Luận văn Giải pháp mở rộng và hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền điện từ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội

Mục lục

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I 3

cơ sở lí luận về TTKDTM nói chung và 3

thanh toán CTĐT nói riêng. 3

I- Sự cần thiết khách quan, vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. 3

1. Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng TM. 3

2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. 4

2.1. Về mặt xã hội. 4

2.2. Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 5

II. Khái quát hình thức TTKDTM ở Việt Nam hiện nay. 5

1. Một số quy định mang tính nguyên tắc trong TTKDTM. 5

III- Nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền điện tử 7

1. Khái niệm về CTĐT. 7

2. Tài khoản sử dụng: 8

2.1. Tại các chi nhánh Ngân hàng sử dụng tài khoản. 8

2.2. Tại Trung tâm thanh toán sử dụng tài khoản. 8

3. Chứng từ điện tử. 8

5.2. Sơ đồ thanh toán chuyển tiền điện tử giữa 2 Ngân hàng2 10

(1) Khách hàng nộp chứng từ xin chuyển tiền 10

(2) Ngân hàng ghi Nợ tài khoản tiền gửi khách hàng 10

Có tài khoản 5111 10

(3) Trung tâm thanh toán hạch toán 10

Ghi Nợ TK 5132 Thanh toán chuyển tiền đến (với Ngân hàng A) 10

Nợ TK 5112 Thanh toán chuyển tiền đến 11

chương II 12

kết quả kinh doanh và thực trạng thanh toán chuyển tiền điện tử tại NHN0 & PTNT Nam Hà Nội. 12

I - Khái quát hình thành kinh tế xã hội năm 2002 ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng. 12

1. Thuận lợi: 12

2. Khó khăn. 12

I- Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của nhno & ptnt nam hà nội. 13

1. Sự ra đời của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 13

2.1. Ban lãnh đạo NHNo & PTNT Nam Hà Nội: 13

2. Nghiệp vụ Thanh Toán Điện Tử tại NHN0 & PTNT Nam Hà Nội. 18

2.1 Tài khoản sử dụng 18

2.2. Quy trình than toán. 18

3. Ưu nhược điểm của việc áp dụng hình thức thanh toán ctđt tại NHN0&PTNT Nam Hà Nội 25

3.1. Ưu điểm: 25

3.2 Nhược điểm: 26

4. Đánh giá hoạt động thanh toán chuyển tiền điện tử tại ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nam Hà Nội. 27

4.1. Kết quả đạt được. 27

4.2. Tồn tại. 28

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của quy trình TTCTĐT tại NHN0&PTNT Nam Hà Nội 29

1. Hiện đại hoá công nghệ thanh toán qua ngân hàng và đội ngũ cán bộ. 29

2. Tăng cường quảng cáo về các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. 30

3. Về giờ giấc giao dịch. 31

Kết luận 33

Tài liệu tham khảo 34

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng và hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền điện từ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m về chứng từ điện tử như sau: Chứng từ điện tử là các căn cứ chứng minh bằng dữ liệu thông tin trên vật mang tin (như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán...) về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành và là cơ sở để ghỉ chép sổ sách kế toán của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Chứng từ sử dụng trong thanh toán điện tử gồm chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ. - Chứng từ gốc làm cơ sở để lập lệnh chuyển tiền là các chứng từ do khách hàng lập theo quy định trong thể lệ thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc, thư tín dụng ... - Chứng từ ghi sổ trong chuyển tiền điện tử là lệnh chuyển tiền. 3.2. Chuyển hoá chứng từ Trong thanh toán điện tử, chứng từ bằng giấy có thể chuyển hoá thành chứng từ điện tử (chứng từ bằng giấy do khách hàng lập được Ngân hàng chuyển hoá thành chứng từ điện tử để chuyển tiền), ngược lại chứng từ điện tử có thể chuyển hoá in ra chứng từ giấy (ví dụ chứng từ điện tử do khách hàng có nối mạng với Ngân hàng lập khi Ngân hàng nhận được sẽ chuyển hoá in ra chứng từ giấy để lưu trữ). 4. Mật mã và chữ ký điện tử trong chuyển tiền điện tử - Mật mã là những ký hiệu được quy định cho từng loại chứng từ trong thanh toán điện tử. - Chữ ký điện tử là mã kháo bảng mật được xác định riêng cho từng cá nhân (như kế toán chuyển tiền, kiểm soát viên, kế toán trưởng) để chứng thực quyền hạn trách nhiệm của từng cá nhân thực hiện được ghi trên chứng từ. Chữ ký mật mã đó có giá trị pháp lý như chữ ký bằng mực trên chứng từ giấy. 5. Quy trình nghiệp vụ thanh toán điện tử 5.1. Quy trình nghiệp vụ tại Ngân hàng khởi tạo (Ngân hàng A- Ngân hàng gửi lệnh) (5) Chuyển dữ liệu thực hiện chuyển tiền sang Ngân hàng B (qua trung tâm thanh toán) Chuyển 1 liên chứng từ gốc cho thanh toán viên (4) (3) (2) (1) Kế toán trưởng (kiểm soát viên) - Kiểm soát đối chiếu giữa chứng từ gốc, chứng từ in ra và các dữ liệu thông tin điện tử trên chứng từ - Kiểm tra khoá bảo mật và chữ ký điện tử của kế toán chuyển tiền điện tử - Ký vào chứng từ giấy, ký chữ ký điện tử và chứng từ điện tử - Chuyển chứng từ giấy cho kế toán chuyển tiền và thanh toán viên - Bấm máy chuyển tiền đi TT viên giữ tài khoản khách hàng - Nhận chứng từ - Kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ - Kiểm tra, đối chiếu số dư tài khoản khách hàng - Lập chứng từ thanh toán điện tử, ký và chuyển cho kế toán chuyển tiền điện tử k h á c h h à n g Bộ phận kế toán chuyển tiền điện tử - Nhận và kiểm tra các yếu tố của chứng từ - Kiểm tra chữ ký của thanh toán viên - Chuyển hoá chứng từ giấy thành chứng từ điện tử và lập lệnh chuyển tiền - Ký tên trên chứng từ giấy và lập chữ ký điện tử rổi chuyển cho kế toán trưởng 5.2. Sơ đồ thanh toán chuyển tiền điện tử giữa 2 Ngân hàng2 (2) (3) (1) Khách hàng thụ hưởng (hoặc trả tiền đối với lệnh chuyển nợ) Khách hàng chuyển tiền (hoặc nhờ thu đối với lệnh chuyển động) Ngân hàng B (Ngân hàng nhận lệnh) Ngân hàng A (Ngân hàng gửi lệnh) Trung tâm thanh toán kkkkk (1) Khách hàng nộp chứng từ xin chuyển tiền (2) Ngân hàng ghi Nợ tài khoản tiền gửi khách hàng (hoặc tài khoản thích hợp) Có tài khoản 5111 (3) Trung tâm thanh toán hạch toán Ghi Nợ TK 5132 Thanh toán chuyển tiền đến (với Ngân hàng A) Có TK 5131 Thanh toán chuyển tiền đi (với Ngân hàng B) Tại Ngân hàng B hạch toán Nợ TK 5112 Thanh toán chuyển tiền đến Có TK tiền gửi khách hàng (người thụ hưởng) Đối với lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền (1) Khách hàng nhờ thu (2) Ngân hàng A hạch toán Nợ TK 5111 Có TK Tiền gửi khách hàng nhờ thu Tại trung tâm thanh toán (3) Nợ TK 5131 Thanh toán chuyển tiền đi (với Ngân hàng B) Có TK 5132 Thanh toán chuyển tiền đến (với Ngân hàng A) Tại Ngân hàng B trích tài khoản người trả tiền (4) Nợ TK tiền gửi người trả tiền Có TK 5112 chuyển tiền đến 5.3 Sơ đồ xử lý nghiệp vụ tại Ngân hàng B Kế toán chuyển tiền điện tử - In 3 liên lệch chuyển tiền đến - Kiểm soát các yếu tố của lệnh chuyển tiền - Ký vào các lệnh chuyển tiền (bằng giấy) lấy chữ ký kiểm soát trên lệnh chuyển tiền sau đó chuyển 2 liên lệnh cho kế toán giao dịch kế toán trưởng (hoặc kiểm soát viên) - Vào chương trình - Kiểm tra chữ ký điện tử của trung tâm thanh toán để xác định đúng đắn, chính xác của lệnh chuyển tiền đến - Truyền lệnh chuyển tiền qua mạng vi tính cho kế toán chuyển tiền Nhận được chuyển tiền qua mạng từ trung tâm thanh toán (1) Kế toán giao dịch - Kiểm soát tên tài khoản khách hàng, kiểm tra uỷ quyền chuyển nợ đối với lệnh chuyển nợ - Ký trên chứng từ và hạch toán vào tài khoản thích hợp - In 3 liên lệnh chuyển tiền (3) (2) chương II kết quả kinh doanh và thực trạng thanh toán chuyển tiền điện tử tại NHN0 & PTNT Nam Hà Nội. I - Khái quát hình thành kinh tế xã hội năm 2002 ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng. 1. Thuận lợi: Năm 2002, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức lớn, cả ở trong và ngoài nước nhưng nền kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng ở mức cao và đạt kết quả khá hoàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 7,04% cao hơn năm trước: nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội được huy động tốt hơn, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 34% GDP, trong đó vốn trong nước chiếm 70%,cơ cấu kinh tế, nhất là trong nông nghiệp tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực, đã xuất hiện thêm nhiều mô hình sản xuất kinh doanh tốt cần được nhân rộng; thu ngân sách Nhà nuớc vượt dự toán, sức mua và chỉ số giá tăng, ngăn chặn tình trạng thiếu phát kéo dài nhiều năm. Công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm tiếp tục đạt thêm một số kết quả mới, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, chính trị kinh tế, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng nhà nước có nhiều chủ trương chính sách mới (quản lý ngoại hối, thanh toán ban hành quy chế cho vay đồng tài trợ theo hướng tăng thêm quyền tự chủ cho các ngân hàng thương mại; thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận, thành lập ngân hàng chính sách, thực hiện lộ trình cơ cấu lại NHTM, trước hết là cơ cấu lại nợ, lành mạnh tài chính, có hiệu quả, phát huy tác dụng thúc đẩy nền kinh tế cũng như hoạt động của Ngân hàng Thương mại phát triển. 2. Khó khăn. Tuy vậy, kinh tế xã hội năm 2002 vẫn con nhiều yếu kém, một số chỉ tiêu kinh tế chưa đạt kế hoạch đề ra, chất lượng tăng truởng, hiệu quả và sức cạnh của nền kinh tế còn thấp, nhiều mặt hàng như: dầu thô, than, lương thực, càpê, thuỷ I- Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của nhno & ptnt nam hà nội. 1. Sự ra đời của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Thực hiện phương hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để mở rộng mạng lưới tổ chức, tăng sức cạnh tranh về thị phần trong cơ chế thị trường, hội đồng quản trị NHNo & PTNT đã có Quyết định số 169/ QĐ/HĐQT ngày 7/9/2000 thành lập chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Chi nhánh chính thức hoạt động từ ngày 5/7/2001. 2. Cơ cấu tổ chức Hiện nay bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT Nam Hà Nội được phân bổ các phòng ban theo mô hình sau: ban giám đốc phòng kế hoạch kinh doanh phòng kế toán - ngân quỹ phòng hành chính nhân sự phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ phòng thanh toán quốc tế Tổng số CBCNV của chi nhánh khi mới thành lập là 36 cán bộ, đến nay là 71 cán bộ được bố trí sắp xếp như sau: 2.1. Ban lãnh đạo NHNo & PTNT Nam Hà Nội: * Giám đốc: Có trách nhiệm tổ chức điều hành hoạt động của NHNo theo đúng chức năng và nhiệm được giao, đồng thời đưa ra các quyết định về hoạt động kinh doanh theo mức uỷ quyền của Ban giám đốc ký các văn bản giấy tờ trong phạm vi quyền hạn được giao. * Ba Phó giám đốc là những người giúp việc cho giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động kinh doanh. 2.2.Các phòng ban: NHNo & PTNTNam Hà Nội có 5 phòng, ban *Phòng kế hoạch kinh doanh bao gồm 16 cán bộ Phòng kế hoạch kinh doanh thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm để đề ra mục tiêu giải pháp cho từng kế hoạch, chiến lược cụ thể, quản lý điều hành vốn kinh doanh hàng ngày, trực tiếp giao dich với khách hàng. Phòng kế hoạch kinh doanh có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc về việc xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm để đề ra mục tiêu giải pháp cho từng kế hoạch, chiến lược cụ thể, quản lý điều hành vốn kinh doanh hàng ngày, trực tiếp giao dịch với khách hàng. *Phòng kê toán ngân quỹ bao gồm 22 cán bộ Nhiệm vụ chính của Phòng kế toán - Ngân quỹ là hạch toán toàn bộ nghiệp vụ phát sinh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác đồng thời chỉ đạo và thực hiện kế hoạch tài chính của chi nhánh, thực hiện thuchi tiền mặt đầy đủ kịp thời, chính xác các nhu cầu nội, ngoại tệ của khách hàng đảm bảo an toàn tài sản trong kho cũng như trên đường vận chuyển… * Phòng thanh toán quốc tế bao gồm 12 cán bộ Phòng thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ thanh toán với nước ngoài, kinh doanh ngoại hối, huy động vốn nội, ngoại tệ được NHNN cho phép cũng như theo quy định của NHN0 & PTNT. *Phòng hành chính nhân sự Nhiệmvụ chính của Phòng là đảm bảo các việc hành chính của NHN0 & PTNT Nam Hà Nội và quản lý chính toàn bộ toà nhà C3 - Phương liệt trong phạm vi uỷ quyền của Tổng Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc, về nhân sự: biên chế, thi đua, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ của người lao động. *Phòng kiểm tra- kiểm toán nội bộ gồm 4 cán bộ . Nhiệm vụ chính của Phòng là kiểm soát toàn bộ các hoạt động kinh doanh của NHN0 & PTNT Nam Hà Nội và các Phòng ban, thấy được những tồn tại trong các mặt hoạt động để khắc phục kịp thời. 3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHN0 & PTNT Nam Hà Nội. Dù mới ra đời và hoạt động hơn 2 năm song NHN0 & PTNT Nam Hà Nội luôn cố gắng nỗ lực hết mình từng bước đẩy mạnh, khẳng định mình trên thương trường phát triển theo cơ chế mới của nền kinh tế. Cụ thể là: 3.1 . Công tác huy động vốn. Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Ban lãnh đạo NHN0 & PTNT Nam Hà Nội đã xác định công tác huy động vốn được đưa lên hàng đâu. Do vậy, bên cạnh việc tập trung thu hút nguồn vốn lớn trong các doanh nghiệp, chi nhánh còn chú trọng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ tầng lớp dân cư bằng cách tổ chức khuyến mại tặng quà cho khách hàng có số tiền tiết kiệm lớn, kết quả là: Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHN0 & PTNT Nam Hà Nội. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu kế hoạch năm 2002 Thực hiện năm 2002 tăng (+) giảm (-) so với KH Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng nguồn vốn huy động 596.400 100 650.076 100 +53.676 +9 + Tiền gửi TCKT 497.875 83.48 539.498 82.99 +41.623 +8.36 + Tiền gửi dân cư 98.525 16.52 110.578 17.01 +2.053 +12.23 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHN0 & PTNT Nam Hà Nội) Số liệu trong bảng 1 cho thấy, tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/202 là 650.076 triệu đồng đạt 109% kế hoạch năm: + Tiền gửi TCKT trong và ngoài nước là 539.498 triệu đồng chiếm 82,99% tổng nguồn vốn tăng 41.623 triệu đồng so kế hoạch (với tỷ lệ tăng 8,36%). + Tiền gửi dân cư là 110.578 triệu đồng chiếm 17,01% tổng nguồn vốn, tăng 12.053 triệu đồng (với tỷ lệ tăng 1213%) Như vậy nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng thấp (17,01%) mà nguồn tiền gửi chủ yếu tập trung vào các TCTD, TCKT (82,99%). Tính ổn định trong cơ cấu nguồn vốn thấp do tập trung chủ yếu ở 1 số khách hàng lớn như: BHXH, quỹ hỗ trợ, Tổng Công ty phát triển nhà. 3.2. Công tác sử dụng vốn. Đến ngày 31/12/2002 chi nhánh đã có quan hệ tín dụng với 40 đơn vị trong đó có 26 DNNN, 9 Công ty TNHH và 5 đơn vị TCTD khác gần 200 hộ gia đình cá nhân. Đơn vị triệu đồng Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của NHN0 & PTNT Nam Hà Nội. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2002 Thực hiện năm 2002 tăng (+) giảm (-) so với KH Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Dư nợ cho vay 90.200 100 98.086 100 +7.886 +11.44 Ngắn hạn 83.456 92.52 89.840 91.59 +6.384 +7.65 Trung - dài hạn 6.744 7.48 8.246 8.41 +1.502 +22.27 Quốc doanh 64.493 71.5 68.631 69.97 +4.138 +6.42 Ngoài quốc doanh 25.707 28.5 29.455 30.03 +3.748 +14.58 Nợ quá hạn 108,24 137,32 Tỷ lệ quá hạn so với tổng dư nợ 0,12% 0.14% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHN0 & PTNT Nam Hà Nội). Theo bảng 2 cho ta thấy: Tổng dư nợ đến 31/12/2002 là 98.086 triệu đồng tăng 7.886triệu đồng so với kế hoạch, tỷ lệ tăng 11.44% phân theo thời gian: + Cho vay ngắn hạn: 89.840 triệu đồng chiếm 91.59% tổng dư nợ. + Cho vay trung - dài hạn: 8.246 triệu đồng chiếm 8,41% tổng dư nợ. Tuy mới thành lập nhưng NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã đẩy mạnh công tác huy động vốn và mở rộng cho vay vượt kế hoạch được giao cả nguồn vốn và sử dụng vốn, cho vay bảo đảm chất lượng, an toàn (dư nợ quá hạn chiếm tỉ lệ nhỏ -0,14%) Đơn vị triệu đồng Thứ tự Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện % so với KH 1 Nguồn vốn huy động 596.400 650.076 109% 2 Dư nợ cho vay (sd vốn) 90.200 98.086 108.7% 3.3. Về nghiệp vụ kế toán thanh toán. Một trong những công tác được NHN0 & PTNT Nam Hà Nội quan tâm đó là công tác kế toán vì đây là khâu then chốt để thu hút khách hàng. Là đơn vị đầu tiên thực hiện thí điểm chương trình giao dịch một cửa, phần lớn cán bộ chưa từng làm công tác kế toán ngân quỹ nên thời gian đầu còn nhiều khó khăn, giải quyết công việc còn chậm và lúng túng. Tuy vậy trong hai năm qua Ngân hàng không ngừng cải tiến công tác thanh toán điện tử (TTĐT), thanh toán bù trừ (TTBT) và các hình thức thanh toán khác … đảm bảo chuyển tiền cho khách hàng nhanh chóng, chính xác và an toàn góp phần đẩy mạnh công tác chu chuyển vốn trong nền kinh tế, đồng thời đảm bảo thanh toán theo đúng thể lệ, chế độ mà các cấp các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành. Tình hình sử dụng các thể thức TTKDTM tại NHN0 & PTNT Nam Hà Nội. Đơn vị: Triệu đồng hình thức thanh toán kế hoạch năm 2002 Thực hiện năm 2002 Số món doanh số % Số món doanh số % UNC - Séc chuyển tiền 7.583 1.959.708 91,56 8,054 2.188.170 91.47 UNT 1.132 5.419 0,25 1.896 5.898 0,25 Séc 1.857 101.818 4,76 2.183 114.204 4,77 Thư tín dụng 34 73.507 3,43 56 83.874 351 thẻ thanh toán - - - - - - Tổng TTKDTM 10.606 2.140.452 100 12.189 2.392.146 100 (Nguồn: Báo cáo công tác TTKDTM tại NHN0 & PTNT Nam Hà Nội 2002) Những số liệu trên cho thấy tỷ trọng sử dụng giữa các thể thức TTKDTM chênh lệch rất lớn. Trong các thể thức thanh toán, thể thức uỷ nhiệm chi được sử dụng nhiểu nhất (91.47%), tiếp đến là séc (4.77%) uỷ nhiệm thư và thư tín dụng chiếm tỉ trọng không đáng kể. 2. Nghiệp vụ Thanh Toán Điện Tử tại NHN0 & PTNT Nam Hà Nội. 2.1 Tài khoản sử dụng Riêng đối với NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Thì theo quyết định 309/2002 / QĐ- NHNN ngày 9/4/2002 của thống đốc ngân hàng nhà nước VN. Tổng giám đốc NHNo & PTNT VN quy định về việc tổ chức thực hiện thanh toán điện tử để cho phù hợp với quy chế quản lý vốn của mình NHNo & PTNT VN sẽ sử dụng một tài khoản duy nhất là điều chuyển vốn để hạch toán toàn bộ nghiệp vụ chuyển tiền đi và đến, chi tiết từng nguồn vốn bao gồm. 1. TK 519101 - Điều chuyển vốn trong kế hoạch bằng VNĐ Trong đó TK 5191.01.01 (Nếu do quầy giao dich số 1 làm) TK 5191.01.02 (Nếu do quầy giao dich số 2 làm) TK 5191.01.03 (Nếu do quầy giao dich số 3 làm) TK 5191.01.04 (Nếu do quầy giao dich số 4 làm) 2.TK 519102 - Điều chuyển vốn ngoài kế hoạch bằng VNĐ 3.TK 519106 - Điều chuyển vốn ký quỹ bằng VNĐ 4.TK 5191.08 - Điều chuyển vốn chờ thanh toán VNĐ Trong đó 3 tài khoản đầu được thực hiện qua mạng máy tính trên cơ cở các chứng từ TTĐT đi và đến. Các TK còn lại chỉ để hạch toán tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp hoặc TTTT trên cơ sở thực hiện các mối quan hệ với 3 tài khoản đầu. Ngoài ra tài khoản sử dụng trong thanh toán trong liên ngân hàng thì theo quy đinh của NHNo & PTNT Nam Hà Nội thì tại chi nhánh ngân hàng và TTTT sử dụng 1 TK duy nhất đó là TK 519201 (TK thu hộ, chi hộ). 2.2. Quy trình than toán. a - Đối với các khoản thanh toán cho khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu thanh toán thì tiến hành lập và nộp vào Ngân hàng các chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo quy định của thể thức thanh toán không dùng tiền mặt. Quy định đối với việc lập và nộp các chứng từ như sau: đối với UNC, UNT nộp 4 liên; séc bảo chỉ khách hàng nộp séc cùng với 2 liên [hàng kê nộp séc; giấy nộp tiền nộp 3 liên.[Thanh toán viên gửi TK của KH nãi séc tiếp nhận giao dịch với khách hàng đó. Sau khi kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ KH nộp vào thanh toán viên ký vào các liên chứng từ, giữ lại một liên chứng từ để làm giấy báo nợ, báo có cho KH, còn lại chuyển cho kiểm soát viên. Kiểm soát viên kiểm tra lại tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ rồi chuyển sang bộ phận TTĐT. Thanh toán viên điện từ sau khi tiếp nhận các chứng từ chuyển tiền thì tiến hành lập chứng từ điện từ trên máy bằng các chuyển hoá chứng từ gốc theo các mẫu chứng từ tương ứng đã cài đặt sẵn. Các chứng từ điện từ được sắp xếp theo chứng từ vế nợ đi riêng và vế có đi riêng. + Chứng từ để thực hiện lệnh chuyển nợ gồm: SBC, séc chuyển tiền. + Chứng từ để thực hiện lệnh chuyển có gồm: uỷ nhiệm chi Cán bộ Thanh Toán Điện Tử sau khi hoàn thành viêc lập các chứng từ trên máy thì in ra rồi chuyển cho kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) kèm theo chứng từ gốc. Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) kiểm soát lại sự chính xác của chứng từ trên máy với chứng từ gốc và chứng từ in ra, tính ký hiệu mật, ghi ký hiệu mặt vào chứng từ TTTT, thanh toán viên tiến hành hạch toán và làm thủ tục lưu trữ chứng từ. - Đối với chuyển tiền ghi có bằng UNC, UNT, SCK trên cùng địa bàn tỉnh, Thành phố hạch toán như sau Nợ TK tiền gửi hoặc tiền vay của KH. Có TK 5191 điều chuyển vốn trong kế hoạch. VD: Ngày 28/5/2003 Công ty Nghison cement corp lập UNC trích 13,698,740.000VNĐ đến NHN0 & PTNT Nam Hà Nội để chuyển tiền điện tử trả cho trung tâm điện toán truyền số liệu KV1 có TK tại NHNN corforate Bank LTĐ tại Thành phố Hà Nội. NHN0 & PTNT Nam Hà Nội tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK Công ty Nghison cement corp : 13,698,740.000 Có TK 519101 (Nếu do phòng giao dịch số 1 làm) : 13,698,740.000 Sau đó: + Lập lệnh chuyển có chuyển về TTTT. + Báo nợ cho Công ty Nghison cement corponate. - Đối với chuyển tiền ghi nợ bằng SBC, và séc chuyển tiền hạch toán như sau: Nợ TK 5191: Điều chuyển vốn trong kế hoạch. Có TK tiền gửi hoặc tiền vay của khách hàng. VD: Ngày 23/5/2003 Cục Sở hữu Công nghiệp có TK tại SGD - NH Công thương Việt Nam lập một séc chuyển khoản yêu cầu trả cho xí nghiệp kinh doanh nước sạch Cầu Giấy có TK tại NHN0 & PTNT Nam Hà Nội số tiền 2.950.500 VNĐ. Sau khi NHN0 & PTNT Nam Hà Nội nhận được bảng kê nộp séc tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK 519101 : 2.950.500đ Có TK tiền gửi cục sở hữu công nghiệp : 2.950.500đ Việc truyền các chuyển tiền đi tại NHN0 & PTNT Nam Hà Nội được thực hiện từ sáng đến 15h30 theo quy định chung của NHN0 & PTNT Nam Hà Nội. Việc chuyển chứng từ điện tử được thực hiện theo từng món cho từng NH tương ứng với từng thể loaị chứng từ do NH nộp vào. Hoặc khi nhận được giấy báo liên hàng do bộ phận truyền tin chuyển đến, kế toán trưởng hoặc (người được uỷ quyền) tiến hành giải mã, kiểm tra kí hiệu một. Nếu đúng của NH mình thì chuyển tiếp cho bộ phận TTĐT. Khi có chứng từ đến liền thì trên máy cán bộ TTĐT phục hồi chứng từ điện từ theo hướng nghiệp vụ và in ra làm 2 liên ký tên rồi chuyển cho kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) ký sau đó thanh toán viên điện tử giữ lại 1 liên để lưu, còn 1 liên giao cho thanh toán viên để làm báo cáo cho KH và làm căn cứ hạch toán. - Nếu chứng từ nợ hạch toán. Nợ TK thích hợp. VD: Ngày26/6/2003 Ông Phạm Huỳnh Khang nộp UNC vào NHN0 & PTNT Nam Hà Nội yêu cầu ông Huỳ công thiệu có TK tại CN quận 11 - NHN0 tỉnh Sài Gòn thanh toán 23 triệu đồng. NHN0 & PTNT Nam Hà Nội hạch toán như sau: Nợ TK tiền gửi của Ông Phạm Huỳnh Khang: 23.000.000đ Có TK 519101 : 23.000.000đ - Nếu là chứng từ có hạch toán: Nợ TK điều chuyển vốn trong kế hoạch Có TK tiền giữ của KH. VD: Ngày 1/7/2003 Công ty TNHH An Giang giữ UNC với NHN0 & PTNT Nam Hà Nội yêu cầu chuyển tra cho Viện Ký sinh trung sốt rét TWII có TK tại NHN0 tỉnh Bài Rịa: 35.000.000đ NHN0 & PTNT Nam Hà Nội hạch toán như saiu: Nợ TK 519102 : 35.000.000đ Có TK Công ty TNHH An Giang : 35.000.000đ Nếu khách hàng nộp chứng từ vào NH trước 15h30 thì NH sẽ nhanh chóng tiếp nhận chứng từ và thực hiện các thủ tục giao dịch theo quy định hiện hành. Trường hợp KH nộp sau 15h30 NH không kịp chuyển hoá thành chứng từ: từ điện tử chuyển đi thì chứng từ chuyển tiền hoặc (giấy nộp tiền) để sang ngày hôm sau chuyển tiếp: Quy trình TTĐT trong hệ thống NHN0 & PTNT Nam Hà Nội nhn0 & ptntvn tttt (đối chiếu) (đối chiếu) Nha Nhb (1) (3) (2) (4) đi đến (1) NHA giữ lệnh chuyển tiền về TTTT. (20 TTTT xử lý và gửi lệnh cho NHB. (3) Cuối ngày NHB gửi báo cáo chuyển tiền trong ngày về TTTT và TTTT gửi bằng đối chiếu chuyển tiền đi đến trong ngày để đối chiếu với NHA. (4) Cuối ngày NHB gửi báo cáo chuyển tiền trong ngày TTTT và TTTT gửi bảng đối chiếu chuyển tiền đi trong ngày để đối chiếu với NHB. b - Đối với khoản nợ: Khi nhận thông báo chỉ tiêu khoanh nợ của NHNNVN chi nhánh lập chứng từ hạch toán chuyển từ nhanạ vốn điều chuyển trong kế hoạch sang nhận với điều chuyển khoanh nợ. - Nợ TK điều chuyển vốn trong kế hoạch : 519101 Có TK điều chuyển vốn khoanh nợ : 8191.05 c - Đối với việc nhận và trả vốn tài trợ uỷ thác đầu tư. (a) - Hạch toán nhận: Căn cứ vào thông báo duyệt dự án vốn tài trợ của NHCT đối với từng dự án, chi nhánh thực hiện đầu tư vốn đến sẽ chủ động hạch toán đến đó. Hạch toán tài khoản từ khoản điều chuyển vốn trong kế hoạch sang tài khoản điều chuyển vốn tài trợ uỷ thác đầu tư. Nợ TK điều chuyển vốn hàng kế hoạch : 519101 Có TK điều chuyển vốn tài trợ uỷ thác đầu tư : 5191.04 (b) Hạch toán trả: Đồng thời với việc thu nợ của khách hàng chi nhánh hạch toán trả NHN0 & PTNTVN số vốn tài trợ uỷ thác đã thu hồi. - Nợ TK điều chuyển vốn tài trợ uỷ thác: 51901.04 Có TK điều chuyển vốn trong kế hoạch: 5191.01 d - Đối với trường hợp thanh toán ra ngoài hệ thống khác điện bàn. Quy định thanh toán được thực hiện theo quy chế thanh toán điện tử liên NH ban hành theo quyết định số 309/2002/QĐ - NHNN ngày 9/4/2002 của Thống đốc NHNN và quy định chuyển tiền điện tử ban hành theo quyết định số 516/2002/NHN0 ngày 26/7/2002 của Tổng Giám đốc NHN0 & PTNTVN. Sơ đồ khái quát về hệ thống TTĐTLNH và quy trình thanh toán. hệ thương mại a (Hội sở chính) chi nhánh nhtm a trung tâm thanh toán quốc gia chi nhánh nhtm b hệ thương mại b (Hội sở chính) hệ thống Ctđt từng nhtm hệ thống ttbt điện tử liên nh (a) (b) (3) (3) (1) (2) (4) Ghi chú: A và B là các cổng giao điện. (1) Lệnh thanh toán từ NH khởi tạo truyền đi. (2) Lệnh thanh toán NH nhận lệnh đến (3) Bảng tổng hợp giao dịch của các chi nhánh thành viên do TTTT quốc gia truyền tới Hội Sở chính của NNTM để thanh toán. (4) Đối chiếu thanh toán tại Hội Sở chính NHTM và các chi nhánh thành viên. Tại NHN0 & PTNT Nam Hà Nội, khi nhận được chứng từ thanh toán của KH, thanh toán viên cũng phải chuyển hoá chứng từ đó sang hình thức chứng từ thanh toán điện tử (TTĐT) theo các lệnh thanh toán như lệnh chuyển có hoặc lệnh chuyển nợ. Các lệnh này được truyền thẳng về TTTT quốc gia. Trung tâm TT chịu trách nhiệm thanh toán và quyết toán với sổ giao dịch NHNN về kết quả thanh toán điện tử liên NH của toàn hệ thống NHN0 & PTNTVN. VD: Công ty Nghi Sơn Cemment corporate có TK tại NHN0 & PTNT Nam Hà Nội đưa UNC yêu cầu trích TK 120 triệu đồng trả cho Công ty XNK An Thịnh có TK tại NHCT tỉnh Cần Thơ theo hình thức TTĐTLNH. Ta có sơ đồ hạch toán như sau: Sơ đồ hạch toán TTĐTLNH NHCT Việt Nam trung tâm thanh toán quốc gia hệ thống Ctđt từng nhtm hệ thống ttbt điện tử liên nh TK 5421 NHCTVN 120tr TK 5431 NHN0 &PTNTVN 120tr TK 1113 120tr TK 5020 120tr NHN0 &PTNT vn TK 1113 120tr TK 5020 120tr chi nhánh nhct Thành phố cần thơ TK an thinh 120tr tk 5020 120tr chi nhánh nhn0 & ptnh nam Hn TK nghi sơn 120tr TK 5020 120tr Thực chất quy trình TTCTĐT trong hệ thống NHN0Việt Nam là quy trình thanh toán và quản lý vốn trong hệ thống NHN0 & PTNTVN. Thanh toán ra ngoài hệ thống cũng được tập trung về các trụ sở chính của NHN0Việt Nam khi phát sinh nghiệp vụ chi nhánh bắt buộc phải qua TK tiền gửi của NHN0 & PTNTVN mô tại NHNN. Quy trình thanh toán này cho đến nay vẫn phù hợp, không những giúp thực hiện tốt mục tiêu quản lý vốn tập trung còn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn hệ thống. Từ ngày thực hiện quy trình lập giấy báo lên hàng hoàn toàn trên máy đến nay các trường hợp sai sót nhầm lẫn đã giảm đáng kể. Các trường hợp sai sót bây giờ chủ yếu là do nguyên nhân từ phía KH, như viết sai tên hoặc TK giao dịch của đơn vị thụ hướng. Đối với những trường hợp này khi nhận được thủ tra soát của NHB, thanh toán viên điện tử sẽ kiểm tra lại chứng từ lưu. Nếu đúng không phải là do NH thì NH thông báo cho KH để xử lý, sau khi nhận được giấy đề nghị của KH chi nhánh sẽ chuyển 1 bức điện điều chính cho NHB qua mạng. 3. Ưu nhược điểm của việc áp dụng hình thức thanh to

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuyển tiền điện tử tại NH NN & PTNT Nam HN.doc
Tài liệu liên quan