Luận văn Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh Long

MỤC LỤC

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU-------------------------------------------------------------------------------------------- 1

CHƯƠNG I: DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI

CHÍNH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ----- 4

1.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa: -------------------------------------------------------4

1.1.1. Khái niệm về DNNVV --------------------------------------------------------------------- 4

1.1.2. Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế thị trường ----------------------------------- 6

1.1.3. Những ưu thế và hạn chế của DNNVV trong nền kinh tế thị trường ----------- 9

1.2. Vai trò của chính sách tài chính trong việc phát triển DNNVV----------------------------11

1.3. Các chính sách hỗ trợ DNNVV ở Việt Nam từ phía nhà nước: ---------------------------12

1.3.1. Chính sách tài chính tín dụng -----------------------------------------------------------12

1.3.2. Chính sách thuế ----------------------------------------------------------------------------14

1.3.3. Chính sách thương mại -------------------------------------------------------------------14

1.3.4. Chính sách đầu tư -------------------------------------------------------------------------15

1.3.5. Chính sách đất đai -------------------------------------------------------------------------15

1.3.6. Chính sách công nghệ và đào tạo -----------------------------------------------------15

1.4. Kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng chính sách tài chính hỗ trợ

phát triển DNNVV: ---------------------------------------------------------------------------------16

1.4.1. Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở một số nước ------------------16

1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam---------------------------------------24

CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG VIỆC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY ----------------------------27

2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Tỉnh Vĩnh Long -----------------------27

2.2. Đặc điểm của DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long: -----------------------------------------------------33

2.2.1. Tình hình phát triển DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long: -------------------------------------33

a. Về số lượng -----------------------------------------------------------------------------------33

b. Đóng góp cho ngân sách nhà nước của các DNNVV ------------------------------37

c. Về lao động -----------------------------------------------------------------------------------38

d. Về Vốn-----------------------------------------------------------------------------------------42

e. Về công nghệ --------------------------------------------------------------------------------44

f. Về cơ cấu ngành nghề----------------------------------------------------------------------47

g. Về cơ cấu lãnh thổ --------------------------------------------------------------------------48

h. Về tình hình xuất khẩu ---------------------------------------------------------------------49

2.2.2. Những khó khăn chủ yếu của DNNVV Tỉnh Vĩnh Long hiện nay và

nguyên nhân:-------------------------------------------------------------------------------53

a. Khó khăn về tài chính ----------------------------------------------------------------------53

b. Máy móc thiết bị lạc hậu-------------------------------------------------------------------54

c. Trình độ quản lý - lao động thấp ---------------------------------------------------------55

d. Thiếu đất làm mặt bằng kinh doanh ----------------------------------------------------56

e. Thiếu thông tin thương mại----------------------------------------------------------------57

f. Sức cạnh tranh kém ------------------------------------------------------------------------58

g. Thiếu cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ của nhà nước --------------------------59

2.3. Thực trạng chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long: 2.3.1. Thực chính sách tài chính tín dụng -------------------------------------------------------60

2.3.2. Thực trạng về chính sách thuế -------------------------------------------------------------63

2.3.3. Thực trạng về chính sách xuất nhập khẩu-----------------------------------------------64

2.3.4. Thực trạng về chính sách đầu tư-----------------------------------------------------------65

2.3.5. Thực trạng về chính sách đất đai ----------------------------------------------------------67

2.3.6. Thực trạng về chính sách công nghệ và đào tạo --------------------------------------68

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ

VÀ VỪA Ở TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 -----------------------------------------70

3.1. Mục tiêu tổng quát phát triểnkinh tế Tỉnh Vĩnh Long đến năm 2010: ------------------70

3.1.1. Về tốc độ tăng trưởng GDP--------------------------------------------------------------70

3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế--------------------------------------------------------------71

3.1.3. GDP bình quân đầu người --------------------------------------------------------------71

3.2. Định hướng chiến lược phát triển DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long đến năm 2010: ---------71

3.2.1. Hỗ trợ phát triển DNNVV là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh -----------------------------------------------------------72

3.2.2. Ưu tiên phát triển DNNVV ở nông thôn là bộ phận quan trọng nhất của

chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn -------73

3.2.3. Ưu tiên phát triển DNNVV trong hoạt động sản xuất công nghiệp đối với

một số lĩnh vực, ngành mà DNNVV có khả năng và ưu thế---------------------73

3.2.4. Phát triển DNNVV trong mối liên kết công nghiệp bền vững, chặt chẽ với

các DN lớn, nhằm tạo ưu thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của

DNNVV nói riêng và DN TỉnhVĩnh Long nói chung--------------------------------74

3.2.5. Trước tiên tập trung hóa DNNVV ở một số địa bàn trọng điểm, một số thị

xã, thị trấn, các khu công nghiệp ------------------------------------------------------74

3.3. Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005-2010: --------------------------------------------------------------------------------------------------74

3.3.1. Các giải pháp về thuế --------------------------------------------------------------------74

a. Hợp lý hóa thuế thu nhập cá nhân ------------------------------------------------------75

b. Đối với thuế thu nhập DN -----------------------------------------------------------------75

c. Tiếp tục cải cách thuế giá trị gia tăng --------------------------------------------------79

d. Cần giải quyết các vướng mắc về thuế của DNNVV -------------------------------81

3.3.2. Giải pháp tạo vốn cho các DNNVV: ---------------------------------------------------82

a. Tạo vốn qua hình thức tín dụng ----------------------------------------------------------82

b. Cải cách và đổi mới các định chế tài chính -------------------------------------------85

c. Tạo vốn vay hình thức liên doanh, liên kết --------------------------------------------87

d. Coi trọng và tạo thuận lợi để hỗ trợ các DNNVV tiếp cận các nguồn vốn

ngoài ngân sách Nhà nước --------------------------------------------------------------87

3.3.3. Phát triển thị trường chứng khoán (tập trung và phi tập trung), tạo điều

kiện cho các DNNVV tham gia vào thị trường --------------------------------------88

3.3.4. Một số giải pháp khác: -------------------------------------------------------------------90

a. Khuyến khích các ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng hoặc góp vốn

vào các DNNVV cùng hợp tác kinh doanh --------------------------------------------90

b. Cho phép các DNNVV khấu hao nhanh tài sản cố định ---------------------------91

c. Hỗ trợ mặtbằng SXKD --------------------------------------------------------------------92

d. Hoàn thiện chính sách đầu tư ------------------------------------------------------------94

e. Hỗ trợ thông tin kinh tế,thị trường, xuất nhập khẩu---------------------------------95

f. Hỗ trợ về công nghệ và đào tạo ----------------------------------------------------------97

3.4. Một số điều kiện để thực hiện các giải pháp:-------------------------------------------------98

3.4.1. Duy trì sự ổn định kinh tế - xã hội của Tỉnh ------------------------------------------99

3.4.2. Kết hợp đồng bộ các giải pháp tàichính với các công cụ quản lý vĩ mô -----99

3.4.3. Thành lập cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức đại diện của DNNVV ------100

3.4.4. Các điều kiện khác ------------------------------------------------------------------------101

KẾT LUẬN --------------------------------------------------------------------------------------------------104

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ yếu của các DNNVV do chủ doanh nghiệp bỏ ra hoặc huy động từ các nguồn vốn tín dụng phi chính thức; tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của các ngân hàng, các quỹ hỗ trợ của Tỉnh là một vấn đề nan giải. - Trình độ công nghệ, thiết bị máy móc lạc hậu, thiếu đồng bộ làm hạn chế rất lớn khả năng cạnh tranh của DNNVV Tỉnh Vĩnh Long. Nguyên nhân là do phần lớn các DNNVV mới được thành lập nhưng vì thiếu vốn nên chưa thể mua sắm được trang thiết bị, máy móc hiện đại để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm sản xuất ra. Phần lớn máy móc thiết bị cũ được mua lại từ các DN bị giải thể thanh lý hoặc từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu sản xuất trước mắt và lâu dài. Trang 51 - Về cơ cấu ngành nghề, các DNNVV chủ yếu là kinh doanh buôn bán, dịch vụ, công nghiệp chế biến nông - thủy sản nên hạn chế vai trò của khu vực này trong phát triển kinh tế. Điều đó còn phản ánh chính sách của Tỉnh chưa hướng được các nhà đầu tư bỏ tiền vào những lĩnh vực không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân nhà đầu tư mà còn mang lại lợi ích chung cho toàn bộ nền kinh tế của Tỉnh. - Thực trạng về tình hình xuất khẩu cho thấy trong khi các DNNN và các công ty cổ phần lại được sự hỗ trợ của Tỉnh cộng với tiềm năng về cơ sở vật chất, vốn và lao động nên khả năng tiếp cận và thâm nhập thị trường thế giới tốt hơn rất nhiều so với các DNNVV tư nhân. Các DNNVV tư nhân - thành phần kinh tế được coi là năng động và góp phần nhiều cho sự phát triển của nền kinh tế Tỉnh nhà thì phải đối đầu với những thách thức rất lớn trên thị trường xuất khẩu. - DNNVV có hiệu quả kinh tế không cao do năng suất lao động bị hạn chế nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và tạo thu nhập cho người lao động. Việc đầu tư vào DNNVV không mất nhiều thời gian xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị như đối với các DN sản xuất lớn mà nhanh chóng tạo ra sản phẩm, dịch vụ, thời gian thu hồi vốn ngắn. Mặt khác, quy mô nhỏ và vừa là yếu tố thuận lợi cho DN chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhanh nhạy, sẵn sàng đáp ứng lại các tín hiệu thay đổi thường xuyên của thị trường. 2.2.2. Những khó khăn chủ yếu của DNNVV Tỉnh Vĩnh Long hiện nay và nguyên nhân: Qua phân tích thực trạng của các DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi nhận thấy các DNNVV hiện nay đang gặp những khó khăn chủ yếu sau: a. Khó khăn về tài chính: Đây là khó khăn chủ yếu của DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long. Về mặt số lượng, DNNVV chiếm tỷ lệ lớn (99,5%- 99,77%), nhưng theo số liệu phân tích trên, thì vốn bình quân của mỗi DN trên dưới 1 tỷ đồng, đặc biệt DN tư nhân vốn bình quân trên dưới 500 triệu đồng. Trang 52 Nguồn vốn chủ sở hữu của các DNNVV ở Tỉnh rất hạn chế, những điều kiện tham gia thị trường chứng khoán tập trung như mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam, hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất, có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ việc phát hành cổ phiếu… (theo nghị định số 48/1998/NĐ- CP ngày 11/07/1998 của Chính Phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán) là ngoài tầm với của các DNNVV để có thể huy động vốn qua kinh này. Các DNNVV của Tỉnh khai thác vốn chủ yếu từ 2 nguồn: nguồn vốn vay phi chính thức (bao gồm các nguồn vay nặng lãi bên ngoài lãi suất vay vốn cao gấp 3-6 lần lãi suất ngân hàng, vay mượn của người thân, bạn bè…) và nguồn vốn chính thức (bao gồm vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, các quỹ hỗ trợ phát triển, các nguồn vốn tín dụng thương mại), trong đó chủ yếu là nguồn vốn vay phi chính thức vì khi tiếp cận với khu vực tài chính chính thức, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khách quan và chủ quan do: - Qui định, thủ tục vay vốn rườm rà, phức tạp, thủ tục thế chấp tài sản ngặt nghèo (chỉ được vay 50 – 60% giá trị tài sản thế chấp), chi phí giao dịch cao. - DN không có hoặc không đủ tài sản thế chấp để vay vốn, phương pháp đánh giá tài sản thế chấp không rõ ràng và cách quyết định của ngân hàng trong vấn đề này còn rất tùy tiện, thủ tục bảo lãnh rườm rà. - Bản thân DN không có phương án kinh doanh đủ sức thiết phục, chưa đáp ứng được các qui định về tổ chức DN, hạch toán kế toán … nên ngại tiếp cận để vay. - Thực tế này cho thấy một nguyên nhân khác là trình độ kém phát triển của hệ thống tài chính, hệ thống ngân hàng cũng cản trở khả năng luân chuyển vốn tiết kiệm đến các nhà đầu tư. - Chưa có cơ chế thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về tài chính cho DNNVV: Luật thuế TNDN có một số ưu đãi cho các đối tượng là các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà xuất khẩu… nhưng chưa có những qui định ưu đãi dành riêng cho DNNVV; hoạt động của các quĩ hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu Trang 53 cầu vốn của các DNNVV; sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng đối với loại hình DN này còn yếu… b. Máy móc thiết bị lạc hậu: Một bất lợi dễ dàng nhận thấy đối với DNNVV Tỉnh Vĩnh Long hiện nay là trang thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu, dẫn đến việc thua kém về khả năng cạnh tranh của hàng hóa của Tỉnh so với các Tỉnh bạn và hàng ngoại nhập. Nguyên Nhân: - Thiếu vốn đầu tư và nâng cấp công nghệ: phần lớn các DNNVV của Tỉnh được thành lập trong những năm đổi mới gần đây, nhưng do thiếu vốn và kỹ năng quản lý cần thiết nên các nhà đầu tư chưa thể mua sắm trang thiết bị, máy móc hiện đại để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất ra. Phần lớn các máy móc cũ được mua lại từ các DNNVV bị giải thể, thanh lý, hoặc nhập khẩu máy móc cũ không còn sử dụng từ các nước công nghiệp phát triển để đáp ứng nhu cầu sản xuất trước mắt mà chưa có chiến lược đầu tư dài hạn. - Tình trạng hàng tiêu dùng nhập lậu tràn lan được bán với giá rất rẻ trong thời gian dài làm nản lòng các nhà đầu tư. Công tác phòng chống buôn lậu chưa đủ lực để ngăn chặn tệ nạn này, khiến các DN chưa hoàn toàn yên tâm đầu tư vào sản xuất trong thị trường cạnh tranh lành mạnh. - Chính sách hiện hành chưa tạo điều kiện thuận lợi trong chuyển giao công nghệ, thiết bị từ nước ngoài vào Tỉnh Vĩnh Long: các hợp đồng chuyển giao công nghệ đều phải được Bộ khoa học - công nghệ phê duyệt. Việc phê duyệt thường kéo dài trong một khoảng thời gian, có khi lên đến 12 tháng. Trong thời đại công nghệ tiến bộ rất nhanh, sự đổi mới trong công nghệ có khi tính bằng ngày tháng, việc phê duyệt mất một thời gian dài như vậy có thể khiến công nghệ khi được chuyển giao đã lạc hậu, làm mất cơ hội làm ăn của DN. - Chưa có cơ chế hỗ trợ cho DNNVV tiếp cận với công nghệ hiện đại, ứng dụng vào SXKD. Trang 54 c. Trình độ quản lý - lao động thấp: Theo số liệu điều tra, 33,60 % lao động trong các DNNVV chưa học hết lớp 10, chỉ có 2,9% lao động trong các DNNVV có trình độ đại học, 69,61% số chủ DN không có bằng cấp. Nguyên nhân: - Do trong xã hội vẫn tồn tại tâm lý coi thường DNNVV, sinh viên ra trường không muốn vào làm việc trong các doanh nghiệp này. Kết quả là các DN nhỏ phải khai thác nguồn lực hạn hẹp trong gia đình, những lao động phổ thông, lao động được đào tạo ở trình độ thấp và chưa được DN lớn tuyển dụng. - Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế và đã có những quan tâm đặt biệt đến chính sách giáo dục và đào tạo, nhưng do nguồn tài chính hạn hẹp nên ngân sách dành cho giáo dục đào tạo nói chung và hướng nghiệp nói riêng ở Tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu, nhìn chung còn thấp hơn các Tỉnh trong khu vực. - Sự hỗ trợ từ phía chính quyền Tỉnh đối với các DN thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo chưa phát huy được tác dụng, đặt biệt là đào tạo, dạy nghề, vì hệ thống này mới chỉ cung cấp các sản phẩm mà nhà trường có, còn các sản phẩm của xã hội, cụ thể là các DN cần thì chưa đáp ứng được. - Về phía DNNVV, do vốn tự có bị hạn chế lại gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn nên cũng không có điều kiện để đào tạo nâng cao trình độ quản lý, trình độ lao động cho công nhân viên của DN mình. d. Thiếu đất làm mặt bằng kinh doanh: Mặt bằng SXKD cho các DNNVV đang là vấn đề nan giải. Đất mà các DNNVV sử dụng hiện nay chủ yếu là của chủ DN, có khi sử dụng cả chỗ ở để làm nơi SXKD, do đó rất chật hẹp, không ổn định và tác động xấu đến môi trường xung quanh. Nguyên nhân do: - Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất còn chậm chạp, phức tạp, rườm rà, chưa rõ ràng. Có DN đã phải qua rất Trang 55 nhiều cấp, nhiều cửa, có tới gần 20 loại giấy phép nhưng vẫn chưa thuê được đất. Trong khi đó, một số lượng lớn diện tích đất bị bỏ không ở nhiều huyện, thị trong Tỉnh. - Các DN được cấp lại đất phải mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức vào công tác giải phóng mặt bằng. - Chính sách trợ giúp về mặt bằng cho các DNNVV được hưởng ưu đãi trong thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất đai, nhưng thực tế chưa có cơ chế qui định cụ thể, rõ ràng nên việc hưởng các ưu đãi này đối với DNNVV là không dễ dàng. e. Thiếu thông tin thương mại: Giới DN Tỉnh Vĩnh Long gần đây cho biết: bên cạnh khó khăn về vốn và trang thiết bị công nghệ, thông tin thương mại cũng là một yếu tố mà họ đang thiếu. Mặc dù có khá nhiều kênh thông tin, nhưng phần lớn những thông tin mà các DN đang được cung cấp hiện nay rất chung chung, thiếu cụ thể. Các cơ quan tổ chức hỗ trợ mới chỉ cung cấp cái họ có chỉ chưa phải cái mà DN cần. Chính vì vậy, nhiều DN rơi vào tình trạng không biết là có thông tin liên quan đến quyền lợi của mình hoặc biết nhưng không rõ ràng cụ thể để tiếp cận và tận dụng chúng vào các cơ hội kinh doanh. Qua điều tra tại các DNNVV của chúng tôi, mặc dù khu vực nông thôn là khu vực đem lại những mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu cao cho Tỉnh, nhưng hầu hết DN ở nông thôn chưa biết đến chính sách hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ, của Tỉnh. Ngoài ra, trong một đợt khảo sát về tình hình xuất khẩu ở một số DN tư nhân cho thấy: tất cả các DN đều không nắm bắt được chính xác các yêu cầu, quy định của các nước đối với hàng hóa nhập khẩu, đặt biệt là các nước thuộc khối thị trường chung Bắc Mỹ, khối APEC, khối EU. Cụ thể chỉ có 5,9% số DN được hỏi nắm bắt được các yêu cầu của thị trường Mỹ, khối APEC là 3,9% và WTO là 6,6%. 40% số DN được hỏi cho rằng thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu là khó khăn lớn nhất. Hơn nữa thông tin mà họ nhận được chủ yếu từ các đối tác và qua các phương tiện thông tin đại chúng (chiếm Trang 56 45,85%), số DN nhận được thông tin thường xuyên từ các cơ quan Sở, ngành cung cấp chỉ chiếm 22,8%. Sự thiếu thông tin thương mại của DNNVV xuất phát từ một số nguyên nhân: - Thiếu vốn: DNNVV thường không đủ tiềm lực để có một biên chế làm thông tin hoặc trả tiền tư vấn thông tin. - Mặc dù Tỉnh ta có chính sách hỗ trợ về thông tin cho các DNNVV thông qua các ấn phẩm và qua mạng internet, nhưng việc thực hiện chính sách này chưa mang lại hiệu quả cao do Trung tâm xúc tiến thương mại của Tỉnh mới thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thu thập, xử lý thông tin số liệu và đưa chúng đến với các DN một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời. f. Sức cạnh tranh kém: Bước vào sân chơi toàn cầu, các DN Việt Nam nói chung và Tỉnh Vĩnh Long nói riêng, đặc biệt là các DNNVV đang ở thế yếu, phải nương nhờ sự che chắn của những hàng rào thuế quan, phi thuế quan trước làn sóng tấn công của hàng ngoại nhập có giá cả và chất lượng hợp lý. Ngoài 5 mặt hàng chủ lực của Tỉnh có ưu thế xuất khẩu, còn lại đều là những mặt hàng có sức cạnh tranh yếu. Nguyên nhân: - Chi phí sản xuất cao và chất lượng sản phẩm kém tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực. - Công nghệ lạc hậu, máy móc, trang thiết bị cũ kỹ, không đồng bộ làm chất lượng sản phẩm thấp. - Tình trạng hàng nhập lậu giá rẻ đang ảnh hưởng lớn đến thị trường nội địa và Tỉnh Vĩnh Long, gây tác động tiêu cực đến kinh doanh của DNNVV, vì các DN này không đủ lực để hạ giá bán hàng hóa cạnh tranh với hàng nhập lậu, giành lại thị trường. - Trong cạnh tranh ở thị trường Việt Nam, các DNNVV Vĩnh Long thường bị ở trong thế yếu vì Việt Nam chưa có Luật cạnh tranh để hạn chế độc quyền của Trang 57 một số DN lớn. Việc nhái nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng chưa được kiểm soát và xử lý nghiêm minh cũng góp phần làm rối loạn thị trường và hạn chế sức cạnh tranh của các DNNVV làm ăn chân chính. g. Thiếu cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ của nhà nước: Đây là một trong những khó khăn bao trùm đối với DNNVV vì khi thiếu sự hỗ trợ của nhà nước, cả về mặt chính sách và thực hiện, thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD, nhất là hỗ trợ trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, bảo lãnh tín dụng, vay vốn. Hơn nữa có nhiều vấn đề như cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh… tự bản thân DN không thể giải quyết được mà cần phải có sự hỗ trợ của Tỉnh thông qua chủ trương chính sách và các giải pháp cụ thể. Thực ra, Chính phủ và chính quyền Tỉnh Vĩnh Long cũng đã có các chính sách hỗ trợ DNNVV, nhưng các chính sách này còn mang nặng tính hình thức, DN khó có thể tiếp cận được. Ví dụ như Luật khuyến khích đầu tư ban hành năm 1994, sửa đổi năm 1999 có qui định việc hỗ trợ và ưu đãi đầu tư chủ yếu về tài chính như miễn, giảm thuế có thời hạn tới 50% với thuế thu nhập DN; miễn, giảm 50% tiền thuê đất, tiền sử dụng đất; cấp hay bảo lãnh vay vốn… Các biện pháp này xét về nội dung rất có ý nghĩa đối với DN, nhưng thực tế không phải DN nào cũng tiếp cận được những hỗ trợ đó. Bởi muốn vay ở Quỹ hỗ trợ phát triển thì phải có thế chấp, mà tài sản lớn nhất của DN thường là công trình, nhà cửa, nếu gắn với đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không thể thế chấp được. Quy định thế chấp như vậy còn đẩy nguồn vốn của Quỹ ra khỏi tầm với của DNNVV, đặt biệt là khu vực dân doanh. Hoặc trong việc vay vốn ngân hàng, DN được ưu đãi đầu tiên vẫn phải vay với lãi suất bình thường, đến khi kết thúc dự án, tức 5 - 7 năm sau, quỹ khuyến khích đầu tư mới trích tiền hỗ trợ. Quy định như vậy làm giảm đi ý nghĩa của biện pháp ưu đãi. Theo quy định của pháp luật, để được hưởng các ưu đãi đầu tư, việc đầu tư phải thuộc ngành nghề được khuyến khích, trên địa bàn khó khăn, và Trang 58 phải được UBND Tỉnh hoặc Bộ KHĐT xét duyệt, cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Nhưng có được giấy chứng nhận này cũng chưa đủ vì thực tế khi DN tới các cơ quan Thuế, tổ chức tín dụng để xin được hưởng ưu đãi, họ phải trình cả một lô giấy tờ đáp ứng những đòi hỏi chuyên ngành của các cơ quan này. Nếu nhà nước không có các quy định đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan, tổ chức hỗ trợ sẽ gây khó khăn cho các DN, đặt biệt là DNNVV ngoài quốc doanh trong việc tiếp cận và hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước. Trong quan hệ giữa chính quyền Tỉnh và DN, mặc dù đã có những bước cải thện đáng kể thể hiện thông qua việc cải thiện môi trường pháp luật, tăng cường các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, tuy nhiên phần lớn các DN, đặt biệt là DNNVV còn cho rằng quan hệ này mới thông nhưng chưa thoáng, chủ yếu mới ở mức trao đổi quan điểm. Chính quyền Tỉnh có tiếp thu ý kiến, kiến nghị của DN, nhưng các giải pháp chỉ có tính tình thế, chưa có tính cơ bản và triệt để. 2.3. Thực trạng chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long: 2.3.1. Thực chính sách tài chính tín dụng: Chính sách tín dụng trong những năm gần đây đã và đang phát huy vai trò hỗ trợ DNNVV: xoá bỏ sự phân biệt lãi suất giữa các thành phần kinh tế, tăng lượng cung cấp tín dụng cho các DNNQD, đa dạng hóa các tổ chức tín dụng và các hình thức tín dụng, đặc biệt các quỹ tín dụng ưu đãi (quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ cho vay giải quyết việc làm, quỹ xóa đói giảm nghèo). Trang 59 Bảng 2.16. Dư nợ theo thành phần kinh tế của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long năm 2004 Đơn vị: triệu đồng Thành phần kinh tế Ngân hàng công thương Ngân hàng đầu tư Ngân hàng NN& PTNT Ngân hàng PT nhà Ngân Hàng CSXH Quĩ tín dụng ND Tổng cộng DNNN trung ương 62.686 62.686 DNNN địa phương 168.642 143.022 208.826 67.680 588.170 Công ty cổ phần 18.989 18.989 Công ty TNHH 85.523 129.603 102.823 19.145 337.094 DN tư nhân 91.857 105.530 135.302 25.894 358.583 DN có vốn ĐT nước ngoài Kinh tế tập thể 2.770 30 3.650 1.365 7.815 Kinh tế cá thể 446.224 53.714 1.623.647 140.807 179.936 6.088 2.450.416 Tổng cộng 795.016 513.574 2.074.248 254.891 179.936 6.088 3.823.753 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động tín dụng trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long năm 2004, Ngân hàng NN) Mặc dù môi trường, điều kiện cho các DNNVV huy động vốn đã được mở rộng, nhưng DNNVV vẫn trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Hiện nay, 75% số DNNVV có số vốn điều lệ dưới 50 triệu đồng, nhưng số DNNVV được vay của ngân hàng rất ít mà tập trung chủ yếu vào các DNNN, DN tư nhân, công ty TNHH có qui mô lớn và kinh tế hộ gia đình trong chương trình xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, phần lớn vốn tài sản và các nguồn lực bên ngoài (FDI, ODA) đều tập trung cho DNNN, nhưng nhiều doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, trong khi đó khu vực ngoài quốc doanh lại thiếu vốn để hoạt động. Do vậy, phần lớn DNNVV phải huy động vốn từ các tổ chức phi tài chính với lãi suất cao hơn từ 3 đến 6 lần so với lãi Trang 60 suất chính thức. DNNVV còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức khác. Ngoài những vướng mắt do DN chưa đủ độ tin cậy trong quan hệ tín dụng, phần lớn nguyên nhân do bản thân chính sách như: trong việc khuyến khích và phát triển quan hệ tín dụng chỉ chú trọng đến lợi ích của các DN lớn mà ít chú trọng đến DNNVV; sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng đối với các DNNVV còn yếu: lãi suất vay ngân hàng tuy là thấp nhưng thủ tục vay rất phức tạp, nếu tính cả các lệ phí tiêu cực thì chi phí thực chất lại quá cao; những quy định khắc khe về tài sản thế chấp và việc xem xét tính khả thi của dự án đầu tư làm cho nhiều DNNVV không thể đáp ứng được, trong khi đó các DNNN lại được vay mà không cần thế chấp. Hiện nay đã có qui định cho ngân hàng chủ động xem xét dự án của DN, có thể cho DN vay không cần thế chấp nhưng việc thực hiện vẫn rất khó khăn. Như vậy, mặc dù có những thay đổi tích cực trong chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với DNNVV, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn. 2.3.2. Thực trạng về chính sách thuế: Kinh nghiệm cho thấy nếu thuế suất hợp lý thì thì thu được thuế cho ngân sách, nếu thuế suất quá cao thì người dân sẽ tìm cách trốn thuế, kết quả là nhà nước thất thu. Vì vậy, điều cốt yếu là định mức thuế suất sao cho DN không bị thiệt hại, đồng thời nhà nước không bị thất thu thuế. Trong phiên họp Quốc hội tháng 5/2003 vừa qua, luật thuế TNDN đã được sửa đổi và thông qua với mức thuế phổ thông (áp dụng cho cả DN trong và ngoài nước) là 28% và chính thức có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2004. Ngoài ra còn bỏ thuế thu nhập DN bổ sung và thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài. Sự sửa đổi này sẽ khiến nhà nước mất đi một khoản thu lớn, nhưng nó sẽ tạo điều kiện cho các DN trong tái đầu tư vào sản xuất, làm tiền đề để tăng thu cho ngân sách nhà nước trong tương lai. Tuy nhiên việc qui định các chi phí hợp lý tính thuế TNDN ở một số điểm còn chưa hợp lý, mức thuế suất Trang 61 28% áp dụng thống nhất cho các loại hình DN chưa khuyến khích các DNNVV phát triển. Về thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao hiện nay đã áp dụng biểu thuế mới, nâng mức khởi điểm chịu thuế lên 5 triệu đồng đối với người Việt Nam và 8 triệu đồng với người nước ngoài, hạ mức thuế suất cao nhất từ 50% xuống còn 40%. Tuy nhiên doanh nhân trong DNNVV vẫn cho rằng mức này không động viên được người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Một điều kiện không hợp lý nữa là thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ở nước ta đánh đơn thuần vào thu nhập mà không tính đến gia cảnh như ở các nước khác. Theo giải thích của cơ quan có trách nhiệm nộp thuế thì việc tính thuế sẽ phải tính đến việc miễn trừ gia cảnh cho bản thân người nộp, cho gia đình, cho người ăn theo, còn lại mới tính thuế. Thuế thu nhập cá nhân còn có sự phân biệt đối xử: mức khởi điểm tính thuế của công dân Việt Nam thấp hơn 1,6 lần mức khởi điểm tính thuế của người nước ngoài. Điều này gây thiệt thòi cho công dân Việt Nam thu nhập cao. Mặc dù có một số sửa đổi trong Luật thuế GTGT trong Quốc hội tháng 5/2003, nhưng Luật thuế GTGT hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt là còn đến 3 mức thuế suất 0%, 5%, 10% với nhiều trường hợp miễn giảm vẫn gây phiền hà cho cả người nộp và người thu; việc hoàn thuế GTGT thí quá phức tạp, rườm rà, mất nhiều thời gian cho thủ tục. Cần phải có sự nghiên cứu và sửa đổi cơ bản để có một hệ thống thuế đơn giản, hợp lý, xóa bỏ những kẽ hở trong chính sách thuế nhằm hạn chế tình trạng trốn thuế, tạo động lực khuyến khích đầu tư vào SXKD, phát triển thêm nhiều DNNVV. 2.3.3. Thực trạng về chính sách xuất nhập khẩu: Với chủ trương xây dựng nền kinh tế mở và phát triển quan hệ thương mại với các nước trên thế giới, nhà nước đã nới lỏng các qui định về xuất nhập khẩu. Các cơ sở sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu trực tiếp và nhập khẩu vật tư nguyên liệu phục vụ cho SXKD. Trang 62 Trong các năm qua, tỉnh cũng đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của các DN, cụ thể: - Hỗ trợ các DN tìm hiểu về tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, khu vực mậu dịch tự do ASIAN (AFTA)…, tiếp xúc với các Việt kiều, tham gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf42989.pdf
Tài liệu liên quan