Luận văn Giải pháp tài chính khi tiến hành cổ phần hoá ở Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I

MỤC LỤC

Trang

Chương I 1

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH KHI CỔ PHẦN HOÁ 1

1.1. Khái niệm công ty cổ phần và đặc điểm của công ty cổ phần 2

1.1.1 Khái niệm Công ty Cổ phần 2

1.1.2.Đặc điểm của công ty cổ phần 2

1.1.2.1. Về mặt pháp lý 2

1.1.2.2. Về mặt tài chính 3

1.1.2.3.Về mặt sở hữu 4

1.1.2.4.Về tổ chức 4

1.1.2.5. Về tính chất dân chủ trong quản lý. 5

1.1.3. Vai trò của công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường. 5

1.1.4. Sự cần thiết phải cổ phần hoá các doanh nghiệp 6

1.1.4.1.ưu điểm của công ty cổ phần 6

1.1.4.2. Sự cần thiết phải Cổ phần hoá DNNN 7

1.2. Lý luận về giải pháp tài chính khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 9

1.2.1. Vai trò của giải pháp tài chính đối với CPH DNNN 10

1.2.2. Các giải pháp tài chính vi mô 12

1.2.2.1. Chính sách tài chính khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 12

1.2.2.1.1. Chính sách xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp 12

1.2.2.2 Xác định giá trị doanh nghiệp 15

1.2.2.2.1. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. 16

1.2.2.2.2 .Căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp . 16

1.2.2.2.3. Xác định lượng tài sản, giá trị lợi thế kinh doanh 17

1.2.2.2.4. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. 18

1.2.2.3. Chi phí cổ phần hoá, các vấn đề về bán cổ phần và quản lý 23

1.2.2.3.1. Chi phí cổ phần hoá. 23

1.2.2.3.2. Các vấn đề về bán cổ phần và quản lý, sử dụng tiền thu 24

1.2.2.4. Chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp 25

1.2.3. Các giải pháp tài chính vĩ mô. 26

1.2.3.1. Chính sách thuế, phí, lệ phí. 26

1.2.3.2. Chính sách huy động, sử dụng và phát triển vốn. 27

1.2.3.3. Chính sách phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán. 29

1.2.4.Đánh giá tình hình chung các giải pháp tài chính của công ty . 30

CHƯƠNG II 31

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH 31

2.1. giới thiệu về công ty cổ phần thiết bị giáo duc I. 31

2.1.1. Quá trình hình thành va phát triển. 31

2.1.2. Quan điểm và đối tượng phục vụ của Công ty CP Thiết bị Giáo dục 1. 33

2.1.3. Tổ chức quản lý bộ máy của Công ty CP Thiết bị Giáo dục 1. 34

2.1.3.1. Tổng số nhân viên trong hệ thống Công ty CP TBGD 1. 34

2.1.3.2. Trình độ nhân viên. 35

2.1.3.3. Tổ chức bộ máy. 35

2.2. Thực trạng cổ phần hoá tại công ty cp thiết bị giáo dục i. 36

2.2.1. Hình thức cổ phần hoá. 36

2.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm trước cổ phần hoá. 36

2.2.3. Xác định giá trị doanh nghiệp. 40

2.2.3.1 . Nguyên nhân tăng giảm. 44

2.2.3.1.1. TSCĐ hữu hình: 44

2.2.3.1.2. Tiền 45

2.2.3.1.3. Vật tư hàng hoá tồn kho: 45

2.2.3.1.4. Dự phòng hàng hoá tồn kho 46

2.2.3.1.5. Tài sản lưu động khác 46

2.2.3.1.6. Các khoản phải thu 46

2.2.3.1.7. Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp 47

2.2.4. Xử lý tài chính. 49

2.2.5. Chi phí cổ phần hoá, bán cổ phần và quản lý tiền bán cổ phần. 50

2.2.5.1. Chi phí cổ phần hoá. 50

2.2.5.2. Bán cổ phần và quản lý tiền bán cổ phần. 53

2.2.6. Chính sách huy động, sử dụng và phát triển vốn. 55

2.2.7. Chính sách lợi nhuận và chia lợi tức cổ phần. 59

2.2.8. Chính sách đối với lao động trong Công ty. 60

2.2.9. Chính sách xử lý các khoản nợ 61

2.2.10. Chính sách tài chính vĩ mô. 67

2.2.10.1. Chính sách thuế phí lệ phí. 67

2.3. Đánh giá việc thực hiện các giải pháp tài chính khi . 71

2.3.1. Những thành tựu đạt được sau khi cổ phần hoá 71

2.3.2. Hạn chế 72

2.3.3. Nguyên nhân 75

2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía nhà nước 75

2.3.3.2 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp 78

CHƯƠNG III 79

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC GIẢI PHÁP 79

3.1. Định hướng phát triển công ty cổ phần Thiết bị giáo dục 1. 79

3.2. Một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng các giải pháp 83

3.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý. 83

3.2.2. Các giải pháp khi huy động, sử dụng và phát triển vốn. 84

3.2.3. Biện pháp quản lý lao động. 86

3.2.4. Minh bạch tài chính từ cơ sở. 87

3.2.5. Giải pháp xử lý các khoản nợ, đòn bẩy kinh doanh tài chính. 88

3.2.6. Giải pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. 89

3.2.7. Xử lý nợ tồn đọng và lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp 89

3.2.8. Xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá 91

3.2.9. Về lợi thế kinh doanh, lợi thế đất đai 91

3.2.10. Nhân rộng bán đấu giá DN qua thị trường chứng khoán 92

3.2.11. Vấn đề tổ chức thực hiện 92

 

doc100 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tài chính khi tiến hành cổ phần hoá ở Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung phát triển thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, đặc biệt là dự án sản xuất thiết bị giáo dục, thiết bị tin hoc, thiết bị văn phòng... Ngoài ra, công ty còn có kế hoạch kinh doanh cho thuê kho bãi, nhà ở, văn phòng làm việc... 2.1.3. Tổ chức quản lý bộ máy của Công ty CP Thiết bị Giáo dục 1. 2.1.3.1. Tổng số nhân viên trong hệ thống Công ty CP TBGD 1. - Số lượng nhân viên chính thức: 218 người. - Cộng tác viên cao cấp: 36 người. - Ban cố vấn: 07 người. 2.1.3.2. Trình độ nhân viên. - Trình độ Tiến sĩ: 04 người. - Trình độ Thạc sĩ: 06 người. - Kỹ sư kỹ thuật và công nghệ: 49 người. - Kỹ sư tin học: 21 người. - Cử nhân kinh tế và các ngành khác: 15 người. - Trung cấp kỹ thuật, lực lượng lao động khác: 123 người. - Lao động ký hợp đồng thời vụ ở các Xưởng SX: 140 người. 2.1.3.3. Tổ chức bộ máy. Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông được tổ chức theo định kỳ hàng năm hoạc được triệu tập bất thường theo Luật định hoặc theo quy định của Điều lệ công ty để giải quyết những vấn đề chỉ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị: Cơ quan này do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, làm việc theo nhiệm kỳ và xử lý những vấn đề thuộc phạm vi, quyền hạn của mình theo quy định cụ thể trong Điều lệ công ty. Ban kiểm soát: Ban này cũng do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để thay mặt cổ đông giám sát hoạt động của công ty cổ phần vì lợi ích chung của các cổ đông. Ban giám đốc: 01 Giám đốc & các Phó Giám Đốc. Các phòng ban nghiệp vụ: - Phòng tổ chức- Hành chính-Quản trị - Phòng Kinh doanh - Phòng Tài chính kế toán - Phòng Dự án - Phòng Kỹ thuật và Đào tạo - Văn phòng đại diện tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Các trung tâm: có 5 trung tâm: - Trung tâm In và chế bản - Trung tâm Đồ chơi và Thiết bị mầm non - Trung tâm Nội thất học đường -Trung tâm Công nghệ tin học và thiết bị giáo dục -Trung tâm Sản xuất thiết bị giáo dục 2.2. Thực trạng cổ phần hoá tại công ty cp thiết bị giáo dục i. 2.2.1. Hình thức cổ phần hoá. Căn cứ đặc điểm và tinh hình thực tế, công ty Thiết bị Giáo dục 1 chọn hình thức cổ phần hoá theo quy định tại Tiết 2 Điều 3 Chương 1 của Nghị định 187/2004/NĐ- CP ngày 16/11/2004 của Chính Phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần là: Bán một phần vốn nhà nước hiện Có tại doanh nghiệp Giá trị Công ty Thiết bị giáo dục I tại thời điểm 0 giờ ngày 01/01/2007 để cổ phần hoá như sau: Giá trị thực tế của doanh nghiệp: 150.713.446.400 đồng ( Một trăm năm mươi tỷ, bảy trăm mười ba triệu, bốn trăm bốn mươi sáu ngàn, bốn trăm đồng) Trong đó: Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp: 23.323.044.448 đồng (Hai mươi ba tỷ, ba trăm hai mươi ba triệu, không trăm bốn mươi bốn ngàn, bốn trăm bốn mươi đồng) Tài sản không đưa vào cổ phần hoá (tính theo giá trị gi trên sổ kế toán): - Tài sản không cần dùng: 178.296.566 đồng (Một trăm bảy mươi tám triệu, hai trăm chín mươi sáu ngàn, năm trăm sáu mươi sáu đồng); - Tài sản chờ xử lý: 8.554.245.122 đồng ( Tám tỷ, năm trăm năm mươi bốn triệu, hai trăm bốn mươi lăm ngàn, một trăm hai mươi hai đồng); - Tài sản đầu tư bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi...0 đồng (Không đồng); 2.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm trước cổ phần hoá. Kết quả sản xuât kinh doanh từ 01/01/2004 đến 01/01/2006 ( Theo biên bản kiểm kê tra quyết toán Thuế của cơ quan Thuế, báo cáo kế toán kiểm toán và quyết định phê duyệt giá trị DN của Bộ Giáo dục va Đào tạo ) được tóm tắt qua bảng sau: Bảng2.1: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm trước cổ phần (Đơn vị tính : Đồng) Stt Khoản mục 2004 (BCTC) 2005 (BCTC) 2006 (BCTC) 2006 (BBXĐGTDN) 1 Vốn kinh doanh 139.134.737.197 142.641.380.796 143.272.189.590 150.713.446.400 2 Vốn nhà nước 17.327.836.412 17.945.880.969 18.011.962.515 23.323.044.448 3 Tổng doanh thu 213.324.372.601 190.251.095.003 149.417.402.444 149.417.402.444 4 Doanh thu thuần 212.601.805.424 189.281.832.912 148.254.104.645 148.254.104.645 5 Doanh thu hoạt động TC 298.235.105 150.840.807 44.506.323 44.506.323 6 Doanh thu khác 424.332.072 818.321.284 1.118.791.476 1.118.791.476 7 LN trước thuế 6.314.213.325 4.803.940.159 339.696.051 339.696.051 8 Nộp Ngân sách (28%) 1.767.979.731 1.345.103.244 95.114.894 95.114.894 Trong đó thuế TNDNBX 218.957.878 640.144.882 - - 9 LN sau thuế 4.327.275.716 2.818.692.033 244.581.157 244.581.157 10 Nợ phải trả 120.937.736.293 125.084.604.631 127.390.401.952 127.390.401.952 11 Nợ phải thu 70.464.046.257 62.441.045.545 76.752.376.253 78.981.650.585 12 Quỹ Phúc lợi + QKT 869.164.492 (389.104.804) (2.130.174.877) - Số lao đông(người) 333 329 320 320 14 Thu nhập BQ 1.958.000 1.730.000 2.083.000 2.083.000 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2004, 2005, 2006) Để thấy rõ hơn thực trạng 3 năm trước cổ phần hoá ta phản ánh qua biểu đồ sau: Biểu đồ so sánh lợi nhuận và doanh thu thuần của 3 năm trước cổ phần hoá 212.601.805.424 189.281.832.912 148.254.104.645 4.327.275.716 2.818.629.033 244.581.157 2004 2005 2006 Lợi nhuận Doanh thu thuần Chú thích - Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm trước cổ phần hoá cho ta thấy tình hình cụ thể của công ty trước cổ phần hoá. Để có thể biết những tồn đọng còn lại của công ty trước cổ phần hoá và sau khi cổ phần hoá công ty phải áp dụng biện pháp tài chính có hiệu quả để khắc phục tình hình đó hay không ta phân tích một số chỉ tiêu sau: + Vốn kinh doanh của công ty qua 3 năm thấy được sự tăng vốn rõ rệt năm 2004: 139.134.737.197 (đồng), năm 2005: 142.641.380.796 (đồng), năm 2006: 143.272.189.590 (đồng) chứng tỏ việc huy động vốn tốt, tăng đều qua các năm là do năm 2005 và 2006 công ty mở rộng sản xuất ra nhiều lĩnh vực cần sử dụng nhiều vốn, cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất. +Tổng doanh thu của công ty lại có sự giảm sút và có sự giảm sút mạnh vào năm 2006 từ năm 2004 là: 213.324.372.601 (đồng) đến năm chỉ còn là: 149.417.402.444 (đồng) tổng doanh thu liên tiếp giảm do doanh thu thuần của công ty giảm và giảm mạnh nhất là do doanh thu từ hoạt động TC giảm: năm 2004 là: 289.235.105 (đồng) năm 2006 chỉ còn là 44.506.323 (đồng) và chính những chỉ tiêu này dẫn tới lợi nhuận trước thuế giảm mạnh năm 2004 là: 6.314.213.325 (đồng) năm 2006 chỉ còn là 339.696.051(đồng) +Hệ số lợi nhuận/ doanh thu thuần.thể hiện lợi nhuận và doanh thu của công ty 3 năm trước cổ phần hoá công ty hoạt động theo sự phân tích nội bộ thì đang ở mức lãi tuy nhiên hệ số lợi nhuận ở các mức không đều đặn và đặc biệt là có sự giảm sút: Năm 2004 hệ số lợi nhuận/ doanh thu thuần của công ty là 0.02 và năm 2005 là 0.014 và 0.00016 điều này cho ta thấy một phần nào đó hoạt động kinh doanh của công ty đang trên đà đi xuống. Thực chất nguyên nhân không phải do công ty hoạt động yếu kém đi do sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường thiết bị giáo dục trong những năm trở lại đây, đặc biệt trong năm 2006, Công ty thực hiện chủ trương giảm giá hàng bán để đạt được doanh số, đảm bảo quỹ lương tối thiểu cho cán bộ công nhân viên. Do đó kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2006 rất thấp + Bên cạnh đó là 2 chỉ tiêu nợ phải trả và nợ phải thu của công ty không có nhiều biến động. Công ty vẫn duy trì hệ số của 3 năm ở mức ổn định 0.8. Đây là hệ số ở mức khá an toàn và cũng chứng tỏ công ty nghiêng nhiều về vốn vay và khả năng chiếm dụng vốn của công ty khá tốt. Còn chỉ tiêu Nợ phải thu so sánh với số tiền phải trả của 3 năm cho ta thấy nợ phải thu của công ty luôn duy trì ở mức bằng một nửa số phải trả và cũng ở mức ổn định. Qua phân tích sơ bộ tình hình tài chính của 3 năm trước khi cổ phần hoá và gần nhất là 2006 ta thấy còn rất nhiều tình hình mà trong quá trình cổ phần hoá công ty cần phải thực hiện về mặt tài chính Phải tăng được lợi nhuận sau thuế cải thiện được mức doanh thu ổn định duy trì hệ số nợ như trong các năm trước cũng như duy trì có phần nâng cao được mức thu nhập cho người lao động Xử lý một cách minh bạch những khoản nợ và khoản phải thu. Tình hình tài chính cân đối cũng như chính sách huy động và phát triển nguồn vốn huy động được. Vì vậy dưới đây em xin trình bày tình hình thực hiện các giải pháp tài chính mà công ty đã và đang áp dụng cũng nhưng quá trình thực hiện cổ phần hoá của công ty đã thu được những kết quả và bên cạnh đó là những điểm cần khắc phục. 2.2.3. Xác định giá trị doanh nghiệp. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp mà công ty áp dụng theo phương pháp tài sản, đây là phương pháp phổ biến đồng thời cũng phù hợp với tình hình thực tế của công ty và những quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính vào thời điểm công ty tiến hành cổ phần hoá. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp được thể hiện qua bảng: Bảng 2.2: Bảng kết quả xác định giá trị doanh nghiệp (đơn vị tính: Đồng) stt Chỉ tiêu số liệu sổ kế toán số liệu xác định lại chênh lệch (1) (2) (3) (4)=(3)-(2) A Tài sản đang dùng (I+II+III+IV) 132.096.375.456 150.713.446.400 18.617.070.944 I tài sản dài hạn 12.574.359.008 20.070.167.294 7.495.808.286 1 Tài sản cố định 11.700.110.121 19.195.918.407 7.495.808.286 2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - 3 Chi phí XDCB dở dang 300.311.771 300.311.771 - 4 Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn - 5 Tài sản dài hạn khác 479.979.557 479.979.557 - 6 Tài sản cố định vô hình 93.957.559 93.957.559 - II tài sản ngắn hạn 119.522.016.448 129.548.799.482 10.026.783.034 1 Tiền 17.584.814.896 17.584.784.321 30.585 -Tiền mặt 710.537.656 710.537.656 - -Tiền gửi ngân hàng 16.874.277.240 16.874.246.656 30.585 -Tiền đang chuyển 2 Các khoản thu 76.752.376.253 78.981.650.585 2.229.274.332 3 Hàng tồn kho 28.358.908.244 26.939.597.053 (1.419.311.191) 4 Chí phi SXKD dở dang 3.554.449.577 3.554.449.577 - 5 Dự phòng giảm giâ hàng tồn kho (9.100.705.909) 0 9.100.705.909 6 TSLĐ khác 2.372.173.387 2.372.173.387 - 7 Công cụ, dụng cụ phân bổ hết giá trị 91.856.183 91.856.183 8 Công cụ, dụng cụ chuyển từ TSCĐ 24.288.386 24.288.386 9 Chi phí sự nghiệp - - - III GIá trị lợi thế kinh doanh của DN 1.094.479.624 1.094.479.624 IV Giá trị quyền sử dụng đất 0 0 0 B Tài sản không cần dùng 10.883.571.263 - (10.883.571.263) I Tài sản dài hạn 2.621.569.012 - (2.621.569.012) 1 Tài sản cố định 2.621.569.012 - (2.621.569.012) 2 Các nkhoản đâù tư tài chính dài hạn - 3 Chí phí DXCB dở dang - 4 Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn - II Tài sản ngắn hạn 8.262.002.215 - (8.262.002.215) 1 Công nợ không có khả năng thu hồi - 2 Vật tư hàng hoá ứ đọng 8.262.002.251 (8.262.002.251) 3 Tài sản lưu động - C Tài sản chờ thanh lý 292.242.871 - (292.242.871) 1 Tài sản cố định 292.242.871 (292.242.871) 2 Tài sản lưu động D Tài sản hình thanh từ quỹ khen thưởng phúc lợi - - Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp(A+b+c+d) 143.272.189.590 150.713.446.400 7.441.256.810 Trong đó tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp(Mục A) 132.096.375.456 150.713.446.400 18.617.070.944 E1 Nợ thực thế phải trả 127.390.401.952 127.390.401.952 - Trong đó: Nợ phải trả 127.390.401.952 127.390.401.952 - E2 Số dư quỹ khen thưởng phúc lợi (2.130.174.877) 2.130.174.877 E3 Số dư nguồn kinh phí sự nghiệp - - - Tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp [A-(E1+E2+E3)] 15.881.787.638 23.323.044.448 7.441.256.810 (Nguồn: Hồ sơ định giá doanh nghiệp) 2.2.3.1 . Nguyên nhân tăng giảm. 2.2.3.1.1. TSCĐ hữu hình: Giá trị còn lại ( tăng): 7.495.808.286 đồng Trong đó: - Giá trị còn lại (GTCL) của nhà cửa, vật kiến trúc-Tăng: 4.457.512.835 đồng - GTCL của máy móc thiết bị- Tăng: 1.113.789.121 đồng - GTCL của phương tiện vận tải- Tăng: 1.399.509.770 đồng - GTCL của TSCĐ khác- Tăng: 545.307.326 đồng - GTCL của TSCĐ chuyển sang công cụ, dụng cụ- Giảm: 20.319.766 đồng Nguyên nhân: Nhà cửa, vật kiến trúc: Tăng, do đánh giá lại nguyên nhân giá của nhà cửa, vật kiến trúc theo giá đầu tư xây mới tại thời điểm định giá và xác định lại tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản theo quy định tại Thông tư liên Bộ Xây dựng- Tài chính-Vật giá Chính phủ số 13/LB-TT ngày 18/08/1994 hướng dẫn phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở trong bảng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê cũng như những hướng dẫn khác có liên quan; Máy móc thiết bị: Đánh giá tăng với những tài sản đã khấu hao hết, tối thiểu bằng 20% nguyên giá đánh giá lại (giá mới)và đánh giá lại giá trị còn lại của máy móc thiết bị trên cơ sở kiểm kê thực tế; Phương tiện vận tại: Đánh giá tăng theo giá trị thi trường so với thời điểm mua của một số phượng tiện vận tải và đánh giá phần giá trị còn lại của phương tiện vận tải trên cơ sở kiểm kê thực thế; Tài sản cố định khác: Tăng do xác định giá trị còn lại của tài sản theo thực tế tthị trường, một số tài sản cố định khác hết khấu hao, công ty vẫn tiếp tục sử dụng, được đánh giá phần giá trị còn lại tối thiểu 20%; -Tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp:11.175.814.134 đồng- gồm: + Giá trị còn lại tài sản cố định không cần dùng: 178.296.566 đồng; + Giá trị còn lại tài sản cố định chờ thanh lý: 292.242.871 đồng; + Vật tư hàng hoá không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý: 8.262.002.251 đồng; + Tài sản cố định là nhà cửa vật kiến trúc bàn giao theo quyết định số 7785 ngày 30/12/2005 của BGD & ĐT: Số tiền : 2.443.272.446 đồng. 2.2.3.1.2. Tiền: (Giảm) 30.585 đồng Do đánh giá lại tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ. 2.2.3.1.3. Vật tư hàng hoá tồn kho: (Giảm) 1.419.311.192 đồng Bao gồm: Giá trị hàng tồn kho giảm: Phần giá trị giảm của hàng chậm luân chuyển, được Công ty TBGD I đề nghị xử lý, đã được Bộ giáo dục và Đào tạo chấp thuận tại Công văn số 3230/BGDĐT KHTC ngày 12/04/2007: 1.300.193.491 đồng; Giá trị hàng hoá kiểm kê thiếu: 142.222.935 đồng (trông số này, có giá trị hàng thiếu, chuyển từ kho Ngọc khánh về Công ty TBGD I, đã xác định rõ cá nhân chụi trách nhiệm bồi thường là:95.043.803 đồng): Giá trị hàng hoá kiểm kê thừa:23.105.234 đồng. 2.2.3.1.4. Dự phòng hàng hoá tồn kho: (Giảm) (9.100.705.909) đồng: Toàn bộ tài khoản dự phòng được sử dụng để bù đắp giá trị hàng hoá chờ thanh lý (8.262.002.251 đồng) và phần còn lại để bù đắp cho hàng hoá ứ động với giá trị : 838.703.658 đồng. 2.2.3.1.5. Tài sản lưu động khác: (tăng) 116.144.569 đồng Do đánh giá lại công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị hiên vẫn đang sử dụng (Tăng): 91.856.183 đồng; Công cụ, dụng cụ được điều chỉnh từ TSCĐ (tăng): 24.288.386 đồng. 2.2.3.1.6. Các khoản phải thu: (tăng): 2.229.274.332 đồng Do: Phải thu khách hàng (tăng): 4.055.652 đồng, căn cứ theo các Biên bản đối chiếu công nợ đã ký giữa hai bên, bao gồm: -Nợ phải thu Công ty cổ phần Học liệu thành phố Hồ Chí Minh (giảm): (7.547.250) đồng; -Nợ phải thu Công ty Sách & TBTH Quảng Nam (tăng): 11.602.902 đồng Dự phòng các khoản nợ khó đòi ngắn hạn (giảm) (654.528.101 đồng) do bù đắp khoản âm của Quỹ khen thưởng phúc lợi- theo hướng dẫn tại Thông tư 126/2004 và Thông tư 13/2006; Còn lại, xử lý số dư của Quỹ khên thưởng phúc lợi, hoạch toán vào khoản phải thu khác: 1.475.646.776 đồng. Phải thu (tăng)-của Ông Lê Văn Điện (xử lý giá trị hàng hoá kiểm kê thiếu): 95.043.803 đồng-theo Biên bản bàn giao hàng hoá, Biên bản họp Hội đồng thanh lý Công ty TBGD I và Quyết định số 21/QĐ-TBGD I ngày 24/04/2007 của Giám đốc Công ty TBGD I về việ thiếu trách nhiêm của cá nhân đối với giá trị hàng thiếu. 2.2.3.1.7. Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp: (tăng) 1.094.479.624 đồng: Theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn số 126/2004/TT-BTC, giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau: A=B x ( C-D) Trong đó: - Chỉ số A là giá trị lợi thế kinh doanh của DN; - Chỉ số B là giá trị phần vốn NN tại DN theo sổ kế toán tại thời điểm thẩm đinh giá; - Chỉ số C là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn NN bình quân 3 năm trước CPH; - Chỉ số D là lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm tại thời điểm gần nhất Chỉ số C được xác định như sau: Lợi nhuận sau thuế bỡnh quõn 3 năm liền kề trước CPH Vốn Nhà nước bỡnh quõn 3 năm liền kề trước CPH C= x 100% Vốn nhà nước bình quân 3 năm liền kề trước CPH Số liệu để tính lợi thế kinh doanh của Công ty TBGD I chi tiết như sau: Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Kết quả 1 Vốn NN tính lợi thế (đồng) 17.387.810.285 17.945.880.969 18.011.962.515 2 Vốn CSH (NN) (đồng) 18.963.717.032 17.556.776.165 15.881.787.638 3 Quỹ khen thưởng, phúc lợi (đồng) 1.575.906.747 (389.104.804) (2.130.174877) 4 Lợi nhuận sau thuế (đồng) 4.560.451.009 2.818.692.033 244.581.157 5 Lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm-trả trước 8,21% 6 Vốn NN trung bình 3 năm gần nhất (đồng) 17.781.884.590 7 Lợi nhuận sau thuế trung bình 3 năm gần nhất (đồng) 2.541.241.400 8 Tỷ suất lợi nhuận 3 năm gần nhất 14,29% 9 Chênh lệch tỷ suất 6,08% 10 Giá trị lợi thế kinh doanh (đồng) 1.094.479.624 Bảng 2.3: Bảng tính giá trị lợi thế kinh doanh Giải thích: Do tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bình quân trong 3 năm trước khi cổ phần hoá đạt 14,29%- cao hơn lãi suất Trái phiếu Chính phủ (8,21%) nên Công ty TBGD I có giá trị lợi thế kinh doanh. Theo công thức và số liệu trên, Giá trị lợi thế kinh doanh được tính là: 1.094.479.624 đồng, và được hạch toán tăng giá trị tài sản vô hình. Tính được lợi thế kinh doanh ta đã tính đến giá trị thương hiệu, giá trị quyền sử dụng đất, yếu tố con người.... đây là điểm khắc phục được Nghị định số 44/NĐ-CP và là điểm mới trong nội dung Nghị định 187/NĐ-CP. Giá trị thực tế của Công ty TBGD I tại thời điểm ngày 31/12/2006 để cổ phần hoá là : 150.713.446.400 đồng Bằng chữ: Một trăm năm mươi tỷ, bảy trăm mười ba triệu, bốn trăm bốn mươi sáu ngàn, bốn trăm đồng. Trong đó: Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp là: 23.323.044.448 đồng 2.2.4. Xử lý tài chính. Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi là (-) 2.130.147.877 đồng, theo hướng dẫn hiện hành, số dư (âm) của Quỹ trên được xử lý như khoản nợ phải thu khó đòi. Số tiền Quỹ này được bù đắp bằng nguồn dự phong nợ phải thu khó đòi. Số còn lại được hạch toán vào khoản nợ phải thu khác của Công ty. Các khoản chênh lệch do đánh giá tài sản được hạch toán vào các khoản “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”. Sau khi có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản này được chuyển ghi tăng (hoặc giảm) vốn nhà nước. Các xử lý tài chính cụ thể khác, gồm: - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho bù đắp : + Hàng hoá chờ thanh lý : 8.262.002.251 đồng + Hàng hoá chậm luân chuyển : 838.703.658 đồng + Số dư Dự phòng giảm giá hàng tồn kho : 0 đồng - Dự phòng tài chính bù đắp : + Tài sản chờ thanh lý: 292.242.871 đồng + Tài sản không cần dùng : 178.296.566 đồng + Bù đắp một phần hàng chậm luân chuyển : 455.180.797 đồng + Số dư Quỹ dự phòng tài chính: 0 đồng - Nguồn vốn kinh doanh giảm trừ: + Giá trị TSCĐ bàn giao cho Bộ GD& ĐT : 2.443.272.446 đồng + Số dư còn lại Nguồn vốn kinh doanh : 12.499.999.221 đồng - Dự phòng Nợ phải thu ngắn hạn khó đòi bù đắp : + Một phần số dư Quỹ khen thưởng ,phúc lợi : 654.528.101 đồng + Số dư còn lại của Nợ phải thu ngắn hạn khó đòi: 0 đồng Quỹ khen thưởng phúc lợi còn chưa xử lý (1.475.646.776 đồng) được xử lý vào khoản phải thu khác : Đối với giá trị hàng hoá kiểm kê thừa (23.105.234 đồng), đã có biên bản kiểm kê thì được xử lý ghi tăng vốn nhà nước Xử lý tài chính của công ty rất minh bạch các khoản nào ghi âm hay đựơc tăng lên thi thì đã được công ty giải trình khá rõ ràng. Các xử lý tài chính của công ty đúng theo tiêu chuẩn của Nghị định 187/NĐ- CP. Và có thể nói giải pháp tài chính của này đã được phất huy tác dụng tốt + Xử lý và lành mạnh tình hình tài chính: Trước khi tiến hành CPH, doanh nghiệp xác định số lỗ luỹ kế (gồm lỗ kết quả kinh doanh và lỗ về chênh lệch tỷ giá) được xử lý dứt điểm. Lập biên bản đối chiếu xác nhận toàn bộ công nợ phải thu, phải trả của đơn vị. Đồng thời căn cứ vào biên bản quyết toán thuế của địa phương để tiến hành xử lý các khoản nợ phải thu được coi là khó đòi theo thứ tự ưu tiên sau: + Dùng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi để bù đắp. + Phần còn lại sau khi đã sử dụng nguồn dự phòng được hạch toán toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 2.2.5. Chi phí cổ phần hoá, bán cổ phần và quản lý tiền bán cổ phần. 2.2.5.1. Chi phí cổ phần hoá. Tổng chi phí cho quá trình cổ phần hoá dự toán là: 732.000.000 đồng do phải tiến hành lại nên chi phí sẽ gồm 2 giai đoạn. Công ty sẽ thực hiện theo đúng quy đinh hiện hành về cổ phần hoá. Dự kiến cụ thể như sau: - Chi phí giai đoạn 1: Chi phí phục vụ cho đợt xác định giá trị tại thời điểm 31/12/2004. Bảng 2.4: Bảng chi phí giai đoạn I về cổ phần hoá (Đơn vị : đồng) STT Khoản mục Chi phí dự kiến I Chi phí trực tiếp 40.000.000 1 Chi phí văn phòng phẩm, in ấn tài liệu, tập huấn nghiệp vụ cổ phân hoá 10.000.000 2 Đại hội công nhân viên chức 30.000.000 II Chi phí thuê tổ chức trung gian tư vấn CPH 300.000.000 III Chi phí Ban chỉ đạo Cổ phần hoá 30.000.000 IV Chi phí bồi dưỡng Tổ giúp việc 10.000.000 Tổng chi phi dự kiến 380.000.000 - Chi phi giai đoạn 2: Chi phí phục vụ cho đợt xác định giá trị tại thời điểm 31/12/2006 Bảng 2.5: Bảng chi phí giai đoạn II về cổ phần hoá (Đơn vị: đồng) STT Khoản mục Chi phí dự kiến I Chi phí trực tiếp 112.000.000 1 Chi phí văn phòng phẩm, in ấn tài liệu, tập huấn nghiệp vụ cổ phần hoá 10.000.000 2 Đại hội công nhân viên choc 30.000.000 3 Tuyên truyền, đăng báo về việc cổ phần doanh nghiệp 10.000.000 4 Đại hội đồng cổ đông thành lập 35.000.000 5 Đăng ký kinh doanh, mở tài khoản, khắc dấu 5.000.000 6 Chi phí khác 22.000.000 II Chi phí thuê tổ chức trung gian tư vấn CPH 150.000.000 III Chi phí thuê tổ chức tư vấn thực hiện đấu giá bán cổ phần công khai 40.000.000 IV Chi phí Ban chỉ đạo Cổ phần hoá 40.000.000 V Chi phí bồi dưỡng Tổ giúp việc 10.000.000 Tổng chi phi dự kiến 352.000.000 Chi phí này sẽ được quyết toán thực tế sau khi cổ phần hoá và được trừ vào vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Trong quá trình cổ phần việc tính toán chi phí để cổ phần hoá luôn là vấn đề nhạy cảm và khó khăn vì có rất nhiều chi phí trong quá trình có thể thất thoát Ta thấy mức chi tối đa là không quá 400.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có giá trị trên 50.000.000.000 đồng. So sánh với mức chi phí mà Công ty sử dụng là 732.000.000 đồng, nhưng giá trị doanh nghiệp là 150.713.446.400 đồng thì mức chi phí cổ phần hoá này là hợp lý và công ty đã cố gắng thực hiện các khoản chi phí cổ phần hoá theo nguyên tắc tiết kiêm, hiệu quả và đúng như Bộ Tài chính yêu cầu. 2.2.5.2. Bán cổ phần và quản lý tiền bán cổ phần. Vốn điều lệ của công ty là: 23.500.000.000 đồng, được chia làm 2.350.000 cổ phần phổ thông Cơ cấu vốn điều lệ: Bảng 2.6: Cơ cấu vốn điều lệ Đối tượng Số cổ phần Trị giá CP theo mệnh giá Tỷ lệ so với vốn điều lệ 1.Nhà nước 1.198.500 11.985.000.000 51% 2. Người lao động trong DN: 604.668 6.046.680.000 25,73% 3.Cổ phần bán đấu giá công khai 546.832 5.468.320.000 23,27% Tổng cộng 2.350.000 23.500.000.000 100% Giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá: Căn cứ Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp Công ty Thiết bị Giao dục I tại thời điểm ngày 31/12/2006 của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đâu tư và Phát triển Việt Nam và Quyết định số 2158/QĐ-BGD-ĐT ngày 04/05/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá: Giá trị thực tế tài sản đang dùng của doanh nghiệp: 150.713.446.400 đồng Trong đó: Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: 23.323.044.448 đồng. Kế hoạch bán đấu giá cổ phần lần đầu. Việc tiến hành bán đấu giá công khai cổ phần lần đầu sẽ được thực hiện bằng hình thức đấu giá qua tổ chức Tài chính trung gian đó là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Việc bán đấu giá thực hiện trong 01 ngày. +Tổng số cổ phần bán đấu giá là: 546.832 cổ phần +Giá chào khởi điểm: 10.100 đồng/cổ phần +Điểm bán đấu giá: Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tầng 10 tháp A Vincom, 191 Bà Triệu, Hà Nội Bán Cổ phần theo chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người lao động: Công ty tiến hành bán cổ phần lần đầu cho người lao động trong Doanh nghiệp (theo giá đấu thầu thành công bình quân) trong vòng 01 ngày, sau khi có Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá và giá đấu thầu thành công bình quân. + Ưu đãi đối với người lao động trong Doanh nghiệp (Tạm tính theo giá chào khởi điểm: 10.100 đồng/cổ phần): - Tổng số lao động trong Công ty được mua ưu đãi: 319 người - Tổng số năm làm việc thực tế tại khu vực Nhà nước của 319 lao động là 5.930 năm và 1.398 tháng - Tổng số lượng cổ phần tối đa người lao động trong Công ty được mua ưu đãi giảm giá: Theo năm: 5.930 năm x 100 cổ phần =593.000 cổ phần Theo tháng: 11.668 cổ phần - Tổng giá trị ưu đãi tối đa cho người lao động trong Công ty mua cổ phần 604.668 cổ phần x 10.100 đồng x 40% = 2.442.858.720 đồng +Điều chỉnh cổ phần và giá trị ưu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7891.doc
Tài liệu liên quan