Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Lâm Đồng

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng đều

không chú trọng nhiều đến thương hiệu. Nguyên nhân chủ yếu là do phần

lớn các doanh nghiệp hoạt động không có chiến lược lâu dài, hoạt động

đến đâu hay đến đó, do đó không quan tâm nhiều đến vấn đề thương hiệu.

Hơn nữa sản phẩm ở Lâm Đồng chủ yếu tiêu thụ trong nước là chính, nếu

có xuất khẩu thì ủy thác cho các doanh nghiệp tại địa phương khác trực

tiếp xuất khẩu như các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh .Vì vậy

vấn đề thương hiệu không được quan tâm lắm. Đây là một hạn chế lớn mà

các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng hiện đang vấp phải. Vì không

xây dựng được thương hiệu nên không có doanh nghiệp nào ở Lâm Đồng

có được tiếng tăm trên thị trường gỗ trong nước mặc dù các doanh nghiệp

chế biến gỗ Lâm Đồng có nhiều ưu thế hơn các doanh nghiệp tại địa

phương khác.

pdf72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tồn tại và phát triển trước hết đều phải quan tâm đến nguồn nguyên liệu đầu vào. Đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ nguồn nguyên liệu đầu vào ở đây chủ yếu là gỗ các loại. Theo kết quả điều tra khảo sát các doanh nghiệp (phụ lục 1), hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ đó là nguồn gỗ từ rừng Lâm Đồng, chỉ một số ít các doanh nghiệp có nhập khẩu gỗ từ nước ngoài (khoảng 3%), và khoảng 20% số doanh nghiệp được khảo sát nhập gỗ từ địa phương khác. Như vậy nguồn nguyên liệu đầu vào này sẽ được mua vào một cách nhanh chóng, giảm được chi phí vận chuyển, đáp ứng kịp thời cho sản xuất và chất lượng nguyên liệu được bảo đảm. Tuy nhiên số lượng nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp tương đối ít. Năm 2006, toàn bộ các doanh nghiệp trong tỉnh chỉ nhập khoảng 54.000 m3 gỗ các loại, trong khi nhu cầu nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp chế biến gỗ trong tỉnh khoảng 170.000 m3/ năm, tổng nhu cầu cả nước từ 2.7 triệu m3 – 2.8 triệu m3 /năm. Từ đó cho thấy khả năng thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng tương đối yếu, dẫn đến thiếu nguyên liệu trong sản xuất, không khai thác hết công suất của máy móc thiết bị, nhà xưởng, hiệu 31 quả kinh tế mang lại không tương xứng từ đó các doanh nghiệp nản lòng không đầu tư phát triển thêm nữa, đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trì trệ, chậm phát triển của các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng. Cũng do thiếu chủ động trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu nên hầu hết các doanh nghiệp chỉ sản xuất sản phẩm nhằm tiêu thụ trong nước là chính, nếu có xuất khẩu chỉ một số rất ít sản phẩm như ván ghép thanh, ván sàn, trục mành, một số sản phẩm mộc chi tiết … hoặc là ủy thác cho một doanh nghiệp khác xuất khẩu. Theo kết quả điều tra chỉ có 3.3% số doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu, số còn lại là tiêu thụ trong nước và ủy thác xuất khẩu. Cũng theo kết quả điều tra giá nguyên liệu trong nước hiện khá cao, nhất là vùng Lâm Đồng giá nguyên liệu có thể cao nhất trong cả nước trong những năm gần đây. Giá gỗ thông tròn lớn có giá từ 2.500.000 đồng – 2.800.000 đồng/m3 gỗ tại bãi, trong khi đó giá sản phẩm gỗ xây dựng từ 3.000.000 đồng – 3.700.000 đồng /m3 tùy theo loại. Mỗi một m3 gỗ tròn nguyên liệu sẽ sản xuất ra được tối đa 0,7 m3 gỗ thành phẩm. Như vậy giá nguyên liệu đầu vào quá cao, các doanh nghiệp sản xuất khó có lãi. Riêng đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu, các doanh nghiệp Lâm Đồng chủ yếu nhập từ Lào, Indonesia; giá của loại nguyên liệu nhập khẩu này tương đối thấp hơn trong nước nhưng chi phí vận chuyển cao, mỗi lần nhập khẩu phải nhập với khối lượng lớn, các doanh nghiệp Lâm Đồng hiện không có đủ khả năng do nguồn lực có hạn vì hầu như các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên vấn đề thiếu vốn sản xuất kinh doanh là một vấn đề không thể tránh khỏi. 32 Ngày nay xu hướng sử dụng gỗ FSC ngày càng cao trong khi ở Việt Nam chỉ mới có công ty lâm nghiệp Qui Nhơn có chứng chỉ FSC. Như vậy các doanh nghiệp nếu muốn xuất khẩu phải mua được nguyên liệu có chứng chỉ FSC. Nguồn nguyên liệu này dĩ nhiên sẽ có giá rất cao do cầu đang vượt quá cung. Một hiện tượng tăng giá mà chúng ta đã nhìn thấy bởi tác động của những nguyên nhân sau: - Nhu cầu sử dụng sản phẩm bằng gỗ ngày một tăng trong khi trên khắp thế giới người ta đang quan tâm đến việc bảo vệ rừng bền vững, tránh phá rừng bất hợp lý. - Tốc độ trồng rừng chậm hơn nhiều so với tốc độ khai thác rừng. Do đó nhu cầu sử dụng vượt xa khả năng cung cấp. - Nhiều nước sản xuất đồ gỗ lớn đã đẩy mạnh mạng lưới tiêu thụ nguyên liệu, làm cho nhu cầu nguyên liệu tăng nhanh trong khi cung không thay đổi. Đặc biệt trong những năm gần đây hai nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc gia tăng nhập khẩu gỗ nguyên liệu. - Giá nhiêân liệu ngày một tăng dẫn đến chi phí khai thác,vận chuyển sẽ tăng lên. Nguồn nhiên liệu ngày càng khan hiếm, giá nhiêân liệu đang ngày một leo thang, đây là yếu tố làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam nói chung và của tỉnh Lâm Đồng nói riêng 2.3.1.2. Chất lượng sản phẩm sản xuất Chất lượng sản phẩm gỗ của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng gỗ nguyên liệu. Trước năm 2004 hầu như các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng đều gặp khó khăn trong vấn đề chất lượng nguyên liệu. Gỗ nguyên liệu sau khi khai thác phải nghiệm thu, đóng búa, tiến hành 33 duyệt giá… phải mất khoảng 2 tháng. Thời gian đó gỗ nguyên liệu đã kịp mốc xanh, mối, mọt… làm giảm chất lượng nguyên liệu. Trong thời gian đó các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn từ nguồn nguyên liệu kém phẩm chất này. Nguyên liệu mốc, mọt sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ trong nước đã khó, nên không thể xuất khẩu được. Nguồn nguyên liệu kém phẩm chất sẽ tạo ra những sản phẩm có giá trị thấp. Từ năm 2004 trở về sau này UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định về thời gian khai thác, duyệt giá… không quá dài, khai thác đến đâu tiến hành nghiệm thu, đóng búa, duyệt giá đến đó để các doanh nghiệp có thể mua về chế biến kịp thời. Từ đó chất lượng gỗ nguyên liệu được nâng cao. Theo đánh giá của giới tiêu thụ sản phẩm gỗ trong nước sản phẩm gỗ xây dựng của Lâm Đồng có chất lượng rất cao. Cũng là một loại gỗ thông nhưng gỗ thông Lâm Đồng được đánh giá chất lượng cao hơn gỗ thông Gia Lai, gỗ thông Indonesia và họ sẵn sàng mua gỗ thông của Lâm Đồng với giá cao hơn các nơi khác vì gỗ thông Lâm Đồng chắc hơn, nặng hơn,bền hơn ,không xốp và nhẹ như gỗ thông của các nơi khác. Riêng đối với các sản phẩm tinh chế và sản phẩm mộc, Lâm Đồng chưa thể tạo ra những sản phẩm hoàn hảo, khác biệt và có tính cạnh tranh cao. Sở dĩ các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng chưa tạo ra được sản phẩm nổi trội là do vấn đề quản lý chất lượng của các doanh nghiệp chưa được thực hiện một cách chặt chẽ. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ các khâu riêng biệt của quá trình sản xuất, các khâu của quá trình sản xuất bao gồm: 34 - Khâu kiểm tra nguồn nguyên liệu gỗ. Gỗ nguyên liệu sau khi được kiểm tra chất lượng sẽ được đưa vào sấy, ra phôi. Thường các doanh nghiệp ít quan tâm đến khâu sấy gỗ, nên thường không đạt được chất lượng về độ ẩm của sản phẩm. Theo quy định hiện nay sản phẩm đạt chất lượng khi độ ẩm phải đạt dưới 12% đối với sản phẩm trong nhà và 17% đối với sản phẩm ngoài trời. Do đó kiểm tra độ ẩm gỗ ngay từ khi ra phôi là rất quan trọng, nếu độ ẩm không đạt yêu cầu sẽ dẫn đến tạo ra sản phẩm hỏng trong sản xuất hoặc sau khi đã hình thành sản phẩm nó sẽ biến dạng, giãn nở , hở keo… cho nên vấn đề này cần đặt biệt chú ý từ khi sấy gỗ. - Khâu kiểm tra từng khâu trong quá trình sản xuất từng công đoạn một. Mỗi công đoạn sẽ phát hiện, khắc phục sai sót. Một trong những khâu đơn giản nhưng không kém phần quan trọng đó là khâu lựa phôi. Phải phân loại từng loại phôi, từ đó mới tạo ra độ đồng màu cho sản phẩm. Nếu khâu lựa chọn phôi không chính xác sẽ làm cho sản phẩm hỏng nhiều, giảm giá trị sản phẩm. - Khâu kiểm tra thành phẩm, đóng gói… Hầu hết các doanh nghiệp không quan tâm, chú ý đến khâu kiểm tra thành phẩm, đóng gói do đó khó có thể phát hiện sai sót. Từ đó tung ra thị trường sản phẩm kém chất lượng, không đạt yêu cầu… Thêm nữa việc đa dạng hóa mẫu mã của doanh nghiệp chưa có. Các doanh nghiệp sản xuất hầu như tự phát, không có định hướng, chiến lược kinh doanh rõ ràng, khách hàng yêu cầu sản phẩm gì thì làm sản phẩm đó, do đó các sản phẩm của các doanh nghiệp hầu như giống nhau, không có sự riêng biệt, nổi trội, chưa có một loại sản phẩm nào đi kèm với tên tuổi của doanh nghiệp . 35 Đó là những hạn chế mà các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng đang gặp phải. Tuy nhiên theo kết quả điều tra thì đến 60% doanh nghiệp cho rằng chất lượng sản phẩm gỗ là một trong những lợi thế cạnh tranh của họ. 2.3.1.3.Giá cả của sản phẩm Có thể nói giá cả của sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp . Giá cả của sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào giá thành để sản xuất ra sản phẩm. Đối với những mặt hàng gỗ thông thường ai cũng có thể sản xuất được thì giá cả là một công cụ cạnh tranh chủ yếu. Các yếu tố đầu vào quyết định đến việc hình thành giá cả của sản phẩm bao gồm: - Giá nguyên liệu đầu vào: Như đã phân tích ở trên giá nguyên liệu đầu vào hiện nay rất cao và sẽ còn cao hơn nữa một khi nhu cầu ngày càng cao trong khi cung không thay đổi. Thêm vào đó là các chi phí liên quan đến nguyên liệu tăng như giá nhiên liệu tăng làm cho chi phí khai thác và chi phí vận chuyển tăng. - Giá nhân công của doanh nghiệp : Nguồn lao động của Lâm Đồng tương đối rẻ so với các khu vực khác trong nước. Đây là một lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng. Hơn nữa nguồn lao động này có tay nghề cao do ảnh hưởng của nghề chế biến lâm sản mang tính truyền thống của địa phương. Vì thế thời gian và chi phí đào tạo không tốn kém. Theo thống kê kinh phí dành cho đào tạo hàng năm của các doanh nghiệp dưới 20 triệu đồng chiếm 70%. Lương bình quân của người lao động từ 0,5 đến dưới 1 triệu đồng / người / tháng chiếm 46%, từ 1 đến dưới 1,5 triệu đồng /người/tháng chiếm 21,33 %. 36 Như vậy lao động trong ngành chế biến gỗ của Lâm Đồng có chất lượng rất cao như giá lại quá rẻ. Trong khi Thành phố Hồ Chí Minh có mức lương trung bình trong ngành chế biến lâm sản từ 0.5 – 1 triệu đồng / người/tháng chiếm 17.5%, 1 – dưới 1,5 triệu đồng / người / tháng chiếm 50.7% (theo kết quả khảo sát của lớp K42 Đại học ngoại thương cơ sở II thực hiện trong đề tài mang tên :”Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt nam giai đọan mới 2005-2020”) - Giá cả các vật liệu hỗ trợ tăng : Trong thời gian qua giá cả các vật liệu phụ tăng đáng kể như nhiên liệu, các chất dùng trong khâu sơn phủ, keo dán gỗ … Những vật liệu phụ này tăng sẽ làm cho giá cả sản phẩm tăng lên tương ứng. Đặc biệt trong sản xuất tinh chế sử dụng nhiều vật liệu phụ. Các vật liệu phụ này sản xuất chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy giá cả của nó có tăng thêm so với thị trường Thành phố Hồ Chí Minh do chi phí vận chuyển, chi phí mua hàng… nhưng mức tăng này cũng không chênh lệch lớn lắm, có thể chấp nhận được. Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến giá thành như chi phí điện nước, điện thọai, mặt bằng nhà xưởng, văn phòng… Ởû Lâm Đồng giá cả các yếu tố này vẫn thấp hơn Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương. Tóm lại, xét các yếu tố cạnh tranh về mặt giá cả ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm thì Lâm Đồng chiếm ưu thế hơn Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai… Do đó sản phẩm gỗ của Lâm Đồng dễ dàng tiêu thụ tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh , Bình Dương và một số tỉnh miền tây. 37 2.3.1.4. Thương hiệu của Doanh nghiệp Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng đều không chú trọng nhiều đến thương hiệu. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn các doanh nghiệp hoạt động không có chiến lược lâu dài, hoạt động đến đâu hay đến đó, do đó không quan tâm nhiều đến vấn đề thương hiệu. Hơn nữa sản phẩm ở Lâm Đồng chủ yếu tiêu thụ trong nước là chính, nếu có xuất khẩu thì ủy thác cho các doanh nghiệp tại địa phương khác trực tiếp xuất khẩu như các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh .Vì vậy vấn đề thương hiệu không được quan tâm lắm. Đây là một hạn chế lớn mà các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng hiện đang vấp phải. Vì không xây dựng được thương hiệu nên không có doanh nghiệp nào ở Lâm Đồng có được tiếng tăm trên thị trường gỗ trong nước mặc dù các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng có nhiều ưu thế hơn các doanh nghiệp tại địa phương khác. Do đó xét về mặt thương hiệu, mặt hàng gỗ Lâm Đồng kém cạnh tranh hơn hẳn so với các khu vực khác trong nước như Thành phố Hồ Chí Minh ,Bình Dương, các tỉnh miền Tây… và một số doanh nghiệp này đã tận dụng sự cạnh tranh về mặt giá cả của Lâm Đồng đã mua các sản phẩm gỗ của Lâm Đồng về gắn thương hiệu của mình vào nhằm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Gỗ Lâm Đồng hiện nay được tiêu thụ rất nhiều tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng người tiêu dùng ít ai có thể biết đó là sản phẩm gỗ của Lâm Đồng vì nó đã được mang thương hiệu khác. 38 Thiết nghĩ vấn đề thương hiệu là một yếu tố cạnh tranh không kém phần quan trọng mà các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng đã bỏ qua một cách đáng tiếc. 2.3.1.5. Nguồn lực của doanh nghiệp Nguồn lực của doanh nghiệp ở đây được hiểu là nguồn nhân lực, nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp phản ảnh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của doanh nghiệp và nó ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp có 2% cán bộ quản lý có trình độ trên đại học, 42% cán bộ quản lý có trình độ Cao Đẳng, Đại Học, còn lại là Phổ thông trung học và dưới phổ thông trung học. Còn về trình độ ngoại ngữ theo khảo sát tỷ lệ người biết ngoại ngữ tương đối thấp, chiếm 46%, trong đó có 2% cán bộ quản lý có trình độ C, 14% cán bộ quản lý có trình độ B còn lại là số cán bộ có trình độ A và chưa có chứng chỉ chứng nhận. Còn về trình độ vi tính theo kết quả khảo sát có 74% cán bộ biết sử dụng vi tính. Nhìn vào kết quả trên ta thấy trình độ cán bộ quản lý của Lâm Đồng tương đối thấp so với các tỉnh khác đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh . So sánh kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng và các doanh nghiệp chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh do lớp K42 Đại học Ngoại thương thực hiện sẽ thấy được sự chênh lệch về trình độ quản lý giữa các doanh nghiệp. 39 Các chỉ tiêu Lâm Đồng TP.HCM Trên đại học 2% 11% Đại học và cao đẳng 42% 69% Biết ngọai ngữ 46% 96% + Trình độ C 2% 56.2% + Trình độ B 14% 27.3% Biết vi tính 74% 94% Tuy nhiên đội ngũ lao động, công nhân lành nghề của các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng tương đối dồi dào. Đây là một lợi thế cạnh tranh của ngành chế biến gỗ Lâm Đồng so với các khu vực khác trong nước. Hiện nay toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 600.000 lao động đang làm việc trong đó lao động trong ngành nông lâm nghiệp chiếm 60%. Điều này cho thấy lao động có chất lượng trong ngành chế biến gỗ tương đối cao và ổn định. Tuy nhiên việc sản xuất của các doanh nghiệp dựa trên kinh nghiệm là chính, tay nghề do các lao động tự học hỏi lẫn nhau, chưa có lớp đào tạo bài bản, có khoa học đo đó việc nâng cao trình độ tay nghề cho lao động bị giới hạn và mặt bằng lao động có chất lượng ngang nhau ít có khả năng vượt trội. Còn về vấn đề vốn của doanh nghiệp , hầu như các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và đa số là các cơ sở chế biến gỗ nhỏ của hộ gia đình vì vậy nguồn vốn để sản xuất rất hạn chế. Theo kết quả điều tra có đến 38% doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn dưới 25%, 43% doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn dưới 50%. Như vậy các doanh nghiệp này đang trong tình trạng thiếu vốn. Vì thiếu vốn nên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác thu mua 40 nguyên liệu. Ngay đối với nguồn nguyên liệu tại địa phương, các doanh nghiệp phải huy động tối đa sự giúp đỡ từ phía ngân hàng hoặc kết hợp với nhau mới đủ sức mua được nguồn nguyên liệu này. Vì vậy vấn đề nhập khẩu nguyên liệu lại càng khó khăn lớn. Do thiếu vốn nên một số các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng phải bị chi phối bởi các doanh nghiệp chế biến gỗ của địa phương khác, chịu đứng ra tham gia đấu thầu, đấu giá sau đó gia công chế biến lại. Như vậy các doanh nghiệp của ta không thể hưởng lợi nhuận cao được mà thực chất chỉ hưởng tiền công. Cũng do nguồn vốn hạn hẹp nên các doanh nghiệp không thể định hướng phát triển lâu dài, đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ mới… trong khi các loại máy móc thiết bị hiện đại dùng trong ngành chế biến gỗ có giá trị rất cao, có một số ít các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng hiện nay đang sở hữu một số máy móc thiết bị này. Tóm lại các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng đang có ưu thế về lực lượng lao động nhưng thiếu khả năng về vốn, thiếu sự hỗ trợ giúp đỡ từ phía các ngân hàng, từ các quỹ hỗ trợ đầu tư. 2.3.1.6. Chất lượng dịch vụ, khả năng cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Dịch vụ ở đây được hiểu là dịch vụ tiếp thị, bán hàng, dịch vụ hậu mãi. Hiện tại chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng chưa cao, hoạt động thiếu hệ thống, thiếu tính khoa học, thiếu chuyên nghiệp. Đây là lý do khiến giảm khả năng cạnh tranh của các 41 doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng khi tham gia vào thị trường trong nước. Chất lượng dịch vụ ở đây còn bao hàm chất lượng đảm bảo đúng lúc, kịp thời. Do các doanh nghiệp không chủ động được nguồn nguyên liệu nên thường chậm trễ trong khâu sản xuất, giao hàng. Thêm vào đó các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng thường hoạt động theo mùa vụ, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nên các mối quan hệ mua bán thường không chặt chẽ, lâu dài. Mỗi khi có nguyên liệu lại tìm kiếm khách hàng, tiếp thị, chào hàng… do đó rất mất thời gian và chi phí trong việc này. Đôi khi có khách hàng mới tiến hành tìm kiếm nguyên liệu, vì vậy sự trậm trễ trong giao hàng là thường xuyên, sự hoạt động một cách bị động như vậy rất khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng trong việc phát triển sản phẩm mới. Tóm lại : Qua phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chúng ta có thể tóm tắt những điểm mạnh, điểm yếu mà các doanh nghiệp đang có để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp. *Những điểm mạnh: -Các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm đồng luôn có sẵn một phần nguyên liệu tại địa phương để phục vụ cho sản xuất . -Chất lượng gỗ xây dựng và gỗ xẻ phôi của Lâm đồng cao. -Giá cả sản phẩm tương đối rẻ do chi phí nhân công và một số chi phí khác thấp. -Có lực lượng lao động dồi dào ,có kinh nghiệm, tay nghề cao, giá lao động rẻ. 42 *Những điểm yếu: -Chưa xây dựng được chiến lược phát triển lâu dài cho doanh nghiệp -Khả năng thu mua nguyên liệu kém, không chủ động được nguồn nguyên liệu.Chưa có khả năng nhập khẩu nguyên liệu. -Sản phẩm tinh chế và sản phẩm mộc có chất lượng chưa cao, chưa tinh sảo, chưa tạo được sản phẩm hoàn chỉnh,sản phẩm xuất khẩu rất ít. -Chưa có sự cải tiến, đa dạng mẫu mã sản phẩm. -Chưa xây dựng và phát triển thương hiệu. -Trình độ nguồn nhân lực còn thấp, nhất là trình độ của đội ngũ quản lý. -Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, thủ công. -Khả năng tài chính còn yếu. -Khả năng phục vụ khách hàng thấp, thiếu tính chuyên nghiệp. 2.3.2. Các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Lâm Đồng 2.3.2.1. Môi trường vĩ mô 2.3.2.1.1. Yếu tố của môi trường kinh tế Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một ngành. Trong những năm gần đây, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế. Mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5% năm. Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, tăng bình quân 15,7% / năm, riêng khu vực chế biến lâm sản gần đây đã có sự khởi sắc đáng kể, kim ngạch xuất khẩu tăng 400% trong 4 năm qua. Cụ thể sản phẩm gỗ xuất khẩu tăng từ 61 triệu USD năm 1996 lên 1.034 triệu USD năm 2004 43 và 1.570 triệu USD năm 2005, đã góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tạo cơ hội cho phát triển rừng trồng nguyên liệu công nghiệp. Nằm trong ngành có tốc độ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng có cơ hội thuận lợi để phát triển và mở rộng thị trường của mình. Việc tham gia vào tổ chức WTO đã tạo thêm nhiều tiến triển. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, trên 16% /năm, chính sách tự do hóa thương mại đã tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, bao gồm cả gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Đây là một cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng nói riêng trong quá trình xâm nhập vào thị trường lâm sản thế giới. Nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh không ít thách thức cho các doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế và ngay cả thị trường nội địa. Việc cạnh tranh thương mại-kinh tế làm cho nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, vốn, công nghiệp… bị giành giật giữa các nước ngày càng gay gắt, từ đó các nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm đi, làm cho giá cả tăng nhảy vọt. Đây là khó khăn lớn cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ. 2.3.2.1.2. Yếu tố môi trường văn hóa, xã hội Ngành chế biến gỗ được xem như một ngành thủ công mỹ nghệ, nơi hội tụ rất nhiều bàn tay tài tình khéo léo của những người thợ. Đặc biệt là 44 những người thợ Việt Nam, được sinh ra từ một quốc gia giàu truyền thống văn hóa và mang nặng bản sắc dân tộc. Lâm Đồng vùng đất với hơn 60% lao động sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chứng tỏ mức độ chuyên nghiệp trong ngành chế biến gỗ khá cao. Từ đó cho thấy ngành lâm nghiệp Lâm Đồng đã tham gia tích cực vào việc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tác động hiệu quả đến việc xóa đói giảm nghèo. Trước những tác động tích cực như thế ngành chế biến gỗ Lâm Đồng đã thu hút được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, nhà nước và toàn xã hội vào công cuộc phát triển ngành rừng nói chung, ngành chế biến gỗ nói riêng. 2.3.2.1.3. Yếu tố môi trường pháp luật, chính trị Việt Nam đã gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Lâm Đồng.pdf
Tài liệu liên quan