Luận văn Hoàn thiện chính sách tiền lương của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 3

1.1 KHÁI NIỆM TIỀN LƯƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA TIỀN LƯƠNG 3

1.1.1 Khái niệm tiền lương 3

1.1.2 Vai trò của tiền lương 4

1.2 KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG 6

1.2.1 Khái niệm chính sách tiền lương 6

1.2.2 Vai trò của chính sách tiền lương 7

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TIỀN LƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG 8

1.3.1 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tiền lương và chính sách tiền lương. 8

1.3.2 Các yếu tố bên trong ảnh hưởng tới tiền lương và chính sách tiền lương. 10

1.4 NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG 13

1.4.1 Quy định về lương tối thiểu chung 13

1.4.2 Quy định về thang lương, bảng lương và các mức phụ cấp 13

1.4.3 Quy định về xây dựng, sử dụng và quản lý quỹ tiền lương 15

1.4.4 Quy định về hình thức trả lương 16

1.5 SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (NHPTVN). 19

2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHPTVN. 19

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 19

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận phòng (Ban) NHPTVN 20

2.1.3 Đặc điểm nguồn nhân lực của NHPTVN 24

2.2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG CỦA NHPTVN. 28

2.2.1 Quan điểm trả lương của NHPTVN. 28

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương của NHPTVN. 29

2.2.3 Quy định về xếp lương và phụ cấp lương. 33

2.2.3.1 Quy định về xếp lương 33

2.2.3.2 Phụ cấp lương 35

2.2.4 Xây dựng đơn giá tiền lương và xây dựng quỹ lương kỳ kế hoạch theo phương pháp tổng thu trừ tổng chi (không lương). 37

2.2.4.1 Điều kiện áp dụng hệ số gia tăng tiền lương tối thiểu khi xây dựng đơn giá tiền lương. 37

2.2.4.2 Xây dựng đơn giá tiền lương và xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch 39

2.2.5 Phân bổ quỹ tiền lương. 45

2.2.6 Chi trả lương cho từng cán bộ viên chức. 50

2.2.7 Nhận xét và đánh giá kết quả thực hiện chính sách tiền lương của NHPTVN. 57

2.2.7.1 Thực trạng trả lương tại Hội sở chính. 57

2.2.7.2 Thành tựu đạt được 62

2.2.7.3Hạn chế và nguyên nhân 63

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG CỦA NHPTVN 65

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG CỦA NHPTVN. 65

3.1.1 Định hướng hoạt động 65

3.1.2 Định hướng đổi mới chính sách tiền lương trong thời gian tới 67

3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG CỦA NHPTVN. 70

3.2.1 Giải pháp kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước và các bộ ngành có liên quan. 70

3.2.2 Giải pháp kiến nghị đối với Ban lãnh đạo NHPTVN 72

3.2.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng quỹ tiền lương 72

3.2.2.2 Về chi trả lương cho cán bộ viên chức: 75

3.2.2.3 Hệ thống các biện pháp hỗ trợ. 83

KẾT LUẬN 86

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

 

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3432 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chính sách tiền lương của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H – BTC – UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Liên Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc. Như vậy, việc thực hiện về xếp lương và các chế độ phụ cấp mà NHPTVN thực hiện hoàn toàn áp dụng các Nghị định về thang lương, bảng lương và các chế độ phụ cấp của Nhà nước. Nhưng nếu lương của cán bộ viên chức chỉ được trả theo căn cứ duy nhất này mà không có một chỉ tiêu nào khác thì mức lương này quá thấp và không có sức cạnh tranh nên NHPTVN sẽ không thể tồn tại nếu không có một khoản thu nhập khác cộng them vào tiền lương V1 mà người lao động được hưởng. Chính vì thế mà NHPTVN đã xây dựng kế hoạch đơn giá tiền lương riêng cho ngân hàng mình để xây dựng quỹ lương, phân phối và chi trả lương cho cán bộ viên chức. 2.2.4 Xây dựng đơn giá tiền lương và xây dựng quỹ lương kỳ kế hoạch theo phương pháp tổng thu trừ tổng chi (không lương). 2.2.4.1 Điều kiện áp dụng hệ số gia tăng tiền lương tối thiểu khi xây dựng đơn giá tiền lương. Hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa không quá 1,34 lần so với mức lương tối thiểu chung để tính đơn giá tiền lương quy đinh tại điểm b, khoản 1, mục II Thông tư 12/2006/TT – BLĐTBXH. Áp dụng hệ số tăng thêm quỹ lương không quá 2 lần để tính quỹ lương kế hoạch đối với thành viên Hội đồng quản lý (kể cả trưởng Ban Kiểm soát), Tổng Giám đốc quy đinh tại điểm 1, mục III Thông tư 08/2005/TT – BLĐTBXH. Để áp dụng được hệ số gia tăng tiền lương tối thiểu cần thỏa mãn hai điều kiện sau: Một là: Khi áp dụng hệ số gia tăng tiền lương tối thiểu không làm tăng chi phí quản lý quy định tại Quyết định số 44/2007/ QĐ – TTg ngày 30/3/2007 của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Phí quản lý hàng năm của NHPTVN được xác định bằng 25% trên số thu nợ lãi cho vay tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu Nhà nước. Thí dụ: Theo kế hoạch năm 2007 của NHPTVN: - Thu lãi cho vay ngắn hạn: 2 621 tỷ đồng => tổng chi phí sản xuất tối đa năm 2006 sẽ là: 25% . (2 621 + 152) + 100 = 793,25 tỷ đồng => Kế hoạch chi quản lý năm 2007 là 282,25 tỷ đồng nhỏ hơn giới hạn cho phép nên điều kiện này được thỏa mãn - Thu lãi cho vay ngắn hạn HTXK: 152 tỷ đồng - Phí quản lý vốn ODA: 100 tỷ đồng Hai là: Kết quả hoạt động phải đảm bảo đúng đối tượng và an toàn vốn vay. Điều này được thể hiện thông qua tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân. Biểu 2.6: Quan hệ tiền lương và năng suất lao động STT Chỉ tiêu Người 2006 2007 tỷ lệ 1 Lao động định biên Tỷ đồng 2795 2850 102% 2 Tổng nguồn vốn huy động trong kỳ Tỷ đồng 31107 33,640 3 Năng suất lao động vốn (W1) Tỷ đồng 11,13 11,8 106% 4 Cho vay trung dài hạn và ngắn hạn HTXK Tỷ đồng 17720 33700 5 Năng suất giải ngân đầu người (W2) Tỷ đồng 6,34 11,82 186% 6 Dư nợ bình quân năm Tỷ đồng 41228 51919 7 Dư nợ bình quân đầu người (W3) Tỷ đồng 14,75 18,21 123% 8 Quỹ tiền lương Tỷ đồng 144,181 142,250 9 Tiền lương bình quân Tỷ đồng 4299 4159 97% Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ NHPTVN Tốc độ tăng năng suất lao động: - Năng suất huy động vốn tăng: 106% - Năng suất giải ngân: 186% - Tính theo dư nợ bình quân trong năm là: 123% Tốc độ tăng tiền lương bình quân : -3% Như vậy, qua số liệu tính toán được ở trên, NHPTVN đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giữa hai năm 2006 và 2007. 2.2.4.2 Xây dựng đơn giá tiền lương và xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch Đơn giá tiền lương mà NHPTVN xây dựng là đơn giá tiền lương dựa vào mức chênh lệch tổng thu trừ tổng chi (không lương). Việc xây dựng quỹ tiền lương của NHPTVN cũng dựa vào đơn giá này. Việc xây dựng đơn giá và xây dựng quỹ tiền lương được phản ánh khái quát như sau: Quỹ tiền lương kế hoạch mà NHPTVN áp dụng theo mục III.2.c Thông tư 07/2005/TT – BLĐTBXH như sau: VKH = ( LĐB . H . TLmin NHPT + Vđt) .12 Trong đó: LĐB: Là lao động định biên TLminNHPT: Tiền lương tối thiểu của NHPTVN H: Là hệ số lương cộng phụ cấp bình quân Vđt: Là tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương. Tiền lương tối thiểu (TLmin) Tiền lương tối thiểu mà NHPTVN áp dụng bắt đầu từ năm 01/01/2008 là 540000 đồng nên: TLminNHPT = 540 000 . (1 + Kđc) Trong đó Kđc là hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung do NHPTVN lựa chọn theo Điểm 3, phần III của thông tư 11/2007/TT – BLĐTBXH. Như vậy mức tiền lương tối thiểu mà NHPTVN áp dụng là: TLminNPHT = 540 000 * (1 + 1,34) = 1 263 600 đồng Hệ số lương cộng phụ cấp bình quân (H) Hệ số lương cộng phụ cấp bình quân của NHPTVN tính theo số lao động năm 2006 là 3,85. Hệ số lương bình quân: 10 081,15/2 795 = 3,61 Hệ số phụ cấp bình quân là: (141,5 + 529,60) = 0,24 Lao động định biên (LĐB): Lao động định biên là phần quan trọng để tính đơn giá tiền lương, lao động định biên phụ thuộc vào định mức lao động và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch. LĐđb= Lao động có mặt đến 31/12 năm trước ± Lao động dự kiến tuyển dụng, thôi việc, về hưu, nghỉ việc… bình quân năm sau Hoặc lao động định biên được tính theo công thức sau: LĐB = LCM + LTG Trong đó: LĐB: Là lao động định biên LCM: Là lao động thực hiện bình quân tương ứng khối lượng sản xuất kinh doanh năm trước. LTG: Là lao động tăng (giảm) theo khối lượng xản xuất kinh doanh năm kế hoạch. Lao động định biên được xác định theo hướng dẫn của Thông tư 06/2005/TT – BLĐTBXH ngày 05/01/năm 2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Định biên lao động năm 2006 là 2 700người, năm 2007 là 2 850 người và năm 2008 là 3 000 người. Như vậy tổng quỹ lương kế hoạch năm 2008 là: VKH = 1 263 600 * (3,61 + 0,34) * 3 000 * 12 = 179 683 920 000 đồng (Nếu coi hệ số lương bình quân và hệ số phụ cấp bình quân năm 2008 không thay đổi đáng kể so với năm 2007) Đơn giá tiền lương kế hoạch năm 2008: Chỉ tiêu để xây dựng đơn giá là Tổng thu nhập trừ (-) tổng chi phí (không lương) kế hoạch năm 2008: 436366 triệu đồng. Mà đơn giá tiền lương tính theo chỉ tiêu này là thương số giữa quỹ lương kỳ kế hoạch và chênh lệch thu chi không lương kỳ kế hoạch. Nên đơn giá tiền lương năm 2008 được tính như sau: ĐG = (179684/436366)*1000 = 426.7 đồng/ngàn đồng Quỹ lương chung kế hoạch (Vc) Quỹ lương chung kế hoạch là tổng quỹ lương kế hoạch toàn hệ thống với quỹ lương bổ sung, quỹ lương làm thêm giờ và quỹ các khoản phụ cấp chưa tính trong quỹ lương kế hoạch; quỹ lương kế hoạch điều chỉnh của Hội đồng Quản lý, Tổng Giám đốc được tính nhằm xác định kế hoạch chi phí lương trong kế hoạch chi phí. Công thức tính như sau: VC = VKH + VTG + VKHqlđc Trong đó: VTG: Là quỹ lương làm thêm giờ ngoài kế hoạch đơn giá. Theo quy định của Bộ luật lao động tối đa 200 giờ/người/năm và VTG được tính dựa vào kinh nghiệm của năm trước là có 20% số lao động làm thêm giờ với tổng số tiền là 4276 triệu đồng. Quỹ tiền lương làm thêm giờ tính ngoài quỹ lương kế hoạch này sử dụng nhằm mục đích sau: - Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn; - Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không đáp ứng đầy đủ, kịp thời được. VKHql đc: Là quỹ lương kế hoạch điều chỉnh của Hội đồng Quản lý, Tổng Giám đốc theo Thông tư số 08/2005/TT – BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. VKHql = [Lql * (Hcv + Hpc) + (Lkct* Hpcm)] * TLminQ *12 Trong đó: Lql: Số thành viên chuyên trách Hội đồng Quản lý, Tổng Giám đốc tính theo số thực tế tại thời điểm xác định quỹ tiền lương kế hoạch; Hcv, Hpc: Hệ số lương, phụ cấp lương bình quân hiện hưởng của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc. Lkct: Số thành viên không chuyên trách Hội đồng Quản lý, tính theo số thực tế tại thời điểm xác định quỹ tiền lương kế hoạch. Hpcm: Hệ số phụ cấp trách nhiệm công việc của thành viên không chuyên trách Hội đồng Quản lý theo Thông tư số 03/2005/TT – BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Biểu 2.7: Căn cứ xác định quỹ tiền lương của Hội đồng Quản lý, Tổng Giám đốc NHPTVN. STT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 1 Số thành viên chuyên trách HĐQL người 1 2 2 Số thành viên không chuyên trách HĐQL người 3 3 3 Tổng Giám đốc người 1 1 4 Hệ số lương chức vụ bình quân --- 8,2 8,12 5 Hệ số phụ cấp bình quân --- 0,5 0,5 6 Hệ số điều chỉnh mức lương --- 3 3 7 Mức lương tối thiểu Đồng 1 053000 1 263600 Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ NHPTVN TLmin NHPT: Mức lương tối thiểu NHPTVN lựa chọn. VKHql = [3*(8,50 + 8,20 + 7,66)/3 + (3*0,5)] * 1 263 600 * 12 = 392 120 352 đồng. Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm quỹ tiền lương kế hoạch, tối đa không quá 2 lần NHPTVN lựa chọn cụ thể, khi đáp ứng yêu cầu quy định. VKHql đc = 392 120 352 * (1 + 2) = 1 176 361 056 đồng Vậy quỹ tiền lương kế hoạch năm 2008 của NHPTVN là: VC = 179 683 920 000 + 4 276 000 000 + 1 176 361 056 = 185 136 281 056 đồng. Căn cứ vào báo cáo tài chính hàng năm của Ban Kế toán để xác định mức tổng thu nhập và tổng chi phí hàng năm của NHPTVN, Ban Tổ chức cán bộ có nhiệm vụ căn cứ vào mức chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí không lương để xây dựng đơn giá tiền lương và xây dựng quỹ lương cho toàn hệ thống NHPTVN. Kế hoạch xây dựng đơn giá tiền lương phải đi sát với kết quả hoạt động của tổ chức, năm sau cao hơn năm trước và phản ánh được mức thu nhập của người lao động, đồng thời cũng không được trả thấp hơn mức lương trên thị trường lao động. Để xây dựng được kế hoạch tiền lương đòi hỏi Ban tổ chức cán bộ NHPTVN phải tiến hành điều tra phỏng vấn và thu thập thông tin về tiền lương và thu nhập của cán bộ viên chức trong hệ thống. Đồng thời, nghiên cứu thông tin tiền lương cùng ngành để xây dựng kế hoạch tiền lương hoàn thiện nhất. Tuy nhiên việc tìm hiểu thông tin về tiền lương thông qua phỏng vấn cán bộ viên chức chưa được tiến hành đến từng cá nhân mà thường thông qua báo cáo đánh giá cuối năm nên kế hoạch tiền lương xây dựng chưa thỏa mãn được phần lớn nguyện vọng của người lao động. Biểu 2.8: Biểu xây dựng kế hoạch đơn giá tiền lương theo tổng thu trừ tổng chi (không lương) năm 2008 của NHPTVN. Stt Chỉ tiêu tính đơn giá Đơn vị tính Báo cáo năm 2006 Báo cáo năm 2007 Kế hoạch năm 2008 KH TH KH TH I Chỉ tiêu sản xuất tính đơn giá 1 Tổng thu nhập tr.đ 4011696 4464669 5068550 5575405 6589115 2 Tổng chi phí tr.đ 3811696 4011660 4875157 5118915 6240200 3 Tổng chi phí không lương tr.đ 3691696 3867479 4732907 4969553 6167995 4 C.lệch thu chi không lương tr.đ 320000 597190 335643 605852 421120 II Quỹ lương kế hoạch tr.đ 120000 144181 142250 155 752 179 684 5 Lao động định biên Người 2700 2795 2850 2800 3000 6 HSL cấp bậc bình quân 3,83 3,83 3,61 3,61 3,61 7 Hệ số các loại phụ cấp 0,24 0,24 0,34 0,34 0,34 8 Mức lương tối thiểu Đồng 910000 910000 1053000 1053000 1357200 III Đơn giá tiền lương đ/ng.đ 375 375 423.8 423.8 426.7 Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ NHPTVN Như vậy, theo bảng số liệu thống kê trên đây thì đơn giá tiền lương lien tục tăng nhưng tốc độ tăng không đều giữa các năm từ 2006 đến 2008 cụ thể như sau: Đơn giá tiền lương năm 2007 so với năm 2006 tăng 12.96% nhưng tốc độ này theo kế hoạch năm 2008 xây dựng sơ với năm 2007 chỉ đạt 0.68%, mức tăng này là không đáng kể và chưa thể phản ánh được mức giá đang tăng nhanh trên thị trường. Mức tăng của đơn giá thấp làm cho quỹ lương có quy mô tăng nhỏ và tiền lương mà cán bộ viên chức nhận được cũng tăng không đáng kể. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng tiền lương và làm cho tốc độ tăng lương giảm đi một cách tương đối giưa năm 2008/2007 so với năm 2007/2006. Như vậy, qua đây có thể thấy kế hoạch xây dựng đơn giá tiền lương mà NHPTVN đã xây dựng chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Nếu áp dụng theo kế hoạch này thì thu nhập mà người lao động nhận được về mặt danh nghĩa thì tăng lên song thu nhập thực tế của họ lại giảm đi do giá cả tăng nhanh. Thu nhập thực tế giảm ắt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống không được cải thiện làm cho người lao động sẽ không có động lực làm việc, hiệu quả công việc giảm từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức. Vì thế, NHPTVN cần xây dựng một kế hoạch đơn giá tiền lương cao hơn mức mà NHPTVN đang áp dụng để xây dựng quỹ lương năm 2008. 2.2.5 Phân bổ quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương năm kế hoạch của NHPTVN sau khi được Liên Bộ duyệt giao cho đơn giá được phân bổ thành ba phần, cụ thể như sau: V = Trong đó: là quỹ tiền lương ổn định theo hệ số lương sàn (thường chiếm 60% tổng quỹ lương); là quỹ tiền lương gia tăng được phân phối theo các chỉ tiêu thực hiện nghiệp vụ chủ yếu (thường chiếm 30% tổng quỹ lương); là quỹ lương dự phòng (thường chiếm 10%). Tỷ lệ phân bổ quỹ tiền lương thành phần thường do Tổng Giám đốc NHPTVN quy định phù hợp với nhiệm vụ toàn hệ thống và đơn giá tiền lương Nhà nước giao năm kế hoạch và căn cứ theo quy chế tiền lương của Nhà nước. Quỹ tiền lương ổn định (V1) Hệ số lương ổn định áp dụng là 1,8 thống nhất trong toàn hệ thống và quỹ tiền lương ổn định được xác định cụ thể như sau: V1 = LĐB . TLmin . Ho . (Hcb + Hpc) . 12 Trong đó: LĐB: Lao động định biên năm kế hoạch của Chi nhánh; TLmin: Mức tiền lương tối thiểu 540 000 đồng; Ho: Hệ số tiền lương ổn định (1,8); Hcb: Hệ số lương bình quân đơn vị; Hpc: Hế số các khoản phụ cấp lương bình quân của đơn vị. Quỹ tiền lương gia tăng ( V2) Quỹ tiền lương gia tăng được xác định như sau: V2 = V21 + V22 Trong đó: V21: Quỹ tiền lương gia tăng theo đơn giá; Đơn giá tiền lương gia tăng là cơ sở để xác định đơn giá tiền lương gia tăng cho các đơn vị theo từng chỉ tiêu nghiệp vụ thu nợ gốc, lãi tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu…(được gọi là đơn giá gốc), gồm bốn mức: Biểu 2.9: Bảng đơn giá tiền lương gia tăng Đơn giá Tr.đ/ 1 tỷ đồng doanh số thực hiện quy đổi Mức dư nợ điều chỉnh Tỷ đồng Loại 1 1,00 ≥ 1500 Loại 2 1,10 1000 – 1500 Loại 3 1,50 ≤300 Loại 4 1,30 Còn lại Các mức đơn giá này sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ và do Tổng Giám đốc xem xét, quyết định. Các hoạt động của các đơn vị làm căn cứ xác định V21 gồm: chỉ tiêu huy động vốn (CT1), chỉ tiêu thu nợ gốc (CT2), thu nợ lãi (CT3), cấp phát ủy thác (CT4), hỗ trợ sau đầu tư (CT5), quản lý hỗ trợ quay vòng và cho vay đầu tư ra nước ngoài (CT6). V22: Quỹ tiền lương gia tăng tuyệt đối. Được hạch toán chi phí để tính quỹ tiền lương gia tăng tuyệt đối V22 bằng 30% số tiền thu do thuê trụ sở đối với các đơn vị có khoản thu từ 100 triệu đồng trở lên. Được hạch toán chi phí để tính quỹ lương gia tăng tuyệt đối V22 bằng 50% số tiền thuê trụ sở đối với các đơn vị có khoản thu dưới 100 triệu đồng (số tiền này được tính tối đa không quá 30 triệu đồng). Tổng số tiền được trích tối đa không quá 300 triệu đồng/năm, đối với phần vượt trên 300 triệu đơn vị được hưởng thêm 10% số tiền vượt. Quỹ tiền lương dự phòng Việc trích lập quỹ dự phòng thực hiện theo quy định củ Bộ Lao động Thương và Xã hội, quỹ lương dự phòng được hình thành từ các nguồn như sau: - Phần tiền lương để lại tối đa bằng 17% tổng quỹ lương cả năm thực hiện; - Phần tiền lương còn lại của năm trước chuyển sang. Tùy theo tình hình tài chính của ngân hàng, quỹ lương năm dự phòng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp, tỷ lệ trích quỹ lương dự phòng hàng năm do Tổng Giám đốc quyết định. Việc sử dụng quỹ lương dự phòng có mục đích: - Điều hòa tiền lương giữa các Chi nhánh trong toàn hệ thống; - Đảm bảo thu nhập giữa các năm khi có khó khăn đột xuất; - Đảm bảo có nguồn tiền lương bù đắp khi quyết toán năm; - Thưởng từ quỹ lương cho cá nhân, đơn vị có thành tích trong việc huy động vốn, quản lý, chỉ đạo và điều hành có thành tích tốt; - Sử dụng vào các mục đích trả lương khác nhau trong quá trình tiến hành phân phối chi trả tiền lương do Tổng Giám đốc quyết định. Dựa vào cơ sở trên, hàng năm NHPTVN quản lý tiền lương cũng như phân phối quỹ tiền lương kế hoạch cho các đơn vị gồm: - Quỹ tiền lương ổn định V1 là quỹ lương của NHPTVN giao cả năm cho các đơn vị sau khi có đơn giá tiền lương được Liên Bộ quyết định; - Quỹ tiền lương gia tăng V2 được xác định theo đơn giá tính trên từng chỉ tiêu nghiệp vụ thu nợ gốc, lãi tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu… Và trên căn cứ hệ số lương ổn định, đơn giá tiền lương gia tăng và tình hình kế hoạch nhiệm vụ được giao trong năm để Thủ trưởng các đơn vị tính toán Quỹ lương gia tăng tương ứng trong tứng tháng, quý, năm để chi trả cho cán bộ viên chức. Việc phân bổ quỹ tiền lương này rất phức tạp. Hội sở chính chỉ quản lý tiền lương V1 của các Chi nhánh còn tiền lương V2 căn cứ theo kết quả hoạt động của từng Chi nhánh mà mỗi Chi nhánh tự xây dựng lương gia tăng riêng cho đơn vị mình. Quỹ tiền lương gia tăng ở các Chi nhánh khác nhau là khác nhau, nếu Chi nhánh nào hoàn thành tốt các chỉ tiêu thì sẽ có quỹ lương gia tăng cao hơn. Quỹ tiền lương V3 cũng vậy, mỗi Chi nhánh tự xây dựng độc lập với nhau theo kết quả hoạt động của từng chi nhánh. Việc làm này giúp cho việc xây dựng quỹ lương được khách quan hơn và sát thực tế hoạt động hơn, đồng thời cũng tạo quyền chủ động cho các Chi nhánh hơn để họ cố gắng hoàn thành các mục tiêu đề ra và tạo sự thi đua giữa các Chi nhánh. Căn cứ vào số lao động định biên của Hội sở chính thì quỹ lương ổn định V1 tính riêng cho Hội sở chính như sau: Biểu 2.10: Biểu cơ cấu quỹ lương của Hội sở chính năm 2005 – 2007 Đơn vị: Nghìn đồng Stt Cơ cấu quỹ lương 2005 2006 2007 1 Quỹ lương V1(60%) 875448 1568808 2082024 2 Quỹ lương V2(30%) 437724 784404 1041012 3 Quỹ lương V3(10%) 145908 261468 694008 Nguồn: Ngân hàng phát triển Việt Nam Cơ cấu quỹ lương của Hội sở chính hoàn toàn tuân theo quy định này tức là quỹ tiền lương ổn định V1 luôn chiếm 60%, quỹ tiền lương gia tăng V2 chiếm 30%, phần còn lại là quỹ tiền lương dự phòng. Năm số lao động định biên liên tục tăng lên từ năm 2005 đến 2007, tiền lương tối thiểu chung mà NHPTVN áp dụng năm 2005 và hai năm tiếp theo là khác nhau nên tốc độ tăng quỹ tiền lương là không giống nhau. Năm 2005 mức tiền lương tối thiểu chung là 350 nghìn đồng, năm 2006 và 2007 mức tiền lương tối thiểu chung mà NHPTVN áp dụng là 450 nghìn đồng. Số lao động định biên năm 2005 là 193 người, năm 2006 là 269 người và năm 2007 là 357 người nên quỹ lương V1, V2, V3 năm 2006 so với năm 2005 tăng 79.2%, năm 2007 so với năm 2006 chỉ đạt 32.7%. Lý do của tốc độ tăng không đều này là tốc độ tăng lao động định biên tăng mỗi năm khác nhau và việc áp dụng tiền lương tối thiểu của nhà nước. Chi trả lương cho cán bộ viên chức trong đơn vị Thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào kế hoạch NHPTVN giao đầu năm để xây dựng phương án chi trả lương cho cho từng cán bộ viên chức: Đối với tiền lương ổn định, khi được lãnh đạo đơn vị, cấp ủy, công đoàn lựa chọn và thống nhất, các đơn vị có thể chi trả cho cán bộ, viên chức theo hệ số dao động từ 1,5 đến 1,8; phần còn lại được đưa vào phần tiền lương gia tăng. Phương án trả lương đến từng cán bộ phải đảm bảo nguyên tắc chung: Tiền lương trả cho người lao động gắn với cấp bậc, chức vụ, trình độ chuyên môn và năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ viên chức đã góp vào thành tích của đơn vị. 2.2.6 Chi trả lương cho từng cán bộ viên chức. Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị trong toàn hệ thống, NHPTVN tạm trích 80% quỹ lương ước đạt theo hệ số lương của đơn vị trong toàn hệ thống để xác định quỹ tiền lương tạm ứng hàng tháng chi trả cho cán bộ viên chức NHPTVN. Trên cơ sở quỹ lương tạm ứng, NHPTVN tạm ứng tiền lương cho cán bộ viên chức tương ứng chia làm 3 phần: V = V1 + V2 + V3 Trong đó: V: Là tổng tiền lương cán bộ viên chức được nhận hàng tháng; V1: Là tiền lương ổn định cán bộ viên chức được nhận hàng tháng; V2: Là tiền lương gia tăng cán bộ viên chức nhận được hàng tháng theo số lượng và chất lượng công việc. V3: Tiền lương được hưởng từ quỹ lương dự phòng (nếu có). Tiền lương ổn định (V1) HSLCN: Hệ số lương và phụ cấp chức vụ, trách nhiệm (theo thang bảng lương của Nhà nước) của cá nhân trong tháng. Z: Là hệ số mức lương ổn định áp dụng cho cán bộ, viên chức NHPTVN NCtt: Ngày công thực tế trong tháng. Tiền lương gia tăng (V2) V2 = [(HSLCN * HSĐC) + TNct] * k * NCtt * GTbq Trong đó: HSĐC: Hệ số điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ viên chức TNct: Hệ số tiền lương cộng thêm theo thâm niên công tác của cán bộ, viên chức trong và ngoài hệ thống. k: Hệ số quy đổi thành tích xếp loại cá nhân theo A, B, C. GTbq: Giá trị gia tăng bình quân chung quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương V2 được tính trên cơ sở Quỹ lương tạm trích hàng tháng doTổng Giám đốc quyết định trừ đi quỹ lương ổn định V1 hàng tháng. Từ đó, tính giá giá trị gia tăng bình quân chung quỹ lương bằng công thức sau: GTbq = Qgt/ ∑H Trong đó: Qgt là quỹ tiền lương gia tăng tháng. H là hệ số tiền lương gia tăng cá nhân quy đổi tháng. H = [(HSLCN * HSĐC) + TNct] * k * NCtt Như vậy, công thức tính V2 có thể viết đơn giản hóa như sau: V2 = ∑H * GTbq Tiền lương được hưởng từ Quỹ lương dự phòng (nếu có) V3. Đây là quỹ lương được dung để chi trả cho cán bộ viên chức các dịp lễ, tết, thành lập ngành… và thưởng cho các Chi nhánh có thành tích cao trong công tác hoạt động nghiệp vụ. Đây là phần phúc lợi chi từ quỹ lương. Đối với ngày giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Quốc tế lao động, ngày Quốc khánh mỗi cán bộ viên chức được hưởng trung bình 1 triệu đồng một người để chi cho các hoạt động vui chơi giải trí cho gia đình; đối với ngày Tết dương lịch mỗi cá nhân đang công tác tại NHPTVN được thưởng 2 triệu đồng, ngày Tết Nguyên đán là 3 triệu đồng một người. Tuy các khoản tiền thưởng này không lớn và không phải là nguồn thu nhập thường xuyên nhưng không kém phần quan trọng vì nó các tác dụng khuyến khích người lao động. Nhờ có quỹ lương này mà họ có thêm kinh phí để chi cho các hoạt động vui chơi giải trí cho gia đình trong những ngày nghỉ mang tính chất đặc biệt này. Ngoài tiền thưởng chi từ quỹ lương còn có phần chi ở quỹ phúc lợi. Quỹ phúc lợi này được phân bổ cho các chi nhánh vào các ngày quốc tế phụ nữ (8/3), ngày tết thiếu nhi (1/6), ngày thương binh liệt sỹ (27/7) và chi từ quỹ phúc lợi toàn ngành cho các hoạt động nghỉ hè, ngày thành lập NHPTVN, chi khen thưởng cho con em cán bộ đang công tác tại NHPTVN. Những khoản tiền này có ý nghĩa rất đặc biệt vì nó tác động trực tiếp vào tinh thần của người lao động. Khi nhận được các khoản tiền này họ có cảm giác như mình được quan tâm, được tạo điều kiện phát triển nên nó làm cho tinh thần của họ được thoải mái và cảm thấy vinh hạnh và vui mừng khi nhận được nó. Họ thấy rằng cơ quan cần tới họ và họ sẽ cống hiến sức mình cho sự phát triển của cơ quan. Đồng thời các hoạt động này làm cho mối quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức trở nên tốt đẹp hơn, họ có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi cùng gia đình sau một thời gian làm việc mệt nhọc. Hệ số điều chỉnh tiền lương cán bộ viên chức Biểu 2.11: Hệ số điều chỉnh tiền lương cán bộ viên chức STT Tên chức vụ Hệ số 1 Chủ tịch HĐQL, Tổng Giám đốc 2,00 2 Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát 1,80 3 Trưởng (phó PT, Quyền trưởng) Ban, Chánh văn phòng và tương đương, Phó Ban Kiểm soát 1,60 4 Phó Trưởng Ban, Phó Chánh văn phòng và tương đương 1,40 5 Trưởng phòng, Hàm Trưởng phòng, Ủy viên Ban Kiểm soát 1,20 6 Phó Trưởng phòng, Tổ phó 1,10 7 Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ khác 1,00 Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ NHPTVN. Đối với cán bộ mới được tuyển dụng đang trong thời gian tập sự, thử việc chỉ hưởng lương ổn định, không hưởng lương gia tăng. Đối với cán bộ nhận từ cơ quan khác chuyển sang, sáu tháng đầu chỉ hưởng lương ổn định, không hưởng lương gia tăng (trừ trường hợp đặc biệt). Ví dụ chi trả lương cho từng cán bộ viên chức thuộc Ban Tổ chức cán bộ NHPTVN như sau: Tiền lương ổn định V1 được xác định trên cơ sở thang bảng lương và phụ cấp theo Nghị định 205/2004 chỉ là một phần trong thu nhập hàng tháng mà người lao động nhận được chiếm trên dưới 50% thu nhập của người lao động (Đã trình bày ở Bảng 2.5 ở trên). Còn lại là tiền lương gia tăng V2, tiền lương V3 được hưởng từ quỹ lương dự phòng còn tùy thuộc theo từng tháng và theo thành tích thi đua của các Ban và các cá nhân đạt được các danh hiệu thi đua trong tháng, quý, năm. Để thấy rõ hơn về việc chi trả lương, cơ cấu của từng bộ phận cấu thành nên thu nhập, phần tiền lương phản ánh kết quả hoạt động của tổ chức thì phải đi sâu nghiên cứu tiền lương gia tăng V2. Biểu 2.12: Bảng lương gia tăng của cán bộ viên chức Ban Tổ chức cán bộ NHPTVN tháng 5 năm 2007. Stt Họ và tên C.D H HSĐC TNct QHTPT k NCtt V2 1 Nguyễn Gia Thế T.B 202.28 1.40 0.36 0.40 1.2 22 5,360,335 2 Đàm Xuân Dũng P.B 140.82 1.40 0.00 0.35 1.2 22 3,731,666 3 Nguyễn Long Vân P.B 149.90 1.40 0.06 0.20 1.2 22 3,972,329 4 Vũ Thành Chung CV 74.98 1.00 0.09 0.10 1.2 22 1,986,864 5 Bùi Thị Quế CV 67.06 1.00 0.00 0.20 1.2 22 1,776,984 6 Nguyễn Văn Huỳnh CV 92.14 1.00 0.48 0.05 1.2 22 2,441,604 7 Bùi Thị Phương CV 76.56 1.00 0.00 0.25 1.2 22 2,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10742.doc
Tài liệu liên quan