Luận văn Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

MỤC LỤC

I. PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. 1

1. Lý do lựa chọn đề tài. 1

2. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu. 1

3. Mục đích nghiên cứu. 1

4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 1

5. Phương pháp nghiên cứu. 2

6. Giả thuyết nghiên cứu. 2

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2

Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài. 2

I. Khái niệm động cơ và các lí thuyết về động cơ. 2

1.1 Khái niệm động cơ. 2

1.2 Các lí thuyết về động cơ 4

III. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 15

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16

I. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 16

II. Kết quả nghiên cứu. 17

1.Động cơ thi đại học của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học khoa học xã hội – Nhân văn: 17

2.Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. 22

1.1. Mục đích học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH &NV. 22

1.2. Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH &NV. 24

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập. 27

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 22435 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au, thể hiện những mức độ phản ánh khác nhau, và mang lại những sản phẩm khác nhau. Căn cứ vào tính chất của hoạt động nhận thức có thể phân nhận thức ra làm hai quá trình: Quá trình nhận thức cảm tính Đây là quá trình nhận thức diễn ra ở giai đoạn ban đầu, sơ đẳng trong toàn bộ hoạt động nhận thức ở con người. Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là phản ánh sự vật, hiện tượng một cách bề ngoài, chủ quan khi mà sự vật hiện tượng đang tác động vào các giác quan của con người. Các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng được con người phản ánh như là độ dày – mỏng, nặng – nhẹ…Do đó nhận thức cảm tính có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ tâm lí giữa của cơ thể với môi trường, định hướng và điiêù chỉnh hoạt động của con người trong môi trường đó và đây cũng là điều kiện để xây nên lâu đài nhận thức và đời sống tâm lí con người. Quá trình nhận thức bao gồm các quá trình nhỏ hơn là quá trình cảm giác và quá trình tri giác. Dù đều là hai quá trình nhận thức cảm tính nhưng tri giác thể hiện mức độ nhận thức cao hơn. Cả hai quá trình cảm giác và tri giác đều phản ánh sự vật một cách trực tiếp, bề ngoài tuy nhiên thì tri giác phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính còn cảm giac thì không. Nhận thức lí tính. Là giai đoạn nhận thức cao hơn nhận thức cảm tính. Đặc điểm nổi bật nhất của nhận thức ở giai đoạn này là phản ánh một cách bản chất, các mối quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa hề biết. Nhận thức lí tính nói khác đi chính là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách bản chất, tuân theo những quy luật nhất định. Học tập chính là quá trình nhận thức lí tính ở con người. Học tập ở con người diễn ra suốt đời, chính vì vậy mà R. Đềcác đã nói “ tôi suy nghĩ tức là tôi tồn tại” để khẳng định tầm quan trọng của nhận thức. 2. Học tập Học tập là một thuật ngữ khá quen thuộc. Người ta thường nói đến học tập với tư cách là một từ khoá thông thường. Theo từ điển Tiếng Việt, học tập được định nghĩa như sau: “1. Học và luyện tập để hiểu biết, để có kĩ năng; 2. Làm theo gương tốt” ( Từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng.2000. Tr454). Có định nghĩa khác cho rằng học tập là quá trình hình thành nên những năng lực để tạo ra năng lực. Năng lực trong xã hội hiện đại là năng lực thực tiễn, cụ thể là năng lực giao tiếp và năng lực lao động. Định nghĩa về học tập thì có rất nhiều, tuy nhiên nhìn chung học tập được hiểu theo hai nghĩa như sau: Học tập được hiểu theo nghĩa thông thường thì học diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc. Một đứa trẻ sinh ra đã phải học. Từ học ăn đến học nói, học cách chào hỏi….Như vậy, thì học diễn ra từ khi con người còn là một đứa trẻ rất bé, và việc học này thường diễn ra theo cơ chế : cầm tay chỉ việc. Học diễn ra bằng cách người lớn chỉ cho người bé, người biết chỉ cho người không biết, người biết nhiều chỉ cho người biết ít…Những kiến thức mà con người học được chủ yếu là những kiến thức mang tính kinh nghiệm. Còn học tập được diễn ra ở nhà trường hay còn gọi là học tập theo phương thức nhà trường được coi là một hoạt động. Hoạt động học tập chỉ diễn ra khi có thầy- chủ thể của hoạt động dạy- người có vai trò truyền thụ cho người học những kiến thức khoa học, và trò đóng vai trò là người tiếp thu những tri thức khoa học một cách chủ động tích cực. Hoạt động học tập được diễn ra có đối tượng cụ thể là các tri thức khoa học, mục đích là hình thành nên những năng lực mới ở người học. Chính vì thế mà hoạt động học tập là một quá trình làm việc có sản phẩm đặc thù là năng lực mới ở cá nhân chứ không phải là một quá trình làm việc mang lại các sản phẩm xã hội ( giống như hoạt động sản xuất). Do đó, để hình thành được những năng lực mới ở người học thì đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của bản thân người học mà cả sự động viên, khuyến khích của người dạy để tạo nên động cơ học tập ở người học. Động cơ học tập là một phần rất quan trọng trong hoạt động học tập của mỗi người. Chính vì vậy mà khi nghiên cứu về động cơ sẽ tìm ra đợc đâu là yếu tố thúc đẩy, đâu là yếu tố kìm hãm động cơ học tập để từ đó động viên, khuyến khích người học nỗ lực học tập. 3.Nhu cầu. Nhu cầu là yêu cầu của cá thể hoặc quần thể hữu cơ đối với sự vật khách quan để tồn tại và phát triển trong điều kiện sinh hoạt nhất định. Đối với con người mà nói, nhu cầu là ước muốn, theo phương thức phù hợp với điều kiện sinh tồn để duy trì và phát triển cuộc sống của mình. Con người là sự thống nhất giữa thực thể tự nhiên và thực thể xã hội. Là sinh vật, con người phải dựa vào điều kiện tự nhiên như không khí, ánh sáng, nước nếu không thì không thể tồn tại được. Cho nên, nhu cầu đối với tự nhiên là nhu cầu cơ bản nhất của loài người. Là thành viên của xã hội, trong đời sống và trong lao động mỗi người còn có nhu cầu giao tiếp xã hội, tham gia các hoạt động thực tiễn của xã hội. Do đó, bên cạnh các nhu cầu tự nhiên con người còn có các nhu cầu xã hội. Nhu cầu có vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Thứ nhất, nhu cầu có ảnh hưởng đến tâm trạng của con người. Khi có nhu cầu con người đòi hỏi được thoả mãn. Nhu cầu có dược thoả mãn hay không, được thoả mãn tới mức độ nào và được thể hiện bằng phương thức nào, đều trực tiếp ảnh hưởng đến tâm trạng của con người như: vui lòng, bực bội, … Thứ hai, nhu cầu giúp vào việc phát triển ý chí của con người. Để thoả mãn nhu cầu, đôi khi con người phải có nỗ lực lớn về ý chí, khắc phục mọi khó khăn. Do vậy, một khi nỗ lực phấn đấu để thoả mãn nhu cầu, thì ý chí của con người cũng được rèn luyện. Thường thì để đạt được một nhu cầu nào đó, con người hoạt động thông qua một loạt động cơ thúc đẩy. Do đó, khi tiến hành nghiên cứu về động cơ, người ta thường đề cập đến nhu cầu và ngược lại. Bởi động cơ chính là sự cụ thể hoá về đối tượng của nhu cầu. Thứ ba, nhu cầu có ảnh hưởng quan trọng tới nhận thức và hoạt động của con người.Trong quá trình hoạt động để thoả mãn nhu cầu, con người phải tiến hành phân tích, nghiên cứu, tìm kiếm con đường, phương pháp để xử lí các vấn đề được đặt ra. Do đó, khi đã nhận thức được vấn đề thì làm nảy sinh ở con người những nhu cầu mới và lại thúc đẩy hoạt động của con người. Chính vì vậy mà nhu cầu, nhận thức, động cơ, hoạt động có ảnh hưởng lẫn nhau trong cuộc sống của con người. Đặc điểm tâm - sinh lí của sinh viên. Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc La Tinh là “studens” có nghĩa là người làm việc, người tìm kiếm, khai thác tri thức, khái niệm này được dùng tương đương với “student” trong tiếng Anh, “etudiant” trong tiếng Pháp để chỉ những người theo học ở bậc đại học và được phân biệt với trẻ em đang theo học phổ thông. Các nghiên cứu cho rằng 2/3 lượng kiến thức của con người được tích luỹ trong thời gian này. Thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng có sức khoẻ sung mãn. Nhìn chung sinh viên đang theo học ở cac trường đại học, cao đẳng nằm trong độ tuổi từ 18-25. Ở độ tuổi này thanh niên đã đạt được độ chín về cơ thể. Bộ não đã tương đối hoàn thiện và phát triển, sự myêlin hoá não vẫn tiếp diễn và nhờ đó mà khâủ độ chú ý được mở rộng, tốc độ sử lý thông tin được gia tăng. Mặc dù thay đổi của não không diễn ra một cách vũ bão như trước nhưng một vài những ưu điểm mà sinh viên có được là nhờ quá trình tái tổ chức não trong thời kỳ này. Về mặt hình thể, lúc này những sinh viên đã trải qua quá trình dậy thì và có đáng vóc của những người trưởng thành, cả về chiều cao và cân nặng đã đạt mức ổn định. Cơ quan sinh dục cũng đã được hoàn thiện. Ở các em nữ ngực và hông nở ra, các mô mỡ phát triển và lúc này các em có một dáng vóc mềm mại, lông suất hiện ở các vùng kín. Đối với các nam thanh niên, cơ và xương phát triển tạo cho họ một dáng vóc mạnh mẽ và vững trãi. Râu mọc ở cằm và lông mọc ở ngực, bụng và ở vùng kín. Nhìn chung thì ở giai đoạn này sinh viên đã trở thành người lớn thực sự sau khi trải qua một giai đoạn phát triển lâu dài và có những đặc trưng tâm lý riêng. Niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết được củng cố và phát triển. Cá quá trình tâm lý đặc biệt là quá trình nhận thức được nghề nghiệp hoá. Tình cảm, nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm, tính độc lập được nâng cao. Cá tính và lập trường sống của sinh viên cũng được nâng cao rõ rệt. Kỳ vọng đối với nghề nghiệp tương lai của sinh viên được phát triển. Sự trưởng thành về mặt khoa học tư tưởng và đạo đức, việc hình thành những phẩm chất đạo đức và sự ổn định chung về nhân cách của sinh viên được phát triển. Khả năng tự giáo dục phát triển Tính sẵn sàng, độc lập với hoạt động nghề nghiệp tương lai được củng cố. Đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở sinh viên là sự phát phát triển của tự ý thức. Đó là ý thức về sự đánh giá của con người về tư tưởng, tình cảm, phẩm chất đạo đức và hứng thú về tư tưởng và động cơ của hành vi. Là sự đánh giá toàn diện về chính bản thân mình và vị trí của mình trong cuộc sống. Tự ý thức là dấu hiệu thiết kế nhân cách được hình thành cùng với sự hình thành nhân cách sau này. Tự ý thức là một hình thức của ý thức giúp cho sinh viên có những hiểu biết và thái độ đối với mình để chủ động hướng nhân cách theo những nhu cầu của xã hội. Vì luôn có khát khao mong muốn được khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội, muốn được xã hội thừa nhận về sự trưởng thành của mình nên sinh viên thường có sự để ý, xem xét mật độ hội tụ ở bản thân những giá trị được xã hội ưa chuộng như : có trình độ chuyên môn giỏi, vốn hiểu biết xã hội rộng, có tinh thần trách nhiệm, có đức tính ham học. Sinh viên gắn tự ý thức với nghề nghiệp. Hành động chủ đạo là hành động học tập - nghề nghiệp. Năng lực tưởng tượng ở sinh viên (tái hiện +sáng tạo, ước mơ + hoài bão) thường gắn với lý tưởng của họ về cuộc sống, nghề nghiệp Về tình cảm của sinh viên B. G Ananhep cho rằng đây là thời kỳ phát triển nhất về tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ. Tình cảm nghĩa vụ cũng được thể hiện khá rõ. Tình cảm đạo đức của sinh viên có thái độ cao. Sinh viên tự nhận thức được tình cảm đạo đức của mình và còn điều chỉnh chúng phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Tình yêu, một loại tình cảm đặc biệt giữa nam và nữ có vai trò quan trọng để họ xây dựng cho mình những quan điểm rõ rang về hạnh phúc gia đình. Tình bạn ở sinh viên xâu sắc, xây dựng trên cơ sở cùng lý tưởng, chí hướng và sở thích, cũng như sự đồng cảm của sinh viên. Ở sinh viên tình yêu đối với nghề nghiệp đã được hình thành. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn- Đại học quốc gia Hà nội, là trường có quy mô lớn nhất cả nước về các ngành xã hội- nhân văn. Trường đã kế thừa truyền thống hơn 40 năm của trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Trường được thành lập vào tháng 9.1995 trên cơ sở của các khoa khoa học xã hội của trường Đại học tổng hợp. Hiện nay trường đang đào tạo các chuyên nghành sau: Nghành Văn học- Hán nôm, lịch sử, thông tin thư viện, báo chí, ngôn ngữ, tâm lí học, xã hội học, triết học, quản lí xã hội, quốc tế học, phương đông học, với nhiều hình thức, cho cả người Việt nam và người nước ngoài. Trường có quan hệ hợp tác với 80 trường đại học và tổ chức giáo dục - khoa học thế giới, kí văn bản hợp tác với 33 đối tác nước ngoài. Một năm trung bìnhg có trên 100 cán bộ và sinh viên của trường ra nước ngoài công tác, học tập và có khoảng trên 100 cán bộ, sinh viên thế giới đến giảng dạy, học tập và nghiên cứu tại trường. Kế hoạch của trường từ nay đến 2010 là thực hiện 6 chương trình hướng tới mục tiêu chuẩn hoá, hiện đaị hoá các hoạt động của trường. Cụ thể là: Chương trình 1: Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức trong nhà trường. Chương trình 2: Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ và công tác tổ chức trong nhà trường. Chương trình 3: Tiếp tục đổi mới các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học. Chương trình 4: Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học. Chương trình 5: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ các hoạt động của nhà trường. Chương trình 6: Chuẩn hoá các hoạt động học tập và tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá, nhân văn. Nhà trường hiện nay có tổng số sinh viên là trên 10.000 người. Học viên cao học và nghiên cứu sinh là 900. Nhà trường liên tục đổi mới cách dạy cũng như cách học của sinh viên, và do đó đang không ngừng phát triển. Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên nhà trường, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất, nhằm mục đích tìm ra động cơ chính thúc đẩy sinh viên học tập, đồng thời chỉ ra những yếu tố gây cản trở trong quá trình học tập của sinh viên, để từ đó nhà trường có những biện pháp khuyến khích, thúc đẩy sinh viên học tập, cũng như cố gắng loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho quá trình học tập của sinh viên. Làm được điều này không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, cũng như nâng cao kết quả học tập của sinh viên, mà còn góp phần nâng cao uy tín của nhà trường. CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Giáo sư Phạm Minh Hạc không hẳn nghiên cứu về vấn đề động cơ nhưng các công trình nghiên cứu của ông đã cho người đọc có một cái nhìn tổng quát về các lĩnh vực có liên quan đến tâm lí, trong đó có nói đến động cơ. Những nghiên cứu của ông là tiền đề cơ sở cho các nhà tâm lí học nghiên cứu về động cơ. Tiến sĩ Nguyễn Hồi Loan nghiên cứu về nhu cầu liên quan đến động cơ học tập của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, những động cơ có ý nghĩa trực tiếp đến quá trình học tập của bản thân. “Động cơ và điều chỉnh hành vi” của Lê Thanh Hương, viện tâm lý học chứng minh một cách hoàn chỉnh về động cơ làm nổi bật vai trò của động cơ trong mối quan hệ với các hoạt động tâm lý khác. Tác giả Lê thanh Hương đã xét trên quan điểm mácxít giúp cho mọi người nhận biết được động cơ của con người. Trong cuốn “Cơ sở tâm lí học ứng dụng” – giáo sư Đặng Phương Kiệt xét động cơ dưới góc độ lâm sàng. Còn nghiên cứu về động cơ học tập thì có một số công trình sau: “Hướng nghiệp” đã được trình bày rộng rãi sau hội nghị quốc tế 1921 ở Bacxơlona (Tây Ban Nha). Phòng hướng nghiệp đầu tiên được thành lập ở Boxton (Mỹ – 1915). Từ năm 1916 những cơ quan chuyên môn về hướng nghiệp đã được thành lập ở Đức, Pháp, Anh, Italia. Ở Đức năm 1925-1926 đã có 567 phòng tư vấn nghề nghiệp đặc biệt là đã nghiên cứu gần 40 vạn thanh niên trong năm. Ở các nước này đều có các cơ quan tư vấn chuyên nghiệp nghiên cứu về động cơ. Liên xô cũ, Ba lan, CHDC Đức đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp. Hứng thú nghề nghiệp đã được các tác giả: V.Ph.Gribar-ep, L.m. Guben, V.R.Giucopxkaia, M.V.Ginvanop …nghiên cứu. Dự định nghề nghiệp được nhiều tác giả bàn đến như : V.V.Vet-Jen-Xkaia nghiên cứu những học sinh ở thành phố và ở nông thôn cho thấy : hầu hết các học sinh sẽ dự định tiếp tục đi học hoặc vừa đi học vừa đi làm sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học. Rất ít người thích đi làm ngay. V.N.Stepkin nghiên cứu về động cơ cho thấy 84,5% nam và 74% nữ học sinh nông thôn dự định đi học tiếp sau khi tốt nghiệp phổ thông. Nhận thức về động cơ nghề nghiệp đã có một số tác giả bàn đến, ví dụ như: N.D Lê-vi-tôp; V.A.Kruchetki; A.V.petropxki trong cuốn Tâm lí học sư phạm có bàn đến ý nghĩa của sự hiểu biết và nghề nghiệp định chọn đối với học sinh. Ở Việt Nam tập thể tác giả viện khoa học giáo dục đã nghiên cứu về dự định chọn nghề của học sinh phổ thông. Kết quả là đa số học sinh muốn đạt đến trình độ đại học trước khi vào lao động (78,64% nữ và 63,38% nam). Các công trình nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thực sự là rất hạn chế. Các công trình liên quan đến động cơ chủ yếu là các công trình nghiên cứu về thái độ. II. Kết quả nghiên cứu. 1.Động cơ thi đại học của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học khoa học xã hội – Nhân văn: Ước mơ thi vào đại học và được theo học một trong những trường đại học là không của riêng ai. Bất kì ai cũng đều mong muốn mình sẽ được theo học một trường đại học nào đó trong đời. Có lẽ vì vậy mà có những cụ già 60 đến 70 tuổi vẫn theo học đại học. Đặc biệt là với học sinh phổ thông, khi tốt nghiệp phổ thông, mỗi người đều chọn cho mình một con đường riêng. Một số ít chọn đi học nghề còn đa số đều đăng kí thi vào các trường đại học. Mỗi năm trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn nhận được hàng chục nghìn hồ sơ đăng kí dự thi. Vậy thì động cơ thúc đẩy học sinh phổ thông đăng kí thi vào trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn là gì? Trong quá trình nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên trong trường đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi đã đặt câu hỏi tìm hiểu về động cơ thi vào của sinh viên và nhận được kết quả như sau: trong 117 sinh viên được khảo sát (thuộc 4 khoa Tâm lí học, Quản lí xã hội, Du lịch và Đông phương học) thì có 111 sinh viên đưa ra câu trả lời. Đa số sinh viên chọn trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn để dự thi vì họ cho rằng đây là một trường có chất lượng đào tạo tốt. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi từ trước đến nay trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội luôn là điểm đến đầy hứa hẹn và là niềm ao ước của tất cả các học sinh phổ thông. Không chỉ là một trong nhiều trường có chất lượng đào tạo tốt nhất cả nước, mà trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn là trường lớn nhất miền Bắc đào tạo về các ngành khoa học xã hội - nhân văn, mà bản thân mỗi thí sinh cũng như gia đình của họ đều muốn chọn cho mình những trường đại học, những cơ sở đào tạo có chất lượng tốt để theo học. Không chỉ là trường có chất lượng đào tạo tốt, các thí sinh chọn trường này để thi còn với lí do đây là một trường có truyền thống lâu năm. Như đã trình bày ở phần 1, trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn được thành lập dựa trên cơ sở các khoa khoa học xã hội của trường Đại học Tổng hợp và có truyền thống trên 45 năm. Chính vì vậy mà chất lượng đào tạo và phương pháp giảng dạy không ngừng được cải thiện. Đội ngũ giảng dạy giàu kinh nghiệm, chính điều này tạo cho xã hội một sự tin tưởng, và họ hi vọng con cái họ sẽ được vào học một trường danh tiếng như vậy. Có nhiều khoa để lựa chọn cũng là một trong những điều thu hút thí sinh khi tham gia vào dự thi. Có nhiều khoa cũng đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội để lựa chọn và có nhiều tài liệu để tham khảo. Có 29,7% sinh viên đang học đăng kí thi vào trường vì lí do này. Đồng thời, đây là trường duy nhất có nhiều khoa về lĩnh vực xã hội – nhân văn ở miền Bắc. Chính vì vậy mà với những thí sinh theo khối C, yêu thích các môn khoa học xã hội thì đây là trường lí tưởng khi đăng kí tham gia thi. Trong hơn 100 sinh viên được hỏi, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Phần lớn sinh viên các khoa trả lời rằng: “Không hẳn là tôi chọn trường mà với tôi chỉ là chọn khoa. Tôi thấy rằng khoa tôi rất thú vị, rất hợp với tôi, vì tôi yêu thích được tìm hiểu về thế giới.” (Phiếu 31- sinh viên khoa Đông phương học). Rất nhiều sinh viên trả lời rằng, họ chọn trường này vì có khoa mà họ yêu thích. Có sinh viên cho biết họ thi vào trường là do truyền thống gia đình. Khi tìm hiểu thì người nghiên cứu được biết rằng gia đình sinh viên này từ ông bà, bố mẹ và anh của sinh viên ấy đều tốt nghiệp trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn. Điều này khẳng địng truyền thống rất lâu năm và chất lượng đào tạo tốt của trường. Là một trường đại học có danh tiếng thì chỉ có 18,9% sinh viên lựa chọn. Như vậy, đa số sinh viên đăng kí thi vào trường là vì họ có nguyện vọng, ưa thích hoặc hợp với khả năng của họ, chứ không phải là chạy theo hư danh. Tuy nhiên không phải là không có. Thiết nghĩ rằng, trường cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu về trường để cho các học sinh khi đăng kí tham gia là theo đúng nguyện vọng, sở thích để có được động cơ học tập đúng đắn sau khi đỗ vào trường. Lí do chọn thi vào trường do trường có nhiều cơ hội du học chỉ chiếm rất ít trong số những sinh viên được hỏi. Đa số sinh viên này (90%) là thuộc khu vực 3 (Thành phố). Do điều kiện gia đình khá giả và muốn được học tập ở nước ngoài mà những sinh viên này lựa chọn thi vào trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn. Trong quá trình điều tra, bằng việc phân tích những phiếu hỏi, chúng tôi nhận thấy rằng những sinh viên này rất nỗ lực học tập để có được một kết quả học tập tốt, tuy nhiên thì có đến hơn 90% số sinh viên này trả lời rằng chưa hài lòng về kết quả học tập của mình. Và điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau. Việc chọn trường để thi với lí do đây là một trường có nhiều cơ hội học bổng có 12,6% sinh viên lựa chọn. Và đa số những sinh viên này do nơi thường trú thuộc khu vực 2. Do điều kiện nên chúng tôi không có cơ hội tìm hiểu kĩ về nguồn thông tin mà những sinh viên này có được ( tức là qua báo, qua tivi, đài hay do các thế hệ sinh viên trước truyền lại). Điều này rất đáng lưu ý, bởi đây là một trong những ưu điểm nổi bật của trường cần phát huy và thông báo rộng rãi để xã hội biết nhiều hơn về những chế độ ưu đãi cũng như cơ hội học bổng của trường. Thường thì hàng năm, ngoài học bổng chính thức do Bộ giáo dục đào tạo cung cấp thì số sinh viên có kết quả học tập tốt cũng như những sinh viên có điều kiện khó khăn mà đạt kết quả cao có rất nhiều cơ hội học bổng. Ngoài học bổng N-V, học bổng bông lúa, còn có học bổng của các tổ chức khác như học bổng Mitsubisi ( cho những sinh viên học tập tốt có điều kiện khó khăn); học bổng của tổ chức Pháp Ngữ ADPAS... và điều này sẽ là một trong những động lực thúc đẩy sinh viên học tập. Bảng 1. Động cơ thi vào của sinh viên trường ĐHKHXH &NV Lý do chọn trường Số lượt lựa chọn(%) Thứ tự Là trường có chất lượng đào tạo tốt 44.4% 1 Là trường có truyền thống lâu năm 39.6% 2 Có nhiều khoa để lựa chọn 29.7% 3 Là trường đại học danh tiếng 18.9% 4 Có nhiều cơ hội học bổng 12.6% 5 Có nhiều cơ hội du học 6.3% 6 Ghi chú: 1: Chất lượng đào tạo tốt 2: Uy tín lâu năm 3: Có nhiều khoa để lựa chọn 4: Là trường danh tiếng 5: Có nhiều cơ hội học bổng 6: Có nhiều cơ hội du học. Ngoài những lí do trên, thì tuỳ thuộc vào từng khoa mà sinh viên có những ý kiến khác nhau. Đối với đa phần sinh viên khoa Đông phương thì cho rằng, họ thi vào trường là do có khoa Đông phương, và đây là trường duy nhất có khoa Đông phưong, họ thi vào do họ thích, thích tìm hiểu- khám phá về các nước xung quanh. Không chỉ có vậy, có sinh viên lựa chọn khoa Đông phương với tâm lí “muốn giới thiệu đất nước mình với các nước trên thế giới” và sinh viên này còn viết như sau: “tôi yêu thích môn ngoại ngữ, thích tìm hiểu về thế giới, tôi cố gắng học tập vì muốn giới thiệu đất nước mình với các nước khác” và “hi vọng vào một tương lai không xa đất nước mình sẽ giàu có hơn”. Quả thực đó là một tinh thần học tập rất đáng quí và cần phải khuyến khích hơn nữa. Làm được điều đó sẽ tạo cho sinh viên có động lực học tập, cố gắng học tập và như vậy thì không chỉ sinh viên đó đạt được kết quả học tập tốt mà còn mang lại uy tín cho trường. Biểu đồ 1: Động cơ thi vào của sinh viên trường dại học khoa học xã hội và nhân văn Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn là một trường có đặc trưng là chuyên đào tạo về các ngành xã hội – nhân văn. Toàn miền Bắc thì chỉ duy nhất trường Nhân văn có khoa Đông phương, Tâm lí, Quản lí xã hội, ngôn ngữ. .. chính vì vậy mà đây là lợi thế cho những sinh viên khi đã đỗ, bởi đó là cơ hội học tập + xin việc sau khi ra trường, nhưng cũng là một khó khăn khi đăng ký tham gia dự thi bởi tỷ lệ chọi rất đông. Lựa chọn thi vào trường, ngoài những sinh viên cho rằng vì là trường có chất lượng đào tạo tốt, có uy tín, có danh tiếng thì phần lớn lựa chọn trường là do có khoa mà mình yêu thích. Có lẽ đây cũng chính là một trong những động lực thúc đẩy sinh viên học tập. Vậy thì phần lớn sinh viên lựa chọn nghành, khoa mà mình đang theo học là vì bản thân họ muốn, hay vì gia đình muốn hay chỉ là sự thi theo ngẫu hứng. Sau khi điều tra chúng tôi thu được kết quả trình bày trong bảng dưới đây: Bảng 2: Động cơ lựa chọn nghành học của sinh viên Lý do chọn nghành/ khoa Số lượt lựa chọn Số thứ tự Tôi thích chuyên nghành này 83.8% 1 Thi thử sức nhưng lại đỗ 15.3% 2 Là nghành mà sau khi ra trường dễ xin việc 12.6% 3 Điểm thi đầu vào thấp 10.8% 4 Đã có người xin việc sau khi ra trường 9.0% 5 Gia đình muốn 9.0% 6 Thi theo bạn bè 5.4% 7 Một dấu hiệu đáng mừng là có đến 83,8% sinh viên tham gia dự thi và trúng tuyển là do bản thân yêu thích. Điều này sẽ tạo cho bản thân sinh viên niềm vui, lòng tự hào và cố gắng học tập vì đã thi vào khoa mà mình yêu thích. Điều này còn tạo nên tâm lý ổn định cho sinh viên trong quá trình học tập. Bởi vì đã thích khoa mà mình lựa chọn thì sẽ thích học và chú ý vào việc học vì không còn ý định thi vào một khoa hay trường nào khác. Chỉ có 9% sinh viên thi đại học là do yêu cầu của cha mẹ. Tuy nhiên thì đa số những sinh viên này khi được hỏi đều nói rằng thích học khoa của mình và không có ý định thi vào một khoa hay trường nào khác. Con số này nói lên rằng tính độc lập của sinh viên cao hơn rất nhiều so với trước đây. Có lẽ đây cũng chính là một trong những kết quả của nền kinh tế thị trường, làm cho con người phải tự có trách nhiệm với bản thân mình, tự quyết điịnh cuộc sống của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (13).doc