội đồng nhân dân. Khi giới thiệu nhân sự để bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân, một số nơi chủ yếu quan tâm đến cơ cấu, ít quan tâm đến tiêu chuẩn, năng lực của đại biểu nên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử ở địa phương. Cũng có một số nơi bố trí những cán bộ năng lực yếu kém, khó bố trí vào các chức danh khá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
Tài liệu liên quan