Luận văn Đổi mới tổ chức, quản lý ở Công ty Vận tải đa phương thức theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ- CÔNG TY CON 4

1.1 Mô hình Công ty mẹ - Công ty con 4

1.2 Quá trình thí điểm áp dụng mô hình Công ty mẹ - Công ty con ở Việt Nam 20

1.3 Vận dụng kinh nghiệm của thế giới và trong nước về mô hình công ty mẹ - công ty con vào điều kiện thực tiển của công ty vận tải đa phương thức 26

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 35

2.1. Khái quát tình hình, đặc điểm của Công ty Vận tải đa phương thức trước khi áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con 35

2.2. Thực trạng tổ chức, quản lý của công ty vận tải đa phương thức theo mô hình công ty mẹ - công ty con 50

2.3. Những vấn đề đặt ra về tổ chức quản lý ở Công ty Vận tải đa phương thức hiện nay 67

Chương 3: CÁC QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỔI MỚI TỔ CHỨC, QUẢN LÝ Ở CÔNG TY VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 77

3.1. Các quan điểm cơ bản 77

3.2. Những giải pháp chủ yếu đổi mới tổ chức quản lý ở Công ty Vận tải đa phương thức theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con 84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới tổ chức, quản lý ở Công ty Vận tải đa phương thức theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh theo các lĩnh vực: - Vận tải đa phương thức và siêu trường siêu trọng : 12 - Vận tải biển : 01 - Thương mại (xuất nhập khẩu) : 01 * Phân tích mô hình tổ chức quản lý Là một doanh nghiệp năng động, sáng tạo trong đổi mới quản lý sản xuất kinh doanh, không ngừng phát triển mở rộng thị trường kinh doanh, không ngừng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư đón đầu có trọng điểm nên phát huy hiệu quả thắng thầu; xây dựng chiến lược đầu tư con người phù hợp với yêu cầu phát triển của thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa; thường xuyên tăng cường đổi mới công tác quản lý. Nhờ đó, Công ty đã liên tục hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế đã đề ra, giữ vững tốc độ tăng trưởng bình quân cao trong những năm đổi mơi. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế hiện nay, Công ty có mô hình tổ chức quản lý theo hình chóp, theo đó mọi quyền quyết định được tập trung vào người lãnh đạo đứng đầu Công ty. Mô hình này có thể phù hợp trong điều kiện của Công ty trong giai đoạn những năm 1976-1992, khi đó Công ty chỉ đơn thuần hoạt động trên một số lĩnh vực, quy mô hoạt động nhỏ và mạng lưới phân tán các cơ sở đầu mối kinh doanh không nhiều. Người đứng đầu “Người đứng đầu chịu trách nhiệm về mọi hoạt động SXKD của đơn vị cơ sở ” Đơn vị cơ sở Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lý hình chóp Nhưng, khi bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong những năm 2000-2003 việc tiếp tục áp dụng mô hình cũ sẽ nảy sinh một số khó khăn trong công tác quản lý gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, cụ thể là: Địa bàn hoạt động của Công ty mở rộng ra cả nước và các nước trong khu vực, ngành nghề kinh doanh đa dạng, phức tạp, tài sản khá lớn, hiện đại, có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia (Nhà nước, các cổ đông, các liên doanh.. ), cơ cấu tổ chức gồm 14 đầu mối, có tài khoản riêng, được phân cấp ký kết hợp đồng kinh tế với khác hàng. Xét về mặt cơ cấu tổ chức, Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như các đơn vị cơ sở. Cơ chế đó đã làm hạn chế tính năng động của các đơn vị, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Mặt khác, vai trò trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị bị hạn chế bởi họ chưa có tư cách pháp nhân đầy đủ và tính ỷ lại trông chờ cấp trên còn phổ biến. Nhu cầu vận tải xã hội ngày một lớn, nhất là phục vụ các dự án đầu tư xây dựng có thiết bị toàn bộ, hàng siêu trường siêu trọng tại các khu vực ngày càng nhiều, thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tính năng động, sáng tạo, tự chủ trong sản xuất kinh doanh để nắm bắt thời cơ và chủ động. Trong khi đó, Tổng Giám đốc và các phòng ban tham mưu chỉ đạo sản xuất kinh doanh cụ thể đến các đơn vị trên phạm vi cả nước, vừa trực tuyến, vừa tham mưu, đi lại nhiều gây lãng phí, nhiều lúc không kịp thời dẫn đến giải quyết sự vụ, tự đánh mất chức năng nghiên cứu, tham mưu định hướng chiến lược và tổ chức phối hợp hoạt động giữa các đơn vị trong Công ty. Mặt khác, do yêu cầu đầu tư phát triển mở rộng sản xuất gần như liên tục, nhưng Công ty thường phải bị động với nhiều thủ tục quản lý hành chính của nhiều cơ quan chức năng phê duyệt, làm lỡ thời cơ đầu tư ảnh hưởng đến sản xuất. Các đơn vị cơ sở thì không đủ năng lực để tự quyết định ký kết hợp đồng với chủ hàng, bỏ lỡ thời cơ kinh doanh và giảm lòng tin của khách hàng với cơ sở. Tổng giám đốc Các Phó Tổng giám đốc Văn phòng P. Kỹ thuật vật tư P. Tổ chức tiền lương P.Tài chính kê toán P Kinh doanh Đơn vị hạch toán báo sổ Đơn vị hạch toán phụ thuộc tự trang trãi Đơn vị hạch toán độc lập XN Vận tải xếp dỡ CN DVVT Phú Yên CN DVVT Nghệ Tĩnh CN DVVT Gia Lai CN DVVT Hà Nội CN Xuất Nhập Khẩu CN DVVT TP Hồ Chí Minh XN DVVT Nam Miền Trung CN DVVT Bình Định XN DVVT Bắc Miền Trung CN DVVT Quảng trị CN DVVT Quảng Bình CN DVVT Hải Phòng Cty cổ phần vận tải biển 2 Đội Miền Bắc Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức của Công ty Dịch vụ vận tải II Đội Miền Trung Trước khi chuyển đổi sang mô hình mới Đội Miền Nam Vì vậy việc tạo quyền tự chủ cho các đơn vị cơ sở, nâng cao quy mô, vị trí của Công ty, nhằm tạo điều kiện để Công ty và các đơn vị cơ sở chủ động kinh doanh, chủ động đầu tư mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước, hạn chế những khó khăn, tồn tại hiện nay, khai thác ngày một tốt hơn năng lực sẵn có, phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước trong nên kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một yêu cầu bức thiết, khách quan. 2.2. thực trạng tổ chức, quản lý của công ty vận tải đa phương thức theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con 2.2.1. Tổ chức bộ máy của Công ty theo mô hình Công ty mẹ - công ty con 2.2.1.1. Chức năng của Công ty mẹ Công ty mẹ là doanh nghiệp độc lập có tư cách pháp nhân đây đủ, được Bộ Giao thông vận tải và Nhà nước đầu tư vốn ban đầu và quản lý các nguồn vốn hiện có quả. Công ty mẹ thực hiện tham gia đầu tư góp vốn một phần, hay toàn bộ để thành lập các Công ty con. Công ty mẹ là công ty trung tâm, mạnh về vốn, tài sản, năng lực công nghệ, thiết bị, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật... đồng thời là Công ty hoạt động có nhiều uy tín, đi tiên phong trong khai thác thị trường thông qua dự thầu các công trình vận chuyển, xếp dỡ thiết bị toàn bộ, hàng siêu trường siêu trọng có quy mô lớn. Từ đó tổ chức phân công, giao công việc cho các Công ty con trên cơ sở hợp đồng kinh tế. Như vậy Công ty mẹ vừa là đơn vị sản xuất kinh doanh, đồng thời có chức năng chỉ đạo và hợp tác với các Công ty con về thị trường và định hướng phát triển để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được Bộ Giao thông vận tải giao hàng năm. 2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty mẹ theo phương án chuyển đổi Công ty mẹ có cơ cấu của một doanh nghiệp vừa tổ chức sản xuất kinh doanh vừa tổ chức quản lý điều hành hệ thống các Công ty con. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp sở hữu phần vốn Nhà nước tại Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải về toàn bộ hoạt động của Công ty. - Trình Nhà nước phê duyệt chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn của Công ty, các dự án liên doanh với nước ngoài, các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt của Nhà nước. - Phê duyệt dự án đầu tư do Tổng Giám đốc đề nghị trong hạn mức phân cấp của Nhà nước. - Phê duyệt kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty. - Phê chuẩn sử dụng lợi nhuận hàng năm của Công ty. - Bảo lãnh các khoản vay của các Công ty con. - Chọn và trình Bộ trưởng Bộ Giao giao thông vận tải quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc; xét và đề nghị của Tổng Giám đốc để trình Bộ trưởng chuẩn y bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty. - Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty con theo đề nghị của Tổng Giám đốc. b. Ban kiểm soát Ban kiểm soát chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị, thực hiện các nghiệp vụ do Hội đồng quản trị giao. Là bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của Hội đồng quản trị. c. Tổng Giám đốc Là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty, là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty. d. Các phòng ban tham mưu - Văn phòng Công ty - Phòng Tổ chức lao động - Phòng Kinh doanh - Phòng Kỹ thuật vật tư - Phòng Tài chính kế toán e. Các đơn vị thành viên của Công ty mẹ e1. Các đơn vị hạch toán độc lập (sau đây gọi là các Công ty con độc lập): Đây là các đơn vị chuyển đổi từ các Chi nhánh, Xí nghiệp hạch toán phụ thuộc tự trang trải của Công ty sang hạch toán độc lập, trong đó có 03 Công ty con có 100% vốn Nhà nước và 02 Công ty con cổ phần do Công ty mẹ có cổ phần chi phối. - Công ty con độc lập có 100% vốn Nhà nước: Các công ty này có ngành nghề kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh của Công ty mẹ, tùy theo vùng lãnh thổ, địa bàn hoạt động có thể lựa chọn ngành nghề, sản phẩm phù hợp với địa bàn, lãnh thổ nhưng vẫn phải lấy vận tải đa phương thức, vận tải thiết bị toàn bộ, vận tải hàng siêu trường siêu trọng làm trọng tâm. Tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật được Công ty mẹ bổ sung đầu tư theo nguyên tắc giao vốn và chịu trách nhiệm trước Công ty mẹ về bảo toàn và phát triển nguồn vốn. - Công ty con cổ phần do Công ty mẹ có cổ phần chi phối: Các công ty này hoạt động trong các lĩnh vực vận tải biển, vận tải hàng siêu trường siêu trọng, dịch vụ vận tải, đại lý hàng hải, khai thuê hải quan.. có cơ cấu nguồn vốn là: + 51% vốn của Công ty mẹ (cổ đông chi phối) + 49% vốn của các cổ đông là cán bộ công nhân viên của Công ty. Các Công ty con hạch toán độc lập gồm có: 1/ Công ty Vận tải đa phương thức I - Vietranstimex I Địa chỉ: 421 đường Đà Nẵng - Tp Hải Phòng 2/ Công ty Vận tải đa phương thức III - Vietranstimex III Địa chỉ: 2 Lê Lợi - Đồng Hới - Quảng Bình 3/ Công ty Vận tải đa phương thức IV - Vietranstimex IV Địa chỉ: 246 Lê Duẩn - Đông Hà - Quảng Trị 4/ Công ty Vận tải đa phương thức VI - Vietranstimex VI Địa chỉ: 151 Lê Hồng Phong - Quy Nhơn - Bình Định 5/ Công ty Vận tải đa phương thức VIII - Vietranstimex VIII Địa chỉ: 40 Lê Văn Linh - Q4- Tp Hồ Chí Minh 6/ Công ty cổ phần tải biển 2 - SJS 2 Địa chỉ: 126 Bạch Đằng - Hải Châu - Đà Nẵng e2. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc do Công ty mẹ trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh: 1/ Công ty Vận tải đa phương thức II - Vietranstimex II Địa chỉ: Tp Vinh - Nghệ An 2/ Công ty Vận tải đa phương thức V - Vietranstimex V Địa chỉ: 125 Trần Hưng Đạo - Tp Huế 3/ Công ty Vận tải đa phương thức VII - Vietranstimex VII Địa chỉ: 20 Trần Quang Khải - Tp Nha Trang - Khánh Hòa 4/ Công ty Vận tải đa phương thức IX - Vietranstimex IX Địa chỉ: 18 Ngô Quyền - Q Sơn Trà - Tp Đà Nẵng 5/ Chi nhánh Công ty Vận tải đa phương thức tại Hà Nội Địa chỉ: 94 Vân Hồ 3 - Q Hai Bà Trưng - Hà Nội 6/ Chi nhánh Xuất nhập khẩu Địa chỉ: 80 Bạch Đằng - Q Hải Châu - Tp Đà Nẵng 2.2.1.3. Quá trình lựa chọn mô hình tổ chức các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ và các công ty con độc lập Sau khi được Bộ Giao thông vận tải ra quyết định số 3097/QĐ-BGTVT ngày 21/10/2003 về việc phê duyệt phương án chuyển Công ty Dịch vụ vận tải II thành Công ty Vận tải đa phương thức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải hoạt động theo mô hình “Công ty mẹ - Công ty con”. Công ty Vận tải đa phương thức đã thực hiện theo lộ trình sắp xếp chuyển đổi tổ chức của các đơn vị trực thuộc hình thành các Công ty con hoạt động theo mô hình mới. Căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng, chiến lược phát triển của các đơn vị trực thuộc, Công ty đã tiến hành sắp xếp lại một số đơn vị thành viên để hình thành mô hình “Công ty mẹ - Công ty con” hiện nay, cụ thể như sau: - Đổi tên Chi nhánh Dịch vụ vận tải Hải Phòng thành Công ty Vận tải đa phương thức 1 có chức năng quản lý khai thác thị trường vận tải khu vực Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc. - Sáp nhập 03 đơn vị: Chi nhánh Dịch vụ vận tải Quảng Bình, Chi nhánh Dịch vụ vận tải Quảng Trị và Xí nghiệp Dịch vụ vận tải Bắc miền Trung thành Công ty Vận tải đa phương thức 2 với chức năng quản lý khai thác thị trường vận tải tại khu vực Bắc miền Trung. Đến tháng 04/2005, Công ty Vận tải đa phương thức 2 đã thực hiện đầy đủ các thủ tục chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần trong đó Công ty mẹ nắm cổ phần chi phối. - Sáp nhập 04 đơn vị: Chi nhánh Dịch vụ vận tải Bình Định, Xí nghiệp Dịch vụ vận tải Nam miền Trung, Chi nhánh Dịch vụ vận tải Gia Lai, Chi nhánh Dịch vụ vận tải Phú Yên thành Công ty Vận tải đa phương thức 5 với chức năng quản lý khai thác thị trường vận tải tại khu vực Nam miền Trung. - Đổi tên Công ty cổ phần vận tải biển thành Công ty cổ phần Vận tải đa phương thức 6 hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần trong đó Công ty mẹ nắm cổ phần chi phối; Công ty CP Vận tải đa phương thức 6 có chức năng quản lý khai thác thị trường vận tải biển. - Đổi tên Chi nhánh Dịch vụ vận tải Tp Hồ Chí Minh thành Công ty Vận tải đa phương thức 7 với chức năng quản lý khai thác thị trường vận tải tại khu vực Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. - Đổi tên Xí nghiệp Vận tải xếp dỡ thành Công ty Vận tải đa phương thức 9 với 03 Xí nghiệp trực thuộc đóng quân tại 03 vùng: miền Bắc, miền Trung và miền Nam với chức năng thực hiện các dự án vận chuyển của Công ty mẹ. - Đổi tên Chi nhánh Công ty Dịch vụ Vận tải II tại Hà Nội thành Chi nhánh Công ty Vận tải đa phương thức tại Hà Nội với chức năng tiếp thị các hợp đồng vận chuyển và làm đầu mối công tác đối với Bộ chủ quản, các Bộ chức năng có liên quan và Chính phủ. - Giải thể các Chi nhánh còn lại. - Tiến hành mua cổ phần chi phối đối với Công ty cổ phần Vận tải thủy Hà Nội và sáp nhập công ty này vào mô hình Công ty mẹ để trở thành Công ty con độc lập theo quyết định số 15/2006/QĐ-HĐQT ngày 16/11/2006 của Hội đồng quản trị Công ty Vận tải đa phương thức. Như vậy, qua quá trình lựa chọn sắp xếp, đến nay Công ty Vận tải đa phương thức đã chính thức hình thành mô hình quản lý “Công ty mẹ - Công ty con” với 03 Công ty cổ phần có vốn chi phối của Công ty mẹ, 03 Công ty độc lập 100% vốn Nhà nước, 01 Công ty hạch toán phụ thuộc và 01 Chi nhánh đại diện. Hội đồng quản trị Ban Tổng giám đốc Các phòng nghiệp vụ Các đơn vị hạch toán báo sổ và phụ thuộc Ban kiểm soát Các công ty hạch toán độc lập Văn phòng Phòng Tài chính kê toán Phòng Tổ chức lao động Phòng Kinh doanh Phòng Kỹ thuật vật tư Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Cty Vận tải đa phương thức 1 Cty Vận tải da phương thức 5 Cty Vận tải đa phương thức 7 Cty Vận tải đa phương thức 9 CN Cty Vận tải đa phương thức Hà nội Cty CP Vận tải đa phương thức 2 Cty CP Vận tải đa phương thức 6 Cty CP Vận tải thủy Hà nội XN 9.1 XN 9.2 XN 9.3 Công ty cổ phần XN 23 XN 2.5 XN 2.7 XN 2.2 XN 5.1 XN 5.2 XN 5.3 Các đơn vị hạch toán báo sổ Quan hệ chỉ đạo điều hành trực tuyến Quan hệ phối hợp Ghi chú Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức của Công ty Vận tải đa phương thức theo mô hình Công ty mẹ - công ty con 2.2.2. Cơ chế quản lý của Công ty theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con 2.2.2.1. Phương án quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con Công ty mẹ và các Công ty con là các pháp nhân độc lập (trừ các Công ty hạch toán phụ thuộc và báo sổ), bình đẳng trước pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản nợ trong phạm vụ vốn điều lệ của mình. Giữa Công ty mẹ và Công ty con liên kết với nhau, trên cơ sở mức độ chi phối tài sản, uy tín, thị trường của Công ty mẹ. Công ty mẹ là hạt nhân có thực lực kinh tế mạnh, có chức năng quy hoạch phát triển chung, khống chế và điều chỉnh mức độ chi phối vốn, tài sản vào các Công ty con để hình thành một chỉnh thể hữu cơ, trong đó tài sản là sợi dây liên kết, cơ chế ràng buộc. Công ty mẹ quyết định việc sử dụng người quản lý chủ yếu đối với các Công ty con. Sự hình thành mối liên kết đó tạo ra một tổng thể có pháp nhân doanh nghiệp hoạt động theo chiến lược phát triển chung, dưới sự phân công lao động của Công ty mẹ về địa bàn hoặc đối tượng sản xuất kinh doanh, phối kết hợp giữa các Công ty con với nhau để tổ chức sản xuất kinh doanh. Hầu kết các Công ty con hiện nay thuộc loại liên kết tương đối chặt chẽ với Công ty mẹ, bởi vì Công ty mẹ đầu tư tài sản 100% hoặc nắm phần chi phối. Các Công ty con tuy là pháp nhân độc lập nhưng Công ty mẹ chi phối thông qua việc thực hiện quyền sở hữu. Cụ thể là Công ty mẹ quyết định cơ cấu tổ chức quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật các chức danh quản lý chủ yếu, quyết định diều chỉnh vốn điều lệ, phê duyệt dự án đầu tư và điều lệ của Công ty con một cách trực tiếp đối với Công ty có 100% vốn Nhà nước và một cách gián tiếp thông qua Người đại diện phần vốn Nhà nước tại các Công ty cổ phần; Tổ chức giám sát, theo dõi, đánh giá hoạt động kinh doanh, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phân chia lợi nhuận... Các Công ty con có thể tham gia liên doanh liên kết để thành lập các Công ty, Xí nghiệp con của mình nhưng phải được sự cho phép của Công ty mẹ. Các công ty, xí nghiệp đó được gọi là Công ty cháu. Trên cơ sở nhiệm vụ của Bộ Giao thông vận tải giao và thị trường kinh doanh đã được xác lập, với trách nhiệm thúc đẩy tính năng động sáng tạo, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất của các đơn vị cơ sở; Công ty mẹ chỉ đạo điều hành, phân cấp tạo thế đứng và phát triển các Công ty con trên từng lãnh thổ, tạo ra sức mạnh tổng hợp, nhịp nhàng trên mọi lĩnh vực sản xuất. Mặc dù Công ty mẹ và các Công ty con độc lập được xác định là các pháp nhân độc lập và chịu sự điều tiết cuả Luật doanh nghiệp Nhà nước và Luật doanh nghiệp (đối với Công ty con cổ phần) nhưng giữa Công ty mẹ và các Công ty con độc lập có mối quan hệ ràng buộc nhất định được quy định cụ thể trong điều lệ hoạt động của Công ty mẹ và điều lệ hoạt động của các Công ty con, cụ thể là: - Đối với Công ty mẹ: + Công ty mẹ ngoài chức năng sản xuất kinh doanh, đồng thời thực hiện chức năng sở hữu (Chủ đầu tư) đối với các Công ty con độc lập. + Đầu tư vốn vào các Công ty con độc lập và cử người trực tiếp quản lý phần vốn tại các Công ty con độc lập. + Kiểm tra, kiểm soát phần vốn của Công ty mẹ tại các Công ty con độc lập theo quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty mẹ và các Công ty con độc lập. + Phối kết hợp giữa các Công ty con độc lập với Công ty mẹ về tiếp thị, khảo sát lập phương án dự thầu các công trình vận chuyển, xếp dỡ sau đó phân chia công đoạn sản xuất kinh doanh cho các Công ty con độc lập thực hiện (thông qua hợp đồng). + Hỗ trợ phương tiện, thiết bị đặc chủng cho các Công ty con độc lập vận chuyển xếp dỡ hàng siêu trường siêu trọng khi có yêu cầu của các Công ty con độc lập. + Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ điều hành, quản lý để đáp ứng yêu cầu nhân sự tại Công ty mẹ cũng như các Công ty con độc lập. - Đối với các Công ty con độc lập có 100% vốn Nhà nước: Việc thành lập các Công ty con độc lập có 100% vốn Nhà nước trên cơ sở các Xí nghiệp, Chi nhánh của Công ty hoạt động có hiệu quả trong thời gian qua, Công ty đã giao vốn, phương tiện, cơ sở hạ tầng (nhà làm việc, kho bãi..) Công ty đánh giá lại tài sản, cân đối giao thêm vốn (chủ yếu là cơ sở vật chất kỹ thuật) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các đơn vị. Tổng giám đốc tuyển chọn, đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm đối với các vị trí Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Cong ty con độc lập. Mọi sự đề bạt, bổ nhiệm cán bộ tuân thủ đúng quy định quản lý cán bộ hiện hành. Đối với các chức danh khác của bộ máy quản lý Công ty con độc lập do tập thể lãnh đạo của Công ty con độc lập xem xét lựa chọn, sau khi trao đổi thống nhất với Công ty mẹ, thì Giám đốc Công ty con độc lập quyết định. Việc tuyển dụng, bố trí lao động trong các Công ty con độc lập được thể hiện theo quy định của Bộ luật lao động, đồng thời thực hiện theo phân cấp của Công ty mẹ. Các Công ty con độc lập chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp thị khai thác thị trường khu vực và trong cả nước để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời khảo sát, môi giới cho Công ty mẹ những lô hàng, những công trình có khối lượng lớn, để Công ty mẹ dự thầu, sau đó giao từng công đoạn cho các Công ty con độc lập thực hiện qua hợp đồng kinh tế. - Đối với Công ty con cổ phần trong đó Công ty mẹ có cổ phần chi phối: Công ty mẹ cử cán bộ đại diện phần vốn của Công ty mẹ tại Công ty cổ phần, việc tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị, tổ chức bộ máy quản lý theo luật doanh nghiệp, ngoài ra việc tự chủ sản xuất kinh doanh theo ngành nghề, còn tham gia thực hiện các công đoạn trong dây chuyền vận tải đa phương thức của Công ty mẹ thông qua các hợp đồng giữa hai bên. 2.2.2.2. Cơ chế quản lý tài chính và đầu tư - Cơ chế tài chính của Công ty mẹ và các Công ty con độc lập + Vốn của Công ty mẹ bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư, vốn bổ sung từ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và vốn vay đầu tư. Ngoài số vốn Nhà nước giao, Công ty mẹ còn được huy động vốn liên doanh, liên kết theo quy định của Pháp luật. + Đối với các Công ty con độc lập có 100% vốn Nhà nước, trên cơ sở vốn các đơn vị cơ sở đang quản lý do Công ty mẹ giao trước dây, Công mẹ tổ chức đánh giá lại, nghiên cứu quy mô phát triển, tiếp tục đầu tư để các Công ty con độc lập đủ sức tổ chức sản xuất kinh doanh trên từng khu vực, từng lĩnh vực. - Cơ chế đầu tư vốn + Công ty mẹ đầu tư vốn xuống cho các Công ty con độc lập trên cơ sở đề nghị của các Công ty con độc lập thông qua luận chứng kinh tế kỹ thuật, sau khi xem xét, nghiên cứu, Công ty mẹ có thể là chủ đầu tư hoặc bảo lãnh cho các Công ty con độc lập vay vốn ngân hàng để đầu tư theo nguyên tắc hiệu quả vốn đầu tư cao và bảo toàn, phát triển nguồn vốn. + Công ty con độc lập quản lý, sử dụng linh hoạt nguồn vốn của Công ty mẹ giao và chịu trách nhiệm trước Công ty mẹ về nguồn vốn đó. Việc tăng giảm phần vốn của Công ty mẹ tại các Công ty con độc lập do Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty mẹ quyết định phù hợp với điều lệ của Công ty mẹ và Công ty con độc lập. - Cơ chế lợi nhuận sau thuế + Lợi nhuận của Công ty mẹ là lợi nhuận kinh doanh trực tiếp của Công ty mẹ (các đơn vị phụ thuộc) và lợi nhuận thu được từ phần vốn đầu tư xuống các Công ty con độc lập. + Lợi nhuận của các Công ty con độc lập là lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế thu nhập theo luật định, chỉ trích chuyển lợi nhuận phân phối vốn góp của Công ty mẹ. Số lợi nhuận còn lại đó sẽ do Giám đốc Công ty con độc lập báo cáo Hội đồng quản trị chuẩn y để quyết định trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định. 2.2.3. Đánh giá kết quả đạt được khi thực hiện chuyển đổi theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con 2.2.3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khi áp dụng mô hình Công ty mẹ- Công ty con (2003-2006) Khi chuyển đổi sang mô hình sản xuất kinh doanh - Mô hình “Công ty mẹ - Công ty con” - Công ty Vận tải đa phương thức đã phải đối diện với những khó khăn hết sức to lớn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến các chỉ tiêu kinh tế cơ bản trong giai đoạn 2003-2006 (Biểu 2.4). Trong giai đoạn 2003-2006, Công ty đã liên tục thắng thầu và thực hiện thành công việc vận chuyển nhiều lô hàng siêu trường siêu trọng, thiết bị toàn bộ cho các Nhà máy, công trình trọng điểm trên cả nước và trong khu vực như: - Vận chuyển hàng trăm máy biến áp từ 10MVA đến 220MVA tổng trọng lượng hàng trăm ngàn tấn và phụ kiện đi các nơi trên cả nước cho các chủ hàng ngành điện. - Vận chuyển các cấu kiện, thiết bị xây dựng siêu trường siêu trọng, container thiết bị cho các Nhà máy xi măng, Nhà máy nhiệt điện, Công trình thủy điện, Nhà máy gạch... với tổng trọng lượng lên đến hàng triệu tấn. - Load out 04 cấu kiện dàn khoan 2.381 tấn từ cảng PTSC xuống xà lan cho Xí nghiệp Cảng dịch vụ dầu khí Vũng Tàu và 03 cần cẩu Container lớn 1.530 tấn từ Tân Cảng về Cảng Cát Lái cho Công ty Tân Cảng Sài Gòn. - Tiếp nhận và vận huyển 10.338 tấn thiết bị xi măng từ Cảng Vũng áng đến Thà khẹt - Lào cho Nhà máy xi măng và từ cảng Chân Mây đến công trường NM xi măng Luksvaxi - Bốc xếp vận chuyển gần 10.000 tấn thiết bị phục vụ xây dựng NM xi măng Sông Gianh từ cảng Vũng áng về Nhà máy trong đó có kiện nặng 183 tấn. - Vận chuyển gần 1.000 tấn kiện ống chạc 3 và thiết bị thủy công từ Hải Phòng, Hà Nội đi Nhà máy thủy điện A Vương.. Qua các công trình, dự án đã thực hiện cho thấy sự đa dạng của hàng hóa, dịch vụ, đa dạng chủ hàng trong và ngoài nước, đa dạng các thành phần kinh tế và trãi đều trên toàn quốc đã chứng minh uy tín của Công ty trên thương trường trong lĩnh vực vận tải, dịch vụ vận tải và chứng minh sự đổi mới hiệu quả của mô hình quản lý Công ty mẹ - công ty con. Trong công tác đầu tư, với phương châm “Sản xuất phát triển đến đâu, đầu tư đến đó, không đầu tư dàn trải và đầu tư phải phát huy hiệu quả”, Công ty đã đầu tư mua sắm phương tiện, vật tư, phụ tùng đảm bảo hiện đại hóa các quy trình sản xuất gồm những phương tiện, thiết bị đặc chủng phục vụ cho hoạt động vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kho tàng bến bãi cho dây chuyền vận tải đa phương thức; đầu tư nâng cấp trang thiết bị văn phòng cho Trung tâm điều hành sản xuất; đầu tư chiến lược vào lĩnh vực vận tải đường sông. Biểu 2.4: Kết quả hoạt động SXKD của Công ty qua các năm TT Nội dung Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 % tăng trưởng BQ I Sản lượng 1 Dịch vụ vận tải Tấn 303.074 339.443 493.141 600.266 126% 2 Vận tải a Vận tải ô tô Tấn nặng Tấn 455.468 496.460 249.990 574.453 130% Tấn Km luân chuyển Tkm 219.626.267 241.588.894 24.464.708 36.331.813 90% b Vận tải thủy Tấn nặng Tấn 91.425 135.305 83.445 89.991 106% Tấn Km luân chuyển Tkm 144.893.788 194.856.311 117.468.793 132.143.041 102% II Tài chính 1 Tổng doanh số Tr. đồng 258.522 233.187 226.120 250.649 99% Doanh số vận tải Tr. đồng 93.980 101.545 95.803 150.470 120% Doanh số vận tải liên doanh Tr. đồng 19.306 11.120 Doanh số dịch vụ vận tải Tr. đồng 93.375 82.637 80.567 65.9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docmuc luc.doc
Tài liệu liên quan