Luận văn Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp quốc doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH. 3

1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 3

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. 3

1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng. 5

1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng. 6

1.1.3.1. Đối với nền kinh tế 6

1.1.3.2. Đối với NHTM. 7

1.1.3.3. Đối với khách hàng. 8

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DNNQD. 9

1.2.1. Khái niệm DNNQD. 9

1.2.2. Đặc điểm của DNNQD. 10

1.2.3. Vai trò của DNNQD đối với sự phát triển kinh tế đất nước. 12

1.2.4. Xu hướng phát triển của DNNQD tại nước ta và đường lối của Đảng trong việc phát triển DNNQD. 16

1.3. VẤN ĐỀ CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNNQD. 19

1.3.1. Vai trò của TDNH đối với các DNNQD. 19

1.3.2. Sự cần thiết của việc cho vay đối với các DNNQD. 21

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc cho vay các DNNQD. 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI 28

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP QUÂN ĐỘI. 28

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 28

2.1.2.Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Quân đội. 29

2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của NHTMCP Quân Đội. 30

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn. 30

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn 33

2.1.3.3. Các hoạt động khác: 35

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh. 39

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI. 40

2.2.1. Thực trạng cho vay DNNQD tại hệ thống NHTMCP Quân Đội. 40

2.2.1.1. Tình hình cho vay các DNNQD. 40

2.2.1.2. Cơ cấu cho vay DNNQD. 48

2.2.1.3. Chất lượng khoản vay của khu vực ngoài quốc doanh. 49

2.2.2. Đánh giá chung về hoạt động cho vay của NHTMCP Quân Đội đối với DNNQD. 51

2.2.2.1. Những kết quả đạt được. 51

2.2.2.2. Tồn tại và nguyên nhân. 53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI 59

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI. 59

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI. 63

3.2.1. Giải pháp về tài chính. 63

3.2.2. Xây dựng một chiến lược cho vay cụ thể đối với khách hàng là các DNNQD. 65

3.2.2.1. Xác định tính chiến lược của việc cho vay đối với DNNQD. 66

3.2.2.2. Đổi mới và hoàn thiện quy chế cho vay đối với DNNQD. 67

3.2.2.3. Tăng cường công tác khách hàng. 70

3.2.2.4. Tích cực chủ động trong việc tìm hiểu khách hàng DNNQD. 72

3.2.3. Mở rộng mạng lưới hoạt động và các kênh phân phối. 73

3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực. 74

3.2.5. Phát triển công nghệ thông tin. 76

3.2.6. Tổ chức tốt mạng lưới thu thập, xử lí thông tin và phân tích thông tin tín dụng. 78

3.2.7. Xử lí nợ quá hạn. 79

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 80

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu quan 80

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 83

3.3.3. Kiến nghị đối với các DNNQD 84

KẾT LUẬN 87

 

 

docx93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp quốc doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện hoạt động bổ trợ tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Công ty quản lí nợ và khai thác tài sản (AMC). Công ty được thành lập vào tháng 11/2002 với nhiệm vụ là tiếp nhận và quản lí có hiệu quả các khoản nợ tồn đọng và tài sản bảo đảm nợ vay liên quan đến các khoản nợ để xử lí, thu hồi vốn cho ngân hàng. Ngoài ra, công ty còn thay mặt ngân hàng tham gia quản lí một số dự án. Đến nay, bộ máy tổ chức của công ty đã đi vào hoạt động ổn định và hoàn thiện quy chế hoạt động. Tính đến 31/12/2006, công ty AMC đã góp phần thu hồi được 6.548 tỷ đồng nợ quá hạn. Công ty cũng đã thực hiện một số dự án đầu tư như: Dự án khu vui chơi thể thao Khách sạn ASEAN, dự án khu văn phòng và căn hộ cho thuê tại số 8 Chùa Bộc, dự án tại Quảng Ninh, dự án thành lập Công ty cổ phần dịch vụ Vạn Xuân - Nha Trang.... Công ty Quản lý Quỹ (HFM): Công ty Quản lỹ Quỹ Hà Nội Fund được thành lập và khai trương đi vào hoạt động ngày 29/11/2006 theo giấy phép của Uỷ ban Chứng khoán Hà Nội cấp phép ngày 29/9/2006. Theo đó, Công ty sẽ hoạt động trên các lĩnh vực : Lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư chứng khoán, đầu tư chứng khoán. Trong thời gian đầu thành lập, Công ty đã tập trung ổn định tổ chức, tuyển nhân sự , thành lập một quỹ đầu tư chứng khoán với số vốn ban đầu la 200 tỷ đồng. Công ty đã tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư, từng bước tạo dựng hình ảnh trong thị trường tài chính. 2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Quân Đội. Đơn vị: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền +/- (%) Số tiền +/- (%) Tổng thu nhập 548 1.266 +231 3559 +281 - Thu về hoạt động tín dụng 402 1.040 +258 3175 +205 - Thu dịch vụ thanh toán, Ngân quỹ 25 46 +84 89 +93 - Thu từ hoạt động khác 121 180 +48,7 295 +64 Chi phí 399 1.024 +256 2949 +288 Lãi trước thuế 149 242 +62,4 610 +152 (Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân Đội) Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đều tăng trưởng ổn định qua các năm. Mức lợi nhuận của ngân hàng tăng từ 0,23 tỉ đồng trong năm tài chính 1994, lên 149 tỉ đồng năm 2005 và 242 tỉ đồng năm 2006 (tăng 62,4% so với năm 2005), 610 tỉ đồng năm 2007 (tăng 152%- tăng vượt bậc). Kết quả đó đã góp phần đưa NHTMCP Quân Đội trở thành một trong những ngân hàng có mức lợi nhuận trước thuế cao nhất trong hệ thống các NHTMCP trên địa bàn Hà Nội và liên tục đạt xếp loại A do NHNN lựa chọn. Nếu xét chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu thì NHTMCP Quân Đội luôn duy trì được mức ROE trên 20% trong những năm vừa qua. Chính vì vậy, tỉ lệ chia cổ tức hàng năm đạt 15-20%. Từ kết quả đạt được đó, NHTMCP Quân Đội luôn thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nghĩa vụ thuế với NSNN. Trong hơn 13 năm qua, ngân hàng đã nộp vào NSNN trên 160 tỉ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp. Với những kết quả đó, NHTMCP Quân Đội đã 4 lần được Cục Thuế Hà Nội, Bộ Tài chính tặng bằng khen; đồng thời, NHTMCP Quân Đội còn có tên trong bảng vàng các trường hợp điển hình thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước từ năm 2000-2007 tại Hà Nội. Nhìn lại chặng đường hơn 13 năm xây dựng và phát triển của NHTMCP Quân Đội tuy chưa phải là thời gian dài, nhưng tất cả những gì NHTMCP Quân Đội đã trải qua và đạt được là rất đáng ghi nhận. Ngân hàng có quyền tự hào và tin tưởng vào sự phát triển của mình trong tương lai. Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các ngân hàng Việt Nam nói chung và NHTMCP Quân Đội nói riêng. NHTMCP Quân Đội sẵn sàng nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức để vững bước đi lên, xây dựng một thương hiệu NHTMCP Quân Đội vững mạnh. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI. 2.2.1. Thực trạng cho vay DNNQD tại hệ thống NHTMCP Quân Đội. 2.2.1.1. Tình hình cho vay các DNNQD. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích phát triển các DNNQD, đồng thời đẩy mạnh triển khai việc cổ phần hóa các DNNN nhằm phát triển kinh tế nhiều thành phần. Sự thay đổi trong môi trường kinh doanh như vậy cũng đòi hỏi các ngân hàng phải thay đổi chiến lược hoạt động sao cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển. Nhận thức rõ về những cơ hội đang có và căn cứ vào khả năng của mình, NHTMCP Quân Đội đã có một định hướng rõ ràng cho hoạt động tín dụng, đó là: giữ vững thị trường khách hàng truyền thống, tăng cường cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, không ngừng mở rộng ra các đối tượng khách hàng tiềm năng, kết hợp tăng cường các hình thức cho vay đa dạng mới như hợp vốn, đồng tài trợ... Cũng nhờ đó mà NHTMCP Quân Đội đã tạo được những tiền đề cho một hướng đi đúng: cho vay đa thành phần kinh tế, một hướng đi đã đem lại một hiệu quả kinh doanh cao và tăng trưởng ổn định trong 13 năm qua cho ngân hàng. Khách hàng vay vốn tại NHTMCP Quân Đội gồm hai đối tượng chính từ khu vực kinh tế quốc doanh (DNNN) và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có VĐTNN, doanh nghiệp tư nhân và các cá nhân...). Trong những năm qua, hoạt động cho vay của NHTMCP Quân Đội vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế quốc doanh bởi khu vực kinh tế này có môi trường tương đối ổn định, đầu tư tín dụng được ưu tiên hơn so với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nên NHTMCP Quân Đội tiếp tục giữ vững quan hệ với các khách hàng truyền thống ở khu vực này, đặc biệt là các doanh nghiệp quân đội đang hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Theo đà phát triển kinh tế này, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang có xu hướng phát triển rất nhanh, số công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất cá thể...ngày càng tăng. Cùng với đó, hoạt động tín dụng của các NHTM đối với khu vực kinh tế này cũng tăng lên đáng kể. Nhận thức rõ được rằng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang trở thành một thị trường tín dụng rộng lớn, đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước, chứa đầy tiềm năng và triển vọng để ngân hàng khai thác, NHTMCP Quân Đội đã chú trọng hơn tới việc cho vay đối với thành phần kinh tế này. Bằng những chính sách cụ thể cùng với việc khuyến khích mở rộng cho vay đối với khu vực kinh tế này, ngân hàng đang dần đạt được những kết quả đáng khích lệ được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay của NHTMCP Quân Đội. Đơn vị: Tỉ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. DS cho vay 11.409 100% 15.683 100% 26.795 100% 4274 37% 11.112 71% DNNN 7.092 62% 10.477 67% 17.189 65% 3.385 48% 6.712 72% DNNQD -Ngắn hạn - TDH 4.317 1.971 2.364 38% 46% 54% 5.206 2.559 2.647 33% 49% 51% 9.608 5.238 4.370 35% 55% 45% 889 588 301 20% 30% 11% 4.402 2.679 1.723 85% 105% 65% 2. DS thu nợ 10.092 100% 13.594 100% 23.139 100% 3.502 35% 9.545 70% DNNN 6.650 66% 8.852 65% 14.534 63% 2.202 33% 5.682 64% DNNQD -Ngắn hạn -TDH 3.442 1.829 1.613 33% 53% 67% 4.742 2.500 2.242 35% 53% 47% 8.605 4.612 3.993 37% 54% 46% 1.300 671 629 38% 37% 39% 3.863 2.112 1.751 81% 84% 78% 3.Dư nợ 4.677 100% 6.766 100% 10.422 100% 2.089 45% 3.656 54% DNNN 2.758 59% 3.567 52,7% 5.377 52% 809 29% 1.810 50% DNNQD -Ngắn hạn -TDH 1.919 1.130 789 41% 59% 41% 3.199 1.589 1.610 47,3% 50% 50% 5.045 2.915 2.130 48% 58% 42% 1.280 459 821 67% 14% 104% 1.846 1.326 520 58% 83% 32% ( Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân Đội) Hàng năm, có hàng nghìn các DNNQD được thành lập mới ở nước ta, thêm vào đó là hàng ngàn các DNNQD đang hoạt động trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế- xã hội. Điều đó có nghĩa là nhu cầu về nguồn vốn để mở rộng, phát triển sản xuất của các doanh nghiệp này là rất lớn. Với điều kiện ở nước ta hiện nay, các nhu cầu đó được đáp ứng chủ yếu thông qua các khoản cấp tín dụng của các NHTM. NHTMCP Quân Đội cũng đã nắm bắt được cơ hội đó, chuyển hướng đầu tư vào các DNNQD và từng bước đạt được những thành công nhất định trên mảng thị trường này. Trong những năm trước đây chính sách cho vay của Ngân hàng Quân đội chủ yếu tập trung ở các Doanh nghiệp quốc doanh vì mục đích thành lập Ngân hàng Quân đội là phục vụ cho các Doanh nghiệp Quân đội làm kinh tế. Tuy nhiên qua số liệu từ năm 2005 đến 2007 ta thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân đội đã cân bằng ở hai khu vực, dư nợ đối với khu vực kinh tế quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn. Dư nợ chiếm tỷ trọng trên 50% trong tổng dư nợ của Ngân hàng, dư nợ tăng trưởng liên tục năm 2006 tăng 45% so với năm 2005, năm 2007 tăng 54% so với năm 2006. Sở dĩ có sự tăng trưởng như vậy là do: + Khu vực kinh tế này có môi trường tương đối ổn định, đầu tư tín dụng được ưu ái hơn so với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. + Ngân hàng TMCP Quân đội tiếp tục giữ vững quan hệ với các khách hàng truyền thống đặc biệt là các doanh nghiệp quân đội hoạt động có hiệu quả. Ngân hàng TMCP Quân đội đã cung ứng vốn kịp thời cho các doanh nghiệp quân đội tham gia xây dựng phát triển kinh tế ở nhiều lĩnh vực có thế mạnh của kinh tế quốc phòng. Đồng thời nhiều công trình lớn, trọng điểm của Nhà nước đã được Ngân hàng TMCP Quân đội phối hợp cho vay hợp vốn như: Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14, Quốc lộ 18, Quốc lộ 6, Quốc lộ 3, Công trình thuỷ điện Sêsan, Hàm Thuận Đa Mi, đê chắn sóng Dung Quất… Tuy tỷ trọng cho vay đối với khu vực kinh tế quốc doanh có xu hướng giảm song số tuyệt đối vẫn tăng đều hàng năm và vẫn chiếm trên 50% tổng dư nợ. Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ dư nợ theo khu vực kinh tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy Ngân hàng TMCP Quân đội cho vay chủ yếu là DNNN. Tuy nhiên thị phần cho vay đối với DNNN đang có xu hướng chững lại, thị phần cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có những bước tăng Qua bảng số liệu ở bảng 2.4 ta thấy, tình hình hoạt động cho vay của NHTMCP Quân Đội đã đạt được mức tăng trưởng khá tốt. Doanh số cho vay của ngân hàng đối với các DNNQD liên tục tăng lên trong các năm cả về số lượng và tỉ lệ trong tổng doanh số cho vay, năm 2006 tăng 889 tỉ đồng so với năm 2005 (tương ứng 20%), năm 2007 tăng 4402 tỉ đồng so với năm 2006 (tương ứng 85%). Điều này chứng tỏ ngân hàng đã nhận thức được tiềm năng lớn mạnh của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và đang tập trung chú trọng mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế này. Bên cạnh đó cũng thể hiện ngân hàng đã có nhiều thành công trong việc thu hút thêm các khách hàng ngoài quốc doanh mới hoặc tăng cường, mở rộng thêm quan hệ với những khách hàng truyền thống. Biểu đồ 2.4: Tình hình cho vay DNNQD của ngân hàng. Đơn vị: Tỉ đồng. ( Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân Đội) Trong doanh số cho vay các DNNQD, cho vay ngắn hạn có tốc độ tăng nhanh chiếm một phần lớn hơn so với doanh số cho vay trung dài hạn (năm 2005 tỉ lệ cho vay ngắn hạn DNNQD chiếm 46% trong tổng doanh số cho vay và đến năm 2007 tỉ lệ này là 55%, trong khi đó tỉ lệ này của cho vay trung dài hạn là 54% năm 2005 và 45% năm 2004). Các khoản cho vay ngắn hạn nhằm giải quyết nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, các nhu cầu này phát sinh thường xuyên liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu được đáp ứng để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Các khoản cho vay dài hạn giúp doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định, nâng cấp và hiện đại hoá công nghệ sản xuất. Các khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỉ lệ cao trong ngân hàng là do việc kiểm soát món vay dễ dàng và giúp ngân hàng quay vòng vốn nhanh hơn. Mặt khác, các DNNQD hoạt động nhiều khi bất ổn định nên cho vay trong thời gian dài có thể dẫn đến ngân hàng gặp rủi ro nhiều hơn, bên cạnh đó, mặc dù cho vay có tài sản đảm bảo nhưng nếu cho vay trong một thời gian dài có rất có thể dẫn đến việc giảm giá trị của tài sản, gây tổn thất cho ngân hàng do đó khi xét duyệt cho vay cũng cần những điều kiện chặt chẽ hơn nhất là trong điều kiện thị trường thường xuyên biến động như hiện nay. Nhưng những khoản vay dài hạn này rất quan trọng, nó góp phần giúp cho DNNQD tạo được cho mình một cơ sở vật chất vững chắc để mở rộng sản xuất kinh doanh bằng việc trang bị các máy móc thiết bị, từ đó góp phần tăng chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngân hàng nên có kế hoạch cụ thể đối với việc mở rộng và phát triển thêm doanh số cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên, việc mở rộng cho vay cũng còn phụ thuộc vào nhu cầu của các DNNQD và ngân hàng đôi khi không đóng vai trò quyết định trong việc mở rộng hoạt động cho vay của mình. Doanh số thu nợ của ngân hàng đối với cả DNNN và DNNQD cũng đạt tỉ lệ cao, đặc biệt là doanh số thu nợ của các DNNQD luôn chiếm từ 65- 85% trong doanh số cho vay. Biểu đồ 2.5: Tình hình cho vay, thu nợ DNNQD. Đơn vị: Tỉ đồng. ( Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân Đội) Qua các năm, doanh số thu nợ đối với các DNNQD luôn đạt tỉ lệ cao. Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 79% tổng doanh số cho vay, đến năm 2007 đạt 89%. Điều này thể hiện mặc dù ngân hàng đã quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của các DNNQD qua việc mở rộng cho vay đối với khu vực kinh tế này nhưng ngân hàng vẫn luôn chú trọng tới công tác thu hồi nợ để đảm bảo không gặp phải rủi ro không thu hồi được vốn, bảo toàn vốn tránh rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác, điều đó cũng cho thấy hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNQD ngày càng cao, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, doanh số thu nợ còn phụ thuộc vào số lượng và giá trị các khoản vay đến hạn trong năm của ngân hàng. Nhưng xét một cách toàn diện, điều này cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng luôn đảm bảo được sự ổn định qua các năm. Bảng 2.4: Tình hình cho vay phân theo hình thức sở hữu Đơn vị: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Khu vực kinh tế QD 2.758 59 3.567 52,7 5.377 52 Khu vực kinh tế NQD 1.919 41 3.199 47,3 5.045 48 Tổng cộng 4.677 100 6.766 100 10.422 100 Trong vài năm trở lại đây, dư nợ cho vay của ngân hàng đối với các DNNQD đã có sự tăng trưởng đáng kể cả về số lượng và tỉ lệ. Năm 2005 dư nợ cho vay đối với DNNQD là 1.919 tỉ đồng thì đến năm 2006 đã tăng lên là 3.199 tỉ đồng (tăng 1.280 tỉ đồng, tương đương 67%) và đến năm 2007 là 5.045 tỉ đồng (tăng 1.846 tỉ đồng, tương đương 58%). Tỉ lệ dư nợ cho vay DNNQD trong tổng dư nợ cũng tăng lên từ 41% năm 2005 lên 47% năm 2006 và 48% năm 2007. Tỉ lệ này tăng lên chứng tỏ trong sự tăng lên của tỉ lệ tổng dư nợ thì chủ yếu là do sự tăng lên của tỉ lệ dư nợ cho vay DNNQD. Điều đó thể hiện NHTMCP Quân Đội đã nhận thức được vai trò to lớn của các DNNQD đối với sự phát triển kinh tế đất nước cũng như đối với ngân hàng, đồng thời nó cũng thể hiện rằng các DNNQD đã hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn, họ đã có kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư mang tính khả thi cao, đã khẳng định được uy tín và vị thế của mình trên thị trường. Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay của ngân hàng qua các năm. Đơn vị: Tỉ đồng. Biểu đồ 2.6: Tỉ lệ dư nợ của các DNNQD trong tổng dư nợ. Đơn vị: Tỉ đồng. (Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân Đội) Tuy nhiên, với tỉ lệ tăng dư nợ cho vay đối với DNNQD như vậy vẫn còn chậm và thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực kinh tế này. Nguyên nhân có thể là do ngân hàng vẫn còn tập trung chú trọng vào việc phát triển cho vay đối với khu vực kinh tế nhà nước, còn dè dặt và có những điều kiện chặt chẽ hơn khi quyết định cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh một phần bởi sự nhạy cảm và dễ biến động của nó trước sự thay đổi của thị trường, mặt khác đa số các DNNQD là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới được thành lập chính vì vậy khả năng tài chính của họ còn non trẻ, khó tạo được uy tín và lòng tin đối với ngân hàng nhất là những khách hàng lần đầu tiên đến thực hiện giao dịch với ngân hàng. Qua các năm, số lượng khách hàng là DNNQD của NHTMCP Quân Đội cũng tăng trưởng một cách nhanh chóng. NHTMCP Quân Đội ngày càng thu hút được thêm nhiều khách hàng mới đến giao dịch với ngân hàng. Điều này thể hiện ngân hàng đã tạo được uy tín trọng việc thu hút khách hàng mới đồng thời cũng đạt được mục tiêu mở rộng đối tượng khách hàng đặc biệt là khách hàng ngoài quốc doanh của ngân hàng. 2.2.1.2. Cơ cấu cho vay DNNQD. DNNQD có thể được chia thành các loại hình doanh nghiệp khác nhau tuỳ theo hình thức sở hữu như: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có VĐTNN... Trong dư nợ cho vay của NHTMCP Quân Đội đối với các DNNQD, cũng có sự khác biệt về số dư nợ giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ của khu vực ngoài quốc doanh. Đơn vị: Tỉ đồng. Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư (%) Số dư (%) Số dư (%) - DN có VĐTNN 419 26 845 26 1.418 28 - Công ty CP, TNHH 1.044 54 1.714 54 2.825 56 - Thể nhân 384 20 640 20 802 16 Cộng 1.919 100 3.199 100 5.045 100 ( Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân Đội) Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, Ngân hàng TMCP Quân đội đã chú trọng hơn tới việc cho vay đối với thành phần kinh tế này bởi khu vực kinh tế này phát triển rất sôi động, đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh cao. Trong những năm qua ngân hàng TMCP Quân đội đã có định hướng tương đối rõ ràng với việc cho vay đa thành phần kinh tế. Trong loại hình này thì công ty cổ phần chiếm tỷ lệ lớn nhất, năm 2005 dư nợ đạt 1.044 tỷ đồng chiếm 54% dư nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Năm 2006 đạt 1.714 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2005 là 670 tỷ đồng hay tăng 64% nhưng cũng chỉ chiếm 54% dư nợ khu vực ngoài quốc doanh. Năm 2007 đạt 1.161 tỉ đồng tăng 1.111 tỉ đồng hay tăng 65% so với năm 2006,chiếm 56% dư nợ khu vực ngoài quốc doanh. Đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Quân đội đã đầu tư vốn cho một số dư án liên doanh lớn như: Khách sạn Hà Nội Lakes, Toà nhà VIT-TOWER, Dự án tầu cao tốc Proshipser Sài Gòn- Vũng Tàu, Dự án Hải Thành Kotobuki … Vì vậy, cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng tương đối cao, năm 2005 và 2006 chiếm 26% trên dư nợ khu vực ngoài quốc doanh, năm 2007 chiếm 28% trên dư nợ khu vực ngoài quốc doanh. Dự kiến trong thời gian tới các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ vào Việt Nam để đầu tư và khả năng phát triển tăng cho Ngân hàng sẽ cao. Trong cho vay các DNNQD, chủ yếu là cho vay các công ty TNHH, công ty cổ phần, sau đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn dư nợ cho vay tư nhân vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ năm 2005 và 2006 chiếm 20% trong tổng dư nợ khu vực ngoài quốc doanh nhưng đến năm 2007 giảm xuống chỉ còn 16%, điều đó có thể là do các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta hiện nay hoạt động còn kém an toàn, hiệu quả thấp, không đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn mà ngân hàng đề ra. Trong thời gian tới, NHTMCP Quân Đội định hướng từng bước nâng tỉ lệ đầu tư cho vay các công ty TNHH, công ty cổ phần, các doanh nghiệp tư nhân bởi các loại hình doanh nghiệp này ngày càng phát triển mạnh mẽ ở nước ta trên mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và hoạt động cũng ngày càng đạt được hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, NHTMCP Quân Đội cũng ưu tiên đáp ứng nhu cầu về vốn của những khách hàng có uy tín trong hoạt động và thanh toán, những dự án có tính khả thi cao và có tài sản bảo đảm. 2.2.1.3. Chất lượng khoản vay của khu vực ngoài quốc doanh. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là một khu vực dễ nhạy cảm và có nhiều biến động cho nên ngân hàng đã đưa ra quan điểm chỉ đạo rất cụ thể đối với việc cho vay khu vực này, đó là: mở rộng tín dụng phải gắn với an toàn trong cho vay, vì vậy ngay từ khâu tiếp thị, NHTMCP Quân Đội đã đưa ra yêu cầu chỉ tiếp thị những khách hàng có hoạt động tốt, có uy tín; xây dựng những sản phẩm cho vay có độ rủi ro thấp và có biện pháp phòng ngừa rủi ro cho mỗi sản phẩm, ví dụ như khi cho vay thì bắt buộc các doanh nghiệp phải có tài sản bảo đảm; hoàn thiện các sản phẩm cho vay truyền thống sao cho nâng cao tiện ích cho khách hàng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng trong đó có nội dung giảm thiểu rủi ro tín dụng; đồng thời xây dựng một quy trình cho vay, trong đó hướng dẫn chi tiết cho từng loại hình cho vay cụ thể... Từ quan điểm đó đã hình thành một cơ cấu tổ chức quản lí rủi ro tín dụng hiệu quả với trung tâm là Ban thẩm định tín dụng (nay đổi thành Phòng quản lí tín dụng), có vai trò độc lập thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, có chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về việc quản lí hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống NHTMCP Quân Đội. Do đó, chất lượng tín dụng của ngân hàng luôn được nâng lên đáng kể, các khoản vay qua ban thẩm định luôn được đảm bảo về điều kiện pháp lí, khách quan trong đánh giá tín dụng, giám sát thực hiện một số điều khoản đặc biệt, giám sát một số khách hàng có vấn đề... Chính vì vậy, trong những năm hoạt động, ngân hàng luôn kiểm soát được tỉ lệ nợ quá hạn dưới 2% - một kết quả đáng khích lệ trong điều kiện hiện nay, làm yên lòng người gửi tiền và các cổ đông. Bảng 2.7: Nợ quá hạn của NHTMCP Quân Đội. Đơn vị: Tỉ đồng. Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ 4.677 - 6.766 - 10.422 - 2.089 1,45% 3.656 1,54% NQH 168 100% 195 100% 88 100% 27 1,16% -107 0,45% -DNNN 99,12 59% 102,76 52,7% 45,76 52% 3,64 1,04% -57 0,45% DNNQD 68,88 41% 92,24 47,3% 42,24 48% 23,36 1,34% 50 0,46% (Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân Đội) Qua bảng trên ta thấy chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng khá cao, tỉ lệ nợ quá hạn luôn đạt ở mức dưới 2%.Ttrong đó, chất lượng các khoản cho vay đối với các DNNQD tốt hơn so với các DNNN, tỉ lệ nợ quá hạn của các DNNQD trong vòng 3 năm trở lại đây luôn ở mức dưới 0,5%, đây là một tỉ lệ an toàn và khá lí tưởng. Tỉ lệ nợ quá hạn của khu vực kinh tế quốc doanh chiếm một tỉ lệ cao hơn trong tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng so với các DNNQD. Điều đó thể hiện chất lượng tín dụng của các DNNQD ngày càng được tăng lên và hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các DNNQD ngày càng an toàn hơn. Chất lượng các khoản vay của các DNNQD tốt như vậy có thể giải thích là việc cho vay đối với các DNNQD được ngân hàng thẩm định một cách kĩ càng hơn, nhiều khi dựa trên những quy định chặt chẽ hơn, do đó ngân hàng chỉ cho vay đối với những khoản vay mà ngân hàng thật sự thấy an toàn và cho vay đối với những khách hàng uy tín và thế mạnh trên thị trường, chính vì vậy chất lượng khoản vay luôn được đảm bảo. Tóm lại, thị phần cho vay đối với DNNN đang có xu hướng chững lại, thị phần cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Thực tế này đã cho thấy NHTMCP Quân Đội đã và đang cố gắng thực hiện tốt những định hướng hoạt động tín dụng đã đề ra và do đó đã đạt được một kết quả kinh doanh đáng khích lệ, với mức lợi nhuận trước thuế tăng đều qua các năm, trở thành một trong những NHTMCP có lợi nhuận trước thuế cao nhất trên địa bàn Hà Nội trong năm 2007. Tuy nhiên, tỉ trọng cho vay đối với các DNNQD tại ngân hàng vẫn còn chiếm một tỉ lệ khá khiêm tốn, điều đó thể hiện ngân hàng mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu về vốn của các DNNQD. Vấn đề đặt ra là ngân hàng cần phải có những định hướng cụ thể gì trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa thị phần cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. 2.2.2. Đánh giá chung về hoạt động cho vay của NHTMCP Quân Đội đối với DNNQD. 2.2.2.1. Những kết quả đạt được. Trong những năm đầu đổi mới nền kinh tế đất nước, chúng ta đã đạt được khá nhiều thành tựu: bộ mặt của đất nước thay đổi nhiều, đời sống nhân dân được cải thiện. Nhưng đi kèm với những thành công đó vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết như nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, tình trạng thiểu phát kéo dài đã làm ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng nói chung và NHTMCP Quân Đội nói riêng. Là một ngân hàng thương mại cổ phần ra đời và phát triển trong thời kỳ đổi mới này Ngân hàng TMCP Quân đội đã không ngừng vươn lên, nỗ lực đổi mới phương thức hoạt động gắn liền với việc ứng dụng công nghệ ngân hàng và kiện toàn tổ chức bộ máy đáp ứng tốt nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Ngân hàng TMCP Quân đội đã dần khẳng định được uy tín bằng việc tăng trưởng ổn định, vững chắc, tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận luôn ở mức trên 50%.đặc biệt là hoạt động tín dụng của ngân hàng cụ thể là hoạt động cho vay đối với DNNQD. Nhưng mặc dù đứng trước những khó khăn thử thách đó, ngân hàng đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ và đạt được các kết quả sau: + Kể từ khi ngân hàng thực hiện cho vay đối với các DNNQD đã có nhiều công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã, tư nhân, cá thể... đến vay vốn của ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Có nhiều dự án đạt kết qủa tốt góp phần tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp quốc doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội.docx
Tài liệu liên quan